Chương 02 Mười Điều Nhận Lãnh

20/05/201012:00 SA(Xem: 20258)
Chương 02 Mười Điều Nhận Lãnh

KINH THẮNG MAN
Pháp Sư TAM TẠNG đời nhà TỐNG (người Trung Ấn Độ) dịch
Hoà Thượng Thích Thanh Từ Việt dịch

 

CHƯƠNG 2: 
MƯỜI ĐIỀU NHẬN LÃNH

 

Bấy giờ, Thắng Man nghe thọ ký xong, cung kính đứng dậy nhận lãnh mười điều trọng đại

1. Thưa Thế Tôn, kể từ hôm nay cho đến khi thành tựu Bồ đề, những giới đã thọ con không khởi tâm vi phạm

2. Thưa Thế Tôn, kể từ hôm nay cho đến khi thành tựu Bồ đề, đối với các bậc Tôn trưởng con không sinh tâm kiêu mạn

3. Thưa Thế Tôn, kể từ hôm nay cho đến khi thành tựu Bồ đề, đối với chúng sanh con không sanh tâm sân hận

4. Thưa Thế Tôn, kể từ hôm nay cho đến khi thành tựu Bồ đề, đối với thân sắc và các thứ đồ dùng bên ngoài của người khác con không sanh tâm ganh tị. 

5. Thưa Thế Tôn, kể từ hôm nay cho đến khi thành tựu Bồ đề, đối với các pháp bãn ngã thân cũng như sở thuộc, con không sinh tâm lẫn tiếc. 

6. Thưa Thế Tôn, kể từ hôm nay cho đến khi thành tựu Bồ đề, con không vì mình mà thu nhận tích trữ tiền của

Tất cả những gì nhận được đều đem giúp đỡ chúng sanh nghèo khổ

7. Thưa Thế Tôn, kể từ hôm nay cho đến khi thành tựu Bồ đề, con không vì mình mà tu hành tứ nhiếp pháp, vì tất cả chúng sanh đem tâm không ái nhiễm, tâm không nhàm đủ, tâm không quái ngại nhiếp thụ chúng sanh

8. Thưa Thế Tôn, kể từ hôm nay cho đến khi thành tựu Bồ đề, nếu gặp chúng sanh cô độc u phiền, tật bệnh, tai nạn, khốn khổ, con sẽ không bỏ rơi họ, quyết làm cho họ được an ổn vì nghĩa giúp ích khiến thoát các khổ nhiên hậu mới thôi. 

9. Thưa Thế Tôn, kể từ hôm nay cho đến khi thành tựu Bồ đề, nếu gặp những kẻ săn bắn, chăn nuôi những kẻ có các hành động ác và người phạm giới, con sẽ không bỏ qua. Nếu đủ sức thì nơi đâu gặp các chúng sanh ấy, đáng khuất phục con sẽ làm cho phải khuất phục, đáng thu phục con sẽ làm cho thu phục


Bởi vì sao ? Vì nhờ khuất phục thu phục được họ mà đạo pháp tồn tại lâu dài. Đạo pháp tồn tại lâu dài thì cõi trời cõi người sung mãn, ác đạo giảm đi, có thể vận chuyển bánh xe phápNhư Lai đã chuyển. Vì thấy lợi ích như vậy nên cứu độ nhiếp thụ không thôi. 

10. Thưa Thế Tôn, kể từ hôm nay cho đến khi thành tựu Bồ đề, con nhiếp thụ chánh pháp không bao giờ để quên mất. Bởi vì sao? Vì quên mất chánh pháp là quên mất đại thừa. Quên mất đại thừa là quên mất Ba la mật. Quên mất Ba la mật thì không yêu thích đại thừa

Nếu Bồ tát không có quyết dụ đại thừa thì không có khả năng nhiếp thụ chánh pháp một cách tự tại, vĩnh viễn không kham nỗi địa vị vượt phàm phu

Con đã thấy cái sai lầm to lớn vô lượng như vậy. Lại thấy cái phúc lợi vô lượng trong tương lai của bậc đại Bồ tát nhiếp thụ chánh pháp như vậy nên xin chịu sự nhận lãnh trọng đại này. 

Xin pháp Phật, chư Thế Tôn hiện tại chứng minh cho con, chỉ có Thế Tôn hiện tiền chứng biết. Còn các chúng sanh căn lành mỏng manh có thể sẽ nghi ngờ cho rằng mười điều nhận lãnh to tát, hết sức khó thực hiện. Có thể họ như những kẻ trong đêm dài làm những lợi cho mình mà hại người nên tâm hồn họ chẳng được yên vui. 

Để họ an tâm, nay trước Phật con xin phát lời thệ nguyện thành thật rằng: "Nếu con nhận 10 điều nhận lãnh trọng đại này và làm được như lời đã nói thì do thệ nguyện này xin tiếng trời mầu nhiệm vang lên và hoa trời mưa xuống trong đại chúng". 

Vừa nói dứt lời, từ hư không hoa trời mưa xuống, có tiếng mầu nhiệm vang lên : 

"Đúng ! Đúng ! Như lời người nói quả thật không sai !" 

Những chúng sanh kia thấy hoa trời và nghe tiếng mầu nhiệm, cả chúng hội sạch hết nghi ngờ, vô cùng hoan hỷ phát nguyện thường cùng thực hành với Thắng Man. 

 
Thế Tôn đều thọ ký cho tất cả đại chúng được như lời đã nguyện

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
Trước hết là giải thích lý do vì sao đi so sánh giữa hai người này. Câu trả lời là vì họ có lập trường đối lập với nhau và đều rất nổi tiếng. Một người là nhà khoa học nổi tiếng nhất của nhân loại có quan điểm duy thực (tin thế giới vật chất là có thật khách quan nằm ngoài ý thức). Một người là đại biểu có sức ảnh hưởng của Phật giáo tu theo hạnh đầu đà (khổ hạnh) không tin vật chất kể cả thân xác là tuyệt đối có thật (bản chất là tánh không) và thực hành tánh không bằng cách tu tập khổ hạnh, đối diện với khổ nhưng không cảm thấy khổ, chứng tỏ khổ cũng không có thật. Người giải ngộ phải hiểu rằng Tứ Diệu Đế (Khổ, Tập, Diệt, Đạo) chỉ là giáo lý bất liễu nghĩa. Bát Nhã Tâm Kinh đã nêu rõ :
Một hình chụp văn bản lan truyền qua mạng xã hội hôm 12 Tháng Tám được cho là thư thông báo rời bỏ Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam (giáo hội quốc doanh) của Thượng Tọa Thích Minh Đạo, trụ trì tu viện Minh Đạo ở thị xã Phú Mỹ, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu.
Từ chuyện xuất hiện của sư Minh Tuệ, nếu Phật giáo và một số cá nhân tu sỹ không có những sai lầm do chủ quan thiếu khiêm tốn trong quyền lực, phát ngôn ỷ thị và hành chánh thiếu cẩn trọng, vô tình đẩy sự kiện sư Minh Tuệ lên cao trào trong khi quần chúng dành sự ngưỡng mộ một tu sỹ khổ hạnh không thuộc Giáo hội Phật giáo, và lại thêm một hình ảnh như chiếc bóng thứ hai của sư Minh Tuệ là sư Minh Đạo tiếp nối lòng tôn kính của người dân có đủ mọi thành phần sau khi sư Minh Tuệ bị khiển trách rồi ẩn tu. Còn Chân Quang không thọ cụ túc chính thức một giới đàn nào, bằng cấp ba, bằng Tiến sỹ còn giả thì điệp đàn thọ giới chả là gì đối với người thiếu minh bạch. Hiện nay Chân Quang có hai bản lý lịch khác nhau và Điệp đàn thọ giới cũng không giống nhau đã bị cộng đồng mạng phanh phui.