12.06. Phẩm Đàn Na Ba La Mật Đa Thứ Sáu

30/04/201012:00 SA(Xem: 41899)
12.06. Phẩm Đàn Na Ba La Mật Đa  Thứ Sáu
KINH ĐẠI BẢO TÍCH
Việt dịch: Tỳ Kheo Thích Trí Tịnh
Xuất bản: Ban Văn Hóa Thành Hội TP. Hồ Chí Minh PL 2543 - DL 1999


XII
PHÁP HỘI BỒ TÁT TẠNG
THỨ MƯỜI HAI

Hán Dịch: Nhà Đường, Pháp Sư Huyền Trang
Việt Dịch: Việt Nam, Tỳ Kheo Thích Trí Tịnh

06. Phẩm Đàn Na Ba La Mật Đa
Thứ Sáu


 Đức Phật phán tiếp : « Nầy Xá Lợi Phất ! Thế nào là đại Bồ TátVô thượng Bồ đềchuyên cần tu tập các Ba la mật đa thật hành Bồ Tát hạnh ?
 Nầy Xá Lơị Phất ! Đại Bồ Tát thật hành Bồ Tát hạnh tức là chuyên cần tu học sáu Ba la mật đa thì gọi là thật hành Bồ Tát hạnh.

 Những gì gọi là sáu Ba la mật đa ? Đó là Đàn na Ba la mật đa, Thi la Ba la mật đa, Sằn đề Ba la mật đa, Tỳ lê gia Ba la mật đa, Tịnh lư Ba la mật đaBát nhã Ba la mật đa.

 Đại Bồ Tát y theo sáu Ba la mật đa ấy mà thật hành đạo Bồ Tát.
 Lại nầy Xá Lợi Phất ! Thế nào gọi là đại Bồ Tát y theo Đàn na Ba la mật đa để thật hành Bồ Tát hạnh ?

 Lúc đại Bồ Tát thật hành Đàn na Ba la mật đa cứu độ chúng sanh, đại Bồ Tátchúng sanh mà làm thí chủ. Nếu có Sa Môn hay Bà La Môn đến cầu xin, Bồ Tát đều thí cho, cần ăn cho thức ăn, cần uống cho món uống, những vật ngon của lạ đều thí cho hết. Hoặc có người cầu xin y phục, xe cộ, hương hoa, giường ghế, chiếu mền, thuốc men, đèn đuốc, âm nhạc, tôi tớ, vàng bạc, châu báu, voi ngựa, rừng vườn, suối ao, trai gái, thê thiếp, kho tàng, hoặc có kẻ cầu xin đồn dùng của Luân Vương, hoặc cầu xin tay chưn, đầu mắt, máu thịt, xương tủy. Bồ Tát đều có thể vui mừng thí cho.

 Nầy Xá Lợi Phất ! Nói tóm lại đại Bồ Tát thật hành đại thí chỉ thấy người đến cầu tất cả vật cần dùngthế gian đều thí cho cả.

 Nầy Xá Lơị Phất ! Đại Bồ Tát thật hành Đàn na Ba la mật đa lại có mười pháp bố thí thanh tịnh :

 Một là đại Bồ Tát không có cầu tài vật bất chánhbố thí.
 Hai là đại Bồ Tát chẳng bứt ngặt chúng sanhbố thí.
 Ba là đại Bồ Tát chẳng đe dọa chúng sanhbố thí.
 Bốn là đại Bồ Tát chẳng từ chối chỗ yêu cầubố thí.
 Năm là đại Bồ Tát chẳng xem xét diện mạo mà bố thí.
 Sáu là đại Bồ Tát đối với chúng sanh lòng không ý tưởng sai biệtbố thí.
 Bảy là đại Bồ Tát không có lòng tham áibố thí.
 Tám là đại Bồ Tát không có lòng giận hờn mà bố thí.
 Chín là đại Bồ Tát chẳng cầu quốc độbố thí.
 Mười là đại Bồ Tát đối với chúng sanh chẳng khinh miệt xem họ là phước điềnbố thí.

 Đây gọi là mười đại Bồ Tát thật hành mười pháp bố thí thanh tịnh để được viên mãn Đàn na Ba la mật vậy.

 Lại nầy Xá Lợi Phất ! Lúc thật hành Đàn Ba la mật đa, đại Bồ Tát lại có mười pháp bố thí thanh tịnh :

 Một là đại Bồ Tát chẳng hủy bỏ nghiệp báobố thí.
 Hai là đại Bồ Tát chẳng có tà ý mà bố thí.
 Ba là đại Bồ Tát đều tin hiểu mà bố thí.
 Bốn là đại Bồ Tát không chán mệt mà bố thí.
 Năm là đại Bồ Tát không biểu hiện tướng dạng mà bố thí.
 Sáu là đại Bồ Tát mạnh mẽ phấn khởi mà bố thí.
 Bảy là đại Bồ Tát không có ăn nănbố thí.
 Tám là đại Bồ Tát đối với người trì giới chẳng thiên kính mà bố thí.
 Chín là đại Bồ Tát đối với người phạm giới chẳng khinh bỉ mà bố thí.
 Mười là đại Bồ Tát thật hành mười pháp thanh tịnh bố thí để được viên mãn Đàn na Ba la mật vậy.

 Lại nầy Xá Lợi Phất ! Lúc thật hành Đàn na Ba la mật đa, đại Bồ Tát lại có mười pháp thanh tịnh bố thí :

 Một là đại Bồ Tát chẳng mắng nhiếcbố thí.
 Hai là đại Bồ Tát chẳng xây lưngbố thí.
 Ba là đại Bồ Tát chẳng có không thanh tịnhbố thí.
 Bốn là đại Bồ Tát chẳng hiện tướng giận dữbố thí.
 Năm là đại Bồ Tát chẳng hiện tướng ghét mà bố thí.
 Sáu là đại Bồ Tát chẳng hiện tướng giận hờn mà bố thí.
 Bảy là đại Bồ Tát ân cần trịnh trọngbố thí.
 Tám là đại Bồ Tát tự tay cho mà bố thí.
 Chín là đại Bồ Tát chẳng có hứa nhiều cho ít mà bố thí.
 Mười là đại Bồ Tát chẳng cầu đời saubố thí.

 Đây là đại Bồ Tát thật hành mười pháp thanh tịnh bố thí để được viên mãn Đàn na Ba la mật đa vậy.

 Lại nầy Xá Lơị Phất ! Lúc thật hành Đàn na Ba la mật đa, đại Bồ Tát lại có mười pháp thanh tịnh bố thí :

 Một là đại Bồ Tát luôn thường bố thí.
 Hai là đại Bồ Tát không lệ thuộcbố thí.
 Ba là đại Bồ Tát không sai biệtbố thí.
 Bốn là đại Bồ Tát không duyên sự khác mà bố thí.
 Năm là đại Bồ Tát không kém yếu mà bố thí.
 Sáu là đại Bồ Tát không mong sắc đẹp của cảitự tạibố thí.
 Bảy là đại Bồ Tát không cầu sanh các cõi trờibố thí.
 Tám là đại Bồ Tát không hồi hướng bực Thanh Văn, Độc Giácbố thí.
 Chín là đại Bồ Tát không vì người thông minh chê tráchbố thí.
 Mười là đại Bồ Tát không hề chẳng hồi hướng Nhứt thiết tríbố thí.

 Đây là đại Bồ Tát thật hành mười pháp bố thí thanh tịnh để được viên mãn Đàn na Ba la mật đa vậy.

 Lại nầy Xá Lợi Phất ! Lúc thật hành Đàn na Ba la mật đa, đại Bồ Tát lại có mười pháp bố thí thanh tịnh : đó là trong mười pháp bố thí đã nói ở trên ra khỏi hữu vi mà chứng được vô vi.

 Lại nầy Xá Lợi PhấtĐại Bồ Tát bố thí như vậy có thể được mười công đức khen ngợi lợi ích thượng diệu :

 Một là do bố thí món ăn mà đại Bồ Tát được sống lâu biện tài sắc đẹp an vui và khỏe mạnh.
 Hai là do bố thí món uống mà đại Bồ Tát được rời hẳn phiền não khát ái.
 Ba là do bố thí các loại xe cộ mà đại Bồ Tát được tất cả những sự lợi ích an vui.
 Bốn là do bố thí y phụcđại Bồ Tát được thành tựu đức tàm quý, da dẻ sạch sẽ như màu hoàng kim.
 Năm là do bố thí hương hoađại Bồ Tát được tịnh giới, học rộng và các chánh định cùng thánh hạnh.
 Sáu là do bố thí hương bột hương xoa mà đại Bồ Tát được khắp thân thể thơm sạch và thánh hạnh.
 Bảy là do bố thí món ăn thượng vịđại Bồ Tát được tướng hảo đại trượng phu « cam lộ thượng vị ».
 Tám là do bố thí phòng nhà mà đại Bồ Tát được cùng các chúng sanh làm nhà, làm cửa, làm cứu hộ, làm chỗ ở, làm chỗ về, làm chỗ đến cho họ.
 Chín là do thương người bịnh mà bố thí thuốc men nên đại Bồ Tát được không già bịnh chết, đầy đủ diệu dược cam lộ bất tử.
 Mười là do bố thí tất cả đồ cần dùng để sống mà Bồ Tát cảm được đầy đủ đồ dùng và trọn nên tất cả pháp Bồ đề phần.

 Đây gọi là vì Vô thượng Bồ đề, đại Bồ Tát tu hành bố thí ấy mà được mười công đức xưng tán lợi ích thượng diệu để viên mãn Đàn na Ba la mật đa vậy.

 Lại nầy Xá Lợi PhấtBố thí như vậy, đại Bồ Tát lại được mười công đức thượng diệu :

 Một là do bố thí đèn sáng mà Bồ Tát được ngũ nhãn thanh tịnh của Phật.
 Hai là do bố thí âm nhạcBồ Tát được thiên nhĩ thanh tịnh của Phật.
 Ba là do bố thí vàng bạc châu báuBồ Tát được đầy đủ ba mươi hai tướng hảo đại trượng phu.
 Bốn là do bố thí tạp bửu và hoa thơm đẹp mà Bồ Tát được đầy đủ tám mươi tùy hình hảo.
 Năm là do bố thí các loại voi ngựa xe cộ mà Bồ Tát được đồ chúng quyến thuộc rộng lớn đông nhiều.
 Sáu là do bố thí vườn rừng nhà mát mà Bồ Tát được thành tựu chánh định giải thoát chánh chỉ chánh quán.
 Bảy là do bồ thí kho tàng lúa gạo của cảiBồ Tát được viên thành tạng pháp bảo.
 Tám là do bố thí tôi trai, tớ gái mà Bồ Tát viên mãn tự tại, thân tâm nhàn vui.
 Chín là do bố thí con cái, thê thiếp mà Bồ Tát được viên mãn Vô thượng Bồ đề đáng yêu đáng thích vừa ý muốn.
 Mười là do Bố thí vương vị quách thành mà Bồ Tát được viên mãn Nhứt thiết chủng trí.

 Bố thí như vậy gọi là nhiếp thọ mười công đức thượng diệu để được viên mãn Đàn na Ba la mật đa vậy.

 Lai nầy Xá Lơị Phất ! Bố thí như vậy đại Bồ Tát lại được mười công đức thượng diệu.

 Một là do bố thí ngũ dục thượng diệu mà Bồ Tát được thanh tịnh giới định huệ giải thoátgiải thoát tri kiến.
 Hai là do bố thí đồ chơi tốt mà Bồ Tát được thanh tịnh du hí pháp lạc.
 Ba là do bố thí chưn mà Bồ Tát được viên mãn pháp nghĩa đi đến tòa Bồ đề.
 Bốn là do bố thí tay mà Bồ Tát được viên mãn pháp thanh tịnh cứu tế chúng sanh.
 Năm là do bố thí tai, mũi mà Bồ Tát được viên mãn thành tựu các căn.
 Sáu là do bố thí chi tiết nơi thân mà Bồ Tát được thân Phật oai nghiêm thanh tịnh vô nhiễm.
 Bảy là do bố thí mắt mà Bồ Tát được pháp nhãn thanh tịnh vô ngại.

 Tám là do bố thí máu thịt mà Bồ Tát được thân kiên cố nhiếp trì trưởng dưỡng thiện căn chơn thiệt cho tất cả chúng sanh.
 Chín là do bố thí tủy não mà Bồ Tát được thân kim cương viên mãn chẳng thể phá hoại.
 Mười là do bố thí đầu mà đại Bồ Tát được Nhứt thiết chủng trí vô thượng tối thượng.

 Nầy Xá Lợi Phất ! Vì Vô thượng Bồ đềđại Bồ Tát thật hành bố thí ấy, nhiếp thọ tướng mạo ấy, được viên mãn Phật pháp và các công đức xưng tán lợi ích thượng diệu, đều để viên thành Đàn na Ba la mật vậy.

 Lại nầy Xá Lợi Phất ! Lúc thật hành Đàn na Ba la mật đa, đại Bồ Tát có tánh thông thái, trí huệ rất sâu, dùng vô lượng phương tiệnbố thí. Đem của cải thế gian mà cầu thánh tài Vô thượng Chánh Giác. Đem của sanh tử mà cầu của tiên cam lộ bất tử. Đem của hư ngụy chẳng bền chắc mà cầu của thánh chơn thiệt bền chắc. Vì cớ ấy mà Bồ Tát thật hành bố thí rộng lớn.

 Nầy Xá Lợi PhấtĐại Bồ Tát vì cầu Vô thượng Bồ đềđại Niết Bàn, lúc đem tài vật thế gian để bố thí, thì tất cả tài vật tốt thế gian đều xả thí hết. Tại sao ? Vì y theo Vô thượng Đẳng chánh giác vậy.

 Nầy Xá Lợi Phất! Như nhà nông thế gian nương sức trâu cày bừa ruộng đất xong thì gieo giống, do đó nhà nông ấy lần lượt được vàng bạc châu báu y phục tốt đẹp. Tại sao? Vì trong đời không có tài vật nào bằng lúa gạo vậy.

 Cũng vậy, đại Bồ Tát có lúc có phần nương tài vật thế gian mà chứng được Chánh đẳng Chánh giác.

 Lại nầy Xá Lợi Phất! Như bò sữa có lúc ăn cỏ khô, có lúc ăn cỏ ướt, có lúc uống nước lạnh, có lúc uống nước ấm mà có thể sản xuất sữa, bơ, sanh tô, thục tô và đề hồ.

 Cũng vậy, nương Vô thượng Chánh giác thật hành thế gian bố thí, đại Bồ Tát có thể được báo Chuyển Luân Vương, hoặc báo Đế ThíchPhạm Vương. Do được ba quả báo ấy mà bực Thập địa Bồ Tát mau được viên mãn mười trí lực, bốn sở úy của Như Lai. Do sự bố thí ấy mà đủ ngàn công đức phát khởi mười tám pháp Phật bất cộng, đủ ngàn công đức phát khởi sáu mươi thứ âm thanh vi diệu viên mãn, đủ trăm công đức phát khởi mỗi mỗi tướng hảo đại trượng phu, đủ hai trăm công đức phát khởi tướng vô tướng đảnh, đủ quá bá bội công đức thành tựu tướng loa kế, đủ quá câu chi trăm ngàn lần hơn công đức thành tựu tướng bốn mươi chiếc răng trắng đều do bố thí mà mau phát khởi viên mãn.

 Lại nầy Xá Lợi Phất! Lúc thật hành Đàn na Ba la mật, đối với người xin, đại Bồ Tát sanh tâm đại từbố thí. Tâm đại từ ấy nối tiếp phát khởi như hằng hà sa mới được thành mãn, trong ấy không xen dứt Phật chánh định.

 Nầy Xá Lợi Phất! Đức Như Lai an trụ chánh định ấy có thể từ mỗi lỗ chưn lông phát xuất trăm chánh định như sông Hằng chảy mãi luôn tự tại. Vì thế nên biết rằng đức Như Lai có tất cả thần thông biến hóa đều do thật hành bố thí mà nên.

 Nầy Xá Lợi Phất! Bao nhiêu Phật phápđức Như Lai có, đều do ngày trước lúc tu Bồ Tát hạnh làm việc bố thí tài vật thế gian.

 Đây gọi là đại Bồ Tát lúc thật hành bố thí vì cầu cam lộ bất tử, vì cầu thánh tài bền vững, vì cầu Vô thượng Bồ đề, vì cầu đại Niết Bàn. Như vậy có nghĩa là đại Bồ Tát nương thế gian tài vật để bố thí mà hiệp đúng với Đàn na Ba la mật chứng Vô thượng Bồ đề vậy.

 Nầy Xá Lợi Phất! Đại Bồ Tát lúc thật hành Đàn na Ba la mậtvô lượng tướng dạng nay đức Như Lai sẽ nói.

 Thuở quá khứ vô số vô lượng bất khả tư nghị tăng kỳ kiếp có đức Phật xuất thế hiệu Bàng Kỳ La Tư Như Lai, Ứng Cúng, Chánh Biến Tri, Minh Hành Túc, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Sĩ, Điều Ngự Trượng Phu, Thiên Nhơn Sư, Phật, Thế Tôn.

 Nầy Xá Lợi Phất! Đức Phật Bàng Kỳ La Tư ấy trụ thế thô mười ngàn đại Tỳ Kheo A La Hán câu hội.

 Thời kỳ ấy có người dệt lụa tên là Chúc Phường Tuyến. Người ấy hình mạo đoan chánh khả ái. Chỗ người ấy làm việc cách chỗ đức Phật Bàng Kỳ La Tư chẳng xa. Mỗi ngày xế chiều lúc về nhà, người ấy đến chỗ đức Phật dâng lên một sơị tơ nhỏ và bạch Phật rằng: Mong đức Thế Tôn thương xót tôi mà nhận sợi tơ nầy, nhờ thiện căn đây mà đời sau tôi sẽ được thành Phật đột tất cả chúng sanhĐức Phật Bàng Kỳ La Tư liền thâu nhận. Mỗi ngày dâng cúng một sợi tơ như vậy đủ một ngàn năm trăm sợi. Do phước cúng dường ấy mà thời gian sau người thợ dệt tơ Chức Phường Tuyến Trải qua mười lăm câu chi kiếp chẳng đọa ác đạo, lại trải qua ngàn câu chi lần làm Chuyển Luân Vương, lại trải qua ngàn câu chi lần làm Thiên Đế Thích, do thiện căn ấy lại được gần gũi phụng thờ cúng dường ngàn câu chi đức Phật. Sau đó trải qua một a tăng kỳ kiếp, người ấy xuất thế chứng Vô thượng Bồ đề hiệu Thiện Nhiếp Thọ Như Lai, Ứng Cúng, Chánh Biến Tri, Minh Hành Túc, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Sĩ, Điều Ngự Trượng Phu, Thiên Nhơn Sư, Phật, Thế Tôn, trụ thế thọ hai mươi câu chi năm, có Thanh Văn đệ tử hai mươi câu chi na do tha đại A La HánĐức Phật Thiện Nhiếp Thọ thành lập năm câu chi đại Bồ Tát an trụ nơi Vô thượng Bồ đềDiễn thuyết diệu pháp lợi ích an lạc vô lượng vô số chúng sanh xong, đức Phật Thiện Nhiếp Thọ thị hiện nhập Niết Bàn, chánh pháp ở đời đầy một ngàn năm, Xá Lợi lưu bố cúng dường khắp mọi nơi cũng như thời gian sau nầy khi ta nhập Niết Bàn.

 Nầy Xá Lợi Phất! Ông nên quan sát do bố thí chút ít tơ sợi mà phát tâm lớn nên lần lượt thành mãn Phật phápCông đức to lớn ấy do tâm rộng lớn chớ chẳng phải do nơi sợi tơ. Tại sao? Nếu bố thí rộng lớn mà chẳng do tâm thì như vị thí chủ Chức Phường Tuyến kia đem ít chi tơ bố thí lẽ ra chẳng được tâm thanh tịnh cứu cánh. Vì thế nên phải quan sát đại Bồ Tát lúc thật hành Đàn na Ba la mật đa, nương tài thí thế gian bèn được viên mãn tất cả công đức.

 Nầy Xá Lợi Phất! Lúc thật hành Đàn na Ba la mật đa, tánh của Bồ Tát thông minh, trí huệ rất sâu, nhơn bố thí chút ít mà kết quả nhiều. Do sức trí nên kết quả tăng thượng. Do sức huệ nên kết quả quảng đại. Do sức hồi hướng nên kết quả vô biên”.

 Đức Thế Tôn muốn tuyên lại nghĩa ấy mà nói kệ rằng:

 “Bố thí chẳng cầu tài sắc tốt
 Cũng chẳng mong cảm báo trời người
 Vì cầu vô thượng thắng Bồ đề
 Thí ít bèn cảm vô lượng phước
 Bố thí chẳng cầu danh khen tặng
 Chưa từng vì vui và đồ chúng
 Cũng chẳng cầu phước báu thế gian
 Thí ít mà được quả rất lớn
 Bố thí uống ăn và y phục
 Chẳng cầu phước người và phước trời
 Vì cầu biết rõ môn cam lộ
 Thí vật chút ít được phước lớn
 Đã không bồn chồn và cao ngạo
 Cũng rời dua dối và ghét tham
 Các duyên biếng lười đều rời bỏ
 Chỉ siêng bố thí giúp cho đời
 Gạo tiền ngôi vua và thân mạng
 Vui vẻ thí cho lòng chẳng đổi
 Khéo thí như vậy được quả lớn
 Bồ đề giải thoát chưa phải khó
 Mến mừng người đến cầu xin
 Xem như cha mẹ như vợ con
 Có bao của vật thường bố thí
 Thấy người được của lòng không ganh
 Lúc bố thí bị người phá hoại
 Đất đá gậy gộc làm hại mình
 Dầu bị khổ hại lòng không giận
 Lời vẫn dịu dàng lòng vẫn vui
 Thí cho kẻ oán như người thân
 Với kẻ hãi sợ ban vô úy
 Có bao của vật đều thí cả
 Lòng vẫn chưa từng có tiếc nuối
 Luôn cầu pháp Vô thượng Bồ đề
 Chẳng hề mong cầu ngôi đế vương
 Chỉ mong chỗ trang nghiêm giải thoát
 Thường siêng phụng hành pháp bố thí
 Trừ kẻ ham cầu các uế dục
 Có ai muốn cầu ngôi đế vương
 Thế nên người trí chẳng tham ưa
 Ngũ dục ngôi vua và cõi trời
 Đại Bồ Tát thật hành bố thí
 Luôn cầu Phật Bồ đề Vô thượng
 Quên bỏ thân mạng và sự vật
 Mau chóng cảm được nhiều an lạc
 Bồ Tát trí huệ làm bố thí
 Chưa từng rời xa Vô thượng giác
 Chẳng cầu sắc đẹp tiền của nhiều
 Cũng chẳng mong cõi trời hưởng phước
 Dầu cầu Niết Bànvô ý.
 Rời xa tất cả những mong muốn
 Nếu hay tu tập khéo như vậy
 Gọi là người biết đạo và khai đạo.

 Nầy Xá Lơị Phất! Đại Bồ Tát trí huệ thành tựu sự bố thí ấy khéo có thể tu hành Bồ Tát hạnh không có nghi lầm.

 Đây gọi là Đàn na Ba la mật của đại Bồ Tát. Nếu chư đại Bồ TátVô thượng Bồ đềtu hành Bồ Tát hạnh ấy, thì tất cả chúng ma ma dân thiên ma không thể nhiễu loạn được đại Bồ Tát ấy, cũng chẳng bị thua khuất vì các ngoại đạo hay thế luận”.

 Pháp Hội Bồ Tát Tạng
 Phẩm Đàn Na Ba La Mật Đa
 Thứ Sáu
 Hết
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.