14. Phẩm Tu-di Sơn-đảnh Kệ Tán

10/05/201012:00 SA(Xem: 23427)
14. Phẩm Tu-di Sơn-đảnh Kệ Tán

KINH HOA NGHIÊM
Hán Dịch: Đại-Sư Thật-Xoa-Nan-Đà
Việt Dịch: HT Thích Trí Tịnh
Phật Học Viện quốc Tế Xuất Bản PL 2527 – 1983

PHẨM TU DI SƠN ĐẢNH KỆ TÁN
THỨ MƯỜI BỐN


Lúc bấy giờ, do thần-lực của đức Phật, từ ngoài trăm phật-sát vi-trần-số quốc-độ, mười-phương đều có một đại Bồ-Tát, mỗi vị đều cùng một phật-sát vi-trần-số Bồ-Tát đồng vân tập đến.

Mười đại Bồ-Tát là: Pháp-Huệ Bồ-Tát, Nhứt-Thiết-Huệ Bồ-Tát, Thắng-Huệ Bồ-Tát, Công-Đức-Huệ Bồ-Tát, Tinh-Tấn-Huệ Bồ-Tát, Thiện-Huệ Bồ-Tát, Trí-Huệ Bồ-Tát, Chơn-Thiệt-Huệ Bồ-Tát, Vô-Thượng-Huệ Bồ-Tát, Kiên-Cố-Huệ Bồ-Tát.

Cõi nước của các ngài theo thứ-tự là : Nhơn-Đà-La-Hoa thế-giới, Ba-Đầu-Ma-Hoa thế-giới, Bửu-Hoa thế-giới, Ưu-Bát-La-Hoa thế-giới, Kim-Cang-Hoa thế-giới, Diệu-Hương-Hoa thế-giới, Duyệt-Ý-Hoa thế-giới, A-Lô-Hoa thế-giới, Na-La-Đà-Hoa thế-giới, Hư-Không-Hoa thế-giới.

