26. Phẩm Thập-địa

10/05/201012:00 SA(Xem: 33155)
26. Phẩm Thập-địa

KINH HOA NGHIÊM
Hán Dịch: Đại-Sư Thật-Xoa-Nan-Đà
Việt Dịch: HT Thích Trí Tịnh
Phật Học Viện quốc Tế Xuất Bản PL 2527 – 1983

PHẨM THẬP ĐỊA
THỨ HAI MƯƠI SÁU
(Hán Bộ Từ quyển 34 Đến Hết Quyển 39)



 (Hán bộ quyển ba mươi bốn)
 Bấy giờ đức Thế Tôn ngự ở điện Ma Ni Bửu Tạng trong cung của Tha Hoá Tự Tại Thiên Vương câu hội với chư đại Bồ Tát từ phương khác đến.
 Chư Bồ Tát này không thối chuyển vô thượng Đẳng Chánh Giác, an trụ trong cảnh giới của Bồ Tát trí, vào chỗ của Đức Phật vào, siêng tu không ngớt, hay khéo hiển hiện những sự thần thônggiáo hóa điều phục tất cả chúng sanh rất đúng thời.
 Vì thành tựu tất cả đại nguyện, chư Bồ Tát này trong tất cả kiếp, tất cả đời, tất cả cõi, thường siêng tu tập không tạm lười nghỉ. Đã đầy đủ phước, trí, trợ đạo, khắp lợi ích chúng sanh mà luôn không thiếu sótđạt đến trí huệ phương tiện Ba la mật của Bồ TátThị hiện vào sanh tử và nhập Niết Bàn, mà vẫn chẳng bỏ phế thật hành Bồ Tát hạnh. Khéo vào tất cả thiền định giải thoát tam muội của Bồ TátTrí huệ thần thông đều được tự tại với tất cả việc làm. Được tất cả thần lực tự tại của Bồ Tát. Không hề động tác, mà trong khoảng một niệm có thể qua đến tất cả đạo tràng của chư Phật, làm thượng thủ trong chúng để thỉnh Phật thuyết pháphộ trì chánh pháp của Phật, cúng dường phụng thờ tất cả Chư Phật với tâm quảng đại, thường siêng tu hạnh Bồ Tát. Thân các Ngài hiện khắp thế gian. Tiếng các Ngài khắp mười phương pháp giớiTâm trí các ngài vô ngại thấy khắp tam thế tất cả Bồ Tát.

Các Ngài đều đã tu hành viên mãn tất cả công đức, trải bất khả thuyết kiếp cũng không thể nói hết.
 Danh hiệu của các Ngài là:
 Kim Cang Tạng Bồ Tát, Bửu Tạng Bồ TátLiên Hoa Tạng Bồ Tát, Đức Tạng Bồ TátLiên Hoa Đức Tạng Bồ Tát, Nhựt Tạng Bồ Tát, Tô Lợi Gia Tạng Bồ TátVô Cấu Nguyệt Tạng Bồ TátPhổ Hiện Trang Nghiêm Tạng Bồ Tát, Tỳ Lô Giá Na Trí Tạng Bồ TátDiệu Đức Tạng Bồ TátChiên Đàn Đức Tạng Bồ Tát, Hoa Đức Tạng Bồ TátCâu Tô Ma Đức Tạng Bồ TátƯu Bát La Đức Tạng Bồ Tát, Thiên Đức Tạng Bồ TátPhước Đức Tạng Bồ TátVô Ngại Thanh Tịnh Đức Tạng Bồ TátCông Đức Tạng Bồ TátNa La Diên Đức Tạng Bồ TátVô Cấu Tạng Bồ TátLy Cấu Tạng Bồ TátBiện Tài Trang Nghiêm Tạng Bồ TátĐại Quang Minh Võng Tạng Bồ Tát, Tịnh Oai Đức Quang Minh Vương Tạng Bồ Tát, Kim Trang Nghiêm Đại Công Đức Quang Minh Vương Tạng Bồ Tát, Nhứt Thiết Tướng Trang Nghiêm Tịnh Đức Tạng Bồ TátKim Cang Diệm Đức Tướng Trang Nghiêm Tạng Bồ TátQuang Minh Diệm Tạng Bồ TátTinh Tú Vương Quang Chiếu Tạng Bồ TátHư Không Vô Ngại Trí Tạng Bồ TátDiệu Âm Vô Ngại Tạng Bồ TátĐà La Ni Công Đức Trì Nhứt Thiết Chúng Sanh Nguyện Tạng Bồ Tát, Hải Trang Nghiêm Tạng Bồ TátTu Di Đức Tạng Bồ Tát, Tịnh Nhất Thiết Công Đức Tạng Bồ TátNhư Lai Tạng Bồ TátPhật Đức Tạng Bồ TátGiải Thoát Nguyệt Bồ Tát…
 Vô sốvô lượngvô biênvô đẳng, bất khả sổ, bất khả xưng, bất khả tư, bất khả lượng, bất khả thuyết đại Bồ Tát như vậy, Kim Cang tạng Bồ Tát là thượng thủ trong đại chúng này.
 Bấy giờ Kim Cang Tạng Bồ Tát, thừa thần lực của Phật, nhập Bồ Tát đại trí huệ quang minh tam muội.

Ngài nhập tam muội này rồi, liền đó khắp mười phương quá ngoài mười ức Phật sát vi trần số thế giới, mỗi phương đều có mười ức Phật sát vi trần số Phật đồng hiệu Kim Cang TạngPhật hiện ra trước Ngài mà bảo rằng:

"Lành thay! Lành thay ! Kim Cang Tạng Bồ Tát có thể nhập Bồ Tát đại trí huệ quang minh tam muội này.
 Thiện nam tử! Mười ức Phật sát vi trần số Phật ở mỗi phương khắp mười phương đồng gia hộ ông. Do bổn nguyện lực và oai thần lực của đức Tỳ Lô Giá Na Như Lai, cũng do thắng trí lực của ông, vì muốn ông tuyên thuyết Phật pháp quang minh bất tư nghì cho chúng hội Bồ Tát. Như là:
 Vì khiến nhập trí địa, vì nhiếp tất cả thiện căn, vì khéo lựa chọntất cả Phật pháp, vì biết rộng các pháp, vì khéo hay thuyết pháp, vì vô phân biệt trí thanh tịnh, vì tất cả thế pháp chẳng nhiễm, vì thiện căn xuất thế thanh tịnh, vì được cảnh giới trí bất tư nghì, vì được cảnh giới trí của bực Nhứt thiết trí.
 Lại vì khiến được bực Bồ Tát Thập Địa thủy chung, vì tuyên thuyết tướng sai biệt của Bồ Tát Thập Địa đúng thật, vì duyên niệm tất cả Phật pháp, vì tu tập phân biệt pháp vô lậu, vì khéo lựa chọn quan sát đại trí quang minh khéo trang nghiêm, vì khéo nhập môn trí quyết định, vì tùy ở chỗ nào đều thứ đệ thuyết pháp vô sở úy, vì được quang minh biện tài vô ngại, vì trụ bực đại biện tài khéo quyết định, vì ghi nhớ tâm Bồ Tát không quên mất, vì thành thục tất cả chúng sanh giới, vì đến khắp tất cả xứ quyết định khai ngộ tất cả.
 Thiện nam tử! Ông nên biện thuyết pháp sai biệt thiện xảo của pháp môn này.

Những là: Vì nương thần lực và trí huệ của Phật gia hộ, vì thanh tịnh thiện căn của mình, vì thanh tịnh khắp pháp giới, vì nhiếp khắp chúng sanh, vì thâm nhập Pháp thânTrí thân, vì thọ quán đảnh của Chư Phật, vì được thân cao lớn nhứt trong tất cả thế gian, vì vượt hơn tất cả thế gian đạo, vì thanh tịnh thiện căn xuất thế, vì đầy đủ Nhứt thiết chủng trí.
 Bấy giờ Chư Phật ở mười phương đồng ban cho Kim Cang Tạng Bồ Tát thân chói sáng nhứt, ban cho trí biện tài vô ngạiban cho trí thanh tịnh khéo phân biệtban cho sức khéo ghi nhớ không quên, ban cho huệ khéo quyết định rõ ràngban cho trí đến tất cả xứ để khai ngộban cho sức thành đạo tự tạiban cho đức vô úy của Phật, ban cho trí biện tài quan sát phân biệt các pháp môn của bực Nhứt thiết trí, ban cho thân, ngữ, ý trang nghiêm toàn vẹn thượng diệu của Như Lai.
 Tại sao vậy? Vì được tam muội này thời tất nhiên như vậy, vì bổn nguyện phát khởi, vì thâm tâm thiện tịnh, vì trí luân thiện tịnh, vì khéo chứa nhóm trợ đạo, vì khéo tu sửa công hạnh, vì nhớ vô lượng pháp khí, vì biết tín giải thanh tịnh, vì được tổng trì không lầm lộn, vì khéo ấn khả với pháp giới trí ấn.
 Bấy giờ mười phương Chư Phật đều đưa tay hữu xoa đầu Kim Cang Tạng Bồ Tát.
 Chư Phật xoa đầu xong, Kim Cang Tạng Bồ Tát xuất định bảo khắp chúng đại Bồ Tát rằng:
 Chư Phật tử! Thệ nguyện của các vị Bồ tát khéo quyết định không tạp chẳng thể thấy, rộng lớn như pháp giới, rốt ráo như hư không, khắp tất cả Phật độ, suốt thuở vị laicứu độ tất cả chúng sanh, được chư Phật gia hộ, vào trí địa của tam thế Chư Phật.
 Chư Phật tử! Những gì là trí địa của đại Bồ Tát?
 Chư Phật tử! Trí địa của đại Bồ tát có mười bực. Tam thế Chư Phật đã nói, sẽ nói, đương nói, tôi cũng nói như vậy.
 Đây là mười trí địa
 Một là hồi hướng địa. Hai là Ly Cấu địa. Ba là Phát Quang địa. Bốn là Diệm Huệ địa. Năm là Nan Thắng địa.

Sáu là hiện Tiền địa. Bảy là Viễn Hành địa. Tám là Bất Động địa. Chín là Thiện Huệ địa. Mười là Pháp Vân địa.
 Chư Phật tử! Tôi chẳng thấy có quốc độ nào mà Chư Phật nơi đó chẳng nói mười trí địa này.
 Tại sao vậy? Vì đây là đạo tối thượng hướng Bồ đề của đại Bồ Tát, cũng là pháp môn thanh tịnh quang minh.
 Chư Phật tử! Nơi đây chẳng thể nghĩ bàn đến được, chính là chứng trí của chư đại Bồ Tát.
 Kim Cang Tạng Bồ Tát nói song liền im lặng không giảng giải nữa.
 Bấy giờ chúng Bồ Tát nghe tên mười bực trí địa mà chẳng nghe giải thích thời đều khát ngưỡng nghĩ rằng: Do cớ gì Ngài Kim Cang Tạng Bồ Tát chỉ nói tên mười trí địa mà chẳng giải thích?
 Giải thoát Nguyệt Bồ Tát biết tâm niệm của chúng Bồ Tát, liền nói kệ để hỏi Kim Cang Tạng Bồ Tát:
 Cớ sao bực Tịnh Giác
 Đủ niệm trí công đức
 Nói tên mười Trí Địa
 Biết rõ chẳng giải thích?
 Tất cả đều quyết định
 Dũng mãnh không khiếp nhược
 Cớ sao nói tên Địa
 Rồi im không giải thích?
 Nghĩa thú mười Trí Địa
 Trong chúng đều muốn nghe
 Lòng chúng không khiếp nhược
 Vì chúng xin giải thích.
 Chúng hội đều thanh tịnh
 Nghiêm khiết không lười biếng
 Hay vững vàng bất động
 Đủ công đức trí huệ,
 Nhìn nhau đều cung kính
 Tất cả đồng khát ngưỡng
 Như ong nhớ mật ngọt
 Như khát tưởng cam lồ
 Kim Cang Tạng Bồ Tát, bực đại trí vô úy nghe Giải Thoát Nguyệt Bồ Tát nói kệ muốn cho lòng chúng hội hoan hỷ, liền nói kệ rằng:
 Hạnh địa của Bồ Tát
 Gốc tối thượng của Phật
 Giải thích nói rõ ràng
 Hy hữu khó thứ nhứt.
 Vi tế khó thấy được
 Ly niệm siêu tâm địa
 Phát sanh cảnh giới Phật
 Người nghe sẽ mê lầm.
 Gìn lòng như Kim Cang
 Tin chắc nơi Phật trí
 Biết tâm địa vô ngã
 Thời nghe được pháp này.
 Như màu vẽ trên không
 Như tướng gió trên không
 Phật trí cũng như vậy
 Phân biệt rất khó thấy
 Tôi nghĩ phật trí huệ
 Tối thắng khó nghĩ bàn
 Người đời không thọ được
 Nên im lặng chẳng nói.
 Giải thoát Nguyệt Bồ Tát bạch Kim Cang Tạng Bồ Tát: Nay đại chúng đây đều đã hội họp, tất cả đều khéo lóng thâm tâm, khéo sạch tư niệm, khéo tu các hạnh, khéo tập trợ đạo, khéo gần gũi trăm ngàn ức Phật, thành tựu vô lượng công đức thiện cănlìa bỏ mê lầm, không còn cấu nhiễmthâm tâm tin hiểu, ở trong Phật pháp chẳng theo người khác dạy.
 Thưa Phật tử! xin Ngài nên thừa oai thần của Phật, vì chúng mà diễn nói. 

Đại chúng Bồ Tát đây đối với chỗ thậm thâm như vậy đều có thể chứng biết.
 Giải thoát Nguyệt Bồ Tát muốn tuyên lại nghĩa này bèn nói kệ rằng:
 Xin nói hạnh Bồ Tát
 Vô thượng rất an ổn
 Phân biệt rõ các địa
 Trí tịnh thành Chánh giác.
 Chúng đây không cấu nhiễm
 Chí hiểu đều sáng sạch
 Kính thờ vô lượng Phật
 Hiểu được nghĩa các địa.
 Kim Cang Tạng Bồ Tát nói: Thưa Phật tử! Dầu đại chúng y đây đã khéo lóng sạch tu niệm, rời bỏ ngu si nghi lầm, nơi Phật pháp thậm thâm không theo người dạy, nhưng còn có chúng sanh trí cạn cợt, nếu nghe những sự thậm thâm khó nghĩ bàn này họ sẽ sanh lòng nghi lầm mà phải chịu khổ lâu dài. Tôi vì thương xót hạng này nên im lặng.
 Kim Cang Tạng Bồ Tát muốn tuyên lại nghĩa này mà nói kệ rằng:
 Dầu chúng đây trí rộng thanh tịnh
 Pháp sâu trí lẹ hay hiểu thấu
 Tâm họ bất động như Sơn Vương
 Chẳng thể úp nghiên dường đại hải.
 Có hạng mới tu hiểu chưa tới
 Theo thức phân biệt chẳng theo trí
 Nghe đây sanh nghi đọa ác đạo
 Tôi thương hạng này nên chẳng nói.
 Giải thoát Nguyệt Bồ Tát lại bạch với Kim Cang Tạng Bồ Tát: Thưa Phật tử! xin Ngài thừa thần lựccủa Phật mà phân biệt diễn nói pháp bất tư nghì này, những hạng đây sẽ được đức Như Lai gia hộ cho họ tin thọ được.

Vì lúc nói pháp Thập Địa, tất cả Bồ Tát tất nhiên được Phật hộ niệm. Vì được Phật hộ niệm nên đối với trí địa này sanh lòng dũng mãnh. Vì đây là công hạnh tối sơ mà Bồ Tát thật hành để thành tựu tất cả Phật pháp.
 Ví như viết chữ, tất cả đều từ mẫu tự làm gốc. Tự mẫu rốt ráo không có chút phân rời tự mẫu.
 Tất cả Phật pháp đều dùng Thập Địa làm căn bổ. Thập địa rốt ráo ru hành thành tựu được Nhứt thiết chủng trí.

Do đây xin Phật tử diễn nói cho. Những người này tất được đức Như Lai hộ niệm làm cho họ tin thọ.
 Giải thoát Nguyệt Bồ Tát muốn tuyên lại nghĩa này mà nói kệ rằng:
 Lành thay Phật tử xin diễn thuyết
 Các trí địa đưa vào Bồ đề
 Mười phương tất cả đấng Tự Tại
 Thảy đều hộ niệm trí căn bổn.
 An trụ trí này cũng rốt ráo
 Tất cả Phật pháp từ đây sanh
 Ví như viết chữ do mẫu tự
 Cũng thếPhật pháp y trí địa.
 Lúc đó chúng đại Bồ Tát đồng thời ứng tiếng hướng về Kim Cang Tạng Bồ Tát mà nói kệ rằng:
 Trí thượng diệu vô cấu
 Vô biên trí biện tài
 Tuyên xướng lời sâu đẹp
 Tương ưng Đệ nhứt nghĩa.
 Niệm trì hạnh thanh tịnh
 Thập lực chứa công đức
 Biện tài phân biệt nghĩa
 Nói địa tối thắng này.
 Định, giới chứa chánh tâm
 Lìa ngã mạn tà kiến
 Chúng đây không lòng nghi
 Cầu xin được nghe giảng.
 Như khát tưởng nước mát
 Như đói nhớ món ngon
 Như bịnh cầu thuốc hay
 Như ong tham mật tốt.
 Chúng tôi cũng như vậy.
 Mong nghe pháp cam lồ
 Lành thay bực đại trí
 Nguyện giải thoát Thập Địa,
 Thành Thập lực vô ngại
 Tất cả hạnh của Phật
 Chúng tôi nếu được nghe
 Tin thọ siêng tu tập.
 Bấy giờ đức Thế Tôn từ chặng mày phóng quang minh thanh tịnh tên là Bồ Tát Lực Diệm Minh, kèm theo vô số trăm ngàn quang minh chiếu khắp tất cả thế giới mười phương. Ba ác đạo đều được hết khổ. 

Quang Minh này lại chiếu suốt tất cả chúng hội của tất cả Phật, hiển hiện thần lực bất tư nghì của Phật.

Lại chiếu đến thân Bồ Tát được Phật gia hộ thuyết pháp trong tất cả thế giới khắp mười phương.

Quang Minh này là những sự trên đây rồi kết thành đài lưới mây rất sáng chói dừng ở trên không.
 Lúc đó Chư Phật ở mười phương cũng phóng quang như vậy, và cũng hiện thành những sự như vậy. Lại chiếu đến Phật và đại chúng ở thế giới Ta Bà này, cùng chiếu đến thân và tòa sư tử của Kim Cang Tạng Bồ Tát.
 Trong đài lưới mây sáng chói dừng ở trên không, do thần lực của Phật, có tiếng nói kệ rằng:
 Phật Vô đẳng đẳng như hư không
 Thập lực vô lượng thắng công đức
 Tối thắng vô thượng trong thế gian
 Thích Ca Như Lai gia hộ đó.
 Phật tử nên thừa thần lực Phật
 Giải bày tạng tối thắng tối tôn
 Trí địa quảng đại hạnh thắng diệu
 Nương Phật oai thần phân biệt nói.
 Nếu được Như Lai gia hộ cho
 Sẽ được pháp bửu vào tâm mình
 Bồ Tát Thập Địa tuần tự đầy
 Cũng đủ Chư Phật mười trí lực.
 Dầu ở biển sâu hay kiếp hỏa
 Kham thọ pháp này tất được nghe
 Những ai sanh nghi không lòng tin
 Trọn không được nghe nghĩa như vậy.
 Nói rộng Thập Địa: đạo Thắng Trí
 Nhập trụ tuần tự tu tập lần
 Theo hạnh phát sanh cảnh giới trí
 Vì lợi ích chúng sanh tất cả.
 Kim Cang Tạng Bồ Tát quan sát mười phương muốn cho đại chúng thêm lòng tin thanh tịnh nên nói kệ rằng:
 Đạo lớn của Như Lai
 Vi diệu khó biết được
 Lìa niệm chẳng phải niệm
 Cầu thấy chẳng thể được
 Không sanh cũng không diệt
 Tánh tịnh thường vắng lặng
 Người ly cấu thông huệ
 Đang đi trong cảnh đó.
 Tự tánh vốn không tịch
 Vô nhị cũng vô tận
 Giải thoát khỏi các loài
 Trụ Niết Bàn bình đẳng.
 Chẳng phải sơ, trung, hậu
 Chẳng phải ngôn từ đến được
 Vượt qua ngoài thời gian
 Tướng đó dường hư không.
 Cảnh giới Phật tịch diệt
 Lời nói không đến được
 Cảnh Thập địa cũng vậy
 Khó nói cũng khó nhận.
 Trí phát sanh cảnh Phật
 Rời hẳn ngoài tâm niệm
 Chẳng phải uẩn xứ giới
 Trí biết, ý chẳng biết.
 Như dấu chim bay qua
 Khó chỉ cũng khó nói
 Nghĩa của mười trí địa.
 Tâm ý không rõ được.
 Từ bi và nguyện lực
 Sanh hạnh vào Thập địa
 Tuần tự tâm viên mãn
 Chẳng phải cảnh tư lự.
 Cảnh giới này khó thấy
 Biết được không nói được
 Do Phật lực nên nói
 Đại chúng phải kính nhận.
 Cảnh giới của trí địa
 Ức kiếp nói không hết
 Nay tôi chỉ nói lược
 Nghĩa chơn thiệt của kia.
 Đại chúng cung kính chờ
 Tôi thừa Phật lực nói
 Tiếng pháp diệu thù thắng
 Tương ưng chữ ví dụ.
 Thần lực vô lượng Phật
 Đều đến vào thân tôi
 Nơi đây khó hiển bày
 Nay tôi nói phần ít
 Chư Phật tử! Nếu có chúng sanh trồng sâu căn lành, khéo tu tập những hạnh trợ đạo, hay cúng dường Chư Phật, làm thiện tri thức, khéo chứa nhóm những pháp trắng trong, giỏi nhiếp và khéo làm thanh tịnhthâm tâm, lập chí quảng đại phát sanh trí biết rộng lớn, lòng từ bi luôn hiện tiền, vì cầu Phật trí, vì được Thập lực, vì được đại vô úy, vì được Phật pháp bình đẳng, vì cứu tất cả thế gian, vì thanh tịnh đại từ bi, vì được Thập lực Nhứt thiết chủng trí, vì thanh tịnh Phật độ vô ngại, vì khoảng một niệm biết cả tam thế, vì chuyển đại pháp luân vô úy.
 Chư Phật tử! Bồ tát phát khởi những tâm như vậy bèn lấy đại bi làm trước, trí huệ tăng thượngphương tiện khéo diệu, thâm tâm tối thượng là chỗ nhiếp lấy, Phật lực là chỗ giữ gìnvô lượng trí khéo quan sát, sức phân biệt dũng mãnh, sức trí huệ vô ngại hiện tiềntùy thuận tự nhiên trí, có thể thọ lãnh tất cả Phật pháp dùng trí huệ để giáo hóaquảng đại như pháp giới, rốt ráo dường hư không suốt thuở vị lai.
 Này Phật tử! Bồ Tát mới bắt đầu phát tâm như vậy liền được vượt khỏi hạng phàm phu mà vào ngôi Bồ Tát, sanh vào nhà Như Lai. Không ai có thể nói chủng tộc của Ngài lỗi lầm. Ngài đã rời loài thế gianmà vào đạo xuất thế, được pháp Bồ Tát, ở chỗ Bồ Tát, nhập tam thế bình đẳng, ở trong chủng tánhNhư Lai quyết định sẽ thành Vô Thượng GiácBồ Tát an trụ những pháp như vậy gọi là trụ bực "Bồ Tát Hoan Hỷ Địa", vì đã tương ưng với chơn như bất động.
 Chư Phật tử! Bồ tát trụ bực Hoan Hỷ Địa thời thành tựu nhiều hoan hỷ, nhiều tịnh tín, nhiều ái lạc, nhiều thích duyệt, nhiều hân khánh, nhiều dũng dước, nhiều dũng mãnh, nhiều bất đấu tránh, nhiều vô não hại, nhiều vô sân hận.
 Chư Phật tử! Bồ tát trụ bực Hoan Hỷ Địa vì nhớ Chư Phật nên sanh vui mừng, vì nhớ Phật pháp nên sanh vui mừng, vì nhớ chư Bồ Tát nên sanh vui mừng, vì nhớ hạnh Bồ Tát nên sanh vui mừng, vì nhớ thanh tịnh Ba la mật nên sanh vui mừng, vì nhớ Bồ Tát địa thù thắng nên sanh vui mừng, vì nhớ Bồ Tát không hư hoại nên sanh vui mừng, vì hớ Chư Phật giáo hóa chúng sanh nên sanh vui mừng, vì nhớ có thể làm lợi ích cho chúng sanh nên sanh vui mừng, vì nhớ vào trí phương tiện của Chư Phật nên sanh vui mừng.
 Bồ Tát này lại tự nghĩ: Vì tôi đã chuyển và rời tất cả cảnh giới thế gian mà hoan hỷ, vì thân cận tất cả Phật mà hoan hỷ, vì lìa xa hạng phàm phu mà hoan hỷ, vì gần bực trí huệ mà hoan hỷ, vì dứt hẳn tất cả ác thú mà hoan hỷ, vì làm chỗ y chỉ cho tất cả chúng sanh mà hoan hỷ, vì thấy tất cả Như Lai mà hoan hỷ, vì sanh vào cảnh giới Phật mà hoan hỷ, vì vào trong tánh bình đẳng của tất cả Bồ Tát mà hoan hỷ, vì xa lìa tất cả những sự kinh sợ rùng mình mà hoan hỷ.

 Tại sao vậy? Vì Bồ Tát đã được bực Hoan Hỷ Địa thời được khỏi hẳn tất cả sự kinh sợ. Như là xa lìa hẳn sự sợ chẳng sống, sợ tiếng xấusợ chết, sợ sa ác đạo, sợ oai đức của đại chúng.
 Tại sao lại được khỏi hẳn những sự kinh sợ?
 Vì Bồ Tát này đã lìa ngã tưởng, thân mình còn không mến tiếc huống là của cải, vì thế nên không kinh sợ về sự không sống.
 Vì Bồ Tát này không trông cầu người khác cúng dường mình, chỉ chuyên cấp thí tất cả chúng sanh nên không kinh sợ về sự tiếng xấu.
 Vì Bồ Tát này đã lìa ngã kiến không có ngã tưởng nên không kinh sợ về sự chết.
 Vì Bồ Tát này tự biết sau khi chết quyết định không rời Chư Phật Bồ Tát nên không kinh sợ về sự sa ác đạo.
 Vì chí nguyện của Bồ Tát này, trong tất cả thế gian còn không ai bằng huống là hơn, nên không kinh sợ đối với oai đức của đại chúng.
 Chư Phật tử! Bồ tát này lấy đại bi làm trước, chí nguyện rộng lớn không có gì trở hoại được.

Lại thêm siêng tu tất cả thiện căn mà được thành tựu.
 Những thiện căn đó như: Lòng tin tăng thượng, nhiều lòng tin thanh tịnhhiểu biết thanh tịnh, lòng quyết định, phát sanh lòng bi mẫnthành tựu đức đại từ, không nhàm mỏi, lòng hổ thẹn trang nghiêmthành tựu hạnh nhu hòa, kính thuận tôn trọng giáo pháp của Chư Phật, ngày đêm tu tập các căn lành không nhàm đủ, gần gũi thiện tri thức, luôn mến thích chánh pháp, cầu đa văn không nhàm đủ, chánh quan sát đúng với pháp đã được nghe, lòng không y tựa chấp trước, không tham muốn lợi danh cung kính, chẳng mong cầu tất cả vật dụng nuôi sống, phát sanh tâm như thật không nhàm đủ, cầu bực Nhứt thiết trí, cầu Phật lựcvô úyPhật pháp bất cộng, cầu các môn trợ đạo Ba la mật, lìa những dua dối, có thể thật hành đúng như lời nói, luôn gìn lời như thật, chẳng làm nhơ nhớp nhà Như Lai, chẳng bỏ giới Bồ Tát, sanh Nhứt thiết trí, lòng vững như Sơn Vương bất động, chẳng bỏ tất cả sự thế gian mà thành tựu tất cả đạo xuất thếtu tập pháp trợ đạo Vô thượng Bồ đề không mỏi nhàm, thường cầu đạo Vô thượng.
 Chư Phật tử! Bồ tát thành tựu pháp tu tập thanh tịnh tâm địa như vậy thời gọi là an trụ bực "Bồ Tát Hoan Hỷ Địa".
 Bồ Tát này thành tựu đại nguyệnđại dũng, đại dụng như vầy;
 Phát sanh trí hiểu biết quyết định thanh tịnh quảng đại, đem tất cả đồ cúng dường cung kính dâng lên tất cả Chư Phật không thiếu sót, rộng lớn dường pháp giớirốt ráo như hư không, suốt tất cả kiếp số vị lai không thôi nghỉ.
 Lại phát đại nguyện: Nguyện thọ lãnh tất cả Phật pháp, nguyện nhiếp tất cả Phật trí, nguyện hộ tất cả Phật giáo, nguyện trì tất cả Phật pháp, rộng lớn như pháp giới, rốt ráo như hư không suốt tất cả kiếp số vị lai không thôi nghỉ.
 Lại phát đại nguyện: Nguyện trong tất cả thế giới, lúc Phật xuất thếGiáng thầnnhập thai, trụ thai, sơ sanh, xuất giathành đạothuyết phápnhập Niết Bàn, tôi đều đến gần gũi cúng dường, làm thượng thủ trong chúng, thọ lãnh và thật hành chánh pháp, đồng thời chuyển pháp khắp tất cả mọi nơi, rộng lớn như pháp giới, rốt ráo dường hư không, suốt tất cả kiếp số vi lai không thôi nghỉ.
 Lại phát đại nguyện: Nguyện tất cả Bồ Tát hạnh quảng đại chẳng hoại, chẳng tạp nhiếp các môn Ba la mậttu tập thanh tịnh các trí địa. Tổng tướngbiệt tướngđồng tướngdị tướngthành tướnghoại tướng, tất cả Bồ Tát hạnh đều nói đúng như thiệt. Giáo hóa tất cả chúng sanh cho họ lãnh thọ thật hành tâm địa được tăng trưởng, rộng lớn như pháp giới, rốt ráo dường hư không, suốt tất cả kiếp số vị lai không thôi nghỉ.
 Lại phát đại nguyện: Nguyện tất cả giới chúng sanh, có sắc, không sắc, có tưởng, không tưởng, chẳng có tưởng, chẳng không tưởngnoãn sanhthai sanhthấp sanhhóa sanh, hệ thuộc ba cõi, vào sáu loài tất cả chỗ thác sanh, nhiếp về danh sắc, những loài như vậy tôi đều giáo hóa cho họ vào Phật pháp, dứt hẳn tất cả loài thế gian mà an trụ đạo Nhứt thiết chủng trí. Rộng lớn như pháp giới, rốt ráo dường hư không, suốt tất cả kiếp số vị lai không thôi nghỉ.
 Lại phát đại nguyện: Nguyện tất cả thế giới rộng lớn vô lượng: Thô, tế, loạn trụ, đảo trụ, chánh trụ, hoặc vào, hoặc đi, hoặc đến, sai khác như đế võngmười phương vô lượng thế giới nhiều loại không đồng, đều thấy biết rõ với trí lực. Rộng lớn như pháp giới, rốt ráo dường hư không, suốt tất cả kiếp số vị lai không thôi nghỉ.
 Lại phát đại nguyện: Nguyện tất cả quốc độ vào một quốc độ, một quốc độ vào tất cả quốc độvô lượng Phật độ đều khắp thanh tịnh. Những đồ vật sáng chói dùng để trang nghiêm.

Lìa tất cả phiền não thành đạo thanh tịnhChúng sanh trí huệ số đông vô lượng ở đầy trong đó. Vào khắp cảnh giới quảng đại của Chư Phật, tùy thuận tâm chúng sanh để thị hiện cho họ đều hoan hỷ.

Rộng lớn như pháp giới rốt ráo dường hư không, suốt tất cả kiếp số vị lai không thôi nghỉ.
 Lại phát đại nguyện: Nguyện cùng tất cả Bồ Tát đồng một chí một hạnh không ganh thù, chứa nhóm các căn lành, tất cả Bồ Tát bình đẳng một duyên, thường tập hội không rời bỏ nhau, tùy ý có thể hiện nhiều thân Phật, tự tâm nhậm vận có thể biết cảnh giới của Chư Phật, oai lực trí huệ được thần thông bất thối tùy ý du hành tất cả thế giớihiện thân trong tất cả chúng hội, vào khắp tất cả chỗ thác sanhthành tựu đại thừa tu hạnh Bồ Tát bất tư nghì. Rộng lớn như pháp giới, rốt ráo dường như không suốt tất cả kiếp số vị lai không thôi nghỉ.
 Lại phát đại nguyện: Nguyện thừa pháp luân bất thối tu hạnh Bồ Tát, thân, ngữ, ý ba nghiệp đều không để luống, nếu ai tạm thấy thời được quyết định nơi Phật pháp, nếu ai tạm nghe âm thanh thời được thật trí, vừa sanh lòng tịnh tín thời dứt hẳn phiền não, được thân như cây đại Dược Vương, được thân như châu như ýtu hành tất cả hạnh Bồ Tát. Rộng lớn như pháp giới, rốt ráo dường hư không, suốt tất cả kiếp số vị lai không thôi nghỉ.
 Lại phát đại nguyện: Nguyện ở khắp tất cả thế giới thành Vô thượng Chánh giác, chẳng rời một chân lông mà nơi tất cả chân lông thị hiện sơ sanh, xuất gia, đến đạo tràngthành Chánh giácchuyển pháp luânnhập Niết Bàn, được sức đại trí huệ cảnh giới của Phật trong mỗi niệm thuận theo tâm của tất cả chúng sanh mà thị hiện thành Phật làm cho họ được tịch diệt, dùng Nhứt thiết trí biết tất cả pháp giới chính là tướng Niết Bàn, dùng một âm thanh thuyết pháp làm cho tâm tất cả chúng sanh đều hoan hỷThị hiện nhập đại Niết Bàn mà chẳng dứt hạnh Bồ Tátthị hiện bực đại trí huệ an lập tất cả pháp. Dùng pháp Trí thông, Thần túc thông, Huyễn thông, tự tại biến hóa khắp tất cả pháp giới. Rộng lớn như pháp giới, rốt ráo dường hư không, suốt tất cả kiếp số vị lai không thôi nghỉ.
 Chư Phật tử! Bồ tát trụ bực Hoan Hỷ Địa phát đại nguyện như vậy, dũng mãnh như vậy, đại dụng như vậy. Dùng mười nguyện môn này làm đầu đầy đủ trăm vạn vô số đại nguyện.
 Chư Phật tử! Đại nguyện này do mười tận cú mà được thành tựu.
 Đây là mười tận cú:
 Chúng sanh giới tận, thế giới tận, hư không giới tận, pháp giới tận, Niết bàn giới tận, Phật xuất hiện giới tận, Như Lai trí giới tận, tâm sở duyên giới tận, Phật trí sở nhập cảnh giới giới tận, thế gian chuyển pháp chuyển trí, chuyển giới tận.  Nếu chúng sanh giới tận thệ nguyện của tôi mới tận, nhẫn đến thế gian chuyển pháp, chuyển trí, chuyển giới tận thệ nguyện của tôi mới tận. Nhưng chúng sanh giới nhẫn đến trí chuyển giới không cùng tận, nên thiện căn đại nguyện của tôi đây cũng không cùng tận.
 Chư Phật tử! Bồ tát phát đại nguyện như vậy rồi thời được: Tâm lợi ích, tâm nhu nhuyến, tâm tùy thuận, tậm tịch tịnh, tâm điều phục, tâm tịch diệt, tâm khiêm hạ, tâm nhuận trạch, tâm bất động, tâm bất trược, thành bực tịnh tín, có công dụng của đức tin, có thể tin bổn hạnh chứng nhập của Như Lai, tin thành tựu được các môn Ba la mật, tin vào những bực thắng địa, tin sức thành tựu tin đầy đủ vô sở úy, tin sanh trưởng Phật pháp bất cộng bất hoại, tin Phật pháp bất tư nghì, tin xuất sanh Phật cảnh giới không trung biên, tin tùy nhập vô lượng cảnh giới của Phật, tin thành tựu quả. Tóm lại, tin tất cả Bồ Tát hạnh, nhẫn đến tin trí, địa, thuyết, lực của Như Lai.
 Chư Phật tử! Bồ tát này lại nghĩ rằng: Chánh pháp của Chư Phật thậm thâm như vậy, tịch tịnh như vậy, tịch diệt như vậy, không, vô tướngvô nguyện như vậy, vô nhiễm như vậy, vô lượngquảng đại như vậy, mà hàng phàm phu sa vào tà kiến, bị vô minh che lòa, dựng cao tràng kiêu mạn, vào trong lưới khát ái, đi trong rừng rậm dua dối không tự ra được. Lòng luôn đi đôi với tham lam ganh ghét, thường tạo, những nhơn duyên thọ sanh trong các loài, tham, sân, si gây thành những nghiệp ngày đêm thêm lớn mãi, do gió phẫn hận thổi ngọn lửa tâm thức hực hực không tắt, phàm họ nói hay làm đều là điên đảo.

