06. Phật Giáo Đóng Góp Về Công Bằng Xã HộiDân Chủ Đại Đức Sugata Priya - Thích Giác Hiệp Chuyển Ngữ

09/05/201112:00 SA(Xem: 7494)
06. Phật Giáo Đóng Góp Về Công Bằng Xã Hội Và Dân Chủ Đại Đức Sugata Priya - Thích Giác Hiệp Chuyển Ngữ
dlpdlhq2008-logo

THUYẾT TRÌNHTHAM LUẬN

SỰ ĐÓNG GÓP CỦA PHẬT GIÁO VỀ CÔNG BẰNG XÃ HỘI

PHẬT GIÁO ĐÓNG GÓP VỀ CÔNG BẰNG XÃ HỘIDÂN CHỦ

Đại đức Sugata Priya[1]
Thích Giác Hiệp chuyển ngữ


Công bằng xã hội là gì? 

Công bằng xã hội chỉ là một cụm từ, tuy nhiên, từ “xã hội” liên quan đến các quan điểm xã hội và danh từ “công bằng” là chỉ hệ thống pháp luật hay gắn liền với pháp luật. Ngoài ra, theo định nghĩa của một tự điển khác, “công bằng” nghĩa là vô tư, không thiên vị.[2] Như vậy, khi kết hợp các từ lại với nhau, chúng có nghĩa là một xã hội có sự công bằng trong mọi lĩnh vực, không phải chỉ đơn giảnđiều hành thông qua pháp luật và hình phạt.[3] Đôi khi, thuật ngữ không thể phân chia và đôi lúc liên quan đến những nguyên lý tự mâu thuẫn của sự công bằng. Nói chung, xã hội đối xử với cá nhân hay nhóm người một cách công bằng và khả năng chia sẻ những tiện ích xã hội. Tuy nhiên đôi khi, nó có nghĩa là phân chia lợi ích tốt-xấu trong xã hội.

Đôi lúc, các nhà phiên dịch tôn giáo định nghĩa công bằng xã hội như một tên gọi dân chủ, nói chung, thuật ngữ này được vay mượn từ nghĩa chính trị “cánh tả”… Công bằng xã hội còn là một khái niệm được sử dụng chỉ cho những phong trào hướng đến một thế giới công bằng. Trong một thế giới như vậy, công bằng xã hội dựa trên khái niệm nhân quyềnbình đẳng. Như đã thấy, có rất nhiều định nghĩa xã hội công bằng, nguyên lý nhân phẩm, nhân quyền, bình đẳng…

Theo một bài viết,[4] 2 tôn giáo là Ki-tô và Hồi giáo giống nhau nhưng có 2 ước vọng sâu sắc về công bằng xã hội, ngày nay họ vẫn khuyến khích tranh luận. Các truyền thống tôn giáo cũng có quan điểm nhân phẩm. Một nội dung kinh Thánh cho rằng, tất cả nhân loại được tạo ra dưới hình bóng của Chúa và một nguyên tắc của Hồi giáo khuyên nhân loại hành động theo gương “khalifa” - vua Hồi, một đại diện hay người được ủy quyền trên thế gian như một số người dịch khái niệm này.

Như vậy, trong thực hành, rất nhiều cộng đồng tôn giáo không ủng hộ bình đẳngnhân quyền xã hội. Trong các tài liệu chính thức từ thế kỷ 19, tự do tôn giáo bị lên án dẫn đến thái độ không quan tâm đến niềm tin tôn giáo, làm mất đi tính thẩm quyền, thậm chí cả hủy họai đạo đức xã hội. Đến thập niên 60, giáo hội Thiên Chúa chính thức công nhận nhân quyềntự do tôn giáo. Do vậy có thể thấy rõ, các cộng đồng tôn giáo là bộ phận của xã hội, phải cách tân theo sự phát triển xã hội.

Hồi giáo đã tìm được giải pháp tôn giáo về công bằng xã hộinhân quyền. Một số nhà Hồi giáo cách tân nhấn mạnh, có nhiều vấn đề quan trọng cần giải quyết một cách thỏa đáng.

Rất nhiều tác giả đề nghị hoặc nghi vấn có hay không bộ luật Hồi giáo, Sharia và nhân quyền phù hợp nhau, và làm thế nào quyền bình đẳng nam nữ được phát triển trong khuôn khổ tư tưởng Hồi giáo? Tự do tôn giáobao gồm quyền tự do thay đổi tôn giáochuyển đổi từ Hồi giáo sang tôn giáo khác không? Có nhiều tranh luận ngay cả trong Hồi giáo cũng như giữa Hồi giáo và những người không phải Hồi giáo

Do vậy, luật lệ công bằng xã hội thường nằm trên vấn đề bình đẳng hơn là sự mất cân bằng về kinh tế hay thu thập, nên nhớ rằng, các yếu tố kinh tế bao gồm nhiều thay đổi giữa con ngườithân phận khác nhau. Phục vụ công chúng để giải quyết 2 vấn đề này lại khác, tuy nhiên, công bằng xã hộibình đẳng liên quan lẫn nhau. Ví dụ, người nghèo ít có cơ hội làm giàu. Như vậy, nghèo vẫn nghèo, giàu càng giàu. Ngoài ra, còn có những yếu tố khác như thu nhập thấp, nhà ở tồi tàn, sức khỏe kém… Công bằng xã hội được mô tả là, thay đổi các hệ thốngảnh hưởng văn hóa để bảo đảm nơi ở. Do vậy, quan điểm công bằng xã hội dựa trên nguyên tắc bình đẳng về sở hữu quyền lực giữa mọi người, sự thu nhập, nơi cư trú và những nhu cầu cơ bản khác. 

Như vậy, có thể biết công bằng xã hội có thể ngăn chặn vi phạm nhân quyềnbảo đảm cá nhân của một quốc gia theo luật pháp quốc tế. Công bằng quốc tế liên quan đến tội phạm chiến tranh, tội ác chống nhân loại bao gồm tội diệt chủng. Các chủ đề liên quan khác là quyền của các nhóm sắc tộc thiểu số, vấn đề phụ nữ và trẻ em.

Dân chủ là gì?

Không có ý nghĩa rõ ràng của từ “dân chủ” và có thể chỉ là kinh nghiệm, sự thật như một khái niệm, ý nghĩa trừu tượng. Dĩ nhiên, thuật ngữ bắt nguồn từ truyền thống Hy Lạp cổ đại nhưng ngay cả ở đây, khái niệm cũng hơi riêng biệt có nghĩa giới hạn là “công dân”. Nói chung như người ta biết, từ này dịch là “người dân điều hành”, được bầu cử trực tiếp hoặc thông qua đại diện. Dân chủ theo nghĩa chính quyền sử dụngđiều hành bởi người dân, người có được số phiếu bầu hợp lệ cao. Ví dụ khác, có thể là một hệ thống chính trị cho phép người dân tham gia quyết định chính trị. Một đặc tính cơ bản của dân chủ như hiện thời được hiểu và thực hành, bao gồm khái niệm tự do hay tranh cử có nhiều ứng cử viên tham gia. Các cuộc bầu cử thường đòi hỏi tự do ngôn luận chính trị, truyền thôngtuân thủ luật pháp.[5]

Đề cập sự khác nhau về các nền dân chủdân chủ đại diện, dân chủ quốc hội, dân chủ tự do, dân chủ trực tiếp, dân chủ xã hội chủ nghĩa, dân chủ vô chính phủ, dân chủ bộ tộc… tất cả chỉ là một khía cạnh của “dân chủ.” 

Khái niệm công bằng xã hộidân chủ Phật giáo

I. Làm thế nào để phát triển công bằng xã hội?

Phật giáo dường như đề cập con đường nhân quyền rất muộn và hầu như toàn bộ lịch sử của Phật giáo đề cập đến khái niệm khác. Dù khái niệm hình thành sau này nhưng giáo lý từ bi, đối xử tốt với mọi người , hình thành đạo đức gia đìnhxã hội của Phật giáo rất rõ nét, hơn bất cứ nơi đâu.

Chi tiết hơn, khi chú trọng đến quan điểm của Phật giáo, chúng ta thấy, Phật giáo có nhiều quan điểm về công bằng xã hội. Mục đích chính của Phật giáođạt được sự thanh tịnh nội tâm, hành giả chứng đắc giác ngộ được hiểu là sự giải thóat hay thóat khỏi, thường được gọi là chứng đắc Niết Bàn. Từ Niết Bàn dịch là trạng thái dập tắt, loại trừ các trạng thái chướng ngại tâm thức, phiền não hay còn gọi tam độc tham, sân, si. Lọai trừ được ba độc này, cá nhân có thể chứng đắc giải thóat, được hiểu là thóat khỏi sự ràng buộc của sinh tử cũng như sự ràng buộc của xã hội

Do vậy, khi nhấn mạnh tự do cá nhân, Phật giáo như một tôn giáo, tôn giáo trầm lặng nhất thế giới đưa ra phương pháp giải quyết các vấn đề xã hội.

Liên quan đến lời dạy của đức Phật, kinh Sigalovāda (Kinh Giáo thọ Thi-ca-la-việt) thuộc Trường Bộ đề cập đến chuẩn mực đạo đức của giới tại gia. Giải thích rộng kinh này, chúng ta thấy bức tranh rõ nét về cuộc sống gia đìnhxã hội của con người và còn dạy tại gia làm thế nào để có thể tự kiểm soát, sống chánh hạnh, có tư cách tốt và giữ được sự khiêm tốn là những bước sơ khởi để có được hạnh phúc, hòa bình và thành công trong cuộc sống.

Kinh nêu tấm gương đức Phật thảo luận về mối liên quan đến xã hội, đó là quan hệ giữa cha mẹ và con cái, thầy và trò, chồng và vợ, bạn bè, chủ và người làm, xuất giatại gia. Giữa những quan hệ này, người ta có thể liên tưởng đến sự công bằng xuất hiện trong quan hệ cha mẹ và con cái, thầy trò, chủ và người làm một cách đặc biệt. Đức Phật cũng dạy, có 5 trách nhiệm mỗi bên cần phải thực hiện. Trong giai đọan hiện nay, công bằng xuất hiện trong gia đình và như vậy có thể nghĩ những vấn đề liên quan đến cuộc sống gia đình[6] gắn liền với công bằng.

Như đã biết theo kinh này, phần lớn đức Phật chú trọng các quan điểm xã hội đương thời, công bằng xã hội như thế nào và con người hành xử như thế nào trong xã hội, để phát triển xã hội, con người nên tránh những hành xử tội lỗi của mình và đức Phật diễn tả những điều xấu nào cần nên tránh. Trước tiên, đức Phật nêu 14 điều tội lỗi giới tại gia cần nên tránh:

Bốn phiền não[7]

Giết hại các quần sanh
Trộm cắp
Tà dâm 
Nói dối 

Bốn trường hợp gây tổn hại

Tham dục
Sân hận
Sợ hãi
Vô minh

Sáu việc làm cho tiền tài mỗi ngày một hao giảm 

Thích uống chất gây say
Tham đắm nữ sắc
Ưa cờ bạc
Thích ngủ nhiều
Thích chơi bời ngoài đường
Lười nhác 

Bốn lọai bạn được xem không phải bạn

Vật gì cũng lấy
Chỉ biết nói giỏi
Nịnh hót
Đem lại tổn hại

Bốn lọai bạn chân thật

Bạn giúp đỡ
Biết chia sẻ
Biết cho lời khuyên tốt
Cảm thông

Bốn cách giữ gìn tài sản

Phần thứ nhất chi tiêu hàng ngày
Phần thứ hai cho công việc
Phần thứ ba cho công việc
Phần thứ tư cất giữ

Sáu phương:

Phương Đông cần được hiểu là cha mẹ
Phương Nam cần được hiểu là sư trưởng
Phương Tây cần được hiểu là vợ con
Phương Bắc cần được hiểu là bạn bè
Phương Dưới cần được hiểu là tôi tớ, lao công
Phương Trên cần được hiểu là Sa môn, Bà-la-môn

Cuối cùng, để bảo vệ mối quan hệ tốt giữa tất cả các nhóm, đức Phật cùng dạy cách thức tôn trọng và giúp đỡ các nhóm, đổi lại, được các nhóm sẽ lịch sự và giúp đỡ.

Như vậy theo cách này, đức Phật nói, nếu bất cứ ai thực hành các chỉ dẫn này sẽ gặt hái được ích lợi cho mình cũng như cho người. 

Như chúng ta biết, để hình thành một xã hội phải có các cá nhân, nếu không có các cá nhân thì không có xã hội. Do vậy, hai thuật ngữ cá nhânxã hội là hai hiện tượng liên quanhỗ tương lẫn nhau. Nếu khôngxã hội, cuộc sống cá nhân sẽ không được bảo vệ, tổ chức. Do vậy, hai hiện tượng này không thể tồn tại riêng biệt.

Một số học giả Phật giáo gọi Phật giáo là một tôn giáo tách ly xã hội, Max Weber phổ biến quan điểm này trong tác phẩm “Tôn Giáo ở Ấn Độ” (Religions in India). Đối với kết luận như vậy, các học giả theo quan điểm này tìm kiếm quan điểm trong Phật giáo khuyến khích cuộc sống viễn ly, từ Kinh Khaggavisana thuộc Kinh Tập trong Tiểu Bộ khuyên tu sĩ sống hạnh độc cư giống như con tê giác.

Như vậy, thật sai lầm khi chỉ dựa vào một kinh này để kết luận tòan bộ giáo lý có tính tách ly xã hội. Trong nhiều bài kinh, đức Phật nhấn mạnh lợi ích cá nhân gắn liền với xã hội. Có thể thấy ý tưởng này trong các kinh tạng Mangala Sutta, Parabhava Sutta, Vasala Sutta, Dhammikas Sutta, Vyaggapajja Sutta, Kutadanta Sutta, Kesaputta Sutta, Cakkhavattisihanada Sutta và kinh Sigalovada.

Khi khảo sát kinh Mangala, phần lớn đức Phật đề cập lợi ích cá nhânxã hội là làm thế nào con người sống chánh hạnh, giữ gìn nhân phẩm và tạo dựng một môi trường lành mạnh. Đức Phật dạy, không kết giao với người ác, nên thân cận với bậc hiền trí và tôn kính bậc đáng kính.[8] Điều này có nghĩa, giáo pháp cao siêu không phải dành cho người ngu mà cho người trí và Ngài khuyên không nên giao kết với người ác, phải tôn kính bậc đáng kính.

Do vậy, hãy sống một nơi thích hợp, làm việc công đức, lão luyện tinh thông nghề nghiệp, phụng dưỡng cha mẹ, nuôi dưỡng vợ con và theo nghề chân chính, bố thí, sống đời sống đạo đức, giúp đỡ thân quyến và làm việc thiện, không làm điều tội ác, không uống chất say, sống chân chánh, tôn kính, nhân bản, mãn nguyện, biết ơn và dự các khóa lễ tôn giáo hợp thời, kiên nhẫnlịch sự trong ngôn từ, viếng thăm tăng chúng, tổ chức các buổi thuyết giảng hợp thời, khổ hạnhđộc thân, hiểu rõ Tứ Đếchứng đắc Niết Bàn, giữ tâm kiên định trước thăng trầm cuộc sống, thóat khỏi lo sầu, bất tịnh, trở nên tịch tĩnh.[9]

Nhiều bài kinh cho ta thấy, phần lớn đức Phật dạy hạnh phúc thật sự liên quan đến cá nhân và hành động đạo đức, ta phải làm thế nào để mang lại ích lợi trực tiếp đến phúc lợi xã hội trong đời thường. Đến lúc sắp Niết bàn, Ngài còn để lại di chúc, những lời dặn dò là những bài pháp hướng dẫn cá nhân thóat khỏi khổ não, chứng đắc Niết Bàn, mục đích tối hậu của Phật giáo.

E.F. Schumacher[10] đưa ra các cứ liệu đầy đủ về công bằng xã hội trong các lời dạy của đức Phật. Đọc tác phẩm quan trọng “Nhỏ Mà Đẹp” đề cập giáo lý Phật giáophương pháp tốt nhất xây dựng xã hội lành mạnh. Ông ta nói theo Phật giáo, sự phát triển không nằm ở của cải, nó bắt đầu từ con người, học vấn, sự tổ chức và đạo đức của con người. Theo ông, xã hội ngày nay bị kinh tế, tiền tài chi phối. Cạnh tranh trở thành cần thiếttội ác nguy hiểm. Cạnh tranh có thể thấy ở mọi khía cạnh cuộc sống xã hội gây bất hạnh và nguy hiểm cho nhân loại, xã hội loài người và môi trường thiên nhiên. Phật giáo không khuyến khích cạnh tranh mà khuyên nên hợp tác, một biện pháp thích hợp nhất giải quyết khủng hoảng kinh tế, bất ổn chính trị, xã hội.

