- Chương 01 Ý Nghĩa Chơn Thật Về Công Đức Của Như Lai
- Chương 02 Mười Điều Nhận Lãnh
- Chương 03 Ba Lời Nguyện
- Chương 04 Nhiếp Thụ
- Chương 05 Nhất Thừa
- Chương 06 Vô Biên Thánh Đế
- Chương 07 Như Lai Tạng
- Chương 08 Pháp Thân
- Chương 09 Không Nghĩa Ân Phú Chân Thật
- Chương 10 Một Thánh Đế
- Chương 11 Một Sở Y
- Chương 12 Điên Đảo Và Chân Thật
- Chương 13 Tự Tánh Thanh Tịnh
- Chương 14 Chân Thật Đệ Tứ
- Chương 15 Thắng Man
KINH THẮNG MAN
Pháp Sư TAM TẠNG đời nhà TỐNG (người Trung Ấn Độ) dịch
Hoà Thượng Thích Thanh Từ Việt dịch
CHƯƠNG 12: ĐIÊN ĐẢO VÀ
CHÂN THẬT
Không thể nghĩ
bàn là diệt đế vượt quá cảnh giới sở duyên của tâm thức tất cả chúng sanh, và
cũng vượt quá cảnh giới trí tuệ của tất cả A la hán, Bích chi Phật.
Ví như trẻ mới
sanh đã bị mù mắt không thấy được các màu sắc. Như trẻ mới sanh bảy ngày không
thấy vừng mặt trời. Chân lý diệt khổ cũng vậy, không phải cảnh giới sở duyên của
tâm thức tất cả phàm phu, cũng không phải cảnh giới trí tuệ của nhị thừa.
Tâm thức của
phàm phu có hai kiến chấp điên đảo. Trí huệ của tất cả A la hán, Bích chi Phật
thì thanh tịnh.
Biên kiến nghĩa
là phàm phu đối với năm thụ ấm thì chấp ngã, vọng tưởng trói buộc mà sinh ra
hai kiến chấp gọi là biên kiến. Đó là thường kiến và đoạn kiến.
Thấy các pháp vô
thường là đoạn kiến không phải chánh kiến. Thấy Niết bàn thường là thường kiến,
không phải chánh kiến.Vì do vọng tưởng thấy thế nên có kiến chấp như vậy.
Đối với các căn
của thân, phân biệt tư duy hiện pháp thấy có hư hoại còn cái liên tục không dứt
thì không thấy, nên sinh đoạn kiến. Đó là do vọng tưởng nên thấy vậy.
Đối với tâm
thức nối nhau liên tục thì ngu tối không rõ, không biết đó là cảnh giới của ý
và thức trong từng sát na, nên sinh thường kiến. Đó là do vọng tưởng nên thấy
như vậy.
Cái kiến chấp vọng tưởng này, đối với nghĩa kia, khi thái quá khi bất cập mà nảy sinh ý tưởng phân biệt khác đi, hoặc đoạn hoặc thường, chúng sanh điên đảo đối với năm thụ ấm vô thường tưởng thường, khổ tưởng có vui, vô ngã tưởng ngã, bất tịnh tưởng tịnh.
Đối với tịnh trí của tất cả A la hán, Bích chi Phật thì vốn không biết đến cảnh giới nhất thiết trí và Như Lai pháp thân, nhưng nếu có chúng sanh vì tin lời Phật nói mà sanh ý tưởng về thường lạc ngã tịnh thì đó không phải kiến chấp điên đảo, đó là chánh kiến.
Bởi vì sao ? Vì Như Lai pháp thân là thường Ba la mật, lạc Ba la mật, ngã Ba la mật, tịnh Ba la mật. Có kiến giải về pháp thân Phật là chánh kiến.
Người có chánh kiến là thật sự Phật tử, từ miệng Phật sanh, từ chánh pháp sanh, từ pháp Phật hóa sanh, được của cải giáo pháp thặng dư.
- Thưa Thế Tôn, tịnh trí này là trí Ba la mật của tất cả A la hán, Bích chi Phật. Tịnh trí này tuy nói là tịnh trí vẫn không phải cảnh giới của hai thức diệt đế kia, huống nữa là trí bốn y.
Bởi vì sao ? Vì tam thừa sơ nghiệp nếu không ngu pháp, sẽ giác ngộ chứng đắc lý kia. Thế Tôn nói bốn y chính vì họ. Thưa Thế Tôn bốn y này là pháp thế gian.
Thưa Thế Tôn ! Một sở y là nơi y. Chỉ trên tất cả sở y xuất thế gian đệ nhất nghĩa cao tột chính là diệt đế.