Câu chuyện thiền có thật

13/06/20184:14 CH(Xem: 4174)
Câu chuyện thiền có thật
KHỔ RĂNG MÀ KHỔ RỨA
Giác Minh Luật
Nhà xuất bản Hồng Đức 

Câu chuyện thiền có thật

 

Mới 3 giờ 45 phút mờ mờ sáng, khi những người con trai - con gái ngoài đời vẫn còn yên bình trong giấc ngủ dài thật dễ thương thì những người con trai - con gái xuất gia đã vân tập trở về đông đủ để bắt đầu cho thời thiền tập đầu tiên chào ngày mới trong khoá hành thiền Vipassanā.

Tôi bắt chân kiết-già, thẳng lưng và hai tay xếp lại trong tư thế ngồi hoa sen, tôi hít thở đều và bắt đầu để tâm mình trú vào đề mục quán niệm, sáng nay tôi quyết định chọn đề mục “Quán Tâm” tức là soi sáng và nhìn sâu vào tâm mình giữa những ý niệm vô thường luôn biến đổi.

Được một lúc, tôi cũng đã an trú vào đó và cảm nhận được đôi chút niềm hỷ lạc bắt đầu phát khởi trong tâm, tôi thấy mình bỗng thư thái vô cùng với một tâm hồn nhẹ nhàng như biển hồ, như hoa tươi, như mây trời trông thật bình anthanh thản.

Thế rồi, được 1 tiếng đồng hồ sau. Tôi chợt thấy mình đi lạc vào một thế giới vô hình mà trong đó toàn là sương mù dày đặc, tâm mình bắt đầu khởi lên những ý niệm hốt hoảng, sợ hãilần mò bước đi về phía trước khi không biết đây là đâu và tại sao mình lại đi lạc vào cảnh giới này. Phải chăng đây chính là cõi trời mà mình đã từng được xem trong phim Tây du ký và hên chăng là mình đã đắc được cái gì rồi. Nếu được vậy thì may quá.

Tôi giụi mắt nhiều lần để cố nhìn thật rõ, nhưng khi bước đi một hồi lâu về phía trước thì bỗng chợt bắt gặp được một ông già xuất hiện râu tóc bạc phơ như trong mấy câu chuyện cổ tích.

Ông nhìn tôi với ánh mắt thật hiền từ rồi bảo:

- Này, hiền giả tại sao lại đi lạc vào đây?

- Dạ, dạ. Con không biết tại sao, con chỉ nhớ là khi mình đang ngồi thiền thì tự nhiên thấy xuất hiện ở đây. Bây giờ con phải làm sao để thoát ra hả ông - tôi nói trong vẻ sợ sệt.

Ông cười nhẹ, vuốt râu rồi bảo với giọng nói trầm ấm ngân vang:

- Này hiền giả, đây là cảnh giới mộng mị, hiền giả đã tự mình đi lạc vào rồi thì cũng phải tự mình tìm đường thoát ra, tại sao lại đi hỏi ông già này - nói rồi ông vuốt râu, cười lớn và biến mất.

Tôi cảm thấy lo lắng vô cùng, khi không biết làm thế nào để thoát ra khỏi nơi đây, tôi nhìn quanh và cố gắng vơ tay để đánh tan sương mù trước mặt để tiếp tục tìm đường bước đi về phía trước như đang đi tìm lối
thoát cho đời mình để bước ra khỏi những điều mộng mị thế gian.

Bỗng chợt, tôi nghe tiếng nói từ phía sau vọng lại. Nó vang từng hồi, từng hồi thật to như tiếng còi xe lửa kéo vang báo hiệu trước giờ đoàn tàu lăn bánh, tôi chợt giật mình tỉnh giấc quay lưng nhìn lại phía sau, thì phát hiện có một vị sư đang dùng hơi thở để kéo từng hồi vào ra thật đều và thật mạnh như bản nhạc không lời đầy thê lương sầu thảm, xúc động nghẹn ngào, tôi nhẹ nhàng lấy tay khều vai sư nói nhỏ:

- Trời sư huynh, tỉnh dậy mau! Đã ngủ rồi mà còn ngáy nữa - kỳ chết. Nói rồi, tôi cười nhẹ.

Sư nhìn tôi với vẻ ngại ngùng nói:

- Sorry, sorry - rồi sư lấy tay chùi nước bọt - nhìn tôi, sư cười làm tôi cũng cười theo.

... Chợt thấy thương kính các sư vô cùng... Ai biểu còn trẻ mà đã ham đi tu sớm quá chi. Ai biểu,...

Quay người lên phía trước, tôi vội tiếp tục ngồi ngay ngắn nhắm mắt lại mà quán niệm đề mục đang còn dang dở, bỗng nhiên tôi không nhịn được cười khi nhớ lại hình ảnh vị sư ngồi thiền ngái ngủ phía sau lưng, rồi nhớ lại câu chuyện của mình mà tự nói:

- Thì ra hồi nãy mình ngủ mơ, thôi chết... mình cũng đâu có vừa.

Nói rồi, tôi tự đọc một đoạn thơ của Xuân Quỳnh “Chỉ có thuyền mới hiểu; Biển mênh mang nhường nào; Chỉ có biển mới biết; Thuyền đi đâu, về đâu” rồi tôi ngồi buông thư nhẹ nhàng một mình trong vẻ ái ngại vô cùng khi chợt nhớ lại lời của ông tiên lúc nãy: -... đã tự mình đi lạc vào rồi thì cũng phải tự mình tìm đường thoát ra...

Rồi cái cảm giác hạnh phúc, nhẹ nhàng đó cứ theo tôi cho đến khi xả thiền. Thế đó,... tu vui lắm.





Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
30/04/2019(Xem: 7136)
04/05/2015(Xem: 11417)
Ăn thịt chó lâu lâu lại nổi lên như một vấn đề trọng đại của đất nước, kéo theo những cuộc biểu tình, phản đối làm đau đầu chính phủ. Và người ta đã xót xa, lên án những người hành hạ chó hay ăn thịt chó. Đặc biệt trong thế giới Tây Phương và Hoa Kỳ. Mới đây trong cuộc tranh luận với Bà Harris trên đài truyền hình ABC, Ô. Trump nói rằng di dân Haiti ở Tiểu Bang Ohio đã ăn thịt thú cưng (chó mèo) khiến gây phản ứng phẫn nộ, thậm chí dọa giết khiến cộng đồng ở đây vô cùng lo sợ. Thế nhưng theo sở cảnh sát Springfield, nguồn tin trên không có gì đáng tin cậy và không có chuyện thú cưng bị hại hay làm bị thương hay hành hạ bới người dân ở đây. Đấy người ta yêu thú vật như thế đó và sẵn sàng giết người, bạo động để bảo vệ thú vật.
Mới đây, 250 nhà hàng và quán ăn ở phố cổ Hà Nội đã ủng hộ việc không tiêu thụ thịt chó, mèo bằng cách dán các poster tại nhà hàng với thông điệp “Chó mèo là bạn, không phải là thức ăn. Chúng tôi không phục vụ thịt chó mèo tại đây”.
Tôi hôm nay hân hạnh được góp một vài ý kiến trong Lễ Vía Đức Phật Thầy Tây An, vị đạo sư đã khai sáng Bửu Sơn Kỳ Hương, một tôn giáo nội sinh trong lòng dân tộc và vì ngài có một thời gian cư trú ở Chùa Tây An (Thiền phái Lâm Tế) dưới chân núi Sam (Châu Đốc), nên vị đạo sư họ Đoàn được người dân một cách tôn kính gọi là Đức Phật Thầy Tây An. Từ gốc rễ đó, Phật Giáo Hòa Hảo do Đức Huỳnh Giáo Chủ sáng lập, thường được coi là sự kế thừa và phát triển của Bửu Sơn Kỳ Hương trong bối cảnh mới. Truyền thống Phật Giáo Hòa Hảo mỗi năm đều có Lễ Vía Đức Phật Thầy Tây An. Ngài đã từng được nhìn theo nhiều phương diện khác nhau. Nhưng hôm nay, tôi xin phép trình bày về một bản văn quan trọng do Đức Phật Thầy Tây An để lại. Đó là bài thơ Mười Điều Khuyến Tu.