Phật Giáo Nam Tông Kinh Việt Nam (1938-1963)

08/05/20188:19 SA(Xem: 16902)
Phật Giáo Nam Tông Kinh Việt Nam (1938-1963)
 
THIỆN HẬU (Kusalapacchā)
PHẬT GIÁO NAM TÔNG KINH VIỆT NAM (1938-1963)
NHÀ XUẤT BẢN HỒNG ĐỨC
 
Phat Giao Nam Tong Kinh Viet Nam
Mục lục
Lời giới thiệu của TT. Thích Nhật Từ
Lời giới thiệu của PGS.TS. Trần Hồng Liên  
Lời tựa
Phần dẫn nhập .
Chương 1: Hệ phái Phật giáo Nam Tông Kinh, giai đoạn 1938  –  1957  
I. Bối cảnh lịch sử   
II. Những tín đồ đầu tiên tiếp thu Phật giáo truyền thống Nam  tông ở Campuchia, truyền về Việt Nam  
III. Hòa thượng Hộ Tông, người sáng lập hệ phái Phật giáo  Nam Tông Kinh   
IV. Những tự viện tiêu biểu  
V. Sự hình thành Tăng già, Tu nữ hệ phái Phật giáo Nam  Tông Kinh   
VI. Sự thành lập Hội Phật giáo Nguyên thủy Việt Nam tại  miền Trung   
VII. Hoạt động Phật sự của hệ phái Phật giáo Nam Tông Kinh  
Chương 2: Hệ phái Phật giáo Nam Tông Kinh, giai đoạn 1957 – 1963. 
I. Sự thành lập các tổ chức hệ phái Phật giáo Nam Tông Kinh  ở miền Nam Việt Nam 
II. Hoạt động Phật sự của hệ phái Phật giáo Nam Tông Kinh  ..
III. Hệ phái Phật giáo Nam Tông Kinh tham gia phong trào  Phật giáo miền Nam Việt Nam năm 1963   
Chương 3: Một số nhận xét về Phật giáo Nam Tông Kinh Việt Nam (1938 – 1963) 
I. Về đặc điểm 
II. Về tính chất  
III. Về vai trò
IV. Về ý nghĩa lịch sử  
Kết luận 
Phụ lục

Lời giới thiệu

Tác phẩm “Phật giáo Nam tông Kinh Việt Nam” của tác giả Thiện Hậu (Kusalapacchā) là luận văn Thạc sĩ năm 2015, dưới sự hướng dẫn của PGS.TS. Lê Cung, là công trình nghiên cứu mang tính học thuật, cung cấp nhiều thông tin bổ ích về Phật giáo Nam tông người Kinh tại Việt Nam, giai đoạn 1938-1963.

“Phật giáo Nam tông” hay còn gọi “Phật giáo Nam truyền” (南傳佛教) là cách mô tả địa dư của trường phái Phật giáo xuất phát từ Ấn Độ, truyền sang các nước trong khu vực qua miền Nam Ấn, gồm các nước Tích Lan, Miến Điện, Thái Lan, Lào và Cambodia. Đó là Phật giáo Thượng tọa bộ (Theravāda,上座部). Truyền từ miền Bắc Ấn Độ sang các nước được gọi là Phật giáo Bắc truyền (北傳佛教) hay Phật giáo Bắc tông, gồm các nước Việt Nam, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Tây Tạng, Mông Cổ… Cách dùng từ “Nam tông” và “Bắc tông” thay thế cho khái niệm “Tiểu thừa” (hīnayāna) và “Đại thừa” (mahāyāna) nhằm xóa đi các mặc cảm tông phái về cao và thấp, lớn và nhỏ, vị thaích kỷ, hiệu quả lớn và hiệu quả thường... đã trở thành xu hướng tích cực của thập niên 50 từ thế kỷ trước (TK XX).

Tại Việt Nam, Phật giáo Nam tông có 2 trường phái: (i): Phật giáo Nam tông Khmer, còn gọi là Phật giáo Khmer, chỉ cho cộng đồng Phật giáo người Khmer tại miền Nam Việt Nam, (ii) Phật giáo Nam tông Kinh, gọi đủ là Phật giáo Nam tông người Kinh, chỉ cho cộng đồng người Kinh tu học theo Phật giáo Nam tông tại Việt Nam. Lấy giai đoạn lịch sử 19381963, tác giả Thiện Hậu (Kusalapacchā) dùng phương pháp nghiên cứu lịch sử, trong đó có phương pháp nghiên cứu lịch đại, phương pháp nghiên cứu nhân vật, vẽ nên bức tranh về bối cảnh, nguồn gốc và sự phát triển của hệ phái này tại miền Nam Việt Nam trong ngôi nhà chung của Phật giáo Việt Nam.

Năm 1930 được xem là bối cảnh thuận lợi cho sự phát triển các trường phái Phật giáohọc thuật Phật giáo tại miền Nam Việt Nam. Hội Nam kỳ nghiên cứu Phật học được thành lập vào năm 1930 tại Sài Gòn và Hội Lưỡng Xuyên Phật học được thành lập vào năm 1935 tại Trà Vinh. Trong giai đoạn này, cư sĩ Nguyễn Văn Hiểu và cư sĩ Lê Văn Giảng giác ngộ Phật pháp vào năm 1930, phát tâm cải sửa chùa Sùng Phước tại Cambodia. Vào năm 1940, cư sĩ Lê Văn Giảng xuất gia với phó Tăng Vương Chunat tại chùa Unalom, Phnom Penh và được đặt pháp danh là Hộ Tông. Vào năm 1938, cư sĩ Nguyễn Văn Hiểu xây dựng chùa Bửu Quang, Gò Dưa, Sài Gòn làm trụ sở của Phật giáo Nam tông người Việt. Từ đây, Phật giáo Nam tông Kinh ngày càng phát triển.

Đóng góp chính của tác giả, ngoài việc giới thiệu bối cảnh lịch sử ra đời của Phật giáo Nam tông Kinh, còn giới thiệu về sự thành lập Phật giáo Nguyên thủy Việt Nam tại miền Trung, sự hình thành và phát triển tu nữ hệ phái Nam tông Kinh và khái quát các Phật sự quan trọng của hệ phái Nam tông Kinh trong 2 thập niên, 1938-1957.

Giai đoạn thứ 2 của Phật giáo Nam tông Kinh tại Việt Nam được ghi nhận từ năm 1957-1963, được tác giả giới hạn trong 5 năm đầu, tức đến năm Pháp nạn 1963. Giai đoạn Phật giáo Nam tông Kinh 1963-1975 và giai đoạn 1975-2016 chưa được đề cập trong tác phẩm này; có lẽ, tác giả cần đến một công trình nghiên cứu khác trong tương lai.

giới hạn lịch sử Phật giáo Nam tông Kinh trong 5 năm 1957-1963, tác giả đề cập đến sự ra đời của các hệ phái Phật giáo Nam tông Kinh tại miền Nam Việt Nam cũng như các hoạt động Phật sự của hệ phái này, nổi trội nhất là tham gia phong trào đấu tranh bất bạo động 1963, kêu gọi chấm dứt sự đàn áp Phật giáo của chính quyền Việt Nam Cộng hòa (19541963) do Tổng thống Ngô Đình Diệm đứng đầu.

Trong bối cảnh đó, Tăng đoàn Phật giáo Nam tông người Kinh cùng với các Giáo hội và hệ phái Phật giáo cùng thành lập Ủy ban liên phái bảo vệ Phật giáo, trong đó tham gia nổi bật gồm có Hòa thượng Bửu Chơn, Hòa thượng Giới Nghiêm, Hòa thượng Hộ Giác, Thượng tọa Bửu Phương, Thượng tọa Nhật Thiện và Hòa thượng Pháp Tri. Khi Giáo hội Phật giáo Việt Nam thống nhất (GHPGVNTN) thành lập vào ngày 041-1964, ngoài các vị Tôn túc nêu trên, trong lãnh đạo của Phật giáo Nguyên thủy còn có Hòa thượng Tối Thắng, Hòa thượng Thiện Luật tham gia vào Hội đồng Lưỡng viện.

Khi Giáo hội Phật giáo Việt Nam (GHPGVN) được thành lập vào ngày 07-11-1981, Hòa thượng Bửu Chơn, Hòa thượng Giới Nghiêm và Thượng tọa Thiện Tâm tích cực tham gia Ban Liên lạc Phật giáo yêu nước cho đến lúc thống nhất Phật giáo cả nước. Ngoài việc phát triển Phật giáo Nam tông Kinh ở miền Nam và miền Trung, lãnh đạo hệ phái này gồm có Hòa thượng Bửu Chơn, Hòa thượng Giới Nghiêm, Hòa thượng Siêu Việt, Thượng tọa Minh Châu, Đại đức Thiện Tâm vào 19-9-1979 đã đóng góp tích cực vào việc phục hồi Phật giáo Nam tông tại Cambodia sau thảm họa diệt chủng của Khmer Đỏ.

Trong sách này, tác giả còn khái quát các đặc điểm của Phật giáo Nam tông Kinh bao gồm nguồn gốc du nhập từ Cambodia, không gianthời gian hành đạotruyền đạo, tính bản sắc của hệ phái. Tác giả so sánh những điểm tương đồng và dị biệt giữa thiền Minh sát tuệ của Nam tông và Thiền Công ánThoại đầu của Bắc tông. Nói cách khác, dù là tác phẩm nghiên cứu lịch sử, tác giả không chỉ dừng lại ở góc độ lịch sử mà còn giới thiệu phương pháp hành thiền cũng như so sánh Phật giáo Nam tông với cách tu của Tịnh Độ tôngThiên Thai tông.

Các nghiên cứu về bản chất cũng như vai trò của Phật giáo Nam tông Kinh trong lịch sử Phật giáo Việt Nam cận đại cho thấy tinh thần nhập thế của cộng đồng Phật giáo nói chung và cộng đồng Phật giáo Nam tông Kinh nói riêng không chỉ là hướng đi đúng mà còn là sự lựa chọn thích hợp với thời đại.

Trải qua 8 thập niên tồn tại và phát triển, hệ phái Phật giáo Nam tông Kinh đã có những đóng góp tích cực trong việc bảo vệ và phát triển đất nước, đặc biệt trong Pháp nạn Phật giáo 1963 với sự hình thành GHPGVNTN và sau năm 1981 với sự ra đời của GHPGVN. Không chỉ đồng hành cùng dân tộc, Phật giáo Nam tông Kinh đã có những đóng góp tích cực trong việc đa dạng hóa và phong phú hóa văn hóa Phật giáo Việt Nam.

Hiện nay, trong số 18.446 ngôi chùa tại Việt Nam có 106 chùa Nam tông Kinh, bên cạnh 454 ngôi chùa Nam tông Khmer. Trên tổng số 53.941 Tăng, Ni tại Việt Nam, hiện có 1.754 Tăng sĩ thuộc Nam tông Kinh (1.100 Tăng và 654 tu nữ), bên cạnh 8.574 vị Nam tông Khmer.

Đọc tác phẩm “Phật giáo Nam tông Kinh” của Thiện Hậu (Kusalapacchā), người đọc thấy được bức tranh toàn cảnh về sự dung hòa của Phật giáo Việt Nam với 2 trường phái lớn: Phật giáo Bắc tôngPhật giáo Nam tông. Không chỉ dung hòa mà còn đồng hành. Không chỉ đồng hành mà còn đồng thuận. Vượt lên trên tất cả dị biệt, Phật giáo Nam tông Kinh đã phát triển vững vàng trong lòng đất mẹ Việt Nam và trong ngôi nhà Phật giáo Việt Nam.

Dù chỉ là luận văn Thạc sĩ, tác phẩm này được xem là công trình nghiên cứu khá đầy đủ và hệ thống về vai trò lịch sử và những đóng góp nhất định của Phật giáo Nam tông Kinh tại Việt Nam nói chung và miền Nam nói riêng. Hoan hỷ với những đóng góp của tác giả Thiện Hậu (Kusalapacchā), tôi trân trọng giới thiệu tác phẩm này đến quý độc giảtrông đợi công trình nghiên cứu về Phật giáo Nam tông Kinh Việt Nam, giai đoạn 1963 – nay (2017).

Giác Ngộ, ngày 15-12-2017
TT. TS. Thích Nhật Từ
Tổng biên tập Tủ sách Đạo Phật Ngày Nay
Phó Viện trưởng Học viện Phật giáo Việt Nam TP.HCM

pdf_download_2
PHẬT GIÁO NAM TÔNG KINH VIỆT NAM



Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.