Dục lưuhữu lưuvô minh lưu, kiến lưu nói luôn phát khởi chủng tử tâm ý thức. Trong ruộng tam giới lại mọc mầm khổ, chính là chẳng rời danh sắcDanh sắc này thêm lớn, thành tụ lạc của sáu loài. Trong đó đối nhau mà sanh ra xúc, do xúc sanh thọ, nhơn thọ sanh ái, vì ái tăng trưởng nên sanh thủ, vì thủ tăng trưởng nên sanh hữu, do hữu mà có sanh lão tử ưu bi khổ não.  Chúng sanh thêm hớn quả khổ, trong đây là trống rỗng lìa ngã và ngã sởvô tri vô giác, vô giác vô thọ như cỏ cây, đá vách, cũng như vang bong, nhưng chúng sanh vẫn không hay không biết.
 Bồ Tát thấy chúng sanh không thể thoát khỏi khổ quả như vậy, liền phát sanh đại bi trí huệ tự nghĩ rằng: Tôi phải cứu vớt tất cả chúng sanh này đặt họ ở chỗ rốt ráo an lạc. Do vì suy nghĩ phát tâm như vậy nên sanh trí huệ quang minh đại từ.
 Chư Phật tử! Đại Bồ Tát tùy thuận đại bi đại từ như vậy, lúc dùng tâm thâm trọng trụ bực Sơ địa, đối với tất cả vật không hề lẫn tiếc, cầu Phật trí, tu đại xả. Phàm có thứ chi đều có thể bố thí cả. Những là tiền, lúa, kho, đụn, vàng, bạc, ma nichâu ngọc, đồ trang sức, voi, ngựa, xe cộ, tôi tớ, nhơn dân, thành ấp, tụ lạc, vườn rừng, lầu đài, vợ con quyến thuộc, đầu, mắt, tay, chân, máu, thịt, xương, tủy, tất cả đều không tiếc, để cầu trí huệ rộng lớn của chư Phật.
 Đây gọi là thành tựu đại xả của bực Bồ Tát trụ "Sơ Địa".
 Chư Phật tử! Bồ Tát dùng tâm từ bi đại thí này là vì muốn cứu hộ tất cả chúng sanh. Thêm cầu những sự lợi ích thế gian và xuất thế, vì không nhàm đủ liền được thành tựu tâm không mỏi nhàm.

Được tâm không mỏi nhàm rồi, với tất cả kinh luận, không lòng khiếp nhược, vì lòng không khiếp nhược liền được thành tựu nhứt thiết kinh luận trí. Được trí này rồi thời có thể hay so lường việc nên làm, việc chẳng nên làm. Với tất cả chúng sanh căn cơ thượng, trung, hạ, thuận theo chỗ đáng độ, năng lực và thói quen của họ mà làm cho họ đều được lợi ích. Do đây Bồ Tát được thành thế trí. Thành được thế trí rồi liền biết thời tiết, biết lượng số. Vì tàm quý mà siêng tu đạo hạnh tự lợi lợi tha nên thành tựu tàm quý trang nghiêm.

Trong hạnh này siêng tu hạnh giải thoát không thối chuyển thành sức kiên cố. Được sức kiên cố rồi thời siêng cúng dường chư Phật. Nơi giáo pháp của Phật có thể thật hành đúng như lời dạy
 Chư Phật tử! Bồ Tát thành tựu mười pháp thanh tịnh các trí địa như vậy, chính là: Bi, từ, xả, không mỏi nhàm, biết kinh luận, hiểu thế pháptàm quý, sức kiên cốcúng dường chư Phật và y giáo tu hành.
 Chư Phật tử! Bồ Tát đã trụ bực Hoan Hỷ Địa này rồi, do sức đại nguyện được thấy nhiều đức Phật.

Như là thấy trăm đức Phật, thấy ngàn đức Phật, trăm ngàn đức Phật, ức Phật, trăm ức Phật, ngàn ức Phật, trăm ngàn ức Phật, ức na do tha Phật, trăm ức na do tha Phật, ngàn ức na do tha Phật, trăm ngàn ức na do tha Phật.

Với chư Phật này, Bồ Tát đều dùng đại tâmthâm tâmcung kính tôn trọng phụng thờ cúng dường những y phụcẩm thựcngọa cụ, y dược và tất cả đồ dùng, cũng cúng dường tất cả chúng TăngBồ Tát đem công đức thiện căn này đều hồi hướng Vô thượng Bồ đề.
 Chư Phật tử! Vì cúng dường chư Phật, Bồ Tát này thành tựu được chúng sanh pháp, dùng hai nhiếp pháp trước là bố thí và ái ngữ để nhiếp lấy chúng sanh. Còn hai nhiếp pháp sau thời chỉ do sức tín giải mà thật hành chớ chưa thông đạt.
 Bồ Tát này ở trong mười Ba la mật, thời đàn Ba la mật được tăng thượng; với chín Ba la mật kia thời tùy sức tùy phần mà thật hành.
 Bồ Tát này trong lúc siêng cúng dường chư Phật giáo hóa chúng sanh đều để tu hành thanh tịnh pháp trí địa.

Bao nhiêu thiện căn đều hồi hướng bực Nhứt thiết chủng trí, lần thêm sáng sạch, điều nhu thành tựutùy ý đều dùng được.
 Chư Phật tử! Ví như thợ kim hoàn, khéo luyện vàng, cho vào lửa thường thời vàng càng thêm sáng sạch mịn nhuyễn tùy ý người thợ dùng.
 Cũng vậy, Bồ Tát này cúng dường chư Phật giáo hóa chúng sanh đều để tu hành thanh tịnh pháp trí địa, bao nhiêu thiện căn đều hồi hướng bực Nhứt thiết chủng trí, càng thêm sáng sạch điều nhu thành tựu có thể dùng tùy ý.
 Chư Phật tử! Đại Bồ tát trụ bực Sơ địa phải đến chỗ Chư Phật, Bồ TátThiện tri thức tìm cầu thưa hỏi.

Ở trong địa này, từ nơi tướng và đắc quả không nhàm đủ, vì muốn thành tựu pháp của trí địa này.

Lại cũng phải đến chỗ Phật, Bồ TátThiện tri thức tìm cầu thưa hỏi tướng và đắc quả của Nhị địa, Tam địa nhẫn đến Thập địa không nhàm đủ, vì muốn thành tựu pháp của các trí địa đó.
 Bồ Tát này khéo biết trong các trí địa: Chướng và đối trị, địa thành hay hoại, địa tướng và quả; cũng biết rõ địa đắc tu, địa pháp thanh tịnh, địa tiến tu lên, phải địa chẳng phải địa, trí thù thắng của các địa, bất thối chuyển của các địa. Cũng khéo biết thanh tịnh tu trị tất cả trí địa, nhẫn đến chuyển vào Như Lai địa.
 Chư Phật tử! Bồ tát khéo biết địa tướng như vậy. Ban đầu ở bực Sơ địa phát khởi tu hành không giám đoạn, nhẫn đến nhập bực Thập địa không gián đoạn.
 Do trí huệ sáng suốt của các trí địa đây mà thành trí huệ quang minh của Như Lai.
 Chư Phật tử! Ví như vị thương chủ biết rành phương tiện muốn dắt các thương gia đến đại thành, lúc chưa khởi hành, trước hỏi rõ sự lành dữ dọc đường và chỗ đến ở an hay nguy, được hay không.

Sau đó trang bị tu lương vật dụng đầy đủ rồi mới cùng nhau lên đường.
 Chư Phật tử! Vị thương chủ kia dầu chưa khởi hành mà đã biết rõ lộ trình lành dữ tất cả sự an nguy, khôn khéo suy tính sắm sửa hành trang lương thực không để thiếu sót, mới có thể dắt đoàn thương gia đến đại thành một các toàn vẹn an ổn
 Chư Phật tử! Bồ tát cũng như vậy. Trụ bực Sơ địa biết rành chướng và đối trị của các trí địa, nhẫn đến biết rành tất cả trí địa thanh tịnh chuyển nhập Như Lai địa, sau đó mới lo đủ tư lương phước và trí, dắt các chúng sanh đi qua đường hiểm sanh tử, đến thành Nhứt thiết chủng trí một các an toàn.
 Vì lẽ trên đây nên Bồ Tát phải thường siêng tu công hạnh thanh tịnh thù thắng của các trí địa nhẫn đến chứng nhập Như Lai địa.
 Chư Phật tử! Đây gọi là lược nói môn nhập bực Sơ địa của đại Bồ Tát. Nói rộng ra thời có vô lượng vô biên trăm ngàn vô số sự sai khác.
 Chư Phật tử! Đại Bồ tát trụ bực Sơ địa này phần nhiều hiện làm vua ở Diêm Phù Đề, giàu mạnh tự tại thường hộ trì chánh pháp. Hay dùng hạnh đại thí để nhiếp thủ chúng sanh, khéo trừ tật tham lam bỏn sẻn của chúng sanh.

Tất cả công việc làm như là bố thíái ngữ, lợi hành, đồng sự đều chẳng rời niệm Phậtniệm Phápniệm Tăng. Chẳng rời niệm Bồ Tát đồng hạnh, chẳng rời niệm hạnh Bồ Tát, các môn Ba la mật, các trí địa. Chẳng rời Niệm lựcVô úy, pháp Bất cộng. Chẳng rời niệm Nhứt thiết chủng trí.
 Bồ Tát này lại nghĩ rằng: Tôi phải ở trong tất cả chúng sanh làm thượng thủ, làm thắng, làm thù thắng, làm diệu, làm vi diệu, làm thượng, làm vô thượng, làm Đạo Sự, làm tướng, làm soái, nhẫn đến làm người y chỉ của Nhứt thiết chủng trí.
 Bồ Tát này nếu muốn bỏ nhà để siêng tu Phật pháp, liền có thể bỏ nhàvợ con ngũ dục, vào nhà Như Lai xuất gia học đạo. Đã xuất gia rồi thời tinh tấn tu hànhtrong khoảng một niệm trăm tam muội, được thấy trăm đức Phật, biết thần lực của trăm Đức Phật, có thể chấn động thế giới của trăm Đức Phật, có thể qua thế giới của trăm Đức Phật, có thể chiếu thế giới của trăm Đức Phật, có thể giáo hóa chúng sanh trong trăm thế giới, có thể trụ thọ trăm kiếp, có thể biết những việc đã qua và sẽ tới trong trăm kiếp, có thể vào trăm pháp môn, có thể thị hiện trăm thân, ở mỗi thân có thể thị hiện trăm vị Bồ Tát làm quyến thuộc.
 Nếu dùng nguyện lực thù thắng của Bồ Tát tự tại thị hiện hơn nơi số trên đây, thời cả trăm kiếp ngàn kiếp, nhẫn đến trăm ngàn ức na do tha kiếp cũng chẳng tính biết được.
 Kim Cang Tạng Bồ Tát muốn tuyên lại nghĩa này nên nói kệ rằng:
 Nếu người tu điều là
 Đủ những pháp bạch tịnh
 Cúng dường chư Thế Tôn
 Tùy thuận đạo từ bi.
 Tin hiểu rất rộng lớn
 Chí nguyện cũng thanh tịnh
 Vì cầu trí huệ Phật
 Phát tâm vô thượng này.
 Tu tất cả trí lực
 Và cùng vô sở úy
 Thành tựu các Phật pháp
 Cứu nhiếp các quần sanh.
 Vì được đại từ bi
 Và chuyển thắng pháp luân
 Nghiêm tịnh Phật quốc độ
 Phát tâm tối thắng này.
 Một niệm biết tam thế
 Mà không có phân biệt
 Thời gian sai khác nhau
 Để hiển thị thế gian
 Lược nói cầu Chư Phật
 Tất cả thắng công đức
 Phát sanh tâm quảng đại
 Lượng đồng cõi hư không.
 Bi trước, huệ làm chủ
 Tương ưng cùng phương tiện
 Tâm tín giải thanh tịnh
 Phật vô lượng thần lực.
 Trí vô ngại hiện tiền
 Tự ngộ chẳng do người
 Đầy đủ đồng Chư Phật
 Phát tâm tối thắng này.
 Phật tử mới phát sanh
 Tâm diệu bửu như vậy
 Thời siêu hạng phàm phu
 Vào chỗ đi của Phật.
 Sanh tại nhà Như Lai
 Chủng tộc không tội lỗi
 Đồng bình đẳng với Phật
 Quyết thành Vô Thượng Giác,
 Vừa sanh lòng như vậy
 Liền được vào Sơ địa
 Chí nguyện chẳng bị động
 Dường như núi Tu Di.
 Nhiều vui, nhiều ưa thích
 Lại cũng nhiều tịnh tín
 Tâm dũng mãnh rất lớn
 Và cùng tâm mừng rỡ.
 Xa rời sự đấu tránh
 Não hại và giận hờn
 Kính thuận mà chất trực
 Khéo gìn giữ sáu căn.
 Đấng cứu thế vô thượng
 Có bao nhiêu trí huệ
 Bực này tôi sẽ được
 Ghi nhớ sanh hoan hỷ.
 Mới được vào Sơ
 Liền siêu năm điều sợ:
 Chẳng sống, tiếng xấu, chết,
 Ác đạo, chúng oai đức.
 Vì chẳng tham chấp ngã
 Và chẳng chấp ngã sở
 Các Phật tử như đây
 Xa rời năm điều sợ.
 Thường thật hành đại từ
 Luôn kính tin tùy thuận.
 Đủ công đức tàm qúy
 Ngày đêm thêm pháp lành.
 Thích thật lợi chánh pháp
 Chẳng ưa thọ dục lạc
 Tư duy pháp đã nghe
 Rời xa hạnh chấp trước.
 Chẳng tham cầu lợi dưỡng
 Chỉ thích Phật Bồ đề
 Nhứt tâm cầu Phật trí
 Chuyên ròng không niệm khác.
 Tu tập Ba la mật
 Xa rời dua dối gạt
 Thật hành đúng lời Phật
 An trụ trong thật ngữ.
 Chẳng nhơ nhà Chư Phật
 Chẳng bỏ giới Bồ Tát
 Chẳng thích những thế sự
 Thường lợi ích thế gian.
 Làm lành không nhàm đủ
 Thêm cầu đạo tăng thắng
 Ưa thích pháp như vậy
 Tương ưng nghĩa công đức.
 Thường phát khởi đại nguyện
 Nguyện thấy chư Như Lai
 Hộ trì Phật chánh pháp
 Nhiếp lấy đạo vô thượng.
 Thường sanh nguyện như vầy:
 Tu hành hạnh tối thắng.
 Thành thục mọi quần sanh
 Nghiêm tịnh Phật quốc độ.
 Tất cả các cõi Phật
 Đều đông đầy Phật tử
 Bình đẳng chung một lòng
 Việc làm đều chẳng luống.
 Nơi tất cả chân lông
 Đồng thời thành Chánh giá
 Những đại nguyện như vậy
 Vô lượng vô biên tế.
 Hư không cùng chúng sanh
 Pháp giới và Niết Bàn
 Thế gian Phật ra đời
 Phật trí tâm cảnh giới,
 Trí của Như Lai chứng
 Cùng Tam chuyển pháp tận
 Tất cả đó có tận
 Nguyện của tôi mới tận,
 Như đó không cùng tận
 Nguyện của tôi cũng vậy,
 Phát nguyện lớn như thế
 Tâm nhu nhuyến điều thuận.
 Hay tin công đức Phật
 Quan sát nơi chúng sanh
 Biết từ nhơn duyên khởi
 Liền sanh lòng từ mẫn:
 Chúng sanh khổ như vậy
 Nay tôi phải cửu thoát
 Vì những chúng sanh này
 Thật hành việc bố thí.
 Ngôi vua và trân bửu
 Nhẫn đến voi, ngựa, xe,
 Đầu, mắt, cùng tay, chân,
 Nhẫn đến máu, thịt, xương
 Tất cả đều xả thí
 Không có lòng hối tiếc.
 Cầu các thứ kinh thơ
 Không hề biết nhàm mỏi
 Khéo hiểu nghĩa thú kia
 Hay thuận theo thế gian.
 Tàm quý tự trang nghiêm
 Tu hành càng kiên cố
 Cúng dường vô lượng Phật
 Cung kính và tôn trọng.
 Thường tu tập như vậy
 Ngày đêm không nhàm mỏi
 Thiện căn càng sáng sạch
 Như lửa luyện chơn kim.
 Bồ Tát trụ nơi đây
 Tịnh tu mười trí địa
 Chỗ làm không chướng ngại
 Đầy đủ chẳng đoạn tuyệt.
 Ví như vị thương chủ
 Vì lợi cho thương gia
 Hỏi rõ đường dễ khó
 An ổn đến đại thành
 Bồ Tát trụ Sơ địa
 Phải biết cũng như vậy.
 Dũng mãnh không chướng ngại
 Đến bực đệ Thập địa.
 Trụ trong Sơ địa này
 Làm chủ công đức lớn
 Đem pháp dạy chúng sanh
 Tâm từ không tổn hại.
 Thống lãnh Diêm Phù Đề
 Giáo hóa tất cả chúng
 Đều trụ hạnh đại xả
 Thành tựu trí huệ Phật.
 Muốn cầu đạo tối thắng
 Bỏ ngôi Quốc Vương mình
 Hay ở trong Phật giáo
 Dũng mãnh siêng tu tập,
 Liền được trăm tam muội
 Và thấy trăm đức Phật
 Chấn động trăm thế giới
 Quang minh chiếu trăm cõi,
 Độ trăm cõi chúng sanh
 Chứng nhập trăm pháp môn
 Hay biết việc trăm kiếp
 Thị hiện trăm thân Phật
 Và hiện trăm Bồ Tát
 Để dùng làm quyến thuộc,
 Nếu nguyện lực tự tại
 Hơn số này vô lượng
 Ở trong nghĩa Sơ địa
 Tôi lược thuật phần ít,
 Nếu muốn giảng giải rộn
 Ức kiếp chẳng hết được.
 Bồ Tát đạo tối thắng
 Lợi ích mọi quần sanh
 Pháp Sơ địa như vậy
 Nay tôi đã nói xong. 
(Hán bộ quyển 35)
Chúng Bồ Tát đã nghe
Địa tối thắng vi diệu
Tâm các Ngài thanh tịnh
Tất cả đều vui mừng
Đồng rời tòa đứng dậy
Vọt bay dừng trên không
Khắp rải hoa báu đẹp
Đồng thời chung khen ngợi :
Lành thay Kim Cang Tạng
Bực đại trí vô úy
Khéo nói những pháp lành
Của Sơ địa Bồ Tát.
Bồ Tát Giải Thoát Nguyệt
Biết lòng chúng thanh tịnh
Thích nghe những hành tướng
Của đệ nhị "Ly Cấu"
Liền thỉnh Kim Cang Tạng:
Đại trí xin diễn thuyết
Phật tử đều thích nghe
Đệ nhị Ly Cấu Địa.
Bấy giờ Kim Cang Tạng Bồ Tát bảo Giải Thoát Nguyệt Bồ Tát rằng: Thưa Phật Tử! Đại Bồ Tát đã tu Sơ địa muốn vào đệ nhị địa thời phải phát khởi mười thứ thâm tâm
Đây là mười thứ thâm tâm:
Tâm chánh trực, tâm nhu nhuyến, tâm kham năng, tâm điều phụctâm tịch tịnh, tâm thuần thiện, tâm chẳng tạp, tâm không cố luyến, tâm rộng, tâm lớn.
Bồ Tát dùng mười thâm tâm này thời được vào bực Ly Cấu Địa thứ hai.
Chư Phật tử! Bồ tát trụ Ly Cấu Địa thời tánh tự xa rời tất cả sát sanh, chẳng chứa dao gậy, chẳng có lòng oán hận, có tàm có quý, đầy đủ lòng nhơn thứ. Với tất cả chúng sanh có mạng sống thời thương, sanh lòng từ làm lợi ích.
Bồ Tát này còn chẳng có lòng ác não hại chúng sanh, huống là với họ mà có chúng sanh tưởng cố ý làm việc giết hại.
Tánh tự chẳng trộm cắp. Với của cải mình Bồ Tát thường biết vừa đủ, với người thời thương yêu tha thứ chẳng hề xâm tổn. Nếu đồ vật thuộc người khác thời tưởng là của người khác, trọn không sanh lòng trộm cắp, nhẫn đến lá cây của người không cho thời không lấy, huống là đồ vật dụng khác. Tánh tự chẳng tà dâm. Với tự thê, Bồ Tát tri túc chẳng mong vợ người. Với thê thiếp của người cùng con gái của người, trọn không móng lòng tham nhiễm, huống là tùng sự dâm dục, huống là nơi phi đạo.
Tánh tự chẳng vọng ngữBồ Tát luôn thật ngữ, chơn ngữ, thời ngữ, nhẫn đến trong chiêm bao cũng còn chẳng nói lời phú tàng, vô tâmvọng ngữ, huống là cố ý nói dối.
Tánh tự chẳng lưỡng thiệtBồ Tát đối với chúng sanh không tâm ly giánkhông tâm não hại, chẳng đem lời người này đến nói với người kia để phá người kia, chẳng đem lời người kia đến nói với người này để phá người này, người chưa ly phá thời chẳng cho ly phá, người đã ly phá thời chẳng cho thêm hơn. Chẳng mừng sự ly gián, chẳng ưa sự ly gián, chẳng nói lời ly gián. Chẳng cho lời ly gián là thiệt hay chẳng thiệt.
Tánh tự chẳng ác khẩu, như là lời độc hạilời thô tục, lời làm khổ người khác, lời làm người khác sân hận, lời hiện tiền, lời chẳng hiện tiền, lời xấu ác, lời dung tiện, lời bất nhã, lời làm người nghe không ưa, không vui, lời giận dữ, lời như lửa đốt lòng, lời oán kết, lời nhiệt não, lời có thể làm hại mình và người. Những ác khẩu như vậy đều bỏ lìa cả. Thường nói lời lợi ích, lời mềm mỏng, lời đẹp dạ, lời thích nghe, lời làm người nghe vui mừng, lời khéo vào tâm người, lời phong nhã điển tắc, lời nhiều người mến thích, lời nhiều người vui đẹp, lời thân tâm hớn hở.
Tánh tự chẳng ỷ ngữBồ Tát thường thích nói lời chín chắn, lời phải thời, lời thiệt, lời đúng nghĩa, lời đúng pháp, lời thuận đạo lý, lời khéo điều phục, lời tùy thời tính lường quyết địnhBồ Tát này nhẫn đến chơi cười còn luôn suy nghĩ kỹ, huống là cố ý nói ra lời tán loạn.
Tánh tự chẳng tham lamBồ Tát này đối với tài vật đồ dùng của kẻ khác chẳng móng tâm tham, chẳng mong cầu.
Tánh tự rời giận hờn. Bồ Tát này đối với tất cả chúng sanh luôn khởi tâm từ mẫn, tâm lợi ích, tâm đau xót, tâm hoan hỷ, tâm hoà thuận, tâm nhiếp thọ, bỏ hẳn sân hận oán hại nhiệt não, thường nghĩ đến thật hành nhơn từ lợi ích.
Tánh tự lìa tà khiến. Bồ Tát trụ nơi chánh đạo, chẳng coi bói, chẳng thọ lấy cấm giới tà ác, tâm kiến chánh trực, không dua dối, quyết định tin nơi Phật, Pháp, Tăng.
Chư Phật tử! Đại Bồ tát hộ trì mười nghiệp đạo lành như vậy không hề gián đoạn. Lại tự nghĩ rằng, tất cả chúng sanh sa đọa nơi ác đạo đều do mười nghiệp ác. Vì thế nên tôi phải tự tu chánh hạnh, cũng khuyên người khác tự tu chánh hạnh. Vì mình không tự tu thời không thể bảo kẻ khác tu.
Chư Phật tử! Đại Bồ tát này lại nghĩ rằng: Mười nghiệp đạo ác là nhơn thọ sanh nơi địa ngụcsúc sanh và ngạ quỷ. Mười nghiệp đạo lành là nhơn thọ sanh nơi loài người cõi Trời.

Lại thượng phẩm mười nghiệp đạo lành này dùng trí huệ để tu tập, vì tâm hẹp kém, vì sợ sanh tử, vì thiếu đại bị, vì theo người Thanh Văn khác mà tỏ ngộ thời thành Thanh Văn thừa.

Lại thượng phẩm mười nghiệp đạo lành này tu tập thanh tịnh, chẳng do người khác dạy mà tự giác ngộ, vì chẳng đủ đại bi phương tiện, mà tỏ ngộ pháp nhơn duyên thậm thâm thời thành Độc Giác thừa.

Lại thượng phẩm mười nghiệp đạo lành này tu tập thanh tịnh, vì tâm rộng vô lượng, vì đầy đủ bi mẫn, vì phương tiện nhiếp thọ, vì phát sanh đại nguyện, vì chẳng bỏ chúng sanh, vì mong cầu Phật trí, vì tu tập trí địa của Bồ Tát, vì tịnh tu tất cả Ba la mật, mà thành hạnh quảng đại của Bồ Tát.

Lại thượng thượng phẩm mười nghiệp đạo lành này, vì Nhứt thiết chủng thanh tịnh nhẫn đến chứng Thập lựcTứ vô úy nên tất cả Phật pháp đều được thành tựu. Vì những lẽ trên đây nên tôi bình đẳng thật hành mười nghiệp lành làm cho tất cả đều thanh tịnh đầy đủ.  Những phương tiện như vậy Bồ Tát phải học.
Chư Phật tử! Đại Bồ tát này lại nghĩ rằng: Mười nghiệp đạo ác : Thượng phẩm là nhơn địa ngụctrung phẩm là nhơn súc sanhhạ phẩm là nhơn ngạ quỷ.
Trong đây về tội sát sanh có thể làm cho chúng sanh đọa địa ngụcsúc sanhngạ qủy. Nếu sanh trong loài người thời mắc hai quả báo: Mạng vắn và nhiều bịnh.
Tội trộm cấp cũng làm cho chúng sanh đọa ba ác đạo. Nếu sanh trong loài người thời mắc hai quả báo: Nghèo cùng và tài sản chung không được tự do dùng.
Tội tà dâm cũng làm cho chúng sanh đọa ba ác đạo. Nếu sanh trong loài người thời mắc hai quả báo: Vợ không trinh lương và quyến thuộc không được tùy ý.
Tội vọng ngữ cũng làm cho chúng sanh đọa ba ác đạo. Nếu sanh trong loài người thời mắc hai quả báo: Bị phỉ báng và bị khi dối.
Tội lưỡng thiệt cũng làm cho chúng sanh đọa ba ác đạo. Nếu sanh trong loài người thời mắc hai quả báoQuyến thuộc trái lìa và thân tộc tệ ác.
Tội ác khẩu cũng làm cho chúng sanh đọa ba ác đạo. Nếu sanh trong loài người thời mắc hai quả báo: Thường nghe tiếng ác và lời nói nhiều tranh cãi.
Tội ỷ ngữ cũng làm cho chúng sanh đọa ba ác đạo. Nếu sanh trong loài người thời mắc hai quả báoLời nói người không lãnh thọ và lời không rõ ràng.
Tội tham dục cũng làm cho chúng sanh đọa ba ác đạo. Nếu sanh trong loài người thời mắc hai quả báo: Lòng không biết đủ và quá tham muốn không nhàm.
Tội sân hận cũng làm cho chúng sanh đọa ba ác đạo. Nếu sanh trong loài người thời mắc hai quả báo: Thường bị người khác tìm chỗ hay dở và luôn bị người khác não hại.
Tội tà kiến cũng làm cho chúng sanh đọa ba ác đạo. Nếu sanh trong loài người thời mắc hai quả báo: sanh nhà tà kiến và tâm dua vạy.
Chư Phật tử! Mười nghiệp đạo ác có thể sanh vô lượng vô biên những quả khổ. Do đây Bồ Tát nghĩ rằng: Tôi phải xa rời mười nghiệp ác. Làm vườn pháp an ổn thích thú tự ở trong đó, cũng khuyên người khác cùng ở trong đó.
Chư Phật tử! Đại Bồ tát này với tất cả chúng sanh phát sanh tâm lợi ích, tâm an lạctâm từtâm bi, tâm lân mẫn, tâm nhiếp thọ, tâm thủ hộ, tâm tự kỷ, tâm Sư, tâm Đại Sư.
Bồ Tát nghĩ rằng: chúng sanh đáng thương đọa nơi rừng rậm tà kiến, trí ác, muốn ác, đạo ác. Tôi phải làm cho họ trụ nơi chánh kiến tu hành đạo hành đạo chơn thiệt.
Bồ Tát lại nghĩ rằng: Tất cả chúng sanh phân biệt bỉ ngã phá hoại lẫn nhau, đấu tranh sân hận hẩy hừng không ngớt, tôi phải làm cho họ an trụ trong vô thượng đại từ.
Bồ Tát lại nghĩ rằng: Tất cả chúng sanh tham lấy không biết nhàm, chỉ cầu của cải tự sống bằng cách tà mạng. Tôi phải làm cho họ an trụ trong chánh pháp thân, ngữ, ý thanh tịnh chánh mạng.
Bồ Tát lại nghĩ rằng: Tất cả chúng sanh thường theo tham, sân, si, các thứ phiền não nhơn đó mà hẩy hừng, họ chẳng biết lập chí cầu phương tiện giải thoát. Tôi phải làm cho họ dứt trừ tất cả lửa lớn phiền não, đặt họ vào chỗ Niết Bàn thanh lương.
Bồ Tát lại nghĩ rằng: Tất cả chúng sanh bị màn đầy ngu si vọng kiến tối tăm che đậy mà phải vào trong rừng rậm tối lòa, mất ánh sáng trí huệ, đi đường hiểm đồng hoang sanh ác kiến. Tôi phải làm cho họ được trí nhãn thanh tịnh không chướng ngại, biết tướng như thật của các pháp, chẳng theo người khác dạy.
Bồ Tát lại nghĩ rằng: Tất cả chúng sanh ở trong đường hiểm sanh tử, sắp đọa địa ngụcsúc sanhngạ quỷ, vào trong lưới ác khiến, bị rừng tậm ngu si làm mê, theo dõi đạo tà, làm hạnh điên đảoví như người mù không kẻ dắt đường. Chẳng phải đạo giải thoát mà cho là đạo giải thoát. Vào cảnh giới ma, bị bọn giặc ác nhiếp lấy, thuận theo tâm mà, xa lìa ý Phật. Tôi phải cứu họ ra khỏi nạn hiểm như vậy, cho họ an trụ nơi thành Nhứt thiết trí vô úy.
Bồ Tát lại nghĩ rằng: Tất cả chúng sanh bị dòng nước chảy xiết sóng lớn nhận chìm vào dòng dục, dòng sanh tử, dòng vô minh, dòng tà kiến, xoay lăn trong sanh tửtrôi nổi trong sông ái nhiễm, mãi bị dồi giập không rảnh để quan sát, rồi bị quan niệm tham dụcsân hậnđộc hại không rời tâm họ, nên họ bị quỷ La sát thân kiến bắt đem nhốt hẳn trong rừng rậm ái dục. Họ lại quá nhiễm trước nơi chỗ tham ái, ở nơi gò ngã mạn, ngụ trong tụ lạc sáu căn. Nếu không người cứu giỏi, thời không thể độ họ được.
Tôi phải phát khởi tâm đại bi đối với họ, dùng những thiện căn để cứu tế họ, cho họ khỏi tai hoạn lìa nhiễm ô được thanh tịnh, mà ở an nơi thành báu Nhứt thiết trí.
Bồ Tát lại nghĩ rằng: Tất cả chúng sanh ở trong lao ngục thế gian bị nhiều khổ não, thường ôm lòng yêu ghét, tự mang lấy gông xiềng lo sợ tham dục, rừng rậm vô minh che chướng họ, không thể thoát khỏi ba cõi. Tôi phải làm cho họ ra khỏi hẳn ba cõi mà ở an nơi đại Niết Bàn vô ngại.
Bồ Tát lại nghĩ rằng: Tất cả chúng sanh chấp trước nơi ngã và ngã sở, chẳng có ý muốn ra khỏi nhà tù ngũ uẩn, nương nơi tụ lạc trống rỗng, sáu căn phát khởi bốn hạnh điên đảo, bị bốn rắn độc tứ đại cắn mổ, bị giặc thù ngũ uẩn giết hại chịu vô lượng đau khổ.
Tôi phải làm cho họ ở an nơi chỗ tối thắng vô trước, chính là Vô thượng Niết Bàn dứt hết mọi chướng ngại.
Bồ Tát lại tự nghĩ rằng: Tâm của chúng sanh hèn kém, chẳng chịu thật hành đạo có thể Nhứt thiết trí. Dầu họ muốn giải thoát, nhưng họ chỉ thích hai thừa Thanh Văn và Bích Chi Phật. Tôi phải làm cho họ an trụ nơi Phật pháp quảng đại, nơi trí huệ quảng đại.
Bồ Tát này hộ trì giới cấm như vậy khéo có thể thêm lớn tâm từ bi.
Chư Phật tử! Bồ tát ở bực Ly Cấu Địa này, do nguyện lực mà được thấy nhiều Phật, như là thấy trăm Đức Phật, ngàn đức Phật, trăm ngàn Đức Phật, nhẫn đến thấy trăm ngàn ức na do tha đức Phật.
Ở chỗ Chư Phật, Bồ Tát này dùng tâm quảng đại thâm tâm cung kính tôn trọng phụng thờcúng dường những thứ y phụcăn uống, thuốc men, ngọa cụ, tất cả đồ dùng. Và cũng cúng dường tất cả chúng Tăng. Đem công đức này hồi hướng Vô thượng Bồ đề.
Ở chỗ Chư Phật, do tâm tôn trọngBồ Tát này lại thọ hành mười đạo pháp lành, tùy chỗ đã thọ nhẫn đến Bồ đề trọn không quên mất.
Bồ Tát này từ vô lượng trăm ngàn ức na do tha kiếp vì đã xa rời tội tham giận phá giới nên hạnh bố thítrì giới được thanh tịnh toàn vẹn.
Ví như Chơn kim để trong phàn thạch, đúng theo cách thức luyện xong thời lìa tất cả cấu nhơ càng sáng sạch hơn.
Bồ Tát trụ bực Ly Cấu Địa này cũng như vậy. Trải qua vô lượng trăm ngàn ức na do tha kiếp, vì xa lìa bợn nhơ tham sân phá giới, nên hạnh bố thítrì giới được thanh tịnh đầy đủ.
Chư Phật tử! Trong bốn nhiếp pháp, Bồ tát này thiên về ái ngữ nhiều.

Trong mười môn Ba la mật Bồ Tát này thiên nhiều về trì giới, với các pháp khác thời tùy phần tùy sức.
Chư Phật tử! Đây là lược nói về bực Ly Cấu Địa.
Đại Bồ Tát trụ bực này, phần nhiều hiện thân làm Chuyển Luân Thánh Vương, làm Đại pháp chủ, đầy đủ thất bửu, có sức tự tại, có thể trừ cấu nhiễm tham, sân, phá giới của tất cả chúng sanh.

Dùng phương tiện khéo làm cho họ an trụ trong mười nghiệp đạo lành. Làm vị đại thí chủ châu ấp vô tận.

Bao nhiêu công hạnh như bố thíái ngữ, lợi hành, đồng sự đều không rời niệm Phậtniệm Phápniệm Tăng, nhẫn đến chẳng rời niệm Nhứt thiết chủng trí.
Bồ Tát này lại nghĩ rằng: Nơi tất cả chúng sanh tôi sẽ là thượng thủ, là thắng, là tối thắng, là diệu, là vi diệu, là thượng, là vô thượng, nhẫn đến là chỗ y chỉ của Nhứt thiết chủng trí.
Bồ Tát này lúc muốn bỏ nhà để ở trong Phật pháp tinh tấn tu hành. Liền có thể rời nhà vợ conquyến thuộcngũ dục. Khi đã xuất gia thời siêng năng tu tập, khoảng một niệm được ngàn tam muội, được thấy ngàn Đức Phật, biết thần lực của ngàn Đức Phật, có thể chấn động ngàn thế giới, nhẫn đến có thể thị hiện ngàn thân, mỗi thân thị hiện ngàn Bồ Tát làm quyến thuộc. Nếu dùng nguyện lực thù thắng tự tại để thị hiện thời hơn số này, trong trăm ngàn ức na do tha kiếp cũng chẳng đếm biết được.
Kim Cang Tạng Bồ Tát muốn tuyên lại nghĩa này bèn nói kệ rằng:
Chất trựcnhu nhuyến và kham năng
Điều phụctịch tịnh và thuần thiện
Ý rộng lớn mau thoát sanh tử
Do mười tâm vào đệ Nhị địa.
Ở đây thành tựu giới công đức
Xa lìa sát sanh chẳng não hại
Cũng lìa trộm cắp và tà dâm
Lìa hẳn vọng, ác, ly, ỷ ngữ.
Chẳng tham của cải thường xót thương
Chánh đạotrực tâm không siểm ngụy
Rời hiểm, bỏ mạn, rất điều nhu
Y giáo thật hành chẳng phóng dật.
Địa ngụcsúc sanh chịu khốn khổ
Ngạ quỷ đói khát miệng tuôn lửa
Tất cả đều do tội ác gây
Tôi phải lìa xa trụ thật pháp
Nhơn gian tùy ý được thọ sanh
Nhẫn đến thiền định Sắc, Vô sắc
Thanh VănĐộc Giác đến Phật thừa

Điều nhơn thập thiệnthành tựu.
Tư duy như vậy chẳng phóng dật
Tự gìn tịnh giới dạy người trì
Lại thấy quần sanh chịu đau khổ
Lại càng thêm lớn tâm đại bi.
Phàm phu tà kiến hiểu bất chánh
Thường giận hay hờn nhiều tranh cãi.
Tham cầu nhiễm trước không nhàm đủ
Tôi phải độ họ, trừ ba độc
Ngu si đen tối che trùm lấp
Vào đường hiểm lớn lưới tà kiến
Nhà giam sanh tử bị nhốt bắt
Tôi phải khiến họ dẹp giặc ma.
Bốn dòng đẩy trôi tâm chìm đắm
Ba cõi đốt thui vô lượng khổ
Chấp uẩn làm nhà, ngã ở trong
Vì muốn độ họ siêng hành đạo.
Dầu muốn giải thoát tâm lại kém
Bỏ xa vô thượng Phật trí huệ
Tôi muốn khiến họ trụ Đại thừa
Chuyên cần tinh tấn không nhàm đủ.
Bồ Tát ở đây chứa công đức
Thấy vô lượng Phật đều cúng dường
Ức kiếp tu hành thêm sáng sạch
Như dùng thuốc tốt luyện chơn kim,
Bồ Tát ở đây hiện Luân Vương
Độ khắp chúng sanh tu thập thiện
Bao nhiêu pháp lành đều tu tập
Để thành Thập lực cứu thế gian
Muốn bỏ Vương vị và tài bửu
Liền lìa nhà tục nương Phật giáo
Dũng mãnh tinh tấn trong một niệm
Được ngàn tam muội, thấy ngàn Phật.
Bao nhiêu tất cả sức thần thông
Bồ Tát Nhị địa đều hiện được
Nguyện lực đã làm lại hơn đây
Vô lượng tự tại độ quần sanh.
Người làm lợi ích khắp thế gian
Đã tu Bồ Tát hạnh tối thắng
Công đức đệ nhị địa như vậy
Vì các Phật tử đã khai diễn.
Phật tử được nghe công hạnh này
Cảnh giới Bồ Tát khó nghĩ bàn
Thảy đều cung kính lòng hoan hỷ
Rải hoa hư không để cúng dường.
Khen rằng: Lành thay đấng Đại Sĩ
Lòng từ thương xót các chúng sanh
Khéo nói luật nghi của trí giả
Và hành tướng trong đệ Nhị địa.
Đây diệu hạnh của chư Bồ Tát
Chơn thiệt không lạ không sai biệt.
Vì muốn lợi ích các quần sanh
Diễn nói như vậy rất thanh tịnh.
Tất cả Nhơn, Thiên đến cúng dường
Mong được nghe giảng đệ Tam địa
Những trí hạnh cùng pháp tương ưng
Cảnh giới như vậy mong nói đủ.
Phật có tất cả pháp: thí, giới,
Nhẫn nhụctinh tấn, thiền, trí huệ.
Cùng với phương tiện đạo từ bi
Phật hạnh thanh tịnh xin nói hết.
Giải Thoát Nguyệt Bồ Tát lại thưa:
Mong Kim Cang Tạng đại Bồ Tát
Giảng nói tiến vào đệ Tam địa
Tất cả công đức của bực này.
Kim Cang Tạng Bồ Tát nói với Giải Thoát Nguyệt Bồ Tát: "Thưa Phật tử! Đại Bồ Tát đã thanh tịnh đệ Nhị địa muốn vào đệ Tam địa, phải phát khởi mười thâm tâm".
Đây là mười thâm tâm:
Tâm thanh tịnhtâm an trụ, tâm nhàm bỏ, tâm lìa tham, tâm bất thối, tâm kiên cốtâm minh thành, tâm dũng mãnh, tâm rộng, tâm lớn. Bồ Tát do mười tâm này mà được vào đệ Tam địa.
Chư Phật tử! Đại Bồ tát đã an trụ nơi đệ Tam địa quán sát tất cả pháp hữu vi đúng với tướng chơn thật của nó. Chính là: Vô thường, khổ, bất tịnh, chẳng an ổnbại hoại, chẳng ở lâu, sát na sanh diệt, chẳng phải từ thuở trước sanh, cũng chẳng phải theo thuở sau diệt, và chẳng phải trụ ở hiện tại.
Bồ Tát lại quan sát những pháp này không được cứu, không chỗ tựa, mà đồng ở với lo, buốn, khổ, não, ràng buộc bởi yêu ghét, sầu thảm càng nhiều không hề dừng, tham, sân, si hẩy hừng chẳng hề dứt, những họa hoạn vấn vít ngày đêm thêm lớn, toàn là như huyễn hóa không thiệt.
Bồ Tát quan sát thấy như thế rồi, đối với pháp hữu vi càng thêm nhàm lìa mà hướng đến Phật trí huệ.

Thấy Phật trí chẳng thể nghĩ bàn, vô đẳng vô lượng khó được, không tạp, không não, không lo, đến thành trì vô úy không còn lui lại, có thể cứu thoát vô lượng chúng sanh khổ nạn.
Bồ Tát thấy Phật trí vô lượng lợi ích, thấy tất cả pháp hữu vi vô lượng tội lỗi, thời đối với tất cả chúng sanh phát sanh mười tâm xót thương.
Đây là mười tâm xót thương:
Thấy chúng sanh cô độc không chỗ tựa nương mà sanh lòng thương.

Thấy chúng sanh nghèo cùng khốn thiếu mà sanh lòng thương.

Thấy chúng sanh bị lửa tam độc đốt cháy mà sanh lòng thương.

Thấy chúng sanh bị lao tù mà sanh lòng thương.

Thấy chúng sanh bị rừng rậm phiền não luôn che chướng mà sanh lòng thương.

Thấy chúng sanh chẳng khéo quan sát mà sanh lòng thương.

Thấy chúng sanhkhông thích muốn pháp lành mà sanh lòng thương.

Thấy chúng sanh bỏ mất Phật pháp mà sanh lòng thương.

Thấy chúng sanh theo dòng sanh tử mà sanh lòng thương.

Thấy chúng sanh mất phương tiệngiải thoát mà sanh lòng thương.
Bồ Tát thấy chúng sanh giới vô lượng khổ não như vậy phát đại tinh tấn mà nghĩ rằng: Với tất cả chúng sanh này tôi phải cứu, tôi phải giải thoát, tôi phải thanh tịnh, tôi phải độ, tôi phải đặt họ ở chỗ lành, phải làm cho họ ở an, cho họ hoan hỷ, cho họ thấy biết, cho họ điều phục, cho họ tịch diệt.
Bồ Tát nhàm lìa pháp hữu vi như vậy, lòng thương như vậy, biết Nhứt thiết chủng trí có lợi ích thù thắng, muốn nương Phật trí để cứu độ chúng sanh.
Bồ Tát suy nghĩ rằng: Những chúng sanh này đọa trong khổ lớn phiền não, dùng phương tiện gì để có thể cứu tế, cho họ an trụ trong sự vui cứu cánh Niết Bàn? 

Bồ Tát lại nghĩ rằng: Muốn độ chúng sanhcho họ an trụ nơi Niết Bàn quyết không thể rời trí giải thoát vô ngại.

Trí này không rời như thiệt giác ngộ tất cả pháp. Giác ngộ này không rời huệ quang của hạnh vô hành vô sanh.

Huệ quang này không rời thiền trí thiện xảo quyết định quán sátThiền trí này chẳng rời đa văn hay khéo.
Bồ Tát suy gẫm như vậy rồi, đối với chánh pháp càng thêm siêng năn tu tập. Ngày đêm chỉ mong nghe được pháp, vui nơi pháp, nương với pháp, thuận theo pháp, hiểu nơi pháp, đến pháp, trụ tại pháp và thật hành chánh pháp.
Bồ Tát cần cầu Phật pháp như vậy, bao nhiêu của báu đều không lẫn tiếc, chẳng thấy có vật khó được đáng trọng. Chỉ ở nơi người hay giảng thuyết Phật pháp thời sanh lòng kính ngưỡng. Vì thế nên đối với tài vật và thân thể của mình, Bồ Tát đều có thể xả thí để cầu Phật pháp. không có sự cung kính nào mà chẳng làm được, không có sự kiêu mạn nào mà không bỏ được, không có sự phụng thờ nào mà không làm được, không có sự cần khổ nào mà không chịu được.
Nếu được nghe một câu chánh pháp chưa từng nghe, lòng Bồ Tát rất vui mừng hơn là được trân bửu đầy cả cõi Đại Thiên. Nếu nghe được một kệ chánh pháp chưa từng nghe thời Bồ Tát rất vui mừng hơn là được ngôi Chuyển Luân Vương. Nếu được nghe một kệ chánh pháp có thể thanh tịnh hạnh Bồ Tát, thời xem hơn là được trăm ngàn vô lượng kiếp ở ngôi Đế Thích Phạm Vương.
Nếu có người bảo: Tôi có một câu Phật pháp có thể thanh tịnh hạnh Bồ Tát, nếu Ngài có thể vào hầm lửa chịu nổi sự nóng cháy thời tôi sẽ cho Ngài.
Bấy giờ Bồ Tát tự nghĩ rằng: Tôi do một câu pháp của Phật nói mà được thanh tịnh Bồ Tát hạnh, thời dầu ngọn lửa lớn đầy cõi Đại Thiên, tôi còn muốn từ trên trời Phạm Thiên nhảy xuống lửa để lấy được câu Phật pháp, huống là hầm lửa nhỏ này mà vào không được. Hiện tại tôi vì Phật pháp đáng lẽ phải lãnh lấy tất cả sự khổ nơi địa ngục, huống là sự khổ nhỏ mọn nơi nhơn gian.
Bồ Tát này phát tâm tinh tấn cần cầu Phật pháp như vậy, như chỗ đã được nghe mà suy gẫm tu hành.
Bồ Tát này khi đã nghe pháp liền nhiếp tâm an trụ nơi chỗ vắng lặng suy nghĩ rằng: Như lời Phật dạy tu hành mới chứng được Phật pháp, chẳng phải chỉ miệng nói mà thanh tịnh được.
Chư Phật tử! Lúc Bồ Tát này an trụ nơi Phát Quang Địa liền xa lìa dục ác, có giác có quán, ly dục sanh hỷ lạc, trụ nơi Sơ thiền. Diệt giác quánnhứt tâm thanh tịnh không giác quán, định sanh hỷ lạc, trụ nơi đệ Nhị thiền.

Lìa hỷ trụ nơi xả, có niệm chánh biết thân thọ lạc Chư Phật đã nói, hay bỏ có niệm, thọ lạc trụ đệ Tam thiền.

Dứt lạc, trước trừ sự khổ mừng lo, diệt bất khổ, bất lạc, xả niệm thanh tịnh trụ đệ Tứ thiền.

Siêu tất cả sắc tưởng, diệt hữu đối tưởng, chẳng nhớ các thứ tưởng, vào hư không vô biên, trụ hư không vô biên xứ Siêu tất cả hư không vô biên xứ nhập vô biên thức, trụ thức vô biên xứ.

Siêu tất cả thức vô biên xứ, nhập vô thiểu sở hữu, trụ vô sở hữu xứ.

Siêu tất cả vô sở hửu xứ, trụ phi hữu tưởng phi vô tưởng xứ.

Đây chỉ do tùy thuận theo pháp lành, trọn không thích không chấp.
Chư Phật tử! Bồ tát này tâm tùy nơi đức từ duy nhứt rộng lớn vô lượng, không oán, không đối, không chướng, không não, đến khắp tất cả chỗ, khắp pháp giới hư không giới, khắp tất cả thế gian. An trụ đức bi, hỷ và xả cũng như vậy.
Chư Phật tử! Bồ tát này được vô lượng sức thần thông, có thể chấn động đại địa. Một thân hiện nhiều thân, nhiều thân làm một thân, hoặc ẩn hoặc hiển, núi vách đá các vật chướng đều qua lại vô ngại như hư không. Ở giữa hu không ngồi kiết già bay đi như chim bay. Vào đất như vào nước, đi trên nước như trên đất. Thân phát khói lửa như đám lửa lớn, lại tuôn nước mưa như mây lớn. Mặt trời, mật trăng ở hư không có oai lực lớn mà có thể lấy tay rờ rẫm bưng nắm. Thân thể tự tại cao đến Phạm Thiên.
Thiên nhĩ của Bồ Tát này thanh tịnh hơn tai người, nghe được cả tiếng trời, người nhẫn đến tiếng muỗi mòng không luận gần hay xa.
Bồ Tát này dùng tha tâm trí, biết tâm chúng sanh khác đúng như thật. Như chúng sanh có tâm tham thời biết là có tâm tham, lìa tâm tham thời biết là lìa tâm tham, có tâm sân hay tâm si, thời biết là có tâm sân hay tâm si, lìa tâm sân hay lìa tâm si thời biết là lìa tâm sân, lìa tâm si. Nhẫn đến tán tâmđịnh tâmquảng đại tâm, vô lượng tâmvô thượng tâm đều biết đúng như thiệt.
Bồ Tát này nhớ biết vô lượng đời trước sai khác nhau. Như là nhớ biết một đời, hai đời, nhẫn đến vô lượng trăm ngàn đời; kiếp thành, kiếp hoại, vô lượng kiếp thành hoại. Thuở đó tôi từng ở xứ đó, tên họ đó, dòng họ như vậy, ăn uống như vậy, sống bao lâu khổ vui như vậy. Từ xứ đó chết sanh đến xứ này, hình dạng như vậy, tướng mạo như vậy, tiếng nói như vậy. Quá khứ vô lượng đời sai khác như vậy đều có thể nhớ biết.
Bồ Tát này Thiên nhãn thanh tịnh hơn mắt người. Thấy các chúng sanh lúc sống lúc chết, sắc tốt sắc xấu, đường lành đường dữ theo nghiệp mà đi. Nếu chúng sanh đó gây tạo nghiệp ác nơi thân, nơi lời, nơi ý tưởngchế nhạo Hiền Thánh, đầy đủ tà kiến và nghiệp nhơn duyên tà kiếnsau khi chết tất đọa ác đạo, sanh vào địa ngục. Nếu chúng sanh thân tạo nghiệp lành, lời và ý cũng lành, chẳng khinh Hiền Thánh, đầy đủ chánh kiến và nghiệp nhơn duyên chánh kiếnsau khi chết tất sanh thiện đạo trong loài trời, loài người

Thiên nhãn của Bồ Tát đều thấy biết như thiệt.
Bồ Tát này đối với các Thiền, Tam muộiTam ma bát đề, có thể nhập, có thể xuất, nhưng chẳng nương sức thiền định để thọ sanh, mà chỉ theo chỗ có thể viên mãn Bồ đề phầndùng sức ý nguyện mà thọ sanh trong đó.
Chư Phật tử! Bồ tát này trụ bực Phát Quang Địa, do nguyện lực mà được thấy nhiều đức Phật, được thấy trăm đức Phật, ngàn đức Phật, trăm ngàn đức Phật, nhẫn đến thấy trăm ngàn ức na do tha đức Phật. Đều dùng quảng đại tâm, thâm tâm để cung kínhtôn trọngphụng thờcúng dường và cũng cúng dường chúng Tăng

Bồ Tát đem thiện căn này hồi hướng Vô thượng Bồ đề. Ở chỗ Đức Phậtcung kính nghe pháp nghe xong thọ trì rồi tùy sức mà tu hành.
Bồ Tát này quán sát tất cả pháp nhơn duyên bất sanh bất diệt mà có kiến phược.

Trước dứt trừ tất cả dục phược, sắc phược và hữu phược, cả vo minh phược đều càng yếu mỏng.

Vì trong vô lượng trăm ngàn ức na do tha kiếp chẳng tích tập nên tham, sân, si đều được trừ diệt.

Tất cả căn lành càng thêm sáng sạch.
Chư Phật tử! Ví như chơn kim khéo luyện thời cân chẳng giảm mà càng thêm sáng sạch.
Cũng vậy, Bồ Tát trụ bực Phát Quang Địa này, vì chẳng tích tập nên tham, sân, si đều dứt trừ, bao nhiêu thiện căn càng thêm sáng sạch.
Bồ Tát này về những tâm nhẫn nhục, nhu hòa, thuận hiệp, vui đẹp, chẳng sân, chẳng động, chẳng trược, không cao hạ, chẳng mong đền đáp, lòng báo ân, tâm chẳng dua vạy, chẳng phỉnh dối, không thâm hiểm, càng thêm thanh tịnh.
Trong bốn nhiếp pháp, Bồ Tát này thiên nhiều về lợi hành, và thiên nhiều về nhẫn nhục trong mười môn Ba la mật. Với những pháp môn khác tùy phầntùy sức mà tu tập.
Chư Phật tử! Bồ tát trụ bực Phát Quang Địa thứ ba này phần nhiều hiện thân làm Đao Lợi ThiênVương, có thể dùng phương tiện làm cho chúng sanh lìa bỏ tham dục. Những công hạnh bố thíái ngữ, lợi hành, đồng sự đều không rời niệm Phậtniệm Phápniệm Tăng, nhẫn đến chẳng rời niệm đầy đủ Nhứt thiết chủng trí.
Bồ Tát này lại nghĩ rằng: Nơi tất cả chúng sanh, tôi sẽ là thượng thủ, là thắng, là thù thắng, là diệu, là vi diệu, là thượng, là vô thượng, nhẫn đến là người y chỉ của Nhứt thiết chủng trí.
Bồ Tát này nếu chuyên cần tinh tấntrong khoảng một niệm được trăm ngàn tam muội, được thấy trăm ngàn đức Phật, biết thần lực của trăm ngàn đức Phật, có thể chấn động trăm ngàn thế giới, nhẫn đến thị hiện trăm ngàn thân Phật, mỗi mỗi thân Phật hiện trăm ngàn Bồ Tát làm quyến thuộc. Nếu dùng nguyện lực thù thắngBồ Tát này tự tại thị hiện hơn số trên, trăm kiếp, ngàn kiếp, nhẫn đến trăm ngàn ức na do tha kiếp không thể tính đếm biết được.
Kim Cang Tạng Bồ Tát muốn tuyên lại nghĩa này mà nói kệ rằng:
Thanh tịnh an trụ tâm sáng thạnh
Tâm nhàm lìa, không tham, không hại
Tâm kiên cốdũng mãnh, rộng lớn
Bực trí dùng đây vào Tam Địa
Bồ Tát trụ bực Phát Quang Địa
Quán thấy hữu vi, khổ, vô thường
Bất tịnhbại hoại mau tan diệt
Không bền, không dừng, không qua lại.
Xem pháp hữu vi như bịnh nặng
Buộc ràng bởi ưu bikhổ não
Lửa mạnh tam độc hằng cháy hực
Từ vô thủy đến nay chẳng dứt
Nhàm lìa ba cõi chẳng tham chấp
Chuyên cầu Phật trí không niệm lạ
Khó nghĩ khó lường không sánh kịp
Vô lượng vô biên không bức não
Thấy Phật trí rồi thương chúng sanh
Cô độc không chỗ nương cứu hộ
Ba độc cháy hừng thường thiếu khốn
Ở ngục ba cõi luôn chịu khổ.
Phiền não cột trói mê không trí
Chí nguyện hạ liệt mất pháp bửu
Tùy thuận sanh tử sợ Niết Bàn
Tôi phải cứu họ siêng tinh tấn.
Toan cầu trí huệ lợi chúng sanh
Nghĩ phương tiện gì khiến giải thoát.
Chẳng rời Như Lai trí vô ngại
Kia lại phát khởi huệ vô sanh.
Nghĩ rằng huệ này do nghe pháp
Suy nghĩ như vậy tự siêng gắng
Ngày đêm nghe tu không xen hở
Chỉ dùng chánh pháp làm tôn trọng.
Quốc thành, tiền của, các trân bửu
Vợ conquyến thuộc và ngôi vua
Bồ Tát vì pháp tâm cung kính
Tất cả như vậy đều thí xả
Đầu, mắt, tai, mũi, lưỡi và răng
Tay, chân, xương, tủy, tim, máu, thịt
Thí xả tất cả chưa là khó
Chỉ cho nghe pháp là rất khó.
Dầu có ai đến nói Bồ Tát.
Nếu nhảy vào được trong hầm lửa
Tôi sẽ truyền cho Phật pháp bửu
Nghe nói vào lửa không khiếp sợ.
Dầu cho lửa đầy cõi Đại Thiên
Thân từ trời Phạm mà nhảy vào
Vì cầu Phật pháp xem không khó
Huống là nhơn gian những khổ nhỏ.
Từ sơ phát tâm đến thành Phật
Tất cả sự khổ ngục A Tỳ
Vì nghe Phật pháp đều chịu được
Huống là sự khổ của nhơn gian.
Nghe Phật pháp rồi Chánh tư duy
Lại được Tứ thiềnVô sắc định
Tứ đẳngNgũ thông lần lượt khởi
Chẳng theo định lực để thọ sanh.
Bồ Tát ở đây thấy nhiều Phật
Cúng dường nghe pháp tâm quyết định
Dứt các tà hoặc càng thanh tịnh
Như luyện chơn kim chất không giảm.
Bực này thường làm Thiên Đế Thích
Hóa đạo vô lượng chúng cõi Trời
Khiến bỏ tâm tham ở đạo lành
Một bề chuyên cầu công đức Phật
Phật tử ở đây siêng tinh tấn
Trăm ngàn tam muội đều đầy đủ
Thấy trăm ngàn Phật thân oai nghiêm
Nếu dùng nguyện lực hơn vô lượng
Lợi ích khắp tất cả chúng sanh
Công hạnh tối thượng của Bồ Tát
Pháp Quang Địa có như vậy thảy
Tôi y theo nghĩa đã giải thích
(Hán bộ quyển 36)


Phật tử đã nghe hạnh rộng lớn
pháp thù thắng thâm diệu đáng ưa
Lòng đều hớn hở rất mừng vui
Rải khắp hoa thơm cúng dường Phật.
Lúc Bồ Tát diễn diệu pháp này
Đại địa, biển cả đều chấn động
Tất cả Thiên nữ đều hoan hỷ
Đều phát diệu âm đồng ca ngợi
Tự Tại Thiên Vương rất vui mừng.
Rải ma ni bửu cúng dường Phật
Khen rằng: Phật vì ta xuất thế
Diễn nói công hạnh pháp đệ nhứt.
Nghĩa của các Địa như đã giải
Trong trăm ngàn kiếp rất khó gặp
Nay tôi bỗng nhiên mà được nghe
Diệu pháp thắng hạnh của Bồ Tát.
Mong lại diễn nói bực thông huệ
Đạo hạnh quyết định của Địa sau
Lợi ích tất cả hàng Trời, người
Đại chúng hội này đều mong mỏi.
Dũng mãnh đại tâm Giải Thoát Nguyệt
Thỉnh Kim Cang Tạng đại Bồ Tát:
Đệ tam chuyển vào đệ Tứ địa
Có hành tướng gì xin tuyên nói.
Kim Cang Tạng Bồ Tát bảo Giải Thoát Nguyệt Bồ Tát rằng: Thưa Phật tử! Đại Bồ Tát từ Đệ tam Phát Quang Địa đã khéo thanh tịnh, muốn vào Đệ tứ Diệm Huệ Địa, phải tu hành mười pháp minh môn.
Đây là mười pháp:
Quán sát chúng sanh giớiquán sát pháp giớiquán sát thế giớiquán sát hư không giớiquán sát thức giớiquán sát dục giớiquán sát sắc giớiquán sát vô sắc giớiquán sát quảng tâm tín giải giới, quán sát đại tâm tín giải giới, Bồ Tát do mười pháp minh môn này mà được vào Đệ tứ Diệm Huệ Địa.
Chư Phật tử! Bồ tát an trụ nơi Diệm Huệ Địa này thời vì có thể dùng mười pháp do trí thành thục nên được nội pháp của đệ Tứ địa sanh vào nhà Như Lai.
Đây là mười pháp do trí thành thục:
Vì thâm tâm bất thối, vì trong Tam Bảo sanh tịnh tín rốt ráo chẳng hoại, vì quán hành pháp sanh diệt, vì quán các pháp tự tánh vô sanh, vì quán thế gian thành hoại, vì quán nhơn nơi nghiệp mà có sanh, vì quán sanh tử và Niết Bàn, vì quán chúng sanh quốc độ nghiệp, vì quán thời gian trước thời gian sau, vì quán vô sở hữu tận.
Chư Phật tử! Bồ tát trụ bực đệ Tứ địa này quán nội thân, theo thân quán niệm siêng năng dũng mãnh trừ sự tham lo của thế gian. Quán ngoại thân, theo thân quán niệm siêng năng dũng mãnh trừ sự tham lo của thế gian. Quán nội ngoại thân, theo thân quán niệm siêng năng dũng mãnh trừ sự tham lo của thế gian.
Cũng vậy, quán nội thọ, ngoại thọ, nội ngoại thọ, theo thọ quán. Quán nội tâm, ngoại tâm, nội ngoại tâm, theo tâm quán. Quán nội phápngoại phápnội ngoại pháp, theo pháp quán niệm siêng năng dũng mãnh trừ sự tham lo của thế gian.
Bồ Tát này đối với pháp bất thiện chưa sanh, vì cho nó chẳng sanh mà muốn siêng tinh tấn phát tâm chánh đoạn. Với pháp bất thiện đã sanh, vì dứt nó mà muốn siêng tinh tấn phát tâm chánh đoạn. Với pháp thiện chưa sanh, vì cho nó sanh mà muốn siêng tinh tấn phát tâm chánh hành. Với pháp thiện đã sanh, vì cho nó còn mãi không mất càng thêm rộng lớn, mà muốn siêng tinh tấn phát tâm chánh hành.
Bồ Tát này tu hành dục định, dứt hành pháp thành tựu thần túcy chỉ nơi yểm, y chỉ nơi ly, y chỉ nơi diệt, hồi hướng nơi xả. Tu hành tinh tấn định, tâm địnhquán định, dứt hành pháp thành tựu thần túcy chỉ nơi yểm, y chỉ nơi ly, y chỉ nơi diệt, hồi hướng nơi xả.
Bồ Tát này tu hành tín căntinh tấn cănniệm cănđịnh cănhuệ căny chỉ nơi yểm, y chỉ nơi ly, y chỉ nơi diệt, hồi hướng nơi xả.
Bồ Tát này tu hành tín lựctinh tấn lựcniệm lựcđịnh lực, huệ lực, y chỉ nơi yểm, y chỉ nơi ly, y chỉ nơi diệt, hồi hướng nơi xả.
Bồ Tát này tu hành niệm giác phầntrạch pháp giác phầntinh tấn giác phần, hỷ giác phận, khinh an giác phần, định giác phầnxả giác phầny chỉ nơi yểm, y chỉ nơi ly, y chỉ nơi diệt, hồi hướng nơi xả.
Bồ Tát này tu hành chánh kiếnchánh tư duychánh ngữchánh nghiệpchánh mạngchánh tinh tấnchánh niệmchánh địnhy chỉ nơi yểm, y chỉ nơi ly, y chỉ nơi diệt, hồi hướng nơi xả.
Bồ Tát tu hành những công đức như vậy, vì chẳng bỏ chúng sanh, vì bổn nguyện giữ gìn, vì đại bi làm đầu, vì đại từ thành tựu, vì tư niệm Nhứt thiết chủng trí, vì thành tựu trang nghiêm Phật độ, vì thành tựu đầy đủ lực, vô úybất độngtướng hảoâm thanh của Như Lai, vì cầu đạo thượng thượng thù thắng, vì tùy thuận Phật pháp giải thoát thậm thâm đã nghe, vì tư duy đại trí thiện xảo phương tiện.
Chư Phật tử! Bồ tát trụ bực Diệm Huệ Địa này, xuất nhập nơi tất cả chấp trước thân kiến, ngã, nhơn, chúng sanhthọ giả, uẩn, xứ, giới, để tu duy quán sát đối trị, tất cả sự chấp trước đều xa rời.
Bồ Tát này nếu thấy những nghiệp nào bị đức Như Lai quở trách, bị phiền não nhiễm ô thời đều xa lìa.

Thấy những nghiệp nào được đức Như Lai khen ngợi, thuận đạo Bồ Tát, thời đều tu hành.
Chư Phật tử! Bồ tát này tùy phát khởi huệ phương tiện đều tu tập đạo và trợ đạo, vì vậy mà được tam nhuận trạch, tâm nhu nhuyến, tâm điều thuận, tâm lợi ích an lạctâm không tạp nhiệm, tâm cầu pháp thù thắng thượng thượng, tâm cầu trí huệ thù thắng, tâm cứu tất cả thế gian, tâm cung kính bực Tôn Đức không trái lời dạy bảo, tâm khéo tu hành nơi pháp đã được nghe.
Bồ Tát này biết ơn, biết báo ơn, rất hòa lành đồng ở an vui, chất trực dịu dàng, không tạp loạn, không ngã mạn, khéo lãnh lời dạy được lòng của người nói.
Bồ Tát này thành tựu nhẫn như vậy, thành tựu điều như vậy, thành tựu tịch diệt như vậy, thành tựu nhẫn điều nhu tịch diệt như vậy, lúc tác ý tu tập công hạnh của địa sau, liền được tinh tấn không thôi nghỉ, tinh tấn chẳng tạp nhiễmtinh tấn chẳng thối chuyển tinh tấn rộng lớn, tinh tấn vô biêntinh tấn hẩy hừng, tinh tấn vô đẳng đẳngtinh tấn vô năng hoại, tinh tấn thành thục tất cả chúng sanhtinh tấn khéo phân biệt là đạo hay phi đạo.
Bồ Tát này tâm giới thanh tịnh thâm tâm chẳng mất, ngộ giải sáng lanh, thiện căn tăng trưởng, lìa cấu trược thế gian, dứt nghi lầm, đầy đủ minh đoán, đầy đủ hỷ lạc, được chính đức Phật hộ niệm nên vô lượng chí nguyện đều được thành tựu.
Chư Phật tử! Bồ tát ở bực đệ tứ Phát Quang Địa này do nguyện lực nên được thấy nhiều đức Phật, nhẫn đến thấy trăm ngàn ức na do tha đức Phật, đều kính trọngphụng thờcúng dường và cũng cúng dường tất cả chúng Tăng. Đem thiện căn này đều hồi hướng Vô thượng Chánh giác. Ở chỗ Chư Phật cung kính nghe pháp, nghe xong thọ trì tu hành toàn vẹn. Rồi lại ở trong pháp của đức Phật đó xuất gia tu hành. Rồi lại tu tập thâm tâm tín giảitrải qua vô lượng trăm ngàn ức na do tha kiếp, cho các căn lành càng thêm sáng sạch.
Chư Phật tử! Ví như thợ kim hoàn luyện chơn kim làm thành đồ trang sức, những kim khí khác không thể sánh kịp.
Cũng vậy, đại Bô`Tát trụ bực đệ Tứ địa này có bao nhiêu thiện căn, những thiện căn của các bực dưới không thể sánh kịp. Như ma ni bửu thanh tịnh hay phóng quang minh, những châu báu khác không thể sánh kịp, gió mưa không làm hư được.
Cũng vậy, đại Bồ Tát trụ bực đệ Tứ địa này có bao nhiêu thiện căn, những thiện căn của các bực dưới không thể so sánh kịp 
Như ma ni bửu thanh tịnh hay phóng quang minh, những châu báu khác không thể sánh kịp, gió mưa không làm hư được .
Cũng vậy, Đại bồ tát trụ bực đệ tứ địa này, các bồ tát bực dưới không thể sánh kịp,các ma phiền nãođều không thể pháp hoại .
Trong bốn nhiếp pháp, Bồ Tát này thiên nhiều về đồng sự, trong mười môn ba la mật thiên nhiều về tinh tấn. Với các pháp môn khác thời tuỳ phần tuỳ sức mà tu tập .
Chư phật tử! đây là lược nói về bồ tát đệ tứ diệm huệ địa .
Bồ tát trụ bực này phần nhiều làm dạ ma thiên vương. Dùng thiện phương tiện hay trừ thân kiến các thứ phiền não cho chúng sanh, khiến họ ở nơi chánh kiến . 
Tất cả công hạnh bố thí, ái ngư, lợi hành, đồng sự thảy đều không rời niệm phậtniệm phápniệm tăng, nhẫn đến không rời niệm nhứt thiết chủng trí
Bồ tát này lại nghĩ rằng: Trong tất cả chúng sanh, tôi sẽ là thượng thủ, là thắng, là thù thắng, là diệu, là vi diệu, là thượng là vô thượng, nhẫn đến là bực y chỉ của nhứt thiết chủng trí .
Bồ tát này nếu siêng tinh tấn thời trong khoảng một niệm được nhập ức số tam muội, được thấy ức số đức phật, được biết thần lực của ức số đức phật, hay chấn động ức số thế giới, nhẫn đến hay thị hiện ức số thân phật, mỗi mỗi thân hiện ức số bồ tát làm quyến thuộc. Nếu do nguyện lực thù thắng thời bồ tát này tự tại thị hiện hơn số trên đây, trong trăm ngàn ức na do tha kiếp chẳng tính đếm mà biết được.
Kim cang tạng bồ tát muốn tuyên lại nghĩa này mà nói kệ rằng: 
Bồ tát đã tịnh đệ tam địa .
Kế quán chúng sanh, thế, pháp giới ,
Không giớithức giới và tam giới 
Tâm hiểu thấu rõ hay thẳng vào .
Mới lên diệm địa thêm thế lực 
Sanh nhà như lai trọn bất thối 
Với phật, pháp, tăng tin sâu chắc 
Quán pháp vô thượng và vô sanh 
Quán thế thành hoại, nghiệp có sanh 
Nghiệp có sanh tửniết bàn cõi 
Quán tiền hậu tế cũng quán tận 
Tu hành như vậy sanh nhà phật .
Được pháp náy rồi sanh lòng từ 
Càng thêm siêng tu tứ niệm xứ 
Thân, thọ, tâm, pháp, nội ngoại quán 
Tham ái thế gian đều trừ dứt . 
Bồ tát siêng tu tứ chánh cần
Dứt trừ pháp ác, thêm thiện pháp 
Thần túc, căn, lực đều khéo tu
Giác phầnchánh đạo cũng tinh tấn .
Vì độ chúng tu trợ đạo 
Từ bi làm trước, bổn nguyện gìn 
Cầu nhứt thiết trí và phật độ 
Cũng nhớ thập lực của Như Lai 
Tứ vô uýthập bát bất cộng
Tướng hảo trang nghiêm tiếng thâm mỹ 
Cũng cầu diệu đạo chổ giải thoát 
Và công hạnh tu hành đại phương tiện .
Thân kiến làm đầu sáu mươi hai 
Ngã; ngã sở vô lượng thứ 
Uẩn, xứ, giới thảy những chấp trước 
Trong đệ tử địa lìa tất cả.
Như lai quở trách nghiệp phiền não 
Là nhơn khổ hoạn đều dứt trừ,
Trí giả tu hành nghiệp thanh tịnh 
Vì độ chúng sanh tu tất cả.
Bồ tát siêng tu chẳng giải đãi.
Liền được đầy đủ cả mười tâm 
Chuyên cầu Phật đạo chẳng mỏi nhàm
Chí mong thọ chức độ muôn loại.
Kính trọng Tôn Đức tuân lời dạy
Biết ơndễ bảo không hờn giận
Bỏ mạn, lìa nịnh, lòng dịu dàng
Lại thêm siêng năng chẳng thối chuyển.
Bồ Tát trụ bực Diệm Huệ này
Tâm Ngài thanh tịnh trọn không mất
Ngộ giải quyết định, thêm căn lành
Lưới nghi uế trược đều dứt hết.
Bực Tứ Địa, tối thắng trong người
Cúng dường na do vô lượng Phật.
Được nghe chánh pháp cũng xuất gia
Không phá hoại được như vàng thiệt.
Bồ Tát Tứ Địa đủ công đức 
Dùng trí phương tiện tu đạo hạnh
Chẳng bị loài ma tâm thối chuyển
Ví như ma ni không hư hoại.
Tứ Địa thường làm Dạ Thiên Vương
Tự tại nơi pháp chúng tôn trọng
Độ khắp quần sanh trừ ác kiến
Chuyên cầu Phật trí tu thiện nghiệp.
Bồ Tát càng thêm sức tinh tấn 
Được chứng tam muội đều số ức
Nếu dùng nguyện lực tự tại làm
Quá hơn số ức không đếm được.
Như vậy Bồ Tát Diệm Huệ Địa
Diệu hạnh thanh tịnh đã thật hành
Công đức nghĩa trí cùng tương ưng
Vì chư Phật tử, tôi đã nói.
Đại chúng được nghe Diệm Huệ Hạnh
Tỏ ngộ diệu pháp lòng hoan hỷ
Rải hoa hư không khen ngợi rằng:
Lành thay Đại Sĩ Kim Cang Tạng!
Tự tại Thiên Vương cùng Thiên chúng
Nghe pháp hớn hở trụ hư không
Khắp phóng những mây sáng vi diệu
Cúng dường Như Lai lòng vui đẹp.
Chúng Thiên nữ hòa tấu Thiên nhạc
Cũng dùng lời ca khen ngợi Phật, 
Đều do Bồ Tát sức oai thần
Trong tiếng đờn ca phát lời này:
Phật nguyện lâu xa nay mới đầy,
Phật đạo lâu xa nay mới được,
Thích Ca Mâu Ni đến Thiên cung
Đấng Thiên Nhơn Sư nay mới thấy,
Đại hải lâu xa nay mới động,
Phật quang lâu xa nay mới phóng.
Chúng sanh lâu xa mới an vui,
Tiếng đại từ bi lâu được nghe, 
Hạnh Ba la mật đều đã đến
Kiêu mạn tối tăm đều đã trừ
Cùng tột thanh tịnh như hư không
Như hoa sen chẳng nhiễm thế pháp.
Đấng Đại Mâu Ni hiện ra đời
Ví như Tu Di vọi trên biển
Cúng Phật có thể dứt các khổ
Cúng dường tất được Như Lai trí
Chỗ đây đáng cúng, không gì bằng
Thế nên hoan hỷ cúng dường Phật.
Vô lượng Thiên nữ như vậy thảy
Phát diệu âm thanh ca ngợi Phật 
Tất cả cung kính rất vui mừng
Chiêm ngưỡng Như Laiđứng yên lặng.
Bấy giờ Bồ Tát Giải Thoát Nguyệt
Lại thỉnh Đại Sĩ Kim Cang Tạng
Hành tướng của Đệ Ngũ Địa kia
Mong đại Bồ Tát vì tuyên thuyết.
Kim Cang Tạng Bồ Tát bảo Giải Thoát Nguyệt Bồ Tát rằng: Thưa Phật tử! Đại Bồ Tát đệ tứ Diệm Huệ Địa công hạnh đã khéo viên mãn muốn vào đệ ngũ Nan Thắng Địa, phải dùng mười thứ tâm bình đẳng thanh tịnh.
Đây là mười tâm:
Tâm bình đẳng thanh tịnh đối với Phật pháp quá khứtâm bình đẳng thanh tịnh đối với Phật pháp vị laitâm bình đẳng thanh tịnh đối với Phật pháp hiện tạitâm bình đẳng thanh tịnh đối với giới, tâm bình đẳng thanh tịnh đối với tâm, tâm bình đẳng thanh tịnh dứt trừ kiến nghi hốitâm bình đẳng thanh tịnh nơi trí đạo phi đạo, tâm bình đẳng thanh tịnh tu hành tri kiếntâm bình đẳng thanh tịnh nơi thượng thượng quán sát tất cả pháp Bồ đề phầntâm bình đẳng thanh tịnh giáo hóa tất cả chúng sanh
Đại bồ tát dùng mười tâm bình đẳng thanh tịnh này mà được vào bực đệ ngũ nan thắng địa.
Chư phật tử! Đại bồ tát đã an trụ bực đệ ngũ địa do khéo tu pháp bồ đề phần, do khéo tịnh thâm tâm, do cầu thêm đạo thượng thắng, do tuỳ thuận chơn như, do nguyện lực chấp trì, do từ mẫn không bỏ tất cả chúng sanh, do chứa nhóm phước trí trợ đạo, do tinh tấn tu tập chẳng nghỉ, do xuất sanh phương tiện thiện xảo, do quán sát chiếu rõ các bực trên, do được Như Lai hộ niệm, do sức niệm trí chấp trì, mà được tâm bất thối chuyển
Chư phật tử! Đại bồ tát này biết như thiệt đây là khổ thánh đế, đây thật là khổ tập thánh đe, đây là khổ diệt thánh đế, đây là diệt đạo đế.
Bồ tát này khéo biết tục đế, khéo biết tướng đe, khéo biết sai biệt đế, khéo biết thành lập đế, khéo biết sự đế, khéo biết sanh đế, khéo biết tận vô sanh đế, khéo biết nhập đạo trí đế khéo biết tất cả bồ tát địa thứ đệ thành tựu đế, nhẫn đến khéo biết Như Lai trí thành tựu đế.
Bồ tát này vì tuỳ lòng sở thích của chúng sanh làm cho họ hoan hỷ nên biết tục đế. Vì thông đạt nhứt thiết tướng nên biết đệ nhứt nghĩa đế. Vì tỏ thấu tự tướng cộng tướng của các pháp nên biết tướng đế. Vì rõ phần vị sai biệt của các pháp nên biết sai biệt đế . Vì khéo phân biệt uẩn xứ giới nên thành lập đế. Vì tỏ ngộ thân tâm khổ não nên biết sự đế.  Vì tỏ ngộ các loài sanh tương tục nên biết sanh đế . Vì tất cả nhiệt não rốt ráo diệt nên biết tận vô sanh trí đế. Vì xuất sanh vô nhị nên biết nhập đạo trí đế. Vì chánh giác ngộ tất cả hành tướng nên biết tất cả bồ tát địa thứ đệ thành tựu đế nhẫn đến biết Như Lai trí thành tựu đế.
Đây là dùng sức tín giải trí mà biết chẳng phải dùng sức cứu cánh trí.
Chư phật tử! Đại bồ tát này được các đế trí thời biết như thiệt tất cả pháp hửu vi hư vọng dối trá gạt phỉnh kẻ ngu, vì thế nên đối với tất cả chúng sanh càng tăng thêm quang minh đại bi và đại từ.
Chư phật tử! Đại bồ tát được trí lực như vậy chẳng bỏ một chúng sanh, thường cầu phật tríquán sát như thiệt tất cả hạnh hửu vi về tiến tế và hậu tế; rõ biết từ tiền tế vô minh, ái, hửu mà sanh, do đây sanh tử lưu chuyển.

Nơi các nhà ngũ uẩn không thể thoát ra, thêm lớn sự khổ, không ngã, không thọ giả, không gì kẻ dưỡng dục, không gì là kẻ luôn thọ lấy than loài sau, rời ngã và ngã sở.
Như tiền tếhậu tế cũng như vậy đều là vô sở hửu, hư vọng tham trước, dứt hết thời được giải thoát. Hoặc có hoặc không điều biết như thiệt.
Chư phật tử! Đại bồ tát này lại nghĩ rằng: Hàng phàm phu này ngu si vô trí thật là đáng thương. Có vô số thân đã mất, nay mất, sẽ mất. Diệt mất như vậy mà chẳng thể đối với thân có quan niệm nhàm lìa, lại thêm lớn cơ quan khổ sở, theo dòng sanh tử chẳng trở lại được. Nơi những nhà ngũ uẩn chẳng cầu thoát khỏi, chẳng biết lo sợ bốn rắn độc lớn, không nhổ đượcnhững mũi tên kiêu mạn kiến chấp, không dập tắt được ngọn lưởi tham, sân, si, không pháp tan được màn vô minh, không làm khô cạn được biển lớn ái dục. Họ chẳng biết cầu đấng đại thánh đạo sư đủ mười trí lực, mà vào trong rừng rậm ma ý . Ở trong biển sanh tử họ bị lượng sóng giác quán cuốn trôi nhận chìm
Chư phật tử! Đại bồ tát này lại nghĩ rằng: những chúng sanh này thọ khổ như vậy, có cùng khốn đốn, không chổ nương, không ai cứu, không đất, không nhà, không mắt, không người dẫn dắt. Họ bị vô minh che loà, màn tối chụp trùm.
Nay tôi vì họ mà tu hành những pháp trợ đạo phước tríĐơn độc pháp tâm chẳng cầu bè bạn. Đem công đức này làm cho chúng sanh được rốt ráo thanh tịnh, nhẫn đến chứng được mười trí lực vô ngại của Như Lai
Chư phật tử! Đại bồ tát này dùng trí huệ quán sát thiện căn đã tu như vậy, đều vì cứu hộ tất cả chúng sanhlợi ích tất cả chúng sanhan lạc tất cả chúng sanh, thương xót tất cả chúng sanhthành tựu tất cả chúng sanhthương xót tất cả chúng sanhthành tựu tất cả chúng sanhgiải thoát tất cả chúng sanh nhiếp thọ tất cả chúng sanh, khiến tất cả chúng sanh lìa những khổ não, khiến tất cả chúng sanh đều được thanh tịnh, khiến tất cả chúng sanh đều được điều phục, khiến tất cả chúng sanh chứng nhập niết bàn.
Chư phật tử! Đại bồ tát an trụ bực đệ ngũ nan thắng địa, gọi là " niệm" là vì chẳng quên chánh pháp, gọi là " trí " là vì hay khéo nói quyết rõ, gọi là " hửu thú" là vì biết ý thú kinh thứ đệ liên hiệp, gọi là " tàm quý" là vì hộ mình hộ người, gọi là " kiên cố" là vì chẳng bỏ giới hạnh, gọi là "giác" là vì hay quán sát thị xứ phi xứ, gọi là " tuỳ trí" là vì chẳng tuỳ nơi khác, gọi là " tuỳ huệ" là vì khéo biết câu sai biệt đúng nghĩa hay chẳng đúng nghĩa, gọi là " thần thông", là vì khéo tu thiền định, gọi là " phương tiện thiện xảo" là vì có thể thật hành theo thế gian, gọi là " vô yểm túc" là vì khéo chứa phước đức, gọi là " bất hưu tức " là vì thường cầu trí huệ, gọi là " bất bì quyện " là vì chứa đại từ bi, gọi là " siêng tu vì người " là vì muốn cho tất cả chúng sanh chứng nhập niết bàn, gọi là "cần cầu chẳng giải đãi" là vì cầu trí lựcvô uýbất cộng pháp của Như Lai, gọi là "mống ý hay làm" là vì thành tựu trang nghiêm phật độ, gọi là " siêng tu công hạnh lành" là vì hay đầy đủ tướng hảo, gọi là " thường siêng tu tập" là vì cầu trang nghiêm thân, ngữ, ý Như Lai, gọi là " rất tôn trọng cung kính pháp" là vì đúng như lời dạy của tất cả đại bồ tát mà thật hành, gọi là " tâm không chướng ngại" là vì dùng đại phương tiện thường du hành thế gian, gọi là "ngày đêm xa lìa những tâm khác" là vì thích giáo hoá chúng sanh.
Chư Phật tử! Lúc đại Bồ Tát siêng tu hành như vậy, dùng Bố thí để giáo hoá chúng sanh, dùng ái ngữ lợi hành và đồng sự để giáo hoá chúng sanhThị hiện sắc thân để giáo hoá chúng sanhdiễn thuyết các pháp để giáo hoá chúng sanh, khai thị Bồ Tát hạnh để giáo hoá chúng sanhHiển thị oai lực lớn của Như Lai để giáo hóa chúng sanhHiển thị lỗi lầm khổ sở của sanh tử để giáo hoá chúng sanh. Khen ngợi trí huệ lợi ích của Như Lai để giáo hoá chúng sanh. Hiện sức đại thần thông để giáo hoá chúng sanh.  Dùng các môn phương tiện để giáo hoá chúng sanh.
Chư Phật tử! Đại Bồ Tát này có thể siêng năng phương tiện như vậy để giáo hoá chúng sanh. lòng luôn tương tục thẳng đến phật tríThiện căn đã tu không hề thối chuyển. Thường siêng tu học những pháp hành thù thắng.
Chư Phật tử! Đại Bồ Tát này vì lợi ích chúng sanh nên gồm học tập tất cả kỹ nghệ thế gianthông đạt cả những môn văn tự, toán số, đồ thơ, ấn loát, các sách luận về địa, thuỷ, hoả phong.

Lại giỏi phương thuốc trị lành các bịnh: điên cuồng, càn tiêu, quỷ mị, cổ độc.

Lại giỏi những thứ văn bút, tán vịnh, ca vũ, kỷ nhạc,diễu cười, đàm luận.

Biết rành cách thức kiến thiết thành trì, thôn ấp, nhà cửa, vườn tược, suối ao, cây cỏ, hoa trái, dược thảo.

Biết những nơi có mõ vàng, bạc, châu, ngọc. Giỏi xem biết rành mặt trờimặt trăngtinh tú, chim hót, địa chấn, chiêm bao tốt xấu, thân tướng sang hèn.

Những môn trì giới, nhập thiền định, vô lượng thần thông, tứ vô sắc và tất cả việc thế gian khác, nếu là những sự không làm tổn chúng sanh mà đem lại lợi ích thời đều khai thị cho họ, lần đưa họ đến phật pháp vô thượng .
Chư Phật tử! Đại Bồ Tát trụ bực Nan Thắng Địa này, do nguyện lực được thấy nhiều Đức phật, nhẫn đến thấy trăm ngàn ức na do tha đức phật, đều kính trọng cúng dường, cũng cúng dường tất cả chúng tăng.

Đem thiện căn này hồi hướng vô thượng Bồ đề, nơi Chư Phật cung kính nghe pháp, nghe xong thọ trì tuỳ sức tu hành. Sau đó xuất gia lại nghe Phật pháp được đà la ni làm bật văn trì pháp sư, ở nơi địa này trãi qua trăm kiếp nhẫn đến vô lượng trăm ngàn ức na do tha kiếp, những thiện căn đã có càng thêm sáng sạch.
Chư Phật tử! Ví như chơn kim dùng ngọc xa cừ để dồi bóng thời càng thêm sáng sạch.
Cũng vậy, Bồ Tát này dùng phương tiện huệ tư duy quán sát, những thiện căn đã có càng thêm sáng sạch.
Chư Phật tử! Bồ Tát trụ bực Nan Thắng Địa dùng tiện trí thành tựu công đức, những thiện căn của bực dưới không thể sánh kịp.
Chư Phật tử! như mặt trời mặt trăng cung điện quang minh do sức gió chấp trì nên không bị chướng ngăn phá hoại, cũng chẳng phải sức gió khác làm khuynh động được.
Cũng vậy, những thiện căn của bực Bồ Tát này, do phương tiện trí theo dõi quán sát nên không bị ngăn hoại, cũng chẳng phải thiện căn của tất cả Độc giácThanh văn và thế gian làm khuynh động được.
Trong mười môn ba la mậtBồ Tát này thiên nhiều về thiền ba la mật, với các môn khác thời tuỳ phần tuỳ sức.
Chư Phật tử! đây là lược nói về đệ ngũ Nan Thắng Địa Bồ Tát.
Bồ Tát ở bực này thường làm Đâu suất thiên vương. Đối với chúng sanh đều được tự tại, dẹp trừ tất cả ngoại đạo tà kiến, có thể làm cho chúng sanh trụ trong thiệt đế.
Tất cả công hạnh bố thíái ngữ, lợi hành, đồng sự đều chẳng rời niệm phậtniệm pháp, niệm tăng, nhẫn đến chẳng rời niệm đầy đủ nhứt thiết chủng trí.
Bồ Tát này lại nghĩ rằng: Tôi sẽ ở trong chúng sanh làm thượng thủ, làm thắng, làm thù thắng, làm diệu, làm vi diệu, làm thượng làm vô thượng, nhẫn đến làm bực y chỉ của nhứt thiết chủng trí.
Bồ Tát này nếu phát cần tinh tấntrong khoảng một niệm được ngàn ức tam muội, thấy ngàn ức Đức Phật, biết thần lực của ngàn ức Đức Phật, có thể chấn động ngàn ức thế giới, nhẫn đến thị hiện ngàn ức thân phật, mỗi mỗi thân hiện ngàn ức Bồ Tát làm quyến thuộc .
Nếu dùng nguyện lực thù thắng tự tại để thị hiện thời hơn số trên đây, nhẫn đến trăm ngàn ức na do tha kiếp chẳng thể đếm được.
Kim cang tạng Bồ Tát muốn tuyên lại nghĩa này mà nói kệ rằng:
Bồ Tát tứ địa đã thanh tịnh 
Tư duy tam thế phật bình đẳng 
Giới,tâm,trừ nghi,đạo phi đạo, 
Quán sát như vậy vào ngũ địa.
Niệm xứ làm cung, căn làm tên
Chánh cần làm ngựa, xe, thần túc,
Giáp sắt ngũ lực phá oán địch
Mạnh mẽ bất thối vào ngũ địa, 
Tàm quý y phục, hoa giác phần 
Tịnh giới y phục, hoa giác phần 
Tịnh giới làm hương, thiền hương thoa 
Trí huệ phương tiện diệu trang nghiêm 
Vào rừng tổng trì, vườn tam muội.
Như ý làm chân, cổ chánh niệm,
Từ bi làm mắt, răng trí huệ,
Đấng sư tử vô ngã rống vang động.
Phá giặc phiền não vào ngũ địa 
Bồ Tát trụ bực đệ ngũ này 
Chuyển tu thắng thượng đạo thanh tịnh 
Chí cầu Phật pháp chẳng bất thối chuyển 
Gẩm nhớ từ bi không nhàm mõi.
Chứa nhóm phước trí thắng công đức 
Tinh tấn phương tiện quán bực trên 
Phật lực gia hộ đủ niệm huệ 
Rõ biết tứ đế như thiệt.
Khéo biết thế đếthắng nghĩa đế 
Tướng đế, sai biệt thành lập đế
Sự đế, sanh, tận và đạo đế.
Nhẫn đến Như Lai vô ngại đế.
Quán đế như vậy đầu vi diệu 
Chưa được vô ngại thắng giải thoát
Do đây hay sanh thắng công đức
Cho nên vượt hơn thế trí huệ
Đã quán đế rồi biết hửu vi
Thể tánh hư dối không bền chắc 
Được phần từ quang của chư phật
vì lợi chúng sanh cầu phật trí 
Quán pháp hửu vi thuở trước sau
Vô minh tối tăm, ái ràng buộc 
Lưu chuyển xoắn trong quả khổ 
Không ngã, không nhơn, không thọ mạng 
Ái thủ làm nhơn thọ khổ sau 
Muốn tìm ngằn mé không thể được
Mê vọng trôi chìm không thuở về 
Bọn này đáng thương tôi phải độ
Nhà: uẩn, rắn: cõi, mũi tên: chấp 
Tâm hoả hừng hực, si tối nặng 
Sông ái cuốn trôi chẳng rảnh xem 
Biển khổ dật dờ không người dắt
Rõ biết như vậy siêng tinh tấn 
Chổ làm đều vì độ chúng sanh 
Gọi là người có niệm có huệ 
Nhẫn đến có giác giải phương tiện 
Tu tập phước trí không nhàm đủ
Cung kính đa văn chẳng mõi nhàm 
Cõi nước tướng hảo đều trang nghiêm 
Như vậy đều ví chúng sanh cả 
Vì muốn giáo hoá các thế gian 
Giỏi biết thơ số cách ấn loát 
Và cũng biết rành các phương thuốc 
Chửa trị bịnh tật đều được lành
Văn từca vũ đều khéo giói 
Nhà cửa, vườn ao đều an ổn 
Mõ vàng, bạc ngọc đều pháp hiện 
Vô lượng chúng sanh nhờ lợi ích 
Nhựt, nguyệt, tinh tú và địa chấn
Nhẫn đến thân tướng cũng quán sát 
Tứ thiền, vô sắc và thần thông 
Vì lợi thế gian đều hiển thị 
Trí giả trụ bực nan thắng này 
Cúng vô lượng phật và nghe pháp 
Như dùng diệu bửu trau chơn kim
Thiện căn đã có càng sáng sạch
Ví như tinh tú ở hư không 
Phong lực chấp trì không tổn động .
Cũng như hoa sen không dính nước 
Bồ Tát độ đời cũng như vậy
Bực này thường làm Đâu suất vương 
Hay dẹp ngoại đạo các tà kiến
Nguyện được thập lực độ tận chúng sanh 
Ngài tu hành đại tinh tấn 
Liền được cúng dường ngàn ức phật 
Đắc định, động cõi cũng ngàn ức 
Nếu là nguyện lực lại hơn đây
Bồ Tát đệ ngũ nan thắng địa 
Chơn đạo tối thượng trong nhơn gian 
Tôi cùng các môn phương tiện lực 
Vì Chư Phật đã tuyên thuyết 
(Hán bộ quyển 37)


Bồ Tát đã nghe những thắng hạnh 
Lòng rất hoan hỷ rải hoa thơm 
Phóng tịnh quang minh rải bửu châu 
Cúng duờng Như Lai khen nói giỏi
Trăm ngàn thiên chúng đều vui mừng 
Đồng ở hư không rải các báu
Tràng hoa, chuổi ngọc và tràng phan 
Lọng báu, hương thoa đều cúng phật
Tự tại thiên vương cùng quyến thuộc 
Lòng sanh hoan hỷ trụ hư không 
Rải báu thành mây dùng cúng dường 
Khen rằng Phật tử khéo tuyên thuyết!
Vô lượng thiên nữ ở hư không 
Đồng tấu nhạc âm ca ngợi phật 
Trong tiếng ca nhạc đều nói rằng 
Lời phật hay trừ bịnh phiền não 
Pháp tánh bổn tịch không hình tướng 
Dường như hư không chẳng phân biệt 
Ngoài những chấp trước, tuyệt nói phô 
Chơn thiệt bình đẳng thường thanh tịnh 
Nếu muốn thông đạt các pháp tánh 
Nơi có, nơi không lòng chẳng động 
Vì muốn cứu đời siêng tu hành 
Từ miệng phật sanh chơn Phật tử
Bố thí vẫn không thấy có tướng
Vốn đứt điều ác gìn giử tịnh giới 
Hiểu pháp không hại, thường nhẫn nhịn
Biết pháp tánh ly, chuyên tinh tấn
Đã hết phiền não vào thiền định 
Khéo đạt tánh không,phan biệt pháp
Đầy đủ trí lực, hay cứu rộng 
Diệt trừ điều ác xưng đại sĩ 
Diệu âm như vậy ngàn vạn thứ 
Khen rồi đứng yên chiêm ngưỡng phật .
Giải thoát nguyệt Bồ Tát rằng: Thưa Phật tử! Đại Bồ Tát đã đủ đệ ngũ địa muốn vào đệ lục hiện tiền địa phải quán sát mười pháp bình đẳng 
Đây là mười pháp:
Tất cả pháp vì vô tướng nên bình đẳng vì vô thể nên bình đẳng, vì vô sanh nên bình đẳng, vì vô diệt nên bình đẳng, vì bổn lai thanh tịnh nên bình đẳng, vì không hý luận nên bình đẳng, vì không thủ xã nên bình đẳng, vì tịch tịnh nên bình đẳng. Vì như huyễn, như mộng, như bóng, như vang, như trăng trong nước, như tượng trong gương, như dương diệm, như biến hoá nên bình đẳng, vì có không bất nhị nên bình đẳng.
Bồ Tát quán sát các pháp như vậy, tự tánh thanh tịnhtuỳ thuận không trái được vào đệ lục Hiện Tiền Địa, được minh lợi tuỳ thuận nhẫn, chưa được vô sanh pháp nhẫn.
Chư Phật tử! Đại Bồ Tát này quán như vậy rồi, lại lấy đại bi làm đầu, đại bi tăng thượngđại bi đầy đủ, quán thế gian sanh diệt mà nghĩ rằng:
Thế gian thọ sanh đều do chấp ngã, nếu lìa chấp ngã thời không chỗ sanh.
Lại nghĩ rằng: phàm phu không trí huệ chấp lấy ngã thường tìm có không, suy xét bất chánh, khởi vọng hạnh, làm đạo tà, nghiệp tội, nghiệp phước, nghiệp bất động tích tập thêm lớn. Ở trong các nghiệp hành trồng hột giống tâm hửu lậu hữu thú, lại khởi hậu hữu: sanh và lão tử. chính là: nghiệp làm đồng ruộng, thức làm hột giống, vô minh che rợp, nước ái thấm nhuầnngã mạn tưới bón, lưới chấp kiến thêm lớn, mọc mầm danh sắcdanh sắc thêm lớn nẩy chồi ngũ căn, các căn đối nhau sanh ra xúc, xúc đối sanh có thọ, sau khi thọ rồi mong cầu sanh có ái, ái tăng thêm sanh ra thủ, thêm lớn thủ sanh ra hữu, đã sanh hữu thời ở trong các loài khởi thân ngũ uẩn gọi là sanh, suy biến gọi là lão,chết mất gọi là tử. Lúc lão tử sanh ra những nhiệt não, Do nhiệt não nên đủ thứ khổ ưu sầu, buồn than tập họp lại. Đây là do duyên mà tập họp chớ không có cái tập họp.Lần lượt mà diệt chớ không có cái diệt.
Bồ Tát tuỳ thuận quán sát tương duyên khởi như vậy.
Chư Phật tử! Đại Bồ Tát này lại nghĩ rằng: vì chẳng tỏ ngộ nơi đệ nhứt nghĩa đế nên gọi là vô minh.

nghiệp quả là hành, sơ tâm của hành y chỉ là thức. Bốn uẩn cùng thức sanh chung là danh sắcDanh sắc tăng trưởng là lục nhập. Căn, cảnh, thức ba thứ hòa hiệp là xúc. Xúc sanh chung mà có thọ. Nhiễn trước nơi thọ là ái thêm lớn ái thành ra thủ. Nghiệp hữu lậu do thủ khởi lên là hữu. Từ nghiệp khởi ra uẩn là sanh. Uẩn chín mùi là lão. Uẩn hư hoại là tử. Lúc tử ly biệt ngu mê tham luyến trong lòng phiền muộn là sầu. Rơi lệ than thở là thán.  Tại năm căn là khổ Tại ý tưởng là ưu. Ưu khổ càng nhiều là não.
Như thế thì chỉ có cây khổ làm tăng trưởng, trọn không ngã không ngã sở, không tác giả, không thọ giả.
Lại nghĩ rằng: Nếu có tác giả thời có tác sự, Nếu không tác giả thời không tác sự .Trong đệ nhứt nghĩa đế hoàn toàn bất khả đắc .
Chư Phật tử! Đại Bồ Tát này lại nghĩ rằng: toàn cả tam giới chỉ có nhứt tâm, ở đây đức Như Lai phân biệt diễn nói mười hai chi, đều y cứ nhứt tâm mà an lập như vậy.
Tại sao vậy? vì theo sự tham dục cùng tâm sanh chung .Tâm là thức, sự là hành, Mê lầm nơi hành là vô minh .Cùng vô minh và tâm sanh chung là danh sắc .Tăng trưởng danh sắc là lục nhậpLục nhập ba phần là xúc. Xúc sanh chung là thọ. Thọ không nhàm đủ là ái. Ái nhiếp chẳng bỏ là thủ. Các hữu chi sanh là hữu, của hữu phát khởi gọi là sanh .Sanh thục là lão, Lão hoại là tử
Chư Phật tử! Trong đây vô minh có hai thứ nghiệp: một là làm cho chúng sanh mê nơi cảnh sở duyên, hai là làm nhơn sanh khởi cho hành .
Hành cũng có hai thứ nghiệp: một là có thể sanh ra báo vị lai, hai là làm nhơn sanh khởi cho thức.
Thức cũng có hai thứ nghiệp: một là khiến các hữu nối tiếp, hai là làm nhơn sanh khởi cho danh sắc .
Danh sắc cũng có hai thứ nghiệp: một là trợ thành lẫn nhau, hai là làm nhơn sanh khởi cho lục nhập.

Lục nhập cũng có hai thứ nghiệp một là đều riêng lấy cảnh giới của tự mình, hai là làm nhơn sanh khởi cho xúc.
Xúc cũng có hai thứ nghiệp: một là hay xúc cảnh sở duyên, hai là làm nhơn sanh khởi cho thọ.
Thọ cũng có hai nghiệp: một là hay lãnh thọ các sự yêu ghét, hai là làm nhơn sanh khởi cho ái.
Ái cũng có hai nghiệp: một là nhiễm trước sự khả ái, hai là làm nhơn sanh khởi cho thủ.
Thủ cũng có hai nghiệp: một là làm cho các phiền não nối tiếp, hai là làm nhơn sanh khởi cho hữu.
Hữu cũng có hai nghiệp: một là hay làm cho sanh trong các loài, hai là làm nhơn sanh khởi cho sanh.
Sanh cũng có hai nghiệp: một là hay khởi các uẩn, hai là làm nhơn sanh khởi cho lão.
Lão cũng có hai nghiệp: một là làm cho các căn biến đổi, hai là làm nhơn sanh khởi cho tử.
Tử cũng có hai thứ nghiệp: một là hay làm hoại cách hành, hai là vì chẳng giác tri nên nối tiếp chẳng dứt.
Chư Phật tử! Trong đây vô minh, duyên hành, nhẫn đến sanh duyên lão tử. Do vô minh làm duyên, nhẫn đến sanh làm duyên làm cho hành nhẫn đến lão tử chẳng dứt, vì nó trợ thành vậy.
Vô minh diệt thời hành diệt, nhẫn đến sanh diệt thời lão tử diệt. Do vô minh chẳng làm duyên nhẫn đến sanh chẳng làm duyên, khiến cho hành nhẫn đến lão tử dứt diệt, vì nó chẳng trợ thành vậy.
Chư Phật tử! Trong đây vô minh ái và thủ chẳng dứt là phiền não đạo. Hành và hữu chẳng dứt là nghiệp đạo. Những phần khác chẳng dứt là khổ đạo.
Tiền tế hậu tế phân biệt dứt diệt thời ba đạo dứt diệt.
Ba đạo như vậy lìa ngã, lìa ngã sở, chỉ có sanh diệt dường như bó lau.
Lại vô minh duyên hành là quán quá khứ. Thức nhẫn đến thọ là quán hiện tại.  Ái nhẫn đến hữu là quán vị lai .Từ đây về sau xoay vần tiếp nốiVô minh diệt, hành diệt, đó là quán chờ dứt diệt.
Lại mười hai hữu chi gọi là tam khổ.  Trong đây vô minh, hành đến lục nhập là hành khổ. Xúc, thọ là khổ khổ. Những chi khác là hoại khổ.
Vô minh diệt, hành diệt đó là ba khổ dứt.
Lại vô minh duyên hành là vô minh làm nhơn hay sanh các hành.  Các chi khác cũng vậy.
Vô minh diệt hành diệt đó là do không vô minh thời hành cũng không. Các chi khác cũng vậy.
Lại vô minh duyên hành đó là sanh phược, vô minh diệt hành diệt đó là diệt hệ phược. Các chi khác cũng vậy.
Lại vô minh duyên hành đó là tùy thuận vô sở hữu quán, vô minh diệt hành diệt đó là tùy thuận tận diệt quán. Các chi khác cũng vậy.
Chư Phật tử! Đại Bồ Tát quán nghịch thuận các duyên khởi có mười cách như vậy là vì hữu chi nối tiếp, vì nhiếp tại nhứt tâm, vì tự nghiệp sai biệt, vì chẳng bỏ lìa nhau, vì tam đạo chẳng dứt, vì quán quá khứhiện tạivị lai, vì ba khổ tụ tập, vì nhơn duyên sanh diệt, vì sanh diệt hệ phược, vì vô sở hữu quán và tận quán.
Chư Phật tử! Đại Bồ Tát dùng mười tướng như vậy quán các duyên khởi biết là vô ngã, vô nhơn, vô thọ mạng, tự tánh không, chẳng có tác giả, không có thọ giả, liền được môn không giải thoát hiện tiền.
Quán các hữu chi đều là tự tánh diệt, rốt ráo giải thoát, không có chút pháp tướng sanh, liền được môn vô tướng giải thoát hiện tiền.
Nhập khôngvô tướng rồi, không nguyện cầu, chỉ trừ đại bi làm đầu giáo hoá chúng sanh , liền được môn vô nguyện giải thoát hiện tiền.
Bồ Tát tu ba môn giải thoát như vậy, lìa tưởng ngã, lìa tưởng tác giả, tưởng thọ giả, lìa tưởng hữu vô
Chư Phật tử! Đại Bồ Tát này đại bi càng tăng thêm siêng năng tu tập, vì chưa viên mãn pháp Bồ đề phần nên làm cho viên mãn.
Bồ Tát nghĩ rằng: Tất cả hữu vi, có hoà hiệp thời chuyển, không hoà hiệp thời không chuyển.

