Phẩm 20: Vương Pháp Chính Luận

01/06/201012:00 SA(Xem: 14848)
Phẩm 20: Vương Pháp Chính Luận

KINH KIM QUANG MINH
(KINH ÁNH SÁNG HOÀNG KIM)
Hoà Thượng Thích Trí Quang Dịch Giải 
Bản Hoa Dịch của Ngài Nghĩa Tịnh

 

Phẩm 20: Vương Pháp Chính Luận

Bấy giờ nữ thần đại địa tên Kiên lao địa thần, ở trong đại hội lại từ chỗ ngồi đứng dậy, đảnh lễ ngang chân đức Thế tôn, chắp tay cung kính mà thưa, bạch đức Thế tôn, trong mọi quốc gia, những người làm quốc vương, nếu khôngchánh pháp thì không thể quản trị quốc gia, an dưỡng quốc dân, bảo đảm bản thân ngồi lâu vương vị. Kính xin đức Thế tôn từ bi thương tưởng, dạy cho con nghe về vương pháp chính luận, chủ yếu của sự quản trị quốc gia. Để cho các vị quốc vương nghe được chánh pháp này thì tuân hành đúng như huấn dụ, đem chánh pháp mà hoá cải quốc dân, làm cho ngôi vua an ninh, quốc dân lợi lạc. Lúc ấy, ở trong đại hội, đức Thế tôn bảo Kiên lao địa thần, địa thần hãy nghe cho kyծ Quá khứquốc vương tên là Lực tôn tràng. Quốc vươngthái tử tên Diệu tràng. Đăng quang không bao lâu, phụ vương bảo Diệu tràng, có vương pháp chính luận tên là Pháp của trời dạy. Trước đây ta đăng quang làm quốc vương, thì phụ vương của ta tên Trí lực tôn tràng đã dạy cho ta chính luận ấy. Ta y theo nên khéo quản trị quốc gia trong hai mươi ngàn năm, ta nhớ không hề mống lên một ý nghĩ làm điều phi pháp. Ngày nay con cũng phải như vậy. Đừng đem điều phi pháp mà quản trị quốc gia. Vương pháp chính luận là gì, con hãy nghe cho khéo, ta sẽ nói cho. Thế rồi quốc vương Lực tôn tràng liền nói cho con về chính luận ấy, bằng những chỉnh cú sau đây.

(1) Tôi nói vương pháp luận 
lợi lạc bao sinh linh
để loại trừ hoài nghi 
loại bỏ lỗi lầm
(2) Tất cả các thiên chủ 
cùng với các nhân vương 
nên sinh tâm hoan hỷ 
chắp tay nghe tôi nói. 
(3) Xưa bộ chúng chư thiên 
họp tại Kim cương sơn
bốn Thiên vương đứng dậy 
xin hỏi Đại phạn vương. 
(4) Đại phạn vương tối tôn 
tự tại nhất chư thiên
xin thương tưởng chúng tôi 
loại trừ giúp hoài nghi
(5) Làm sao ở nhân loại 
mà được gọi là trời? 
lại vì lý do nào 
mà gọi là con trời? 
(6) Tại sao sinh nhân gian 
một mình làm nhân vương? 
rồi sao tại chư thiên 
lại được làm thiên chủ? 
(7) Người hộ vệ thế giới 
hỏi Đại phạn vương rồi, 
Đại phạn vương bấy giờ 
liền nói cho họ nghe. 
(8) Người hộ vệ thế giới
ích lợi bao kẻ 
mà hỏi phép trị nước, 
ta nói, hãy lắng nghe. 
(9) Do lực thiện nghiệp cũ 
sinh thiên làm thiên chủ
lại ở trong nhân loại 
làm quốc vương thống lĩnh. 
(10) Chư thiên cùng da hộ 
mới nhập vào thai mẹ, 
khi ở trong thai mẹ 
chư thiên vẫn giữ gìn
(11) Dẫu sinh trong nhân loại 
tôn hơn nên gọi trời, 
do chư thiên hộ vệ 
nên được gọi con trời. 
(12) Chúa trời Đao lợi thiên 
phân sức giúp nhân vương
và tất cả chư thiên 
cũng giúp sức tự tại
(13) Loại trừ mọi phi pháp 
không cho sinh ác nghiệp
dạy người tu điều thiện 
để họ sinh chư thiên
(14) Nhân loại, a tô la, 
càn thát bà vân vân
la sát, chiên trà la, 
cùng giúp đến nửa sức. 
(15) Cha mẹ giúp nửa sức 
để bỏ ác làm lành, 
chư thiên càng hộ trì 
chỉ cho thấy phước báo
(16) Nếu tạo tác ác nghiệp 
thì ngay trong hiện tại 
chư thiên đã không giúp 
chỉ cho thấy ác báo
(17) Quốc dân tạo ác nghiệp
quốc vương không cấm đoán, 
thế là phi chánh pháp 
không đúng cách trị đuổi. 
(18) Thấy ác mà không chận, 
phi pháp tự tươi lớn, 
thế là trong vương quốc 
gian trá ngày càng nhiều. 
(19) Quốc vương thấy quốc dân 
làm ác mà không ngăn, 
thì chư thiên Đạo lợi 
cùng sinh ra phẫn nộ
(20) Nên quốc chính thương tổn 
dối trá lan khắp nước, 
bị ngoại thù xâm lược 
hủy diệt cả vương quốc. 
(21) Nhà ở với đồ dùng 
tài sản đều tan hoang, 
nịnh và láo đa dạng 
chiếm đoạt hại lẫn nhau. 
(22) Do Pháp mới làm vua, 
mà không tuân hành Pháp, 
quốc dân phải tan rã 
như hồ sen voi dẫm. 
(23) Gió dữ nổi lên mãi, 
mưa dữ đổ trái mùa
yêu tinh lắm biến quái, 
nhật nguyệt thực tối mờ. 
(24) Ngũ cốc cùng hoa quả 
trái hạt đều hư hỏng, 
quốc gia bị đói khát 
vì vua bỏ chánh pháp
(25) Vua mà bỏ chánh pháp 
đem phi pháp dạy dân, 
thì ở cung điện mình 
chư thiên vẫn lo rầu. 
(26) Những vị thiên vương ấy 
cùng nhau nói như vầy
vua mà làm phi pháp
phe ác hùa với nhau
(27) Thì ngôi vua bất an
chư thiên cùng phẫn nộ
chư thiênphẫn nộ
quốc gia ấy bại vong
(28) Giáo dục bằng phi pháp 
lan tràn trong quốc gia
thì đấu tranh gian dối
thì bịnh dịch hoành hành. 
(29) Thiên chủ không hộ vệ
chư thiên khác cũng bỏ, 
quốc gia sẽ diệt vong
quốc vương bị khổ ách
(30) Cha mẹvợ con 
anh em và chị em 
đều bị khổ biệt ly
đến nỗi phải mất mạng
(31) Biến quái và sao sa, 


nóng như hai mặt trời, 
giặc thù đến từ ngoài, 
quốc dân phải tan hoang. 
(32) Đại thần cả nước trọng 
thì chết oan chết uổng, 
đến voi ngựa vân vân 
cũng tản mát sạch không. 
(33) Giặc giã khắp mọi nơi
dân chết vì phi pháp
ác quỉ thì xâm nhập
bịnh dịch thì hoành hành. 
(34) Tối đại thần trong nước, 
cùng các vị phụ tướng, 
lòng đầy những dua nịnh
cùng nhau làm phi pháp
(35) Thấy kẻ làm phi pháp 
mà yêu mến kính nể, 
thấy người làm thiện pháp 
lại hành hạ khổ sở. 
(36) Do yêu nể kẻ ác 
hành hạ người lành, 
nên tinh tú, phong, vũ, 
không còn thuận thời tiết. 
(37) Ba điều xấu ấy sinh 
thì chánh pháp ẩn mất, 
con người hết tươi sáng, 
màu mở đất cũng mất. 
(38) Vì nể ác khinh lành, 
có ba điều xấu nữa: 
sương, mưa đá trái mùa
đói, dịch, cùng lưu hành
(39) Lúa má với trái hạt 
phẩm chất đều tổn giảm, 
thế nên trong quốc gia 
dân đa số bịnh tật. 
(40) Những loại cây thổ sản 
trước đây là ngon ngọt, 
nay vì thế tổn giảm 
đắng chát không ra gì. 
(41) Trước đây lâm viên đẹp, 
toàn chỗ du ngoạn tốt, 
nay bỗng nhiên khô cằn, 
ai thấy cũng lo rầu. 
(42) Lúa, nếp, thứ chắc hạt, 
phẩm chất tiêu mất dần, 
ăn không còn thấy thích, 
làm sao tăng thể lực? 
(43) Dân chúng mất tươi sáng, 
đẹp và khỏe suy tàn
ăn với uống tuy nhiều, 
vẫn không làm sung sức. 
(64) Trong cả quốc gia ấy 
mọi tầng lớp quốc dân 
ít sức, không khoẻ mạnh, 
làm việc không kham năng
(65) Quốc dân nhiều bịnh hoạn 
cơ thể nhiều đau đớn
quỉ mị tràn khắp nơi 
tùy theo sinh la sát
(66) Vua mà làm phi pháp 
thân gần với kẻ ác, 
thì cả ba thế giới (89) 
do vậy suy tổn cả. 
(67) Vô số hiện tượng xấu 
xuất hiện trong quốc gia
toàn do thấy kẻ ác 
bỏ qua, không trị, đuổi. 
(68) Do chư thiên da hộ 
được làm vị quốc vương
mà không đem chánh pháp 
bảo vệ lấy quốc gia
(69) Nhưng người làm điều lành 
thì sẽ sinh chư thiên
còn kẻ làm điều ác 
chết đọa ba đường dữ
(70) Quốc vương mà buông thả 
để quốc dân làm ác, 
thì chư thiên Đao lợi 
nóng bức cả tâm trí
(71) Chư thiên dạy không nghe 
cha mẹ nói không cứ 
thì là người phi pháp 
phi vua phi hiếu tử
(72) Nếu trong quốc gia mình 
thấy ai làm phi pháp
phải trị phạt đúng phép 
không nên bỏ cho qua. 
(73) Thế nên hàng chư thiên 
cùng hộ trì vua ấy, 
vì vua diệt ác pháp 
và theo được thiện pháp
(74) Vua ấy trong đời này 
đón nhận quả báo tốt, 
vì đối với thiện, ác 
biết khuyên dân làm, bỏ. 
(75) Huấn thị thiện ác báo, 
nên làm vị quốc vương
chư thiên cùng hộ trì
chư thiên cùng tùy hỷ
(76) Do tự lợi lợi tha 
trị nước bằng chánh pháp
nên thấy kẻ dua nịnh 
thì phải trị đúng phép. 
(77) Giả sử mất ngôi vua, 
gặp cảnh ngộ mất mạng
cũng quyết không làm ác, 
không thấy ác bỏ qua. 
(78) Tai hại nặng nề nhất 
cho sự mất ngôi vua 
là toàn vì dua nịnh
do đó phải trị phạt. 
(79) Dua nịnhdối trá 
làm tan nát quốc gia
làm thương tổn vương pháp
như voi vào vườn hoa. 
(80) Thiên chủ tức giận cả, 
a tô la cũng vậy, 
ấy là làm quốc vương 
không trị nước bằng Pháp. 
(81) Thế nên phải đúng phép 
trị phạt những kẻ ác, 
cải hóa bằng điều thiện, 
chứ không theo phi pháp
(82) Thà là mất thân mạng 
không theo bạn phi pháp
với thân với không thân 
bình đẳng nhìn tất cả. 
(83) Làm vị vua chánh pháp 
không thiên vị phe cánh, 
thì tiếng khen"vua pháp" 
vang cả trong ba cõi
(84) Chư thiên ở Đao lợi 
hoan hỷ mà nói rằng 
vị vua nhân loại này 
chính là con của ta. 
(85) Biết thiện hóa quốc dân, 
biết chánh pháp trị nước, 
khuyến hóa thực hành Pháp
sẽ sinh cung điện ta. 
(86) Chư thiên, chư thiên tử, 
cùng bộ chúng tô la, 
do vua hành hóa Pháp 
mà tâm họ hoan hỷ
(87) Chư thiên cùng hoan hỷ 
hộ trì cho vua ấy, 
tinh tú đi đúng ngôi, 
nhật nguyệt không sai độ. 
(88) Gió hòa đúng thời tiết
mưa ngọt thuận thời vụ, 
thóc trái khéo sinh, lớn, 
quốc dân không đói khát
(89) Tất cả hàng chư thiên 
hay ẩn mình cung vua 
cầu chúc cho nhà vua 
quên mình quảng bá Pháp. 
(90) Hãy tôn trọng Pháp bảo 
mà yên vui quốc dân, 
hãy thân thiết Pháp bảo
phước báo tự trang hoàng
(91) Thân quyến thường hoan hỷ 
thường lánh xa ác pháp
đem Pháp giáo dục người 
thì an lạc thường xuyên
(92) Làm cho cả quốc dân 
tu hành mười thiện nghiệp
thì cả nước sung túc
thì quốc gia thanh bình
(93) Vua mà hành hóa Pháp 
thuần hóa kẻ làm ác, 
thì được danh vọng tốt 
lợi lạc quốc dân. 
Bấy giờ đại hội, trong đó có các vị quốc vương, nghe đức Thế tôn nói về chánh pháp quản trị quốc gia của quốc vương xưa, ai cũng được sự tâm đắc hiếm có, cùng đại hoan hỷtin tưởng, tiếp nhậnphụng hành