Phật giáo không tách rời lợi ích cá nhânlợi ích xã hộinhấn mạnh, đồng thời, lợi íchtinh thần cá nhân, xã hội phải đi cùng để tạo ra một sự hạnh phúc cho nhân loại. Triết lý này của Phật giáo có thể bắt gặp trong 5 giới điều, chuẩn mực nền tảng đạo đức của Phật giáo. Giới thứ nhất trong 5 giới nói lên quyền sống của mỗi cá nhân, bảo vệ mạng sống nhân loại, phi nhân, mọi loài. Giới thứ 2 là quyền sở hữu tài sản của con người trong xã hội, tiếp theo mạng sống là tài sản, nếu tài sản không được bảo vệ thì con người cảm thấy không an toàn khi sống với nhau. Giới thứ 3 tiêu biểu cho quyền cá nhân, mỗi người trong xã hộiước vọng sống riêng tư (cuộc sống tình dụcgia đình) không bị quấy rối. Do vậy, Phật giáo có giới thứ 3 là không dâm dục. Giới thứ 4 là không nói dối, liên quan đến ngôn từ của con người, sự diễn đạt ngôn ngữ không nên sai lầm đối với chính mình hay người khác. Giới thứ 5 là không uống các chất gây say vì các hoạt động thân thể cũng như tinh thần phải tỉnh thứccần thiết cho cuộc sống cá nhânxã hội thành công. Chất độc tổn hại nhân phẩm và làm cho con người không phát huy khả năng tốt của mình. Để ngăn chặn điều này, Phật giáo có giới thứ 5 là cấm uống chất gây say. Năm giới điều và ứng dụng chúng chắc chắn có kết quả tốt không những cho lợi ích cá nhân mà còn lợi ích cho cả xã hội.

Trong kinh Vyaggapajja, Tăng Chi Bộ nói rằng, chúng sinh nên phát triển cả thể xác lẫn tinh thần. Có 4 nguyên lý nên thực hành:

Kiên trì
Giữ gìn (tài sản)
Bạn tốt
Quân bình cuộc sống

Kiên trìyếu tố cần thiết để thành công, ngược với lười nhác. Lười nhác không bao giờ thành công, muốn lọai bỏ lười nhác phải kiên trì theo 5 cách:

Sáng suốt
Tích cực
Sáng suốt khi hành động, tùy thời, tùy lúc
Khả năng làm việc
Khả năng tổ chức 

Nguyên lý thứ 2 là giữ gìn những tài sản đã kiếm được, rất khó khăn để có được của cải, tiền tài, danh vọng. Con người nên cẩn thận trong sử dụng những gì mình có được, như vậy, những gì làm ra sẽ không bị tiêu xài vô ích. Tham đắm, bạn xấu… là những nguyên nhân xấu hủy họai những gì có được. Không tiêu xài tất cả những gì mình làm ra và tiêu xài nhiều cũng nguy hại. Do vậy, bảo vệ những gì mình có rất cần thiết cho cuộc sống thành công.

Nguyên lý thứ 3 là thân cận bạn tốt. Bạn xấu luôn tổn hại kinh tế, tinh thầncảm xúc cá nhân. Do vậy, trong sự phát triển xã hội nên giao lưu với bạn tốt sẽ có được lợi ích

Nguyên lý thứ 4 trong kinh Vyaggapajja, đức Phật giải thích làm thế nào để sống quân bình thông qua sự so sánh một cái hồ trong làng có 2 lối thóat nước là ra và vào. Nếu đóng không cho nước vào, hồ sẽ khô cạn. Nếu mở tất, nước dâng và phí lượng nước. Do vậy, hệ thống thủy lợi, cổng vào ra nên mở đóng có thứ tự thì sẽ không hủy họai hồ nước.[11] Cũng vậy, một người trong một cộng đồng nên có tâm thanh bình và khả năng để phá trừ vô minh
Rất nhiều kinh nói đến việc Phật giáo nhấn mạnh chẳng những đem lại lợi ích cá nhân mà là cả xã hội. Do vậy, Phật giáo không phải là một tôn giáo cách ly xã hội, mà là tôn giáo có tính xã hội, đó là lý do hàng tỷ người theo Phật giáo và đang trở thành Phật tử. Năm rồi, chỉ một ngày, hơn nửa triệu người Ấn Độ được chuyển hóa sang Phật giáo. Qua chứng minh chúng ta thấy, Phật giáo có tính bình đẳngcông bằng hơn Ấn Độ giáo.

II. Làm thế nào để phát triển dân chủ?

Để phát triển dân chủ hay bình đẳng trong một quốc gia hay xã hội, Phật giáo nói rằng, xã hội là một sự tập hợp tập hợp mọi người lại với nhau. Cá nhân hợp nhất và tạo thành xã hội. Khi cá nhân phân tách, tính hợp nhất không còn. Như vậy, phúc lợi tùy thuộc vào sự tập hợp cá nhân.

Do vậy, các mối quan hệ xã hội rất quan trọng cả xã hội thế tụctôn giáo. Tham gia vào cuộc sống vật chất, Phật tử nhận rõ giá trị trong mỗi con người. Phật giáo không phân biệt sắc tộc, màu da, giai cấp, ngôn ngữ, giàu nghèo trong xã hội dân chủ. Một xã hội Phật giáo gồm 4 chúng là tỳ kheo, tỳ kheo ni, tại gia nam và nữ. Sự phân chia này dựa trên sự tu tập đạo đức của mỗi cá nhân.

Như chúng ta thấy trong cuộc sống tu viện, ngay cả tu sĩmục đích cao siêu không ảnh hưởng đáng kể lên xã hội nhưng bạn tốt không thể thiếu trong cuộc sống tu viện Phật giáo. Trong kinh Kosambiya[12], đức Phật nói có 6 điểm giúp phát triển dân chủ trong một quốc gia tương ái:

An trú thân hành với vị đồng phạm hạnh
An trú khẩu hành với vị đồng phạm hạnh
An trú ý hành với vị đồng phạm hạnh
Chia sẻ tài vật bình đẳng
Bình đẳng trong thành tựu tu tập

Bình đẳng trong tri kiến

Nếu thực hành sáu nguyên lý này, xã hội sẽ có sự hiểu biết đúng đắn lẫn nhau giữa quốc gia, con người và các hình thức chính quyền sẽ tồn tại. Người dân sẽ tôn trọng và đối xử tôn kính với thân quyến cũng như những người khác trong quốc gia. Sẽ không có những tranh luận đáng tiếc giữa các cộng đồng thực hành 6 nguyên lý này. Đức Phật cũng nói, 6 nguyên lý đạo đức này rất cơ bản và cần thiết cho tình bằng hữu giữa các cộng đồng, không phân biệt bất công.

Các giáo lý được đề cập trong kinh Sigàlavàda,[13] thực hành bốn phạm trú thì quốc gia sẽ được dân chủ. Trong Phật giáo, bốn phạm trú là bốn pháp cao quý nhất của nhân lọai. Chúng càng phát triển thì nhân bản càng phát triển. Vậy, hãy bàn về tính chất của 4 phạm trú:

Phạm trú thứ nhất là “từ”, được giải thíchtình thương, chăm sóc và tôn trọng người khác. Như vậy, quyền con người, phẩm cách và giá trị của tha nhân được bao hàm trong tư tưởng này. Hơn nữa, với những phẩm chất này, nhân lọai có thể đem lại hạnh phúc, an lạc cho tất cả. Tâm gây trở ngại “từ” là tâm sân. Người ta không thể khởi lòng thương khi đang sân.

Phạm trú thứ 2 là “bi”. Đức Phật được xem là đấng đại bi. Các sớ giải Phật giáo giải thích bi như là cảm thông khi thấy tha nhân khổ đau.

Phạm trú thứ 3 là “hỷ”, tức không ích kỷ, vui với cái vui của người khi người khác thành công, phát triển. Vui vẻ hồ hởi không phải tính chất hỷ, nó được xem là nhân trở ngại gián tiếp của hỷ. Nói cách khác, hỷ liên quan đến tự thân hơn là đối với người, nó lọai trừ lòng đố kỵ. Mặt khác, có hỷ nên mới giúp đỡ người khác vì người thực hành hạnh này sẽ không chứa tài sản, luôn làm việc ích lợi cho người. 

Phạm trú cuối là “xả”, tức là đối xử với người khác bình đẳng. Có nghĩa, người thực hành không nên ghét bỏ, không quan tâm, không tôn trọng người khác vì chủng tộc, màu da, giai cấp, giàu nghèo. Phải cư xử bình đẳng với mọi ngườilời nói hay hành động. Đức Phật trú trong các đức tính này, cũng vậy, khi con người và người lãnh đạo có những đức tính này sẽ không gặp nguy hại hay vấn đề gì. Nhờ những đức tính này, nhiều người sẽ hài lòng với những gì họ có.

Tóm lại, đối với 4 phạm trú có thể nói từ là thương tưởng mọi lòai, bi là cứu khổ, hỷ là chia sẻ, xả là không chấp tốt xấu, thương ghét, vui buồn.[14] Ai muốn hoàn thiện trong cuộc sống, hàng ngày phải tu tập 4 phạm trú này.

Năm giới điều của Phật giáo tiêu biểu năm nhu cầu cần thiết cho cuộc sống nhân lọai, quyền sống, quyền sở hữu tài sản, quyền riêng tư và cảm xúc, quyền an toàn cá nhân và quyền về tinh thần và thể xác. Các giới điều này có giá trị phổ biến. Giá trị không giới hạn thời gian, đối với cuộc sống xã hội.

