Chương 05 Nhất Thừa

20/05/201012:00 SA(Xem: 18080)
Chương 05 Nhất Thừa

KINH THẮNG MAN
Pháp Sư TAM TẠNG đời nhà TỐNG (người Trung Ấn Độ) dịch
Hoà Thượng Thích Thanh Từ Việt dịch

 

CHƯƠNG 5: NHẤT THỪA

 

Phật bảo Thắng Man: " Ngươi nay hãy nói lại những gì tất cả chư Phật đã nói về nhiếp thụ chánh pháp". 

Thắng Man bạch Phật: "Hay thay Thế Tôn, con xin vâng lời dạy bảo". 

Rồi bạch Phật rằng: 

- Thưa Thế Tôn, nhiếp thụ chánh pháp tức Ma ha diễn. Bởi vì sao ? Vì Ma ha diễn sinh ra tất cả pháp lành Thanh văn, Duyên giác thế gianxuất thế gian

- Thưa Thế Tôn, như ao A nậu to lớn phát sanh các con sông lớn, Ma ha diễn cũng sanh ra tất cả pháp lành Thanh văn, Duyên giác thế gianxuất thế gian

- Thưa Thế Tôn, cũng như tất cả hạt giống đều từ đất sinh trưởng, tất cả các pháp lành của Thanh văn Duyên giác thế gianxuất thế gian cũng thế đều từ pháp đại thừa mà được tăng trưởng

Cho nên thưa Thế Tôn, trụ nơi đại thừa nhiếp thụ đại thừa tức là trụ nơi nhị thừa nhiếp thụ tất cả pháp lành thế gianxuất thế gian của nhị thừa như Thế Tôn nói sáu pháp. Sáu pháp là gì ? Là chính pháp trụ, chính pháp diệt, Ba la đề mộc xoa, tỳ ni, xuất gia, thọ cụ túc. Vì đại thừa mà nói sáu pháp này. 

Bởi vì sao ? Vì nói chánh pháp trụ là vì đại thừa mà nói. đại thừa trụ tức chánh pháp trụ. Nói chánh pháp diệt là vì đại thừa mà nói. Vì đại thừa diệt tức chánh pháp diệt. Ba la đề mộc xoa và tỳ ni, hai pháp này một nghĩa mà hai tên, Tỳ ni là cái học của đại thừa

Bởi vì sao ? Vì y theo Phật xuất giathọ cụ túc, nên nói đại thừa oai nghi giới là tỳ ni, là xuất giathọ cụ túc. Vì thế A la hán không xuất gia thọ cụ túc. 

Bởi vì sao ? Vì A la hán y theo Như Lai xuất gia thọ cụ túc, nên A la hán quy y Phật, A la hán có nỗi sợ hãi

Bởi vì sao ? Vì A la hán đối với tất cả vô hành vẫn còn tâm tưởng sợ hãi như người cầm kiếm muốn đến hại mình. 

Cho nên A la hán không có cái vui cứu cánh 

Bởi vì sao ? Thưa Thế Tôn, quy yquy y với bậc không phải y vào ai nữa. Như chúng sanh không nơi nương tựa chúng sợ hãi, vì sợ hãi mà cầu quy y. Như A la hánsợ hãi, vì sợ hãiquy y Như Lai.

- Thưa Thế Tôn, A la hán, Bích chi Phậtsợ hãi nên A la hán, Bích chi Phậthữu dư, sinh pháp không diệt hết nên có sinh. Phạm hạnh chưa tròn nên không thuần. Sự chưa rốt ráo nên còn sở tác. Vượt thoát chưa hết nên còn phải đoạn diệt. Do không đoạn diệt hết nên cách cảnh giới Niết bàn còn xa. 

Bởi vì sao ? Vì chỉ Như Lai ứng chánh đẳng giác được Niết bàn trọn vẹn, thành tựu tất cả công đức. Còn A la hán, Bích chi Phật không thể thành tựu tất cả công đức. Nói được Niết bàn là Phật phương tiện nói. 

Vì chỉ Như Lai mới được Niết bàn trọn vẹn thành tựu vô lượng công đức không thể nghĩ bàn. còn A la hán, Bích chi Phật thành tựu A la hán còn nghĩ bàn được. Nói được Niết bàn là Phật phương tiện nói. 

Vì chỉ Như Lai mới được Niết bàn trọn vẹn. Tất cả lỗi lầm phải đoạn trừ đã đoạn trừ hết, thành tựu thanh tịnh cao tột. Còn A la hán, Bích chi Phậtlỗi lầm còn sót, chưa phải thanh tịnh cao tột. Nói được Niết bàn là Phật phương tiện nói. 

Vì chỉ Như Lai nói được Niết bàn trọn vẹn là bậc cho tất cả chúng sanh chiêm ngưỡng, vượt quá cảnh giới A la hán, Bích chi PhậtBồ tát nên A la hán, Bích chi Phật cách cảnh giới Niết bàn còn xa. 

Nói A la hán, Bích chi Phật quán sát giải thoát, cứu cánh được bốn trí, đạt tới an trụ Niết bàn, cũng là Như Lai phương tiện nói, chưa rốt ráo chưa hết ý.

Bởi vì sao? Vì có hai thứ chết, hai thứ là gì? Là chết phần đoạn và chết biến dịch không thể nghĩ bàn. Chết phần đoạn là cái chết của chúng sanh hư ngụy. Chết biến dịch không thể nghĩ bàn là chỉ y sinh thân của A la hán, Bích chi Phật, đại lực Bồ tát trong tiến trình đến cứu cánh vô thượng Bồ đề

Trong hai cái chết, đứng về chết phần đoạn thì trí A la hán, Bích chi Phật có thể nói được là "đời ta đã hết" được quả hữu dư, nên nói "phạm hạnh đã lập" phàm phu người và trời chưa làm xong, người học trong bảy chúng chưa làm được, còn A la hán, Bích chi Phật đã đoạn các phiền não hư ngụy nên nói "đã làm xong" A la hán, Bích chi Phật đoạn được các phiền não không thụ hậu hữu lại nên nói "không thụ hậu hữu" chứ không phải đã diệt tất cả phiền não cũng không phải là chấm dứt tất cả sự thụ sinh mà nói là không thụ hậu hữu

Bởi vì sao ? Vì có những phiền nãoA la hán, Bích chi Phật không đoạn được. Phiền não có hai thứ. Hai thứ là gì ? Là trụ địa phiền não và khởi phiền não

Trụ địa có bốn thứ. Bốn thứ là gì ? Là kiến nhất xứ trụ địa, dục ái trụ địa, sắc ái trụ địahữu ái trụ địa

Bốn thứ trụ địa này sinh ra tất cả khởi phiền não. Khởi phiền nãotâm sát na duyên theo cảnh thì phiền não sát na tương ưng

- Thưa Thế Tôn ! Tâm không tương ưng vô thủy vô minh trụ địa.

- Thưa Thế Tôn ! Sức của bốn trụ địa này làm chỗ dựa cho tất cả thường phiền não nảy sinh, nhưng so với vô minh trụ địa thì dù tính toán thí dụ cũng không sao bì kịp

- Thưa Thế Tôn ! Như vậy vô minh trụ địa đối với hữu ái và số bốn trụ địa sức của vô minh trụ địa lớn hơn cả. 

Ví như ác ma ba tuần, sắc lựïc, thọ mạng, quyến thuộc, vật dụng sự tự tại hơn hẳn trời Tha hóa tự tại. Cũng như thế sức lực của vô minh trụ địa hơn cả so với hữu ái và số bốn trụ địa

Số thượng phiền não như cát sông Hằng đều dựa vào vô minh này mà thành lập, đồng thời cũng khiến bốn thứ phiền não tồn tại lâu dài. Trí của A la hán, Bích chi Phật không thể đoạn được. Chỉ trí giác ngộ của Như Lai mới đoạn trừ được mà thôi. 

Như vậy thưa Thế Tôn ! Vô minh trụ địa có sức lớn nhất. 

Lại như thủ duyên nghiệp nhân hữu lậu sanh tam hữu, cũng thể vô minh trụ địa duyên nghiệp nhân vô lậu sanh ra ba thứ ý sinh thân của A la hán, Bích chi Phật và đại lựïc Bồ tát

Ba bậc này là sự sinh của ba thứ ý sinh thân kia, cùng sự sinh của nghiệp vô lậu đều do từ ý vô minh trụ địa ra. Rõ ràng vô minh và chúng có tác duyên với nhau mới có sinh, chứ không phải không duyên mà có. Cho nên, ba thứ ý sinh và nghiệp vô lậu đều duyên vô minh trụ địa

- Thưa Thế Tôn ! Như vậy hữu ái trụ địa và số bốn trụ địa không đồng nghiệp với vô minh trụ địa. Sự phân ly của vô minh trụ địa khác sự phân ly của bốn trụ địa. Đến Phật địa mới đoạn trí Bồ đề của Phật mới đoạn được. 

Bởi vì sao ? Vì A la hán, Bích chi Phật đoạn trừ bốn thứ trụ địa nhưng không tột cùng vô lậu không được sức tự tại cũng không chứng được. Chỗ không tột cùng vô lậu đó là vô minh trụ địa


- Thưa Thế Tôn ! A la hán, Bích chi Phậttối hậu thân Bồ tát còn bị vô minh trụ địa ngăn che nên đối với tất cả pháp không thấu triệt, không giác ngộ. Do không thấy biết tỏ rõ thấu suốt ấy nên đối với cái phải đoạn trừ không đoạn trừ được, không rốt ráo được. Do không đoạn được nên gọi là hữu dư quá giải thoát, chứ không phải ly nhất thiết quá giải thoát, gọi là hữu dư thanh tịnh chứ không phải nhất thiết thanh tịnh gọïi là thành tựu hữu dư công đức, chứ không phải nhất thiết công đức. Do chỉ mới thành tựu hữu dư giải thoát, hữu dư thanh tịnh, hữu dư công đức nên chỉ mới biết cái khổ hữu dư, đoạn cái tập hữu dư, chứng cái diệt hữu dư, tu cái đạo hữu dư. Như thế gọi là được thiểu phần Niết bàn. Được thiểu phần Niết bàn gọi là hướng Niết bàn giới

Nếu biết tất cả khổ, đoạn tất tập, chứng tất cả diệt, tu tất cả đạo thì trong thế gian vô thường hoại vô thường bệnh được thường trú Niết bàn, trong thế gian không nơi che chở, không nơi nương tựa làm nơi che chở nương tựa cho thế gian

Vì cớ sao ? Vì pháp không ưu liệt nên được Niết bàn. Trí huệ bình đẳng nên được Niết bàn. Giải thoát bình đẳng nên được Niết bàn. Thanh tịnh bình đẳng nên được Niết bàn. Cho nên Niết bàn chỉ có một vị bình đẳng. Đó là vị giải thoát

- Thưa Thế Tôn ! Nếu vô minh trụ địa không đoạn, đoạn không rốt ráo thì không được cái nhất vị bình đẳng là vị giải thoát vô minh

Bởi vì sao? Vì vô minh trụ địa không đoạn, đoạn không rốt ráo được các pháp phải đoạn nhiều hơn số cát sông Hằng, nên đối với tất cả pháp nhiều hơn số cát sông Hằng cần phải đạt thì không đạt được, cần phải chứng thì không thể chứng. Cho nên vô minh trụ địa tích tụ sinh ra tất cả tu đạo đoạn phiền não, thượng phiền não

Vô minh trụ địa kia sinh ta tââm thượng phiền não chỉ thượng phiền não, quán thượng phiền não, thiền thượng phiền não, chính thụ thượng phiền não, phương tiện thượng phiền não, trí thượng phiền não, quả thượng phiền não, đắc thượng phiền não, vô úy thượng phiền não

Tất cả những thượng phiền não nhiều hơn số cát sông Hằng ấy, trí Bồ đề của Như Lai đoạn trừ hết. Tất cả đều từ vô minh trụ địa kiến lập tất cả thượng phiền não khởi lên đều nhân vô minh trụ địa duyên vô minh trụ địa mà ra cả. 

- Thưa Thế Tôn ! Từ đời đó khởi lên các phiền não, tận sát na duyên cảnh thì phiền não sát na tương ưng

- Thưa Thế Tôn ! Tâm không tương ưng vô thủy vô minh trụ địa

- Thưa Thế Tôn ! Nếu các pháp mà trí Bồ đề của Như Lai đoạn trừ còn nhiều hơn số cát sông Hằng, thì tất cả pháp ấy đều do vô minh trụ địa duy trìkiến lập. Ví như tất cả mọi hạt giống đều từ đất sanh ra, kiến lậptăng trưởng. Nếu đất bị hủy hoại chúng cũng sẽ bị hủy hoại theo. Cũng thế, các pháp mà trí Bồ đề của Như Lai đoạn trừ nhiều hơn số cát sông Hằng ấy, tất cả đều từ vô minh trụ địa sinh ra kiến lậptăng trưởng. Nếu vô minh trụ địa đoạn được thì các pháp nhiều hơn số cát sông Hằng mà trí Bồ đề của Như Lai đoạn trừ kia cũng đoạn diệt theo. 

Như thế là đoạn hết tất cả phiền não, thượng phiền não, đối với tất cả pháp sở đắc của Như Lai nhiều hơn số cát sông Hằng được thông đạt vô ngại tất cả tri kiến, lìa tất cả lỗi lầm, được tất cả công đức, tự tại như pháp vương pháp chủ, bước lên địa vị tự tại đối với tất cả pháp.

Như Lai ứng chánh đẳng giác là bậc nói lên tiếng nói chân thật không sợ hãi như tiếng sư tử rống rằng "Đời ta đã hết phạm hạnh đã lập việc làm đã xong, không thụ hậu hữu". Cho nên Thế Tôn đã dùng tiếng rống của con sư tử y theo nghĩa rốt ráonói thẳng như vậy. 

- Thưa Thế Tôn ! Có hai loại bất thụ hậu hữu trí. Nghĩa là Như Lai là bậc vô thượng điều ngự hàng phục bốn ma, ra khỏi tất cả thế gian, được tất cả chúng sanh chiêm ngưỡng, được pháp thân không thể nghĩ bàn, trong tất cả bậc trí Bát nhã, được pháp tự tại vô ngại không còn bậc nào cao hơn phải bàn, không còn địa vị nào cao hơn để đạt tới, mười lực dõng mãnh bước lên địa vị đệ nhất vô thượng úy. Tất cả trí bát nhã trí quán vô ngại không cho ai khác, đó là bậc thụ hậu hữu, trí quyết định đạo lý chân thật như tiếng rống con sư tử

-Thưa Thế Tôn ! A la hán, Bích chi Phật khi vượt qua nỗi sợ hãi của sinh tử, theo cấp độ được cái vui giải thoát sinh ý tưởng cứu cánh rằng: "Ta đã lìa khỏi nỗi sợ hãi của sanh tử, không còn chịu nỗi khổ sanh tử". 

- Thưa Thế Tôn ! A la hán, Bích chi Phật khi quán sát, được cái quán trí bất thụ hậu hữu Niết bàn an nghĩ cao tột. 

- Thưa Thế Tôn ! A la hán, Bích chi Phật kia ở địa vị mới đạt được, không ngu muội đối với pháp sở đắc, thấy không do ai khác và cũng tự biết rằng được địa vị hữu dư thì chắc chắn sẽ được A nậu Đa la tam miệu tam Bồ đề

Bởi vì sao ? Vì Thanh văn, Duyên giác thừa đều nhập vào đại thừa. Đại thừa tức là Phật thừa. Cho nên tam thừa tức là nhất thừa. Được nhất thừa tức là được A nậu đa la tam miệu tam Bồ đề. A nậu đa la tam miệu tam Bồ đề tức cảnh giới Niết bàn. Cảnh giới Niết bàn tức Như Lai pháp thân. Được pháp thân cứu cánh thì được nhất thừa cứu cánh, không khác Như Lai không khác pháp thân Như Lai tức pháp thân, được pháp thân cứu cánh thì cứu cánh được nhất thừa. Cứu cánh tức vô biên bất đoạn

