19. Phẩm Thăng Dạ-ma Thiên-cung

10/05/201012:00 SA(Xem: 24444)
19. Phẩm Thăng Dạ-ma Thiên-cung

KINH HOA NGHIÊM
Hán Dịch: Đại-Sư Thật-Xoa-Nan-Đà
Việt Dịch: HT Thích Trí Tịnh
Phật Học Viện quốc Tế Xuất Bản PL 2527 – 1983

PHẨM THĂNG DẠ MA THIÊN CUNG
THỨ MƯỜI CHÍN

Lúc bấy giờ do thần lực của đức Phật, khắp thập phương thế-giới, trong Diêm-Phù-Đề và trên đảnh Tu-Di đều thấy Như-Lai ngự giữa chúng-hội. Chư Bồ-Tát thừa oai-thần của Phật mà diễn thuyết diệu-pháp.

Tất cả chúng đều cho rằng đức Phật luôn ở trước.

Lúc đó, đức Thế-Tôn không rời cội Bồ-đề và đảnh núi Tu-Di mà hướng đến điện Bửu-Trang-Nghiêm nơi Dạ-Ma Thiên-Cung.

Dạ-Ma Thiên-Vương vọng thấy đức Phật đến, liền dùng thần-lực, nơi giữa điện, hóa ra tòa sư-tử bửu-liên-hoa-tạng trăm vạn từng cấp, trăm vạn lưới vàng, trăm vạn màn hoa, trăm vạn màn tràng-hoa, trăm vạn màn hương, trăm vạn màn báu che giăng trên bửu-tòa. Lọng hoa, lọng tràng, lọng hương, lọng báu đều số trăm vạn bố liệt bốn phía, chiếu sáng với trăm vạn quang-minh.

Trăm vạn Dạ-Ma Thiên-Vương cung-kính đảnh lễ, trăm vạn Phạm-Vương vui mừng hớn-hở, trăm vạn Bồ-Tát xưng-dương ca ngợi, trăm vạn kỹ-nhạc hòa tấu, trăm vạn pháp-âm không dứt tiếng.

Trăm vạn thứ mây hoa, trăm vạn thứ mây tràng, trăm vạn đồ trang-nghiêm, trăm vạn thứ mây y-phục giăng giáp vòng, trăm vạn thứ mây ma-ni chói sáng, từ trăm vạn thiện-căn sanh ra, được trăm vạn Phật hộ-trì, trăm vạn thứ phước-đức làm tăng-trưởng, trăm vạn thâm-tâm và trăm vạn thệ-nguyện làm trang-nghiêm thanh-tịnh, trăm vạn công-hạnh làm sanh-khởi, trăm vạn pháp kiến-lập, trăm vạn thần-thông biến-hiện, luôn vang ra trăm vạn ngôn-âm hiển-thị các pháp.

Sắp đặt bửu-tòa xong, Dạ-Ma Thiên-Vương nghinh-tiếp đức Thế-Tôn, chấp tay cung kính bạch đức Phật rằng: 'Lành thay đức Thiện-Thệ! Lành thay đức Như-Lai Ứng-Cúng Đảnh-Chánh-Giác! xin từ-mẫn ngự trong cung-điện này.'

Đức Phật thọ thỉnh, liền ngự lên bửu-tòa. Thập-phương Thế-giới, tất cả Dạ-Ma Thiên-Cung đều như thế cả.

Lúc đó Thiên-Vương liền tự nhớ thiện-căn đã vun trồng nơi chư Phật thời quá-khứ, thừa oai-lực của đức Phật mà nói kệ rằng:

Danh-Xưng Như-Lai khắp mười phương

Trong những cát-tường vô-thượng nhứt

Phật từng vào điện Ma-ni này

Vì thế chỗ này rất cát-tường.

Bửu-Vương Như-Lai đèn thế-gian

Trong những cát-tường vô-thượng-nhứt

Phật từng vào điện thanh-tịnh này

Vì thế chỗ này rất cát-tường.

Hỷ-Mục Như-Lai thấy vô-ngại

Trong những cát-tường vô-thượng-nhứt

Phật từng vào điện trang-nghiêm này

Vì thế chỗ này rất cát-tường.

Nhiên-Đăng Như-Lai chiếu thế-gian

Trong những cát-tường vô-thượng-nhứt

Phật từng vào điện thù thắng này

Vì thế chỗ này rất cát tường

Nhiêu Ích Như Lai lợi thế gian

Trong những cát tường vô thượng nhất

Phật từng vào điện vô-cấu này

Vì thế chỗ này rất cát-tường.

Thiện-Giác Như-Lai không có thầy

Trong những cát-tường vô-thượng-nhứt

Phật từng vào điện bửu-hương này

Vì thế chỗ này rất cát-tường.

Thắng-Thiên Như-Lai đèn trong đời

Trong những cát-tường vô-thượng-nhứt

Phật từng vào điện diệu-hương này

Vì thế chỗ này rất cát-tường.

Vô-Khứ Như-Lai hùng-biện nhứt

Trong những cát-tường vô-thượng-nhứt

Phật từng vào điện phổ-nhãn này

Vì thế chỗ này rất cát-tường.

Vô-Thắng Như-Lai đủ công-đức

Trong những cát-tường vô-thượng-nhứt

Phật từng vào điện thiện-nghiêm này

Vì thế chỗ này rất cát-tường.

Khổ-Hạnh Như-Lai lợi thế-gian

Trong những cát-tường vô-thượng-nhứt

Phật từng vào điện phổ-nghiêm này

Vì thế chỗ này rất cát-tường.

Khắp thập-phương thế-giới, tất cả Dạ-Ma Thiên-Vương đều ca-ngợi công-đức của Phật như vậy cả.

Lúc đức Thế-Tôn vào điện Ma-Ni ngồi kiết-già trên bửu-tòa sư-tử, điện này bỗng rộng-rãi bao-la bằng tất cả chỗ ở của thiên-chúng. Thập phương thế-giới cũng như vậy.





Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
Nam Mô Đại Từ Đại Bi Cứu Khổ Cứu Nạn Quán Thế Âm Bồ Tát Tâm thư KHẨN THIẾT KÊU GỌI cứu trợ đồng bào nạn nhân bão lụt Miền Bắc VN Một đồng.. giữa lúc nguy nan Hơn giúp bạc triệu lúc đang yên bình.. Bão giông tan tác quê mình.. Ơi người con Việt đoái nhìn, sẻ chia.... Như Nhiên- Thích Tánh Tuệ
Trước hết là giải thích lý do vì sao đi so sánh giữa hai người này. Câu trả lời là vì họ có lập trường đối lập với nhau và đều rất nổi tiếng. Một người là nhà khoa học nổi tiếng nhất của nhân loại có quan điểm duy thực (tin thế giới vật chất là có thật khách quan nằm ngoài ý thức). Một người là đại biểu có sức ảnh hưởng của Phật giáo tu theo hạnh đầu đà (khổ hạnh) không tin vật chất kể cả thân xác là tuyệt đối có thật (bản chất là tánh không) và thực hành tánh không bằng cách tu tập khổ hạnh, đối diện với khổ nhưng không cảm thấy khổ, chứng tỏ khổ cũng không có thật. Người giải ngộ phải hiểu rằng Tứ Diệu Đế (Khổ, Tập, Diệt, Đạo) chỉ là giáo lý bất liễu nghĩa. Bát Nhã Tâm Kinh đã nêu rõ :
Một hình chụp văn bản lan truyền qua mạng xã hội hôm 12 Tháng Tám được cho là thư thông báo rời bỏ Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam (giáo hội quốc doanh) của Thượng Tọa Thích Minh Đạo, trụ trì tu viện Minh Đạo ở thị xã Phú Mỹ, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu.