Bụt là bậc có
Nhất Thiết Trí,
bản chất của Người là
đại nhân từ, vì
thương xót nhân gian cho nên mới
xuất hiện trên
cuộc đời này để mở bày
đạo nghĩa,
giải cứu cho
con người. Mười hai
thể tài kinh điển nói lên được một cách tổng quát những gì thiết yếu nhất của
đạo nghĩa ấy để được phân thành một số
kinh bộ. Bốn
bộ kinh A Hàm được
lưu truyền lại sau khi Bụt qua đời là do
công phu của thầy
A Nan tụng đọc lại. Các kinh dù lớn hay nhỏ đều bắt đầu bằng câu “Đây là những gì tôi đã được nghe khi Bụt đang cư trú ở miền…v.v.” Về sau các vị
sa môn trong năm
bộ phái Phật giáo đã
nghiên cứu thông suốt về
giáo nghĩa trong các
bộ kinh ấy, sưu tầm và chép ra thành những
bài kệ bốn câu hoặc sáu câu, xét theo
ý nghĩa mà xếp riêng thành từng phẩm. Đối với mười hai
thể tài giáo lý, không
cần phải châm chước, không
cần phải gọi bằng một cái tên riêng, cho nên mới gọi là
Pháp Cú. Các
kinh điển đều là do sự tập hợp của các câu nói về
chánh pháp mà có.
Pháp Cú cũng là sự tập hợp của các câu nói về
chánh pháp.