Chư Phật ngự trị nơi đó theo thứ tự là: Thù-Đặc-Nguyệt-Phật, Vô-Tận-Nguyệt Phật, Bất-Động-Nguyệt Phật, Phong-Nguyệt Phật, Thủy-Nguyệt Phật, Giải-Thoát-Nguyệt Phật, Vô-Thượng-Nguyệt Phật, Tinh-Tú-Nguyệt Phật, Thanh-Tịnh-Nguyệt Phật, Minh-Liễu-Nguyệt Phật.
Chư Bồ-Tát này đến đảnh-lễ chơn Phật, rồi tùy phương đến, đều riêng hóa hiện tòa sư-tử Tỳ-lô-giá-na-tạng mà ngồi kiết-già trên đó.
Như chư Bồ-Tát vân tập đến đảnh núi Tu-Di nơi thế-giới này, thập-phương thế-giới cũng đều như thế cả, đến danh hiệu, quốc-độ và chư Phật cũng đồng.
 Lúc đó đức Thế-Tôn, từ nơi các ngón của hai chưn phóng trăm ngàn ức quang minh màu đẹp chiếu khắp trong cung của Đế-Thích ở mười phương thế-giới, Phật và đại-chúng đều hiển hiện cả.
 Pháp Huệ Bồ-Tát thừa oai-thần của Phật quan-sát khắp mười-phương rồi nói kệ rằng:
 Phật phóng tịnh quang-minh
 Thấy khắp tất cả Phật
 Đảnh núi Tu-Di-Vương
 Ở trong điện Diệu-Thắng.
 Tất cả Thiên-Đế-Thích
 Thỉnh Phật vào cung-điện
 Đều nói mười kệ hay
 Ca ngợi chư Như-Lai.
 Trong các đại hội ấy
 Bao nhiêu chúng Bồ-Tát
 Đều từ mười-phương đến
 Hóa tòa mà an-tọa.
 Bồ-Tát trong hội đó
 Danh hiệu đồng chúng tôi,
 Những cõi từ đó đến
 Danh-tự cũng vẫn đồng;
 Bổn-quốc chư Như-Lai
 Hồng-danh đều cũng đồng,
 Bồ-Tát nơi bổn Phật
 Tịnh tu hạnh vô-thượng.
 Đại chúng nên quan-sát
 Như-Lai tự-tại-lực
 Tất cả Diêm-Phù-Đề
 Đều nói Phật tại đấy.
 Chúng ta nay thấy Phật
 Trụ nơi đảnh Tu-Di
 Thập-phương cũng như vậy
 Như-Lai tự-tại-lực.
 Trong mỗi mỗi thế-giới
 Phát tâm cầu phật-đạo
 Nương nơi nguyện như vậy
 Tu tập hạnh bồ-đề.
 Phật dùng nhiều thân hình
 Du hành khắp thế-gian
 Pháp-giới không chướng ngại
 Không ai trắc lượng được.
 Huệ-quang hằng chiếu khắp
 Đời tối đều trừ diệt,
 Tất cả không sánh bằng
 Thế nào lường biết được!
 Nhứt-Thiết-Huệ Bồ-Tát, thừa oai-lực của đức Phật, quan-sát khắp mười-phương rồi nói kệ rằng:
 Giả-sử trăm ngàn kiếp
 Thường thấy đức Như-Lai
 Chẳng y chơn-thật nghĩa
 Mà quán đấng Cùu-Thế,
 Người này chấp lấy tướng
 Thêm lớn lưới mê lầm
 Giam trói ngục sanh tử
 Đui mù, chẳng thấy Phật.
 Quan-sát nơi các pháp
 Đều không có tự-tánh
 Tướng nó, vốn sanh-diệt
 Chỉ là danh thuyết giả.
 Tất cả pháp vô-sanh
 Tất cả pháp vô-diệt
 Nếu hiểu được như vậy
 Chư Phật thường hiện tiền.
 Pháp-tánh vốn không tịch
 Vô-thủ, cũng vô-kiến
 Tánh không, tức là Phật
 Chẳng thể nghĩ lường được.
 Nếu biết tất cả pháp
 Thể tánh đều như vậy
 Người này thời chẳng bị
 Phiền-não làm nhiễm trước.
 Phàm phu thấy các pháp
 Chỉ chuyển theo tướng giả
 Chẳng rõ pháp vô-tướng
 Do đây chẳng thấy Phật.
 Đức Phật lìa ba thời
 Các tướng đều đầy đủ
 Trụ nơi vô-sở-trụ
 Cùng khắp mà bất-động.
 Tôi quán tất cả pháp
 Thảy đều được rõ ràng
 Nay thấy đức Như-Lai
 Quyết-định không nghi ngờ.
 Pháp-Huệ trước đã nói
 Như-Lai chơn-thiệt tánh,
 Tôi từ đó rõ biết
 Bồ-đề khó nghĩ bàn.
 Thắng-Huệ Bồ-Tát thừa oai-lực của Phật, quan-sát khắp mười-phương rồi nói kệ rằng: 