Duyên nhóm thời chuyển, duyên không nhóm thời chẳng chuyển.

Tôi biết pháp hữu vi có nhiều lỗi hoạ như vậy, nay phải dứt nhơn duyên hoà hiệp này, nhưng vì phải thành tựu chúng sanh nên cũng chẳng dứt các công hạnh.
Chư Phật tử! Bồ Tát như vậy quán sát các pháp hữu vi có nhiều lỗi ác, không có tự tánh, không sanh không diệt mà hằng khởi đại bi chẳng bỏ chúng sanh, liền được bát nhã ba la mật hiện tiền, gọi là vô chướng ngại trí quang minh.
Thành tựu trí quang minh như vậy rồi, dầu tu tập Bồ đề phần nhơn duyên mà chẳng trụ trong hữu vi, dầu quán pháp hữu vi tự tánh tịch diệt, cũng chẳng trụ trong tịch diệt. Vì pháp Bồ đề phần chưa viên mãn.
Chư Phật tử! Bồ Tát trụ bực hiện tiền địa này, được nhập không tam muộitự tánh không tam muộiđệ nhứt không tam muội, đại không tam muội, hiệp không tam muội, khởi không tam muội, như thiệt bất phân biệt không tam muội, bất xã ly không tam muội .
Bồ Tát này được mười môn không tam muội như vậy làm đầu. Kế đó trăm ngàn không tam muội đều hiện tiền cả.
Mười môn vô tướng không tam muội, mười môn vô nguyện tam muội như vậy làm đầu, kế đó trăm ngàn môn vô tướngvô nguyện đều hiện tiền cả.


Chư Phật tử! Bồ Tát trụ bực hiện tiền địa này lại tu tập đầy đủ tâm bất khả hoại, tâm quyết định, tâm thuần thiện, tâm thậm thâm, tâm bất thối chuyển, tâm bất hưu tức, tâm quảng đại, tâm vô biên, tâm cầu trí, tâm phương tiện huệ tương ưng, tất cả tâm đều viên mãn.
Chư Phật tử! Bồ Tát dùng mười tâm này thuận Phật Bồ đề, chẳng sợ dị luận, vào các trí địa, lìa đạo nhị thừa, thẳng đến Phật trí, các ma phiền não không trở lại hoại được, trụ nơi Bồ Tát trí huệ quang minh.

Trong pháp khôngvô tướngvô nguyện đều khéo tu tậptrí huệ phương tiện luôn chung tương ưng, pháp Bồ đề phần thường thật hành chẳng bỏ.
Chư Phật tử! Bồ tát trụ trong bực hiện tiền địa này được tăng thượng hạnh bát nhã ba la mật, được đệ tam minh lợi thuận nhẫn, vì tuỳ thuận không trái với tướng như thiệt của các pháp .
Chư Phật tử! Bồ tát đã an trụ nơi bực hiện tiền địa này, do nguyện lực nên được thấy nhiều Đức Phật, nhẫn đén thấy trăm ngàn ức na do tha Đức Phật đều dùng tâm quãng đại, thâm tâm để cúng dường cung kính tôn trọng tán thán, cũng cúng dường tất cả chúng tăng. Đem thiện căn này hồi hướng vô thượng Bồ đề.
Nơi Chư Phật, Bồ Tát này cung kính nghe pháp, nghe xong thọ trì, được như thiệt tam muội trí huệ quang minh, tuỳ thuận tu hành ghi nhớ chẳng bỏ. Lại được pháp tạng thậm thâm của Chư Phật. Trải qua vô lượng trăm ngàn ức na do tha kiếp, những thiện căn đã có lại càng sáng sạch.
Ví như chơn kim. Dùng báu tỳ lưu ly luôn dồi bóng, thời càng thêm sáng sạch.
Cũng vậy, Bồ Tát đệ lục địa này dùng phương tiện huệ theo dõi quán sát, những thiện căn đã được càng thêm sáng sạch, càng thêm tịch diệt, không gì che khuất được.
Ví như ánh sáng của mặt trăng chiếu đến thân chúng sanh làm cho được mát mẽ, bốn thứ phong luân không ngăn hoại được.
Cũng vậy, những thiện căn của bực Bồ Tát này hay dập tắt ngọn lửa phiền não của vô lượng trăm ngàn ức na do tha chúng sanh. Bốn thứ ma đạo không phá hoại được.
Trong mười môn ba la mậtBồ Tát này thiên nhiều về bát nhã ba la mậtngoài ra tuỳ sức tuỳ phần tu các môn khác.
Chư Phật tử! đây là lược nói về đại Bồ Tát đệ lục hiện tiền địaBồ Tát an trụ nơi bực này, thường hiện làm. Thiện Hóa Thiên Vươngviệc làm tự tại. Tất cả sự vấn nạn của hàng Thanh văn không làm thối khuất được, có thể làm cho chúng sanh trừ diệt ngã mạnthâm nhập duyên khởi.
Tất cả công hạnh bố thíái ngữ, lợi hành, đồng sự đều chẳng rời niệm phậtniệm phápniệm tăng, nhẫn đến chẳng rời niệm đầy đủ Nhứt thiết chủng trí.
Bồ Tát này lại nghĩ rằng: Với tất cả chúng sanh, tôi sẽ là thượng thủ, là thắng, nhẫn đến bực y chỉ của Nhứt thiết chủng trí.
Bồ Tát này nếu chuyên cần tinh tấntrong khoảng một niệm được trăm ngàn ức tam muội, nhẫn đến thị hiện trăm ngàn ức thân Phật, mỗi mỗi thân Phật thị hiện trăm ngàn ức Bồ Tát làm quyến thuộc.
Nếu dùng nguyện lực thị hiện tự tại thời hơn đây, nhẫn đến trăm ngàn ức na do tha kiếp chẳng thể đếm biết được.
Kim Cang Tạng Bồ Tát muốn tuyên lại nghĩa này mà nói kệ rằng:
Bồ Tát viên mãn Ngũ Địa rồi
Quán pháp vô tướng cũng vô tánh
Vô sanh vô diệt vốn thanh tịnh 
Không có hỷ luận không thủ xả.
Thể tướng tịch diệt như huyễn thảy
Hữu vô bất nhị rời phân biệt
Tùy thuận pháp tánh quán như vậy 
Trí này được thành nhập Lục Địa.
Đầy đủ trí minh lợi thuận nhẫn
Quán sát thế gian tướng sanh diệt
Do sức si tối có thế gian 
Si tối diệt mất không thế gian.
Quán các nhơn duyên không thiệt tánh
Chẳng hoại giả, gọi hoà hiệp dụng 
Vô tácvô thọ, không nghĩ nhớ 
Hành pháp như mây nổi khắp nơi .
Chẳng biết chơn đế gọi vô minh 
Gây tạo tư: nghiệp,ngu si: quả .
Thức khởi sanh chung gọi là danh sắc ,
Như vậy nhẫn đến những khổ tụ,
Rõ thấu ba cõi nương nơi tâm 
Mười hai nhơn duyên cũng nương tâm 
Sanh tử đều do tâm làm ra
Tâm nếu diệt dứt, sanh tử hết.
Vô minh công dụng có hai thứ:
Mê lầm sở duyên, làm thành nhơn, 
Như vậy nhẫn đến lão và tử 
Do đây quả khổ không cùng tận .
Vô minh làm duyên chẳng thể dứt,
Duyên đó nếu dứt tất cả dứt,
Ngu si, ái, thủ: phiền não chi 
Hành, hữu là nghiệp, nghiệp, chi khác: khổ.
Si đến lục nhập là hành khổ,
Xúc thọ thêm lớn là khổ khổ
Còn những chi khác là hoại khổ
Nếu thay vô ngã ba khổ dứt. 
Vô minh cùng hành thuộc quá khứ,
Thức đến xúc, thọ thuộc hiện tại 
Ái, thủ, hữu sanh khổ vị lai.
Quán đãi nếu dứt: biên tế dứt .
Vô minh làm duyên: là sanh phược 
Rời được nơi duyên phược mới hết
Từ nhơn sanh quả, lìa thời dứt,
Quán sát nơi đây biết tánh không .
Tuỳ thuận vô minh khởi ba cỏi.
Nếu không tuỳ thuận ba cõi dứt, 
Có đây có kia, không cũng vậy 
Mười cách tư duy tâm lìa chấp.
Hữu chi tiếp nói nhiếp nhứt tâm 
Tự nghiệp chẳng rời và tam đạo
Tam tếtam khổ nhơn duyên sanh 
Hệ phược khởi diệt thuận vô tận,
Như vậy, quán khắp pháp duyên khởi 
Vô tácvô thọ, không chơn thiệt 
Như huyễn, như mộng, như bóng vang 
Như kẻ ngu chạy theo dương diệm.
Quán sát như vậy vào nơi không 
Biết duyên tánh ly được vô tướng 
Rõ pháp hư vọng không nguyện cầu 
Chỉ có từ mẫn độ muôn loại.
Đại sĩ tu hành môn giải thoát
Càng thêm đại bi cầu phật pháp 
Biết các hữu vi hòa hiệp làm 
Chí nguyện quyết định siêng hành đạo.
Môn không tam muội đủ trăm ngàn 
Vô tướngvô nguyện cũng như vậy 
Bát nhã thuận nhẫn đều không tăng thượng 
Giải thoát trí huệ được viên mãn.
Lại dùng thâm tâm cúng nhiều phật 
Ở trong phật giáo tu tập đạo 
Được Phật pháp tạng thêm thiện căn 
Như vàng dùng lưu ly trau sáng.
Như trăng sáng mát lợi muôn loài.
Bốn phong luân không ngăn hoại được,
Bực Bồ Tát này siêu ma đạo 
Dứt trừ phiền não cho quần sanh .
Bực này thường làm Thiện Hóa Vương 
Hóa đạo chúng sanh trừ ngã mạn 
Công hạnh đều cầu nhứt thiết trí 
Đều đã vượt hơn đạo Thanh văn.
Bồ Tát bực này siêng tinh tấn 
Được môn tam muội trăm ngàn ức 
Cũng thấy trăm ngàn ức đức Phật 
Ví như mặt nhựt ngày thạnh hạ.
Tậm thâm vi diệu khó thấy biết 
Thanh vănđộc giác không rõ được 
Bồ Tát hiện tiền đệ lục địa 
Tôi vì Phật tử đã lược nói.
Bấy giờ thiên chúng lòng hoan hỷ 
Rải hoa thành mây dừng hư không 
Khắp nơi pháp âm thanh diệu mầu 
Thưa cùng đắng tối thắng thanh tịnh:
Rõ thấu thắng nghĩa trí tự tại 
Thành tựu công đức trăm ngàn ức
Không chấp trước, như sen không nhiễm 
Vì lợi chúng sanh nói thâm hạnh.
Tự Tại Thiên Vương ở hư không.
Phóng đại quang minh chiếu thân phật
Cũng rải mây thơm tối thượng diệu 
Cúng khắp đắng sạch trừ phiền não 
Bấy giờ thiên chúng đều vui mừng.
Đều phát tiếng hay đồng ca ngợi:
Chúng tôi được nghe hiện tiền địa 
Thời là đã được nhiều lợi lành.
Thiên nữ lúc ấy lòng mừng vui 
Cùng trổi âm nhạc ngàn muôn điệu 
Đều do thần lực của Như Lai 
Trong tiếng hòa nhạc thành lời nói:
Oai nghi tịch tịnh không sánh kịp 
Điều ngự chúng sanh đời nên cúng 
Đã siêu tất cả những thế gian 
Mà vào thế gian truyền diệu đạo.
Dầu hiện nhiều loại vô lượng thân 
Biết thân mỗi mỗi vô sở hữu 
Khéo dùng ngôn từ nói các pháp 
Chẳng chấp tướng văn tự âm thanh.
Qua đến trăm ngàn các quốc độ.
Dùng những thượng cúng cúng dường phật 
Trí huệ tự tại không chấp trước 
Chẳng sanh niệm tưởng cõi phật ta
Dầu siêng giáo hóa các chúng sanh.
Mà không nhơn ngã tất cả tâm 
Dầu đã tu thành hạnh quảng đại 
Mà nơi hạnh lành chẳng chấp trước.
Bởi thấy tất cả các thế gian 
Lửa tham, sân, si thường cháy hực 
Nơi các tưởng niệm thảy đều lìa 
Phát khởi đại bi sức tinh tấn.
Tất cả chư thiên và thiên nữ
Cúng dường nhiều thứ khen ngợi rồi 
Tất cả đồng thời đứng lặng yên
Chiêm ngưỡng thế tôn mong nghe pháp.
Giải thoát nguyệt vì chúng lại thưa: 
Cả đại chúng đây lòng thanh tịnh 
Những hành tướng trong đệ thất địa
Trông mong Bồ Tát thương giảng giải.
Kim cang tạng Bồ Tát nói với giải thoát nguyệt Bồ Tát rằng: Thưa Phật tử! Đại Bồ Tát đã tròn đủ công hạnh của đệ lục địa muốn vào đệ thất viễn hành địa, phải tu mười môn phương tiện huệ phát khởi đạo thù thắng.
Đây là mười đạo thù thắng
Dầu khéo tu không, vô tướngvô nguyện tam muội mà từ bi chẳng bỏ chúng sanh.  Dầu được pháp bình đẳng của chư phật mà thích thường cúng dường phật. Dầu nhập môn quán không trí mà siêng chứa phước đức. Dầu xa rời tam giới mà trang nghiêm tam giới. Dầu rốt ráo dập tắt ngọn lửa phiền não mà có thể vì tất cả chúng sanh khởi hạnh diệt tắt ngọn lửa phiền não tham, sân, si. Dầu biết các pháp như huyễn, như mộng, như bóng, như vang, như dương diệm, như biến hóa, như trăng dưới nước, như tượng trong gương, tự tánh bất nhị, mà tuỳ tâm tác động vô lượng sai khác. Dầu biết tất cả quốc độ dường như hư không mà hay dùng diệu hạnh thanh tịnh trang nghiêm phật độ . Dầu biết pháp thân của Chư Phật bổn tánh không thân mà dùng tướng hảo trang nghiêm thân mình. Dầu biết âm thanh của chư phật tánh không tịch diệt chẳng thể ngôn thuyết, mà có thể tuỳ tất cả chúng sanh phát ra các thứ âm thanh thanh tịnh sai khác. Dầu tùy Chư Phật rõ biết tam thế chỉ là nhứt niệm, mà tùy ý giải sai biệt của chúng sanh, dùng các loại tướng, các thứ thời gian, các thứ kiếp số để tu tập công hạnh
Bồ Tát dùng môn Phương tiện huệ phát khởi hạnh thù thắng này, từ đệ lục hiện tiền địa vào đệ thất viễn hành địa. Lúc vào đệ thất địa rồi thời các hạnh này thường hiện tiền, gọi là an trụ nơi đệ thất viễn hành địa.
Phật tử! Đại Bồ Tát an trụ đệ thất địa này rồi, thời vào vô lượng chúng sanh giới, vào vô lượng công nghiệp giáo hóa chúng sanh của Chư Phật, vào vô lượng thế giới võng, vào vô lượng quốc độ thanh tịnh của Chư Phật, vào vô lượng pháp sai biệt, vào vô lượng hiện giác trí của Chư Phật, vào vô lượng kiếp số, vào vô lượng trí giác liễu tam thế của Chư Phật, vào vô lượng tín giải sai biệt của chúng sanh, vào vô lượng các loại thân danh sắc của Chư Phật thị hiện, vào vô lượng căn tánh sở thích sai biệt của chúng sanh, vào vô lượng ngữ ngôn âm thanh làm cho chúng sanh hoan hỷ của chư phật, vào vô lượng các loại tâm hành của chúng sanh, vào vô lượng trí rõ biết rộng lớn của Chư Phật, vào vô lượng tín giải của Thanh văn thừa, vào vô lượng trí đạo của Chư Phật dạy khiến tín giải, vào vô lượng pháp thành tựu của Bích chi Phật, vào vô lượng môn trí huệ thâm thâm của chư Phật dạy khiến thẳng vào, vào vô lượng hạnh phương tiện của chư Bồ Tát, vào vô lượng sự tập thành của đại thừa của Chư Phật dạy làm cho Bồ Tát được vào .
Bồ Tát này nghĩ rằng: Vô lượng cảnh giới của Như Lai như vậy, nhẫn đến trăm ngàn ức na do tha như vậy, nhẫn đến trăm ngàn ức na do tha kiếp chẳng thể biết được. Tôi đều phải dùng tâm vô công dụngvô phân biệt để thành tựu viên mãn.
Chư Phật tử! Bồ tát này dùng thâm trí huệ quán sát như vậy. Thường siêng tu tập Phương tiện huệ khởi đạo thù thắng an trụ bất động, không một niệm thôi nghỉ phế bỏ. Đi, đứng, ngồi, nằm, nhẫn đến lúc ngũ chiêm bao cũng chưa từng tương ưng với cái chướng. Luôn không hề bỏ những quán niệm trên đây.
Trong mỗi niệm, Bồ Tát này thường có thể đầy đủ mười ba la mật.
Tại sao vậy? Vì mỗi niệm, Bồ Tát này đều lấy đại bi làm trước để tu hành Phật pháp hướng đến phật trí.

Những thiện căn đã có đều vì cầu Phật trí mà bố thí cho chúng sanh, đây gọi là đàn ba la mật.

Hay diệt trừ những lửa phiền não, đây gọi là thi la ba la mật

Từ bi làm đầu không tổn hại chúng sanh, đây gọi là sằn đề ba la mật

Cầu pháp thắng thiện không nhàm đủ, đây gọi là tỳ lê gia ba la mật

Nhứt thiết trí đạo thường hiện tiền chưa từng tán loạn, đây gọi là thiền na ba la mật.

Hay nhẫn thọ các pháp bất sanh bất diệt, đây gọi là bát nhã ba la mật.

Hay xuất sanh vô lượng trí, đây gọi là phương tiện ba la mật,

hay cầu thượng thượng thắng trí, đây gọi là nguyện ba la mật.

Tất cả dị luận và các ma chúng không trở hoại, đây gọi là lực ba la mật.

Rõ biết các pháp đúng thật đây gọi là trí ba la mật.
Chư Phật tử! mười môn ba la mật này, trong mỗi niệm Bồ Tát đều đã đầy đủ.
Cũng vậy, bốn nhiếp pháp, bốn pháp trìba mươi bảy phẩm trợ đạoba môn giải thoát, lược nói nhẫn đến tất cả pháp Bồ đề phần, trong mỗi niệm, Bồ Tát này đều viên mãn cả. 
Bấy giờ Giải Thoát Nguyệt Bồ Tát hỏi Kim Cang Tạng Bồ Tát rằng: Thưa Phật tử! Bồ Tát chỉ ở trong đệ thất địa này đầy đủ tất cả pháp Bồ đề phần, hay là trong các địa cũng có thể đầy đủ?
Kim Cang Tạng Bồ Tát nói: Thưa Phật tử! Bồ Tát ở trong mười địa đều có thể đầy đủ pháp Bồ đề phần, nhưng đệ thất địa thù thắng hơn.
Tại sao vậy? Vì đệ thất địa công dụng viên mãn thời được vào trí huệ tự tại hạnh.
Chư Phật tử! Bồ tát ở trong bực sơ địa vì duyên tất cả Phật pháp để nguyện cầu nên đây đủ pháp Bồ đề phần.

Vì đệ nhị địa lìa tâm cấu nhơ. Vì đệ tam địa nguyện cầu càng tăng trưởng được pháp quang minh.

Vì đệ tứ địa nhập đạo. Vì đệ ngũ địa thuận thế gian mà tu tập. Vì đệ lục địa nhập pháp môn thậm thâm.

Vì đệ thất địa phát khởi tất cả Phật pháp. Tất cả địa đều cũng đầy đủ pháp Bồ đề phần .
Tại sao vậy? Bồ Tát từ sơ địa đến đệ thất địa thành tựu trí công dụng phần. Do công lực này, từ đệ bát địa đến đệ thập địa vô công dụng hạnh đều được thành tựu.
Chư Phật tử! Ví như có hai thế giới: một thời tạp nhiễm, một thời thuần tịnh. Chặng giửa của hai thế giới này khó qua được, chỉ trừ bực Bồ Tát có đại thần thông phương tiện nguyện lực.
Chư Phật tử! Bồ tát ở các địa cũng như vậy: có tạp nhiễm hạnh, có thanh tịnh hạnh. Chẳng giửa của hai hạnh này khó qua được, chỉ trừ Bồ Tát có đại nguyện lực Phương tiện trí huệ mới có thể qua được.
Giải thoát nguyệt Bồ Tát hỏi: Thưa Phật tử! Bảy địa Bồ Tát này là nhiễm hạnh hay là tịnh hạnh?
Kim cang tạng Bồ Tát nói: Thưa Phật tử! Từ sơ địa đến thất địacông hạnh tu tập đều lìa bỏ nghiệp phiền não, vì hồi hướng vô thượng Bồ đề, vì phần được đạo bình đẳng, nhưng chưa gọi là hạnh siêng phiền não
Chư Phật tử! Như Chuyển Luân Thánh Vương ngự tượng bửu du hành tứ thiên hạ, biết có người bần cùng khốn khố mà không bị lây những sự hoạ hoạn đó, nhưng chưa được gọi là siêu nhơn loại. Nếu bỏ thân Chuyển luân vương sanh lên trời phạm thế, ngự thiên cung thấy ngàn thế giớidu hành ngàn thế giớithị hiện quang minh oai đức của phạm thiên mới gọi là siêu nhơn loại .
Chư Phật tử! Bồ tát cũng như vậy. Ban đầu từ bực sơ địa đến bực đệ thất địa, ngự xe ba la mật du hành thế gian, biết quá hoạn phiền não của thế gian. Vì ngự chánh đạo nên chẳng bị lỗi lầm của phiền não làm lây nhiễm, nhưng chưa gọi là siêu phiền não hạnh. Nếu bỏ tất cả hạnh hữu công dụng, từ đệ thất địa vào đệ bát địa, ngự xe Bồ Tátthanh tịnh du hành thế gian, biết phiền não lỗi lầm chẳng bị lây nhiễm, mới gọi là siêu phiền não hạnh, vì được siêu quá hết tất cả 
Chư Phật tử! Bồ tát đệ thất địa này siêu quá hết những phiền não đa tham, đa sân v.v … mà an trụ.

Bực này chẳng gọi là có phiền não, cũng chẳng gọi là không phiền não.
Tại sao vậy? vì ở bực này, tất cả phiền não chẳng hiện hành nên gọi chẳng gọi là có. Vì cầu phật trí tâm chưa mãn toại nên chẳng gọi là không. 
Chư Phật tử! Bồ tát an trụ bực đệ thất địa dùng tâm thâm tịnh mà thành tựu thân nghiệpngữ nghiệp và thành tựu ý nghiệp. Tất cả những nghiệp đạo bất thiện bị phật quở trách đều đã lìa bỏ. Tất cả thiện nghiệp mà Phật khen thời thường khéo tu hành. Tất cả kinh, thơ, kỷ thuật của thế gian như đã nói ở đệ ngũ địa đều tự nhiên thật hành thông thạo chẳng cần dụng công.
Bồ Tát ở trong đại thiên thế giới làm bực đại minh sư. Chỉ trừ đức Như Lai và từ đệ bát địa trở lên, thâm tâm diệu hạnh của các Bồ Tát khác đều không bằng được.
Ở bực này, những thiền tam muộithần thông giải thoát đều được hiện tiền. Nhưng là do tu tập mà thành, chẳng phải báo đắc thành như bực đệ bát địa
Bực Bồ Tát này trong mỗi niệm tu tập đầy đủ phương tiện trí lực, và tất cả pháp Bồ đề phần đều càng viên mãn hơn.
Chư Phật tử! Bồ tát trụ bực này nhập tam muội Bồ Tát thiện quán trạch, tam muội thiện trạch nghĩa, tam muội tối thắng huệ tam muội phân biệt nghĩa tạng, tam muội như thiệt phân biệt nghĩa, tam muội thiện trụ kiên cố căn, tam muội trí huệ thần thông môn, tam muội pháp giới nghiệp, tam muội Như Lai thắng lợitam muội chủng chủng nghĩa tạng sanh tử Niết Bàn môn.

Nhập trăm ngàn tam muội đầy đủ môn đại trí thần thông như vậy, tu tập thanh tịnh các trí địa.
Vì Bồ Tát này được nhập các tam muội trên đây khéo tu tập thanh tịnh phương tiện huệ, đại bi lực nên vượt hơn bực nhị thừa, được qán sát trí huệ địa.
Chư Phật tử! Bồ tát trụ bực này khéo tu tịnh vô lượng thân nghiệp vô tướng hành, ý nghiệp vô tướng hành nên được quang minh vô sanh pháp nhẫn.
Giải Thoát Nguyệt Bồ Tát hỏi: Thưa Phật tử! Bồ Tát từ sơ địa đến bực này có vô lượng thân nghiệpngữ nghiệpý nghiệp há chẳng vượt hơn háng nhị thừa ư?
Kim Cang Tạng Bồ Tát nói: Thưa phật tử! Các bực đó đều vượt hơn, nhưng chỉ là do nguyện cầu Phật pháp, chẳng phải là sức tự trí quán sát. Nay trong bực đệ thất địa này do tự trí lực nên tất cả nhị thừa chẳng kịp được.
Ví như vương tử sanh ở cung vua, do vương hậu sanh có đủ vương tướng. Khi sanh ra thời đã hơn tất cả các quan, nhưng chỉ do đức lực của nhà vua chớ chẳng phải tự lực, khi thân trưởng thànhtoàn vẹn tất cả nghề nghiệp oai đức, thời mới là do tự lực mà hơn tất cả thần dân.
Đại Bồ Tát cũng vậy. Lúc sơ pháp tâm, do vì chí cầu đại pháp nên vượt hơn tất cả Thanh vănDuyên giác.

Nay an trụ bực đệ thất địa do tự lực trí huệ nên vượt lên trên tất cả nhị thừa.
Chư Phật tử! Bồ tát an trụ bực đệ thất địa này được viễn ly vô hành thậm thâm, thường tu hành thân, khẩu, ý, siêng cầu đạo vô thượng chẳng bỏ rời. Thế nên Bồ Tát này dầu đi nơi thiệt tế mà chẳng tác chứng.
Giải Thoát Nguyệt Bồ Tát hỏi: Thưa Phật tử! Bồ Tát từ địa nào lên đến địa nào có thể nhập được diệt định?
Kim Cang Tạng Bồ Tát nói: Thưa Phật tử! Bồ Tát từ đệ lục địa trở lên có thể nhập diệt định.

Nay an trụ nơi đệ thất địa này thời có thể mỗi niệm nhập diệt định, cũng mỗi niệm xuất, nhưng không tác chứng.

Thế nên Bồ Tát này gọi là thành tựu thân, ngữ, ý nghiệp bất tư nghì, đi nơi thiệt tế mà chẵng tác chứng
Ví như có người ngồi thuyền vào biển, do sức thiện xảo nên không bị tai nạn.
Cũng vậy Bồ Tát ở bực này ngồi thuyền ba la mật đi trong biển thiệt tế, do nguyện lực nên chẳng chứng diệt.
Chư Phật tử! Bồ tát này được tam muội trí lực như vậy, do đại phương tiện, dầu thị hiện sanh tử mà luôn trụ Niết Bàn, dầu quyến thuộc vây quanh mà thường thích xa lìa, dầu do nguyện lực thọ sanh trong ba cõi mà chẳng nhiễm thế pháp, dầu thường tịch diệt do sức phương tiện mà lại phừng cháy, dầu đốt nhưng chẳng cháy, dầu tùy thuận phật trí mà thị hiện vào bực Thanh vănBích chi phật, dầu được phật cảnh giới mà thị hiện ở cảnh giới ma, dầu thị hiện đồng với ngoại đạo mà chẳng bỏ Phật pháp,dầu thị hiện tùy thuận tất cả thế gian mà thường thật hành tất cả pháp xuất thế.
Bồ Tát này chỗ có tất cả sự trang nghiêm vượt hơn tất cả sự trang nghiêm của trời, rồng, bát bộ, người, phi nhơnTứ thiên vươngĐế thích, Phạm vương thảy, mà chẳng bỏ tâm mến thích chánh pháp.
Chư Phật tử! Bồ tát thành tựu trí huệ như vậy trụ bực viễn hành địa do nguyện lực nên được thấy nhiều đức Phật, nhẫn đến thấy trăm ngàn ức na do tha Đức Phật, đều kính trọng tán thán cúng dường với tâm quãng đại, tâm tăng thắng. Cũng cúng dường tất cả chúng tăng. Đem thiện căn này hồi hướng vô thượng Bồ đề.

Lại ở chổ chư phật cung kính nghe pháp, nghe xong thọ trì, được như thiệt tam muội trí huệ quang minh, tùy thuận tu hành hộ trì chánh pháp, thường được Chư Phật hoan hỷ khen ngợi.

Hàng nhị thừa không thể vấn nạn làm thua được, Bồ Tát này làm lợi ích chúng sanh pháp nhẫn thanh tịnh.

Như vậy trải qua vô lượng trăm ngàn ức na do tha kiếp những thiện căn đã có càng thêm tăng thắng.
Ví như chơn kim, dùng các thứ châu báu cẩn xen vào càng làm cho chơn kim sáng chói hơn, những vật trang nghiêm khác không thể sánh được.
Những thiện căn của Bồ Tát đệ thất địa này cũng như vậy, do sức phương tiện huệ càng sáng sạch hơn, chẳng phải hàng nhị thừa sánh kịp được.
Chư phật tử Ví như ánh sáng mặt trời,những ánh sáng của trăng sao v.v…đều không sánh được. Những chổ sình lầy nơi đại địa, ánh sáng mặt trời có thể làm khô ráo.
Bồ Tát viễn hành địa này cũng như vậy, tất cả hàng nhị thừa không theo kịp, được có thể làm cạn khô sình lầy phiền não của tất cả chúng sanh . 
Bồ Tát này thiên nhiều về Phương tiện ba la mật. Chín môn ba la mật kia thời tùy sức tùy phần mà tu tập.
Chư Phật tử! Đây là lược nói đại Bồ Tát Đệ Thất Viễn Hành Địa. Bồ Tát an trụ bực này thường làm Tự Tại Thiên Vương, khéo vì chúng sanh mà nói pháp chứng trí, khiến họ chứng nhập.
Tất cả công hạnh bố thíái ngữ, lợi hành, đồng sự đều chẳng rời niệm Phậtniệm Phápniệm Tăng nhẫn đến chẳng rời niệm đầy đủ Nhứt thiết chủng trí
Bồ Tát này lại nghĩ: Tôi sẽ ở trong tất cả chúng sanh làm thượng thủ, là thắng, nhẫn đến là bực y chỉ của Nhứt thiết chủng trí.
Bồ Tát này nếu phát cần tinh tấn, thời trong khoảng một niệm được trăm ngàn ức na do tha tam muội, nhẫn đến thị hiện trăm ngàn ức na do tha Bồ Tát để làm quyến thuộc.
Nếu dùng nguyện lực thù thắng tự tại thị hiện thời hơn số trên đây, nhẫn đến trăm ngàn ức na do tha kiếp chẳng thể đếm biết được.
Kim Cang Tạng Bồ Tát muốn tuyên lại nghĩa này mà nói kệ rằng:
Đệ nhứt nghĩa trí tam muội đạo
Lục Địa tu hành tâm đầy đủ
Tức thời thành tựu phương tiện huệ
Bồ Tát dùng đây vào Thất Địa.
Dầu chứng tam thoát nhưng từ bi,
Dầu đồng Như Lai nhưng cúng Phật,
Dầu quán không nhưng chứa phước đức
Bồ Tát do đây lên Thất Địa.
Xa rời tam giới mà trang nghiêm,
Dứt trừ lửa phiền mà khởi lửa,
Biết pháp bất nhị nhưng siêng tu
Rõ cõi không hư mà nghiêm độ,
Hiểu thân bất động, đủ các tướng,
Thấu thinh tánh ly, khéo khai diễn,
Thâm nhập nhứt niệm, hành nhiều việc,
Bực trí do đây lên Thất Địa.
Quán sát pháp này được rõ ràng
Rộng vì chúng sanh làm lợi ích,
Vào chúng sanh giới không biên tế
Công nghiệp giáo hóa cũng vô lượng.
Quốc độ, các pháp cùng kiếp số
Giải, dục, tâm hành đều hay vào
Thuyết pháp tam thừa cũng vô hạn
Như thế giáo hóa các quần sanh.
Bồ Tát siêng cầu đạo tối thắng
Động nghĩ, chẳng bỏ phương tiện huệ
Mỗi mỗi hồi hướng Phật Bồ đề 
Niệm niệm thành tựu Ba la mật.
Phát tâm hồi hướng là bố thí,
Dứt hoặc là giới, chẳng hại: nhẫn,
Cầu lành không nhàm là tinh tấn
Nơi đạo chẳng động tức tu thiền
Nhẫn thọ vô sanh là Bát Nhã,
Hồi hướng phương tiện là nguyện độ,
Không bị phá: lực, khéo rõ: trí,
Thập độ như vậy đều thành mãn
Sơ Địa phan duyên công đức đủ,
Nhị Địa Ly Cấu tam nghiệp tịnh,
Tứ Địa nhập đạo, Ngũ thuận hành,
Đệ Lục vô sanh trí quang chiếu,
Đệ Thất Bồ đề công đức toàn
Tất cả đại nguyện đều đầy đủ,
Do đây hay khiến bực nhập Địa
Tất cả công hạnh đều thanh tịnh.
Địa này khó qua, trí mới siêu
Ví như chặng giữa hai thế giới 
Cũng như Thánh Vương không lây nghèo
Nhưng chưa được gọi: Tổng siêu độ.
Nếu trụ trong Đệ Bát Trí Địa
Mới là vượt qua tâm cảnh giới 
Như Phạm Thiên Vương siêu nhơn loại
Như sen ở nước chẳng tanh bùn.
Đệ Thất dầu siêu các phiền não
Chẳng gọi có hay không phiền não 
Chẳng có vì không hoặc hiện hành
Chẳng không vì tâm cầu Phật trí.
Bao nhiêu kỷ nghệ ở thế gian 
Kinh sách từ luận đều rành cả
Thiền địnhtam muội và thần thông
Tất cả tu hành đều thành tựu.
Bồ Tát tu thành đạo Thất Địa
Vượt hơn tất cả hạnh Nhị thừa,
Sơ Địa nguyện thành, đây do trí,
Ví như Vương tử đủ oai lực,
Thành tựu thậm thâm vẫn tiến tu
Tâm tâm tịch diệt chẳng tác chứng
Ví như ngồi thuyền vào trong biển
Ở nước chẳng bị nước nhận chìm.
Phương tiện huệ hành đủ công đức 
Tất cả thế gian không rõ được
Cúng dường nhiều Phật tâm càng sáng
Như dùng diệu bửu trang nghiêm vàng.
Thất Địa Bồ Tát trí rất sáng
Như sáng mặt trời khô nước ái
Thường làm Tự Tại vua cõi Trời 
Hóa đạo quần sanh tu chánh trí.
Nếu do dũng mãnh tinh tấn lực
Được nhiều tam muội thấy nhiều Phật 
Trăm ngàn ức số na do tha 
Nguyện lực tự tại lại hơn đây.
Đây là Bồ Tát Viễn Hành Địa
Phương tiện trí huệ thanh tịnh đạo
Tất cả thế gian trời và người 
Thanh vănĐộc giác không biết được. 
(Hán bộ quyển 38)

 

Bấy giờ Thiên Vương và thiên chúng 
Nghe thắng hạnh này đều hoan hỷ 
Vì muốn cúng dường lên Như Lai 
Và cùng đại chúng chư Bồ Tát,
Rải hoatràng hoa, phan, tràng, lọng,
Hương thơm chuổi ngọc và bửu y,
Vô lượngvô biên ngàn vạn thứ 
Đều dùng ma ni để nghiêm sức.
Thiên nữ đồng thời tấu thiên nhạc.
Khắp phát các thứ diệu âm thanh
Cúng dường cho phật và Phật tử
Đồng nói lời này để tán thán:
Phước trí viên mãn thấy tất cả 
Phật thương chúng sanh hiện thần lực,
Khiến cho thứ thiên nhạc trên không
Phát diệu âm thanh khắp được nghe.
Trong một chân long trăm ngàn ức
Na do tha cõi vi trần số
Vô lượng Như Lai như vậy thảy 
An trụ trong đó thuyết diệu pháp 
Trong một chân lông vô lượng cõi
Đều có bốn châu và đại hải
Tu diThiết vi và Bửu sơn
Đều thấy ở trong, không chặt hẹp.
Chổ một chân lông có sáu loài: 
Ba loài ác đạo và trời, người
Các chúng long thầna tu la
Đều theo tự nghiệp thọ quả báo.
Nơi trong tất cả cõi nuớc kia
Đều có Như Lai diễn diệu âm
Tuỳ thuận tất cả tâm chúng sanh
Vì chuyển tối thượng tịnh pháp luân.
Trong cõi các loài thân chúng sanh 
Trong thân lại có các loại cõi 
Trời người các loài đều riêng khác
Phật đều biết rồi đem giảng dạy.
Cõi lớn tùy niệm biến thành nhỏ
Cõi nhỏ tùy niệm cũng biến lớn
Thần thông như vậy số vô lượng 
Thế gian chung kể không thể hết.
Khắp pháp diệu âm vô lượng tiến
Ca ngợi Như Lai công đức rồi
Chúng hội hoan hỷ ngồi yên lặng 
Nhứt tâm chiêm nguỡng muốn nghe pháp.
Ngài Giải Thoát Nguyệt lại thưa rằng:
Nay đây chúng hội đều tịch tịnh 
Mong giải thích hành tướng thứ đệ
Nhập đệ bát bất động trí địa.
Kim Cang Tạng Bồ Tát bảo giải thoát nguyệt Bồ Tát rằng: Thưa Phật tử! Đại Bồ Tát ở trong thất viễn hành địa, khéo tu tập phương tiện huệ, khéo thanh tịnh các đạo, khéo tu tập pháp trợ đạo, do đại nguyện lực nhiếp trì, được phật lực gia hộ, tự thiện lực giử gìn, thường tưởng nhớ, lực, vô úybất cộng của Như Lai, khéo thanh tịnh thâm tâm tư giác, có thể thành tựu phước đức trí huệđại từ đại bi chẳng bỏ chúng sanh, vào vô lượng trí đạo, vào tất cả pháp bổn lai vô sanh, vô khởi, vô tướng, vô thành, vô hoại, vô tận, vô chuyển, vô tánh, lấy đây làm tánh ba thuở sơ, trung, hậu thảy đều bình đẳng vô phân biệt, là chổ nhập của như như trí, lìa tất cả tưởng phân biệt tâm ý thức, không chổ chấp lấy dường như hư không, vào tất cả pháp như tánh hư không, đây gọi là được vô sanh pháp nhẫn.
Chư Phật tử! Bồ tát thành tựu nhẫn này liền được nhập đệ bát bất động địa.
Bực này là thâm hạnh Bồ Tát, khó biết được, vô sai biệt. Lìa tất cả tướng, tất cả tưởng, tất cả chấp trước.

Vô lượng vô biên tất cả thanh vănbích chi phật không thể kịp được.
Bực này xa lìa những huyên náo tránh luận, tịch diệt thường hiện tiền.
Ví như tỳ kheo đầy đủ thần thông được tâm tự tại tuần tự nhẫn đến nhập diệt tận định, tất cả động tâm ức tưởng phân biệt thảy đều dừng dứt.
Đại Bồ Tát này cũng như vậy, trụ bất động địa liền bỏ tất cả công dụng hạnh, được pháp vô công dụng, thân, khẩu, ý nghiệp, niệm sự đều dứt, trụ nơi báo hành.
Ví như có người trong giấc mơ thấy mình té trong sông lớn, vì muốn thoát nạn nên phát đại dũng mãnh, hành đại phương tiện. Do đại dũng mãnh và đại phương tiện nên liền được thức tỉnh. Khi đã thức giấc thời những việc làm trong giấc mơ liền dứt cả.
Cũng vậy, Bồ Tát thấy thân chúng sanh ở trong tứ lưu, vì cứu họ mà phát đại dũng mãnh khởi đại tinh tấn.

Do dũng mãnh tinh tấn nên đến bực bất động địa này. Đã đến bực này tất cả công dụng đều dứt cả. Hành tướng của hai hạnh đều chẳng hiện tiền.
Chư Phật tử! như sanh trời phạm thế, những phiền não của dục giới đều chẳng hiện tiền.
Bồ Tát trụ bất động địa cũng như vậy, tất cả tâm ý thức đều chẳng hiện tiền.
Đại Bồ Tát này còn chẳng hiện khởi tâm Bồ Táttâm phật, tâm Bồ đề, tâm Niết Bàn, huống là còn khởi tâm thế gian .
Chư Phật tử! Bồ tát này do sức bổn nguyện nên chư Phật Thế tôn đích thân hiện ra trước mặt ban cho Như Lai trí, khiến bực này được vào trong môn pháp lưu.

Chư Phật bảo! Trí nhẫn này đệ nhứt thuận các Phật pháp, nhưng này thiện nam tử! Thập lựctứ vô úythập bát bất cộng của chư phật, nay ông chưa được. Ông phải vì được thành tựu những Phật pháp ấy mà phát khởi tinh tấn, chớ có bỏ nơi môn trí nhẫn này.
Lại này thiện nam tử! ông dầu được tịch diệt giải thoát, nhưng hàng phàm phu chưa chứng được, họ còn đủ các thứ phiền não, bị các thứ giác quán xâm hại nhau, ông phải thương những chúng sanh đó.
Lại này thiện nam tử! Ông phải nhớ lại bổn thệ nguyện làm lợi ích khắp tất cả chúng sanh đều làm cho họ được vào môn trí huệ bất tư nghì.
Lại này thiện nam tử! những pháp,pháp tánh này, hoặc phật xuất thế hay không xuất thế, luôn thường trụ không khác. Chư Phật chẳng do được pháp này mà gọi là Như Lai.

Tất cả hàng nhị thừa cũng có thể được pháp vô phân biệt này.
Lại này thiện nam tử! ông xem Chư Phật chúng ta đây: thân tướng vô lượng trí huệ vô lượngquang minh vô lượngâm thanh thanh tịnh cũng vô lượng.Ông phải thành tựu những pháp này.
Này thiện nam tử! nay ông vừa được một pháp minh này, chính là tất cả pháp vô sanh phân biệt.
Này thiện nam tử! pháp minh của Như Lai vô lượng nhập, vô lượng tác, vô lượng chuyển, nhẫn đến trăm ngàn ức na do tha kiếp chẳng thể biết được. Ông phải tu hành thành tựu pháp này.
Này thiện nam tử! Ông quán mười phương vô lượng quốc độ chúng sanhvô lượng pháp, khác nhau vô lượng, đều phải thông đạt tất cả đúng như thiệt.
Chư Phật tử! Chư Phật Thế tôn trao cho Bồ Tát này vô lượng môn khởi trí như vậy, khiến Bồ Tát này có thể khởi vô lượng vô biên trí nghiệp sai biệt .
Chư Phật tử! nếu Chư Phật chẳng ban môn khởi trí này cho Bồ Tát, thời Bồ Tát này liền nhập cứu cánh Niết Bàn rời bỏ tất cả công hạnhlợi ích chúng sanh .
Do Chư Phật ban vô lượng vô biên khởi trí môn như vậy nên khoảng một niệm Bồ Tát này phát sanh trí nghiệp, đem công đức hạnh tu hành trí nghiệp, đem công hạnh tu hành từ sơ phát tâm đến bực đệ thất địa để so sánh thời trăm phần không bằng một, nhẫn đến trăm ngàn ức na do tha phần không bằng một, vô số phần, ca la phần, phần, toán phần, số phần, dụ phần, ưu ba ni sa đà phần cũng chẳng bằng một.
Tại sao vậy? Chư Phật tử! Bồ Tát này trước kia dùng một thân khởi hạnh. Nay trụ bực này được vô lượng thân, vô lượng âm thanh, vì làm cho tất cả chúng sanhvô lượng trí huệvô lượng thọ sanh, vô lượng tịnh quốc, giáo hoá vô lượng chúng sanhcúng dường vô lượng Chư Phật, nhập vô lượng pháp môn, đủ vô lượng thần thông, có vô lượng chúng hội đạo tràng sai biệt, trụ vô lượng thân, ngữ, ý, nghiệp, tập họp tất cả hạnh Bồ Tát. Vì do pháp bất động vậy.
Chư Phật tử! Ví nhu ngồi thuyền buồm muốn vào biển lớn, khi chưa đến thời phải dùng nhiều công lực. Nếu đã đến biển chỉ theo gió mà thuyền đi chẳng cần nhơn lực. Đem sự thuyền đi khi chưa đến biển sánh sao kịp với lúc đã vào biển.
Cũng vậy, đại bồ tát chứa nhóm tư lương thiện căn rộng lớn, ngồi thuyền đại thừa đến biển Bồ Tát hạnh.

Trong khoảng một niệm dùng trí vô công dụng nhập cảnh giới nhứt thiết chủng trí.

Những hạnh hữu công dụng trước kia dầu trãi qua vô lượng trăm ngàn ức na do tha kiếp chẳng sánh kịp được.
Chư Phật tử! Bồ tát trụ bực đệ bát địa dùng trí đại phương tiện thiện xảophát khởi vô công dụng giác huệ quán cảnh sở hành nhứt thiết chủng trí.

Như là quán thế gian thành, thế gian hoại, do nghiệp này họp mà thành, do nghiệp này hết hoại, bao nhiêu thời gian thành, bao nhiêu thời gian hoại, bao nhiêu thời gian thành trụ, bao nhiêu thời gian hoại trụ, đều biết đúng như thiệt. Lại rõ biết địa giới tướng nhỏ, tướng lớn, vô lượng tướng, sai biệt tướng. Biết thủy, hỏa, phong giới nhỏ lớn v.v… cũng như vậy, biết vi trần tướng vi tế, tướng sai biệtvô lượng tướng sai biệt. Tùy trong thế giới nào có nhóm vi trần và vi trần tướng sai biệt đều biết như thiệt. Tùy trong thế giới nào có bao nhiêu địa, thủy, hoả, phong giới đều có bao nhiêu vi trần, những bửu vật đều có bao nhiêu vi trần, thân chúng sanh có bao nhiêu vi trần, thân quốc độ có bao nhiêu vi trần đều biết như thiệt. Biết thân lớn thân nhỏ của chúng sanh đều có bao nhiêu vi trần thành. Biết thân địa ngục, thân súc sanh, thân ngạ quỷ, than a tu la, thân trời người đều có bao nhiêu vi trần họp thành.  Được trí biết vi trần sai biệt như vậy. Lại biết dục giớisắc giớivô sắc giới thành, dục, sắc, vô sắc giới hoại. Biết dục, sắc, vô sắc giới tướng nhỏ, tướng lớn, tướng vô lượng, tướng sai biệt. Được trí quán tam giới sai biệt như vậy .
Chư Phật tử! Bồ tát này lại khởi trí minh giáo hoá chúng sanh. Như là khéo biết thân sai biệt của chúng sanh, khéo phân biệt thân chúng sanh, khéo quán sát chổ sanh ra, tuỳ chổ đáng độ mà hiện thân giáo hoá cho họ được thành thục.
Bực Bồ Tát này nơi tam thiên đại thiên thế giới, tùy chúng sanh thân tín giải sai khác, dùng trí quang minh khắp hiện thọ sanh. Như thế hoặc hai hoặc ba nhẫn đến trăm ngàn cho đến bất khả thuyết đại thiên thế giới, tùy chúng sanh thân tín giải sai khác thị hiện thọ sanh khắp trong đó.
Vì Bồ Tát này thành tựu trí huệ như vậy nên ở nơi một cõi phật, thân ngài bất động, nhẫn đến trong chúng hội ở bất khả thuyết cõi Phật đều hiện có thân ngài.
Chư Phật tử! Bồ tát này các chúng sanh thân tâm tín giải các loại sai khác, ở trong chúng hội của cõi Phật đó mà hiện thân. Như là ở trong chúng Sa môn thời thị hiện thân sa môn. Trong chúng bà la môn thời thị hiện thân bà la môn. Trong chúng sát lợi thời thị hiện thân sát lợi. Như vậy trong chúng tỳ xáthủ đàcư sĩtứ thiên vươngĐao lợi thiênDạ ma thiênĐâu suất thiênHoá lạc thiênTha hoá tự tại thiênMa vương chúng, Phạm thiên chúng nhẫn đến chúng Sắc cứu cánh thiên, đều theo chúng ấy mà tu hiện thân.
Lại người đáng được độ bởi thân Thanh văn thời Bồ Tát này hiện thân thanh văn. Người đáng được độ bởi thân Bích chi phật thời hiện thân Bích chi phật.người đáng được độ bởi thân Bồ Tát thời hiện than Bồ Tát. Người đáng độ bởi thân phật thời hiện thân Phật.
Chư Phật tử! Bồ tát này ở trong tất cả thân tướng sai biệt, trụ nơi bình đẳng.
Bồ Tát này biết thân chúng sanh, thân quốc độthân nghiệp báo, thân Thanh vănthân Độc giác, thân Bồ Tát, thân Như Laitrí thânpháp thân, hư không thân.
Bồ Tát này biết tâm sở thích của các chúng sanh, có thể dùng thân chúng sanh làm thân mình, cũng làm thân quốc độthân nghiệp báo nhẫn đến thân hư không.
Lại biết tâm sở thích của các chúng sanhBồ Tát này có thể lấy quốc độ thân làm thân mình, cũng làm thân chúng sanhthân nghiệp báo, nhẫn đến thân hư không.
Lại biết tâm sở thích của chúng sanhBồ Tát này có thể lấy thân nghiệp báo làm thân mình, cũng làm thân chúng sanh, thân quốc độ nhẫn đến thân hư không .
Lại biết tâm sở thích của chúng sanh, có thể lấy tự thân làm thân chúng sanh, thân quốc độ, nhẫn đến thân hư không.
Tùy tâm sở thích của chúng sanh chẳng đồng, nên ở nơi thân này, Bồ Tát hiện những thân như vậy.
Bồ Tát này biết chúng sanh: thân tập nghiệpbáo thânphiền não thân, sắc thânvô sắc thân.

Lại biết thân quốc độ: tướng nhỏ, tướng lớn, tướng vô lượng, tướng nhiễm, tướng tịnh , tướng rộng, tướng đảo trụ, tướng chánh trụ, tướng phổ nhập, tướng phương võng sai biệt.
Biết thân nghiệp báo là giả danh sai biệtBiết thân Thanh vănthân Độc giác, thân Bồ Tát là giả danh sai biệt.
Biết thân Như Lai có Bồ đề thân, nguyện thânhóa thân, lực trì thân, tướng hảo trang nghiêm thân, ý sanh thânphước đức thânpháp thântrí thân.
Biết trí thân tướng khéo suy lường, tướng quyết đoán thân đúng thiết, tướng nhiếp về quả hành, tướng sai biệt của thế gian và xuất thế gian, tướng sai biệt của tam thừacộng tướngbất cộng tướngxuất ly tướng, phi xuất ly tướng, học tướng, vô học tướng.
Biết pháp thân tướng bình đẳng, tướng bất hoại, tướng tùy thời tùy tục giả danh sai biệt, tướng chúng sanh phi chúng sanh pháp sai biệt, tướng phật, pháp, tăng sai biệt.
Biết thân hư không tướng vô lượng tướng châu biến, tướng vô hình, tướng vô dị, tướng vô biên, tướng hiển hiện sắc thân
Chư Phật tử! Bồ tát thành tựu thân trí như vậy rồi, được mạng tự tại, tâm tự tại, tài tự tại, nghiệp tự tại, sanh tự tại, nguyện tự tại, giả tự tạinhư ý tự tại, trí tự tạipháp tự tại . 
Vì được mười môn tự tại này, thời là bực trí bất tư nghì, bực trí vô lượng, bực trí quãng đại, bực trí vô năng hoại.
Bồ Tát này nhập như vậy rồi, thành tựu như vậy rồi thời được thân nghiệpkhẩu nghiệpý nghiệp rốt ráo không lỗi. Thân ngữ ý luôn hiện hành theo trí. Bát nhã ba la mật tăng thượngđại bi làm đầu, phương tiện thiện xảo, khéo hay phân biệt,khéo khởi đại nghuyện, Phật lực gia hộ, thường siêng tu tập trí lợi ích chúng sanh, ở khắp vô biên thế giới sai khác.
Chư Phật tử! tóm lạiBồ Tát an trụ bực đệ bát bất động địa này, thân, ngữ, ý có chổ làm, đều có thể chứa họp tất cả Phật pháp.
Chư Phật tử! Bồ tát này được khéo trụ thâm tâm vì tất cả phiền não chẳng hiện hành. Được khéo trụ thắng tâm lực vì chẵng rời nơi đạo. Được khéo trụ đại bi lực vì chẳng bỏ lợi ích chúng sanh. Được khéo trụ từ lực vì cứu hộ tất cả thế gian. Được khéo trụ đà la ni lực vì chẳng quên nơi pháp, được khéo trụ biện tài lực vì khéo quán sát phân biệt tất cả pháp. Được khéo trụ thần thông lực vì qua khắp vô biên thế giới. Được khéo trụ thần thông lực vì qua khắp vô biên thế giới. Được khéo trụ đại nguyện lực vì chẳng bỏ công hạnh của Bồ Tát. Được khéo trụ ba la mật lực vì thành tựu tất cả Phật pháp. được Như Lai hộ niệm lực vì Nhứt thiết chủng trí hiện tiền.
Bồ Tát này được trí lực như vậy, có hiện tất cả việc làm, trong công việc không có lỗi lầm.
Chư Phật tử! trí địa của Bồ tát này gọi là bất động địa không bị trở hoại. Gọi là bất thoái chuyển địa vì trí huệ bất thối. Gọi là nan đắc địa vì tất cả thế gian không lường được.

Gọi là đồng chơn địa lìa tất cả lỗi lầm. Gọi là sanh địa vì tùy thích tự tại. Gọi là thành địa vì không còn sở tác.gọi là cứu cánh địa vì trí huệquyết định. Gọi là biến hoá địa vì tùy nguyện thành tựu. Gọi là lực trì địa vì người khác chẳng làm động được.Gọi là vô công dụng địa vì trước đã thành tựu.
Chư Phật tử ! Bồ tát thành tựu trí huệ như vậy nhập phật cảnh giới, phật công đức chiếu đến, thuận phật oai nghiphật cảnh hiện tiền, thường được Phật hộ niệm. Phạm vươngThiên đếTứ thiên vươngKim cang lực sĩ thường theo thị vệ.
Bồ Tát này luôn chẳng bỏ lìa các đại tam muội, có thể hiện vô lượng thân sai khác. Mỗi thân có thế lực lớn, báo đắc thần thông tam muội tự tại. Tùy nơi nào có chúng sanh đáng được hóa độ thời thị hiện thành chánh giác.
Chư Phật tử! Bồ tát này nhập hội đại thừa, được đại thần thông, phóng đại quang minh, nhập vô ngại pháp giới, biết thế giới sai biệtthị hiện tất cả những công đức lớn tùy ý tự tại, khéo thông đạt tiền tếhậu tế dẹp phục tất cả đạo ma tà, thâm nhập cảnh giới của chư phật nơi vô lượng quốc độ tu Bồ Tát hạnh. Bởi được pháp bất thối chuyển, nên gọi là trụ bất động địa.
Chư Phật tử! Bồ tát trụ bực bất động địa này rồi, do sức tam muội, thường được hiện thấy vô lượng Chư Phật, thường chẳng rời bỏ phụng thờ cúng dường.
Bồ Tát này nơi mỗi mỗi kiếp, mỗi mỗi thế giới thấy vô lượng trăm Phật, vô lượng ngàn Phật, nhẫn đến vô lượng trăm ngàn ức na do tha phật, đều kính trọng cúng dường .
Ở chổ Chư Phật được pháp tạng thậm thâm của Như Lai. Thọ được vô lượng pháp thế giới sai biệt thảy.
Nếu có ai đến vấn nạn những sự như thế giới sai biệt v.v.. không ai khuất phục Bồ Tát này được. 
Như vậy trải qua vô lượng trăm kiếp, nhẫn đến vô lượng trăm ngàn ức na do tha kiếp những thiện căn đã có càng thêm sáng sạch .
Ví như chơn kim đem làm mão báu, đặt trên đầu Thánh vương diêm phù đề, những món trang nghiêm của tất cả thần dân không thể sánh kịp.
Cũng vậy, những thiện căn của bực bồ tát này hơn tất cả những thiện căn của nhị thừa nhẫn đến đệ thất địa bồ tát.
Bởi Bồ Tát trụ bực này, đại trí quang minh diệt trừ tối tăm phiền não của khắp chúng sanh, vì khéo hay khai môn huệ.
Chư Phật tử! V í như đại Phạm thiên vương chủ ngàn thế giới, có thể khắp vận từ tâm, khắp phóng quang minh đầy ngàn thế giới,
Cũng vậy, Bồ Tát này hay phóng quang minh chiếu khắp trăm vạn phật sát vi trần số thế giới, làm cho chúng sanh đập tắt lửa phiền não mà được thanh lương .
Trong mười môn la la mật, Bồ Tát này thiên nhiều về nguyện ba la mật, các món khác thời tùy sức, phần mà tu tập
Đây gọi là nói lược về Bồ Tát đệ bát bất động địa. Nếu nói rộng thời trải vô lượng kiếp cũng không thể cùng tận.
Chư Phật tử! Đại Bồ tát trụ bực này phần nhiều làm đại Phạm thiên vương chủ ngàn thế giớitối thắng tự tại, giỏi giảng thiết các nghĩa. Có thể ban đạo ba la mật cho hàng Thanh vănBích chi phật, chư Bồ Tát .
Tất cả công hạnh bố thíái ngữ, lợi hành, đồng sự, đều chẳng rời niệm phật, nhẫn đến chẳng rời niệm Nhứt thiết chủng trí
Bồ Tát hảy lại nghĩ rằng: Tôi sẽ ở trong tất cả chúng sanh là thượng thủ, là thắng nhẫn đến là bực y chỉ của Nhứt thiết chủng trí,
Bồ Tát này nếu dùng sức phát khởi đại tinh tấn trong khoảng một niệm được trăm vạn đại thiên thế giới vi trần số tam muội, nhẫn đến thị hiện trăm vạn đại thiên thế giới vi trần Bồ Tát làm quyến thuộc.
Nếu dùng nguyện lực tự tại thù thắng để thị hiện thời hơn số trên đây, nhẫn đến trăm ngàn ức na do tha kiếp chẳng thể đếm biết được.
Kim cang tạng Bồ Tát muốn tuyên lại nghĩa này mà kệ rằng: 
Thất địa tu hành phương tiện huệ
Khéo chứa trợ đạo đại nguyện lực
Lại được Chư Phật chổ nhiếp trì
Vì cầu thắng trí nhập bát địa
Công đức thành tựu thường từ mẫn
Trí huệ rộng lớn đồng hư không
Nghe pháp hay sanh quyết định lực
Đây là tịch diệt vô sanh nhẫn.
Biết pháp tướng vô sanh vô khởi
Vô thành, vô hoại cũng vô tận

Lìa có bình đẳng tuyệt phân biệt
Siêu các tâm hành như hư không.
Thành tựu nhẫn này siêu hý luận.
Thậm thâm bất động luôn tịch diệt
Tất cả thế gian không thảy đều lìa .
Trụ ở bực này chẳng phân biệt
Ví như tỳ kheo nhập diệt định
Như mộng lội sông, thức thời không
Như sanh phạm thiên tuyệt ái dục .
Do bổn nguyện lực được phật khuyên
Khen trí nhẫn cao quán đảnh cho
Bảo rằng Phật pháp của chúng ta 
Nay ông chưa được phải tinh tấn.
Dầu ông đã tắt lửa phiền não 
Phiền não thế gian vẫn hẩy hừng 
Phải nhớ bổn nguyện độ sanh 
Đều khiến tu nhơn đến giải thoát.
Pháp tánh chơn thường lìa tâm niệm 
Nơi đây nhị thừa cũng được vậy
Chẳng do cớ này làm Thế tôn
Chỉ do thậm thâm vô ngại trí.
Chư Phật thế tôn thiên nhơn sư 
Ban cho trí huệ bảo quán sát 
Vô biên Phật pháp đều được thành 
Một niệm vượt hơn công hạnh trước 
Bồ Tát an trụ địa này 
Thời được sức thần thông quảng đại
Một niệm phân thân khắp mười phương 
Như thuyền vào biển nhờ gió thổi.
Tâm vô công dụng, trí nhậm vận
Đều biết quốc độ: thành, hoại, trụ
Các cõi chủng loại đều khác lạ 
Lớn nhỏ vô lượng đều biết được.
Đại thiên thế giới tứ đại chúng
Lục đạo chúng sanh thân đều khác
Và cùng châu báu vi trần số
Dùng trí xem biết không còn thừa.
Bồ Tát hay biết không còn thừa.
Bồ Tát hay biết tất cả thân
Vì độ chúng sanh hiện thân đồng
Cõi nước vô lượng nhiều loại khác

Đều vì hiện hình khắp mọi chỗ
Ví như nhựt nguyệt ở hư không.
Tất cả trong nước đều hiện bóng 
Trụ ở pháp giới không bị động 
Tùy tâm hiện bóng cũng như vậy 
Tùy tâm sở thích của chúng sanh .
Trong các chúng hội đều hiện thân
Thanh vănĐộc giác cùng Bồ Tát 
Nhẫn đến thân Phật đều hiện cả.
Chúng sanhquốc độnghiệp báo thân,
Các bực thánh nhơn trí pháp thân 
Hư không thân tướng đều bình đẳng
Vì khắp chúng sanh mà thị hiện.
Mười môn thánh trí khắp quán sát 
Lại thuận từ bi làm công hạnh
Tất cả Phật pháp đều thành tựu 
Trì giới bất động như tu di.
Thập lực thành tựu chẳng động lay
Tất cả ma chúng không chuyển được
Chư Phật hộ niệm, thiên vương kính 
Mật tích kim cang thường thị vệ.
Bực này công đức vô biên tế
Ngàn vạn ức kiếp nói chẳng hết
Thiện căn cúng Phật càng sáng sạch
Như bửu quang trên đảnh thánh vương
Bồ Tát trụ bực đệ bát địa 
Thường làm phạm vương chủ ngàn cõi
Diễn thuyết tam thừa không tận cùng 
Từ quang soi khắp trừ phiền não
Tam muội chứng được trong một niệm 
Số đến trăm vạn cỏi vi trần 
Công hạnh ra làm cũng số đó 
Nguyện lực thị hiện lại hơn đây
Bồ Tát đệ bát bất động địa 
Tôi vì đại chúng đã nói lược 
Nếu muốn thứ đệ nói rộng ra
Trải trăm ức kiếp nói chẳng hết.
Kim Cang Tạng nói đệ bát địa 
Như Lai hiện tại thần thông lực
Chấn động các cõi nước mười phương 
Vô lượng ức số khó bàn nghĩ,
Đắng vô thượng tôn chánh đẳng giác 
Thân Phật khắp phóng đại quang minh 
Chiếu soi vô lượng vi trần cõi 
Đều khiến chúng sanh được an lạc
Bồ Tát vô lượng trăm ngàn ức
Đồng thời hiện đứng giửa hư không 
Đồ cúng thượng diệu hơn chư thiên 
Cúng dường đấng tối thắng vô thượng .
Đại tự tại vương, tự tại thiên
Đều cùng đồng tâm mừng vô lượng 
Đều đem các thứ đồ cúng dường 
Dâng lên đấng thậm thâm công đức
Lại có thiên nũ đồng vạn ức 
Thân tâm vui mừng kể không xiết
Hòa tấu nhạc âm vô lượng thứ
Cúng dường nhơn thiên đại đạo sư.
Bấy giờ nhạc âm đồng hòa tấu
Trăm ngàn vạn ức vô lượng thứ 
Đều do Như Lai oai thần lực 
Diễn xuất diệu âm mà tán thán:
Tịch tịnh, điều nhu, không nhơ hại
Tùy bực đã nhập khéo tu tập
Tâm như hư không đến mười phương 
Nói rộng Phật đạo độ quần sanh
Thiên thượng nhơn gian tất cả chổ 
Đều hiện vô đẳng diệu trang nghiêm
Do Phật công đức mà sanh ra 
Khiến người xem thấy ưa Phật trí.
Chẳng rời một cõi đến chúng sanh 
Như trăng hiện khắp soi thế gian 
Âm thanh tâm niệm đều diệt cả 
Dường như hang núi dội tiếng vang.
Nếu có chúng sanh tâm hạ liệt
Vì họ diễn nói hạnh Thanh văn,
Nếu tâm minh lợi thích Độc giác,
Thời vì họ giảng đạo trung thừa 
Nếu có từ bi thích độ sanh
Vì họ giảng dạy Bồ Tát hạnh ,
Nếu có tối thắng tâm trí huệ
Thời dạy Như Lai pháp vô thượng .
Ví như thuật gia làm các sự 
Nhiều loại hình tướng đều chẳng thiệt
Bồ Tát trí huyễn cũng như vậy 
Dầu hiện tất cả rời hửu vô
Âm thanh ngàn thứ vang như vậy
Ca ngợi Phật rồi đứng lặng yên.
Giải Thoát Nguyệt lại vì chúng thỉnh 
Xin nói công hạnh đệ cửu địa.
Kim Cang Tạng Bồ Tát bảo Giải Thoát Nguyệt Bồ Tát rằng: Thưa Phật tử! Đại Bồ tát dùng vô lượng trí như vậy tư duy quán sát muốn cầu tịch diệt giải thoát hơn, liền tu tập Như Lai huệ: nhập các môn đà la ni tam muội Như Lai bí mật pháp quán sát bất tư nghì đại trí tánh thanh tịnh .
Có đủ thần thông quảng đại vào thế giới sai biệt, tu tập thập lựcvô uýbất cộng. Theo chư Phật chuyển pháp luân. Chẳng bỏ đại bi bổn nguyện lực. Được nhập Bồ Tát đệ cửu thiện huệ địa.
Chư Phật tử! Bồ tát trụ bực thiện huệ địa này, đúng như thiệt mà biệt các pháp hành thiện, bất thiệnvô ký, hửu lậu, vô lậuthế gianxuất thế, tư nghì, bất tư nghì, định, bất địnhThanh vănĐộc giác Bồ TátNhư Lai và pháp hành hữu vivô vi.
Bồ Tát này dùng trí huệ như vậy, đúng thiệt mà biết những rừng rậm của chúng sanh: tâm, phiền não, nghiệp, căn, giải, tánh, dục lạctùy miên, thọ sanh, tập khí tương tục và rừng rậm tam tụ sai biệt.
Bồ Tát này đúng thiệt mà biết tâm của chúng sanh có các thứ hình tướng. Như những tướng: tạp khởi, tốc chuyển, hoại, bất hoạivô minh chất, vô biên tếthanh tịnh, cấu, vô cấu, phược, bất phược, huyễn sở tác, theo các loài mà đến thọ sanh, trăm ngàn muôn ức vô lượng tướng của tâm chúng sanh như vậy đều biết đúng thiệt.
Lại biết các thứ tướng của phiền não, như những tướng lâu xa hiện hànhvô biên dẫn khởi, sanh chung chẳng bỏ, núp và khởi một nghĩa, cùng tâm tưong ưng, chẳng cùng tâm tương ưng, tùy loài thọ sanh mà trụ, ba cõi sai khác, ái kiến si mạn họa hại như mũi tên cấm sâu, ba nghiệp nhơn duyên chẳng tuyệt. Lược nói nhẫn đến tám muôn bốn ngàn tướng phiền não đều biết đúng thiệt.
Lại biết những tướng của ba nghiệp, như những tướng: thiện, bất thiệnvô ký, có biểu thị, không có biểu thị, cũng tâm đồng sanh chẳng rời, nhơn tự tánh sát na hoại mà thứ đệ nhóm quả chẳng mất, có báo, không báo, thọ các đen tối, như ruộng vô lượngphàm thánh sai khác hiện, thọ, sanh thọ hậu thọ, thừa phi thừa, định bất định. Lược nói nhẫn đến tám muôn bốn ngàn tướng của nghiệp đều biết đúng thiệt.
Lại biết tướng hạ, trung, thượng của các căn tánh, tướng tiên tế, hậu tếsai biệtvô sai biệt, tướng phiền não câu sanh chẳng rời nhau, tướng thừa phi thừa, định bất định, tướng thuần thục điều nhu, tướng tùy lưới căn nhẹ đến hoại, tướng tăng thượng không bị hoại, tướng thối bất thối sai biệt, tướng xa rời, cùng sanh chẳng đồng. Lược nói đến tám muôn bốn ngàn tướng đều biết đúng thiệt.
Lại biết những tướng thượng, trung, hạ của trí giải, thượng, trung, hạ của các tánh, thượng, trung , hạ của lạc dục, đều lược nói nhẫn đến tám muôn bốn ngàn.
Lại biết các tướng của tùy miên: tướng cùng thâm tâm đồng sanh, tướng cùng tâm đồng sanh, tướng tâm tương ưng bất tương ưng sai biệt, tướng lâu xa hiện hành, tướng vô thủy chẳng trừ, tướng chống trái với tất cả thiền địnhgiải thoáttam muộitam ma bát đề, thần thông, tướng ba cõi thọ sanh hệ phược, tướng khiến vô biên tâm tương tục hiện khởi, tướng mở cửa các xứ, tướng cứng chắc khó trị, tướng địa xứ thành tựu bất thành tựu, tướng chỉ do thánh đạo mới nhổ được.
Lại biết các loại tướng thọ sanh. Tướng theo nghiệp thọ sanh, tướng sáu loài sai khác, tướng có sắc không sắc sai khác, tướng có tưởng không tưởng sai khác, tướng nghiệp làm ruộng, nước ái thấm nhuầnvô minh che rợp, thức làm chủng tử sanh mầm hậu hữu, tướng danh sắc sanh chung chẳng rời nhau, tướng si ái mong cầu các thân, tướng muốn thọ muốn sanh vô thủy tham chấp, tướng tham cầu vọng cho rằng thoát ba cõi.
Lại biết các tướng của tập khí. Những là tướng hành bất hành sai khác, tướng tùy loại huân tập, tướng tùy chúng sanh hành huân tập, tướng tùy nghiệp phiền não huân tập, tướng thiện, bất thiệnvô ký huân tập, tướng tùy nhập hậu hữu huân tập, tướng thứ đệ huân tập, tướng chẳng dứt phiền não lâu xa chẳng bỏ huân tập, tướng thiệt phi thiệt huân tập, tướng thấy nghe gần gũi Thanh vănĐộc giácBồ Tát Như Lai huân tập .
Lại biết tướng chúng sanh chánh địnhtà địnhbất định. Những là tướng chánh kiếnchánh địnhtà kiếntà định, nhị câu bất định, tướng ngũ nghịch tà địnhngũ căn chánh định, nhị câu bất định, tướng bất tà tà định, chánh tánh chánh định, nhị câu ly bất định, tướng sâu chấp tà pháp tà định, tập hành thánh đạo chánh định, nhị câu xả bất định.
Chư Phật tử! Bồ tát tùy thuận trí huệ như vậy gọi là trụ Thiện Huệ Địa.
Đã trụ bực này, biết rõ những hành sai biệt của chúng sanh mà giáo hoá điều phục cho được giải thoát.
Chư Phật tử! Bồ tát này có thể khéo diển thuyết pháp Thanh văn thừa, pháp Độc giác thừa, pháp Bồ Tát thừapháp Như Lai địa.
Tất cả công hạnh lấy trí huệ làm trước, tất cả chổ đi trí đều đi theo, nên có thể tùy căn tánh dục giải của chúng sanh, sở hành sai khác, các loài sai khác, cùng tùy thọ sanh phiền não miên phược các nghiệp tập khí mà thuyết pháp cho thọ sanh tín giải thêm lớn trí huệ, đều ở nơi thừa của mình mà được giải thoát.
Chư Phật tử! Bồ tát trụ bực thiện huệ địa này làm đại pháp sư, đủ hạnh pháp sư, khéo hay giữ gìn pháp tạng của Như Lai, dùng vô lượng trí thiện xảo khởi tứ vô ngại biện. Dùng ngôn từ Bồ Tát mà thuyết pháp
Bồ Tát này thường tùy tứ vô ngại trí mà chuyển không tạm bỏ lìa.
Những gì là bốn? chính là pháp vô ngại trínghĩa vô ngại trí , từ vô ngại trílạc thuyết vô ngại trí.
Bồ Tát này đúng pháp vô ngại trí biết tự tướng của các pháp. Dùng nghĩa vô ngại trí biết tướng sai biệt của các pháp. Dùng từ vô ngại trí nói không sai lầm. Dùng lạc thuyết vô ngại trí thuyết pháp vô đoạn vô tận .
Lại dùng pháp vô ngại trí biết tự tánh của các pháp. nghĩa vô ngại trí biết sanh diệt của các pháp. từ vô ngại trí thuyết an lập tất cả pháp chẳng dứt. Lạc thuyết vô ngại trí tùy chổ an lập chẳng hoại thuyết pháp vô biên.
Lại dùng pháp vô ngại trí biết pháp hiện tại sai biệtNghĩa vô ngại trí biết pháp quá khứvị lai sai biệt

Từ vô ngại trí nơi các quá khứhiện tạivị lai nói không sai lầm

Lạc thuyết vô ngại trí nơi vô biên pháp trong mỗi đời đều nói rõ ràng.
Lại dùng pháp vô ngại trí biết pháp sai biệtNghĩa vô ngại trí biết nghĩa sai biệttừ vô ngại trí tùy ngôn âm của mọi loài mà nói. Lạc thuyết vô ngại trí tùy tâm ưa thích của họ mà nói.
Lại pháp vô ngại trí dùng pháp trí biết sai biệt chẳng khác. Nghĩa vô ngại trí biết sai biệt như thiệt. Từ vô ngại trí dùng thế trí sai biệt mà thuyết pháplạc thuyết vô ngại trí dùng đệ nhứt nghĩa trí thiện xảo thuyết pháp.
Lại pháp vô ngại trí biết các pháp nhứt tướng chẳng hoại. Nghĩa vô ngại trí biết uẩn, xứ, giới, đế, duyên khởi thiện xảoTừ vô ngại trí dùng tất cả âm thanhvăn tự mỹ diệu mà thế gian để hiểu đế thuyết phápLạc thuyết vô ngại trí dùng vô biên pháp minh tăng thắng đế thuyết pháp. lại pháp vô ngại trí biết nhứt thừa bình đẳng tánh. 

Nghĩa vô ngại trí biết các thừa sai biệt tánh. Từ vô ngại trí nói tất cả thừa vô sai biệt

Lạc thuyết vô ngại trí nói mỗi mỗi thừa vô biên pháp.
Lại pháp vô ngại trí biết tùy chứng tất cả hạnh Bồ Tát trí hành, pháp hànhNghĩa vô ngại trí biết thập địa phần vị nghĩa sai khác. Từ vô ngại trí thuyết địa đạo tướng vô sai biệtLạc thuyết vô ngại trí thuyết mỗi mỗi địa có vô biên hành tướng
Lại pháp vô ngại trí biết tất cả Như Lai một niệm thành chánh giácNghĩa vô ngại trí biết các thời gian, các xứ sở đều sai khác. Từ vô ngại trí thành chánh giác sai biệtLạc thuyết vô ngại nơi mỗi câu pháp vô lượng kiếp nói chẳng hết.
Lạc pháp vô ngại trí biết tất cả Như Lai những ngữ ngôntrí lựcvô úybất cộng phápđại từđại bi, biện tại, phương tiệnchuyển pháp luânNhứt thiết trí, tùy chứng tríNghĩa vô ngại trí bíet Như Lai tùy tám vạn bốn ngàn tâm hành căn giải âm thanh sai biệt của chúng sanhTừ vô ngại trí tùy tất cả chúng sanh hạnh dùng âm thanh sai biệt của Như Lai để thuyết pháplạc thuyết vô ngại trí tùy tín giải của chúng sanh dùng trí thanh tịnh hạnh viên mãn của Như Lai để thuyết pháp
Chư Phật tử! Bồ tát trụ đệ cửu địa được trí vô ngại thiện xảo như vậy, được Phật pháp tạng làm đại pháp sư, được nghĩa đà la nipháp đà la ni, trí đà la ni, quang chiếu đà la nithiện huệ đà la ni, chúng tài đà la nioai đức đà la nivô ngại môn đà la nivô biên tế đà la nichủng chủng nghĩa đà la ni, trăm vạn a tăng kỳ môn đà la ni, như vậy đều được viên mãn, dùng trăm vạn vô số môn thiện xảo âm thanh biện tài mà thuyết pháp.
Bồ Tát này được trăm vạn vô số môn đà la ni như vậy rồi, nơi chổ vô lượng Đức Phật, trước mỗi Đức Phật, đều dùng trăm vạn vô số môn đà la ni như vậy để nghe chánh pháp, nghe rồi chẳng quên, dùng vô lượng môn sai biệt diễn thuyết cho đại chúng khác.
Bồ Tát này mới vừa thấy Phật liền cúi đầu đảnh lễ. Ở chổ Phật liền được vô lượng pháp môn.
Pháp môn đã được đây, hàng văn trí đại thanh văn trong trăm ngàn kiếp chẳng lãnh thọ được.
Bồ Tát này được đà la ni như vậy, vô ngại trí như vậy, ngồi trên pháp tòa mà thuyết pháp
Chúng sanh khắp trong đại thiên thế giới, đều tùy tâm sở thích sai khác của họ mà thuyết pháp:
Chỉ trừ Chư Phật và chư Bồ Tát đã thọ chức, các chúng hội khác không thể sánh kịp oai đức quang minh với Bồ Tát này.
Bồ Tát này ngồi trên pháp toà, muốn dùng một âm thanh khiến các đại chúng đều được hiểu rõ thời kiền được hiểu rõ.  Hoặc có lúc muốn dùng các thứ âm thanh làm cho cá đại chúng đều được khai ngộ.
Hoặc có lúc tâm muốn phóng đại quang minh diễn thuyết pháp môn.
Hoặc có lúc tâm muốn ở trên thân mình, mỗi chân lông đều diễn pháp âm.
Hoặc có lúc tâm muốn nhẫn đến đại thiên thế giới có bao nhiêu vật hữu hình, vô hình đều diễn ra ngôn âm diệu pháp.  Hoặc có lúc tâm phát một ngôn âm khắp cả pháp giới đều hiểu rõ.
Hoặc có lúc tâm muốn tất cả ngôn âm đều làm pháp âm thường trụ bất diệt.
Hoặc có lúc tâm muốn tất cả thế giới những ống tiêu, sáo, chuông trống tất cả tiếng nhạc và ca ngâm đều diễn pháp âm.  Hoặc có lúc tâm muốn trong một chử, tất cả pháp cú, ngôn âm sai biệt thảy đều đầy đủ .
Hoặc có lúc tâm muốn làm cho bất khả thuyết vô lượng thế giới, trong tứ đại địa, thủy, hỏa, phong, có bao nhiêu vi trần trong mỗi vi trần thảy đều diễn xuất bất khả thuyết pháp môn.
Tất cả đều muốn như vậy đều tùy tâm hiển hiện thành mản cả.
Chư Phật tử! giả sử đại thiên thế giới, tất cả chúng sanh đều đến trước Bồ Tát này, mỗi mỗi chúng sanh đều dùng vô lượng ngôn âm khác nhau để vấn đề nạn tất cả. vấn nạn đều chẳng đồng nhau. Trong khoảng một niệm Bồ Tát đều lành thọ tất cả vẫn dùng một âm thanh mà giải thích khắp tất cả, khiến họ đều vui thích, như vậy nhẫn đến tất cả chúng sanh trong bất khả thuyết thế giới, trong bất khả thuyết thế giớiBồ Tát đều có thể tuỳ tâm sở thích, căn, giải của họ mà thuyết pháp. thừa thần lực của Phật rộng làm Phật sự, vì khắp tất cả mà làm chổ nương tựa.
Chư Phật tử! Bồ tát này lại phát tinh tấn thành tựu trí minh, giả sử nơi một chân lông có bất khả thuyết thế giới vi trần số Chư Phật chúng hội, mỗi chúng hội có bất khả thuyết thế giới vi trần số chúng sanh, mỗi chúng sanh có bất khả thuyết thế giới vi trần số tánh dục. Chư Phật đó tuỳ theo tánh dục của chúng sanh mà đều ban cho pháp môn.
Như nơi một chân lông, tất cả chổ khắp pháp giới đều như vậy cả. Vô lượng pháp môn của Chư Phật đã nói như vậy, trong khoảng một niệm, Bồ Tát đều lãnh thọ được cả, không hề quên mất.
Chư Phật tử! Bồ tát trụ bực đệ cứu địa này ngày đêm tinh tấn, trọn không xen niệm gì khác, chỉ nhập Phật cảnh giới thân cận Như Lai, nhập chư Bồ Tát thậm thâm giải thoát, thường ở chánh định, thường thấy Chư Phật chưa từng bỏ lìa, trong mỗi mỗi kiếp thấy vô lượng Phật, vô lượng trăm Phật, vô lượng ngàn Phật, nhẫn đến vô lượng trăm ngàn ức na do tha Phật, đều kính trọng cúng dường, hỏi pháp, được thuyết pháp đà la ni bao nhiêu thiện căn đã có càng thêm sáng sạch.
Ví như chơn kim, thợ giỏi khéo dùng làm bửu quang đế chuyển luân thánh vương đội, tất cả đồ trang nghiêm của thần dân và các tiểu quốc vương không sánh kịp được.
Thiện căn của bực Bồ Tát đệ cửu địa cũng như vậy.những thiện căn của Thanh vănĐộc giác và các Bồ Tát bực dưới không thể bằng được.
Chư Phật tử! ví như đại phạm thiên vương chủ của nhị thiên thế giới, thân phóng quang minh có thể chiếu thấu chổ tối, chổ xa của tất cả nhị thiên thế giới, những thiện căn của Bồ Tát này cũng như vậy. Có thể phóng quang minh, chiếu tâm chúng sanh trừ sạch phiền não tăm tối.
Trong mười môn ba la mật, với Bồ Tát này, lực ba la mật là hơn cả các môn kia thời tùy sức tùy phần.

Chư Phật tử! đây là lược nói đại Bồ Tát đệ cửu thiện huệ địa. Nếu nói rộng thời vô lượng kiếp nói cũng không hết.
Chư Phật tử! Bồ Tát trụ bực đệ cửu địa này thường làm Đại Phạm Thiên Vương chủ nhị thiên thế giớiThống trị giỏi, tự tại làm lợi ích. Hay vì hàng Thanh vănĐộc giác và chư Bồ Tát mà giảng giải hạnh ba la mật. Hay tùy tâm của chúng sanh. Không bị khuất phục vì vấn nạn.
Những công hạnh bố thíái ngữ, lợi hành, đồng sự đều chẳng rời niệm Phật, nhẫn đến chẳng rời niệm Nhứt thiết chủng trí.
Bồ Tát này lại nghĩ rằng: ở trong tất cả chúng sanh, tôi sẽ là thượng thủ, là thắng, nhẫn đến là bực y chỉ của nhứt thiết chủng trí.
Bồ Tát này nếu phát tinh tấn trong khoảng một niệm được trăm vạn vô số quốc độ vi trần số tam muội nhẫn đến thị hiện trăm vạn vô số quốc độ vi trần số Bồ Tát làm quyến thuộc.
Nếu dùng nguyện lực thù thắng tự tại thị hiện thời hơn số này. nhẫn đến trăm ngàn ức na do tha kiếp chẳng thể đếm biết được .
Kim Cang Tạng Bồ Tát muốn tuyên lại nghĩa này mà nói kệ rằng:
Vô lượng trí lực khéo quan sát.
Tối thượng vi diệu đời khó biết
Vào khắp chỗ bí mật của Phật 
Lợi ích chúng sanh vào Cửu Địa.
Tổng trì tam muội đều tự tại 
Được đại thần thông vào các cõi
Lực, trí, vô úybất cộng pháp
Nguyện, lực, bi tâm vào Cửu Địa.
Trụ nơi bực này trì pháp tạng
Rõ thiện, bất thiện, và vô ký
Hữu lậuvô lậu, thế, xuất thế
Tư, bất tư nghì đều khéo biết.
Nếu pháp quyết định chẳng quyết định
Tam thừa tu tập đều quán sát
Hữu vivô vi hạnh sai biệt
Biết rõ như vậy nhập thế gian.
Nếu muốn biết rõ tâm chúng sanh 
Thời hay dùng trí biết như thiệt,
Các thứ chuyển tốc, hoại, chẳng hoại,
Những tướng vô chất, vô biên thảy,
Phiền não vô biên thường sanh chung
Phục, khởi một nghĩa nối các loại.
Nghiệp tánh chủng loại đều riêng khác
Nhơn hoại quả nhóm đều biết được
Căn tánh các loại hạ trung thượng
Tiên tế hậu tế khác vô lượng.
Giải, tánh, lạc dục cũng như vậy 
Tám vạn bốn ngàn đều biết cả,
Chúng sanh hoặc kiến luôn tùy chuyển
Rừng rậm vô thỉ chưa cắt trừ 
Với chí chung cùng tâm đều sanh
Thường ràng rịt nhau chẳng đoạn tuyệt.
Chẳng phải vật thiệt, chỉ vọng tưởng
Chẳng rời khỏi tâm không xứ sở
Thiền định cảnh trừ những thối chuyển
Kim cang đạo diệt mới rốt ráo.
Sáu loài thọ sanh đều sai khác
Ruộng nghiệp, ái nhuậnvô minh che
Thức làm chủng tử, mầm danh sắc
Ba cõi vô thỉ luôn tiếp nối.
Hoặc, nghiệp, tâm tập sanh các loại
Nếu lìa hoặc nghiệp chẳng còn sanh
Chúng sanh ở trong hoặc, nghiệp, tâm
Hoặc chìm kiến chấp, hoặc thành đạo.
Bực Bồ Tát này khéo quán sát 
Tùy tâm sở thích và căn giải 
Đều dùng vô ngại diệu biện tài
Theo chỗ đáng độ mà thuyết pháp.
Ngồi trên pháp tọa như sư tử,
Cũng như ngưu vương, bửu sơn vương,
Lại như Long Vương bủa mây dầy
Tuôn mưa cam lộ đầy biển lớn.
Khéo biết pháp tánh và áo nghĩa
Tùy thuận ngôn từ hay biện thuyết
Vô số trăm vạn đà la ni
Dường như biển lớn chứa nước mưa
Tổng trì tam muội đều thanh tịnh 
Trong khoảng một niệm thấy nhiều Phật 
Nơi mỗi mỗi Phật đều nghe pháp
Lại dùng diệu âm để diễn thuyết.
Nếu muốn khắp Đại Thiên thế giới 
Giáo hóa tất cả các quần sanh
Như mây bủa khắp mọi nơi chỗ 
Tùy theo căn dục đều khiến mừng,
Đầu lông Phật chúng đông vô số
Chúng sanh sở thích cũng vô cực
Đều xứng tâm họ cho pháp môn
Tất cả pháp giới đều như vậy.
Bồ Tát siêng thêm sức tinh tấn
Lại được công đức càng thêm hơn
Văn trì vô lượng các pháp môn
Như đất hay gìn tất cả giống.
Mười phương vô lượng các chúng sanh 
Đều đến thân cận ngồi trong hội
Một niệm tùy tâm đều vấn nạn
Một lời đối khắp đều thỏa mãn.
Trụ ở bực này làm Pháp Vương 
Tùy cơ dạy bảo không nhàm mỏi
Ngày đêm thấy Phật chưa từng bỏ
Nhập thâm tịch diệt trí giải thoát.
Cúng Phật thiện căn càng thêm sáng
Như mão diệu bửu trên đầu vua
Nhờ đây chúng sanh dứt phiền não
Như quang chiếu khắp của Phạm Vương.
Bực này thường hiện Đại Phạm Vương.
Đem pháp tam thừa độ chúng sanh 
Thiện nghiệp tu hành khắp lợi ích
Nhẫn đến sẽ thành nhứt thiết trí.
Một niệm đã nhập các tam muội.
Vô số thế giới vi trần số
Thấy Phật thuyết pháp, số cũng vậy
Nguyện lực thị hiện lại hơn đây.
Đây là đệ cửu Thiện Huệ Địa
Chỗ tu hành của đại Bồ Tát 
Thậm thâm vi diệu khó thấy được
Tôi vì Phật tử đã tuyên thuyết

(Hán bộ quyển 39)
Na do tha chúng Tịnh Cư Thiên
Nghe những thắng hạnh trong Cửu Địa
Trên không hớn hở lòng hoan hỉ
Đều cùng cung kính cúng dường Phật
Bất khả tư nghì chúng Bồ Tát 
Cũng ở hư không rất hoan hỉ
Đồng thắp hương duyệt ý tối thượng
Huân khắp chúng hội khiến thanh tịnh.
Tự tại Thiên Vương cùng thiên chúng
Vô lượng ức số ở hư không
Rải khắp thiên y cúng dường Phật
Trăm ngàn muôn thứ phất phới rơi.
Thể nữ cõi trời số vô lượng
Tất cả mừng vui cúng dường Phật
Đều tấu các thứ âm nhạc hay
Đều dùng lời nầy để ca ngợi
Phật thân an tọa một quốc độ
Tất cả thế giới đều hiện thân
Thân tướng đoan nghiêm vô lượng ức
Pháp giới rộng lớn đều khắp đầy.
Nơi một chân lông phóng quanh minh
Khắp dứt thế gian phiền não tối
Thế giới vi trần biết được số
Quag minh nầy số chẳng lường được.
Hoặc thấy Như Lai đủ tướng hảo
Chuyển chánh pháp luân thắng vô thượng,
Hoặc thấy du hành các cõi Phật.
Hoặc thấy vắng lặng an bất động,
Hoặc hiện ở tại cung Đâu Suất,
Hoặc hiện hạ sanh nhập thai mẹ,
Hoặc hiện trụ thai hoặc xuất thai,
Đều khiến trong vô lượng cõi thấy,
Hoặc hiện xuất gia tu thế đạo
Hoặc hiện đạo tràng thành chánh giác
Hoặc hiện thuyết pháp hoặc Niết bàn
Khiến khắp mười phương đều xem thấy.
Ví như huyễn sư biết huyễn thuật
Ở trong đại chúng hiện nhiều việc,
Trí huệ Như Lai cũng như vậy
Ở trong thế gian khắp hiện thân.
Phật trụ thậm thâm chơn pháp tánh
Tịch diệt vô tướng đồng hư không
Mà ở trong đệ nhứt thiệt nghĩa
Thị hiện công hạnh nhiều sự việc.
Hạnh lợi chúng sanh Phật đã làm
Đều nương pháp tánh mà được có
Tướng và vô tướng không sai khác
Vào đến rốt ráo đều vô tướng.
Nếu có muốn được Như Lai trí
Phải rời tất cả vọng phân biệt 
Thông đạt hữu vô đều bình đẳng
Mau làm Nhơn Thiên Đại Đạo Sư.
Vô lượng vô biên chúng thiên nữ
Ca nhạc ngôn âm khen ngợi rồi
Thân tâm tịch tịnh đều an lạc
Chiêm ngưỡng Như Lai đứng yên lặng.
Liền đó Giải Thoát Nguyệt Bồ Tát
Biết các chúng hội đều tịch tịnh 
Hướng Kim Cang Tạng mà thỉnh rằng:
Bực Đại Vô Úy Chơn Phật Tử!
Từ Đệ Cửu Địa vào Thập Địa
Bao nhiêu công đức các hành tướng
Nhẫn đến thần thông trí biến hóa
Mong vì đại chúng mà tuyên thuyết.
Kim Cang Tạng Bồ Tát bảo Giải Thoát Nguyệt Bồ Tát rằng: Thưa Phật tử! Đại Bồ Tát từ Sơ Địa đến Đệ Cửu Địa dùng vô lượng trí huệ quán sát giác liễu như vậy rồi, khéo tư duy tu tập, khéo đầy đủ thiện pháp, nhóm vô biên pháp trợ đạo, thêm lớn đại phước đức trí huệ, rộng thi hành đại bi, biết thế giới sai biệt, vào rừng rậm chúng sanh giới, nhập cảnh giới Như Laitùy thuận hạnh tịch diệt của Như Lai, thường quán sát trí lực, vô úybất cộng pháp của Như Lai, gọi là được nhứt thiết chủng trí thọ chức vị.
Chư Phật tử! Đại Bồ Tát dùng trí huệ như vậy nhập bực Thọ Chức Địa rồi liền được ly cấu tam muộinhập pháp giới sai biệt tam muộitrang nghiêm đạo tràng tam muội, nhứt thiết chủng hoa quang tam muộihải tạng tam muộihải ấn tam muộihư không giới quảng đại tam muội, quán nhứt thiết pháp tự tánh tam muội, tri nhứt thiết chúng sanh tâm hành tam muội, nhứt thiết Phật giai hiện tiền tam muội, trăm vạn vô số tam muội như vậy đều hiện tiềnBồ Tát nầy ở nơi các môn tam muội trên đây hoặc nhập, hoặc xuất đều được thiện xảo. Cũng khéo rõ biết tất cả tam muội việc làm sai biệtTam muội tối hậu tên là thọ nhứt thiết trí thắng chức vị.
Lúc tam muội nầy hiện tiền, bỗng nhiên xuất sanh đại bửu liên hoaLiên hoa nầy rộng lớn bằng trăm vạn Đại Thiên thế giớitrang nghiêm với các thứ diệu bửu, vượt hơn tất cả cảnh giới thế gian, do thiện căn xuất thế sanh khởi, do những hạnh biết các pháp như huyễn tánh làm thành, thường phóng quang minh chiếu khắp pháp giới, các cõi trời chẳng có được.
Liên hoa nầy, cọng bằng tỳ lưu ly ma ni bửu, đài bằng chiên đàn vương, tua bằng ngọc mã não, cánh bằng vàng Diêm phù đàn, các báu làm tạng, lưới báu che giăng. Hoa nầy thường phóng vô lượng quang minh, có mười Đại Thiên thế giới vi trần số liên hoa làm quyến thuộc.
Bấy giờ, Bồ Tát này ngự trên liên hoathân tướng cân xứng với hoa. Vô lượng quyến thuộc Bồ Tát ngồi trên các liên hoa kia, mỗi vị đều được trăm vạn tam muội, đồng hướng về đại Bồ Tát nhứt tâm chiêm ngưỡng.
Chư Phật tử! Lúc đại Bồ Tát này và quyến thuộc ngồi trên liên hoa, thời quang minh và ngôn âm khắp đến thập phương pháp giới. Tất cả thế giới đều chấn độngác đạo khỏi khổ, cõi nước nghiêm tịnh, đồng hạnh Bồ Tát đều vân tập đến, âm nhạc của nhơn thiên đồng thời trổi tiếng, tất cả chúng sanh đều được an vui, đem bất tư nghì đồ cúng dường dâng lên chư Phật. Chư Phật chúng hội thảy đều hiển hiện.
Chư Phật tử ! Lúc Bồ Tát nầy ngồi trên tòa đại liên hoa, thời nơi dưới hai chân phóng trăm vạn vô số quanh minh chiếu khắp các đại địa ngục ở mười phương diệt khổ cho chúng sanh.

Nơi hai gối phóng trăm vạn vô số quang minh chiếu khắp mọi loài súc sanh ở mười phương diệt khổ cho chúng sanh. Nơi rún phóng trăm vạn vô số quang minh chiếu khắp cõi Diêm La Vương ở mười phương diệt khổ cho chúng sanh. Nơi hai bên hông phóng trăm vạn vô số quang minh chiếu khắp tất cả nhơn gian ở mười phương diệt khổ cho chúng sanh. Nơi giữa hai tay phóng trăm vạn vô số quang minh chiếu khắp tất cả cung điện của chư Thiên và A Tu La ở mười phương. Nơi trên hai vai phóng trăm vạn vô số quang minh chiếu khắp tất cả Thanh Văn ở mười phương. Nơi cổ và lưng phóng trăm vạn vô số quang minh chiếu khắp thân Bích Chi Phật ở mười phương. Nơi mặt trăm vạn vô số quang minh chiếu khắp hàng Bồ Tát sơ phát tâm đến bực Đệ Cửu Địa. Từ giữa hai chặng mày phóng trăm vạn vô số quang minh chiếu khắp hàng Bồ Tát Thọ Chức ở mười phương

Quang minh nầy làm cho cung điện của Ma Thảy đều chẳng hiện.
Nơi đảnh đầu phóng trăm vạn vô số Đại Thiên thế giới vi trần số quanh minh chiếu khắp các đạo tràng chúng hội của chư Phật ở tất cả thế giới trong mười phươnghữu nhiễu mười vòng rồi đứng lại trên hư không thành lưới quang minh tên là Xí Nhiên Quang Minhphát khởi các đồ cùng dường để cúng Phật. Chư Bồ Tát khác, từ sơ phát tâm đến Đệ Cửu Địa, có những đồ cúng dường đều không sánh được.
Lưới quanh minh nầy, ở trước chúng hội của mỗi đức Phật trong mười phương, mưa những hương tốt, tràng hoay phụctràng phan, bửu cái, các thứ trang nghiêm bằng châu ma ni, để cúng dường lên Phật. 
Đồ cúng trên đây đều tử thiện căn xuất thế sanh ra, vượt hơn tất cả cảnh giới thế gian. Nếu có chúng sanh thấy biết sự nầy thời đều được bất thối chuyển nơi đạo vô thượng giác.
Chư Phật tử! Đại quang minh nầy hiện sự cúng dường như vậy xong, lại nhiễu tất cả thế giới mười phương nơi đạo tràng của chư Phật đủ mười vòng rồi lại từ dưới chân của Phật mà vào. Lúc đó chư Phật và chư Bồ Tát biết nơi thế giới ấy, có đại Bồ Tát ấy có thể làm hạnh quảng đại như vậy đến bực Thọ Chức.
Chư Phật tử! Bấy giờ mười phương vô lượng vô biên Bồ Tát nhẫn đến bực Đệ Cửu Địa đều vân tập vây quanh cung kính cúng dường Đại Bồ Tát nầy, nhứt tâm quán sát. Đương lúc quán sát, chư Bồ Tát liền đều chứng được mười ngàn tam muội
Lúc đó, những Bồ Tát Thọ Chức ở mười phương đều ở trong đức tướng nơi ngực kim cang trang nghiêm phóng đại quanh minh tên Năng Hoại Ma Oán, có trăm vạn vô số quang minh làm quyến thuộc, chiếu khắp mười phương hiện vô lượng thần thông biến hóa, sau đó quang minh nầy, trở về nhập vào trong ngực kim cang trang nghiêm của đại Bồ Tát. Khi quang minh nhập vào xong, những trí huệ thế lực của đại Bồ Tát nầy thêm lớn trăm ngàn lần.
Bấy giờ thập phương chư Phật, từ chặng mày phóng quang minh thanh tịnh tên Tăng Ích Nhứt Thiết Trí Thần Thông, có vô số quang minh làm quyến thuộc chiếu khắp thế giới mười phươnghữu nhiễu mười vòng, thị hiện sự tự tại quảng đại của Như Lai khai ngộ cho vô lượng trăm ngàn ức na do tha chúng Bồ TátChấn động khắp cả cõi Phậtdiệt trừ tất cả khổ của các ác đạo, che ẩn tất cả cung điện của Ma, hiển thị tất cả chỗ của chư Phật chứng Bồ đề và đạo tràng chúng hội oai đức trang nghiêm.
Quang minh nầy chiếu khắp tận hư không biến pháp giới tất cả thế giới rồi lại đến trên pháp hội của đại Bồ Tát nầy hữu nhiễu bao vòng hiển hiện những sự trang nghiêm. Hiện xong, nhập vào trên đảnh đầu của đại Bồ Tát nầy. Những quang minh quyến thuộc cũng đều nhập vào đảnh đầu của chư Bồ Tát.
Đương lúc quanh minh của chư Phật nhập vào đầu, Đại Bồ Tát nầy chứng được trăm vạn tam muội mà trước kia chưa được. Đây gọi là đã được bực Thọ Chức vào cảnh giới Phật đầy đủ thập lực dự ở số chư Phật.
Chư Phật tử! Như Chuyển Luân Thánh Vương sanh Thái Tử, mẹ là chánh hậu. Lúc Thái Tử thân tướng trưởng thành đầy đủ, nhà vua bảo Thái Tử ngồi tòa diệu kinh trên bạch tượng bửu, trương màn lưới lơn, dưng trang pha to, thắp hươngrải hoa, trổi các âm nhạc, lấy nước bốn biển đựng trong bình vàng. Nhà vua cầm bình vàng này rưới nước bốn biển lên đầu Thái Tử. Đây gọi là lễ Thái Tử lãnh thọ vương chức, dự ở hàng quán đảnh Sát đế lợi vương. Liền có thể thật hành đầy đủ mười thiện đạo, cũng được gọi là Chuyển Luân Thánh Vương.
Đại Bồ Tát Thọ Chức cũng như vậy: Vì trí thủy của chư Phật rưới vào đầu nên gọi là Thọ Chức, vì đầy đủ mười trí lực của Như Lai nên dự vào hàng chư Phật.
Chư Phật tử! Đây gọi là Bồ Tát thọ chức đại tríBồ Tát do chức đại trí này nên có thể làm vô lượng trăm ngàn vạn ức na do tha hạnh khó làm, thêm lớn vô lượng trí huệ công đức, gọi là an trụ bực Pháp Vân Địa.
Chư Phật tử! Đại Bồ Tát ở bực Pháp Vân Địa nầy, đúng thiệt mà biết dục giới tập, sắc giới tập, vô sắc giới tập, thế giới tập, pháp giới tập, hữu vi giới tập, vô vi giới tập, chúng sanh giới tập, thức giới tập, hư không giới tập, niết bàn giới tập, kiến chấp phiền não hành tập, thế giới thành hoại tập, Thanh Văn hạnh tập, Độc Giác hạnh tập, Bồ Tát hạnh tập, Như Lai trí lực vô úy sắc thân pháp thân tập, nhứt thiết chủng trí tập, thị hiện thành Phật chuyển pháp luân tập, trí quyết định phân biệt tất cả pháp tậpTóm lạiđại Bồ Tát nầy dùng nhứt thiết trí mà biết tất cả tập.
Chư Phật tử! Đại Bồ Tát nầy, dùng giác huệ thượng thượng như vậy đúng thiệt mà biết chúng sanh nghiệp hóaphiền não hóa, kiến chấp hóa, thế giới hóa, pháp giới hóa, Thanh Văn hóa, Độc Giác hóa, Bồ Tát hóa, Như Lai hóa, tất cả phân biệt vô phân biệt hóa.
Lại đúng thiệt mà biết Phật trì, Pháp trì, Tăng trì, nghiệp trì, phiền não trì, thời trì, nguyện trì, cúng dường trì, hành trì, kiếp trì, trí trì.
Lại đúng thiệt mà biết chư Phật nhập vi tế trí. Những là tu hành vi tế trí. Mạng chung vi tế trí, thọ sanh vi tế trí, xuất gia vi tế trí, hiện thần thông vi tế trí, thành chánh giác vi tế trí, chuyển pháp luân vi tế trí, trụ thọ mạng vi tế trí, nhập niết bàn vi tế trí, giáo pháp trụ vi tế trí.
Đại Bồ Tát nầy lại nhập Như Lai bí mật xứ. Những là thân bí mật, ngữ bí mật, tâm bí mật, thời phi thời tư lương bí mật, thọ Bồ Tát ký bí mật, nhiếp chúng sanh bí mậtchủng chủng thừa bí mật, tất cả chúng sanh căn hành sai biệt bí mật, nghiêm sở hành bí mật, đắc Bồ đề hạnh bí mật. Những sự nầy đều biết đúng thiệt.
Lại biết những nhập kiếp trí của chư Phật. Những là một kiếp vào vô số kiếp, vô số kiếp vào một kiếp, hữu số kiếp vào vô số kiếp, vô số kiếp vào hữu số kiếp, một niệm vào kiếp, kiếp vào một niệm, kiếp vào phi kiếp, phi kiếp, vào kiếp, hữu Phật kiếp vào vô Phật kiếp, vô Phật kiếp vào hữu Phật kiếp, quá khứ vị lai kiếp vào hiện tại kiếp, hiện tại kiếp vào quá khứ vị lai kiếp, quá khứ kiếp vào vị lai kiếp, vị lai kiếp vào hiện tại kiếp, trường kiếp vào đoản kiếp, đoản kiếp vào trường kiếp.
Lại biết những kiếp sở nhập của Như Lai. Những là nhập mao đạo trí, nhập vi trần trí, nhập quốc độ thân chánh giác trí, nhập chúng sanh thân chánh giác trí, nhập chúng sanh tâm chánh giác trí, nhập chúng sanh hạnh chánh giác trí, nhập tùy thuận nhứt thiết xứ chánh giác trí, nhập thị hiện biến hành trí, nhập thị hiện thuận hành trí, nhập thị hiện nghịch hành trí, nhập thị hiện tư nghì bất tư nghì thế gian liễu tri bất liễu tri hành trí, nhập thị hiện Thanh văn trí, Độc giác trí, Bồ Tát hạnh trí, Như Lai hạnh trí. Tất cả như vậy đều biết đúng thiệt.
Chư Phật tử! Tất cả chư Phật có những trí huệ quảng đại vô lượng, bực Bồ Tát nầy đều có thể chứng nhập.
Đại Bồ Tát trụ bực Pháp Vân Địa nầy liền được Bồ Tát bất tư nghì giải thoát, vô chướng ngại giải thoáttịnh quán sát giải thoátphổ chiếu minh giải thoátthông đạt tam thế giải thoátpháp giới tạng giải thoátquang minh luân giải thoátvô dư cảnh giới giải thoát. Mười môn giải thoát nầy làm đầu, lại có vô lượng trăm ngàn vô số môn giải thoát đến vô lượng trăm ngàn vô số môn tam muộivô lượng trăm ngàn vô số môn đà la nivô lượng trăm ngàn vô số môn thần thông, bực nầy đều thành tựu cả.
Chư Phật tử! Đại Bồ Tát nầy thần thông đạt trí huệ như vậy, tùy thuận vô lượng Bồ đềthành tựu thiện xảo niệm lực.
Mười phương chư Phật có vô lượng đại pháp minh, đại pháp chiếu, đại pháp vũBồ Tát nầy trong khoảng một niệm đều có thể an, có thể thọ, có thể nhiếp, có thể trì tất cả.
Ví như Ta Dà La Long Vương làm mưa lớn, chỉ trừ đại hảingoài ra tất cả chỗ khác đều không thể chứa thọ nhiếp trì nước mưa đó.
Cũng vậy, chỉ trừ bực Đệ Thập Địa Bồ Tátngoài ra tất cả chúng sanhThanh VănĐộc Giác, nhẫn đến Đệ Cửu Địa Bồ Tát đều không thể an thọ nhiếp trì tạng bí mật đại pháp minh, đại pháp chiếu, đại pháp vũ của đức Như Lai.
Ví như đại hải có thể an thọ nhiếp trì trận mưa lớn của một Long Vương, hoặc hai, hoặc ba, nhẫn đến vô lượng Long Vương đồng thời làm mưa lớn. Vì đại hải rộng lớn vô lượng.
Cũng vậy đại Bồ Tát trụ bực Pháp Vân Địa có thể an thọ nhiếp trì đại pháp minh, pháp chiếupháp vũ của một đức Phật nhẫn đến của vô lượng đức Phật, đầu trong khoảng một niệm chư Phật đồng thờidiễn thuyết.  Vì thế nên bực Bồ Tát nầy hiệu là Pháp Vân Địa.
Giải Thoát Nguyệt Bồ Tát hỏi: Thưa Phật tử! Trong khoảng một niệm, đại Bồ Tát nầy có thể an thọ nhiếp trì đại pháp minh, pháp chiếu, pháp vủ của bao nhiêu đức Phật?
Kim Cang Tạng Bồ Tát nói: Thưa Phật tử! Chẳng thể đếm tính biết được. Tôi sẽ dùng ví dụ để trình bày việc ấy.
Thưa Phật tử! Ví như mười phương, trong mỗi phương đều có mười bất khả thuyết trăm ngàn ức na do tha Phật sát vi trần số thế giới. Trong thế giới đó, mỗi mỗi chúng sanh đều được văn trì đà la ni làm thị giả của Phật đa văn bực nhứt trong hàng Thanh Văn, như Tỳ Kheo Đại Thắngthị giả của đức Kim Cang Liên Hoa Thượng Phật. Những pháp của một chúng sanh đã thọ, các chúng sanh khác không thọ trùng. Những pháp của tất cả chúng sanh nầy thọ được có số lượng chăng?
Giải Thoát Nguyệt Bồ Tát nói: Số đó rất nhiều vô lượng vô biên.
Kim Cang Tạng Bồ Tát nói: Tôi xin nói để Phật tử được rõ. Bực Pháp Vân Địa Bồ Táttrong khoảng một niệm, an thọ nhiếp trì đạo pháp minh, pháp chiếupháp vũ tam thế pháp tạng của một đức Phật nhiều hơn những pháp của tất cả chúng sanh trên kia đã được nhiếp trì trăm phần không kịp một phần nhẫn đến ví dụ cũng chẳng kịp được.
Như nơi một đức Phật, nơi bất khả thuyết trăm ngàn ức na do tha Phật sát vi trần thế giới chư Phật, lại hơn số nầy vô lượng vô biên, nơi mỗi mỗi đức Như Lai có bao nhiêu pháp minhpháp chiếupháp vũtam thế pháp tạng, Bồ Tát nầy đều có thể an thọ nhiếp trì trọn vẹn, nên hiệu là Pháp Vân Địa.
Chư Phật tử! Bực Bồ Tát nầy dùng tự nguyện lực nổi mây phước đức đại bi, chấn sấm đại pháp, nháng chớp trí huệ vô úy, hiện các loại thân, khoảng một niệm, qua khắp mười phương trăm ngàn ức na do tha thế giới vi trần số quốc độ mà diễn thuyết đại pháp xô dẹp quân ma.
Lại hơn số trên đây, nơi vô lượng trăm ngàn ức na do tha thế giới vi trần số quốc độtùy tâm sở thích của chúng sanh mà tuôn mưa đại pháp dập tắt lửa phiền hoặc. Do đây hiệu là Pháp Vân Địa.
Chư Phật tử! Bồ Tát ở bực này, nơi một thế giới từ Đâu Suất Thiên gián sanh nhẫn đến Niết bàntùy theo tâm của chúng sanh đáng được độ mà thị hiện Phật sự.
Hoặc nơi hai thế giớiba thế giới nhẫn đến vô lượng trăm ngàn ức na do tha thế giới vi trần số quốc độ cũng đều như vậy. Thế nên bực nầy gọi là Pháp Vân Địa.
Chư Phật tử! Bực Bồ Tát này trí huệ sáng suốtthần thông tự tại, tùy tâm niệm của mình, có thể đem thế giới hẹp làm thế giới rộng, thế giới rộng làm thế giới hẹp, thế giới cấu uế làm thế giới thanh tịnhthế giới thanh tịnh làm thế giới cấu, những thế giới loạn trụ thứ trụ, đảo trụ, chánh trụ, tất cả vô lượng thế giới như vậy đều có thể đổi làm lẫn nhau.
Hoặc tùy tâm niệm nơi trong một vi trần để một thế giới núi Tu Di, sông, biển, v.v… mà thể tướng của vi trần kia vẫn như cũ, trong đó tất cả thế giới đều hiện rõ.
Hoặc tùy tâm niệm ở trong một thế giới thị hiện hai thế giới trang nghiêm, nhẫn đến bất khả thuyết thế giới trang nghiêm.
Hoặc ở trong một thế giới trang nghiêm thị hiện hai thế giới nhẫn đến bất khả thuyết thế giới.
Hoặc tùy tâm niệm đem chúng sanh trong bất khả thuyết thế giới để trong một thế giới. Hoặc đem chúng sanh trong một thế giới để trong bất khả thuyết thế giới, đối với chúng sanh không làm tổn hại.
Hoặc tùy tâm niệm nơi một lỗ chân lông thị hiện tất cả sự trang nghiêm của cảnh giới Phật.
Hoặc trong một niệm thị hiện bất khả thuyết thế giới vi trần số thân, mỗi mỗi thân thị hiện ngần ấy số tay, mỗi mỗi tay đều cầm hằng hà sa số hộp hoa, trấp hương, tràng phan, bửu cái, cùng khắp mười phương cúng dường đức Phật. Mỗi mỗi thân lại hiện ngần ấy số đầu, mỗi mỗi đầu hiện ngần ấy số lưỡi, ở trong mỗi niệm tán thán công đức của Phật cùng khắp mười phương.
Hoặc tùy tâm niệm, ở trong một niệm, khắp cùng mười phương thị hiện thành chánh giác nhẫn đến niết bàn và cùng cõi nước những sự trang nghiêm
Hoặc hiện thân mình cùng khắp tam thế mà ở trong thân có vô lượng chư Phật và quốc độ những sự trang nghiêmthế giới thanh hoại đều hiển hiện cả.
Hoặc trong một chân lông nơi thân phát ra tất cả luồng gió, nhưng vẫn không tổn hại chúng sanh.
Hoặc tùy tâm niệm đem vô biên thế giới làm một đại hải, trong biển nầy hiện đại liên hoa sáng chói tốt đẹptrùm khắp vô lượng vô biên thế giới, ở trong đó thị hiện những sự trang nghiêm của cội cây đại Bồ đề, nhẫn đến thị hiện thành nhứt thiết chủng trí.
Hoặc ở nơi thân mình hiện thập phương thế giới tất cả quang minh ma ni bửu châu, nhựt nguyệt tinh tú mây chớp các thứ ánh sáng.
Hoặc dùng miệng hà hơi có thể động thập phương vô lượng thế giới, mà chẳng làm cho chúng sanh có quan niệm kinh sợ.
Hoặc hiện thập phương phong taihỏa tai và thủy tai.
Hoặc tùy tâm sở thích của chúng sanh thị hiện sắc thân đầy đủ sự trang nghiêm.
Hoặc ở nơi tự thân thị hiện Phật thân, hoặc ở Phật thân mà hiện tự thân.

Hoặc ở Phật thânh hiện quốc độ của mình, hoặc ở quốc độ mình mà hiện Phật thân.
Chư Phật tử! Pháp Vân Địa Bồ Tát này có thể hiện như vậy, và còn vô lượng trăm ngàn ức na do tha thần lực tự tại.
Bấy giờ trong chúng hội, chư Bồ Tát và Thiên, Long, bát bộhộ thế Tứ Thiên VươngThiên ĐếPhạm VươngTịnh Cư ThiênĐại Tự Tại Thiên Vương, các hàng Thiên Tử đều nghĩ rằng: Nếu Bồ Tát mà thần thông trí lực dường ấy thời đức Phật lại thế nào?
Giải Thoát Nguyệt Bồ Tát biết tâm niệm của chúng hội, bèn bạch Kim Cang Tạng Bồ Tát rằng: Thưa Phật tử! Nay đại chúng nầy nghe nòi thần thông trí lực của bực Đệ Thập Địa Bồ Tát mà sanh lòng nghi. Xin Ngài thị hiện chút ít sự trang nghiêm thần lực của Bồ Tát để dứt lòng nghi cho đại chúng.
Kim Cang Tạng Bồ Tát liền nhập Nhứt thiết Phật độ thể tánh tam muội.
Lúc Bồ Tát nhập tam muội, tất cả Bồ Tát và đại chúng đều thấy thân mình ở trong thân của Kim Cang Tạng Bồ Tát, trong đây thấy rõ cõi Đại Thiên có bao nhiêu sự trang nghiêm, cả ức kiếp nói cũng chẳng hết. Lại nơi đây thấy cây Bồ đề chu vi mười muôn Đại Thiên thế giới, cao trăm muôn Đại Thiên thế giới, nhánh là che trùm cũng như vậy. Có tòa sư tử xứng với thân cây. Trên tòa có đức Phật Nhứt Thiết TríThông Vương ngự.

Tất cả đại chúng đều thấy đức Phật ngự, đủ tất cả tướng hảo trang nghiêm dầu đến ức kiếp kể cũng không hết.
Hiện thần lực như vậy rồi, Kim Cang Tạng Bồ Tát làm cho đại chúng trở lại như cũ.
Bấy giờ đại chúng được thấy sự chưa từng có cho là rất đặc biệt lạ lùng, ngồi yên lặng nhứt tâm chiêm ngưỡng Kim Cang Tạng Bồ Tát.
Giải Thoát Nguyệt Bồ Tát bạch Kim Cang Tạng Bồ Tát rằng: "Thưa Phật tử! Nay tam muội nầy rất là hi hữu, có thế lực lớn, tên gọi là gì?"
Kim Cang Tạng Bồ Tát nói: " Tam muội này tên là Nhứt thiết Phật độ thể tánh"
Lại hỏi: " Cảnh giới của tam muội nầy thế nào?
Đáp: " Nếu Bồ Tát tu tam muội nầy thời tùy tâm sở niệm, có thể ở trong thân mình hiện ta hằng hà sa thế giới vi trần số cõi Phật, lại có thể hiện hơn số nầy vô lượng vô biên.
Chư Phật tử! Vì Bồ Tát trụ nơi bực Pháp Vân Địa nầy được vô lượng trăm ngàn môn đại tam muội như vậy, nên thân và thân nghiệp, ngữ và ngữ nghiệp, ý và ý nghiệp của Bồ Tát nầy đều chẳng thể lường biết được.

Thần thông tự tại quán sát tam thếcảnh giới của tam muộicảnh giới của trí huệ, du hí tất cả môn giải thoát. Biến hóa làm ra, thần lực làm ra, quang minh làm ra, lược nói nhẫn đến cắt chân, hạ chân tất cả việc làm ta, dầu là bực Pháp Vương Tử Thiện Huệ Địa Bồ Tát cũng đều chẳng biết được.
Chư Phật tử! Cảnh giới của Pháp Vân Địa Bồ Tát lược nói như vậy, nếu nói rộng ta thời dầu nói suốt vô lượng trăm ngàn vô số kiếp cũng chẳng hết được.
Giải Thoát Nguyệt Bồ Tát hỏi: Thưa Phật tử! Nếu Bồ Tát thần thông cảnh giới như vậy, thần thông của Phật lại thế nào?
Kim Cang Tạng Bồ Tát nói: Thưa Phật tử! Ví như có người lấy được cục đất nơi bốn châu thiên hạ rồi nói rằng cục đất nầy là nhiều hay là đất của vô biên thế giới là nhiều?
Tôi xem lời của Ngài vừa hỏi cũng như vậy.
Trí huệ cảnh giới của đức Như Lai vô biên vô đẳng, thế nào lại đem so sánh với Bồ Tát.
Lại như lấy chút ít đất nơi bốn châu thiên hạ, thời đâu có thể đem so sánh với cả bốn châu.
Thần thông trí huệ của bực Pháp Vân Địa Bồ Tát, dầu nói suốt vô lượng kiếp cũng chỉ được một ít phần, huống là Như Lai địa.
Thưa Phật tử! Nay tôi đem sự chứng minh để Ngài được rõ cảnh giới của Như Lai.
Giả sử mười phương, mỗi phương đều có vô biên thế giới vi trần số Phật độ, mỗi Phật độ đều có đông đầy bực Pháp Vân Địa Bồ Tát nầy như mía, tre, lau, lúa, mè, rừng rậm. Tất cả Bồ Tát đều tu hạnh Bồ Tát trong trăm ngàn ức na do tha kiếp phát sanh trí huệ, đem so sánh với cảnh giới trí huệ của một đức Như Lai, thời không bằng một phần trăm nhẫn đến không bằng một phần ưu ba ni sa đà.
Chư Phật tử! Bực Bồ Tát này trụ trí huệ như vậy chẳng khác đức Như Lai, thân, ngữ, ý; chẳng rời tam muội lực của Bồ Tát. Trong vô số kiếp thừa sự cúng dường tất cả chư Phật. Trong mỗi mỗi kiếp dùng tất cả thứ cúng dường để dâng lên chư Phật. Được thần lực của tất cả chư Phật gia hộ, trí huệ quang minh lại càng tăng thắng. Ở trong pháp giới, khéo giải thích các điều vấn nạn, không ai khuất phục được.
Chư Phật tử! Ví như thợ kim hoàn, dùng chơn kim thật tốt làm đồ trang sức, dùng báu ma ni cẩn xem trong vàng.

Tự Tại Thiên vương tự mang đồ trang sức này vào mình. Tất cả đồ trang sức của trời người đều không thể sánh kịp.
Bực Bồ Tát cũng như vậy. Từ Sơ Địa đến Cửu Địa Bồ Tát, tất cả trí hạnh đều không sánh kịp được Đệ Thập Địa Bồ Tát.
Trí huệ quang minh của bực Bồ Tát nầy có thể làm cho chúng sanhtăng tiến đến chứng nhập nhứt thiết chủng trí. Những trí huệ quang minh của các bực Bồ Tát khác đều không được như vậy.
Chư Phật tử! Ví như Ma Hê Thủ La Thiên Vương quang minh, hay làm cho thân của chúng sanh được mát mẻquang minh khác không kịp được.
Bồ Tát ở bực này cũng như vậy, trí huệ quang minh có thể làm cho chúng sanh đền được thanh lương, nhẫn đến trụ nơi nhứt thiết chủng tríTrí huệ quang minh của tất cả Thanh Văn Duyên Giác cho đến bực Đệ Cửu Địa Bồ Tát đều không sánh được.
Chư Phật tử! Đại Bồ Tát này đã có thể an trụ trí huệ như vậy. Chư Phật Thế Tôn lại vì các Ngài mà thuyết tam thế trípháp giới sai biệt trí, biến nhứt thiết thế giới trí, chiếu nhứt thiết thế giới trí, từ niệm nhứt thiết chúng sanh trí nhẫn đến thuyết chứng đắc nhứt thiết chủng trí.
Trong mười môn ba la mật, bực Bồ Tát này tăng thượng nơi trí ba la mật. Các môn khác thời tùy sức tùy phần.
Chư Phật tử! Đây là nói lược về bực Bồ Tát Đệ Thập Pháp Vân Địa. Nếu nói rộng thời dầu nói suốt vô lượng vô số kiếp cũng không hết.
Chư Phật tử! Bồ Tát ở bực nầy phần nhiều làm Ma Hê Thủ La Thiên Vương tự tại nơi các pháp, hay truyển thọ hạnh ba la mật cho tất cả Thanh Văn Duyên Giác và tất cả Bồ Tát. Ở giữa pháp chúng không bị khuất phục vì sự chất vấn.
Tất cả công hạnh như bố thí ái ngữ, lợi hành đồng sự đều chẳng rời niệm Phật, nhẫn đến chẳng rời niệm viên mãn nhứt thiết chủng trí.
Bồ Tát nầy lại tự nghĩ rằng: Nơi tất cả chúng sanh tôi sẽ là thượng thủ, là thắng, nhẫn đến là chỗ y tựa cho bực nhứt thiết chủng trí.
Nếu Bồ Tát này tăng gia tinh tấntrong khoảng một niệm được mười bất khả thuyết trăm ngàn ức na do tha Phật sát vi trần số tam muội, nhẫn đến thị hiện ngần ấy số Bồ Tát để làm quyến thuộc. Nếu dùng nguyện lực thù thắng để thị hiện thời hơn số trên đây, cho đến trăm ngàn ức no do tha kiếp chẳng thể đếm biết được.
Chư Phật tử! Đại Bồ Tát này lúc hành tướng thập địa thứ đệ hiện tiền thời có thể chứng nhập nhứt thiết chủng trí.
Ví như ao A Nậu Đạt là nguồn nước của các sông lớn chảy khắp Diêm Phù Đề, nước ao đã không khô cạn mà lại nhiều thêm, nhẫn đến chảy vào biển làm cho nước nơi đây được sung mãn.
Cũng vậy, Bồ Tát từ tâm Bồ đề lưu xuất thiện căn đại nguyện, dùng bốn nhiếp pháp nhiếp độ tất cả chúng sanh đã không cùng tận lại thêm tăng trưởng, nhẫn đến vào nơi biển nhứt thiết chủng trí và làm cho nơi đây được sung mãn.
Chư Phật tử! Bồ Tát thập địa, vì do Phật trí mà có sai, như nhơn đại địa mà có mười núi lớn. Những là Tuyến Sơn, Hương sơn, Tý Đà Lê Sơn, Thần Tiên Sơn, Do Càn Đà Sơn. Mã Nhĩ SơnNi Dân Đà La Sơn, Chước Yết La SơnKế Đô Mạt Để Sơn, Tu Di Sơn.

Chư Phật tử! Như Tuyết Sơn tất cả dược thảo có đủ trong núi đó lấy không thể hết, cũng vậy Bồ Tát ở bực Hoan Hỉ Địa tất cả kinh, thơ, kỹ nghệ, văn tụng, chú thuật trong đời đều ở cả trong đây nói không hết được
Chư Phật tử! Như Hương Sơn, tất cả thứ hương đều chứa đủ trong đó, lấy không thể hết. Cũng vậy, Bồ Tát trụ bực Ly Cấu Địa, tất cả giới hạnh oai nghi của Bồ Tát đều ở cả nơi đây, nói không thể hết.
Chư Phật tử! Như Tỳ Đa Lê Sơn thuần bằng chất báu, tất cả bửu chất châu ngọc đủ cả nơi đây, lấy không thể hết. Cũng vậy, Bồ Tát ở bực Phát Quang Địa, tất cả thế gian thiền định, thần thônggiải thoát tam muộitam ma bát đề đủ cả ở bực nầy, nói không hết được.
Chư Phật tử! Như Thần Tiên Sơn thuần bằng châu báungũ thông Thần Tiên luôn có trong đó không cùng tận. Cũng vậy, Bồ Tát ở bực Diệm Huệ Địa, tất cả trí huệ thù thắng đều đủ nơi đây nói không thể hết.
Chư Phật tử! Như Do Càn Đà Sơn thuần bằng chất báu, Thần Dạ Xoa đều ở trong đó không cùng tận. Cũng vậy, Bồ Tát trụ bực Nan Thắng Địa, tất cả tự tại như ý thần thông đều ở trong đây nói chẳng thể hết.
Chư Phật tử! Như Mã Nhĩ Sơn thuần bằng chất báu, trong đây đủ tất cả trái cây, lấy không hết được. Cũng vậy, Bồ Tát trụ bực Hiện Tiền Địaquả chứng nhập lý duyên khởi Thanh Văn đều ở trong đây nói không hết được.
Như Ni Dân Đà La Sơn thuần bằng chất báu, đại lực Long Thần đều ở nơi đây không cùng tận. Cũng vậy, Bồ Tát ở bực Viễn Hành Địaphương tiện trí huệ Độc Giác quả chứng đều đủ nơi đây nói không thể hết.
Chư Phật tử! Như Chước Yết La Sơn thuần bằng chất báu, chúng Tự Tại đều ở trong núi nầy không cùng tận. Cũng vậy, Bồ Tát trụ bực Bất Động Địa, tất cả Bồ Tát tự tại sai biệt thế giới đều ở trong đây nói không hết được.
Chư Phật tử! Như Kế Đô Sơn thuần bằng chất báu, đại oai đức A Tu La Vương đều ở trong đó không cùng tận. Cũng vậy, Bồ Tát trụ bực Thiện Huệ Địa tất cả trí hành sanh diệt thế gian đều ở nơi đây nói không thể hết.
Chư Phật tử! Như Tu Di Sơn thuần bằng chất báu, đại oai đức chư Thiên đều ở trong đây không cùng tận. Cũng vậy, Bồ Tát trụ bực Pháp Vân ĐịaPhật trí lực, vô sở úy, bất cộng pháp, tất cả Phật sự đều ở trong đây tuyên nói không hết được.
Chư phật tử! Mười Bửu Sơn nầy đồng ở trong đại hải mà có tên sai khác.

Thập Địa Bồ Tát cũng như vậy, đồng ỡ trong nhứt thiết chủng trí mà có danh hiệu sai khác.
Chư Phật tử! Ví như đại hải do có mười tướng mà được gọi là đại hải không bị đổi tên.

Đây là mười tướng: một là tuần tự sâu lần; hai là chẳng chứa tử thi; ba là các dòng nước chảy vào đều mất bổn danh; bốn là phổ đồng một vị; năm là có vô lượng trân bửu; sáu là không ai đến tận đây được; bảy là rộng lớn vô lượng; tám là loài thân to lớn ở; chín là thủy triều chẳng quá hạn; mười là chứa khắp hết nước mưa to mà vẫn không tràn.
Cũng vậy, Bồ Tát hạnh do mười tướng mà được gọi là Bồ Tát hạnh không bị đổi tên.

Đây là mười tướngHoan hỉ Địa xuất sanh đại nguyện lần lần càng sâu: Ly Cấu Địa chẳng chứa tất cả thây phá giới; Pháy Quang Địa bỏ rời sanh tự giả của thế gianDiệm Huệ Địa đồng một vị với công đức của Phật; Nan Thắng Địa xuất sanh vô lượng phương tiện thần thông làm thành những trân bửu của thế gianHiện Tiền Địa quán sát lý duyên sanh rất sâu; Viễn Hành Địa giác huệ rộng lớn khéo quán sátBất Động Địa thị hiện sự trang nghiêm rộng lớn; Thiện Huệ Địa được thâm giải thoát du hành thế gian biết đúng như thiệt chẳng quá hạnPháp Vân Địa có thể lãnh thọ tất cả đại pháp của Như Lai không hề nhàm đủ.
Chư Phật tử! Ví như châu đại ma ni có mười đặc tánh hơn hẳn các thứ châu báu khác.

Đây là mười đặc tánh: Một là xuất sanh từ đại hải; hai là thợ khéo trau dồi; ba là tròn đầy không thuyết; bốn là trong sạch không bợn; năm là trong ngoài sáng suốt; sáu là dùi lỗ rất khéo; bảy là xỏ bằng dây báu; tám là đặt trên tràng cao bằng lưu ly; chín là phóng ra đủ loại ánh sáng chiếu khắp nơi; mười là có thể theo ý nhà vua mà mưa các loại châu báu và vật dụng làm thỏa mãn tâm nguyện của nhơn dân.
Chư Phật tử! Bồ Tát đây cũng như vậy, vì có mười sự nên hơn các bực thánh khác.

Đây là mười sự: Một là phát nhứt thiết trí; hai là trì giới đầu đà chánh hạnh sáng sạch; ba là các thiền tam muội viên mãn không khuyết; bốn là đạo hạnh thanh bạch lìa các cầu uế; năm là phương tiện thần thông trong ngoài sáng suốt; sáu là duyên khởi trí huệ hay khéo dùi xỏ; bảy là xâu bằng giây phương tiện trí; tám là để trên tràng cao tự tại; chín là quán hạnh chúng sanh mà phóng quang minh văn trì; mười là thọ chức Phật trí dự ở hàng Phật có thể vì chúng sanh mà rộng làm Phật sự.

Chư Phật tử! Đây là Bồ Tát hạnh pháp môn phẩm nhóm họp công đức nhứt thiết chủng, nhứt thiết trí.

Nếu chúng sanh chẳng vun trồng thiện căn thời chẳng được nghe.
Giải Thoát Nguyệt Bồ Tát hỏi: "Nghe pháp môn nầy thời được bao nhiêu phước?".
Kim Cang Tạng Bồ Tát nói: "Như phước đức của nhứt thiết trí tập họp, nghe pháp môn này phước đức cũng như vậy".  Vì chẳng phải nghe công đức pháp môn này mà có thể tin hiểu thọ trì đọc tụng, huống là tinh tấn tu hành đúng như lời.
Do đây nên biết rằng cần phải được nghe tập họp nhứt thiết trí công đức pháp môn này mới có thể tin hiểu thọ trì tu tập, rồi sau mới đến bực nhứt thiết trí.
Bấy giờ do thần lực của Phật và do pháp như vậy, nên mười phương đều có mười ức Phật độ vi trần số thế giới chấn động đủ mười tám tướng. Những là động, biến động, đẳng biến động nhẫn đến kích, biến kích, đẳng biến kích. Trên không khắp nơi mưa thiên hoa, thiên man, thiên y, thiên bửu trang nghiêm, thiên tràng phan, thiên thắng cái. Nhạc trời hòa tấu âm thanh hòa nhãđồng thời phát ra tiếng ca ngợi công đức của bực nhứt thiết trí.
Tất cả thế giới khắp mười phương cũng đồng diễn thuyết pháp trên đây như ở Vương cung Tha Hóa Tự Tại Thiên nơi thế giới này.

Lại do thần lực của Phật, ngoài mười ức Phật sát vi trần số thế giới ở mười phương, có mười ức Phật sát vi trần số Bồ Tát đến đại hội này đồng nói như vầy: "Lành thay! Lành thay! Kim Cang Tạng Bồ Tát hay nói pháp này.

Chúng tôi cũng đồng tên Kim Cang Tạng, ở thế giới khác nhau nhưng đồng tên Kim Cang Đức, Phật đồng hiệu Kim Cang Tràng. Chúng tôi ở tại bổn quốc đều thừa oai lực của Như Lai mà nói pháp này, hội chúng đều đồng như đây, văn tự cú nghĩa cũng không khác. 

Chúng tôi đều nương thần lực của Phật đồng đến đây để chứng minh cho ngài".
Kim Cang Tạng Bồ Tát quan sát tất cả hội chúng khắp mười phương pháp giới, muốn tán thán phát tâm nhứt thiết chủng trí, muốn thị hiện cảnh giới Bồ Tát, muốn tu tập hạnh lực của Bồ Tát, muốn thuyết nhiếp thủ đạo nhứt thiết chủng trí, muốn trừ diệt tất cả cấu nhiễm thế gian, muốn ban cho nhứt thiết trí, muốn thị hiện sự trang nghiêm của trí bất tư nghì, muốn hiển thị những công đức của tất cả Bồ Tát, muốn cho ý nghĩa của thập địa đây càng thêm sáng tỏ, nên thừa thần lực của Phật mà nói kệ rằng:
Tâm đó tịch diệt hằng điều thuận
Bình đẳng vô ngại như hư không
Lìa thân cấu trược trụ nơi đạo
Thắng hạnh này, Phật tử nên nghe.
Trăm ngàn ức kiếp tu điều lành
Cúng dường vô lượng vô biên Phật 
Cũng cúng Thanh VănĐộc Giác Tăng
Vì lợi ích chúng sanh phát tâm lớn.
Tinh cần trì giới thường nhu nhẫn
Tàm quý phước trí đều đầy đủ 
Chí cầu Phật trí tu huệ lớn
Mong được thập lực nên phát tâm.
Cúng dường khắp tam thế chư Phật 
Nghiêm tịnh khắp mười phương quốc độ
Biết rõ các pháp đều bình đẳng 
Vì lợi chúng sanh phát tâm lớn.
Trụ bực Sơ Địa sanh tâm này
Rời hẳn điều ác thường hoan hỷ
Nguyện lực rộng tu những pháp lành
Do lòng bi mẫn nhập Nhị Địa.
Giới, văn đầy đủ thương chúng sanh 
Rửa trừ nhơ bợn tâm sáng sạch
Quán sát thế gian lửa tham sân
Bực trí quảng đại lên Tam Địa.
Tất cả ba cõi đều vô thường
Như trúng tên độc thân đau khổ
Nhàm bỏ hữu vi cầu Phật pháp
Bực trí quảng đại nhập Tứ Địa.
Niệm huệ đầy đủ được đạo trí
Cúng dường trăm ngàn vô lượng Phật 
Thường quán những công đức tối thắng
Bực này tiến nhập Nan Thắng Địa.
Trí huệ phương tiện khéo quán sát 
Thị hiện mọi cách cứu chúng sanh 
Cúng dường Thập Lực Vô Thượng Tôn
Tiến lên vô sanh Hiện Tiền Địa.
Thế gian khó biết mà biết được
Chẳng thọ ngã nhơn lìa có không
Pháp tánh bổn tịch, tùy duyên chuyển
Được diệu pháp này lên Thất Địa.
Trí huệ phương tiện tâm rộng lớn 
Khó làm, khó phục, khó biết rõ
Dầu chứng tịch diệt siêng tu tập
Lên bực như không Bất Động Địa.
Phật khuyên khiến từ tịch diệt khởi
Rộng tu trí hạnh đủ các môn
Đủ mười tự tại quán thế gian 
Do đây được lên Thiện Huệ Địa.
Dùng trí vi diệu quán chúng sanh 
Tâm hành, nghiệp, hoặc những rừng rậm
Vì muốn độ họ vào Phật đạo
Nên nói thắng nghĩa tạng của Phật,
Tuần tự tu hành đủ hạnh lành
Nhẫn đến Cửu Địa gồm phước huệ
Thường cầu pháp tối thượng của Phật 
Được Phật trí thủy dùng quán đảnh,
Chứng được vô số môn tam muội 
Cũng biết rành được công lực kia
Tam muội sau cùng tên Thọ Chức
Trụ cảnh quảng đại luôn bất động.
Lúc Bồ Tát được tam muội này
Đại bửu liên hoa bỗng nhiên hiện 
Thân ngồi trên đó xứng cùng hoa
Phật tử vây quanh đồng chiêm ngưỡng,
Phóng đại quang minh trăm ngàn ức
Diệt trừ tất cả khổ chúng sanh 
Lại nơi trên đảnh phóng quang minh 
Chiếu khắp mười phương các Phật hội,
Dừng giữa hư không làm lưới sáng
Cúng dường Phật xong, từ chân vào
Tức thời chư Phật đều rõ biết :
Nay Bồ Tát này lên Thập Địa.
Mười phương Bồ Tát đến quán sát
Đại sĩ thọ chức phóng quang minh 
Chặng mày chư Phật cũng phóng quang
Chiếu khắp mọi nơi, nhập vào đảnh,
Mười phương thế giới đều chấn động
Tất cả địa ngục đều diệt khổ
Bấy giờ chư Phật trao chức cho
Như Chuyển Luân Vương phong Thái Tử.
Nếu được chư Phật quán đảnh cho
Bồ Tát này gọi là Pháp Vân Địa
Trí huệ thêm lớn không ngằn mé
Khai ngộ tất cả khắp thế gian.
Dục giớisắc giớivô sắc giới,

Pháp giới, thế giới chúng sanh giới
Hữu số, vô số và hư không
Tất cả như vậy đều thông đạt.
Tất cả hóa dụng oai lực lớn
Chư Phật gia trì trí vi tế
Kiếp số bí mậtmao đạo trí,
Đều hay quán sát đúng như thiệt.
Thọ sanh, xả tục, thành chánh đạo
Chuyển diệu pháp luân nhập Niết Bàn
Nhẫn đến tịch diệt pháp giải thoát
Và chỗ chưa nói đều biết được.
Bồ Tát trụ bực Pháp Vân Địa
Đầy đủ niệm lực trì Phật pháp,
Ví như đại hải nhận nước mưa
Bực này thọ pháp cũng như vậy.
Mười phương vô lượng các chúng sanh
Đều được văn trì thọ Phật pháp,
Nơi một đức Phật được nghe pháp
Hơn cả số trên vô lượng số.
Do bổn trí nguyện oai thần lực
Một niệm khắp cùng mười phương cõi
Rưới mưa cam lồ diệt phiền não
Do đây Phật nói hiệu Pháp Vân.
Thần thông thị hiện khắp mười phương 
Vượt hơn cảnh giới trời người thảy
Lại hơn số này vô lượng ức
Thế trí suy lường ắt mê loạn.
Trí lượng công đức một cất chân
Đến bực Cửu Địa vẫn chẳng biết,
Huống là Thanh VănBích Chi Phật
Cùng với tất cả loài chúng sanh!
Bực Bồ Tát này cúng dường Phật 
Cùng khắp cõi nước ở mười phương 
Cũng cúng dường thánh chúng hiện tiền
Trang nghiêm đầy đủ Phật công đức.
Trụ ở bực này lại vì nói
Tam thế pháp giới trí vô ngại 
Chúng sanhquốc độ đều cũng vậy
Nhẫn đến tất cả Phật công đức.
Bồ Tát thập Địa trí quang minh 
Khai thị chúng sanh; đường chánh pháp
Sáng Tự Tại Thiên trừ thế ám
Trí quang diệt ám cũng như vậy.
Bực này thường làm vua ba cõi
Khéo hay diễn thuyết pháp tam thừa
Vô lượng tam muội một niệm được
Được thấy chư Phật cũng như vậy.
Nay tôi lược nói Thập Địa rồi
Nếu muốn nói rộng không thể hết.
Các địa như vậy trong Phật trí
Như mười sơn vương cao vọi vọi:
Sơ Địa nghề nghiệp vô cùng tận 
Ví như Tuyết Sơn chứa dược thảo,
Nhị Địa giới văn chư Hương Sơn,
Tam Địa: Tỳ Sơn phát diệu hoa,
Diệm Huệ đạo bửu vô cùng tận
Ví như Tiên Sơn, chư Tiên ở,
Ngũ Địa thần thông như Càn Sơn,
Lục Địa: Mã Sơn đủ loại trái,
Thất Địa huệ lớn như Ni Sơn,
Bát Địa tự tại như Luân Vi,
Cửu Địa vô ngại như Kế Đô,
Thập địa đủ đức như Tu di,
Sơ Địa: nguyện lớn, Nhị : trì giới,
Tam Địacông đức, Tứ: chuyên nhứt,
Ngũ Địa: vi diệu, Lục: thậm thâm,
Thất Địađại huệ, Bát: trang nghiêm
Cửu Địa tư duy nghĩa vi diệu 
Vượt hơn tất cả đạo thế gian.
Thập Địa thọ trì pháp chư Phật,
Biển hạnh như vậy không cạn hết.
Mười hạnh xuất thếphát tâm trước,
Trì giới thứ hai, thiền thứ ba,
Thứ tư hạnh tịnh, năm: thành tựu,
Thứ sáu: duyên sanh, bảy: xâu suốt,
Thứ tám: để trên tràng kim cang,
Thứ chín: quán sát những trù lâm,
Thứ mười quán đảnh tùy vương ý,
Đức bửu như vậy lần thanh tịnh.
Mười phương cõi nước nghiền làm bụi
Một niệm biết được số bao nhiêu,
Lông đo không gian biết số lượng,
Ức kiếp nói "Địa" không thể hết.

Hết Tập 4

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.