Thư Viện Hoa Sen

25. Phẩm Thập Hồi-hướng (Phần Sau)

10/05/201012:00 SA(Xem: 23810)
25. Phẩm Thập Hồi-hướng (Phần Sau)

KINH HOA NGHIÊM
Hán Dịch: Đại-Sư Thật-Xoa-Nan-Đà
Việt Dịch: HT Thích Trí Tịnh

Phật Học Viện quốc Tế Xuất Bản PL 2527 – 1983

PHẨM THẬP HỒI HƯỚNG
THỨ HAI MƯƠI LĂM

 (Phần Dưới Tiếp Theo)
 Hán Bộ Quyển Thứ 31
 Chư Phật tử! Thế nào là đại Bồ Tát vô trước vô phược giải thoát hồi hướng?
 Chư Phật tử! Đại Bồ tát này sanh lòng tôn trọng đối với tất cả thiện căn, như là:
 Lòng tôn trọng với sự thoát khỏi sanh tử. Lòng tôn trọng với sự nhiếp thủ tất cả căn lành. Lòng tôn trọng với sự mong cầu tất cả căn lành. Lòng tôn trọng với sự ăn năn tội lỗi. Lòng tôn trọng với sự tùy hỷ căn lành. Lòng tôn trọng với sự lễ kính Chư Phật. Lòng tôn trọng với sự chắp tay cung kính. Lòng tôn trọng với sự đảnh lể tháp miếu. Lòng tôn trọng với sự khuyến thỉnh Đức Phật thuyết pháp. Với những thiện căn như vậy, Bồ Tát đều tôn trọng tùy thuận bằng lòng.
 Chư Phật tử! Lúc đại Bồ tát sanh lòng tôn trọng đối với những thiện căn thời tín giải kiên cố, rất mực mừng vui, tự mình được an trụ và làm cho người khác được an trụ, siêng tu không chấp trước, tự tại chứa nhóm công đức, trọn nên chí nguyện thù thắng, ở cảnh giới Như Lai thêm lớn thế lực, đều được thấy biết.
 Đại Bồ Tát đem các căn lành hồi hướng như vầy.
 Dùng tâm vô trước vô phược giải thoát để thành tựu thân nghiệpngữ nghiệpý nghiệp của Phổ Hiền. Cũng dùng tâm này để phát khởi hạnh tinh tấn rộng lớn của Phổ Hiền, để đầy đủ môn đà la ni âm thanh vô ngại của Phổ Hiềnâm thanh này vang lớn khắp đến mười phương, cũng để đầy đủ môn đà la ni thấy tất cả Phật của Phổ Hiền, thường thấy tất cả Chư Phật ở mười phương.
 Dùng tâm vô trước vô phược giải thoát thành tựu môn đà la ni hiểu rõ tất cả cam thanh, đồng tất cả âm thanh thuyết vô lượng pháp, dùng tâm này để thành tựu môn đà la ni trụ tất cả kiếp của Phổ Hiền, tu hạnh Bồ Tát khắp mười phương.
 Dùng tâm này để thành tựu sức tự tại của Phổ Hiền, ở trong thân một chúng sanh thị hiện tu tất cả hạnh Bồ Tát cùng tận kiếp vị lai không xen dứt, như nơi thân của một chúng sanh, trong tất cả thân chúng sanh cũng như vậy.
 Dùng tâm này để thành tựu sức tự tại của Phổ Hiền vào khắp tất cả đạo tràng, hiện ở khắp trước tất cả Chư Phật mà tu hạnh Bồ Tát.
 Dùng tâm này để thành tựu sức Phật tự tại của Phổ Hiền, ở trong một môn thị hiện trải qua bất khả thuyết bất khả thuyết, kiếp trọn không cùng tận, làm cho tất cả chúng sanh đều được ngộ nhập. Như trong một môn, trong tất cả môn thị hiện cũng như vậy, hiện thân ở khắp trước tất cả Chư Phật.
 Dùng tâm này để thành tựu sức tự tại của Phổ Hiền, trong mỗi niệm làm cho bất khả thuyết bất khả thuyết chúng sanh trụ nơi mười trí lực, không hề mệt mỏi.
 Dùng tâm này để thành tựu sức tự tại của Phổ Hiền, trong thân của tất cả chúng sanh hiện tất cả thần thông tự tại của Phật, làm cho tất cả chúng sanh trụ hạnh Phổ Hiền. Cũng để thành tựu sức tự tại của Phổ Hiền, ở trong ngữ ngôn của tất cả chúng sanh làm ra tất cả ngữ ngôn, cho tất cả chúng sanh đều trụ nơi bực Nhứt thiết trí. Cũng để thành tựu sức tự tại của Phổ Hiền, ở trong thân mỗi chúng sanh dung nạp tất cả thân chúng sanh, khiến họ đều tự cho là trọn nên thân Phật.
 Dùng tâm vô trước vô phược giải thoát này để thành tựu sức tự tại của Phổ Hiền, có thể dùng một cái bông để trang nghiêm tất cả thế giới ở mười phương.
 Dùng tâm này để thành tựu sức tự tại thiện tri thức của Phổ Hiền phát âm thanh lớn khắp pháp giới tất cả cõi Phật đều nghe, nhiếp thọ điều phục tất cả chúng sanh.
 Dùng tâm giải thoát vô trước vô phược để thành tựu sức tự tại của Phổ Hiềncùng tận thuở vị lai bất khả thuyết bất khả thuyết kiếp, trong mỗi niệm đều có thể vào khắp tất cả thế giới dùng Phật thần lực mà trang nghiêm tùy ý.

Cũng dùng đây để thị hiện thành Phật xuất thế. Cũng dùng đây để thành tựu Phổ Hiền, một tia sang chiếu khắp tất cả thế giới. Cũng dùng tâm này để thành tựu hạnh Phổ Hiền, được vô lượng trí huệ tất cả thần thông diễn thuyết các pháp.
 Dùng tâm giải thoát vô trước vô phược để thành tựu hạnh Phổ Hiền vào vô lượng thần thông trí huệ bất tư nghì của Phật suốt tất cả kiếp. Cũng dùng tâm này để thành tựu hạnh Phổ Hiền, ở khắp pháp giới, chỗ của Chư Phật, dùng thần lực Phật để tu tập tất cả hạnh Bồ Tát, thân, khẩu, ý không hề mỏi nhọc.

Cũng dùng tâm này để thành tựu hạnh Phổ Hiền: chẳng trái nghĩa, chẳng hoại phápbiện tài vô tậnlời nói đều thanh tịnhgiáo hóa điều phục tất cả chúng sanh, làm cho họ đều được Vô thượng Bồ đề.
 Dùng tâm vô trước vô phược giải thoát tu hạnh Phổ Hiền, lúc chứng nhập một pháp môn liền phóng vô lượng quang minh chiếu thấu tất cả bất tư nghì pháp môn. Như chứng nhập một pháp môn, tất cả pháp môn cũng như vậy, đều thông đạt vô ngạirốt ráo sẽ được bực Nhứt thiết trí.
 Dùng tâm giải thoát vô trước vô phược trụ hạnh Bồ Tát tự tại đối với các pháp, đến nơi cảnh tự tại trang nghiêm của Phổ Hiền, nơi mỗi cảnh giới đều dùng Nhứt thiết trí quan sát chứng nhập nhưng Nhứt thiết trí vẫn không cùng tận. Dùng tâm giải thoát vô trước vô phược, từ đời này đến cùng tận thuở vị lai an trụ nơi hạnh Phổ Hiền

 thường không xen hở, được Nhứt thiết trí, ngộ bất khả thuyết bất khả thuyết pháp chơn thiệt, đối với các pháp đều rốt ráo không còn mê lầm.
 Dùng tâm vô trước vô phươc giải thoát tu hạnh Phổ Hiềnphương tiện tự tại được pháp quang minh, đối với công hạnh của Bồ Tát tu đều rành rẽ vô ngại.

Cũng dùng tâm này tu hạnh Phổ Hiền, được phương tiện trí biết tất cả phương tiện, như là : Phương tiện vô lượngphương tiện bất tư nghì, phương tiện Bồ Tátphương tiện Nhứt thiết tríphương tiện điều phục của tất cả Bồ Tátphương tiện chuyển vô lượng pháp luânphương tiện bất khả thuyếtphương tiện diễn nói các pháp, phương tiện vô biên tế vô úy tạngphương tiện diễn nói đủ tất cả pháp.
 Dùng tâm vô trước vô phược giải thoát an trụ hạnh Phổ Hiền thành tựu thân nghiệp, khiến tất cả chúng sanh đều hoan hỷ khi được thấy, chẳng sanh lòng chê, do đây họ phát tâm Bồ đề trọn không thối chuyển rốt ráo thanh tịnh. Cũng dùng tâm này tu hạnh Phổ Hiền, được trí thanh tịnh hiểu rõ tất cả ngôn ngữ của chúng sanh, tất cả lời nói ra đều đầy đủ và trang nghiêm, ứng hiệp với khắp chúng sanh đều làm cho họ vui mừng. Cũng dùng tâm này an trụ nơi hạnh Phổ Hiềnlập chí thù thắng, đủ tâm thanh tịnh, được thần thông rộng lớn, trí huệ rộng lớn, đến khắp tất cả thế gian rộng lớn, cõi nước rộng lớn, chúng sanh rộng lớn, diễn nói vô lượng pháp rộng lớn và tạng trang nghiêm viên mãn của Như Lai.
 Dùng tâm vô trước vô phược giải thoát thành tựu viên mãn hạnh nguyện hồi hướng của Phổ Hiền, được thân Phật thanh tịnhtâm thanh tịnhhiểu biết thanh tịnhcông đức thanh tịnh ở cảnh giới Phật, trí huệ chiếu khắp, thị hiện công nghiệp thanh tịnh của Bồ Tát, khéo vào tất cả cú nghĩa sai biệt, vì tất cả chúng sanh thị hiện thành Chánh giác.
 Dùng tâm vô trước vô phược giải thoát siêng tu thiện căn hạnh nguyện Phổ Hiền được thiện căn thông lợi, căn điều thuận, căn tất cả pháp tự tại, căn vô tận, căn siêng tu tất cả căn lành, căn cảnh giới bình đẳng của tất cả Phật, căn đại tinh tấn thọ ký tất cả Bồ Tát bất thối chuyển, căn kim cang giới rõ biết tất cả Phật pháp, căn kim cang diệm trí huệ quang minh của tất cả Phật, căn tự tại phân biệt tất cả căn, căn an lập vô lượng chúng sanh nơi Nhứt thiết trí, căn rộng lớn vô biên, căn viên mãn tất cả, căn thanh tịnh vô ngại.
 Dùng tâm vô trước vô phược giải thoát tu hạnh Phổ Hiền được tất cả thần lực của Bồ Tát. Như là: Thần lực vô lượng quảng đại lực, thần lực vô lượng tự tại trí, thần lực hiện ở khắp cõi Phật mà thân chẳng động, thần lực tự tại vô ngại chẳng dứt, thần lực nhiếp khắp tất cả cõi Phật để ở một chỗ, thần lực một thân khắp đầy tất cả cõi Phậtthần lực giải thoát du hí vô ngạithần lực nhứt niệm tự tại vô tácthần lực trụ vô tánh vô ythần lực thứ tự đặt để bất khả thuyết thế giới trong một chân lông đi khắp đạo tràng của Chư Phật trong pháp giới giáo hóa chúng sanh đều làm cho được vào môn trí huệ.
 Dùng tâm vô trước vô phược giải thoát vào môn Phổ Hiền sanh hạnh Bồ Tát, dùng trí tự tại trong khoảng một niệm vào khắp vô lượng cõi Phật, một thân dung thọ vô lượng nước Phật, được trí hay trang nghiêm thanh tịnh vô lượng Phật quốcthường dùng trí huệ xem thấy vô biên Phật độvĩnh viễn chẳng khởi tâm Nhị thừa.
 Dùng tâm vô trước vô phược giải thoát tu hạnh phương tiện Phổ Hiền vào cảnh giới trí huệ, sanh vào nhà Phật, trụ đạo Bồ Tát, đầy đủ bất khả thuyết bất khả thuyết vô lượng tâm thù thắng bất tư nghì, thật hành vô lượng nguyện luôn không dứt, rõ biết tất cả pháp giới suốt ba đời.
 Dùng tâm vô trước vô phược giải thoát thành tựu pháp môn thanh tịnh Phổ Hiền, nơi một chân lông bao dung tất cả tận hư không biến pháp giới bất khả thuyết bất khả thuyết thế giới đều làm cho mọi người thấy rõ, như nơi một chân lông, nơi tất cả chân lông mỗi mỗi cũng đều như vậy.
 Dùng tâm vô trước vô phược giải thoát thành tựu phương tiện thâm tâm Phổ Hiềntrong khoảng một niệm, hiện bất khả thuyết bất khả thuyết kiếp niệm tâm của một chúng sanh, nhẫn đến hiện ngần ấy kiếp niệm tâm của tất cả chúng sanh cũng như vậy.
 Dùng tâm vô trước vô phược giải thoát vào bực phương tiện hồi hướng Phổ Hiền, ở trong một thân đều có thể bao nạp tận pháp giới bất khả thuyếtbất khả thuyết thân, nhưng chúng sanh giới không hề tổn giảm, nhẫn đến tất cả thân khắp pháp giới mỗi mỗi dung nạp cũng đều như vậy.
 Dùng tâm vô trước vô phược giải thoátthành tựu đại nguyện phương tiện Phổ Hiềnlìa bỏ tất cả tưởng điên đảo, tâm điên đảokiến điên đảo vào khắp cảnh giới của Chư Phật, thường thấy pháp thân thanh tịnh của Chư Phật đồng hư không giới, tướng tốt trang nghiêm thần thông tự tại, thường dung diệu âm khai thị diễn thuyết không ngại không dứt, khiến người nghe thọ trì đúng pháp, đối với thân Như Lai rõ biết là vô sở đắc.
 Dùng tâm vô trước vô phược giải thoát tu hạnh Phổ Hiền, trụ bực Bồ Tát, nơi trong một niệm vào tất cả thế giới. Như là vào thế giới ngửa, thế giới úp, thế giới rộng lớn bất khả thuyết bất khả thuyết như lưới giăng khắp tất cả mười phương.

Dùng phương tiện phân biệt nhơn đà la võng phân biệt khắp tất cả pháp giới, đem các thế giới vào một thế giới, đem bất khả thuyết bất khả thuyết vô lượng thế giới vào một thế giới, đem tất cả pháp giới an lập vô lượng thế giới vào một thế giới, đem tất cả hư không giới an lập vô lượng thế giới vào một thế giới, nhưng vẫn không hư hoại tướng an lập, đều làm cho được thấy rõ.
 Dùng tâm vô trước vô phược giải thoát tu tập hạnh nguyện Phổ Hiền, được Phật quán đảnh, ở trong một niệm vào bực phương tiện thành tựu viên mãn trí an trụ các hạnh, có thể rõ biết cả các thứ tâm tưởng, như là : Tưởng chúng sanh, tưởng Pháp, tưởng cõi, tưởng phương, tưởng Phật, tưởng thế, tưởng nghiệp, tưởng hành, tưởng giới, tưởng giải, tưởng căn, tưởng thời, tưởng trì, tưởng phiền não, tưởng thanh tịnh, tưởng thành thục, tưởng thấy Phật, tưởng chuyển pháp luân, tưởng nghe pháp hiểu rõ, tưởng điều phục, tưởng vô lượng, tưởng xuất ly, tưởng các thứ bực, tưởng vô lượng bực, tưởng Bồ Tát rõ biết, tưởng Bồ Tát tu tập, tưởng Bồ Tát tam muội, tưởng Bồ Tát tam muội khởi, tưởng Bồ Tát thành, tưởng Bồ Tát hoại, tưởng Bồ Tát sanh, tưởng Bồ Tát diệt, tưởng Bồ Tát giải thoát, tưởng Bồ Tát tự tại, tưởng Bồ Tát trụ trì, tưởng Bồ Tát cảnh giới, tưởng kiếp thành, hoại, tưởng sáng, tưởng tối, tưởng ngày, tưởng đêm, tưởng nửa tháng, một tháng, một giờ, một năm biến khác, tưởng đi, tưởng đến, tưởng đứng, tưởng ngồi, tưởng ngủ, tưởng thức. Các thứ tưởng như vậy, trong một khoảng một niệm đều có thể rõ biết cả, nhưng vẫn lìa tất cả tưởng không hề phân biệt, dứt tất cả chướng, không hề chấp trướcPhật trí tràn đầy nơi tâm, Phật pháp làm lớn căn lành, đồng một thân với Chư Phật, được tất cả Chư Phật nhiếp thọ ly cấu thanh tịnh, với tất cả Phật pháp đều tu học theo đến bờ đại giác.
 Dùng tâm vô trước vô phược giải thoát vì tất cả chúng sanh mà tu hạnh Phổ Hiền sanh trí huệ lớn, ở trong mỗi tâm biết vô lượng tâmtùy theo chỗ y chỉ, chỗ phân biệt, những chủng tánhsự tạo tác, các nghiệp dụng, những tướng tạng, chỗ tư giác, các loại chẳng đồng của tâm đều thấy rõ cả.
 Dùng tâm vô trước vô phược giải thoát thành tựu nguyện trí lớn Phổ Hiền, ở trong một chỗ biết bất khả thuyết vô lượng chỗ, ở trong tất cả chỗ cũng rõ biết như vậy.
 Dùng tâm vô trước vô phược giải thoát tu tập hạnh nghiệp trí địa Phổ Hiền ở trong một nghiệp có thể biết bất khả thuyết vô lượng nghiệp. Thấy rõ những nghiệp đó đều do các nhơn duyên tạo thành. Ở trong tất cả nghiệp cũng đều rõ biết như vậy.
 Dùng tâm vô trước vô phược giải thoát tu tập trí, biết tất cả pháp của Phổ Hiền, ở trong một pháp biết bất khả thuyết vô lượng pháp, ở trong vô lượng pháp biết một pháp, các pháp đó đều sai khác, không chướng ngại, không trái, không dính mắc.
 Dùng tâm vô trước vô phược giải thoát an trụ nơi hạnh Bồ Tát được trọn vẹn nhĩ căn vô ngại của Phổ Hiền, ở trong một ngôn âm biết rõ bất khả thuyết vô lượng ngôn âm nhiều loại sai khác nhưng vẫn không chấp trước. Nơi tất cả ngôn âm cũng đều như vậy.
 Dùng tâm vô trước vô phược giải thoát tu trí Phổ Hiền, khởi hạnh Phổ Hiền, trụ bực Phổ Hiền ở trong mỗi mỗi pháp diễn nói bất khả thuyết vô lượng pháp, những pháp đó rộng lớn vô lượng sai khác giáo hóa nhiếp thọ tương ứng với phương tiện bất tư nghì. Nơi vô lượng thời gian, tất cả thời giantùy theo chỗ ưa thích, chỗ hiểu biết, theo căn, theo thời của chúng sanh mà dùng âm thanh của Phật để thuyết pháp cho họ.

Dùng một âm thanh vi diệu là cho vô lượng chúng sanh trong vô lượng đạo tràng đều hoan hỷ. Ở chỗ Chư Phật vô lượng Bồ Tát dẫy đầy pháp giới mà lập chí thù thắngsanh tri kiến rộng lớn, rõ biết rốt ráo tất cả hạnh, trụ bực Phổ Hiền, tùy chỗ thuyết pháp, trong mỗi niệm đều chứng nhập được cả. Trong khoảng một sát na thêm lớn vô lượng bất khả thuyết bất khả thuyết trí huệ lớn, thuyết pháp suốt thuở vị lai không cùng tận. Trong tất cả cõi tu tập hạnh rộng lớn đồng hư không, đều thành tựu viên mãn.
 Dùng tâm vô trước vô phược giải thoát tu tập những căn hạnh Phổ Hiền thành vua Đại Hạnh. Ở trong mỗi mỗi căn, đều có thể rõ biết vô lượng căn, vô lượng tâm sở thíchdiệu hạnh từ cảnh giới bất tư nghì phát sanh.
 Dùng tâm vô trước vô phược giải thoát an trụ nơi tâm đại hồi hướng Phổ Hiền hạnh, được trí huệ rõ thấu sắc thậm vi tế, thân thâm vi tế, cõi thậm vi tế, thế thậm vi tế, phương thậm vi tế, thời thậm vi tế, số thậm vi tếnghiệp báo thậm vi tếthanh tịnh thậm vi tế. Tất cả những thứ thậm vi tế như vậy, trong khoảng một niệm đều rõ biết cả mà không lòng kinh sợ, chẳng mê lầm, chẳng tán loạn, chẳng nhiễm nhơ, chẳng ty liệt. Tâm vẫn duyên nơi một, khéo tịch định, khéo phân biệt, khéo an trụ.
 Dùng tâm vô trước vô phược giải thoát an trụ nơi trí Bồ Táttu hạnh Phổ Hiền không hề mỏi nhọc, có thể biết tất cả chúng sanh thú rất vi tếchúng sanh tử rất vi tếchúng sanh sanh rất vi tếchúng sanh trụ rất vi tếchúng sanh xứ rất vi tếchúng sanh phẩm loại rất vi tếchúng sanh cảnh giới rất vi tếchúng sanh hạnh rất vi tếchúng sanh thủ trước rất vi tếchúng sanh phan duyên rất vi tếChúng sanh giới rất vi tế như vậy, trong khoảng một niệm đều biết rõ cả.
 Dùng tâm vô trước vô phược giải thoát lập chí nguyện sâu tu hạnh Phổ Hiền, có thể biết tất cả Bồ Tát từ sơ phát tâm vì tất cả chúng sanh mà tu hạnh Bồ Tát rất vi tếBồ Tát trụ xứ rất vi tếBồ Tát thần thông rất vi tếBồ Tát du hành vô lượng cõi Phật rất vi tếBồ Tát pháp quang minh rất vi tếBồ Tát thanh tịnh nhãn rất vi tếBồ Tát thành tựu tâm thủ thắng rất vi tếBồ Tát qua đến đạo tràng của Chư Phật rất vi tếBồ Tát đà la ni môn trí rất vi tếBồ Tát biện tài vô úy diễn thuyết rất vi tếBồ Tát vô lượng tam muội tướng rất vi tếBồ Tát trí thấy tam muội của Chư Phật rất vi tếBồ Tát trí tam muội thậm thâm rất vi tếBồ Tát trí tam muội đại trang nghiêm rất vi tếBồ Tát pháp giới trí tam muội rất vi tếBồ Tát trí tam muội thần thông tự tại rất vi tếBồ Tát trí tam muội trụ trì hạnh rộng lớn cùng tận thuở vị lai rất vi tếBồ Tát trí xuất sanh vô lượng tam muội sai khác rất vi tếBồ Tát trí tam muội xuất sanh ra trước Chư Phật siêng tu tập cúng dường luôn chẳng bỏ rời rất vi tếBồ Tát tu hành tất cả trí tam muội thậm thâm rộng rãi không chướng, không ngại rất vi tếBồ Tát rốt ráo trí tam muội lìa che chướng Nhứt thiết trí địa, trụ trìhạnh trí địa, đại thần thông địa, quyết định nghĩa địa rất vi tế.

Tất cả những sự vi tế như vậy đều có thể biết rõ.
 Dùng tâm vô trước vô phược giải thoát tu hạnh Phổ Hiền, biết trí an lập của Bồ Tát rất vi tếBồ Tát địa rất vi tếBồ Tát hạnh rất vi tếBồ Tát xuất sanh hồi hướng rất vi tếBồ Tát được Phật tạng rất vi tếBồ Tát quan sát trí rất vi tếBồ Tát thần thông nguyện lực rất vi tếBồ Tát diễn thuyết tam muội rất vi tếBồ Tát tự tại phương tiện rất vi tếBồ Tát ấn rất vi tếBồ Tát nhứt sanh bổ xứ rất vi tếBồ Tát sanh Đâu Suất Thiên rất vi tếBồ Tát ở Thiên cung rất vi tếBồ Tát nghiêm tịnh Phật độ rất vi tếBồ Tát quan sát nhơn gian rất vi tếBồ Tát phóng đại quang minh rất vi tếBồ Tát chủng tộc thù thắng rất vi tếBồ Tát đạo tràng chúng hội rất vi tếBồ Tát thọ sanh khắp tất cả thế giới rất vi tếBồ Tát nơi một thân thị hiện tất cả thân mạng chung rất vi tếBồ Tát vào thai mẹ rất vi tếBồ Tát trụ thai mẹ rất vi tếBồ Tát ở trong thai mẹ tự tại thị hiện đạo tràng chúng hội khắp pháp giới rất vi tếBồ Tát ở trong thai mẹ thị hiện Phật thần lực rất vi tếBồ Tát thị hiện đản sanh rất vi tếBồ Tát dũng trí đi bảy bước sư tử rất vi tếBồ Tát trí phương tiện thị hiện ở vương cung rất vi tếBồ Tát xuất gia tu hạnh điều phục rất vi tếBồ Tát tọa đạo tràng dưới cội Bồ đề rất vi tếBồ Tát phá ma quân thành Vô thượng Chánh giác rất vi tếđức Như Lai ngồi tòa Bồ đề phóng đại quang minh chiếu khắp cõi nước mười phương rất vi tếđức Như Lai thị hiện vô lượng thần biến rất vi tếđức Như Lai sư tử hống đại Niết Bàn rất vi tếđức Như Lai điều phục tất cả chúng sanh mà vẫn vô ngại rất vi tếđức Như Lai sức tự tại bất tư nghì tâm Bồ đề như Kim Cang rất vi tếđức Như Lai hộ niệm khắp tất cả thế gian rất vi tếđức Như Lai ở khắp tất cả thế giới làm Phật sự tột kiếp vị lai không thôi nghỉ rất vi tếđức Như Lai thần lực vô ngại cùng khắp pháp giới rất vi tếĐức Như Lai hiện thành Phật khắp pháp giới hư không giới điều phục chúng sanh rất vi tếđức Như Lai nơi một thân Phật hiện vô lượng thân Phật rất vi tếđức Như Lai trí huệ tự tại đều ngự đạo tràng suốt quá khứvị laihiện tại rất vi tế.
 Những sự vi tế như vậy Bồ Tát đều có thể rõ biết cả và đều thành tựu thanh tịnh, có thể thị hiện khắp tất cả thế gian, nơi trong mỗi niệm thêm lớn trí huệviên mãn phương tiện thiện xảo bất thối, tu hạnh Bồ Tát không thôi nghỉ, thành tựu bực Phổ Hiền hồi hướng, đầy đủ tất cả công đức của Như Lai, trọn chẳng nhàm bỏ hạnh Bồ Tát, xuất sanh vô lượng phương tiện cảnh giớihiện tiền của Bồ Tát thảy đều thanh tịnh, muốn an ổn khắp tất cả chúng sanh tu hạnh Bồ Tátthành tựu bực Bồ Tát có oai đức lớn, được tâm nguyện của Bồ Tát, được môn Kim Cang Tràng hồi hướng, xuất sanh tạng pháp giới công đức, thường được chư Phật hộ niệm, vào pháp môn thâm diệu của Bồ Tát, diễn nói tất cả nghĩa chơn thiệt thiện xảo đối với các pháp không hề sai lỗi, khởi thệ nguyện lớn chẳng bỏ chúng sanhtrong khoảng một niệm biết hết tất cả tạng cảnh giới là tâm địa hay chẳng phải tâm địa, nơi chỗ chẳng phải tâm thị hiện sanh ra tâm, xa lìa ngôn ngữ mà an trụ nơi trí huệ, đồng hạnh với chư Bồ Tátdùng sức tự tại thị hiện thành Phật đạo, tột thuở vị lai luôn không thôi nghỉ. Tất cả thế gian chúng sanh kiếp số do ngôn thuyết vọng tưởng kiến lậpBồ Tát dùng thần thông nguyện lực đều có thể thị hiện.
 Dùng tâm vô trước vô phược giải thoát tu hạnh Phổ Hiền được trí rõ biết tất cả chúng sanh giới rất vi tế. Những là :
 Trí rất vi tế biết sự phân biệt của chúng sanh giới, trí rất vi tế biết ngôn thuyết của chúng sanh giới, trí rất vi tế biết sự chấp trước của chúng sanh giới, trí rất vi tế biết dị loại của chúng sanh giới, trí rất vi tế biết đồng loại của chúng sanh giới, trí rất vi tế biết vô lượng thú của chúng sanh giới, trí rất vi tế biết các thứ phân biệt tạo tác bất tư nghì của chúng sanh giới, trí rất vi tế biết vô lượng tạp nhiễm của chúng sanh giới, trí rất vi tế biết vô lượng thanh tịnh của chúng sanh giới.
 Tất cả cảnh giới rất vi tế của chúng sanh giới như vậy, trong khoảng một niệm, Bồ Tát dùng trí huệ đều có thể biết như thiệt, nhiếp khắp chúng sanh mà thuyết pháp cho họ, khai thị những pháp môn thanh tịnh, khiến họ tu tập trí huệ rộng lớn của Bồ Táthóa thân vô lượng ai thấy cũng đều hoan hỷ. Dùng trí nhựt quang chiếu tâm Bồ Tát làm cho khai ngộ trí huệ tự tại.
 Dùng tâm vô trước vô phược giải thoát, vì tất cả chúng sanh tu hạnh Phổ Hiền nơi tất cả thế giới, được trí rất vi tế biết tột hư không giới pháp giới tất cả thế giới. Những là:
 Trí rất vi tế biết tiểu thế giới, trí rất vi tế biết đại thế giới, trí rất vi tế biết thế giới tạp nhiễm, trí rất vi tế biết thế giới thanh tịnh, trí rất vi tế biết vô tỷ thế giới, trí rất vi tế biết các loại thế giới, trí rất vi tế biết thế giới rộng, trí rất vi tế biết thế giới hẹp, trí rất vi tế biết thế giới vô ngại trang nghiêm, trí rất vi tế biết Phật xuất hiện khắp tất cả thế giới, trí rất vi tế thuyết chánh pháp khắp tất cả thế giới, trí rất vi tế hiện than khắp tất cả thế giới, trí rất vi tế phóng đại quang minh chiếu khắp tất cả thế giới, trí rất vi tế thị hiện Phật tự tại thần thông khắp tất cả thế giới, trí rất vi tế dùng một âm thanh hiển thị tất cả âm thanh khắp tất cả thế giới, trí rất vi tế vào tất cả đạo tràng của Chư Phật khắp tất cả thế giới, trí rất vi tế đem tất cả Phật độ trong pháp giới làm một Phật độ, trí rất vi tế đem một Phật độ làm tất cả Phật độ trong pháp giới, trí rất vi tế biết tất cả thế giới như giấc mộng, trí rất vi tế biết tất cả thế giới như ảnh tượng, trí rất vi tế biết tất cả thế giới như huyễn hóa.
 Bồ Tát rõ biết xuất sanh tất cả đạo Bồ Tát như vậy, chứng nhập công hạnh trí huệ thần thông Phổ Hiền, được Phổ Hiền quán, tu Bồ Tát hạnh luôn không thôi nghỉ, được tất cả thần biến tự tại của Phật, được thân vô ngại trụ nơi trí vô y, không thủ trước nơi các pháp lành, tâm có phát sanh đều vô sở đắc, có tưởng niệm xa lìa đối với tất cả chỗ, nơi hạnh Bồ Tát có quan niệm tịnh tu, nơi Nhứt thiết trí không quan niệm thủ chấp, dùng các môn tam muội mà tự trang nghiêmtrí huệ tùy thuận tất cả pháp giới.
 Dùng tâm vô trước vô phược giải thoát vào hạnh môn Phổ HiềnBồ Tát được trí rất vi tế biết vô lượng pháp giới, trí rất vi tế diễn thuyết tất cả pháp giới, trí rất vi tế vào pháp giới rộng lớn, trí rất vi tế phân biệt pháp giới bất tư nghì, trí rất vi tế phân biệt tất cả pháp giới, trí rất vi tế trong khoảng một niệm khắp tất cả pháp giới, trí rất vi tế vào khắp tất cả pháp giới, trí rất vi tế biết tất cả pháp giới là vô sở đắc, trí rất vi tế quán sát tất cả pháp giới vô sở ngại, trí rất vi tế biết tất cả pháp giới vô sanh, trí rất vi tế hiện thần biến nơi tất cả pháp giới.
 Tất cả pháp giới rất vi tế như vậy, Bồ Tát dùng trí rộng lớn đều biết như thiệt, đối với các pháp đều được tự tại hiển thị hạnh Phổ Hiền làm cho tất cả chúng sanh thảy đều đầy đủ, chẳng bỏ nghĩa, chẳng chấp pháp, xuất sanh trí bình đẳng vô ngại, biết căn bổn vô ngại, chẳng trụ nơi tất cả pháp, chẳng hư hoại tánh của các pháp, như thiệt không nhiễm dường như hư khôngtùy thuận thế gian mà phát khởi lời nói diễn bày nghĩa chơn thiệt, chỉ tánh tịch diệt, nơi tất cả cảnh không y tựa không trụ trước, không phân biệt, thấy rõ pháp giới an lập rộng lớn, hiểu các thế gian và tất cả pháp đều bình đẳng không hai, lìa tất cả chấp.
 Dùng tâm vô trước vô phược giải thoát tu hạnh Phổ Hiền phát sanh trí biết tất cả kiếp rất vi tế. Những là:
 Trí đem bất khả thuyết kiếp làm một niệm rất vi tế, trí đem một niệm làm bất khả thuyết kiếp rất vi tế, trí đem vô số kiếp cho vào một kiếp rất vi tế, trí đem một kiếp cho vào vô số kiếp rất vi tế, trí đem kiếp dài cho vào kiếp ngắn rất vi tế, trí đem kiếp ngắn cho vào kiếp dài rất vi tế, trí vào kiếp có Phật, kiếp không Phật rất vi tế, trí biết tất cả kiếp số rất vi tế, trí biết tất cả kiếp phi kiếp rất vi tế, trí trong khoảng một niệm thấy tất cả kiếp suốt quá khứvị laihiện tại rất vi tế.
 Tất cả những kiếp rất vi tế như vậy, Bồ Tát dùng Phật trí trong khoảng một niệm đều biết rõ như thiệt, được những tâm viên mãn hạnh vương của Bồ Tát, tâm vào hạnh Phổ Hiền, tâm lìa tất cả phân biệt đi đạo hý luận, tâm phát đại nguyện không mỏi nghỉ, tâm thấy khắp vô lượng Phật đầy trong vô lượng thế giới, tâm có thể nghe và thọ trì thiện căn của Phật và hạnh của Bồ Tát, tâm đối với hạnh rộng lớn an ủi tất cả chúng sanh khi nghe rồi thời chẳng quên, tâm có thể hiện Phật xuất thế trong tất cả kiếp, tâm nơi mỗi mỗi thế giới tột kiếp vị lai thật hành hạnh Bất động không thôi nghỉ, tâm nơi trong tất cả thế giới dùng thân nghiệp của Như Lai sung đầy nơi thân của Bồ Tát.
 Dùng tâm vô trước vô phược giải thoát tu hạnh Phổ Hiền thành bất thối chuyển được trí biết tất cả pháp rất vi tế. Những là:
 Trí biết pháp thậm thâm rất vi tế, trí biết pháp rộng lớn rất vi tế, trí biết các loại pháp rất vi tế, trí biết pháp trang nghiêm rất vi tế, trí biết pháp vô lượng rất vi tế, trí biết tất cả pháp vào một pháp rất vi tế, trí biết một pháp vào tất cả pháp rất vi tế, trí biết tất cả pháp vào chẳng phải pháp rất vi tế, trí trong không pháp an lập tất cả pháp mà chẳng trái nhau rất vi tế, trí vào tất cả phương tiện Phật pháp không sót thừa rất vi tế.
 Những trí vi tế nơi tất cả pháp do tất cả ngôn thuyết an lập trong tất cả thế giới cũng đồng như vậy.

