Sư mà cũng...

13/06/20184:15 CH(Xem: 4051)
Sư mà cũng...
KHỔ RĂNG MÀ KHỔ RỨA
Giác Minh Luật
Nhà xuất bản Hồng Đức 

Sư mà cũng...

 

1. Thế là cũng bắt đầu cho ngày nhập học đầu tiên tại trường trung cấp Phật học, tôi kiểm tra lại mọi thứ và tính bụng đi siêu thị Co-opmart gần chùa để mua một ít đồ dùng như tập vở, bút mực, cặp sách và một số đồ dùng cá nhân, cũng như một ít đồ ăn khô.

Thế là tôi đắp y vào và bước ra trước cổng chùa để nhờ chú xe ôm đưa đi, vừa bước đến siêu thị giữa đám đông người, tôi nhẹ nhàng bước đi để thể hiện sự oai nghi của người xuất gia khi đi vào nơi nhà thế, gởi đồ xong tôi đẩy chiếc xe mua hàng mà người ta thường
sử dụng.

Trên con đường thênh thang đó, tôi vội dừng lại ngay khu vực bán mỹ phẩm để mua chai xà-phòng Clear mát lạnh bạc hà để dành sử dụng cho những ngày hè oi bức, cũng như để giảm bớt những hạt trân châu đỏ thắm mà đã làm tôi phải “giữa đêm thức dậy đánh đàn”, nhưng trong lòng toát lên vẻ ái ngại vô biên khi bước đi thật nhanh và nhẹ nhàng lấy khẽ, thì ôi thôi! Sau lưng vọng lại tiếng nói dịu dàng đầy chua chát của một người
con gái:

- Sư mà cũng đi shoping, xài mỹ phẩm.

Thôi thế là thôi, tôi vội buông chai xà-phòng, quay lưng nhìn lại với nụ cười khả ái và bước đi trong lặng lẽ.

Ôi! Người con gái kia ơi! Có hiểu chăng nỗi lòng nhà sư trẻ.

 

2. Đôi dép tổ ong thân thương đã thấm màu sương gió, và sắp bị đứt quai theo định luật vô thường của nó mà trở về với đất mẹ thân yêu.

Thế là tôi cũng bắt đầu phải thay đôi dép mới để sử dụng, tính bụng không biết phải đi đâu cho hợp tình hợp lý, rồi chợt nghĩ - hay đi ra chợ mua cho rẻ, nhưng rồi lại thôi vì rút kinh nghiệm lần trước kẻo không thì lại vương mang nỗi sầu - Sư mà cũng biết bon chen nơi chợ búa.

Lòng này ai có thấu cho chăng?

Thôi thì để hợp lòng nhân thế, tôi vội nhờ chú xe ôm chở đến tiệm buôn bán giày dép, vừa bước vào thấy cô nhân viên niềm nở đón tiếp:

- Chào sư, mời sư vào thử dép, ở đây hàng mới về đẹp lắm. Con sẽ chọn cho sư đôi nào sang trọng nhất, màu sáng nhất, sư mà mang vào thôi là sáng cả một góc trời.

Thấy cô niềm nở đón tiếp, tôi cũng vội an tâm đáp:

- Cô kiếm giùm sư đôi dép nào dành cho nam mà bền nhất, màu tối nhất và cuối cùng là phải rẻ nhất.

Thấy cô liền đổi sắc mặt, đi vào trong mang ra đôi dép như dành cho những tù binh của thời trung cổ, rồi trong bụng chợt nghĩ:

- Phải chăng, đây là hàng tồn kho của thập niên 90 còn sót lại. Nhưng thôi, có còn hơn không vì đây chắc là đôi dép bền nhất, màu tối nhất và rẻ nhất mà mình đã yêu cầu.

Thử xong, tôi hỏi: - Giá bao nhiêu vậy cô?

suy nghĩ một hồi rồi đáp: - Thấy sư tu hành tội nghiệp, nên con cũng không lấy thách làm gì? - Nghe cô nói vậy cũng thấy an lòng.

