Thư Viện Hoa Sen

Khổ gì mà khổ hoài

13/06/20184:17 CH(Xem: 4726)
Khổ gì mà khổ hoài
KHỔ RĂNG MÀ KHỔ RỨA
Giác Minh Luật
Nhà xuất bản Hồng Đức 

Khổ gì mà khổ hoài

 

Một hôm, có một cô Phật tử nhắn tin:

- Sư ơi! Con khổ quá,... xin cho con một lời khuyên.

Tôi chỉ biết cười và bảo: - Cô ơi! Sư cũng khổ quá.

Cô thắc mắc hỏi: - Trời, Sư mà cũng khổ nữa à!

Rồi cô nhắn tin khuyên bảo tôi một mạch như đang đồng cảm và thấu hiểu lắm.

Một hồi sau cô hỏi: - Mà tại sao Sư khổ?

Tôi cười nhẹ nói khẽ: - Thì gặp ai cũng than khổ, nên nghe riết cũng khổ.

Chắc cô cười nên nhắn tin phản hồi lại: - Thôi! Con hết khổ rồi. Cảm ơn Sư.

Tôi im lặng không phản hồi, dù đã xem.

Cô nhắn thêm một tin nữa: - Ủa! Sao sư không
trả lời?

Tôi cười khúc khích bảo: - Thì hết khổ rồi phản hồi chi nữa.

Hay còn muốn luyến tiếc cái khổ.

Khổ răng mà khổ rứa, mấy cô mấy cậu của đời tôi.

Đợi lắm, cần lắm một tin nhắn: - Sư ơi! Con hạnh phúc quá. Sư đừng khuyên con nữa. Please!

_()_ hì hì_()_  Thưa Bụt _()_ Con hạnh phúc. _()_ Vậy đi cho nó yên.

Gặp Bụt là than, là thở - nghe hoài cũng ngán hỉ.

Tạo bài viết
30/04/2019(Xem: 7257)
04/05/2015(Xem: 11559)
Vào năm 2015 ngôi chùa Linh Thứu tại thủ đô Berlin của xứ Đức, đã đảm nhận trọng trách tổ chức một khóa An Cư Kiết Đông cho hơn 100 vị Chư Tăng Ni đến từ các nơi, chủ yếu là Âu Châu. Gần mười năm sau, Chùa lại được hân hạnh đón tiếp lần thứ hai gần 100 Vị đến tu tập những 10 ngày từ mùng 9 đến 18 tháng 12 năm 2024, đó là khóa An Cư Kiết Đông kỳ thứ 12, nếu không trừ ra vài khóa vắng bóng thời Cô-Vít ngày nào!
Ngày 3/1, ngày thứ tư kể từ khi đặt chân tới đất Thái Lan, đoàn của sư Minh Tuệ đang đi bộ dọc đường 217 trên khu vực thuộc huyện Phibun Mangsahan, tỉnh Ubon Ratchathani ở miền đông bắc Thái Lan.
Thay mặt Ủy ban Quốc gia Đại lễ Vesak LHQ 2025, xin trân trọng kính mời quý cư sĩ học giả tham gia viết bài và trình bày tại Hội thảo Vesak Liên Hiệp Quốc 2025, diễn ra từ ngày 6 đến 8 tháng 5 năm 2025 tại Thành phố Hồ Chí Minh. Hội thảo năm nay với chủ đề chính: “Hợp nhất và Bao dung vì Nhân phẩm Con người: Tuệ giác Phật giáo cho Hòa bình Thế giới và Phát triển Bền vững” cùng các tiểu chủ đề mang tính thời sự như: