Tiểu Sử Vắn Tắt Đức Shechen Rabjam Thứ Năm (1864-1909)

12/11/20211:07 SA(Xem: 3039)
Tiểu Sử Vắn Tắt Đức Shechen Rabjam Thứ Năm (1864-1909)
TIỂU SỬ VẮN TẮT ĐỨC SHECHEN RABJAM THỨ NĂM (1864-1909)
Samten Chhosphel[1] soạn | Pema Jyana chuyển dịch Việt ngữ

 

Ngài Shechen Rabjam thứ Năm – Pema Thekchok Tenpai Gyaltsen sinh năm 1864, năm Mộc Tý của chu kỳ sáu mươi năm thứ mười bốn. Sự công nhận Ngài là vị tái sinh của Đức Rabjam thứ Tư – Garwang Chokyi Gyaltsen[2] dựa trên những tiên đoán và tiên tri của vô số đạo sư lỗi lạc, bao gồm Đức Dzogchen Drubwang thứ Tư – Mingyur Namkhai Dorje (1793-1870), Shechen Gyaltsab thứ Ba – Orgyen Rangjung Dorje, Đức Jamyang Khyentse Wangpo (1820-1892)[3] và Đức Chokgyur Lingpa (1829-1870)[4].

Chủ yếu đặt trụ xứ tại Tu viện Shechen Tennyi Dargye Ling, Ngài thọ nhận giáo lý từ nhiều đạo sư khắp vùng, bao gồm Đức Jamyang Khyentse Wangpo – vị trao cho Ngài nhiều quán đỉnhchỉ dẫn thiền định, Đức Dzogchen Drubwang thứ Tư, Đức Jamgon Kongtrul Lodro Thaye (1813-1899)[5], vị trụ trì thứ tám của Sri Simha – Pema Vajra (khoảng 1807-1884)[6], Shechen Gyaltsab thứ Ba – Orgyen Rangjung Dorje, vị trụ trì thứ bảy của Palyul – Dongak Tenzin (1830-1892) và Ngài Ju Mipham Gyatso (1846-1912)[7].

Các nghiên cứu của Ngài tập trung vào cả truyền thừa Kama và Terma của truyền thống Nyingma. Sau đấy, Ngài hoàn thành một khóa nhập thất ba năm ba tháng truyền thống tại nơi cư ngụ của Ngài trong khuôn viên Tu viện Shechen và cử hành nhập thất nghiêm ngặt về các thực hành Nyingma khác nhau, bao gồm Kinh Đại Tập Hội, Chư Tôn An BìnhPhẫn Nộ Của Mahayoga (Gyutrul Shitro), Tám Nghi Quỹ (Drubpa Kagye) và một kho tàng được phát lộ bởi Đức Terdak Lingpa Gyurme Dorje (1646-1714)[8] với tựa đề Đại Bi [Quan Âm] Tổng Nhiếp Chư Thiện Thệ (Thugje Chenpo Deshek Kundu).

Ngài Gyurme Kunzang Tenpai Gyaltsen thọ đại giới từ vị trụ trì đầu tiên [tại Phật học viện] của Dzongsar – Đức Shenphen Chokyi Nangwa (1871-1927)[9] và đã thúc đẩy sự truyền bá giới luật tu sĩ trong truyền thừa Nyingma. Ngài nổi tiếng về việc trao giáo lýkhẩu truyền mở rộng và ban các pho quán đỉnh phức tạp. Chúng bao gồm khẩu truyền cho toàn bộ Kangyur một lần, Rinchen Terdzod bốn lần và Drubtab Dojoi Bumzang ba lần. Ngài ban giáo lý cho vô số tín đồtrung tâm của Kham, với sự nhấn mạnh đặc biệt vào Kho Tàng Mới của truyền thống Mindrolling (Minling Tersar).

Ngài đã xây dựng nhiều ngôi chùa mới và cho làm các đối tượng của niềm tin với chất lượng cao tại Tu viện Shechen. Ngài cũng giới thiệu ba thực hành dựa trên Luật Tạng vào chương trình của tu sĩ: bố tát, an cưtự tứ trong khi tiếp tục duy trì lịch trình truyền thống của Tu viện về các nghi thứcnghi lễ.

Một vài trong số những đệ tử lỗi lạc của Ngài là vị trụ trì đầu tiên [tại Phật học viện] của Palyul – Ngawang Palzang (1879-1941)[10], vị Zurmang Trungpa thứ Mười – Karma Chokyi Nyinje (khoảng 1879-1939) và vị Shechen Gyaltsab thứ Tư – Pema Namgyal (1871-1926)[11].

Ngài Gyurme Kunzang Tenpai Gyaltsen viên tịch năm bốn mươi sáu tuổi, vào năm 1909, Thổ Dậu của chu kỳ sáu mươi năm thứ mười lăm. Ngài Nangze Drubpai Dorje, sinh năm 1911, được công nhận là vị tái sinh của Ngài.

 

Nguồn Anh ngữ: https://treasuryoflives.org/en/biographies/view/biography/9884.

Pema Jyana chuyển dịch Việt ngữ.



[1] Samten Chhosphel nhận bằng Tiến sĩ từ CIHTS ở Ấn Độ, nơi ông ấy đóng vai trò là người đứng đầu Phòng Xuất Bản trong 26 năm. Ông có bằng Thạc sĩ về Biên Soạn & Xuất Bản từ Đại học Emerson, Boston. Hiện tại, ông là Giáo Sư Hỗ Trợ (Assistant Professor) tại Đại Học Thành Phố New York và Cộng tác viên Ngôn ngữĐại Học Columbia, New York.

[2] Về Đức Shechen Rabjam thứ Tư, tham khảo https://thuvienhoasen.org/p38a36568/tieu-su-van-tat-duc-shechen-rabjam-thu-tu.

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
Hiện tượng của thầy Thích Pháp Hòa là hợp với logic của cuộc sống bất cứ thời nào. Bên cạnh ma quỷ luôn có thánh thần, bên cạnh ác tăng luôn có những cao tăng kềm chế. Nếu kẻ lợi dụng mảnh áo cà sa để hướng dẫn Phật tử vào chốn u minh nhằm bóc lột tiền tài, công sức của họ, bằng cúng dường bằng tà thuyết phải cúng Phật mới được siêu sinh thì thầy Pháp Hòa mở ra từng pháp thoại có khả năng giác ngộ người nghe thầy thuyết giảng. Thầy khẳng định những điều đơn giản nhưng hiếm người hiểu rõ, đó là: “Phật Giáo là một triết lý, một lối sống để tìm đến sự an lạc trong tâm hồn, không phải là một tôn giáo vì Phật không phải là đấng toàn năng để có thể ban phước lộc cho người này hay trừng phạt người kia.”
Hãy cẩn trọng với giọng nói, video và hình ảnh làm từ trí tuệ nhân tạo AI: một số người hoặc đùa giỡn, hoặc ác ý đã làm ra một số sản phẩm tạo hình giả mạo liên hệ tới các tu sĩ Phật giáo. Những chuyện này đã được nhiều báo Thái Lan và Cam Bốt loan tin. Trong khi chính phủ Thái Lan xem các hình ảnh giả mạo tu sĩ là bất kính, cần phải ngăn chận ngay từ mạng xã hội, nhiều nước khác, như tại Hoa Kỳ, chuyện này không được chính phủ can thiệp, vì xem như chỉ là chuyện đùa giỡn của một số người ưa giỡn. Bởi vì rất nhiều người trong chúng ta không phải là chuyên gia về trí tuệ nhân tạo để phân biệt hình giả và hình thật, nên thái độ phán đoán cần được giữ cho dè dặt, cẩn trọng.
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.