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
Nam Mô Đại Từ Đại Bi Cứu Khổ Cứu Nạn Quán Thế Âm Bồ Tát Tâm thư KHẨN THIẾT KÊU GỌI cứu trợ đồng bào nạn nhân bão lụt Miền Bắc VN Một đồng.. giữa lúc nguy nan Hơn giúp bạc triệu lúc đang yên bình.. Bão giông tan tác quê mình.. Ơi người con Việt đoái nhìn, sẻ chia.... Như Nhiên- Thích Tánh Tuệ
Trước hết là giải thích lý do vì sao đi so sánh giữa hai người này. Câu trả lời là vì họ có lập trường đối lập với nhau và đều rất nổi tiếng. Một người là nhà khoa học nổi tiếng nhất của nhân loại có quan điểm duy thực (tin thế giới vật chất là có thật khách quan nằm ngoài ý thức). Một người là đại biểu có sức ảnh hưởng của Phật giáo tu theo hạnh đầu đà (khổ hạnh) không tin vật chất kể cả thân xác là tuyệt đối có thật (bản chất là tánh không) và thực hành tánh không bằng cách tu tập khổ hạnh, đối diện với khổ nhưng không cảm thấy khổ, chứng tỏ khổ cũng không có thật. Người giải ngộ phải hiểu rằng Tứ Diệu Đế (Khổ, Tập, Diệt, Đạo) chỉ là giáo lý bất liễu nghĩa. Bát Nhã Tâm Kinh đã nêu rõ :
Một hình chụp văn bản lan truyền qua mạng xã hội hôm 12 Tháng Tám được cho là thư thông báo rời bỏ Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam (giáo hội quốc doanh) của Thượng Tọa Thích Minh Đạo, trụ trì tu viện Minh Đạo ở thị xã Phú Mỹ, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu.