24. Phẩm Đâu-suất Kệ Tán

10/05/201012:00 SA(Xem: 22779)
24. Phẩm Đâu-suất Kệ Tán

KINH HOA NGHIÊM
Hán Dịch: Đại-Sư Thật-Xoa-Nan-Đà
Việt Dịch: HT Thích Trí Tịnh
Phật Học Viện quốc Tế Xuất Bản PL 2527 – 1983

PHẨM ĐÂU SUẤT KỆ TÁN
THỨ HAI MƯƠI BỐN
(Hán bộ quyển hai mươi ba)

Lúc đó do thần lực của Đức PhậtMười Phương ngoài vạn Phật sát vi trần số thế giới, mỗi phương đều có một đại Bồ Tát cùng vạn Phật sát vi trần số Bồ Tát câu hội.
Kim Cang Tràng Bồ Tát từ Diệu Bửu thế giới của Đức Phật Vô Tận Tràng; 

Kiên Cố Tràng Bồ Tát từ Diệu Lạc thế giới của Đức Phật Phong Tràng; 

Dũng Mãnh Tràng Bồ Tát từ Diệu Ngân thế giới của Đức Phật Giải Thoát Tràng; 

Quang Minh Tràng Bồ Tát từ Diệu Kim thế giới của Đức Phật oai Nghi Tràng; 

Trí Tràng Bồ Tát từ Diệu Ma Ni thế giới của Đức Phật Minh Tường Tràng;

Bửu Tràng Bồ Tát từ Diệu Kim Cang thế giới của Đức Phật Thường Tràng; 

Tinh Tấn Tràng Bồ Tát từ Diệu Ba Đầu Ma thế giới của Đức Phật Tối Thắng Tràng; 

Ly Cấu Tràng Bồ Tát từ Diệu Ưu Bát La thế giới của Đức Phật Tự Tại Tràng; 

Tinh Tú Tràng Bồ Tát từ Diệu Chiên Đàn thế giới của Đức Phật Phạm Tràng; 

Pháp Tràng Bồ Tát từ Diệu Hương thế giới của Đức Phật Quan Sát Tràng.
 Chúng Bồ Tát khi đến trước Đức Phật và đảnh lễ Phật xong, tùy theo phương của mình đến, đều hóa hiện tòa sư tử Diệu Bửu Tạng rồi ngồi kiết già trên đó.
 Thân của chư Bồ Tát đều phóng trăm ngàn ức na do tha vô số quang minh thanh tịnh, quang minh này đều từ tâm thanh tịnh, cùng đại nguyện rời lìa những lỗi ác mà phát khởihiển thị pháp tự tại thanh tịnh của tất cả Phật.
 Bởi chư Bồ Tát có nguyện lực có thế cứu hộ khắp tất cả chúng sanh, tất cả thế gian đều thích thấy.

