- Nhà có ba bà chị
- Mùi - được làm sư cô rồi!
- Câu chuyện hoàn tục của chú Hồng
- Chắc con chết quá
- Tụi bạn thân của chú Huệ Hiếu
- “Trong nhờ - đục chịu”
- Câu chuyện xuất gia lại của thầy Pháp Niệm
- Con bé Điệu ở chùa
- Tý - đợi mẹ về nha con
- Gửi em - người tu sĩ trẻ
- Ai làm gì làm - kệ đi!
- Gửi em - người sầu khổ
- Cho con đi tu - mẹ nhé!
- Xin mẹ đi tu - không nói nên lời!
- Câu chuyện thiền có thật
- Mẹ! đi tu vui lắm
- Ông sư kìa!
- Sư mà cũng...
- Nhà có ba ông anh
- Gửi em - người cô đơn nhất
- Giọt nước mắt của cụ
- Khổ gì mà khổ hoài
- Biết đâu - đừng lo
- Em ơi! đừng khóc nữa
- Câu chuyện đời - về cậu bạn thân
- Nếu tôi là họ?
- Nhà sư thương mẹ
- Bài học từ vị thiền sư
- Ba vị thầy - tôi gặp
- Thúi - còn nặng lòng với hai chữ quê hương
- Có một sự cúng dường thật dễ thương
- Hãy đi tu khi còn trẻ...
Giác Minh Luật
Nhà xuất bản Hồng Đức
Ba vị thầy - tôi gặp
Cách đây mấy hôm, một vị thầy người Myanmar cùng phòng mời tôi đi Chiangmai một chuyến trong 3 ngày, đây là tỉnh thuộc miền Nam Thái Lan cách Bangkok 700km để viếng một số ngôi chùa lớn tại đây.
Lúc mời, thấy thầy háo hức lắm, vì muốn tôi đi cùng với đoàn.
Tôi bảo: con còn một số việc phải làm nên chắc phải hẹn dịp khác.
Thầy nhìn tôi với vẻ thất vọng và bảo: Việc gì mà cứ làm hoài, làm chi cho khổ cái thân.
Tôi chỉ cười và bảo: Dạ, chắc đây là cái duyên nghiệp của con với chúng sanh.
Thầy cười to: Ừ, thì lo mà làm đi nha, tôi đi đây.
1. Sáng nay
Khi về, thầy mang cho tôi một phần quà, cằm trên tay thầy bảo: Đây là phần quà đặc biệt mà con mang từ Chiangmai về cho sư - Tôi vội mở ra xem thì là một loại hạt giống như hạt dẻ, rất cứng và chắc nên phải đập ra mới ăn được, khi ăn thì rất bùi và giòn như hạt đào.
Tôi hỏi đây là trái gì mà ngon vậy, con chưa thấy bao giờ.
Thầy cười và nói: Biết đâu, chỉ thấy ngon và đặc biệt, nên mới kiếm mua về tặng sư thôi.
Tôi tự cười trong nụ cười hoan hỷ về tình nghĩa của một vị thầy thật đơn giản và thắm đượm nghĩa tình.
2. Trưa nay
Tôi đi một vòng thiền hành quanh trường, tôi gặp được một vị thầy nhỏ hơn tôi 2 tuổi người Việt Nam.
Trong lúc trò chuyện với nhau, thầy bảo: Thấy sư vừa lo công việc, vừa học tập như vậy cực quá ha. Như con thế này thì có khỏe hơn không?
Tôi lại cười và bảo: Chắc đó là cái nghiệp của con với chúng sanh.
Thầy nói nhẹ: Dạ, con biết chứ, mà nghĩ lại có được những vị thầy trẻ như sư để dấn thân phụng sự thì Phật pháp mới thêm phần “khởi sắc thêm hương”.
Tôi cũng cười và bảo: Trời, con như hạt cát giữa sa mạc thầy ạ.
Thầy bảo: Thì sa mạc cũng được tạo nên từ những hạt cát mà.
Tôi tự cười trong nụ cười hoan hỷ về sự khích lệ của một vị thầy thật đơn giản và thắm đượm nghĩa tình.
3. Chiều nay
Tôi đọc được một chia sẻ của một vị thầy trẻ và là một người dấn thân phụng sự Phật pháp cho giới trẻ rất nhiệt huyết và tài năng, trong chia sẻ tôi đọc qua với những dòng tâm sự thật sâu sắc được ẩn chứa bên trong. Tôi thấy được ở thầy như một sự cố gắng và chấp nhận để nhìn về phía trước với biết bao sự nổ lực đầy mạnh mẽ của một vị xuất sĩ xa quê.
Tôi đã like và comment như một sự sẻ chia và đồng cảm: “Con kính viếng an sức khoẻ thầy với sự thấu hiểu sâu sắc của người trong cuộc. Làm Phật sự là thế thầy ạ, tự tu học cho cá nhân mình thì dễ vô cùng, còn phát nguyện dấn thân vì đạo pháp thì trăm ngàn nỗi lo và thử thách. Được sống và trải nghiệm với một chuỗi chặng đường phía trước, con mới thấu hiểu được nỗi lòng sâu sắc, thấm thía cùng với thầy. “Chân cứng đá mềm” thầy nhé. Người có sức chịu đựng phi thường thì mới làm được việc phi thường. Ở thầy, con thấy được hình ảnh của một vị tu sĩ trẻ dấn thân, nhiệt huyết và hết lòng vì đạo. Con Giác Minh Luật kính thầy”.
Tôi tự cười trong nụ cười hoan hỷ về sự đồng cảm của một vị thầy thật đơn giản và thắm đượm nghĩa tình.
Vâng, đời xuất sĩ trẻ là thế, đôi lúc niềm vui của nó không phải là sự mưu cầu cho riêng mình ở những điều lợi dưỡng như những món ăn ngon, mặc đẹp, xem phim, ca nhạc, hay buồn thì ra phố - cà-phê, thuốc lá,... rảnh thì nhậu với một bầu tâm sự “thằng đó - con kia” thế này - thế nọ.
Mà nó chỉ dừng lại để những điều giản dị của những việc làm tạm gọi là “cho đời” để lấy niềm vui của số đông làm cái vui cho chính mình. Lắm lúc, cũng đầy “phong ba, bão táp” người thương, người ghét.
Nhưng đã xuất sĩ thì phải làm và làm bằng cả trái tim, vì đó là hạnh nguyện, là lý tưởng và cả ước mơ cũng xin tạm gọi “cho đạo”.
Nên tôi thương, tôi kính các vị xuất gia trẻ là thế, mà bao lần tôi đã tự hỏi: - Tại sao các vị lại đi tu? Lúc đó, tôi lại giật mình mà tự hỏi với bản thân, tại sao tôi lại đi tu? Ừ... thì đó.