KINH KIM QUANG
MINH
(KINH ÁNH SÁNG HOÀNG KIM)
Hoà Thượng Thích Trí Quang Dịch Giải
Bản Hoa Dịch của Ngài Nghĩa Tịnh
Phẩm 24: Chữa Trị Bịnh Khổ
Đức Thế tôn lại bảo Bồ đề thọ thần, hãy nghe cho kyլ hãy khéo nghĩ nhớ. Như lai nay nói cho thiện nữ nghe về bản nguyện của mười ngàn thiên tử.
Thiện nữ, quá khứ vô số kiếp, bấy giờ có đức Phật đà xuất hiện thế giới, danh hiệu Bảo kế như lai, đủ mười đức hiệu. Sau khi đức Như lai ấy nhập niết bàn, giáo pháp nguyên chất hết rồi, trong giáo pháp tương tự có một quốc vương tên Thiên tự tại quang, luôn luôn áp dụng chánh pháp mà hóa cải quốc dân, tựa như cha mẹ đối với con cái. Trong vương quốc có một trưởng giả tên Trì thủy, hiểu rành y học, thông suốt tám thuật. Ai bịnh khổ, tứ đại bất ổn, ông cứu chữa được cả.
Thiện nữ, Trì thủy trưởng giả có người con trai duy nhất, tên là Lưu thủy. Người đẹp, nghiêm chỉnh, ai cũng thích nhìn. Bẩm tính thông minh, quán triệt mọi luận thuyết và kyՠthuật. Bấy giờ trong vương quốc nhiều người bị bịnh truyền nhiễm, khổ sở đến nỗi không thích sống nữa. Thiện nữ, trưởng giả tử Lưu thủy thấy vậy thì sinh đại bi tâm, nghĩ như vầy. Bao nhiêu là người bịnh khổ! Cha ta rành y học, khéo tám thuật, chữa được mọi bịnh do tứ đại hoặc thêm hoặc bớt. Nhưng cha ta già yếu rồi. Đi đâu cũng phải đỡ, làm sao đến được những nơi làng xóm thành thị mà chữa bịnh. Thế thì bao người bịnh nặng mà không ai cứu chữa. Vậy ta hãy đến chỗ cha ta, vị đại lương y, hỏi bí quyết chữa bịnh. Biết được bí quyết ấy, ta sẽ đi đến thành thị làng xóm mà cứu chữa cho người, làm cho họ an lạc. Trưởng giả tử nghĩ rồi tức tốc đến chỗ cha, lạy ngang chân ông, chắp tay cung kính, đứng qua một bên, dùng lời chỉnh cú mà thỉnh cầu.
(1) Xin cha
thương tưởng con.
Con muốn cứu mọi
người.
Nay con hỏi y
thuật,
mong cha nói cho con.
(2) Tại sao thân
suy hỏng,
tứ đại có thêm
bớt?
Và ở vào lúc
nào
thì bịnh tật sinh
ra?
(3) Ăn uống như
thế nào
để hưởng được yên
vui?
Làm sao trong cơ
thể
nhiệt lực không
suy tổn?
(4) Bịnh con người
có bốn,
có bịnh phong,
nhiệt, đàm,
lại có bịnh hỗn
hợp,
làm sao trị liệu
được?
(5) Lúc nào nổi
bịnh phong?
lúc nào phát bịnh
nhiệt?
lúc nào động bịnh
đàm?
lúc nào bịnh hỗn
hợp?
Trì thủy trưởng
gia nghe con hỏi rồi, cũng nói lại bằng chỉnh cú.
(6) Y theo phép
chữa bịnh
của tiên nhân đời
xưa,
cha tuần tự nói
cho,
khéo nghe để cứu
người.
(7) Ba tháng là
mùa xuân,
ba tháng là mùa
hè,
ba tháng là mùa
thu,
ba tháng là mùa
đông.
(8) Ấy là theo một
năm
ba tháng một mà
nói.
Hai tháng một một
tiết
một năm thành sáu
tiết:
(9) giêng hai là
tiết hoa,
ba tư là tiết
nóng,
năm sáu là tiết
mưa,
bảy tám là tiết
thu,
(10) chín mười là
tiết lạnh
một chạp là tiết
tuyết.
Phải phân biệt như
vậy,
cho thuốc đừng sai
chậy
(11) Tùy theo mùa
tiết ấy
mà điều hòa ăn
uống,
vào bụng tiêu hóa
được,
mọi bịnh mới không
sinh.
(12) Khí hậu nếu
thay đổi
thì tứ đại biến
động,
bấy giờ mà không
thuốc
thì tất sinh bịnh
khổ.
(13) Thầy thuốc
biết bốn mùa,
lại biết về sáu
tiết,
biết bảy phần cơ
thể
thì cho thuốc
không sai.
(14) Bảy phần là
vị (97) , máu,
thịt, mỡ, xương,
tủy, não.
Biết bịnh nhập bảy
phần
lại biết chữa được
không.
(15) Bịnh thì có
bốn loại:
các loại phong,
nhiệt, đàm,
và loại bịnh hỗn
hợp,
nên biết lúc chúng
phát: