Tụi bạn thân của chú Huệ Hiếu

13/06/20183:45 CH(Xem: 3538)
Tụi bạn thân của chú Huệ Hiếu
KHỔ RĂNG MÀ KHỔ RỨA
Giác Minh Luật
Nhà xuất bản Hồng Đức 

Tụi bạn thân của chú Huệ Hiếu

 

Bé Ngọ - nó thường kéo đám bạn trai về chùa hái hoa sứ để kết thành sợi dây chuyền dài đeo vào cổ để chơi trò “cô dâu - chú rể”, ai đời chơi cái trò duyên nợ phàm tục như thế mà cứ thích kéo nhau về chùa chơi, rồi cứ làm cho chú Hiếu (chú tiểu) trở nên bị lạc lõng vô cùng với tụi nó, chỉ biết đứng nhìn ngay một góc
chánh điện.

Đóng vai chồng cũng không được, mà đóng vai vợ cũng không xong, vì con bé Ngọ nó thích làm chị đại lắm, nó kêu chú tiểu hổng được chơi trò này nên nó cứ bắt đứng nhìn tụi nó chơi, có lần nó kêu đóng vai con, chú tiểu đi tu rồi mà chẳng lẽ đi làm con của tụi nó - nghĩ thế, nên chú hổng chịu, thế là con bé Ngọ nó hung dữ đứng chửi ngon lành, may mà chú tiểu đi tu nên hiền lành chứ không là con bé Ngọ no đòn, lết từ chùa về nhà cho chừa cái tật con gái mà hàm hồ hàm chướng.

Chú thức cả đêm vắt tay lên trán suy nghĩ đủ điều, làm cách nào để có thể dung hòa được giữa đời và đạo một cách dung thông mà có thể làm cho tụi bạn được vui, mà chính mình cũng hoan hỷ và nhất là con bé Ngọ làm sao bớt bớt cái miệng lại khi mỗi lần nghe chú từ chối hổng chịu điều gì đó.

Sáng nay nghỉ học, tụi bạn cũng lên chùa chơi để ăn cơm chay miễn phí, tiết kiệm được tiền ăn sáng mẹ cho để chơi game hay làm điều thiêng liêng gì đó. Mà thật tình thì chú Hiếu cũng cần tụi nó lên chơi, chứ ở chùa có một mình rồi chú ngồi buồn thui thủi một góc tội nghiệp lắm. 

Không biết phải nói sao, vì chú cũng là người có căn tu thì phải, từ nhỏ mà hổng thích ở nhà, mới có mười tuổi đời thôi mà suy nghĩ, quán chiếu về cuộc đời ghê gớm lắm. Chú nghĩ cuộc đờivô thường ảo mộng giữa cuộc sống thế nhân hơn thua được mất sẽ khiến cho con người ta bị quay cuồng trong cái máy vô hình của danh lợi, tình trường, đồng tiền và các mối quan hệ.

Chuyện là chú thấy cái chết bất ngờ của ba, nỗi cơ cực mệt mỏithở than của mẹ khi mỗi buổi sáng ngồi chải tóc ngay tại góc nhà, mẹ bảo mẹ khổ quá, mẹ bất lực, mẹ muốn chết nhưng vì các con mà mẹ phải gượng sống để nuôi nấng cho các con nên người, rồi còn anh chị thì người ham chơi, người bỏ học, người có hiếu nhưng không có tiền, cứ thế mà chú tuần tự chứng kiến biết bao nỗi đau thương, mất mát từ trong cuộc sống gia đình đầy chán ngán của vết xe đổ mà chú không muốn đời mình phải giẫm vào đó mà đi tiếp.

Chú cứ khóc hoài vì thương mẹ, thương anh chị mà hổng biết làm gì, chú muốn thoát ra mà không biết phải thoát ra cái gì và thoát ra làm sao. Từ đó chú chợt ngộ, ngộ cái gì thì chú cũng chẳng biết luôn, đơn thuần là chú không muốn ở nhà nữa, chú không muốn trở thành anh chịtrở thành ba hay thành mẹ nữa mà trở thành ông thầy tu, ông thầy tu tự do, hiền lành đức hạnh và có tình thương rộng lớn giúp đời như ông thầy Đạo ở trên chùa vậy, lúc nào cũng yêu thương lũ trẻ nhỏ và mọi người nghèo khó trong xóm.

Vì thế, mà chú trốn lên chùa ở luôn và xin đi tu luôn cho rồi, từ đó áo trần cởi ra choàng áo đạo, tóc trần phủi nhẹ tợ mây bay, chỉ còn lại đôi dép và cái đồng hồ cũ kỹ của ba cho chú hồi còn sống, còn đôi dép là mẹ mua làm quà cho chú trước lúc đi tu, nên chú xin thầy Đạo cho giữ lại hai món đồ đó bên mình như lúc nào cũng có ba mẹ bên cạnh, mặc dù ba của chú đã chết lâu lắm rồi - nghĩ đến đó chú khóc vì nhớ ba - từ đó chú trở thành một chú tiểu, một chú tiểu dễ thương, mắt sáng và cái đầu trọc lóc có cái chóp xinh xinh nhìn ngộ ngộ dễ ghét vô cùng.

Con bé Ngọ sáng nay lên chùa cũng tiếp tục rủ chơi cái trò đám cưới nữa, ai đời con gái mà cứ thích chơi đám cưới, chắc con bé ham làm cô dâu và ham lấy chồng lắm rồi đây. Nên lúc nào cũng giành làm cô dâu hết và cứ bắt cái tụi bạn làm chồng, còn chú Hiếu thì làm con.

Nghe con bé Ngọ kêu chơi đám cưới, chú Hiếu lớn giọng nói:

- Thôi chơi đám ma đi, đám ma thì Hiếu sẽ đóng vai thầy tụng kinh hợp hơn.

Con bé Ngọ trợn mắt ngơ ngác chửi:

- Chú Hiếu khùng hả, tự nhiên chơi đám ma - xui xẻo. Nói rồi bé Ngọ quay người đi như muốn giận.

Chú Hiếu nhẹ nhàng lên tiếng: - Hiếu thấy ở đời có hạnh phúc thì phải có khổ đau chứ, tại sao mà Ngọ chỉ thích đám cưới mà không thích đám ma trong khi ai rồi cũng phải chết một lần trong đời mà. Chơi đám ma đi, Hiếu sẽ đóng vai thầy tụng kinh cho Ngọ và tụi bạn nghe miễn phí - hay lắm. Chứ chơi đám cưới hoài chán quá. Nói rồi chú Hiếu thở dài.

Nghe đến đó, con bé Ngọ òa lên khóc mếu máo:

- Hiếu thấy không, hai cái chân của Ngọ bị liệt như thế này, bây giờ còn nhỏ hổng làm đám cưới giả cho Ngọ vui, chứ lớn lên Ngọ đâu có lấy chồng, có đám cưới được đâu, ai mà thèm lấy người què như Ngọ làm vợ chứ! Nói rồi con bé Ngọ lấy hai cây gậy chống lấy đôi chân gượng đứng lên, vừa bước đi vừa tủi thân
nghẹn khóc.

Nghe đến đó, chú Hiếu và đám bạn ai cũng vội chạy đến ngồi bên Ngọ để an ủi và lau nước mắt.

Chú Hiếu bảo: - Thôi, Ngọ nín đi, chơi đám cưới mà, Hiếu sẽ làm ba vợ hay mẹ vợ gì cũng được để Ngọ vui được chưa, mà Ngọ hổng được suy nghĩ bi quan như vậy, tuy Ngọ bị liệt hai chân nhưng bù lại Ngọ có cái miệng đẹp, dễ thương và biết đâu sau này nhờ cái miệng của Ngọ mà lấy được nhiều chồng thì sao.

Nghe đến đó, con bé Ngọ cười mỉm chi rồi đưa miệng lên chửi: - Chồng gì mà lắm thế, ông tiểu sàm, Ngọ là Ngọ chỉ muốn lấy một chồng mà thôi! Nhưng phải hạnh phúcyêu thương Ngọ hết lòng, chứ yêu nhiều thì khổ nhiều thôi chứ được gì.

 - Ố ồ - Ngọ mà cũng nghĩ được như vậy nữa à, chứ hổng phải ham lấy chồng đến nỗi mà đám bạn chơi chung ai cũng phải thay phiên đóng giả làm chồng của Ngọ hết rồi.

Chắc cũng tại Ngọ lo xa, về số phận, về tương lai, về sự bất hạnh của Ngọ, sợ sau này khi Ngọ lớn lên không ai dám lấy Ngọ làm vợ - Ngọ sẽ buồn, sẽ ống chề
(ế chồng).

Ngọ nhìn vào sâu đôi mắt của chú Hiếu, bảo:

- Nhưng hôm nay thì thôi! Mình sẽ chơi đám ma, chú Hiếu sẽ đóng làm thầy tụng kinh và tụi mình sẽ đóng làm gia quyến ngồi quỳ làm lễ khóc lóc thảm thương như để cầu siêu cho ba chú Hiếu luôn.

Đám bạn nghe đến đó ai nấy cũng vui mừng hớn hở:

- Được đó, được đó... Rồi ồ lên cười tít mắt, xong ai nấy cũng quỳ xuống lăn lộn giả khóc nức nở - nhìn mắc cười lắm, còn chú Hiếu cầm mõ tụng lên những lời kệ cúng cơm cho hương linh cha mẹ đầy xúc động mà chú được học thuộc lòng:

“Đây bát cơm đầy nặng ước mong,

Ba ơi! Đây ngọc với đây lòng,

Đây tình còn đọng trong tha thiết,

Ân nghĩa sanh thành, chưa trả xong!”

Lễ nhị bái - Bình thân quỳ.

Đến đây cả đám bạn đồng quỳ xuống, thẳng người, chắp tay trang nghiêm, nghe chú Hiếu đọc tiếp:

“Cẩn y tam thừa giáo, Xưng tụng thất Như Lai

Hương linh thừa Phật lực, Thác hóa Bảo liên đài”.

Chú Hiếu hít vào một hơi đọc tiếp bài thơ tán:

“Năm xưa tôi còn bé, Mẹ tôi đã qua đời

Lần đầu tiên tôi hiểu, Thân phận trẻ mồ côi

Quanh tôi ai cũng khóc, Im lặng tôi sầu thôi.

Để dòng nước mắt chảy, Là bớt khổ đi rồi

Kìa nhà ai bên cạnh, Mẹ con vỗ về nhau

Tìm mẹ tôi không thấy, Lúc buồn biết trốn đâu

Hoàng hôn phủ trên mộ, Chuông chùa nhè nhẹ rơi

Tôi thấy, tôi mất mẹ. Mất cả một bầu trời...”.

Chú Hiếu đọc đến đây cả đám òa lên khóc thật, rồi kêu mẹ:

- Mẹ ơi! Con sẽ chạy về nhà với mẹ, hổng thèm chơi đám ma nữa - cả đám nói trong nghẹn ngào, vừa chạy về nhà vừa khóc mà miệng thì không ngừng kêu mẹ - Mẹ ơi! Đừng bỏ con.

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
30/04/2019(Xem: 6660)
04/05/2015(Xem: 10827)
06/01/2020(Xem: 2778)
Hiện tượng của thầy Thích Pháp Hòa là hợp với logic của cuộc sống bất cứ thời nào. Bên cạnh ma quỷ luôn có thánh thần, bên cạnh ác tăng luôn có những cao tăng kềm chế. Nếu kẻ lợi dụng mảnh áo cà sa để hướng dẫn Phật tử vào chốn u minh nhằm bóc lột tiền tài, công sức của họ, bằng cúng dường bằng tà thuyết phải cúng Phật mới được siêu sinh thì thầy Pháp Hòa mở ra từng pháp thoại có khả năng giác ngộ người nghe thầy thuyết giảng. Thầy khẳng định những điều đơn giản nhưng hiếm người hiểu rõ, đó là: “Phật Giáo là một triết lý, một lối sống để tìm đến sự an lạc trong tâm hồn, không phải là một tôn giáo vì Phật không phải là đấng toàn năng để có thể ban phước lộc cho người này hay trừng phạt người kia.”
Hãy cẩn trọng với giọng nói, video và hình ảnh làm từ trí tuệ nhân tạo AI: một số người hoặc đùa giỡn, hoặc ác ý đã làm ra một số sản phẩm tạo hình giả mạo liên hệ tới các tu sĩ Phật giáo. Những chuyện này đã được nhiều báo Thái Lan và Cam Bốt loan tin. Trong khi chính phủ Thái Lan xem các hình ảnh giả mạo tu sĩ là bất kính, cần phải ngăn chận ngay từ mạng xã hội, nhiều nước khác, như tại Hoa Kỳ, chuyện này không được chính phủ can thiệp, vì xem như chỉ là chuyện đùa giỡn của một số người ưa giỡn. Bởi vì rất nhiều người trong chúng ta không phải là chuyên gia về trí tuệ nhân tạo để phân biệt hình giả và hình thật, nên thái độ phán đoán cần được giữ cho dè dặt, cẩn trọng.
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.