Rồi cô vội nói tiếp: - Thôi, lấy sư 100 ngàn.

Nghe xong mà giật cả mình, tôi đáp: - Cô ơi! Cái này ngoài chợ bán 15 ngàn 2 đôi thôi cô ạ! Đi tu làm gì có tiền mà mua đôi dép tới 100 ngàn thưa cô. Thương tình thì cô bán cho 20 ngàn thì sư sẽ lấy một đôi.

Nói xong, cô nhìn tôi tròn hai đôi mắt long lanh sáng ngời và nói với giọng nói ngọt ngào: - Sư mà cũng biết trả giá.

Kết quả là tôi phải lặng lẽ ra đi trong nỗi niềm sầu kín để bon chen nơi chợ đời tấp nập mà tìm mua 2 đôi 15 ngàn, mặc cho thế sựgièm pha: - Sư mà cũng biết đi chợ bon chen với đời. 

 

3.  Vào một ngày đẹp trời, đang ở chùa hạnh phúc bên tiếng kệ lời kinh thì có một gia đình gia chủ đến chùa để nhờ Thầy trụ trì cử chư Tăng đi làm lễ An vị Phật tại tư gia. Thế là tôi được cắt đi để hướng dẫn làm lễ An vị, vừa bước tới ngôi nhà ngay trước mặt tiền đường, tôi vội đưa mắt nhìn lên thì hỡi ôi, nguyên một cái bảng hiệu quảng cáo to đùng: - Tiệm hớt tóc Hoa Hồng Nhỏ - Tại đây có: Nối tóc, uốn tóc, cạo mặt, nặn mụn, ráy tai, nhổ tóc bạc, làm móng. Trọn gói thì được giảm 10%. Kính mời!

Thôi thế là thôi, tôi lặng lẽ bước vào ngồi đợi ngay chỗ ngồi của những vị khách đợi đến lượt mình để chờ gia chủ thiết trí bàn Phật, trong màu vàng huỳnh y chói sáng đang ngồi lặng lẽ ngay một góc tiệm mà chỉ biết cầu nguyện với Phật-đà cho con được bình an trở về. Kẻo không người ta đi đường bên ngoài nhìn vào mà phán: - Sư mà cũng đi nối tóc, nặn mụn, làm móng... hay gì gì đó - Thì thôi rồi, con chỉ biết khóc dòng trong nỗi oan ức đến nghẹn ngào.

Càng đợi, càng nóng ruộtgia đình thí chủ cứ bảo: - Sư cứ ngồi tự nhiên dùng nước đợi con, khi nào xong con gọi.

- Mô Phật, xin thí chủ hãy nhanh chân giùm tại hạ. Chứ kẻo không tại hạ lại vương mang nỗi sầu ta oán. Khi mai này có ai lỡ chụp ngay hình ảnh thân thương của một nhà sư đang ngồi trong tiệm uốn tóc nữ với dòng chữ quảng cáo to đùng tại tiệm Hoa Hồng Nhỏ mà đăng lên Facebook với dòng tâm trạng: - Hot News: Nghi vấn về một Nhà sư tại tiệm uốn tóc? - rồi có ai đó vì một chút buồn lòng với thế sự mà vào comment: - Sư sãi thời nay là thế, hay tu hành gì mà kỳ vậy trời. Đến khi báo chí giật tít, người người share và like từ thiện, rồi phóng viên tìm đến để phỏng vấn nhà sư trong bức hình hầu tìm cho ra lẽ, tôi chỉ biết cười nhẹ đáp:

- À! Ngồi chờ để làm lễ An vị Phật.

Phóng viên hớt hải kinh hoàng, ăn năn sám hối, vội xin quy y Tam bảo với pháp danh là: Ngộ Không (Pháp danh của Tề Thiên Đại Thánh)

Còn hình ảnh thì người người vẫn share với nụ cười hoan hỷ. - Lạ hỉ...

CHIA SẺ: Thay vì chúng ta vội cho rằng: - Sư mà cũng… thì xin hãy mở lòng ra để tập nhìn sâu với một tâm hồn tươi mát, nhẹ nhàng, bao dung để có thể hiểu sâu trong sự thương kính thì chắc rằng người con gái kia sẽ vội nhận ra vị sư này đang e ngại khi tiến tới khu vực mỹ phẩm để lấy chai xà-phòng, để rồi cô vội bước đến lấy giùm sư, cho đến cô nhân viên kia sẽ nhẹ nhàng từ chối và khuyên sư nên ra chợ để kiếm mua đôi dép như sư đã nói: - 2 đôi 15 ngàn, và cuối cùnggia đình gia chủ sẽ vội nhận ra sự e ngại đó mà chợt khép nhẹ cánh cửa lại khuất bóng đi hình ảnh của nhà sư thân thương hiền lành đang ngồi bên trong tiệm uốn tóc Hoa Hồng Nhỏ mà an lòng trì tụng những phẩm kinh cầu nguyện thiêng liêng.

Ở đời,... cần lắm cái tập nhìn sâu và hiểu thấu - là thế.





Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
30/04/2019(Xem: 7136)
04/05/2015(Xem: 11417)
Ăn thịt chó lâu lâu lại nổi lên như một vấn đề trọng đại của đất nước, kéo theo những cuộc biểu tình, phản đối làm đau đầu chính phủ. Và người ta đã xót xa, lên án những người hành hạ chó hay ăn thịt chó. Đặc biệt trong thế giới Tây Phương và Hoa Kỳ. Mới đây trong cuộc tranh luận với Bà Harris trên đài truyền hình ABC, Ô. Trump nói rằng di dân Haiti ở Tiểu Bang Ohio đã ăn thịt thú cưng (chó mèo) khiến gây phản ứng phẫn nộ, thậm chí dọa giết khiến cộng đồng ở đây vô cùng lo sợ. Thế nhưng theo sở cảnh sát Springfield, nguồn tin trên không có gì đáng tin cậy và không có chuyện thú cưng bị hại hay làm bị thương hay hành hạ bới người dân ở đây. Đấy người ta yêu thú vật như thế đó và sẵn sàng giết người, bạo động để bảo vệ thú vật.
Mới đây, 250 nhà hàng và quán ăn ở phố cổ Hà Nội đã ủng hộ việc không tiêu thụ thịt chó, mèo bằng cách dán các poster tại nhà hàng với thông điệp “Chó mèo là bạn, không phải là thức ăn. Chúng tôi không phục vụ thịt chó mèo tại đây”.
Tôi hôm nay hân hạnh được góp một vài ý kiến trong Lễ Vía Đức Phật Thầy Tây An, vị đạo sư đã khai sáng Bửu Sơn Kỳ Hương, một tôn giáo nội sinh trong lòng dân tộc và vì ngài có một thời gian cư trú ở Chùa Tây An (Thiền phái Lâm Tế) dưới chân núi Sam (Châu Đốc), nên vị đạo sư họ Đoàn được người dân một cách tôn kính gọi là Đức Phật Thầy Tây An. Từ gốc rễ đó, Phật Giáo Hòa Hảo do Đức Huỳnh Giáo Chủ sáng lập, thường được coi là sự kế thừa và phát triển của Bửu Sơn Kỳ Hương trong bối cảnh mới. Truyền thống Phật Giáo Hòa Hảo mỗi năm đều có Lễ Vía Đức Phật Thầy Tây An. Ngài đã từng được nhìn theo nhiều phương diện khác nhau. Nhưng hôm nay, tôi xin phép trình bày về một bản văn quan trọng do Đức Phật Thầy Tây An để lại. Đó là bài thơ Mười Điều Khuyến Tu.