Như-Lai đại trí-huệ
 Hi-hữu không sánh bằng
 Tất cả những thế-gian
 Tư-duy chẳng đến được.
 Phàm-phu vọng quan-sát
 Chấp tướng chẳng đúng lý
 Phật lìa tất cả tướng
 Chẳng phải họ biết được.
 Kẻ vô-tri mê lầm
 Vọng chấp tướng ngũ-uẩn
 Chẳng biết chơn-tánh kia
 Người này chẳng thấy Phật.
 Rõ biết tất cả pháp
 Đều không có tự-tánh
 Hiểu pháp-tánh như vậy
 Thời thấy Lô-Xá-Na.
 Vì do tiền-ngũ-uẩn
 Có hậu-uẩn tương-tục
 Rõ biết nơi tánh này
 Thấy Phật khó nghĩ bàn.
 Ví như báu trong tối
 Không đèn thời chẳng thấy
 Phật-pháp không người nói
 Dầu huệ chẳng biết được.
 Cũng như mắt bị lòa
 Chẳng thấy màu xinh đẹp
 Như vậy tâm bất-tịnh
 Chẳng thấy các phật-pháp.
 Lại như mặt trời sáng
 Kẻ mù không thấy được
 Tâm không có trí-huệ
 Trọn chẳng thấy chư Phật.
 Nếu chữa hết bịnh lòa
 Bỏ lìa lòng tưởng sắc
 Chẳng thấy nơi các pháp
 Thời thấy được Như-Lai.
 Nhứt-Thiết-Huệ đã nói
 Chư Phật Bồ-Đề pháp
 Tôi nghe lời ngài nói
 Được thấy Lô-Xá-Na.
 Công-Đức-Huệ Bồ-Tát thừa oai-lực của Phật quan-sát khắp mười-phương rồi nói kệ rằng:
 Các pháp không chơn-thật
 Vọng chấp là chơn-thật
 Cho nên các phàm-phu
 Luân-hồi ngục sanh-tử.
 Nơi ngôn từ thuyết pháp
 Tiểu trí vọng phân-biệt
 Vì thế sanh chướng-ngại

 Chẳng rõ được tự-tâm
 Đâu biết được chánh-đạo
 Họ do huệ điên-đảo
 Thêm lớn mọi điều ác.
 Chẳng thấy các pháp không
 Hằng thọ khổ sanh-tử
 Người này chưa có được
 Pháp-nhãn thanh-tịnh vậy.
 Xưa kia tôi thọ khổ
 Vì tôi chẳng thấy Phật,
 Nên phải tịnh pháp-nhãn
 Xem kia chỗ đáng thấy.
 Nếu được thấy nơi Phật
 Thời tâm không chấp lấy
 Người này thời thấy được
 Pháp của Phật đã biết.
 Nếu thấy Phật chơn-pháp
 Thời gọi bực đại-trí
 Người này có tịnh-nhãn
 Hay quan-sát thế-gian.
 Không thấy chính là thấy
 Hay thấy tất cả pháp
 Nơi pháp nếu có thấy
 Đây thời là không thấy.
 Tất cả các pháp-tánh
 Không sanh cũng không diệt
 Lạ thay đấng Đạo-Sư
 Tự-giác hay giác-tha.
 Ngài Thắng-Huệ đã nói
 Pháp của Như-Lai ngộ
 Chúng tôi nghe Ngài nói
 Biết được Phật chơn-tánh.
 Tinh-Tấn-Huệ Bồ-Tát thừa oai-lực của Phật, quan-sát khắp mười phương rồi nói kệ rằng:
 Nếu trụ nơi phân-biệt
 Thời hư thanh-tịnh nhãn
 Thêm ngu-si, tà-kiến
 Trọn chẳng thấy được Phật.
 Nếu rõ được tà-pháp
 Như thiệt chẳng điên-đảo,
 Biết vọng vốn tự chơn
Thấy Phật thời thanh-tịnh.
 Có thấy, thời là nhơ
 Đây thời chưa phải thấy
 Xa lìa các kiến chấp
 Như vậy mới thấy Phật.
 Pháp ngôn-ngữ thế-gian


 Chúng-sanh vọng phân-biệt
 Biết thế đều vô-sanh
 Mới là thấy thế-gian.
 Nếu thấy 'thấy thế-gian'
 'Thấy' là tướng thế-gian
 Như thiệt đồng không khác
 Đây gọi người chơn-kiến.
 Nếu thấy đồng không khác
 Nơi vật chẳng phân-biệt
 Thấy này lìa phiền-não
 Vô-lậu được tự-tại.
 Chỗ chư Phật khai thị
 Tất cả pháp phân-biệt
 Đây đều chẳng thể được
 Vì pháp-tánh thanh-tịnh.
 Pháp-tánh vốn thanh-tịnh
 Vô-tướng như hư-không
 Tất cả không năng thuyết
 Người trí quán như vậy.
 Xa lìa nơi pháp-tưởng
 Chẳng thích tất cả pháp
 Đây cũng không chỗ tu
 Thấy được Đại-Mâu-Ni.
 Như ngài Đức-Huệ nói
 Đây gọi là thấy Phật;
 Chỗ có tất cả hạnh
 Thể-tánh đều tịch-diệt
 Lúc đó Thiện-Huệ Bồ-Tát thừa oai-lực của Phật quan-sát khắp mười phương rồi nói kệ rằng:
 Hi-hữu đại dũng-kiện
 Vô-lượng chư Như-Lai
 Ly-cấu tâm giải-thoát
 Tự độ hay độ người.
 Tôi thấy Thế-gian-Đăng
 Như thật chẳng điên-đảo
 Như trong vô-lượng kiếp
 Bực đủ trí chỗ thấy.
 Tất cả hạnh phàm-phu
 Đều mau về diệt tận
 Tánh nó như hư-không
 Nên nói là vô-tận.
 Người trí nói vô-tận
 Đây cũng không chỗ nói.
 Vì tự-tánh vô-tận
 Được có nan-tư tận.
 Trong chỗ nói vô-tận
 Không chúng-sanh được có
 Biết chúng-tánh như vậy
 Thời thấy Đại-Danh-Xưng.
 Không thấy nói là thấy
 Vô-sanh nói chúng-sanh
 Hoặc thấy, hoặc chúng-sanh
 Rõ biết không thể-tánh.
 Năng-kiến cùng sở-kiến
 Kiến-giả đều khiển trừ,
 Chẳng hoại nơi chơn-pháp
 Người này rõ biết Phật.
 Nếu người rõ biết Phật
 Và pháp của Phật nói
 Thời hay chiếu thế-gian
 Như Phật Lô-Giá-Na.
 Chánh-giác khéo khai thị
 Đạo một pháp thanh-tịnh,
 Đại-Sĩ tinh-tấn huệ
 Diễn nói vô-lượng pháp.
 Hoặc có hoặc không có
 Tưởng niệm này đều trừ
 Như thế thấy được Phật
 An-trụ nơi thiệt-tế.
 Lúc đó Trí-Huệ Bồ-Tát thừa oai-lực của Phật quan-sát khắp mườI phương rồi nói kệ rằng:
 Tôi nghe pháp tối-thắng
 Liền sanh trí-huệ quang
 Chiếu khắp mười-phương cõi
 Đều thấy tất cả Phật.
 Trong đây không chút vật
 Chỉ có danh-tự giả
 Nếu chấp có ngã nhơn
 Thời là vào đường hiểm.
 Những phàm-phu chấp trước
 Chấp thân là thiệt có
 Phật chẳng phải sở-thủ
 Họ trọn chẳng thấy được.
 Người này không huệ-nhãn
 Chẳng thể thấy được Phật
 Ở trong vô-lượng kiếp
 Lưu chuyển biển sanh-tử.
 Hữu-tránh nói sanh-tử
 Vô-tránh là niết-bàn
 Sanh-tử và niết-bàn
 Cả hai chẳng nói được.
 Nếu theo danh-tự giả
 Chấp lấy hai pháp này
 Người này không đúng thật
 Chẳng biết Phật diệu-đạo.
 Nếu móng tưởng như vầy:
 'Đây Phật, đây tối-thắng'
 Điên-đảo chẳng phải thật
 Chẳng thấy được Chánh-giác.
 Biết được thật thể này
 Tướng chơn-như tịch-diệt
 Thời thấy đấng Chánh-Giác
 Vượt khỏi đường ngữ-ngôn.
 Ngôn ngữ nói các pháp
 Chẳng hiển được thiệt-tướng
 Bình-đẳng mới thấy được
 Như pháp, Phật cũng vậy.
 Thời quá-khứ chư Phật
 Vị-lai và hiện-tại
 Dứt hẳn gốc phân-biệt
 Thế nên gọi là Phật.
 Chơn-Thật-Huệ Bồ-Tát thừa oai-lực của Phật quan-sát khắp mườI phương rồi nói kệ rằng:
 Thà thọ khổ địa-ngục
 Được nghe hồng-danh Phật
 Chẳng thích vô-lượng vui
 Mà chẳng nghe danh Phật.