Ai thấy Bồ Tát đều được lợi ích được điều phục.
 Chúng Bồ Tát này đều đã thành tựu vô lượng công đức. Những là đi khắp tất cả cõi Phật không chướng ngại, thấy pháp thân thanh tịnh không nương đỗ, dùng trí huệ thân hiện vô lượng thân, đến khắp Mười Phương phụng thờ Chư Phật, vào nơi vô lượng vô biên bất tư nghì pháp tự tại của Chư Phật, trụ nơi vô lượng môn Nhất thiết trí, dùng trí quang minh khéo rõ các pháp, ở trong các pháp được vô úy biện tài thuyết pháp vộ tận, dùng đại trí huệ khai môn tổng trìhuệ nhãn thanh tịnh thâm nhập pháp giới cảnh giới trí huệ không ngằn mé, rốt ráo thanh tịnh như hư không.
 Tất cả Đâu Suất Thiên cung trong thập phương thế giới đều có chư Bồ Tát đồng số lượng, đồng danh hiệuthế giới và Chư Phật cũng đồng như nơi đây cả.
 Bấy giờ đức Thế Tôn từ hai gối phóng trăm ngàn ức na do tha quang minh, chiếu khắp tất cả thế giới tận pháp giới hư không giới.
 Chúng Bồ Tát ở các cõi kia đều thấy thần biến của Đức Phật ở đây. Chúng Bồ Tát ở cõi đây đều thấy biến của tất cả Chư Phật kia.
 Tất cả chúng Bồ Tát như vậy, cùng với đức Tỳ Lô Giá Na Như Lai, từ thuở xưa, đồng trồng căn lành tu Bồ Tát hạnh, đều đã ngộ nhập thậm thâm giải thoát tự tại của Chư Phật, được pháp giới thân bình đẳng, vào tất cả thế giới mà vẫn vô trụ, thấy vô lượng Phật đều qua kính thờ, trong một niệm đi khắp pháp giới tự tại vô ngại, tâm ý thanh tịnh như bửu châu vô giávô lượng vô số Chư Phật thường hộ niệm và đồng ban cho thần lực, đến nơi bờ rốt ráo đệ nhứt kia luôn dùng tịnh niệm trụ vô thượng giácniệm niệm luôn vào chỗ Nhứt thiết trí, đem nhỏ vào lớn, đem lớn vào nhỏ đều tự tạithông đạt vô ngại đã được Phật thân, cùng Phật đồng an trụ, được Nhứt thiết trí, từ Nhứt thiết trí mà sanh ra thân, đều có thể theo vào chỗ sở hành của tất cả Như Lai mà khai xiển vô lượng pháp môn trí huệ, đến bờ Kim Cang tràng đại trí kia, được Kim Cang định dứt các điều nghi hoặc, đã được tự tại thần thông của Chư Phật, vào khắp tất cả quốc độ mười phươnggiáo hóa điều phục trăm ngàn muôn ức vô số chúng sanh, dầu không tham trước nơi tất cả số lượng mà có thể tu học thành tựu cứu cánhphương tiện an lập các pháp.
 Trăm ngàn ức na do tha bất khả thuyết vô lượng tạng công đức thanh tịnh vô tận như vậy, chúng Bồ Tát này đều được thành tựu.
 Kim Cang Tràng Bồ Tát thừa thần lực của Đức Phậtquán sát khắp mười phương rồi nói kệ rằng:
 Như Lai chẳng xuất thế
 Cũng chẳng nhập Niết Bàn
 Dùng sức bổn nguyện lớn
 Thị hiện pháp tự tại.
 Pháp này khó nghĩ bàn
 Tâm không duyên đến được
 Trí huệ đến bời kia
 Mới thấy cảnh giới Phật.
 Sắc thân chẳng phải Phật.
 Âm thinh cũng chẳng phải
 Nhưng chẳng lìa sắc, thinh
 Thấy thần lực của Phật.
 Trí kém chẳng biết được.
 Cảnh giới thiệt của Phật
 Tu hạnh thanh tịnh lâu
 Mới thấy được cảnh Phật.
 Chánh giác không chỗ lại
 Đi cũng chẳng từ đâu
 Sắc thân diệu thanh tịnh
 Do thần lực hiển hiện.
 Trong vô lượng thế giới
 Thị hiện thân Như Lai
 Nói rộng pháp vi diệu
 Trong tâm không trụ trước.
 Trí huệ không ngằn mé
 Rõ thấu tất cả pháp
 Vào khắp các pháp giới
 Thị hiện sức tự tại.
 Chúng sanh và các pháp
 Rõ thấu đều vô ngại
 Khắp hiện các sắc tượng
 Cùng khắp tất cả cõi.
 Muốn cầu Nhứt thiết trí
 Chóng thành Vô Thượng Giác
 Phải dùng tâm tịnh diệu
 Tu tập hạnh Bồ đề.
 Nếu ai thấy Như Lai
 Oai thần lực như vậy.
 Nơi đức Tối Thắng Tôn
 Nên cúng dường chớ nghi.
 Kiên Cố Tràng Bồ Tát thừa thần lực của Đức Phật quán sát khắp mười phương rồi nói kệ rằng:
 Phật tối thắng vô tỷ
 Rất sâu bất khả thuyết
 Vượt khỏi đường ngôn ngữ
 Thanh tịnh như hư không.
 Quán sát đấng Đạo Sư
 Sức tự tại thần thông
 Đã lìa nơi phân biệt.
 Mà khiến phân biệt thấy.
 Đức Phật vì khai diễn
 Pháp vi diệu thậm thâm
 Vì do nhơn duyên ấy
 Hiện thân vô tỷ này.
 Đây là chỗ Chư Phật
 Đại trí huệ sở hành
 Nếu ai muốn biết rõ
 Phải nên gần gũi Phật.
 Ý nghiệp thường thanh tịnh
 Cúng dường chư Như Lai
 Trọn không lòng mỏi nhàm
 Hay vào nơi Phật đạo.
 Đủ vô tận công đức
 Trụ chắc tâm Bồ đề.
 Do đây trừ lưới nghi
 Quán Phật không nhàm mỏi.
 Thông đại tất cả Pháp
 Mới phải chơn Phật tử
 Người này rõ biết được
 Sức tự tại Chư Phật.
 Trí quảng đại đã nói
 Làm căn bổn các pháp
 Nên sanh lòng hy vọng
 Chí cầu Vô Thượng Giác.
 Nếu ai tôn kính Phật
 Nhớ báo đáp ơn Phật
 Người đó chẳng xa lìa
 Chỗ an trụ của Phật.
 Đâu có người trí huệ
 Nơi Phật thường thấy nghe
 Chẳng tu nguyện thanh tịnh
 Nơi đường Phật đã đi.
 Dũng Mãnh Tràng Bồ Tát thừa thần lực của Phật quan sát khắp mười phương rồi nói kệ rằng:
 Ví như mắt tỏ sáng
 Ban ngày thấy hình sắc
 Tâm thanh tịnh cũng vậy
 Nhờ Phật lực thấy Phật.
 Như dùng sức tinh tấn
 Hay tột nguồn đáy biển
 Trí lực cũng như vậy
 Thấy được vô lượng Phật.
 Ví như ruộng phì nhiêu
 Gieo trồng tất tươi tốt
 Tâm thanh tịnh như vậy
 Xuất sanh các Phật pháp.
 Như người được bửu tạng
 Lìa hẳn khổ nghèo cùng
 Bồ Tát được Phật pháp
 Tâm ly cấu thanh tịnh.
 Ví như thuốc Già đà
 Tiêu được tất cả độc
 Phật pháp cũng như vậy
 Diệt các hoạn phiền não.
 Chơn thiệt thiện tri thức
 Hạng Như Lai ngợi khen
 Vì do oai thần kia
 Được nghe những Phật pháp.
 Giả sử vô số kiếp

 Của báu cúng dường Phật.
 Chẳng biết Phật thiệt tướng
 Cũng chẳng gọi cúng dường.
 Vô lượng những hình sắc
 Trang nghiêm nơi thân Phật.
 Chẳng phải trong hình sắc
 Mà thấy được Đức Phật.
 Như Lai Đẳng Chánh Giác
 Tịch nhiên hằng bất động
 Có thể khắp hiện thân
 Đầy khắp mười phương cõi.
 Ví như hư không giới
 Bất sanh cũng bất diệt
 Phật pháp cũng như vậy
 Rốt ráo không sanh diệt


 Quang Minh Tràng Bồ Tát thừa thần lực của Đức Phật quan sát khắp mười phương rồi nói kệ rằng:
 Nhơn gian và Thiên thượng
 Tất cả các thế giới
 Khắp thấy đức Như Lai
 Sắc thân diệu thanh tịnh.
 Ví như một tâm niệm
 Hay sanh các thứ tâm
 Như vậy một Phật thân
 Khắp hiện tất cả Phật.
 Bồ đề không hai pháp
 Cũng không có các tướng
 Mà ở trong hai pháp
 Hiện thân tướng trang nghiêm.
 Rõ pháp tánh không tịch
 Sanh khởi như huyễn hóa
 Sở hành luôn vô tận
 Đạo Sư hiện như vậy.
 Tam thế tất cả Phật
 Pháp thân đều thanh tịnh
 Tùy kia chỗ đáng độ
 Khắp hiện diệu sắc thân.
 Như Lai chẳng nghĩ rằng
 Ta hiện thân như vậy
 Tự nhiên mà thị hiện
 Chưa từng có phân biệt.
 Pháp giới không sai biệt.
 Cũng không chỗ tựa nương
 Mà ở trong thế gian
 Thị hiện vô lượng thân.
 Phật thân chẳng phải hóa
 Cũng chẳng phải chẳng hóa
 Nơi trong pháp không hóa
 Thị hiện thân biến hóa
 Chánh giác chẳng lường được
 Đồng pháp giới hư không
 Sâu rộng không bờ đáy
 Đường ngôn ngữ tuyệt hẳn.
 Như Lai khéo thông đạt
 Tất cả xứ hành đạo
 Pháp giới các quốc độ
 Qua đến đều vô ngại.
 Trí Tràng Bồ Tát thừa thần lực của Đức Phật quan sát khắp mười phương rồi nói kệ rằng:
 Nếu người tin thọ được
 Nhứt thiết trí vô ngại
 Tu tập hạnh Bồ đề
 Tâm đó chẳng thể lường.
 Trong tất cả quốc độ
 Khắp hiện vô lượng thân
 Mà thân không chỗ ở
 Cũng chẳng trụ nơi pháp.
 Mỗi mỗi chư Như Lai
 Thần lực thị hiện thân
 Bất tư nghì kiếp số
 Tính đếm chẳng hết được.
 Tam thế các chúng sanh
 Trọn biết được số lượng
 Việc thị hiện của Phật
 Số lượng chẳng thể được.
 Có lúc hiện một hai
 Nhẫn đến vô lượng thân
 Hiện khắp mười phương cõi
 Thiệt ra không hai thứ.
 Ví như trăng tròn sáng
 Hiện khắp các dòng nước
 Bóng hình dầu vô lượng
 Mặt trăng vẫn không hai.
 Trí vô ngại như vậy
 Thành tựu bực Chánh Giác.
 Hiện khắp tất cả cõi
 Phật thể cũng không hai.
 Chẳng một cũng chẳng hai.
 Cũng chẳng phải vô lượng
 Tùy chỗ đáng hóa độ
 Thị hiện vô lượng thân.
 Phật thân chẳng quá khứ
 Cũng chẳng phải vị lai
 Một niệm hiện xuất sanh
 Thành đạo và Niết Bàn.
 Hiện hình sắc như huyễn
 Không sanh cũng không khởi
 Phật thân cũng như vậy
 Thị hiện không có sanh.
 Bửu Tràng Bồ Tát thừa thần lực của Phật quan sát khắp mười phương rồi nói kệ rằng:
 Phật thân vốn vô lượng
 Thiện hiện thân hữu lượng
 Tùy chúng chỗ nên thấy
 Đạo Sư hiện như vậy.
 Phật thân không nơi chỗ
 Đầy khắp tất cả chỗ
 Như hư không vô biên
 Khó nghĩ bàn như vậy.
 Chẳng phải chỗ tâm duyên
 Tâm chẳng khởi trong đó
 Trong cảnh giới Chư Phật
 Rốt ráo không sanh diệt.
 Như mắt lòa xem thấy
 Chẳng trong cũng chẳng ngoài
 Thế gian thấy Chư Phật
 Phải biết cũng như vậy.
 Vì lợi ích chúng sanh.
 Nên Phật hiện ra đời
 Chúng sanh thấy có hiện
 Thiệt thì không có hiện.
 Chẳng thể dùng quốc độ
 Ngày đêm mà thấy Phật
 Năm tháng một sát na
 Phải biết đều như vậy.
 Chúng sanh nói như vậy
 Ngày đó Phật thành đạo
 Như Lai được Bồ đề.
 Thiệt chẳng thuộc thời gian.
 Như Lai lìa phân biệt
 Rời thời giankhông gian
 Tam thế chư Như Lai
 Xuất hiện đều như vậy.
 Ví như mặt trời sáng
 Chẳng hiệp cùng đêm tối
 Mà nói ngày đêm ấy
 Phật pháp đều như vậy.
 Tam thế tất cả kiếp
 Chẳng cùng Như Lai hiệp
 Mà nói tam thế Phật
 Phật pháp đều như vậy.
 Tinh tấn Tràng Bồ Tát thừa thần lực của Đức Phật quan sát khắp mười phương rồi nói kệ rằng:
 Tất cả các Đạo Sư
 Thân đồng nghĩa cũng đồng
 Khắp cả mười phương cõi
 Tùy nghi mà thị hiện.
 Quan sát đấng Mâu Ni.
 Chỗ làm rất kỳ đặc.
 Đầy khắp cả pháp giới
 Tất cả đều không thừa.
 Phật thân chẳng ở trong
 Cũng chẳng ở nơi ngoài
 Thần lực nên hiển hiện
 Đạo Sư pháp như vậy.
 Theo các loài chúng sanh.
 Nghiệp đã họp đời trước
 Những loại thân như vậy.
 Thị hiện đều chẳng đồng.
 Thân Chư Phật như vậy
 Vô lượng chẳng đếm được
 Chỉ trừ đấng Đại Giác
 Không ai nghĩ bàn được.
 Như ngã nan tư kia
 Tâm nghiệp chẳng đến được
 Phật nan tư cũng vậy
 Chẳng phải tâm nghiệp hiện.
 Như quốc độ nan tư
 Mà thấy tịnh trang nghiêm
 Phật nan tư cũng vậy
 Diệu tướng đều hiện đủ.
 Ví như tất cả pháp
 Do các duyên sanh khởi
 Thấy Phật cũng như vậy
 Tất nhờ các thiện nghiệp.
 Ví như châu như ý
 Hay thoả mãn lòng chúng
 Chư Phật pháp như vậy
 Thỏa mãn tất cả nguyện.
 Trong vô lượng quốc độ.
 Đạo Sư hiện ra đời
 Vì tùy theo nguyện lực
 Ứng hiện khắp mười phương
 Ly Cấu Tràng Bồ Tát thừa thần lực của Đức Phật quan sát khắp mười phương rồi nói kệ rằng:
Như Lai đại trí quang

Thanh tịnh khắp thế gian

Thế gian đã thanh tịnh

Khai thị các Phật pháp

Như có người muốn thấy

Phật đồng số chúng sanh

Đều ứng như tâm kia

Mà thiệt không chỗ đến

Dùng Phật làm cảnh giới

Chuyên niệm mà chẳng dứt

Người này được thấy Phật

Số đó cùng tâm đồng

Thành tựu pháp lành trong

Đầy đủ các công đúc

Đối với nhất thiết trí

Chuyên niệm tâm chẳng bỏ

Đạo sưchúng sanh

Tùy nghithuyết pháp

Theo chỗ đáng hóa độ

Khắp hiện thân tối thắng

Phật thânthế gian

Tất cả đều vô ngã

Ngộ đây thành chánh giác

Lại đem dạy chúng sanh

Tất cả đấng Như Lai

Vô lượng sức tự tại

Hiện thân đồng tâm niệm

Thân ấy đều chẳng đồng

Thế gian thân như vậy

Chư Phật thân cũng vậy

Rõ biết tự tánh kia

Đây thời nói là Phật

Như Lai thấy biết khắp

Thấu rõ tất cả pháp

Phật phápbồ đề

Cả hai bất khả đắc

Đạo sư không lai khứ

Cũng lại không sở trụ

Xa lìa các điên đảo

Đây hiệu đẳng chánh giác

Tinh Tú Tràng Bồ Tát thừa thần lực của đức Phật quan sát khắp mười phương rồi nói kệ rằng:
 Như Lai không sở trụ
 Mà trụ tất cả cõi
 Tất cả cõi đều qua
 Tất cả nơi đều thấy,
 Phật tùy tâm chúng sanh
 Hiện khắp tất cả thân
 Thành đạo chuyển Pháp luân
 Và cùng nhập Niết Bàn.
 Chư Phật bất tư nghì
 Ai tư nghì được Phật.
 Ai thấy được Chánh Giác.
 Ai hiện được tối thắng.
 Tất cả pháp đều "Như"
 Cảnh giới Phật cũng vậy.
 Nhẫn đến không một pháp
 Trong "Như" có sanh diệt.
 Chúng sanh vọng phân biệt.
 Là Phật là thế giới
 Người liễu đạt pháp tánh
 Không Phật không thế giới.
 Như Lai khắp hiện tiền
 Khiến chúng sanh tin mừng
 Phật thể bất khả đắc.
 Cũng lại không sở kiến.
 Nếu được nơi thế gian
 Trọn xa lìa chấp trước
 Vô ngại lòng hoan hỷ
 Nơi pháp được khai ngộ.
 Thần lực tự tại hiện
 Chính đây gọi là Phật
 Trong tất cả thế giới
 Tìm cầu trọn không có.
 Nếu biết được như vậy
 Tâm ý và các pháp
 Thấy biết trọn tất cả
 Chóng được thành Như Lai,
 Trong ngôn ngữ hiển thị
 Tất cả Phật tự tại
 Chánh giác siêu ngôn ngữ
 Giả mượn ngôn ngữ nói.
 Pháp Tràng Bồ Tát thừa thần lực của Đức Phật quán sát khắp mười phương rồi nói kệ rằng:
 Thà nên luôn thọ đủ
 Tất cả khổ thế gian
 Trọn chẳng xa Như Lai
 Chẳng rời đấng Tự Tại.
 Nếu có những chúng sanh
 Chưa phát tâm Bồ đề
 Được nghe danh hiệu Phật
 Quyết định thành Chánh Giác.
 Nếu có bực trí huệ
 Một niệm phát đạo tâm
 Quyết thành đấng Vô thượng
 Cẩn thận chớ sanh nghi.
 Như Lai đấng Tự Tại
 Vô lượng kiếp khó gặp
 Nếu sanh một niệm tin
 Mau chứng đạo Vô thượng.
 Giả sử trong mỗi niệm
 Cúng dường vô lượng Phật
 Chưa biết pháp chơn thật
 Chẳng gọi là cúng dường.
 Nếu nghe pháp như vậy
 Chư Phật từ đây sanh
 Dầu bị vô lượng khổ
 Chẳng bỏ hạnh Bồ đề,
 Một lần nghe đại trí
 Pháp sở nhập của Phật
 Khắp ở trong pháp giới
 Thành tam thế Đạo Sư,
 Dầu tận vị lai tế
 Đi khắp các cõi Phật
 Chẳng cầu diệu pháp này
 Trọn chẳng thành Bồ đề.
 Chúng sanh vô thủy lại
 Mãi lưu chuyển sanh tử
 Chẳng rõ pháp chơn thật
 Nên Chư Phật ra đời.
 Các pháp chẳng thể hoại
 Cũng không ai hoại được
 Tự tại đại quang minh
 Hiện khắp nơi thế gian.





Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
Tôi hôm nay hân hạnh được góp một vài ý kiến trong Lễ Vía Đức Phật Thầy Tây An, vị đạo sư đã khai sáng Bửu Sơn Kỳ Hương, một tôn giáo nội sinh trong lòng dân tộc và vì ngài có một thời gian cư trú ở Chùa Tây An (Thiền phái Lâm Tế) dưới chân núi Sam (Châu Đốc), nên vị đạo sư họ Đoàn được người dân một cách tôn kính gọi là Đức Phật Thầy Tây An. Từ gốc rễ đó, Phật Giáo Hòa Hảo do Đức Huỳnh Giáo Chủ sáng lập, thường được coi là sự kế thừa và phát triển của Bửu Sơn Kỳ Hương trong bối cảnh mới. Truyền thống Phật Giáo Hòa Hảo mỗi năm đều có Lễ Vía Đức Phật Thầy Tây An. Ngài đã từng được nhìn theo nhiều phương diện khác nhau. Nhưng hôm nay, tôi xin phép trình bày về một bản văn quan trọng do Đức Phật Thầy Tây An để lại. Đó là bài thơ Mười Điều Khuyến Tu.
Nam Mô Đại Từ Đại Bi Cứu Khổ Cứu Nạn Quán Thế Âm Bồ Tát Tâm thư KHẨN THIẾT KÊU GỌI cứu trợ đồng bào nạn nhân bão lụt Miền Bắc VN Một đồng.. giữa lúc nguy nan Hơn giúp bạc triệu lúc đang yên bình.. Bão giông tan tác quê mình.. Ơi người con Việt đoái nhìn, sẻ chia.... Như Nhiên- Thích Tánh Tuệ
Trước hết là giải thích lý do vì sao đi so sánh giữa hai người này. Câu trả lời là vì họ có lập trường đối lập với nhau và đều rất nổi tiếng. Một người là nhà khoa học nổi tiếng nhất của nhân loại có quan điểm duy thực (tin thế giới vật chất là có thật khách quan nằm ngoài ý thức). Một người là đại biểu có sức ảnh hưởng của Phật giáo tu theo hạnh đầu đà (khổ hạnh) không tin vật chất kể cả thân xác là tuyệt đối có thật (bản chất là tánh không) và thực hành tánh không bằng cách tu tập khổ hạnh, đối diện với khổ nhưng không cảm thấy khổ, chứng tỏ khổ cũng không có thật. Người giải ngộ phải hiểu rằng Tứ Diệu Đế (Khổ, Tập, Diệt, Đạo) chỉ là giáo lý bất liễu nghĩa. Bát Nhã Tâm Kinh đã nêu rõ :