Nếu ai tách ly xã hội, không sống hòa với người khác, các giới điều này sẽ không có bất cứ giá trị nào. Chúng liên quan đến cuộc sống xã hội. Chúng có ảnh hưởng đạo đức lên mỗi cá nhân nhưng ảnh hưởng ích lợi xã hội nhiều hơn. Năm giới điều cũng là những nguyên lý cần thiết để phát triển tính dân chủ trong quốc gia. Nếu dân chúng thực hành những giới điều này, giữ gìn các phạm trú trong cuộc sống hàng ngày thì sẽ không có việc giết người, trộm cắp, người xấu, nói dối, nghiện ngập, xã hội sẽ được ổn định.

Như vậy, nên tuân thủ tất cả những điều Phật dạy trên. Có rất nhiều kinh đức Phật dạy về phúc lợi xã hội và phát triển xã hội dân chủ nên không thể nêu ra hết được. Theo Phật giáo, mỗi người đều giống nhau và đáng được giữ gìn nhân phẩm và sống cuộc sống có phẩm chất. Lần nữa, đức Phật dạy trong kinh Vasala[15] (Kinh Kẻ Bần Tiện), “Bần tiện không vì sinh, Phạm chí không vì sinh”. Quan điểm này của Phật giáo có thể nói là duy nhất, nhấn mạnh mọi người đều bình đẳng, không có sự phân biệt. Thông qua câu kệ này, có thể thấy Phật giáo khuyến khích mọi người phát triển phẩm chất tốt cho xã hội.

Kết luận:

Phật giáo như một tôn giáo triết học xã hội toàn cầu đưa ra những liều thuốc lý thuyếtthực hành cho công bằngxã hội dân chủ, và giải thích mối tương quan giữa 2 yếu tốích lợi của xã hội, nhờ chúng, con người không gặp rắc rối hay tổn thương, huỷ hoại mình, xã hộiquốc gia. Phật giáo cũng không tách rời lợi ích cá nhânxã hội, mà luôn luôn nhấn mạnh lợi ích cá nhân, xã hộitinh thần phải cùng đi với nhau, tạo nên thế giới hạnh phúc cho nhân loại.

Do vậy, từ 2 khái niệm trên có thể thấy, đức Phật phát triển chúng giữa những khái niệm khác để hình thành xã hội công bằng và hoà bình. Điều còn lại là ước vọng của nhân loại để thực hành nguyên lý dân chủ và tránh điều tội lỗi được đề cập trong các bài kinh, rất nhiều nên không thể nêu ra đây hết. Tuy nhiên, con người nên tuân giữ 5 giới, kết quả cuộc sống không bị tổn hại, không vi phạm pháp luật quốc gia. Chúng cần thiết để hình thành xã hội dân chủ, cuộc sống an lành. Tất cả các yếu tố trên đều là những nguyên lý quan trọng, nền tảng trong xã hội. Phật giáo nhấn mạnh và khuyến khích con người giữ gìn các giới điều để kinh tế, chính trị, công bằnglợi ích xã hội phát triển.

Cuối cùng, nếu có nhiều quốc gia và người dân thực hành các pháp hoàn thiện (pàramitas) như đức Phật đã thực hành thì tương lai sẽ tươi sáng! Do vậy, nên đạt được các pháp hoàn thiện này. Như đã biết, chúng là những đức tính đạo đức tuyệt hảo cần có, không đề cập đến các hệ phái hành giả đang theo. Sau khi thực hành, các đức tính phát triển là đại từ, chánh nhân, vị tha, chánh kiếnxa lìa kiêu ngạo, tự phụ... Các pháp hoàn thiện gồm: (1) Bố thí, (2) Trì giới, (3) Xuất gia, (4) Trí tuệ, (5) Tinh tấn, (6) Nhẫn nại, (7) Chân thật, (8) Quyết định, (9) Tâm từ, (10) Tâm xả

Như vậy, các pháp hoàn thiện này rất quan trọng cho việc thực hànhtu tập nhằm duy trì nhân cách, hình thành sự công bằng, cho phép hành giả tu tập đức hạnh mà Phật đã chứng đạt. Khi con người sở hữu tất cả các đức hạnh này, sẽ hiểu được hành động dân chủcông bằng, giải quyết được nhiều khó khăn. Các pháp hoàn thiện này không có sự khác nhau giữa dân tộc, tín ngưỡng, màu da, giàu hay nghèo làm nổi bật sự quan trọng của khái niệm. Một chính quyền dân chủ, công bằng có thể tồn tại, con người và các chính sách sẽ hoàn bị hơn, mục đích Niết Bàn tối hậu sẽ đạt được với những ai quan tâm
 
 

[1] Bài viết này được Mr. Dion O. Peoples ấn hành, tác giả cuốn “Tôn Giáo Tỷ Giảo” và “Luận Tạng”. Tác giả bài viết là người Bangladesh sau nghiên cứu ở Sri Lanka, hiện tu theo Phật giáo Nguyên Thủy
[2] Tự điển Encarta và tự điển chuyên đề Anh văn.

[3] Bách khoa toàn thư, sách giáo khoa. 

[4] Heiner Bielefeldt & Mohammad Saeed Bahmanpour, “Chính trị của vấn đề công bằng xã hội: tôn giáovấn đề nhânn quyền ấn hành do cty Democracy Ltd ấn tống. Từ trang web www.opendemocracy.net/trackback/689

[5] Các nguyên tắc chính yếu ở đây được vay mượn từ Wikipedia. 

[6] Susan Okin Moller: Công bằng, Giới tính và Gia đình, Basic Books Inc., USA 1989

[7] Sigalovada Sutta trong Trường Bộ Kinh, Đức Phật thừa nhận hành vi thiện ác của người cư sĩ, và Đức Phật dạy cách nhỗ tận gốc cái xầu khỏi đổ vỡ cuộc đời

[8] Kinh Hạnh Phúc (Mangala Sutta) thuộc Tiểu Bộ Kinh (Khuddakapatha, P.T.S., pp. 2-3) trong cuốn Lịch Sử Văn Học Pali (A History of Pali Literature) của Bimala Churn Law, Foreword by Wilhelm Geiger; edition 2000, published for the first time in 1933. Printed in India in New Delhi 110 020. 

[9] Sđd, 

[10] E.F. Shumacher, Small is Beautiful (Nhỏ mà đẹp).

[11] F.L. Woodward. Sách của những lời dạy dần. Tương ưng bộ kinh (London: Pali Text Society, 1973), p. 171-173 

[12] Majjhima Nikaya (Trung Bộ Kinh), pp. 320-325.

[13] Digha Nikaya (Trường Bộ Kinh), III, pp. 180-193.

[14] Đức PhậtPhật Pháp. By Narada. Printed in Taiwan, July 2000 

[15] Of Sutta Nipata of Khuddaka Nikaya, pp. 21-25. Đức Phật giảng cho Bà la môn.





Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
23/04/2014(Xem: 18317)
Nam Mô Đại Từ Đại Bi Cứu Khổ Cứu Nạn Quán Thế Âm Bồ Tát Tâm thư KHẨN THIẾT KÊU GỌI cứu trợ đồng bào nạn nhân bão lụt Miền Bắc VN Một đồng.. giữa lúc nguy nan Hơn giúp bạc triệu lúc đang yên bình.. Bão giông tan tác quê mình.. Ơi người con Việt đoái nhìn, sẻ chia.... Như Nhiên- Thích Tánh Tuệ
Trước hết là giải thích lý do vì sao đi so sánh giữa hai người này. Câu trả lời là vì họ có lập trường đối lập với nhau và đều rất nổi tiếng. Một người là nhà khoa học nổi tiếng nhất của nhân loại có quan điểm duy thực (tin thế giới vật chất là có thật khách quan nằm ngoài ý thức). Một người là đại biểu có sức ảnh hưởng của Phật giáo tu theo hạnh đầu đà (khổ hạnh) không tin vật chất kể cả thân xác là tuyệt đối có thật (bản chất là tánh không) và thực hành tánh không bằng cách tu tập khổ hạnh, đối diện với khổ nhưng không cảm thấy khổ, chứng tỏ khổ cũng không có thật. Người giải ngộ phải hiểu rằng Tứ Diệu Đế (Khổ, Tập, Diệt, Đạo) chỉ là giáo lý bất liễu nghĩa. Bát Nhã Tâm Kinh đã nêu rõ :
Một hình chụp văn bản lan truyền qua mạng xã hội hôm 12 Tháng Tám được cho là thư thông báo rời bỏ Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam (giáo hội quốc doanh) của Thượng Tọa Thích Minh Đạo, trụ trì tu viện Minh Đạo ở thị xã Phú Mỹ, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu.