Gửi em - người sầu khổ

13/06/20184:12 CH(Xem: 3892)
Gửi em - người sầu khổ
KHỔ RĂNG MÀ KHỔ RỨA
Giác Minh Luật
Nhà xuất bản Hồng Đức 

Gửi em - người sầu khổ

 

Em nè - Sao khuôn mặt của em lúc nào cũng hiện ra sự mệt mỏi, chán nản và buồn lo hết vậy?

Em bảo: - Thì em bị áp lực, em buồn chuyện gia đình, em ngán ngẩm với con chữ, với thi cử và một đống lo toan về tiền bạc.

Rồi sao nữa:

- Thì em chán quá! Thấy mình chẳng làm được tích sự gì cho bản thân, gia đìnhxã hội, em ở nhà, đóng cửa, nằm ngủ, rủ bạn đi ăn gỏi đu đủ, và mọi thứ lại trở về như cũ.

- Ồ! Như thế thì em sướng quá rồi còn gì!

- Sướng gì nổi, ba mẹ em đi làm cực khổ kiếm tiền, còn em thì ngồi quan sát, chờ đợi và xin tiền, bữa thì cho, bữa thì chửi - nản.

- Vậy em không tìm được niềm vui gì trong cuộc
sống à?

- Không - em chẳng thấy mình có mục tiêu gì để nỗ lực, có tài năng gì để phấn đấu, em bình thường, bình thườngbình thường. Có khi em nghĩ: mình sanh ra chỉ để chờ ngày chết đi. Cl.

- Ủa! Cl là gì vậy em.

- Dạ, Cl là cạn lời đó, sư này, thế mà cũng không hiểu.

- Ồ! Pó tay với em thật.

- Nhưng em có thấy mình hơi tiêu cực, bi quan không?

- Không, em thấy chẳng có gì, vì ở đời ai cũng vậy, đời là bể khổ mà, sư có ở trong đời đâu sư biết.

- Ồ không, tôi vẫn ở trong đời như em mà, chứ tôi đâu phải là người cõi trên xuống. Tôi cũng có gia đình, có mẹ cha và mọi nhu cầu sinh hoạt như em thôi!

- Nhưng sư hổng có cần tiền?

- Không, tôi vẫn phải đi xe và trả tiền, phải đi học và trả tiền học phí, phải mua đồ ăn khi đói, thích ăn bánh tráng trộn khi thèm (lưu ý với em là có bánh tráng chay á nha), phải đối nhân xử thế, phải điềm tĩnh và phải sống như một con người như bao người bình thường khác.

- Nhưng sư là người tu hành nên sẽ khác?

- Ừ, cho là vậy, vì tôi khác em ở chỗ là khuôn mặt tôi thường tươi cười, yêu đời, lạc quan và vui sống.

- Ồ! Thì nói như sư - ai nói lại hổng được?

- Đúng! Nhưng những điều tôi nói, em có làm
được không?

- Được chứ sao không?

- Thì em làm đi, cười đi, cười tươi lên và quên đi mọi mệt mỏi, buồn lo và sầu khổ đi!

- Rồi đó, em cười rồi đó.

- Ừ! Em thấy sao?

- Thì vui, nhẹ nhàng và thấy bớt căng thẳng hơn. Mà hình như còn đẹp ra thêm một chút nữa, da mặt em căng tròn và mạnh mẽ hơn khỏi cần thoa mật ong với sữa chua có đường các thứ.

- Ừ! Thì em cứ giữ trạng thái đó mỗi ngày một ít em nhé! Em có 24 giờ để sầu khổ, để lo toan mọi chuyện, nhưng hãy dành vài phút để tập cười, tập sống cho thật bình anthanh thản.

- Nhưng tập bằng cách nào khi em vẫn phải đối diện với biết bao phiền toái mỗi ngày từ gia đình và xã hội.

- Đơn giản thôi! Chỉ cần em làm nó nhẹ đi một chút, suy nghĩ hướng khác đi và chấp nhận chúng một cách dễ dàng hơn.

- Em biết không?

- Dạ, không!

- Tôi có một câu thần chú mà tôi vẫn thường đem ra sử dụng: “Sao cũng được - sao cũng xong” nhờ đó mà khi có việc gì chướng duyên, hay khó khăn tôi lại đọc thầm, khi ấy tôi thấy tự tin hơn và chấp nhận mọi việc dễ dàng hơn.

- Còn cách nào nữa không?

- Thì em có thể ngồi tĩnh tâm!

- Ngồi thiền à, em sợ ngồi thiền lắm.

- Không - tôi chỉ bảo là em ngồi tĩnh tâm thôi mà, tức là em chỉ ngồi trong vòng vài phút trong im lặng, khi ấy em buông thư toàn thân và nở một nụ cười duyên thật nhẹ, thật thanh thản, rồi khi nào em thấy sự an tịnh trong em đã bắt đầu xuất hiện thì em sẽ bắt đầu suy niệm và quán chiếu lại mọi vấn đề, khó khăn trong cuộc sống mà em đang đối diện để tập nhìn lại và giải quyết chúng theo hướng nhẹ nhàng hơn.

- Em biết không? Khi ấy, em sẽ đủ minh mẫn, năng lượngtự chủ để đưa ra những quyết định sáng suốt nhất. Cũng vậy, khi em buồn lo và bắt đầu ngày mới thì em cũng nên ngồi như thế, để em tập buông bỏ bớt đi và sạc lại năng lượng bình an vốn có của chính em.

- Em hiểu rồi. Tức em cũng phải sống và đối diện với mọi thứ như bao người khác. Nhưng vấn đề là em phải sống chậm lại, nhẹ hơn và nhìn mọi việc theo hướng lạc quan hơn đúng không?

- Ừ! Đúng rồi em, vì khi ấy em sẽ tự mình tìm được niềm vui trong việc học, em thấy mình còn được đi học mà người khác thì không, em sẽ thấy ấm áp hơn khi được sống với gia đình và được sự bảo bọc chở che của người thân, và rồi em sẽ chợt nhận ra tình thương và sự khó khăn của ba mẹ khi phải cực khổ lăn lộn với đời để kiếm từng đồng lo cho em ăn học, khi ấy em sẽ cảm thông, an ủi và ngồi cạnh tâm sự với ba mẹ như người bạn tri kỷ. Cho đến khi em đi ăn với bạn bè, em cũng vẫn nhớ mua về cho ba mẹ ở nhà những món ăn ngon mà em đang được thưởng thức. Từ đó, em sẽ không còn chán nản, bất mãn điều gì nữa cả, mà em sẽ trở thành một người biết sống sâu sắc và nhìn đời theo hướng tích cực thông minh hơn là vậy. Mà trong đạo Phật gọi đó là “Chất liệu của sự tỉnh thức” đó em, nói gọn hơn cho em hiểu là Chánh niệm.

- Tôi cũng lưu ý với em rằng: Em cũng sẽ cảm thấy hạnh phúc hơn khi sống chung hay ở cùng phòng với người có Chánh niệm, vì họ có thể ý thức được mọi hành động, lời nói và cách ứng xử của mình đang làm, cũng thế - nếu em có Chánh niệm thì em cũng sẽ vô tình mang lại bình anhạnh phúc cho gia đìnhmọi người chung quanh em.

- Em hiểu rồi! Em cảm thấy an lạcvui tươi lại rồi, em ngộ ra nhiều điều lắm. Cảm ơn sư.

- Ừ em! Hình như lần này tôi nói chuyện với em hơi nhiều, thôi! Bây giờ em đi xuống nhà bếp kiếm gì ăn đi, hay đi giặt đồ đi, nhớ là phải tự tay em làm á nha, đừng có ngồi hay nằm đó mà la lên:            

- Mẹ ơi! Có gì ăn không - con đói quá.

- Mẹ ơi! Giặt giùm con mấy bộ đồ để lát con mặc
đi học.

Thì chắc tôi xỉu cho em vừa lòng. Nha em.





Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
30/04/2019(Xem: 7098)
04/05/2015(Xem: 11380)
Tôi hôm nay hân hạnh được góp một vài ý kiến trong Lễ Vía Đức Phật Thầy Tây An, vị đạo sư đã khai sáng Bửu Sơn Kỳ Hương, một tôn giáo nội sinh trong lòng dân tộc và vì ngài có một thời gian cư trú ở Chùa Tây An (Thiền phái Lâm Tế) dưới chân núi Sam (Châu Đốc), nên vị đạo sư họ Đoàn được người dân một cách tôn kính gọi là Đức Phật Thầy Tây An. Từ gốc rễ đó, Phật Giáo Hòa Hảo do Đức Huỳnh Giáo Chủ sáng lập, thường được coi là sự kế thừa và phát triển của Bửu Sơn Kỳ Hương trong bối cảnh mới. Truyền thống Phật Giáo Hòa Hảo mỗi năm đều có Lễ Vía Đức Phật Thầy Tây An. Ngài đã từng được nhìn theo nhiều phương diện khác nhau. Nhưng hôm nay, tôi xin phép trình bày về một bản văn quan trọng do Đức Phật Thầy Tây An để lại. Đó là bài thơ Mười Điều Khuyến Tu.
Nam Mô Đại Từ Đại Bi Cứu Khổ Cứu Nạn Quán Thế Âm Bồ Tát Tâm thư KHẨN THIẾT KÊU GỌI cứu trợ đồng bào nạn nhân bão lụt Miền Bắc VN Một đồng.. giữa lúc nguy nan Hơn giúp bạc triệu lúc đang yên bình.. Bão giông tan tác quê mình.. Ơi người con Việt đoái nhìn, sẻ chia.... Như Nhiên- Thích Tánh Tuệ
Trước hết là giải thích lý do vì sao đi so sánh giữa hai người này. Câu trả lời là vì họ có lập trường đối lập với nhau và đều rất nổi tiếng. Một người là nhà khoa học nổi tiếng nhất của nhân loại có quan điểm duy thực (tin thế giới vật chất là có thật khách quan nằm ngoài ý thức). Một người là đại biểu có sức ảnh hưởng của Phật giáo tu theo hạnh đầu đà (khổ hạnh) không tin vật chất kể cả thân xác là tuyệt đối có thật (bản chất là tánh không) và thực hành tánh không bằng cách tu tập khổ hạnh, đối diện với khổ nhưng không cảm thấy khổ, chứng tỏ khổ cũng không có thật. Người giải ngộ phải hiểu rằng Tứ Diệu Đế (Khổ, Tập, Diệt, Đạo) chỉ là giáo lý bất liễu nghĩa. Bát Nhã Tâm Kinh đã nêu rõ :