Những trí đó đều vô ngại biết đúng như thật, được vào nơi tâm vô biên pháp giới. Nơi mỗi mỗi pháp giới thâm tâm kiên trụ thành hạnh vô ngại.

Dùng Nhứt thiết trí đầy khắp các căn vào nơi Phật tríchánh niệm phương tiện thành tựu công đức rộng lớn của Chư Phật, đầy khắp pháp giới, vào khắp thân của tất cả Như Laihiển hiện những thân nghiệp của chư Bồ Táttùy thuận ngôn từ của tất cả thế giới, diễn thuyếtchánh pháp, được ý nghiệp trí huệ do thần lực của Chư Phật gia hộ, xuất sanh vô lượng phương tiện thiện xảo, trí Bát Nhã phân biệt các pháp.
 Dùng tâm vô trước vô phược giải thoát tu hạnh Phổ Hiền xuất sanh tất cả trí rất vi tế. Những là:
 Trí biết tất cả cõi rất vi tế, trí biết tất cả chúng sanh rất vi tế, trí biết quả báo của tất cả pháp rất vi tế, trí biết tâm của tất cả chúng sanh vi tế, trí biết tất cả thời gian thuyết pháp rất vi tế, trí biết tất cả pháp giới rất vi tế, trí biết tất cả không gian và suốt thời gian rất vi tế, trí biết tất cả đường ngữ ngôn rất vi tế, trí biết tất cả hạnh thế gian rất vi tế, trí biết tất cả hạnh xuất thế rất vi tế, nhẫn đến trí biết tất cả đạo Như Lai, tất cả đạo Bồ Tát, tất cả đạo chúng sanh rất vi tếTu hạnh Phổ Hiền, trụ đạo Phổ Hiền hoặc văn hoặc nghĩa đều biết như thiệt, phát sanh trí như ảnh, như mộng, như huyễn, như hưởng, như hóanhư không, phát sanh trí tịch diệt, trí tất cả pháp giới, trí vô sở y, trí tất cả Phật pháp.
 Chư Phật tử! Đại Bồ tát dùng tâm vô trước vô phược giải thoát hồi hướng, chẳng phân biệt hoặc thế gian, hoặc pháp thế gian, chẳng phân biệt hoặc Bồ đề hoặc Bồ đề Tát đỏa, chẳng phân biệt hoặc hạnh Bồ Tát hoặc đạo xuất ly, chẳng phân biệt hoặc Phật hoặc tất cả Phật pháp, chẳng phân biệt hoặc điều phục chúng sanh hoặc chẳng điều phục chúng sanh, chẳng phân biệt hoặc thiện căn hoặc hồi hướng, chẳng phân biệt hoặc tự hoặc tha, chẳng phân biệt hoặc vật bố thí hoặc người thọ thí, chẳng phân biệt hoặc Bồ Tát hạnh hoặc Đẳng Chánh Giác, chẳng phân biệt hoặc pháp hoặc trí.
 Chư Phật tử! Đại Bồ tát đem thiện căn đây hồi hướng như vầy:
 Tâm vô trước vô phược giải thoát, thân vô trước vô phược giải thoát, khẩu vô trước vô phược giải thoát, nghiệp vô trước vô phược giải thoát, báo vô trước vô phược giải thoátthế gian vô trước vô phược giải thoátPhật độ vô trước vô phược giải thoátchúng sanh vô trước vô phược giải thoát, pháp vô trước vô phược giải thoát, trí vô trước vô phược giải thoát.
 Lúc đại Bồ Tát hồi hướng như vậy đúng như tam thế Chư Phật hồi hướng lúc còn tu hạnh Bồ Tát : Học quá khứ Chư Phật hồi hướng, thành vị lai Chư Phật hồi hướng, trụ hiện tại Chư Phật hồi hướng; an trụ nơi đạo hồi hướng của Chư Phật quá khứ; chẳng bỏ đạo hồi hướng của Chư Phật vị lai, tùy thuận đạo hồi hướng của Chư Phật hiện tại; siêng tu giáo pháp của Chư Phật vị lai rõ biết giáo pháp của Chư Phật hiện tại; đầy đủ bình đẳng của Chư Phật quá khứthành tựu bình đẳng của Chư Phật vị lai, an trụ bình đẳng của Chư Phật hiện tại; đi nơi cảnh giới của Chư Phật quá khứ, trụ nơi cảnh giới của Chư Phật vị lai, đồng với cảnh giới của Chư Phật hiện tại; được thiện căn của tam thế Chư Phật, đủ chủng tánh của tam thế Chư Phật, trụ nơi công hạnh của tam thế Chư Phật, thuận với cảnh giới của tam thế Chư Phật.
 Chư Phật tử ! Đây là đại Bồ tát vô trước vô phược giải thoát tâm hồi hướng thứ chín.
 Đại Bồ Tát lúc trụ bực hồi hướng này, tất cả núi Kim Cang Luân Vi đều không thể chướng hoại. Được sắc tướng đệ nhứt trong tất cả chúng sanh không ai bằng. Có thể phá các ma, các tà nghiệp. Hiện tu hạnh Bồ Tát khắp tất cả thế giới mười phương. Vì muốn khai ngộ tất cả chúng sanh nên dùng phương tiện khéo diễn nói Phật pháp được trí huệ lớn. Tâm không còn mê lầm đối với Phật pháp. hiện thọ sanh nơi chốn nào, hoặc đi hoặc ở thường được gặp quyến thuộc vững bền. Dùng tâm niệm thanh tịnh đều có thể thọ trì chánh pháp của tam thế Chư Phật diễn xướng. Tu hạnh Bồ Tát tột kiếp vị lai luôn không thôi nghỉ, không dựa, không chấp. Thêm lớn đầy đủ hạnh nguyện Phổ Hiền, được Nhứt thiết trí ra làm Phật sựthành tựu thần thông tự tại của Bồ Tát.
 Bấy giờ Kim Cang Tràng Bồ Tát thừa thần lực của Phật, quan sát khắp mười phương rồi nói kệ rằng:
 Đấng Vô thượng ở khắp mười phương
 Chẳng hề dám sanh tâm khinh mạn
 Tùy thuận công đức của Phật tu
 Và cũng cung kính sanh tôn trọng.
 Đã tu tất cả những công đức
 Chẳng vì tự mình và người khác
 Thường dùng tâm thắng giải tối thượng
 Lợi ích chúng sanh nên hồi hướng
 Chưa từng tạm khởi lòng cao mạn
 Và cũng chẳng sanh ý hạ liệt
 Bao nhiêu công hạnh của Như Lai
 Bồ Tát đều học siêng tu tập.
 Bao nhiêu căn lành đã tu tập
 Đều vì lợi ích khắp quần sanh
 Trụ nơi thâm tâm trí rộng lớn
 Hồi hướng bực phước trí vô thượng
 Vô lượng sai biệt ở thế gian
 Các môn thiện xảo, việc kỳ đặc
 Thô tế rộng lớn và rất sâu
 Tu hành tất cả đều thấu rõ.
 Bao nhiêu thân hình ở thế gian
 Đem thân bình đẳng vào trong đó
 Nơi đây tu hành được tỏ ngộ
 Thành tựu trí huệ không thối chuyển.
 Cõi nước thế gian vô lượng thứ
 Nhỏ, lớn, rộng, hẹp sai khác nhau
 Bồ Tát hay dùng môn trí huệ
 Trong một chân lông thấy rõ cả.
 Chúng sanh tâm hành nhiều vô lượng
 Hay khiến bình đẳng vào một tâm
 Dùng môn trí huệ đều khai ngộ
 Nơi hạnh đã tu không thối chuyển.
 Chúng sanh căn tánh và sở thích
 Cao, thấp, phẩm loại đều chẳng đồng
 Tất cả rất sâu khó biết được
 Tùy bổn tánh họ đều biết rõ.
 Bao nhiêu hạnh nghiệp của chúng sanh
 Thấp, cao, phẩm loại phân riêng khác
 Bồ Tát thâm nhập trí Như Lai.
 Dùng sức trí huệ khắp thấy rõ.
 Vô lượng ức kiếp bất tư nghì
 Hay khiến bình đẳng vào một niệm
 Thấy rồi như vậy khắp mười phương
 Tu hành tất cả nghiệp thanh tịnh.
 Quá khứvị lai, và hiện tại
 Biết rõ tướng kia đều chẳng đồng
 Cũng chẳng trái sai lý bình đẳng
 Là hạnh sáng suốt bực đại tâm.
 Chúng sanh thế gian hạnh chẳng đồng
 Hoặc ẩn hoặc hiển vô lượng thứ
 Bồ Tát đều biết tướng sai biệt
 Cũng biết tướng kia đều vô tướng.
 Mười phương thế giới tất cả Phật
 Thần thông tự tại Phật hiện ra
 Rộng lớn khó biết khó nghĩ bàn
 Bồ Tát đều hay phân biệt biết.
 Trong cung Đâu Suất khắp thế giới
 Tự nhiên giác ngộ: đấng Nhơn Sư
 Công đức rộng lớn tối Tôn thượng
 Như thể tướng đó đều thấy được.
 Hoặc hiện giáng thần ở thai mẹ
 Tự tại hiển hiện đại thần thông 
 Thành Phậtthuyết pháp, hiện diệt độ
 Khắp cả thế gian không tạm nghỉ.
 Đấng Thiên Nhơn Sư lúc sơ sanh
 Tất cả thắng trí đều kính thờ
 Chư ThiênĐế ThíchPhạm Vương thảy
 Đều rất cung kính mà hầu hạ.
 Vô lượng vô biên khắp pháp giới
 Tất cả mười phương không còn sót
 Không trước, không sau, không gần xa
 Thị hiện Như Lai sức tự tại.
 Thế Tôn Đạo Sư đản sanh rồi
 Các phương đều đi đủ bảy bước
 Muốn đem diệu pháp dạy chúng sanh
 Vì thế Như Lai khắp quan sát.
 Thấy các chúng sanh chìm biển dục.
 Ngu si tăm tối bị đậy che
 Đấng tự tại hiện nở nụ cười
 Nghĩ rằng phải cứu chúng sanh khổ.
 Đấng Đại Sư Tử phát diệu âm
 Ta là thế gian tôn qúy nhứt
 Đem đèn trí huệ sáng sạch trong
 Trừ diệt mê tối của muôn loại.
 Lúc đức Thế Tôn hiện xuất thế
 Phóng quang minh lớn khắp vô lượng
 Làm cho ác đạo đều thôi dứt
 Diệt hẳn nạn khổ của thế gian.
 Có lúc thị hiện ở Vương Cung
 Hoặc hiện xuất gia tầm học đạo
 Vì muốn lợi ích khắp chúng sanh
 Hiện ra phương tiện tự tại ấy.
 Lúc Đức Phật mới ngồi đạo tràng
 Tất cả đại địa đều lay động
 Ánh sáng chiếu thấu khắp mười phương
 Chúng sanh được soi đều khỏi khổ.
 Chấn động tất cả cung điện ma
 Khai ngộ lòng chúng sanh mười phương
 Xưa từng được dạy và tu hành
 Đều khiến biết rõ nghĩa chơn thiệt.
 Bao nhiêu quốc độ khắp mười phương
 Cho vào chân lông không để sót.
 Tất cả chân lông, cõi vô biên
 Hiển hiện thần thông khắp nơi ấy.
 Tất cả Chư Phật đã giảng dạy
 Vô lượng phương tiện đều tỏ ngộ
 Những điều Như Lai chẳng diễn nói
 Cũng hay hiểu được siêng tu tập.
 Cùng khắp cõi Tam Thiên Đại Thiên
 Tất cả ma quân khởi đấu tranh
 Gây tạo vô lượng những tội ác
 Trí huệ vô ngại trừ diệt được.
 Như Lai hoặc ở các cõi Phật,
 Hoặc lại hiện ở các Thiên cung
 Hoặc ở Phạm Cung mà hiện thân
 Bồ Tát đều thấy không chướng ngại.
 Phật hiện vô lượng các loại thân
 Thường chuyển thanh tịnh diệu pháp luân
 Nhẫn đến những kiếp số ba đời
 Tìm cầu ngằn mé chẳng thể được.
 Bửu Tòa cao rộng tối tôn thượng
 Cùng khắp mười phương vô lượng cõi
 Các loại tướng tốt dùng trang nghiêm
 Phật ngự trên đó khó nghĩ biết
 Chúng Phật tử đồng bao quanh Phật
 Khắp cả pháp giới đều cùng khắp
 Khai thị vô lượng hạnh Bồ đề
 Con đường tu hành bực vô thượng.
 Chư Phật tùy nghi hiện công hạnh
 Vô lượng vô biên đồng pháp giới
 Người trí hay dùng một phương tiện
 Rõ biết tất cả không thừa sót.
 Chư Phật tự tại sức thần thông
 Thị hiện tất cả các loại thân
 Hoặc hiện các loài vô lượng đời
 Hoặc hiện thể nữ đồng chầu chực,
 Hoặc trong vô lượng các thế giới
 Thị hiện xuất gia thành Phật đạo.
 Nhẫn đến tối hậu nhập Niết Bàn
 Phân thân Xá lợi dựng bửu tháp,
 Vô biên công hạnh như vậy thảy
 Đạo Sư diễn nói chỗ Phật ngự
 Bao nhiêu công đức của Thế Tôn
 Thệ nguyện tu hành trọn vẹn cả.
 Lúc đem căn lành dùng hồi hướng.
 An trụ phương tiện pháp như vậy.
 Dường ấy tu tập hạnh Bồ đề
 Tâm chí rốt ráo không lười mỏi.
 Tất cả thần lực của Như Lai
 Và cùng vô biên công đức lớn
 Nhẫn đến trí hạnh của thế gian
 Đều biết tất cả, hết tất cả.
 Bao nhiêu cảnh giới bất tư nghì
 Của Phật hiển hiện như vậy thảy
 Ở trong một niệm đều tõ ngộ
 Nhưng cũng chẳng bỏ hạnh Bồ đề
 Những hạnh tế vi của Chư Phật
 Và tất cả cõi, tất cả pháp
 Bồ Tát đều hay tùy thuận biết
 Rốt ráo hồi hướng đến Giác ngạn.
 Có số không, số tất cả kiếp
 Bồ Tát rõ biết là một niệm
 Nơi đây khéo vào hạnh Bồ đề
 Thường siêng tu tập không thối chuyển
 Vô lượng cõi nước ở mười phương
 Hoặc là tạp nhiễm hoặc thanh tịnh
 Và cùng tất cả đức Như Lai
 Bồ Tát đều hay phân biệt biết.
 Ở trong mỗi niệm đều thấy rõ
 Vô lượng kiếp số bất tư nghì
 Ba đời như thế không có thừa
 Tu hành đầy đủ hạnh Bồ Tát.
 Bình đẳng vào trong tất cả tâm
 Bình đẳng vào trong tất cả pháp
 Hư không Phật độ cũng khắp vào
 Công hạnh trên đây đều biết rõ.
 Phát sanh trí huệ biết chúng sanh
 Trí huệ biết pháp cũng được phát
 Bồ Tát thần thông cũng như vậy
 Tất cả trí lực không cùng tận.
 Những trí vi tế đều sai khác
 Bồ Tát nhiếp cả không để thừa
 Đồng tướngdị tướng đều khéo biết
 Như vậy tu hành công hạnh lớn
 Mười phương vô lượng các cõi Phật
 Trong đó chúng sanh đều vô lượng
 Thú sanh chủng loại sai khác nhau
 An trụ trí lực đều biết rõ.
 Quá khứvị lai và hiện tại
 Các cõi tất cả đức Như Lai
 Nếu ai biết đây mà hồi hướng
 Hạnh mình hạnh Phật đều bình đẳng.
 Nếu ai hay tu hạnh hồi hướng
 Thời là học đạo của Phật làm
 Sẽ được tất cả Phật công đức
 Và được tất cả Phật trí huệ.
 Tất cả thế gian chẳng phá được
 Tất cả công hạnh đều thành tựu
 Thường hay nhớ nghĩ tất cả Phật
 Thường thấy tất cả đấng Thế Tôn
 Bồ Tát thắng hạnh chẳng thể lường
 Các pháp công đức cũng như vậy.
 Đã chứng Như Lai hạnh vô thượng
 Đều biết Chư Phật sức tự tại

Hán Bộ Quyển Thứ 32
Chư Phật tử! Thế nào là đại Bồ tát đẳng pháp giới vô lượng hồi hướng?
Chư Phật tử! Đại Bồ tát này lấy lụa vô cấu để bịt đầu mình, trụ ngôi Pháp Sư rộng thật hành pháp thí, khởi lòng đại từ đại bi an lập chúng sanh nơi tâm Bồ đề, thường làm việc lợi ích không hề thôi nghỉ. Dùng tâm Bồ đề để nuội căn lành. Làm đức thầy Điều ngự cho tất cả chúng sanh, dạy đạo Nhứt thiết trí. Làm mặt trời pháp cho tất cả chúng sanh, dùng ánh sáng căn lành soi khắp tất cả.

Tâm Bồ Tát luôn Bồ đề đối với chúng sanh, tu các hạnh lành không hề thôi dứt.

Tâm Bồ Tát thanh tịnh trí huệ tự tại, chẳng bỏ tất cả tất cả thiện căn đạo nghiệp. Làm thượng chủ đại trí cho tất cả chúng sanh, dắt dẫn họ vào nơi đạo chơn chánh an ổn

Bồ Tát làm hướng đạo cho chúng sanh khiến họ tu tập tất cả pháp lành. Bồ Tát làm thiện hữu vững vàng bất hoại cho tất cả chúng sanh, khiến thiện căn của họ được tăng trưởng thành tựu.


Chư Phật tử! Bực đại Bồ tát này lấy pháp thí làm đầu, phát sanh tất cả pháp lành thanh tịnhnhiếp thọ xu hướng tâm Nhứt thiết trínguyện lực thù thắng rốt ráo kiên cố càng thêm thành tựu, đủ oai đức lớn, nương thiện tri thức, lòng không dua dối, tư duy quan sát môn Nhứt thiết trí vô biên cảnh giới.

Đem thiện căn này hồi hướng như vầy:
Nguyện được tu tập thành tựu thêm lớn tất cả cảnh giới rộng lớn vô ngại.

Nguyện được ở trong chánh giáo của Phật nghe và thọ trì diễn thuyết nhẫn đến một câu một kệ.

Nguyện ghi nhớ được tam thế tất cả Chư Phật trong vô lượng vô biên tất cả thế giới đồng với pháp giới, đã ghi nhớ rồi liền tu hạnh Bồ Tát.

Lại nguyện dùng thiện căn niệm Phật này vì một chúng sanh nơi một thế giới mà tu hạnh Bồ Tát suốt kiếp vị lai.

Như ở một thế giới, cùng tận pháp giới hư không giới tất cả thế giới cũng như vậy.

Như vì một chúng sanh, vì tất cả chúng sanh cũng như vậy.
Bồ Tát này dùng thiện phương tiện đại thệ trang nghiêm, mỗi mỗi đều là suốt kiếp vị lai, không hề rời tưởng niệm Chư Phật, các bực thiện tri thức, thường thấy Chư Phật hiện thân ở trước mình. Không có một Đức Phật nào xuất thế mà không được gần gũi.
Phạm hạnh tịch tịnh của tất cả Chư Phật và chư Bồ Tát đã khen, đã nói đều thệ nguyện tu hành viên mãn. Nhưng là:
Phạm hạnh chẳng phá, phạm hạnh chẳng khuyết, phạm hạnh chẳng tạp, phạm hạnh chẳng nhơ, phạm hạnh không lỗi, phạm hạnh không bị che, phạm hạnh được Phật khen, phạm hạnh vô sở y, phạm hạnh vô sở đắcphạm hạnh thanh tịnh lợi ích cho Bồ Tátphạm hạnh của tam thế Chư Phật đã tu, phạm hạnh vô ngạiphạm hạnh vô trướcphạm hạnh vô tránhphạm hạnh vô diệt, phạm hạnh an trụ, phạm hạnh vô tỷphạm hạnh vô độngphạm hạnh vô loạn, phạm hạnh vô sân.
Chư Phật tử! Đại Bồ tát nếu có thể vì mình mà tu hành những phạm hạnh thanh tịnh như vậy, thời có thể vì khắp tất cả chúng sanh, làm cho tất cả đều được an trụ, làm cho tất cả đều được hiểu rõ, đều được thành tựu, đều được thanh tịnh, đều được vô cấu, đều được chói sáng, đều lìa trần nhiễm, đều không chướng lòa, đều lìa nhiệt não, đều lìa triền phược, đều lìa hẳn sự ác, nhẫn đến làm cho tất cả chúng sanh đều không những não hạirốt ráo thanh tịnh.
Tại sao vậy?
Vì đại Bồ Tát nếu tự mình ở nơi phạm hạnh chẳng được thanh tịnh thời không thể làm người khác thanh tịnh, nếu có thối chuyển thời không thể làm người khác chẳng thối chuyển, nếu có lỗn hư thời không thể làm người khác không lỗi hư, nếu có xa lìa thời không thể làm người khác thường chẳng lìa, nếu có giải đãi thời không thể làm người khác chẳng giải đãi, chẳng tin chắc thời không thể làm người khác tin chắc, nếu chẳng an trụ thời không thể làm người khác an trụ, nếu chẳng chứng nhập thời không thể làm người khác chứng nhập, nếu có buông bỏ thời không thể làm người khác chẳng buông bỏ, nhẫn đến tự mình đối với phạm hạnh nếu có tán động thời không thể làm cho tâm người khác chẳng tán động.
Vì đại Bồ Tát đã an trụ nơi hạnh không điên đảo, nói pháp không điên đảolời nói thành thiệt, tu hành đúng lời Phật dạy, thân, khẩu, ý thanh tịnh lìa những tạp nhiễm, trụ hạnh vô ngại, diệt tất cả chướng.
Đại Bồ Tát tự mình đã được tâm thanh tịnh mà vì người khác nói pháp tâm thanh tịnh, tự tu hạnh hòa nhẫn dùng thiện căn điều phục tâm mình, rồi làm người khác cũng tu hạnh hòa nhẫn dùng các thiện căn điều phục tâm mình, tự đã lìa nghi hối cũng làm người khác lìa hẳn nghi hối, tự được đức tin thanh tịnh cũng làm người khác được tịnh tín chẳng hư hoại, tự an trụ chánh pháp cũng làm cho chúng sanh an trụ nơi chánh pháp.
Chư Phật tử! Đại Bồ tát lại đem thiện căn do pháp thí mà có, để hồi hướng như vầy:
Nguyện cho tôi được vô tận pháp môn của Chư Phật rồi vì khắp chúng sanh mà phân biệt diễn nói cho họ đều hoan hỷ thỏa mãn, dẹp trừ tất cả dị luận ngoại đạo.


Nguyện tôi có thể vì tất cả chúng sanh diễn nói chánh pháp của tam thế Chư Phật, đối với sự sanh khởi của mỗi mỗi pháp, nghĩa lý của mỗi mỗi pháp, danh ngôn của mỗi mỗi pháp, an lập của mỗi mỗi pháp, giải thuyết của mỗi mỗi pháp, hiển thị của mỗi mỗi pháp, môn hộ của mỗi mỗi pháp, ngộ nhập của mỗi mỗi pháp, quan sát của mỗi mỗi pháp, phận vị của mỗi mỗi pháp, tôi đều được vô biên vô tận pháp tạng, được vô sở úy, đủ tứ biện tài vì chúng sanh mà phân biệt giải thuyết vô cùng vô tận suốt thuở vị lai. Như thế là vì muốn cho tất cả chúng sanh lập chí nguyện thù thắng phát sanh biện tài vô ngại không sai lầm, đều được hoan hỷ, đều được thành tựu trí huệ tùy theo tiếng của các loài mà diễn thuyết không dứt. Vì muốn cho tất cả chúng sanh tin chắc vui mừng trụ Nhứt thiết trí, biết rõ các pháp không còn mê lầm, tự nghĩ rằng : Tôi sẽ ở khắp tất cả thế giới vì chúng sanh mà siêng năng tu tập, được thân vô lượng tự tại khắp pháp giới, được tâm vô lượng quảng đại khắp pháp giới, được đủ âm thanh vô lượng thanh tịnh khắp pháp giới, hiện đạo tràng vô lượng khắp pháp giới, tu hạnh Bồ Tát vô lượng khắp pháp giới, được an trụ bực Bồ Tát vô lượng khắp pháp giớichứng đức bình đẳng vô lượng của Bồ Tát khắp pháp giới, học pháp Bồ Tát vô lượng khắp pháp giới, trụ hạnh Bồ Tát vô lượng khắp pháp giới, nhập hồi hướng Bồ Tát vô lượng khắp pháp giới.
Trên đây là đại Bồ Tát đem các thiện căn để hồi hướng, vì muốn cho chúng sanh đều được thành tựu Nhứt thiết trí.
Chư Phật tử! Đại Bồ tát lại đem thiện căn hồi hướng như vầy:
Vì muốn thấy vô lượng Chư Phật khắp pháp giới, vì điều phục vô lượng chúng sanh khắp pháp giới, vì trụ trì vô lượng cõi Phật khắp pháp giới, vì chứng vô lượng trí Bồ Tát khắp pháp giới, vì được vô úy vô lượng khắp pháp giới, vì thành vô lượng đà la ni của Bồ Tát khắp pháp giới, vì được an trụ vô lượng bất tư nghì của Bồ Tát khắp pháp giới, vì đủ vô lượng công đức khắp pháp giới, vì đầy vô lượng thiện căn lợi ích chúng sanh khắp pháp giới.
Đại Bồ Tát lại nguyện do căn lành này khiến tôi được phước đức bình đẳngtrí huệ bình đẳng, lực bình đẳngvô úy bình đẳngthanh tịnh bình đẳngtự tại bình đẳngchánh giác bình đẳngthuyết pháp bình đẳng, nghĩa bình bình đẳngquyết định bình đẳngthần thông bình đẳng. Tất cả pháp trên đây đều được viên mãn.

Tôi được như thế nào, nguyện tất cả chúng sanh cũng đồng được như tôi.
Chư Phật tử! Đại Bồ tát lại đem thiện căn hồi hướng như vầy:
Như pháp giới vô lượngthiện căn hồi hướng cũng như vậy, được trí huệ vô lượng

Như pháp giới vô biênthiện căn hồi hướng cũng như vậy, thấy Chư Phật vô biên

Như pháp giới vô hạn, thiện căn hồi hướng cũng như vậy, đến vô hạn Phật độ

Như pháp giới vô tếthiện căn hồi hướng cũng như vậy, nơi tất cả thế giới tu hạnh Bồ Tát không có tế hạn.

Như pháp giới vô đoạn, thiện căn hồi hướng cũng như vậy, an trụ Nhứt thiết trí trọn chẳng đoạn tuyệt

Như pháp giới một tánh, thiện căn hồi hướng cũng vậy đồng một trí tánh với tất cả chúng sanh

Như pháp giới tự tánh thanh tịnhthiện căn hồi hướng cũng vậy, làm cho tất cả chúng sanh được rốt ráo thanh tịnh.

Như pháp giới tùy thuậnthiện căn hồi hướng cũng như vậy, làm cho tất cả chúng sanh đều tùy thuận hạnh nguyện Phổ Hiền

Như pháp giới trang nghiêmthiện căn hồi hướng cũng vậy, làm cho tất cả chúng sanh dùng hạnh Phổ Hiền mà trang nghiêm

Như pháp giới không thể mất hư, thiện căn hồi hướng cũng vậy, làm cho các Bồ Tát chẳng mất hư những hạnh thanh tịnh.
Chư Phật tử! Đại Bồ tát lại đem thiện căn này hồi hướng như vầy:
Nguyện đem thiện căn này phụng thờ thiện căn Chư Phật, chư Bồ Tát đều hoan hỷ.

Nguyện do thiện căn này mau được vào Nhứt thiết trí.

Nguyện do thiện căn này tu Nhứt thiết trí khắp tất cả mọi nơi.

Nguyện do thiện căn này mà tất cả chúng sanh thường được qua thấy tất cả Chư Phật.

Nguyện do tất cả này mà tất cả chúng sanh thường được thấy Chư Phật và hay làm Phật sự.

Nguyện do thiện căn này làm cho tất cả chúng sanh thường được thấy Phật, đối với những Phật sự chẳng sanh lòng lười trễ.

Nguyện do thiện căn này làm cho tất cả chúng sanh thường được thấy Phật lòng thanh tịnh hoan hỷ không thối chuyển.

Nguyện do thiện căn này làm cho tất cả chúng sanh thường được thấy Phật, lòng khéo hiểu rõ.

Nguyện do thiện căn này làm cho tất cả chúng sanh thường được thấy Phật, chẳng sanh lòng chấp trước.

Nguyện do thiện căn này làm cho tất cả chúng sanh thường được thấy Phật, thấu suốt vô ngại.

Nguyện do thiện căn này làm cho tất cả chúng sanh thường được thấy Phật, thành hạnh Phổ Hiền.

Nguyện do thiện căn này làm cho tất cả chúng sanh thường được thấy Phật hiện ra trước không lúc nào tạm bỏ.

Nguyện do thiện căn này làm cho tất cả chúng sanh thường được thấy Phật, phát sanh vô lượng thần lực của Bồ Tát.

Nguyện do thiện căn này làm cho tất cả chúng sanh thường được thấy Phật, nơi tất cả pháp trọn không quên mất.
Chư Phật tử! Đại Bồ tát lại đem những thiện căn hồi hướng như vầy:
Hồi hướng như tánh vô khởi của pháp giới

Hồi hướng như tánh căn bổn của pháp giới

Hồi hướng như tự thể tánh của pháp giới

Hồi hướng như tánh vô sở y của pháp giới

Hồi hướng như tánh không quên mất của pháp giới

Hồi hướng như tánh không vô tánh của pháp giới

Hồi hướng như tánh tịch tịnh của pháp giới

Hồi hướng như tánh vô xứ sở của pháp giới

Hồi hướng như tánh không hiên động của pháp giới

Hồi hướng như tánh vô sai biệt của pháp giới.
Chư Phật tử! Đại Bồ tát lại đem pháp thí, có bao nhiêu sự tuyên dạy, có bao nhiêu sự khai ngộ, và những thiện căn do đây phát khởi để hồi hướng như vầy:
Nguyện tất cả chúng sanh thành Bồ TátPháp Sư thường được Chư Phật hộ niệm.

Nguyện tất cả chúng sanh làm Vô thượng Pháp Sư phương tiện an lập tất cả chúng sanh nơi Nhứt thiết trí.

Nguyện tất cả chúng sanh làm Pháp Sư không thua sút, không ai vấn nạn cùng tận được.

Nguyện tất cả chúng sanh làm vô ngại Pháp Sư được quang minh vô ngại nơi tất cả pháp.

Nguyện tất cả chúng sanh làm trí tạng Pháp Sư hay khéo diễn thuyết tất cả Phật pháp.

Nguyện tất cả chúng sanh thành tự tại Pháp Sư khéo phân biệt trí huệ của Như Lai.

Nguyện tất cả chúng sanh làm như nhãn Pháp Sư nói pháp như thiệt không do người khác dạy.

Nguyện tất cả chúng sanh làm phước đức ghi nhớ tất cả Phật pháp thuyết pháp đúng lý không trái cú nghĩa.

Nguyện tất cả chúng sanh làm Pháp Sư tu hành đạo vô tuớng, tự trang nghiêm với những diệu tướng, phóng vô lượng quang minh khéo vào các pháp.

Nguyện tất cả chúng sanh làm đại thân Pháp Sư, thân lớn đầy khắp tất cả quốc độ nổi mây pháp lớn, mưa những Phật pháp.

Nguyện tất cả chúng sanh làm hộ pháp tạng Pháp Sư, dựng thắng tràng hộ trì Phật pháp khiến biển chánh pháp không khuyết giảm.

Nguyện tất cả chúng sanh làm pháp nhựt Pháp Sư được biện tài của Phật khéo nói các pháp.

Nguyện tất cả chúng sanh làm diệu âm phương tiện Pháp Sư khéo diễn nói vô biên pháp tạng.

Nguyện tất cả chúng sanh làm đáo bĩ ngạn Pháp Sư dùng trí thần thông khai tạng chánh pháp.

Nguyện tất cả chúng sanh làm an trụ chánh pháp Pháp Sư diễn nói trí huệ rốt ráo của Như Lai.

Nguyện tất cả chúng sanh làm liễu đạt chư pháp Pháp Sư hay nói vô lượng vô tận công đức.

Nguyện tất cả chúng sanh là Pháp Sư không phỉnh dối thế gian, hay dùng phương tiện làm cho mọi người vào thiệt tế

Nguyện tất cả chúng sanh làm Pháp Sư phá các chúng ma, hay khéo rõ biết tất cả nghiệp ma.

Nguyện tất cả chúng sanh làm Pháp Sư được Chư Phật nhiếp thọ, rời tâm ngã, ngã sở và nhiếp thọ.

Nguyện tất cả chúng sanh làm Pháp Sư an ổn tất cả thế gianthành tựu nguyện lực thuyết pháp của Bồ Tát.
Chư Phật tử! Đại Bồ tát lại đem các thiện căn hồi hướng như vầy:
Chẳng vì chấp lấy nghiệp mà hồi hướng. Chẳng vì chấp lấy báo mà hồi hướng. Chẳng vì chấp lấy tâm mà hồi hướng. Chẳng vì chấp lấy pháp mà hồi hướng. Chẳng vì chấp lấy sự mà hồi hướng. Chẳng vì chấp lấy nhơn mà hồi hướng. Chẳng vì chấp lấy ngữ ngônâm thanh mà hồi hướng. Chẳng vì chấp lấy danh, cú, văn thân mà hồi hướng. Chẳng vì chấp lấy hồi hướng mà hồi hướng. Chẳng vì chấp lấy lợi ích chúng sanh mà hồi hướng.
Chư Phật tử! Đại Bồ tát lại đem thiện căn hồi hướng như vầy:
Chẳng vì tham lấy cảnh giới của sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp mà hồi hướng. Chẳng vì cầu sanh cõi Trời mà hồi hướng. Chẳng vì cầu dục lạc mà hồi hướng. Chẳng vì mến cảnh giới cõi Dục mà hồi hướng. Chẳng vì cầu quyến thuộc mà hồi hướng. Chẳng vì cầu tự tại mà hồi hướng. Chẳng vì cầu vui sanh tử mà hồi hướng. Chẳng vì chấp lấy sanh tử mà hồi hướng. Chẳng vì thích các cõi hữu lậu mà hồi hướng. Chẳng vì cầu sự vui hòa hiệp mà hồi hướng. Chẳng vì cầu chỗ đáng thích lấy mà hồi hướng. Chẳng vì ôm lòng độc hại mà hồi hướng.

Vì chẳng để thiện căn hư hoại mà hồi hướng. Vì chẳng y tựa ba cõi mà hồi hướng. Vì chẳng chấp các thiền định giải thoát tam muội mà hồi hướng. Vì chẳng trụ Thanh Văn thừaBích Chi Phật thừa mà hồi hướng.

Chỉ vì giáo hóa điều phục tất cả chúng sanh mà hồi hướng. Chỉ vì thành tựu viên mãn trí Nhứt thiết trí mà hồi hướng. Chỉ vì được 0trí vô ngại mà hồi hướng. Chỉ vì được thiện căn thanh tịnh vô ngại mà hồi hướng. Chỉ vì làm cho tất cả chúng sanh thoát khỏi sanh tử chứng đại trí huệ mà hồi hướng. Chỉ vì làm cho tâm đại Bồ đề như Kim Cang không hư hoại mà hồi hướng. Chỉ vì thành tựu pháp rốt ráo bất tử mà hồi hướng. Chỉ vì dùng vô lượng trang nghiêm để trang nghiêm chủng tánh Phật thị hiện Nhứt thiết trí tự tại mà hồi hướng. Chỉ vì cầu trí nhứt thiết pháp minh đại thần thông mà hồi hướng. Chỉ vì ở khắp pháp giới hư không giới tất cả Phật độ thật hành hạnh Phổ Hiền viên mãn bất hối, mặc áo giáp đại nguyện kiên cố, làm cho tất cả chúng sanh an trụ nơi bực Phổ Hiền mà hồi hướng. Chỉ vì tột kiếp vị lai độ thoát chúng sanh thường không thôi nghỉ, thị hiện bực Nhứt thiết trí quang minh vô ngại hằng không dứt mà hồi hướng.
Chư Phật tử! Đại Bồ tát lúc đem thiện căn đó hồi hướng, thời dùng tâm như vầy mà hồi hướng:
Dùng tâm bổn tánh bình đẳng mà hồi hướng. Dùng tâm pháp tánh bình đẳng mà hồi hướng. Dùng tâm tất cả chúng sanh vô lượng bình đẳng mà hồi hướng. Dùng tâm vô tránh bình đẳng mà hồi hướng. Dùng tâm tự tánh vô khởi bình đẳng mà hồi hướng. Dùng tâm biết các pháp không loạn mà hồi hướng. Dùng tâm vào tam thế bình đẳng mà hồi hướng. Dùng tâm phát sanh tam thế Phật chủng tánh mà hồi hướng. Dùng tâm được thần thông bất thối mà hồi hướng. Dùng tâm sanh thành hạnh Nhứt thiết trí mà hồi hướng.
Lại vì làm cho tất cả chúng sanh lìa hẳn tất cả địa ngục mà hồi hướng.

Vì làm cho tất cả chúng sanh chẳng vào loài súc sanh mà hồi hướng.

Vì làm cho tất cả chúng sanh chẳng đến chỗ Diêm Vương mà hồi hướng.

Vì làm cho tất cả chúng sanh trừ diệt tất cả pháp chướng đạo mà hồi hướng.

Vì làm cho tất cả chúng sanh đầy đủ tất cả thiện căn mà hồi hướng.

Vì làm cho tất cả chúng sanh có thể ứng thời chuyển pháp luân khiến mọi loài đều hoan hỷ mà hồi hướng.

Vì làm cho tất cả chúng sanh vào Thập lực mà hồi hướng.

Vì làm cho tất cả chúng sanh đầy đủ vô biên pháp nguyện thanh tịnh của Bồ Tát mà hồi hướng.

Vì làm cho tất cả chúng sanh tùy thuận tất cả thiện tri thức giáo hóa tâm Bồ đề được đầy đủ mà hồi hướng.

Vì làm cho tất cả chúng sanh thọ trì tu hành Phật pháp rất sâu được Phật trí huệ mà hồi hướng.

Vì làm cho tất cả chúng sanh tu hạnh vô ngại của Bồ Tát luôn hiện tiền mà hồi hướng.

Vì làm cho tất cả chúng sanh thường thấy Chư Phật hiện tiền mà hồi hướng.

Vì làm cho tất cả chúng sanh được pháp quang minh thanh tịnh thường hiện tiền mà hồi hướng.

Vì làm cho tất cả chúng sanh được trí bất tư nghì của Bồ Tát thường hiện tiền mà hồi hướng.

Vì làm cho tất cả chúng sanh cứu hộ khắp mọi loài khiến tâm đại bi thanh tịnh thường hiện tiền mà hồi hướng.

Vì làm cho tất cả chúng sanh dùng bất khả thuyết bất khả thuyết đồ trang nghiêm thắng diệu để trang nghiêm tất cả Phật độ mà hồi hướng.

Vì làm cho tất cả chúng sanh diệt trừ tất cả ma nghiệp mà hồi hướng.

Vì làm cho tất cả chúng sanh ở nơi tất cả Phật độ đều không y tựa luôn tu hạnh Bồ Tát mà hồi hướng.

Vì làm cho tất cả chúng sanh phát tâm Nhứt thiết chủng trí vào tất cả pháp môn rộng lớn của Phật mà hồi hướng.
Chư Phật tử! Đại Bồ tát lại đem thiện căn chánh niệm thanh tịnh mà hồi hướngTrí huệ quyết định mà hồi hướng. Biết hết tất cả Phật pháp phương tiện mà hồi hướng. Vì thành tựu trí vô lượng vô ngại mà hồi hướng. Vì muốn đầy đủ tâm thanh tịnh thủ thắng mà hồi hướng. Vì tất cả chúng sanh trụ nơi đại từmà hồi hướng. Vì tất cả chúng sanh trụ nơi đại bi mà hồi hướng. Vì tất cả chúng sanh trụ nơi đại hỷ mà hồi hướng. Vì tất cả chúng sanh trụ nơi đại xả mà hồi hướng. Vì lìa hẳn chấp trước hai bên, an trụ thiện căn thù thắng mà hồi hướng.

Vì tư duy quán sát phân biệt diễn thuyết tất cả pháp duyên khởi mà hồi hướng. Vì lập tâm tràng đại dũng mãnh mà hồi hướng. Vì lập tạng tràng vô năng thắng mà hồi hướng. Vì phá các ma chúng mà hồi hướng.

Vì được tâm vô ngại thanh tịnh đối với tất cả pháp mà hồi hướng. Vì tu tất cả hạnh Bồ Tát không thối chuyển mà hồi hướng. Vì được tâm thích cầu pháp đệ nhứt thù thắng mà hồi hướng. Vì được tâm thích cầu những pháp công đức Nhứt thiết chủng trí tự tại thanh tịnh mà hồi hướng. Vì viên mãn tất cả nguyện, trừ tất cả đấu tránh, được pháp vô ngại thanh tịnh của Phật, vì chúng sanh chuyển pháp luân bất thối mà hồi hướng.

Vì được pháp vô thượng thù thắng của Phật do trăm ngàn quang minh của mặt trời trí huệ trang nghiêm chiếu khắp tất cả chúng sanh trong pháp giớimà hồi hướng. Vì muốn điều phục tất cả chúng sanh tùy chỗ họ ưa thích thường làm cho họ được thỏa mãn, chẳng bỏ bổn nguyện, cùng tận thuở vị lai nghe chánh pháptu tập đại hạnh, được trí huệ thanh tịnh quang minh không cấu nhiễm, dứt trừ tất cả kiêu mạntiêu diệt tất cả phiền não, xé lưới ái dục, phá tối ngu si, đầy đủ pháp vô cấu vô ngại mà hồi hướng. Vì tất cả chúng sanh, trong vô số kiếp thường siêng tu tập hạnh Nhứt thiết trí không thối chuyển, mỗi chúng sanh đều khiến được diệu huệ vô ngại, không ngớt thị hiện thần thông tự tại của Phật mà hồi hướng.
Chư Phật tử! Đại Bồ tát lúc đem những thiện căn hồi hướng như vậy, chẳng tham trước cảnh giới ngũ dục của ba cõi.  Tại sao vậy?
Vì đại Bồ Tát phải sủng thiện căn không tham mà hồi hướng. Phải dùng thiện căn không sân mà hồi hướng. Phải dùng thiện căn không si mà hồi hướng. Phải dùng thiện căn chẳng hại mà hồi hướng. Phải dùng thiện căn lìa kiêu mạn mà hồi hướng. Phải dùng thiện căn chẳng dua dối mà hồi hướng. Phải dùng thiện căn chất trực mà hồi hướng. Phải dùng thiện căn tinh tấn mà hồi hướng. Phải dùng thiện căn tu tập mà hồi hướng.
Chư Phật tử! Đại Bồ tát lúc hồi hướng như vậy, được tâm tính tín, nơi hạnh Bồ Tát vui mừng nhẫn thọ, tu tập đạo thanh tịnh của đại Bồ Tát, đủ Phật chủng tánh, được Phật trí huệ, bỏ tất cả ác, lìa các ma nghiệp, gần gũi thiện hữuthành tựu đại nguyện của mình, thỉnh các chúng sanh lập hội đại thí.
Chư Phật tử! Đại Bồ tát lại đem thiện căn do pháp thí sanh ra đây mà hồi hướng như vầy :
Làm cho tất cả chúng sanh được diệu âm thanh tịnh, được nhu nhuyến âm, được thiên cổ âm, được vô lượng vô số bất tư nghì âm, được khả ái nhạo âm, được thanh tịnh âm, được âm thanh cùng khắp tất cả Phật độ, được âm thanh trang nghiêm với trăm ngàn ức na do tha bất khả thuyết công đức, được âm thanh cao xa, được âm thanh lớn rộng được âm thanh diệt tất cả tán loạn, được âm thanh đầy khắp pháp giới, được âm thanh nhiếp tất cả ngữ ngôn của chúng sanh, được trí biết vô biên âm thanh của tất cả chúng sanh, được trí âm thanh tất cả ngôn ngữ đều thanh tịnh, được trí âm thanh vô lượng ngôn ngữ, được âm thanh tự tại vào trí tất cả âm thanh, được tất cả âm thanh trang nghiêm thanh tịnh, được âm thanh tất cả thế gian không nhàm đủ, được âm thanh rốt ráo chẳng hệ thuộc tất cả thế gian, được hoan hỷ âm, được âm thanh ngôn ngữ thanh tịnh của Phật, được âm thanh diễn thuyết tất cả Phật pháp xa lìa mê lòa danh tiếng đồn khắp được âm thanh khiến tất cả chúng sanh được tất cả pháp đà la ni trang nghiêm, được âm thanh diễn thuyết vô lượng tất cả pháp, được âm thanh đến khắp pháp giới vô lượng chúng hội đạo tràng, được âm thanh nhiếp trì khắp bất tư nghì pháp cú Kim Cang, được âm thanh khai thị tất cả pháp, được âm thanh tạng trí huệ hay nói bất khả thuyết câu chữ sai biệt, được âm thanh chẳng ngớt diễn thuyết tất cả pháp vô sở trước, được âm thanh tất cả pháp sáng chói, được âm thanh có thể làm cho tất cả thế gian thanh tịnh rốt ráo đến Nhứt thiết trí, được âm thanh nhiếp khắp cú nghĩa của tất cả pháp, được âm thanh thần lực hộ trì tự tại vô ngại, được âm thanh đến trí rốt ráo cả thế gian.
Đại Bồ Tát lại đem căn lành này làm cho tất cả chúng sanh được âm thanh không hạ liệt, được âm thanh không bố úy, được âm thanh không nhiễm trước, được âm thanh tất cả đạo tràng đại chúng đều hoan hỷ, được âm thanh tùy thuận mỹ diệu, được âm thanh nói tất cả Phật pháp, được âm thanh dứt nghi niệm của tất cả chúng sanh làm cho họ đều được giác ngộ. Được âm thanh đầy đủ biện tài, được âm thanh giác ngộ giấc ngủ dài của tất cả chúng sanh.

Chư Phật tử! Đại Bồ tát lại đem thiện căn hồi hướng như vầy:
Nguyện tất cả chúng sanh được Pháp thân thanh tịnh lìa những lỗi ác.

Nguyện tất cả chúng sanh được công đức tịnh diệu lìa những lỗi ác.

Nguyện tất cả chúng sanh được diệu tướng thanh tịnh lìa những lỗi ác.

Nguyện tất cả chúng sanh được nghiệp quả thanh tịnh lìa những lỗi ác.

Nguyện tất cả chúng sanh được tâm Nhứt thiết trí thanh tịnh lìa những lỗi ác.

Nguyện tất cả chúng sanh được tâm Bồ đề thanh tịnh vô lượng lìa những lỗi ác.

Nguyện tất cả chúng sanh được phương tiện thanh tịnh lìa những lỗi ác, biết rõ các căn tánh.

Nguyện tất cả chúng sanh được tín giải thanh tịnh lìa những lỗi ác.

Nguyện tất cả chúng sanh được thanh tịnh siêng tu hạnh nguyện vô ngại lìa những lỗi ác.

Nguyện tất cả chúng sanh được chánh niệm biện tài trí huệ thanh tịnh lìa những lỗi ác.
Chư Phật tử! Đại Bồ tát lại vì tất cả chúng sanh đem tất cả thiện căn hồi hướng như vầy:
Nguyện được những thân vi diệu, như là: Thân sáng chói, thân lìa nhơ trược, thân không nhiễm, thân thanh tịnh, thân rất thanh tịnh, thân ly trần, thân lý cấu, thân đáng thích, thân vô ngại.
Lại vì tất cả chúng sanh, nơi tất cả thế giới đại Bồ Tát hiện hình tượng nghiệp báo; nơi tất cả thế gian hiện hình tượng ngôn thuyết; nơi tất cả cung điện hiện hình tượng an lập. Như trong gương sáng sạch, tất cả hình tượng đều tự nhiên hiển hiện. Chỉ bày cho chúng sanh hạnh đại Bồ đềdiệu pháp thậm thâm, các thứ công đức, những đạo tu hành, những hạnh thành tựu hạnh nguyện của Bồ Tát.

Lại cũng chỉ bày cho chúng sanh thấy biết Đức Phật xuất thế nơi một thế giới, nơi tất cả thế giới.

Chỉ bày thần thông biến hóa của tất cả Phật, chỉ bày oai lực giải thoát bất tư nghì của chư Bồ Tát cho tất cả chúng sanh. Lại chỉ dạy cho tất cả chúng sanh thành mãn hạnh nguyện và tất cả trí tánh của Phổ Hiền Bồ Tát.
Đại Bồ Tát phương tiện dùng những thân thanh tịnh vi diệu như vậy để nhiếp thủ tất cả chúng sanh, làm cho họ đều thành tựu thân Nhứt thiết trí công đức thanh tịnh.
Chư Phật tử! Đại Bồ tát lại đem thiện căn do pháp thí phát sanh mà hồi hướng như vầy:
Nguyện thân tôi tùy ở thế giới nào mà tu hạnh Bồ Tátchúng sanh được thấy thời đều chẳng luống uổng, họ đều phát tâm Bồ đề trọn không thối chuyểnthuận theo nghĩa chơn thiệt không bị lay động, nơi tất cả thế giới, tột kiếp vi lai luôn an trụ nơi đạo Bồ Tát không hề mỏi nhàm, đại bi tràn khắp lượng đồng pháp giới, biết căn tánh của chúng sanhthuyết pháp phải thời luôn không thôi nghỉ.

Đối với các bực thiện tri thức tâm thường chánh niệm, nhẫn đến chẳng bỏ rời khoảng một sát na.

Tất cả Chư Phật thường hiện tiền lòng vững chánh niệm chưa hề tạm thời giải đãi.

Tu những thiện căn không chút hư đối. Đặt để chúng sanh nơi Nhứt thiết trí làm cho họ không thối chuyển, đủ tất cả ánh sáng Phật pháp, giữ mây đại pháp, thọ mưa đại pháp, tu hạnh Bồ Tát, vào tất cả chúng sanh, vào tất cả Phật độ, vào tất cả pháp, vào tất cả ba đời, vào trí nghiệp báo của tất cả chúng sanh, vào trí phương tiện khéo léo của tất cả Bồ Tát, vào trí xuất sanh của tất cả Bồ Tát, vào trí cảnh giới thanh tịnh của tất cả Bồ Tát, vào thần thông tự tại của tất cả Phật, vào tất cả vô biên pháp giới an trụ nơi đây để tu hạnh Bồ Tát

Hán Bộ Quyển Thứ 33
Chư Phật tử! Đại Bồ tát lại đem thiện căn do tu tập pháp thí mà hồi hướng như vầy:
Nguyện tất cả cõi Phật thảy đều thanh tịnh, dùng bất khả thuyết bất khả thuyết đồ tốt đẹp để trang nghiêm.

Mỗi mỗi cõi Phật rộng lớn như pháp giới, thuần thiện, vô ngạithanh tịnhsáng suốt, Chư Phật hiện thành bực Vô thượng Chánh giác ở trong đó. Cảnh giới thanh tịnh trong một cõi Phật đều có thể hiển hiện tất cả cõi Phật. Như một cõi Phật, tất cả cõi Phật cũng như vậy.
Mỗi mỗi cõi đều dùng vô lượng vô biên đồ trang nghiêm châu báu thanh tịnh để nghiêm sức. Như là:
Vô số bửu tóa thanh tịnh trải bửu y. Vô số bửu trướng rủ giăng bửu võng.  Vô số bửu cái nhiều châu báu chói suốt lẫn nhau. Vô số bửu vân mưa các châu báuVô số bửu hoa xinh đẹp trong sạchVô số bao lơn lan can thanh tịnh bằng châu ngọcVô số bửu linh luôn vang ra tâm thanh vi diệu của Phật khắp pháp giớiVô số bửu liên hoa nở màu đẹp báu chói sángVô số bửu thọ thành hàng khắp nơi hoa trái đều bằng vô lượng diệu bửu. Vô số cung điện báu trong đó có vô lượng Bồ TátVô số lâu các báu rộng rãi tráng lệ nối dài xa gầnVô số rào giậu báu trang nghiêm xinh đẹp bằng châu báuVô số cửa nẻo báu, chuỗi báu đẹp rủ giăng. Vô số cửa song báu trang nghiêm thanh tịnh bằng bất tư nghì châu báuVô số bửu đa la hình bán nguyệt các loại châu báu họp thành.

Tất cả như vậy đều bằng châu báu đẹp trang nghiêm thanh tịnh chẳng thể nghĩ bàn, đều do thiện căn của Như Lai phát khởi, đủ vô số bửu tạng trang nghiêm.
Lại có vô số sông ngòi báu chảy ra tất cả pháp lành thanh tịnhVô số biển báu chứa đầy pháp thủyVô số bạch liên hoa thường phát ra tiếng diệu pháp trong trắngVô số núi bửu Tu Ditrí huệ Sơn Vương cao vọi thanh tịnhVô số diệu bửu tám góc, xâu bằng giây báu rất trang nghiêm thanh tịnhVô số tịnh quang bửu thường phóng đại trí quang minh vô ngại chiếu khắp pháp giớiVô số bửu linh khua đánh lẫn nhau vang tiếng vi diệuVô số báu thanh tịnh đầy những Bồ Tát bửu. Vô số lụa màu báu sáng sạch thòng rủ khắp nơi. Vô số tràng báu đẹp dùng bán nguyệt bửu để trang sức. Vô số bửu phan khắp rơi vô lượng bửu phan. Vô số bửu đài giăng rủ giữa hư không trang nghiêm rất đẹp. Vô số thảm báu mịn màng êm mát. Vô số vòng báu hiển bày Nhứt thiết trí nhãn của Bồ Tát.

Vô số bửu anh lạc, mỗi anh lạctrăm ngàn Bồ Tát thượng diệu trang nghiêmVô số cung điện báu diệu tuyệt vượt hơn tất cả. Vô số đồ trang nghiêm báu bằng Kim Cang ma niVô số các loại trang nghiêm báu luôn hiện màu đẹp thanh tịnhVô số báu thanh tịnh hình khác lạ ánh sáng chói suốt. Vô số bửu sơn bao quanh làm tường vách thanh tịnh vô ngạiVô số bửu hương mùi thơm xông khắp tất cả thế giớiVô số bửu biến hóa, mỗi sự biến hóa đều khắp pháp giớiVô số quang minh báu, mỗi mỗi quang minh hiện tất cả quang minh.
Lại có vô số bửu quang minh, trí quang thanh tịnh chiếu rõ các pháp. Lại có vô số bửu quang minh người, mỗi mỗi quang minh đều khắp pháp giới. Có vô số bửu xứ, mỗi xứ đều đủ tất cả châu báuVô số bửu tạng khai thị tất cả tạng báu chánh phápVô số bửu tràng, tràng tướng Như Lai cao hơn tất cả. Vô số bửu hiền, tượng hiền đại trí thanh tịnh viên mãn. Vô số bửu viên, trong vườn xuất sanh tam muội hỷ lạc của chư Bồ Tát

Vô số bửu âm, diệu âm của Như Lai dạy khắp thế gianVô số bửu hình, mỗi mỗi hình đều phóng vô lượng quang minh diệu phápVô số bửu tướng, mỗi mỗi tướng đều vượt hơn các tướng. Vô số bửu oai nghi, ai thấy được đều phát sanh sự hỷ lạc của Bồ TátVô số bửu tụ, ai thấy được đều phát sanh bửu tụ trí huệ

Vô số bửu an trụ, ai thấy được đều sanh bửu tâm thiện trụVô số bửu y phục, ai được mặc thời phát sanh vô tỷ tam muội của chư Bồ TátVô số bửu ca sa, ai được đắp thời vừa phát tâm liền được môn thiện kiến đà la ni.

Vô số bửu tu tập, ai được thấy thời biết tất cả bửu đều là nghiệp quả quyết định thanh tịnh

Vô số bửu vô ngại tri kiến, ai được thấy thời được tất cả pháp nhãn thanh tịnhVô số bửu quang tạng, ai được thấy thời được thành tựu tạng đại trí huệVô số bửu tòa, Đức Phật ngự trên đó chuyển diệu pháp luân

Vô số bửu đăng thường phóng quang minh trí huệ thanh tịnh.
Lại có vô số bửu đa la thọ, hàng đều đặn ngay thẳng, dây báu bọc quanh trang nghiêm thanh tịnh.

Cây ấy lại có vô số thân báu tròn thẳng, vô số nhánh báu trang nghiêm rậm rạp, vô số chim bay đậu trong đó, luôn hót tiếng hòa diệu tuyên dương chánh phápvô số lá báu phóng trí quang lớn chói khắp nơi, vô số bông báu trên đó, có vô số Bồ Tát ngồi kiết già bay đi khắp pháp giớivô số trái báu ai thấy đều được quả Nhứt thiết chủng trí bất thối.
Lại có vô số bửu tụ lạc, ai thấy đều bỏ lìa pháp tu lạc thế gianvô số bửu đô ấp, trong đó đông đầy chúng sanh tự tại vô ngạiVô số bửu cung điện, nhà vua ở trong đó thân Na La Diên mạnh khỏe, mặc áo giáp chánh pháp lòng không thối chuyểnVô số bửu xá, ai vào đó thời đều trừ được lòng luyến tiếc nhà cửa. Vô số bửu y, ai mặc thời có thể hiểu rõ pháp vô trướcVô số bửu cung điện, xuất gia Bồ Tát ở đầy trong đó. 

Vô số trân ngoại báu, người thấy đều sanh vô lượng hoan hỷVô số bửu luân phóng bất tư nghì quang minh trí huệ chuyển pháp luân bất thốiVô số cây bửu bạt đà bao bằng lưới nhơn đà la trang nghiêm thanh tịnh.

Vô số bửu địa, bất tư nghì bửu xen lẫn trang nghiêmVô số làn hơi báu, tiếng thanh lượng khắp pháp giới

Vô số trống báu, diệu âm hòa nhã chẳng dứt. Vô số bửu chúng sanh đều có thể nhiếp trì pháp bửu vô thượng.

Vô số bửu thân đủ vô lượng công đức diệu bửu. Vô số bửu khẩu thường nói tất cả bửu âm diệu pháp.

Vô số bửu tâm đủ ý thanh tịnh đại trí nguyện bửu. Vô số bửu niệm dứt những ngu lầm, rốt ráo kiên cố Nhứt thiết trí bửu. Vô số bửu minh tụng trì tất cả pháp bửu của Chư Phật. Vô số bửu huệ quyết rõ pháp tạng của tất cả Chư Phật. Vô số bửu trí được viên mãn Nhứt thiết trí bửu. Vô số bửu nhãn xem gẫm Thập lực bửu không chướng ngạiVô số bửu nhĩ nghe căn lành thanh âm khắp pháp giới thanh tịnh vô ngạiVô số bửu tỹ thường ngửi tùy thuận bửu hương thanh tịnhVô số bửu thiệt có thể nói vô lượng những pháp ngữ ngôn. Vô số bửu thân đi khắp mười phương vô ngạiVô số bửu ý thường siêng tu tập hạnh nguyện Phổ HiềnVô số bửu âm, âm thanh tịnh diệu khắp mười phương cõi. Vô số bửu thân nghiệp, tất cả việc làm lấy trí làm đầu. Vô số bửu ngữ nghiệp thường nói tu hành trí bửu vô ngạiVô số bửu ý nghiệp được rốt ráo viên mãn trí bửu rộng lớn vô ngại.
Chư Phật tử! Đại Bồ tát ở trong tất cả Phật độ kia: mỗi một cõi, một phương, một xứ, một chân lông đều có vô lượng vô biên bất khả thuyết chư đại Bồ Tát, thảy đều thành tựu trí huệ thanh tịnh. Khắp pháp giới, tột hư không giới cũng đều như vậy.
Đây là đại Bồ Tát đem những thiện căn để hồi hướng. Nguyện khắp tất cả Phật độ đều đủ các thứ diệu bửu trang nghiêm như đã có nói rộng ở trước. Những hương trang nghiêm, hoa trang nghiêmtràng hoa trang nghiêm, hương thoa trang nghiêm, hương đốt trang nghiêm, hương bột trang nghiêm, y trang nghiêm, lọng trang nghiêm, tràng trang nghiêm, phan trang nghiêmma ni bửu trang nghiêmLần lượt nhẫn đến trăm lần hơn đây đều nói rộng như bửu trang nghiêm.
Chư Phật tử! Đại Bồ tát đem thiện căn do pháp thí chứa nhóm, vì để làm lớn các thiện căn mà hồi hướng.

Vì nghiêm tịnh tất cả Phật độ mà hồi hướng. Vì thành tựu tất cả chúng sanh mà hồi hướng.

Vì làm cho tất cả chúng sanh tâm được thanh tịnh bất động mà hồi hướng.

Vì làm cho tất cả chúng sanh đều vào Phật pháp thậm thâm mà hồi hướng.

Vì làm cho tất cả chúng sanh đều được công đức thanh tịnh tối thượng mà hồi hướng.

Vì làm cho tất cả chúng sanh đều được phước lục thanh tịnh bất hoại mà hồi hướng.

Vì làm cho tất cả chúng sanh đều được trí lực vô tận độ muôn loài vào Phật pháp mà hồi hướng.

Vì làm cho tất cả chúng sanh vô lượng ngôn âm bình đẳng thanh tịnh mà hồi hướng.

Vì làm cho tất cả chúng sanh đều được trí nhãn bình đẳng vô ngại khắp pháp giới mà hồi hướng.

Vì làm cho tất cả chúng sanh đều được niệm thanh tịnh biết tất cả thế giới thuở kiếp quá khứ mà hồi hướng.

Vì làm cho tất cả chúng sanh đều được trí huệ vô ngại rộng lớn quyết rõ tất cả pháp tạng mà hồi hướng.

Vì làm cho tất cả chúng sanh đều được đại Bồ đề vô hạnh lượng cùng khắp pháp giới không chướng ngại mà hồi hướng. Vì làm cho tất cả chúng sanh đều được đồng thể thiện căn bình đẳng vô phân biệt mà hồi hướng.

Vì làm cho tất cả chúng sanh đều được thân, ngữ, ý ba nghiệp đầy đủ công đức thanh tịnh trang nghiêm mà hồi hướng. Vì làm cho tất cả chúng sanh đều được đồng hạnh Phổ Hiền mà hồi hướng.

Vì làm cho tất cả chúng sanh đều được vào tất cả Phật độ đồng thể thanh tịnh mà hồi hướng.

Vì làm cho tất cả chúng sanh đều quan sát Nhứt thiết trí đều ngộ nhập viên mãn mà hồi hướng.

Vì làm cho tất cả chúng sanh đều được xa lìa thiện căn bất bình đẳng mà hồi hướng.

Vì làm cho tất cả chúng sanh đều được thâm tâm không dị tướng tuần tự viên mãn Nhứt thiết trí mà hồi hướng.

Vì làm cho tất cả chúng sanh đều được an trụ tất cả pháp lành thanh tịnh mà hồi hướng.

Vì làm cho tất cả chúng sanh đều ở trong một niệm rốt ráo chứng được Nhứt thiết trí mà hồi hướng.

Vì làm cho tất cả chúng sanh đều được thành tựu viên mãn đạo Nhứt thiết trí thanh tịnh mà hồi hướng.
Chư Phật tử! Đại Bồ tát đem các thiện căn vì khắp tất cả chúng sanh mà hồi hướng như vậy rồi, lại đem thiện căn này muốn diễn thuyết trọn vẹn tất cả pháp lực hạnh thanh tịnh mà hồi hướng.

Vì muốn thành tựu oai lực hạnh thanh tịnh, được bất khả thuyết bất khả thuyết pháp hải mà hồi hướng.

Vì muốn nơi mỗi mỗi pháp hải đủ vô lượng trí quang minh thanh tịnh khắp pháp giới mà hồi hướng.

Vì muốn khai thị diễn nói cú nghĩa sai biệt của tất cả pháp mà hồi hướng.

Vì muốn thành tựu vô biên tam muội quảng đại mà hồi hướng.

Vì muốn tùy thuận biện tài của tam thế Chư Phật mà hồi hướng.

Vì muốn thành tựu thân tự tại của tam thế Chư Phật mà hồi hướng.

Vì tôn trọng pháp vô ngại đáng ưa thích của Chư Phật mà hồi hướng.

Vì đầy đủ tâm đại bi cứu hộ tất cả chúng sanh thường không thối chuyển mà hồi hướng.

Vì muốn thành tựu pháp sai biệt bất tư nghì, trí không chướng ngạitâm không cấu nhiễm, sáu căn thanh tịnh, vào khắp tất cả đạo tràng mà hồi hướng.

Vì muốn thường chuyển pháp luân bất thối bình đẳng nơi tất cả Phật độ khắp pháp giới mà hồi hướng.

Vì muốn ở trong mỗi niệm được vô sở úy không cùng tậntrí huệ biện tài khai thị diễn thuyết mà hồi hướng.

Vì thích cầu các điều lành phát tâm tu tậpthiện căn càng thêm được trí huệ đại thần thông đều biết rõ được tất cả pháp mà hồi hướng.

Vì muốn ở nơi tất cả đạo tràng thân cận cúng dường diễn thuyết tất cả pháp cho chúng sanh đều được hoan hỷ mà hồi hướng.
Chư Phật tử! Đại Bồ tát lại đem thiện căn này hồi hướng như vầy:
Hồi hướng để an trụ nơi pháp giới vô lượng trụ. Hồi hướng để an trụ pháp giới vô lượng thân nghiệpvô lượng ngữ nghiệpvô lượng ý nghiệp, pháp giới vô lượng sắc bình đẳngvô lượng thọ, tưởng, hành, thức bình đẳng.

Hồi hướng để an trụ nơi pháp giới vô lượng uẩn xứ giới bình đẳng

Hồi hướng để an trụ pháp giới vô lượng nội pháp ngoại pháp bình đẳng

Hồi hướng để an trụ pháp giới vô lượng phát khởi bình đẳngthâm tâm bình đẳngphương tiện bình đẳngtín giải bình đẳngcăn lực bình đẳngsơ trung hậu bình đẳngnghiệp báo bình đẳngnhiễm tịnh bình đẳngchúng sanh bình đẳngPhật độ bình đẳngchánh pháp bình đẳngthế gian quang minh bình đẳng, Chư Phật bình đẳng, chư Bồ Tát bình đẳnghạnh nguyện Bồ Tát bình đẳngBồ Tát xuất ly bình đẳngBồ Tát giáo hóa điều phục bình đẳngpháp giới vô nhị bình đẳng. Nhẫn đến hồi hướng để an trụ nơi pháp giới vô lượng đạo tràng bình đẳng của Như Lai.
Chư Phật tử! Đại Bồ tát lúc hồi hướng như vậy, an trụ nơi pháp giới vô lượng thân thanh tịnh bình đẳng, ngữ thanh tịnh bình đẳngtâm thanh tịnh bình đẳngBồ Tát hạnh nguyện thanh tịnh bình đẳngđạo tràng thanh tịnh bình đẳng.

Đại Bồ Tát này an trụ nơi pháp giới vô lượng bình đẳng vì tất cả Bồ Tát rộng diễn thuyết trí thanh tịnh nơi tất cả pháp. An trụ nơi pháp giới vô lượng bình đẳng có thể vào nơi thân cùng tận pháp giới tất cả thế giới.

An trụ nơi pháp giới vô lượng bình đẳng tất cả pháp sáng suốt trong sạch vô úy, có thể dùng một âm thanh dứt hết sự nghi lầm của tất cả chúng sanhtùy theo căn tánh của họ đều làm cho hoan hỷ, an trụ nơi pháp giải thoát Vô thượng Nhứt thiết chủng tríThập lựctứ vô úyThần thông tự tại, công đức rộng lớn.
Chư Phật tử! Đây là đại Bồ tát đệ thập trụ đẳng pháp giới vô lượng hồi hướng.
Đại Bồ Tát này lúc đem tất cả thiện căn hồi hướng như vậy, thời thành tựu viên mãn vô lượng vô biên hạnh nguyện Phổ Hiền. Đều có thể nghiêm tịnh khắp pháp giới hư không giới tất cả cõi Phật, làm cho tất cả chúng sanh cũng được như vậy, thành tựu đủ vô biên trí huệ rõ tất cả pháp, trong mỗi niệm thấy tất cả Phật xuất thế.

Trong mỗi niệm thấy vô lượng vô biên tự tại lực của tất cả Phật. Những là:
Tự tại lực rộng lớn, tự tại lực vô trướctự tại lực vô ngạitự tại lực bất tư nghì, tự tại lực thanh tịnh tất cả chúng sanhtự tại lực lập tất cả thế giớitự tại lực hiện bất khả thuyết ngôn ngữtự tại lực tùy thời ứng hiệntự tại lực an trụ nơi trí thần thông bất thối chuyểntự tại lực diễn thuyết vô biên tất cả pháp giới không để sót, tự tại lực xuất sanh trí nhãn vô biên tế của Phổ Hiền Bồ Táttự tại lực dùng vô ngại nhĩ thức nghe và ghi nhận vô lượng Phật pháptự tại lực hiện một thân ngồi kiết già khắp vô lượng pháp giới mười phương mà không chật hẹp đối với chúng sanhtự tại lực dùng trí viên mãn vào khắp tam thế vô lượng pháp.
Lại được vô lượng thanh tịnh. Những là: Tất cả chúng sanh thanh tịnh, tất cả Phật độ thanh tịnh, tất cả pháp thanh tịnh, trí biết khắp tất cả xứ thanh tịnh, trí vô biên khắp hư không giới thanh tịnh, trí được tất cả ngôn âm sai biệt dùng nhiều loại ngôn âm ứng khắp chúng sanh thanh tịnh, phóng vô lượng quang minh viên mãn chiếu khắp vô biên tất cả thế giới thanh tịnhtrí lực xuất sanh tam thế tất cả Bồ Tát hạnh thanh tịnhtrí lực trong một niệm vào khắp đạo tràng của tam thế tất cả Chư Phật thanh tịnh, vào vô biên tất cả thế gian khiến tất cả chúng sanh đều làm những việc nên làm thanh tịnh.
Tất cả sự trên đây đều được đầy đủ, đều được thành tựu, đều đã tu tập, đều được bình đẳng, thảy đều hiện tiền, đều thấy biết, đều ngộ nhập, đều đã quan sát, đều được thanh tịnh đến bĩ ngạn.
Lúc bấy giờ, do thần lực của Phật, sáu thứ chấn động khắp trăm vạn Phật sát vi trần số thế giới ở mười phương trong mười phương.

Những là: Động, biến động, đẳng biến động. Khởi biến khởi, đẳng biến khởi. Dũng, biến dũng, đẳng biến dũng. Chấn, biến chấn, đẳng biến chấn. Hống, biến hống, đẳng biến hống. Kích, biến kích, đẳng biến kích.
Vì do thần lực của Phật, vì pháp như vậy, tự nhiên mưa các thứ hoa trời, tràng hoa trời, hương bột và các loại hương trời, y phục trời, trân bửu trời, đồ trang nghiêm trới, báu ma ni trời, hương trầm thủy trời, hương chiên đàn trời, lọng thượng diệu trời, các thứ tràng các thứ phan trời, vô số thân trời. Vô lượng pháp âm trời, bất tư nghì tiếng ca ngợi Phật của trời, vô số tiếng hoan hỷ của trời đồng xướng "Thiện Tai !", vô lượng vô số Chư Thiên cung kính lễ báivô số Thiên Tử thường niệm Phật mong cầu vô lượng công đức của Phật lòng chẳng bỏ lìa, vô số Thiên tử trổi nhạc ca ngâm, khen ngợi cúng dường Như Laivô số Chư Thiên phóng đại quang minh chiếu khắp tất cả Phật độhiển hiện vô lượng vô số cảnh giới của Chư Phật hóa thân của Như Lai hơn hẳn cõi trời.
Như ở cung Đâu Suất Đà nơi thế giới này, cùng khắp mười phương nơi cung Đâu Suất Đà của tất cả thế giới cũng đều thuyết pháp như thế.
Bấy giờ do thần lực của Phật, mỗi phương trong mười phương đều quá ngoài trăm vạn Phật sát vi trần số thế giới, đều có trăm vạn Phật sát vi trần số Bồ Tát đồng đến hội họp và đồng xướng rằng: "Lành thay! Lành thay! Phật tử có thể nói được pháp đại hồi hướng này. chúng tôi đều đồng một hiệu là Kim Cang Tràng, đều từ thế giới Kim Cang Quang của Đức Phật Kim Cang Tràng mà đến đây. Do thần lực của Phật, nơi các thế giới ấy cũng nói pháp này, chúng hội đại tràng văn từ cú nghĩa cũng như vậy cả không tăng, không giảm.
Chúng tôi thừa oai thần của Phật đến đây để chứng minh cho Ngài.
Như sự chứng minh nơi đây, tất cả cung Đâu Suất Đà trong mười phương thế giới, chư Bồ Tát hiện đến chứng minh cũng như vậy.
Kim Cang Tràng Bồ Tát thừa thần lực của Phật quan sát tất cả chúng hội khắp mười phương pháp giới, tâm đại từ bi càng thêm rộng lớn, vào công đức của tất cả Phật, thành tựu thân tự tại của Phật, quan sát chỗ sở thích của tất cả chúng sanh và thiện căn của họ đã vun trồng, đều biết rõ tất cả. Bồ Tát tùy thuận pháp thân vì họ mà hiện thân diệu sắc thanh tịnh, liền trong lúc đó nói kệ rằng
Bồ Tát thành tựu pháp trí huệ
Ngộ giải vô biên chánh pháp môn
Là pháp quang minh Điều Ngự Sư
Biết rõ pháp chơn thiệt vô ngại.
Bồ Tát là pháp đại Đạo Sư
Khai thị pháp thậm thâm khó được
Dẫn đạo vô lượng chúng mười phương
Điều khiến an trụ trong chánh pháp.
Bồ Tát đã uống biển Phật pháp
Pháp vân mưa khắp mười phương cõi
Pháp nhựt xuất hiện nơi thế gian
Xiển dương diệu pháp lợi muôn loại
Thường làm chủ pháp thí khó gặp
Biết rõ phương tiện khéo nhập pháp
Pháp quang thanh tịnh chiếu nơi tâm
Thuyết pháp nơi đời luôn vô úy.
Khéo tu Phật pháp tâm tự tại
Đều hay ngộ nhập các pháp môn
Thành tựu pháp hải rất diệu sâu
Vì khắp chúng sanh đánh trống pháp.
Tuyên nói pháp rất sâu hy hữu
Dùng pháp nuôi lớn các công đức
Tâm pháp hỷ thanh tịnh đủ đầy
Thị hiện thế gian Phật pháp tạng.
Được Phật pháp Vương quán đảnh cho
Thành tựu pháp tánh thân trí tạng
Đều hiểu rõ được pháp thiệt tướng
An trụ tất cả những pháp lành.
Bồ Tát tu hành pháp thí lớn
Tất cả Như Lai đều mừng khen
Nhẫn khả việc làm của Bồ Tát
Do đây được thành bực Nhơn Tôn.
Bồ Tát thành tựu diệu pháp thân
Chính được Chư Phật pháp hóa sanh
Vì lợi chúng sanh làm đèn pháp
Diễn nói vô lượng pháp tối thắng.
Tùy chỗ tu hành pháp thí diệu.
Cũng thường quán sát thiện căn kia
Làm các điều thiện vì chúng sanh
Đều dùng trí huệ mà hồi hướng
Bao nhiêu pháp thành công Đức Phật
Đều đem hồi hướng cho chúng sanh
Nguyện họ tất cả đều sạch trong
Đến bờ trang nghiêm Ba la mật.
Mười phương cõi Phật vô lượng số
Đều đủ vô lượng đại trang nghiêm
Trang nghiêm như thế bất tư nghì
Đều dùng trang nghiêm một quốc độ.
Bao nhiêu tịnh trí của Như Lai
Nguyện cho chúng sanh đều trọn đủ
Giống như Phổ Hiền chơn Phật tử
Tất cả công đức tự trang nghiêm.
Thành tựu thần thông sức quảng đại
Đến tất cả cõi khắp mười phương
Tất cả chúng sanh không để sót
Đều khiến tu hành Bồ Tát đạo.
Chư Phật Như Lai đã khai ngộ
Vô lượng chúng sanh khắp mười phương
Khiến họ tất cả như Phổ Hiền.
Tu hành đầy đủ hạnh tối thượng.
Chư Phật Bồ Tát đã thành tựu
Các loại công đức đều sai khác
Công đức như vậy vô số lượng
Nguyện chư chúng sanh đều viên mãn
Bồ Tát đầy đủ tự tại lực
Chỗ đáng đến học đến học
Thị hiện tất cả đại thần thông
Đến khắp mười phương vô lượng cõi.
Bồ Tát có thể khoảng một niệm
Thấy khắp chúng sanh vô số Phật
Và lại ở trong một chân lông
Nhiếp hết các pháp đều thấy rõ.
Thế gian chúng sanh vô số lượng
Bồ Tát dùng trí đều biết rõ
Chư Phật vô lượng đồng chúng sanh
Bồ Tát cúng dường khắp tất cả.
Các thứ hương thơm hoa thượng diệu
Châu báu xiêm y và phan lọng
Phân bủa pháp giới đầy khắp nơi
Phát tâm cúng dường khắp Chư Phật.
Trong một chân lông đều thấy rõ
Vô lượng vô số chư Như Lai
Tất cả chân lông đều như vậy
Lễ khắp tất cả đấng Thế Tôn.
Đem thân thứ đệ cung kính lạy
Vô biên vô lượng chư Như Lai
Cũng dùng lời lẽ khen ngợi Phật
Cùng tận vị lai tất cả kiếp.
Sắm đồ cúng dường một Như Lai
Số nhiều vô lượng đồng chúng sanh
Như đã cúng dường một Như Lai
Cúng dường tất cả Phật cũng vậy.
Cùng tận thế gian tất cả kiếp.
Cúng dường tán thán chư Như Lai
Kiếp số thế gian còn hết được
Bồ Tát cúng Phật không thôi trễ.
Tất cả thế gian tất cả kiếp
Trong những kiếp đó tu công hạnh
Cung kính cúng dường một Như Lai
Suốt tất cả kiếp không nhàm đủ.
Như vô lượng kiếp cúng một Phật.
Cúng tất cả Phật đều như vậy
Cũng chẳng phân biệt là kiếp số
Công việc cúng dường không nhàm mỏi.
Pháp giới rộng lớn không ngằn mé
Bồ Tát quan sát đều rõ ràng
Đem hoa sen lớn rải khắp nơi
Thí khắp chúng sanh và cúng Phật.
Bửu hoa hương sắc đều vẹn toàn
Thanh tịnh trang nghiêm rất vi diệu
Tất cả thế gian không thể ví
Đem hoa cúng dường đấng Thế Tôn.
Vô số vô lượng những quốc độ.
Lọng báu đẹp xinh đầy trong đó
Đều đem cúng dường một Như Lai
Cúng dường tất cả Phật cũng vậy.
Hương thoa vi diệu rất thù thắng
Tất cả thế gian chưa từng có
Dùng đây cúng dường Thiên Nhơn Sư
Cùng tận vi trần vô lượng kiếp.
Hương bột, hương đốt, hoa thượng diệu
Những y phục báu đồ trang nghiêm
Như vậy cúng dường chư Như Lai
Hoan hỷ phụng thờ không nhàm đủ.
Vô số vô lượng Chiếu Thế Đăng
Mỗi niệm thành tựu Bồ đề đạo
Dùng vô biên kệ tụng ca ngợi
Cúng dường tất cả đấng Điều Ngự.
Vô lượng vô số đấng Thế Tôn
Đều tu vô thượng diệu cúng dường
Vô lượng vô số vi trần kiếp
Khen ngợi như vậy không cùng tận.
Trong lúc Bồ Tát cúng dường Phật
Do thần lực Phật đều cùng khắp
Đều thấy mười phương vô lượng Phật.
An trụ Phổ Hiền Bồ Tát hạnh.
Quá khứvị lai và hiện tại.
Đã có tất cả những thiện căn
Khiến tôi thường tu hạnh Phổ Hiền
Mau được an trụ Phổ Hiền địa.
Tất cả Như Lai chỗ thấy biết
Thế gian vô lượng những chúng sanh
Đều nguyện đầy đủ như Phổ Hiền
Được người trí huệ luôn khen ngợi.
Đây là mười phương chư Bồ Tát
Cùng lo tu tập hạnh hồi hướng
Chư Phật Như Lai giảng cho tôi
Hạnh hồi hướng này rất vô thượng.
Mười phương tất cả các thế giới
Trong đó tất cả các chúng sanh
Đều làm cho họ được tỏ ngộ
Và được trọn vẹn hạnh Phổ Hiền.
Bồ Tát hồi hướng hạnh bố thí
Cũng lại giữ chắc các giới cấm
Tinh tấn tu hành không khiếp lui
Nhu hòa nhẫn nhục tâm bất động.
Nhiếp tâm thiền định thường duyên một
Trí huệ rõ cảnh đồng tam muội
Khứ, lai, hiện tại đều thông đạt.
Thế gian không thể do ngằn mé
Bồ Tát thân, tâm và ngữ nghiệp
Nghĩ, nói, việc làm đều thanh tịnh
Tất cả tu hành không hở sót
Trọn vẹn đồng như đức Phổ Hiền.
Ví như pháp giới vô phân biệt
Hí luậnnhiễm trước đều hết hẳn
Cũng như Niết Bàn không chướng ngại
Tâm thường như vậy lìa chấp trước.
Người trí đã có pháp hồi hướng
Chư Phật Như Lai đã khai thị
Tất cả căn lành đều hồi hướng
Do đây hay thành Bồ Tát đạo.
Phật tử khéo học hồi hướng này
Vô lượng hạnh nguyện đều viên mãn
Nhiếp lấy pháp giới trọn không thừa
Do đây hay thành trí lực Phật.
Nếu muốn thành tựu lời Phật dạy
Bồ Tát quảng đại hạnh thù thắng
Phải nên khéo trụ hồi hướng này
Phổ Hiền là hiệu của Phật tử.
Tất cả chúng sanh còn đếm được,
Tam thế tâm lượng cũng biết được
Phật tử Phổ Hiền hạnh như đây
Ngằn mé công đức không lường được.
Lông đo không gian biết được số
Vi trần các cõi biết được số
Như vậy Chư Phật chơn Phật tử
Hạnh nguyện đã tu không lường được.

Tạo bài viết
Vào năm 2015 ngôi chùa Linh Thứu tại thủ đô Berlin của xứ Đức, đã đảm nhận trọng trách tổ chức một khóa An Cư Kiết Đông cho hơn 100 vị Chư Tăng Ni đến từ các nơi, chủ yếu là Âu Châu. Gần mười năm sau, Chùa lại được hân hạnh đón tiếp lần thứ hai gần 100 Vị đến tu tập những 10 ngày từ mùng 9 đến 18 tháng 12 năm 2024, đó là khóa An Cư Kiết Đông kỳ thứ 12, nếu không trừ ra vài khóa vắng bóng thời Cô-Vít ngày nào!
Ngày 3/1, ngày thứ tư kể từ khi đặt chân tới đất Thái Lan, đoàn của sư Minh Tuệ đang đi bộ dọc đường 217 trên khu vực thuộc huyện Phibun Mangsahan, tỉnh Ubon Ratchathani ở miền đông bắc Thái Lan.
Thay mặt Ủy ban Quốc gia Đại lễ Vesak LHQ 2025, xin trân trọng kính mời quý cư sĩ học giả tham gia viết bài và trình bày tại Hội thảo Vesak Liên Hiệp Quốc 2025, diễn ra từ ngày 6 đến 8 tháng 5 năm 2025 tại Thành phố Hồ Chí Minh. Hội thảo năm nay với chủ đề chính: “Hợp nhất và Bao dung vì Nhân phẩm Con người: Tuệ giác Phật giáo cho Hòa bình Thế giới và Phát triển Bền vững” cùng các tiểu chủ đề mang tính thời sự như: