40. Phẩm Nhập Bất-tư-nghì Giải-thoát Cảnh-giới Phổ Hiền Hạnh Nguyện

11/05/201012:00 SA(Xem: 40930)
40. Phẩm Nhập Bất-tư-nghì Giải-thoát Cảnh-giới Phổ Hiền Hạnh Nguyện

KINH HOA NGHIÊM
Hán Dịch: Đại-Sư Thật-Xoa-Nan-Đà
Việt Dịch: HT Thích Trí Tịnh
Phật Học Viện quốc Tế Xuất Bản PL 2527 – 1983

PHẨM PHỔ HIỀN HẠNH NGUYỆN
THỨ BỐN MƯƠI

Hán bộ quyển thứ 81
 Lúc bấy giờ ngài Phổ Hiền đại Bồ Tát khen ngợi công đức thù thắng của đức Như Lai rồi, bèn bảo các vị Bồ Tát và Thiện Tài rằng: "Này Thiện Nam Tử! Công đức của Như Laigiả sử cho tất cả các đức Phật ở mười phươngtrải qua số kiếp nhiều như cực vi trần trong bất khả thuyết bất khả thuyết cõi Phật diễn nói không ngừng, cũng không thể trọn hết được.
 Nếu ai muốn trọn nên công đức của Phật, thời phải tu mười điều hạnh nguyện rộng lớn. Những gì là mười điều?
 Một là kính lễ các đức Phật
 Hai là khen ngợi đức Như Lai
 Ba là rộng sắm đồ cúng dường
 Bốn là sám hối các nghiệp chướng
 Năm là tùy hỉ các công đức
 Sáu là thỉnh đức Phật thuyết pháp
 Bảy là thỉnh đức Phật ở lại đời. 
 Tám là thường học tập theo Phật. 
 Chín là hằng thuận lợi chúng sanh
 Mười là hồi hướng khắp tất cả.
 Thiện Tài bạch rằng: "Đại Thánh! Lễ kính như thế nào? cho đến hồi hướng như thế nào?".
 Phổ Hiền Bồ Tát bảo Thiện Tài rằng: "Này thiện nam tử! Nói "Lễ kính các đức Phật" là như vầy:
 Bao nhiêu các đức Phật Thế Tôn nhiều như số cực vi trần trong cõi Phật khắp pháp giới hư không giới mười phương ba đời, tôi do nơi hạnh nguyện của Phổ Hiền thâm tâm tín giải như đối trước mắt, đều dùng thân, khẩu, ý ba nghiệp thanh tịnh thường tu hạnh lễ kính. Nơi mỗi đức Phật đều hóa hiện thân nhiều như số cực vi trần trong bất khả thuyết cõi Phật. Mỗi thân đều khắp lễ kính các đức Phật nhiều như số cực vi trần trong bất khả thuyết bất khả thuyết cõi Phật. Cõi hư không kia hết, sự lễ kính của tôi mới hết. Nhưng cõi hư không chẳng cùng tận nên sự lễ kính của tôi cũng không cùng tận. Nhẫn đến cõi chúng sanh hết, nghiệp chúng sanh hết, phiền não chúng sanh hết, sự lễ kính của tôi mới dứt. Nhưng cõi chúng sanh cho đến phiền não chẳng hết, nên sự lễ kính của tôi cũng không cùng tậnniệm niệm nối luôn không hở, ba nghiệp thân, khẩu, ý không hề nhàm mỏi.
 Lại này thiện nam tử! "Nói "Khen ngợi đức Như Lai" là như vầy:
 Bao nhiêu số cực vi trần trong cõi nước khắp cùng hư không pháp giới mười phương ba đời, trong mỗi cực vi đều có các đức Phật nhiều như số cực vi trong tất cả thế gian. Nơi mỗi đức Phật, đều có rất đông Bồ Tát vây quanh nhóm họp. Tôi phải trọn dùng sức thậm thâm thắng giải tri kiến hiện tiền, đều dùng lưỡi vi diệu hơn Biện Tài Thiên Nữ. Mỗi lưỡi phát xuất vô tận âm thinh hải. Mỗi âm thinh phát xuất tất cả ngôn từ hải, khen ngợi các công đức hải của tất cả đức Như Laica ngợi đến tột đời vị lai nối luôn không dứt, khắp cả pháp giới, không sót chỗ nào. Như vậy hư không giớichúng sanh giớichúng sanh nghiệp, chúng sanh phiền não đều hết, thời sự khen ngợi công đức chư Phật của tôi đây mới cùng tận. Nhưng cõi hư không kia cho đến phiền não của chúng sanh chẳng cùng tận, nên sự khen ngợi của tôi cũng không cùng tận, nên sự khen ngợi của tôi cũng không cùng tậnniệm niệm nối luôn không hở, ba nghiệp thân, khẩu, ý không hề nhàm mỏi.
 Lại này thiện nam tử! "Nói "Rộng sắm đồ cúng dường" là như vầy:
 Bao nhiêu số vi trần trong khắp cõi Phật cùng hư không pháp giới mười phương ba đời, trong mỗi cực vi trần đều có chư Phật như số cực vi trong tất cả thế giới, nơi mỗi đức Phật có vô số Bồ Tát vây quanh nhóm họp. Tôi dùng sức hạnh nguyện của Ngài Phổ Hiền mà khởi lòng tín giải rất sâu và hiện tiền tri kiến, đều đem đồ cúng dường thượng diệu mà cúng dường pháp hội của Phật. Như là mây hoa, mây tràng hoa, mây âm nhạc cõi trời, mây tàn lọng cõi trời, mây y phục cõi trời, các thứ hương trời: hương xoa, hương đốt, hương bột. Các thứ mây trên đây thảy đều nhiều lớn như núi Tu Di.

Lại thắp các thứ đèn, đèn tô lạc, đèn dầu, các thứ đèn dầu thơm mỗi tim đèn lớn như núi Tu Di, dầu trong đèn như nước bể cả. Đem các thứ đồ cúng dường như trên để thường cúng dường.
 Thiện nam tử! Trong các thứ cúng dườngpháp cúng dường là hơn hết. Pháp cúng dường là: Tu hành đúng theo lời Phật dạy để cúng dường, làm lợi ích cho chúng sanh để cúng dường, chịu khổ thế cho chúng sanh để cúng dườngnhiếp thọ chúng sanh để cúng dường, siêng năng tu tập căn lành để cúng dường, không bỏ hạnh Bồ Tát để cúng dường, chẳng rời tâm Bồ Đề để cúng dường.
 Thiện nam tử! Như vô lượng công đức của sự cúng dường trước kia sánh với một niệm công đức của pháp cúng dường, thời không bằng một phần trăm, không bằng một phần ngàn, không bằng một phần trăm ngàn, cu chi na do tha, một phần ca la, một phần toán, một phần số, một phần dụ, cũng chẳng bằng một phần ưu ba ni sa đà.

Vì sao? Vì các đức Như Lai tôn trọng chánh Pháp. Vì theo đúng như lời Phật dạy mà tu hành thì sanh ra các đức Phật. Nếu các Bồ Tát thật hành pháp cúng dường, thì trọn nên sự cúng dường PhậtTu hành như vậy mới thật là sự cúng dường. Nên Pháp cúng dường là sự cúng dường rộng lớn hơn tất cả. Cõi hư không cùng tận cõi chúng sanh cùng tận, nghiệp chúng sanh cùng tậnphiền não chúng sanh cùng tận, sự cúng dường của tôi mới cùng tận, nhưng cõi hư không cho đến phiền não chẳng cùng tận nên sự cúng dường của tôi cũng không cùng tậnniệm niệm nối luôn không hở, thân, khẩu, ý nghiệp không hề nhàm mỏi.
 Lại này thiện nam tử! Nói "Sám hối nghiệp chướng" là như vầy:
 Bồ Tát tự nghĩ rằng: Tôi từ vô thỉ kiếp về qúa khứ, do lòng tham lamgiận dữngu si khiến thân, khẩu, ý tạo vô lượng vô biên nghiệp ác. Nếu các nghiệp ác này mà có hình tướng, thì khắp cõi hư không cũng chẳng thể đựng chứa hết được. Nay tôi đem trọn cả ba nghiệp trong sạch đối trước các đức Phật và chúng Bồ Tát khắp cực vi trần cõi nước trong Pháp giớithành tâm sám hối, về sau không tái phạm nữa, thường an trụ nơi giới pháp trong sạch đầy đủ công đức lành. Như vậy hư không giới cùng tậnchúng sanh giới cùng tậnchúng sanh nghiệp cùng tậnchúng sanh phiền não cùng tận, thì sự sám hối của tôi mới cùng tận, nhưng hư không giới cho đến chúng sanh phiền não chẳng cùng tận, nên sự sám hối của tôi đây cũng không cùng tậnniệm niệm nối luôn không hở thân, khẩu, ý ba nghiệp không hề nhàm mỏi.
 Lại này thiện nam tử! "Nói "Tùy hỉ công đức" là như vầy:
 Bao nhiêu đức Phật như số vi trần trong tất cả cõi Phật khắp hư không pháp giới mười phương ba đời, từ khi mới phát tâm vì muốn chúng sanh Nhứt thiết trí mà siêng tu cội phước chẳng tiếc thân mạngtrải qua số kiếp như số cực vi trần trong bất khả thuyết bất khả thuyết cõi Phật. Mỗi kiếp đều thí xả đầu, mắt, tay, chân v.v...nhiều như số cực vi trong bất khả thuyết bất khả thuyết cõi Phật, làm tất cả những hạnh khó làm như vậy, đầy đủ các món ba la mậtchứng nhập các trí địa của Bồ Tát, trọn nên qủa Vô Thượng Bồ Đề của chư Phật, cho đến nhập Niết Bàn phân chia xá lợi. Bao nhiêu căn lành ấy tôi đều tùy hỷ cả.

 Đến các loài lục thútứ sanh trong tất cả mười phương thế giới kia có bao nhiều công đức, dầu nhỏ như mảy trần, tôi đều tùy hỷMười phương ba đời tất cả các vị Thanh VănBích Chi Phậthữu học và vô học có bao nhiêu công đức tôi đều tùy hỷ.
 Tất cả chư Bồ Tát tu hạnh cần khổ khó làm, chí cầu qủa Vô Thượng Chánh Đẳng Bồ Đề công đức rộng lớn, tôi đều tùy hỷ. Như vậy, hư không giới cùng tậnchúng sanh giới cùng tậnchúng sanh nghiệp cùng tậnchúng sanh phiền não cùng tận, sự tùy hỷ của tôi đây không có cùng tậnniệm niệm nối luôn không hở, ba nghiệp thân, khẩu, ý không hề nhàm mỏi.
 Lại này thiện nam tử ! Nói "Thỉnh đức Phật thuyết pháp" là thế này:
 Trong số cực vi khắp hư không pháp giới mười phương ba đời tất cả cõi Phật. Mỗi cực vi đều có cõi Phật rộng lớn nhiều như số cực vi trong bất khả thuyết bất khả thuyết cõi Phật. Mỗi cõi trong một niệm đều có tất cả chư Phật thành Chánh Đẳng Chánh Giác số đông như số cực vi trong bất khả thuyết bất khả thuyết cõi Phật, tất cả chúng Bồ Tát nhóm họp vây quanh. Tôi đều đem thân, khẩu, ý ba nghiệp dùng những phương tiện ân cần khuyên mời tất cả Phật nói pháp nhiệm mầu. Như vậy, hư không giới cùng tậnchúng sanh nghiệp cùng tậnchúng sanh phiền não cùng tận, tôi luôn khuyên mời tất cả các đức Phật chuyển pháp luân chơn chánh không cùng tậnniệm niệm nối ý luôn không hở, ba nghiệp thân, khẩu, ý không hề nhàm mỏi.

Lại này thiện nam tử! "Nói "Thỉnh Phật ở lại đời" là như vầy:  Các đức Như Lai như số cực vi trong tất cả cõi Phật khắp hư không pháp giới mười phương ba đờitoan muốn thị hiện nhập Niết Bàn, cùng các Bồ Tát, Thinh Văn, Duyên Giáchữu họcvô học, cho đếntất cả các bậc thiện tri thức, tôi đều khuyên mời xin đừng nhập Niết Bàn, xin ở lại đời trải qua số kiếp như vi trần trong tất cả cõi Phật, vì muốn cho tất cả chúng sanh được lợi lạc. Như vậy, cõi hư không cùng tận, cõi chúng sanh cùng tận, nghiệp chúng sanh cùng tậnphiền não chúng sanh cùng tận, sự khuyên mời của tôi đây vẫn không cùng tậnniệm niệm nối luôn không hở, ba nghiệp thân, khẩu, ý không hề nhàm mỏi.
 Lại này thiện nam tử! "Nói "Thường học tập theo Phật" là như vầy: Như đấng Tỳ Lô Giá Na Phật ở cõi Ta Bà đây, từ khi mới phát tâm tinh tấn không trễ lui, đem bất khả thuyết bất khả thuyết thân mạng ra mà bố thí.

Lột da làm giấy, chẻ xương làm viết, chích máu làm mực, dùng biên chép kinh điển chất cao như núi Tu Di, vì tôn trọng chánh pháp nên Phật không tiếc thân mạng, huống là ngôi vua, thành ấp, cung điện, vườn, rừng v.v..

Cùng thật hành bao nhiều hạnh khó làm khác, nhẫn đến ngồi dưới cây thành qủa đại Bồ Đềthị hiện các thứ thần thông, khởi các sự biến hóa, hiện các thân Phật ở trong những chúng hội: hoặc ở trong chúng hội đạo tràng của các vị đại Bồ Tát, hoặc ở trong đạo tràng của chúng hội Thinh Văn, Duyên Giác, hoặc ở trong đạo tràng của Chuyển Luân Vương, các vị Tiểu Vương cùng quyến thuộc, hoặc ở trong đạo tràng của chúng hội Cư sĩTrưởng giảBà la môn cùng Sát Đế Lợi, nhẫn đến hoặc ở trong đạo tràng của chúng hội Thiên, Long, Bát Bộ, Nhơn, Phi Nhơn v.v...ở trong các chúng hội như vậy, dùng tiếng viên mãn như đại lôi chấn, tùy theo căn tánh của mỗi loại mà giáo hóa cho chúng sanh đều được thành thục. Nhẫn đến thị hiện nhập Niết Bàn. Cả thảy hạnh đức như thế tôi đều học tập theo.

Như đức Thế Tôn Tỳ Lô Giá Na hiện nay, các đức Phật Như Lai như số vi trần trong tất cả cõi Phật khắp hư không pháp giới mười phương ba đời cũng như thế ấy, trong mỗi niệm tôi đều học tập theo.

Như vậy, cõi hư không cùng tận, cõi chúng sanh cùng tận, nghiệp chúng sanh cùng tậnphiền não chúng sanh cùng tận, sự tùy học của tôi đây vẫn không cùng tận niệm niệm nối luôn không hở, ba nghiệp thân, khẩu, ý không hề nhàm mỏi.
 Lại này thiện nam tử! "Nói "Hằng thuận lợi chúng sanh" là như vầy: Bao nhiêu chúng sanh sai khác trong tất cả cõi ở mười phương pháp giớihư không giới, chính là những loài noãn sanhthai sanhthấp sanhhóa sanh, các loài nương nơi chất tứ đại mà sanh, có giống nương nơi hư không cùng cây cỏ mà sanh.

Các giống sanh loại: các thứ sắc thân, các thứ hình trạng, các thứ tướng mạo, các thứ thọ lượng, các thứ tộc loại, các thứ danh hiệu, các thứ tâm tánh, các thứ tri kiến, các thứ dục lạc, các thứ ý hành, các thứ oai nghi, các thứ y phục, các thứ ăn uống, ở trong các thôn dinh, thành ấp, cung điện, nhẫn đến tất cả Thiên, Long, Bát Bộ, Nhơn, Phi Nhơn v.v...loài không không chân, loài hai chân, bốn chân, nhiều chân, loài có hình sắc, loài không có hình sắc, loài có tâm tưởng, loài không có tâm tưởng, loài chẳng phải có tâm tưởng chẳng phải không tâm tưởng.

Các loài như vậy tôi đều tùy thuận tất cả mà thật hành các sự vâng thờ, cúng dường, như kính cha mẹ, như thờ bậc thầy, cùng A La Hán, nhẫn đến như đức Như Lai đồng nhau không khác.

Trong các loài ấy, nếu là kẻ có bịnh thì tôi vì họ mà làm lương y, nếu ai bị lạc đường thì tôi vì họ mà chỉ cho con đường chánh, nơi đêm tối tôi vì họ mà làm ngọn đuốc sáng, người nghèo thiếu tôi làm cho được của báuBồ Tát bình đẳng lợi ích cho chúng sanh như vậy.
 Vì sao thế? Vì Bồ Tát nếu có thể tùy thuận chúng sanh, thì chính là tùy thuận cúng dường các đức Phật. Còn tôn trọng và thừa sự chúng sanh thì chính là tôn trọng và thừa sự các đức Như Lai. Nếu làm cho chúng sanh vui mừng thì chính là làm cho tất cả đức Như Lai vui mừng. Vì sao thế? Vì các đức Như Lai dùng tâm đại bi mà làm thể. Nhơn nơi chúng sanh mà sanh lòng đại bi, nhơn lòng đại bi mà phát tâm bồ đề, nhơn vì nơi tâm bồ đề mà thành bậc Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác.
 Ví như giữa chốn sa mạc có cây thọ vương to lớn, nơi gốc cây ấy được nước rưới nhuần, thì cành lá hoa quả thảy đều sum suê tươi tốt.
 Cây thọ vương Bồ đề ở chốn sá mạc sanh tử rộng lớn cũng như vậy: tất cả chúng sanh là gốc rễ, Bồ Tát là hoa, Phật là quả. Dùng nước đại bi đượm nhuần gốc rễ chúng sanh thì có thể trổ bông Bồ Tát trí huệ kết thành quả Phật toàn giác. Vì sao thế? Bởi các Bồ Tát dùng nước đại bi làm lợi ích chúng sanh, thì có thể thành tựu quả Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác. Cho nên qủa Bồ Đề thuộc về chúng sanh, vì nếu không chúng sanh, tất cả Bồ Tát trọn không thể thành đạo Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác.
 Này thiện nam tử! Ông ở nơi nghĩa ấy nên hiểu như thế.
 Bởi đối với chúng sanh mà tâm bình đẳng thì có thể sanh lòng đại bi đầy đủ hoàn toàn. Dùng tâm đại bi mà tùy thuận chúng sanh thì có thể thành tựu pháp cúng dường Như LaiBồ Tát tùy thuận chúng sanh như thế ấy.

Cõi hư không cùng tận, cõi chúng sanh cùng tận, nghiệp chúng sanh cùng tậnphiền não chúng sanhcùng tận, sự tùy thuận chúng sanh của tôi vẫn không cùng tậnniệm niệm nối luôn không hở, thân khẩu, ý ba nghiệp không hề nhàm mỏi.
 Lại này thiện nam tử! "Nói "Hồi hướng khắp tất cả" là như vầy: Từ sự lễ kính ban đầu nhẫn đến tùy thuận có bao nhiêu công đức, thảy đều đem hồi hướng cho tất cả chúng sanh khắp trong hư không pháp giới.

Nguyện cho tất cả chúng sanh thường được an lạc, không các bịnh khổ, muốn thật hành pháp ác thảy đều không thành, còn tu nghiệp lành thì đều mau thành tựu. Đóng chặt cửa của tất cả các ác thú, mở bày đường chánh Nhơn Thiên Niết Bàn. Nếu các chúng sanh nhơn vì trước kia chứa nhóm các nghiệp ác nên chiêu cảm tất cả quả rất khổ, tôi đều chịu thế cho, khiến chúng sanh đều được giải thoátrốt ráo thành tựu quả Vô Thượng Bồ ĐềBồ Tát tu hạnh hồi hướng như vậy. Cõi hư không cùng tận, cõi chúng sanh cùng tận, nghiệp chúng sanh cùng tậnphiền não chúng sanh cùng tận, sự hồi hướng của tôi vẫn không cùng tậnniệm niệm nối luôn không hở, thân khẩu, ý ba nghiệp không hề nhàm mỏi.

 Này thiện nam tử! Ấy là mười điều nguyện lớn đầy đủ viên mãn của đại Bồ Tát. Nếu các vị Bồ Tát ở nơi mười điều nguyện lớn này mà tùy thuận tu hành, thì có thể thuần phục tất cả chúng sanh, thì có thể tùy thuận đạo Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác, thì có thể trọn đủ các hạnh nguyện hải của ngài Phổ Hiền Bồ Tát.

Này thiện nam tử! Do cớ ấy ở nơi các nghĩa trên đây ông nên hiểu biết như vậy.


 Nếu có thiện nam tửthiên nữ nhơn dùng bảy món báu thượng diệu và đồ an lạc tối thắng của Nhơn Thiên, rất nhiều đến nỗi dẫy đầy tất cả thế giới như số cực vi trong vô lượng vô biên bất khả thuyết bất khả thuyết cõi Phật khắp mười phương, đem bố thí cả cho bao nhiêu chúng sanh trong ngần ấy thế giớicúng dường cả cho các đức Phật cùng Bồ Tát trong ngần ấy thế giới trải qua vô số kiếp như số cực vi trong ngần ấy cõi Phật nối luôn không dứt, cúng dường bố thí như vậy được bao nhiêu công đức, đem sánh với công đức của người một phen nghe mười điều nguyện vương này, thì công đức trước không bằng một phần trăm, không bằng một phần ngàn, nhẫn đến cũng không bằng một phần ưu ba ni sa đàcủa công đức nghe kinh này.

Hoặc có người dùng lòng tin sâu chắc ở nơi mười điều nguyện rộng lớn này thọ trì đọc tụngcho đến biên chép một bài kệ bốn câu, thì sớm có thể dứt trừ được năm nghiệp vô gián, cả thảy thân bệnh, tâm bệnh, khổ não trong thế giancho đến tất cả các ác nghiệp nhiều như số cực vi trong cõi Phật đều được tiêu trừ, tất cả các quân ma, quỷ Dạ Xoa, Qủy La Sát, hoặc quỷ Cưu Bàn TràTỳ Xá XàBộ Đa v.v.. các quỷ thần hung ác uống máu ăn thịt thảy đều lánh xa. Hoặc là có gần đến thì là hạng phát tâm theo hộ trì.

Vì thế nên nếu người trì tụng nguyện này, thì đi trong thế gian không bị chướng ngại, như mặt trăng giữa lừng ra khỏi mây mù, các đức PhậtBồ Tát đều khen ngợi, tất cả hành Nhơn Thiên đều nên lễ kính, tất cả chúng sanh đều nên cúng dường. Người thiện nam tử này trọn được thân người, đầy đủ bao nhiêu công đức của ngài Phổ Hiền, chẳng bao lâu sẽ như Phổ Hiền Bồ Tát mau được thành tựu sắc thân vi diệu, đủ ba mươi hai tướng đại trượng phu, nếu sanh ở cõi người hay trời thì thường ở dòng cao quý, trọn có thể phá hoại tất cả đường ác, trọn có thể xa lìa tất cả bạn dữ, trọn có thể chế phục tất cả ngoại đạo, trọn có thể giải thoát tất cả phiền não, như sư tử vương dẹp phục bầy thú. Kham lãnh thọ sự cúng dường của tất cả chúng sanh.

Lại người này lúc lâm chung, phút cuối cùng, tất cả căn thân đều hư hoại, tất cả thân thuộc đều phải bỏ lìa, tất cả oai thế đều bị thối thất, cho đến các quan phụ tướng đại thần, cung thành trong ngoài, voi ngựa xe cộ, trân bảo kho đụn v.v... tất cả đều không đem một món nào theo được. Chỉ có mười nguyện vương này chẳng rời người mà thôi. Trong tất cả thời gian nó thường ở trước dẫn đường, trong khoảnh khắc liền sanh về cõi Cực Lạc.

Đến Cực Lạc rồi liền thấy đức A Di Đà Phật cùng các ngài Văn Thù Sư Lợi Bồ TátPhổ Hiền Bồ TátQuán Tự Tại Bồ TátDi Lặc Bồ Tát, v.v... các vị Bồ Tát này sắc tướng đoan nghiêmcông đức đầy đủ chung cùng vây quanh.

Lúc bấy giờ người ấy tự thấy mình gá sanh nơi hoa sen báu, được đức Phật xoa đầu thọ ký.

Sau khi được thọ ký rồi, trải qua vô số trăm ngàn muôn ức na do tha kiếp, khắp cả mười phương bất khả thuyết bất khả thuyết thế giớidùng sức trí huệ tùy theo tâm của chúng sanh mà làm lợi ích. Chẳng bao lâu sẽ ngồi nơi Bồ Đề đạo tràng hàng phục quân ma, thành bực Chánh Đẳng Chánh Giác giảng nói pháp mầu vì diệu.

Có thể làm cho chúng sanh trong những cõi Phật như số cực vi trần của chúng sanh mà dạy dỗ cho thành thục, nhẫn đến cùng tận kiếp hải, có thể làm lợi ích tất cả chúng sanh một cách rộng lớn.
 Này thiện nam tử! Các chúng sanh kia hoặc nghe, hoặc tin nơi nguyện vương rộng lớn này, rồi thọ trì đọc tụng và giảng nói cho người nghe. Công đức của chúng sanh kia chỉ có đức Phật Thế Tôn biết, ngoài ra không ai hiểu thấu. Vì thế nên những người được nghe mười điều nguyện vương này chớ sanh lòng nghi ngờ, nên phải lãnh thọ, thọ rồi nên đọc, đọc rồi có thể tụng thuộc, tụng thuộc rồi nên gìn nhớ luôn, cho đến biên chép vì người mà giảng nói. Những người như vậy, trong một niệm tất cả hạnh nguyện đều được thành tựu, được phước vô lượng vô biên.

Có thể ở trong biển khổ phiền não cứu vớt chúng sanh, khiến chúng được giải thoát, đều được vãng sanh về thế giới Cực Lạc của đức Phật A Di Đà.
 Lúc bấy giờ, Phổ Hiền Bồ Tát Ma Ha Tát muốn nói lại nghĩa ấy, Ngài quan sát khắp mười phương mà nói kệ rằng:
 Tất cả chư Phật trong ba đời 
 Ở nơi thế giới khắp mười phương 
 Tôi đem thân ngữ ý trong sạch 
 Khắp lạy chư Phật không hề sót 
 Sức oai thần hạnh nguyện Phổ Hiền 
 Phân thân hiện khắp trước Như Lai 
 Một thân lại hiện sát trần thân 
 Mỗi thân lạy khắp sát trần Phật 
 Sát trần Phật ở trong một trần 
 Đều ngồi giữa chúng hội Bồ Tát
 Vô tận pháp giới cũng như vậy 
 Sâu tin chư Phật đều đầy đủ, 
 Tôi đều dùng tất cả âm thinh. 
 Khắp thổ vô tận lời nói hay 
 Tột tất cả kiếp thưở vị lai 
 Khen công đức sâu dầy của Phật. 
 Sắm đồ rất đẹp: nào tràng hoa 
 Kỹ nhạc, hương, hoa cùng tàn lọng 
 Các thứ trang nghiêm đẹp như vậy 
 Tôi dùng cúng dường chư Như Lai
 Nào là y phục, các thứ hương: 
 Phấn hương, hương xông cùng đèn đuốc 
 Mỗi món đều như núi Tu Di 
 Tôi đem cúng dường các đức Phật
 Do nơi tâm thắng giải rộng lớn 
 Sâu tin tất cả Phật ba đời 
 Sức oai thần hạnh nguyện Phổ Hiền 
 Khắp đem cúng dường các đức Phật
 Từ xưa đã tạo nhiều nghiệp ác 
 Đều do ba độc tham, sân si 
 Từ thân khẩu ý mà gây nên 
 Tất cả nay tôi đều sám hối
 Vô lương công đức của Chư Phật 
 Của Bồ Tát, Thinh Văn, Duyên Giác 
 Hữu họcvô học cùng chúng sanh 
 Tất cả nay tôi đều tùy hỷ
 Các đấng soi đời khắp mười phương 
 Vừa mới chứng nên đạo Chánh Giác
 Tất cả nay tôi đều khuyến thỉnh 
 Chuyển xe chánh pháp diệu vô thượng.
 Chư Phật nếu muốn nhập Niết Bàn 
 Tôi xin thành tâm đều mời thỉnh 
 Cúi mong ở lại lâu trong đời 
 Cho chúng sanh được nhờ lợi lạc
 Bao nhiêu phước đức bởi cúng dường 
 Ngợi khen, thỉnh pháp, mời trụ thế 
 Tuỳ hỷ, sám hối các căn lành 
 Hồi hướngchúng sanh cùng Phật đạo
 Tôi nay theo học với Như Lai 
 Tu tập viên mãn hạnh Phổ Hiền 
 Cúng dường chư Phật về quá khứ 
 Cùng với mười phương hiện tại Phật. 
 Vị lai tất cả Thiên Nhân Sư 
 Hết thảy tâm nguyện đều viên mãn 
 Nguyện theo học khắp ba đời Phật 
 Mau chứng nên quả đại Bồ Đề
 Cả thảy cõi cùng khắp mười phương 
 Rộng lớn thanh tịnh trang nghiêm đẹp 
 Chúng hội vây quanh các Như Lai 
 Đều ở dưới cội Bồ Đề thọ
 Bao nhiêu chúng sanh trong mười phương 
 Nguyện lìa lo khổ thường an lạc 
 Đều được lợi ích chánh pháp mầu 
 Dứt hết phiền não không còn thừa. 
 Khi tôi vì Bồ Đề mà tu 
 Trong các loài đều biết túc mạng 
 Thường được xuất gia tu tịnh giới 
 Không nhơ không lỗi cũng không hư. 
 Trời, Rồng, Dạ Xoa, Bàn Trà quỉ 
 Nhẫn đến loài Người cùng Phi Nhơn 
 Tất cả ngôn ngữ của chúng sanh 
 Đều dùng các tiếng tăm nói pháp. 
 Siêng tu Ba La Mật trong sạch 
 Tâm Bồ Đề hằng gìn không mất 
 Dứt trừ chướng nhơ không để thừa 
 Tất cả hạnh mầu đều thành tựu 
 Ở nơi các hoặc, nghiệp cảnh ma 
 Trong vòng thế gian được giải thoát 
 Cũng như hoa sen không dính nước 
 Nào khác Nhật, Nguyệt chẳng dừng không. 
 Dứt hết tất cả khổ ác đạo 
 Khắp đồng ban vui cho quần sanh 
 Như thế trải qua vô số kiếp 
 Lợi ích mười phương không cùng tận
 Tôi thường tùy thuận các chúng sanh 
 Cùng tận tất cả vị lai kiếp 
 Hằng tu hạnh lớn của Phổ Hiền 
 Viễn mãn quả Bồ Đề Vô Thượng
 Những người cùng tôi đồng một hạnh 
 Cầu tất cả chỗ chung nhóm họp 
 Thân khẩu ý nghiệp đều đồng nhau 
 Hết thảy hạnh nguyện cùng tu học 
 Các thiện tri thức lợi ích tôi 
 Vì tôi chỉ bày hạnh Phổ Hiền 
 Nguyện cùng tôi thường chung hội họp 
 Đối với tôi lòng luôn hoan hỷ
 Nguyện thường diện kiến các Như Lai 
 Và hàng Phật tử vây quanh Phật 
 Tôi đều sửa sang cúng dường lớn 
 Tột thưở vị lai không nhàm mỏi. 
 Nguyện gìn pháp mầu của Như Lai 
 Rõ bày cả thảy hạnh Bồ Đề 
 Rốt ráo thanh tịnh hạnh Phổ Hiền 
 Trọn kiếp vị lai thường tu tập
 Tôi ở trong tất cả các cõi 
 Tu phước vô tận, trí vô tận 
 Định, huệ, phương tiện và giải thoát 
 Được những tạng vô tận công đức
 Trong một trần có trần số cõi 
 Mỗi mỗi cõi có nan tư Phật 
 Mỗi mỗi Phật ở giữa chúng hội 
 Tôi thấy hằng giảng hạnh Bồ Đề
 Khắp hết mười phương các cõi nước 
 Mỗi đầu lông đủ có ba đời 
 Phật cùng quốc độ số vô lượng 
 Tôi khắp tu hành trải trần kiếp. 
 Lời của Như Lai đều thanh tịnh 
 Một lời đủ cả các âm thinh 
 Theo tiếng chúng sanh lòng ưa thích 
 Biện tài của Phật đều ban khắp. 
 Tất cả chư Phật trong ba đời 
 Dùng những ngữ ngôn vô tận kia 
 Hằng chuyển pháp mầu rất lý thú 
 Nhờ trí sâu tôi đều lãnh thọ
 Tôi hay thâm nhập đời vị lai 
 Tất cả kiếp thâu làm một niệm 
 Hết thảy những kiếp trong ba đời 
 Làm khoảng một niệm tôi đều nhập, 
 Trong một niệm tôi thấy ba đời 
 Tất cả các đấng Nhơn Sư Tử 
 Cũng thường vào trong cảnh giới Phật 
 Như huyễngiải thoát và oai lực. 
 Trong các cực vi đầu sợi lông 
 Xuất hiện cõi trang nghiêm ba thuở 
 Mười phương trần sát các đầu lông 
 Tôi đều thâm nhập để nghiêm tịnh
 Vị lai các đấng Chiếu Thể Đăng 
 Thành đạo chuyển pháp độ chúng sanh 
 Phật sự xong xuôi hiện nhập diệt 
 Tôi đều đến gần để hầu hạ. 
 Sức thần thông rộng khắp chóng mau 
 Sức phổ môn khắp nhập Đại Thừa 
 Sức trí hạnh khắp tu công đức 
 Sức oai thần từ bi khắp che 
 Sức phước trang nghiêm khắp thanh tịnh 
 Sức trị huệ không trước không trệ 
 Sức định, huệ, phương tiệnoai thần 
 Sức khắp hay chứa đạo Bồ Đề 
 Sức thanh tịnh tất cả nghiệp lành 
 Sức xô dẹp tất cả phiền não 
 Sức hàng phục tất cả loài ma 
 Sức viễn mãn các hạnh Phổ Hiền
 Khắp hay nghiêm tịnh các cõi nước 
 Giải thoát cho hết thảy chúng sanh 
 Khéo hay phân biệt các pháp mầu 
 Có thể sâu vào biển trí huệ 
 Khắp tu thanh tịnh các công hạnh 
 Các chí nguyện thảy đều viên mãn 
 Gần gũi cúng dường các đức Phật 
 Tu hành vô lượng kiếp không mỏi 
 Tất cả Như Lai trong ba đời 
 Những hạnh nguyện bồ đề tối thắng 
 Tôi đều cúng dường tu tập đủ 
 Dùng hạnh Phổ Hiền ngộ Bồ Đề
 Tất cả Như Lai có trưởng tử 
 Danh hiệu Ngài là đức Phổ Hiền 
 Tôi nay hồi hướng các căn lành 
 Nguyện các trí hạnh đều đồng đó. 
 Nguyện thân, khẩu, ý hằng thanh tịnh 
 Công hạnh cõi nước cùng sạch trong 
 Trí huệ ấy gọi rằng Phổ Hiền 
 Nguyện tôi cùng Ngài đề đồng đẳng. 
 Vì khắp thanh tịnh hạnh Phổ Hiền 
 Các nguyện lớn của Văn Thù Sư Lợi 
 Trọn sự nghiệp kia không thừa sót 
 Đến kiếp vị lai hằng không mỏi, 
 Tôi tu các hạnh đều vô lượng 
 Được các công đức cũng không lường 
 An trụ trong những hạnh vô lượng 
 Suốt thấu tất cả sức thần thông
 Sức trí mạnh mẽ các Văn Thù 
 Huệ hạnh Phổ Hiền cũng dường ấy 
 Tôi nay hồi hướng các căn lành 
 Thường theo các Ngài mà tu học
 Chư Phật ba đời luôn khen ngợi 
 Những nguyện rộng lớn khó sánh bằng 
 Tôi nay hồi hướng các căn lành 
 Để được Phổ Hiền hạnh thù thắng
 Nguyện tôi lúc mạng sắp lâm chung 
 Trừ hết tất cả các chướng ngại 
 Tận mặt gặp Phật A Di Đà 
 Liền được vãng sanh cõi Cực Lạc
 Tôi đã vãng sanh cõi kia rồi 
 Hiện tiền thành tựu nguyện lớn này 
 Cả thảy tròn đủ không thừa thiếu 
 Lợi lạc tất cả các chúng sanh
 Chúng hội Di Đà đều thanh tịnh 
 Tôi từ hoa sen nở sinh ra 
 Thân thấy đức Phật Vô Lượng Quang 
 Liền thọ ký tôi đạo Bồ Đề
 Nhờ đức Phật kia thọ ký rồi 
 Tôi hóa vô số vạn ức thân 
 Trí huệ rộng lớn khắp mười phương 
 Khắp lợi tất cả chúng sanh giới
 Nhẫn đến hư không thế giới tận 
 Chúng sanh, nghiệp và phiền não tận 
 Nhưng bốn pháp ấy không cùng tận 
 Nguyện tôi rốt ráo hằng vô tận 
 Cõi nước vô biên khắp mười phương 
 Trang nghiêm các báu cúng dường Phật 
 Sắm đồ an lạc thí trời người 
 Trải kiếp vi trần luôn cúng thí, 
 Nếu có người nơi nguyện vương này 
 Một phen nghe liền sanh tín kính 
 Mong cầu khát ngưỡng quả Bồ Đề 
 Được công đức nhiều hơn tài thí
 Nhờ đây thường xa các bạn ác 
 Thoát khỏi tất cả ba đường dữ 
 Mau thấy đức Phật Vô Lượng Quang
 Đầy đủ nguyện Phổ Hiền tối thắng
 Người này được thọ mạng lâu dài 
 Trong loài người ở bậc tôn quý 
 Người nay không lâu sẽ trọn nên 
 Công hạnh như Phổ Hiền Bồ Tát
 Ngày trước đó vì không trí huệ 
 Tạo ra năm nghiệp vô gián ác 
 Chuyên tụng nguyện vương Phổ Hiền này 
 Tất cả tội ác mau tiêu diệt
 Sanh ra dòng họ cùng dung sắc 
 Tướng tốt, trí huệ đều đầy đủ 
 Các ma, ngoại đạo không phá được 
 Kham làm phước điền cho ba cõi
 Mau đến cội Bồ Đề thọ vương 
 Ngồi an hàng phục các chúng ma 
 Thành đạo Chánh Giác nói pháp mầu 
 Khắp lợi tất cả các hàm thức 
 Nếu người ở nơi mười nguyện này 
 Đọc, tụng, thọ trì và diễn nói 
 Quả báo chỉ Phật mới biết được 
 Quyết định sẽ được đạo Bồ Đề
 Nếu người tụng nguyện Phổ Hiền này 
 Tôi nói chút ít phần căn lành: 
 Trong một niệm thảy đều viên mãn 
 Thành tựu chúng sanh nguyện thanh tịnh
 Hạnh Phổ Hiền thù thắng của tôi 
 Phước lớn vô biên đều hồi hướng 
 Khắp nguyện chúng sanh đang chìm đắm 
 Mau sanh cõi Phật Vô Lượng Quang.
 Lúc ngài Phổ Hiền đại Bồ Tát ở trước đức Như Lai nói bài kệ hạnh nguyện thanh tịnh rộng lớn rồi.

Thiện Tài đồng tử vui mừng vô lượng, các Bồ Tát cùng đều hoan hỷđức Như Lai khen rằng: "Lành thay! Lành thay!".
 Bấy giờ, lúc đức Thế Tôn cùng hàng Thánh Chúng đại Bồ Tát diễn nói pháp môn thù thắng cảnh giới giải thoát bất khả tư nghì như vậy, ngài Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát làm bậc thượng thủ trong các vị đại Bồ Tát và sáu ngàn thầy Tỳ Kheo của Ngài giáo hóaĐức Di Lặc Bồ Tát làm thượng thủ trong các vị đại Bồ Tát ở Hiền Kiếp. Đức Vô Cấu Phổ Hiền Bồ Tát đứng đầu các bậc nhất sanh trụ quán đảnh vị Bồ Tát, cùng các vị Đại Bồ Tát đông như số vi trần trong các thế giới ở mười phương khắp đồng đến nhóm hội. Trong hàng đại Thanh Văn thì có ngài Đại Trí Xá Lợi Phất, ngài Đại Mục Kiền Liên v.v...làm thượng thủ. Cùng những hàng Trời, Người, các bậc chúa tể trong đờiBát BộThiên LongDạ XoaCàn Thát BàA Tu LaCa Lâu LaKhẩn Na LaMa Hầu La Dà, Nhơn, Phi Nhơn, v.v..tất cả đại chúng nghe Phật thuyết pháp đều rất vui mừng, đồng tín thọ phụng hành.

 KINH ĐẠI PHƯƠNG QUẢNG PHẬT HOA NGHIÊM
 TRỌN BỘ HẾT





Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
Tôi hôm nay hân hạnh được góp một vài ý kiến trong Lễ Vía Đức Phật Thầy Tây An, vị đạo sư đã khai sáng Bửu Sơn Kỳ Hương, một tôn giáo nội sinh trong lòng dân tộc và vì ngài có một thời gian cư trú ở Chùa Tây An (Thiền phái Lâm Tế) dưới chân núi Sam (Châu Đốc), nên vị đạo sư họ Đoàn được người dân một cách tôn kính gọi là Đức Phật Thầy Tây An. Từ gốc rễ đó, Phật Giáo Hòa Hảo do Đức Huỳnh Giáo Chủ sáng lập, thường được coi là sự kế thừa và phát triển của Bửu Sơn Kỳ Hương trong bối cảnh mới. Truyền thống Phật Giáo Hòa Hảo mỗi năm đều có Lễ Vía Đức Phật Thầy Tây An. Ngài đã từng được nhìn theo nhiều phương diện khác nhau. Nhưng hôm nay, tôi xin phép trình bày về một bản văn quan trọng do Đức Phật Thầy Tây An để lại. Đó là bài thơ Mười Điều Khuyến Tu.
Nam Mô Đại Từ Đại Bi Cứu Khổ Cứu Nạn Quán Thế Âm Bồ Tát Tâm thư KHẨN THIẾT KÊU GỌI cứu trợ đồng bào nạn nhân bão lụt Miền Bắc VN Một đồng.. giữa lúc nguy nan Hơn giúp bạc triệu lúc đang yên bình.. Bão giông tan tác quê mình.. Ơi người con Việt đoái nhìn, sẻ chia.... Như Nhiên- Thích Tánh Tuệ
Trước hết là giải thích lý do vì sao đi so sánh giữa hai người này. Câu trả lời là vì họ có lập trường đối lập với nhau và đều rất nổi tiếng. Một người là nhà khoa học nổi tiếng nhất của nhân loại có quan điểm duy thực (tin thế giới vật chất là có thật khách quan nằm ngoài ý thức). Một người là đại biểu có sức ảnh hưởng của Phật giáo tu theo hạnh đầu đà (khổ hạnh) không tin vật chất kể cả thân xác là tuyệt đối có thật (bản chất là tánh không) và thực hành tánh không bằng cách tu tập khổ hạnh, đối diện với khổ nhưng không cảm thấy khổ, chứng tỏ khổ cũng không có thật. Người giải ngộ phải hiểu rằng Tứ Diệu Đế (Khổ, Tập, Diệt, Đạo) chỉ là giáo lý bất liễu nghĩa. Bát Nhã Tâm Kinh đã nêu rõ :