 Sở-dĩ nơi thời xưa
 Chịu khổ vô-số kiếp
 Lưu chuyển trong sanh-tử
 Vì chẳng nghe danh Phật.
 Với pháp chẳng điên-đảo
 Mà hiện chứng như thật
 Lìa các tướng hòa hiệp
 Gọi là Vô-Thượng-Giác.
 Hiện chẳng phải hòa hiệp
 Khứ, lai cũng như vậy
 Tất cả pháp vô-tướng
 Đây là chơn-thể Phật
 Nếu quán được như vậy
 Các pháp nghĩa thậm-thâm
 Thời thấy tướng chơn thật
 Pháp-thân của chư Phật.
 Nơi thật thấy chơn-thật
 Chẳng thật thấy chẳng thật
 Hiểu rốt ráo như vậy
 Cho nên gọi là Phật.
 Phật-pháp chẳng giác được
 Rõ đây gọi 'giác pháp'
 Chư Phật tu như vậy
 Một pháp bất-khả-đắc.
 Biết do một nên nhiều
 Biết do nhiều nên một
 Các pháp không chỗ tựa
 Chỉ do hòa hiệp khởi.
 Không năng-tác, sở-tác
 Chỉ từ nghiệp tưởng sanh
 Tại sao biết như vậy
 Vì khác đây không có.
 Tất cả pháp vô-trụ
 Định-xứ bất-khả-đắc
 Chư Phật trụ nơi đây
 Rốt ráo không dao động.
 Vô-Thượng-Huệ Bồ-Tát thừa oai-lực của Phật quan-sát khắp mườI phương rồi nói kệ rằng:
 Đấng đại-thừa vô-thượng
 Xa lìa tưởng chúng-sanh
 Không có ai hơn được
 Nên hiệu là Vô-Thượng.
 Chỗ chư Phật đã được
 Vô-tác, vô-phân-biệt
 Thô-thần-thông vô-sở-hữu
 Vi-tế cũng như vậy.
 Cảnh chư Phật sở-hành
 Trong đó không có số
 Là chơn-pháp của Phật.
 Như-Lai quang chiếu khắp
 Diệt trừ những tối-tăm
 Quang này chẳng có chiếu
 Cũng chẳng phải không chiếu.
 Nơi pháp không chỗ chấp
 Không niệm cũng không nhiễm
 Không trụ không xứ sở
 Chẳng hoại nơi pháp-tánh.
 Trong đây không có hai
 Cũng lại không có một
 Bực đại-trí thấy đúng
 Kheó an-trụ thật lý.
 Trong không, không có hai
 Không hai cũng như vậy
 Tam-giới tất cả không
 Là chỗ thấy chư Phật.
 Phàm-phu không hay biết
 Phật khiến trụ chánh-pháp
 Các pháp vô-sở-trụ
 Ngộ đây thấy tự thân.
 Chẳng thân mà nói thân
 Chẳng khởi mà hiện khởi
 Không thân cũng không thấy
 Là Phật-thân vô-thượng.
 Như ngài Thật-Huệ nói
 Chư Phật diệu pháp-tánh
 Nếu người nghe pháp này
 Sẽ được thanh-tịnh-nhãn.
 Lúc đó Kiên-Cố-Huệ Bồ-Tát thừa oai-lực của Phật quan-sát khắp mười phương rồi nói kệ rằng:
 Vĩ-đại! quang-minh lớn
 Bực vô-thượng dũng kiện
 Vì lợi ích quần-sanh
 Mà xuất hiện thế-gian.
 Phật dùng tâm đại-bi
 Quan-sát khắp chúng-sanh
 Thấy ở trong ba cõi
 Luân-hồi thọ nhiều khổ.
 Chỉ trừ đấng Chánh-Giác
 Đấng Đạo-Sư đủ sức
 Tất cả các Trời Người
 Không ai cứu hộ được.
 Nếu chư Phật Bồ-Tát
 Chẳng xuất hiện thế-gian
 Thời không một chúng-sanh
 Có thể được an-lạc.
 Như-Lai đẳng-chánh-giác
 Và các chúng Thánh Hiền
 Xuất hiện ở thế-gian
 Cho chúng-sanh được vui.
 Nếu ai thấy Như-Lai
 Vì được lợi hành lớn
 Nghe hiệu Phật sanh tin
 Thời là Pháp thế-gian.
 Chúng tôi thấy Như-Lai
 Vì được lợi ích lớn
 Nghe diệu-pháp như vậy
 Đều sẽ thành Phật-đạo.
 Chư Bồ-Tát quá-khứ
 Do thần-lực của Phật
 Được huệ-nhãn thanh-tịnh
 Rõ cảnh-giới chư Phật.
 Nay thấy Lô-Xá-Na
 Càng thêm thanh-tịnh-tính
 Phật-trí không ngằn mé
 Diễn thuyết chẳng thể hết.
 Thắng-Huệ Bồ-Tát thảy
 Và tôi Kiên-Cố-Huệ
 Trong vô-số ức kiếp
 Cũng nói chẳng thể hết.





Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
Tôi hôm nay hân hạnh được góp một vài ý kiến trong Lễ Vía Đức Phật Thầy Tây An, vị đạo sư đã khai sáng Bửu Sơn Kỳ Hương, một tôn giáo nội sinh trong lòng dân tộc và vì ngài có một thời gian cư trú ở Chùa Tây An (Thiền phái Lâm Tế) dưới chân núi Sam (Châu Đốc), nên vị đạo sư họ Đoàn được người dân một cách tôn kính gọi là Đức Phật Thầy Tây An. Từ gốc rễ đó, Phật Giáo Hòa Hảo do Đức Huỳnh Giáo Chủ sáng lập, thường được coi là sự kế thừa và phát triển của Bửu Sơn Kỳ Hương trong bối cảnh mới. Truyền thống Phật Giáo Hòa Hảo mỗi năm đều có Lễ Vía Đức Phật Thầy Tây An. Ngài đã từng được nhìn theo nhiều phương diện khác nhau. Nhưng hôm nay, tôi xin phép trình bày về một bản văn quan trọng do Đức Phật Thầy Tây An để lại. Đó là bài thơ Mười Điều Khuyến Tu.
Nam Mô Đại Từ Đại Bi Cứu Khổ Cứu Nạn Quán Thế Âm Bồ Tát Tâm thư KHẨN THIẾT KÊU GỌI cứu trợ đồng bào nạn nhân bão lụt Miền Bắc VN Một đồng.. giữa lúc nguy nan Hơn giúp bạc triệu lúc đang yên bình.. Bão giông tan tác quê mình.. Ơi người con Việt đoái nhìn, sẻ chia.... Như Nhiên- Thích Tánh Tuệ
Trước hết là giải thích lý do vì sao đi so sánh giữa hai người này. Câu trả lời là vì họ có lập trường đối lập với nhau và đều rất nổi tiếng. Một người là nhà khoa học nổi tiếng nhất của nhân loại có quan điểm duy thực (tin thế giới vật chất là có thật khách quan nằm ngoài ý thức). Một người là đại biểu có sức ảnh hưởng của Phật giáo tu theo hạnh đầu đà (khổ hạnh) không tin vật chất kể cả thân xác là tuyệt đối có thật (bản chất là tánh không) và thực hành tánh không bằng cách tu tập khổ hạnh, đối diện với khổ nhưng không cảm thấy khổ, chứng tỏ khổ cũng không có thật. Người giải ngộ phải hiểu rằng Tứ Diệu Đế (Khổ, Tập, Diệt, Đạo) chỉ là giáo lý bất liễu nghĩa. Bát Nhã Tâm Kinh đã nêu rõ :