- Thưa Thế Tôn ! Như Lai thường trụ vô hạn thời gian. Như Lai ứng chánh đẳng giác về sau cũng thường trú như vậy. Như Lai tâm đại bi vô hạn, hạnh an úy thế gian cũng vô hạn, đại bi vô hạn, an úy thế gian vô hạn, nói thế tức khéo ca ngợi, công đức Như Lai. Nếu lại nói Như Lai là pháp vô tận, là pháp thường trú, là nơi cho tất cả thế gian quy y, nói thế cũng là khéo ca ngợi công đức của Như Lai. Cho nên đối với thế gian chưa được độ thoát, đối với thế gian không nơi nương tựa, cho đến tột cùng vị lai, bậc hằng làm nơi quy y vô tận, làm bậc thường trú quy y, gọi là Như Lai ứng Chánh đẳng giác

Pháp là nói đạo nhất thừa, Tăng là chúng tam thừa. Hai quy y này chưa phải cứu cánh quy y mà là thiểu phần quy y. Bởi vì sao ? Vì pháp nói đạo nhất thừa được pháp thân cứu cánh mà trên đó lại không nói đến pháp thân nhất thừa. chúng tam thừa vì có nỗi sợ hãiquy y Như Lai cầu xuất gia tu học, hướng đến A nậu đa la tam miệu tam Bồ đề. Cho nên hai quy y này chưa phải quy y rốt ráo mà là quy y còn giới hạn

Nếu có chúng sanh được Như Lai điều phục quy y Như Lai, được thấm nhuần đạo pháp, sinh lòng tin vui yêu thích mà quy y pháp tăng, thì hai quy y này không phải hai quy y ấy mà là quy y Như Lai. Quy y đệ nhất nghĩaquy y Như Lai. Hai quy y này, quy y đệ nhất nghĩacứu cánh quy y Như Lai. Bởi vì sao? Vì pháp tăng không khác Như Lai, Như Lai không không khác hai, quy y Như Lai tức quy y đủ ba. 

Bởi vì sao ? Vì nói đạo nhất thừa là nói Như Lai thành tựu bốn thứ không sợ hãi, như tiếng rống sư tử. Còn Như Laitùy theo ý muốn nhỏ hẹp của nhị thừaphương tiện nói, thì đó cũng là đại thừa, không có tam thừa, tam thừa nhập vào trong nhất thừa. Nhất thừa tức là đệ nhất nghĩa thừa hay là Phật thừa.

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
Nam Mô Đại Từ Đại Bi Cứu Khổ Cứu Nạn Quán Thế Âm Bồ Tát Tâm thư KHẨN THIẾT KÊU GỌI cứu trợ đồng bào nạn nhân bão lụt Miền Bắc VN Một đồng.. giữa lúc nguy nan Hơn giúp bạc triệu lúc đang yên bình.. Bão giông tan tác quê mình.. Ơi người con Việt đoái nhìn, sẻ chia.... Như Nhiên- Thích Tánh Tuệ
Trước hết là giải thích lý do vì sao đi so sánh giữa hai người này. Câu trả lời là vì họ có lập trường đối lập với nhau và đều rất nổi tiếng. Một người là nhà khoa học nổi tiếng nhất của nhân loại có quan điểm duy thực (tin thế giới vật chất là có thật khách quan nằm ngoài ý thức). Một người là đại biểu có sức ảnh hưởng của Phật giáo tu theo hạnh đầu đà (khổ hạnh) không tin vật chất kể cả thân xác là tuyệt đối có thật (bản chất là tánh không) và thực hành tánh không bằng cách tu tập khổ hạnh, đối diện với khổ nhưng không cảm thấy khổ, chứng tỏ khổ cũng không có thật. Người giải ngộ phải hiểu rằng Tứ Diệu Đế (Khổ, Tập, Diệt, Đạo) chỉ là giáo lý bất liễu nghĩa. Bát Nhã Tâm Kinh đã nêu rõ :
Một hình chụp văn bản lan truyền qua mạng xã hội hôm 12 Tháng Tám được cho là thư thông báo rời bỏ Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam (giáo hội quốc doanh) của Thượng Tọa Thích Minh Đạo, trụ trì tu viện Minh Đạo ở thị xã Phú Mỹ, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu.