55. Pháp Hội Hư Không Tạng Bồ Tát

01/05/201012:00 SA(Xem: 63941)
55. Pháp Hội Hư Không Tạng Bồ Tát

KINH ĐẠI BẢO TÍCH
Việt dịch: Tỳ Kheo Thích Trí Tịnh
Xuất bản: Ban Văn Hóa Thành Hội TP. Hồ Chí Minh PL 2543 - DL 1999

LV
PHÁP HỘI HƯ KHÔNG TẠNG BỒ TÁT

THỨ NĂM MƯƠI LĂM

(Hán bộ từ quyển 137 Đến quyển 141)
Hán dịch: Tam tạng Đàm Vô Sấm-Việt dịch: Tỳ kheo Thích Trí Tịnh.

 

Như vậy tôi nghe một lúc Đức Phật ở trên nhà Diệu Bửu Trang Nghiêm giảng Đường chỗ sở hành cuả Như Lai.

Như Lai oai thần Đại công Đức trang nghiêm Đầy Đủ các tướng tốt. Nhơn nơi bổn hành Phật Địa Được báo cung Điện Bồ Tát xưng tán vô lượng, do thần lực Như Lai kiến lập, nhập vô ngại trí hành xứ sanh hỷ duyệt thù thắng, tư duy quán niệm tinh tiến trí huệ phân biệt xảo thuyết các công Đức như vậy Đều Đầy Đủ. Dược Đời sau khen rằng : -Đức Thế Tôn Chánh giác khéo chuyển pháp luân, khéo có thể Điều thuận tất cả chúng sanh, ở trong các pháp Đều Được tự tại, biết các chúng sanh tâm họ hướng Đến chỗ nào, khéo có thể rốt ráo phân biệt tất cả các căn, khéo dứt hết những tập khí không còn dư, Phật sự Được làm tự nhiên thành tựu. Cùng chúng Đại Tỳ Kheo sáu trăm vạn người câu hội. Chư Đại Tỳ Kheo ấy tâm Đã Điều nhu kiết sử Đã dứt, Đều là con của Như Lai Pháp Vương hành pháp thậm thâm, khéo có thể biết rõ pháp vô sở hữu, thân các Ngài Đoan chánh xinh Đẹp Đầy Đủ oai nghi, Đề là Đại phước Điền an trụ trong giáo pháp của Đức Như Lai.

Còn có chư Đại Bồ Tát Tăng câu hội. Chư Đại Bồ Tát nầy Đã qua khỏi tất cả các hành mà chẳng bỏ sở hành của Bồ Tát, Được vô sanh nhẫn mà Đối với các chúng sanh chẳng xả Đại bi, quá các thế gianthuận thế pháp siêng hoá Độ chúng sanh, cũng có thể khéo nhập vào chỗ sở hành cuả Như Lai, mà lại chẳng rời chỗ sở hành cuả Bồ TátDanh hiệu các Ngài là : Nhựt Phổ Minh Bồ Tát, Vô Ngại Nhãn Bồ Tát, Nhứt Thiết Pháp Tự Tại Vương Bồ Tát, Vô Ngại Hành Xứ Bồ Tát, Phân Biệt Biện Giác Bồ Tát, Tịnh Vô Lượng Võng Minh Đăng Vương Bồ Tát, Bất Nhiễm Hành Xứ Bồ Tát, Hoại Ma Giới Phóng Quang Minh Bồ Tát, có bất khả kế a tăng kỳ bất khả tư bất khả xưng bất khả lượng vô tề hạn bất khả thuyết Bồ Tát Ma ha tát như vậy câu hội.


Lúc bấy giờ Đức Thế Tôn nói hạnh xuất yếu cuả chư Bồ Tát gọi là Vô Ngại Pháp môn, trang nghiêm Bồ Tát Đạo thành tựu Phật pháp thập lực tứ vô sở úy, Được biết các pháp tự tại nhập vào môn ấn Đà la ni, nhập vào môn phân biệt biện luận, nhập vào môn Đại thần thông, nhập vào môn bất thối chuyển luân chư thừa bình Đẳng, nhập vào môn nhứt tướng pháp giới vô phân biệt, nhập vào môn thuyết pháp tùy chúng sanh căn giải liễu sai biệt, nhập vào môn kiên pháp phân biệt phá ma giới thiện thuận tư duy, nhập vào môn vô ngại trí huệ Đoạn trừ kiết sử kiến chấp, nhập vào môn vô Đẳng nguyện phương tiện trí, nhập vào môn chư Phật Đẳng trí, nhập vào môn chư pháp vô ngại như thiệt phân biệt, nhập vào môn vô biến dị hình Đẳng pháp, nhập vào môn thậm thâm thập nhị nhân duyên, nhập vào môn công Đức trí huệ trang nghiêm Phật thân khẩu ý, nhập vào môn kiên cố tư duy tinh tiến niệm huệ vô tận, nhập vào môn tứ thánh ĐếĐiều phục hàng Thanh Văn vậy, nhập vào môn viễn ly thân tâm hành vì Điều phục hàng Bích Chi Phật vậy, nhập vào môn thọ ký Nhứt thiết trí, vì Điều phục hàng Bồ Tát vậy, nhập vào môn chư pháp tự tại vì hiển
Phật công Đức vậy, khai thị giải nói hiển thị cho người Được Điều phục khiến họ Được hiểu, dạy họ Đọc sắp Đặc thứ tự mở bày phân biệt khiến dễ tùy thuận chánh thuyết.

 
Lúc Đức Thế Tôn khéo phân biệt phương tiện nhập vào Phật pháp như vậy, toàn cõi Đại Thiên thế giới nầy, tất cả sắc màu hình tượng như núi Thiết Vi, núi Tu Di, các hắc sơn, tứ thiên hạ, thành ấp tụ lạc trong Diêm Phù Dề, Đại hải giang hà, cỏ cây lùm rừng, cung Điện của Rồng, Dạ Xoa, Càn Thát Bà, A Tu La, Ca Lâu La, Khẩn Na La, Ma Hầu La Già, cung Điện của Địa thần, của Hư Không Thần, cung Điện của Trời Tứ Thiên Vương, Đao Lợi Thiên, Dạ Ma Thiên, Đâu Suất Đà Thiên, Hóa Lạc Thiên, Tha Hóa Tự Tại Thiên, cung Điện của Phạm Thiên Đến Sắc Cứu Cánh Thiên, cùng sắc thân của các chúng sanh thảy Đều bị che ẩn mắt không thấy Được, dường như là lúc kiếp tận sau khi hỏa tai khởi cả Đại Địa Đều cháy tan mà Đại thủy chưa xuất hiện, lúc bây giờ không còn có một màu sắc một hình tượng nào làm Đối tượng cho nhãn căn cả. Cõi Dại Thiên Thế Giới lúc bây giờ cũng giống như vậy không có một chút hình sắc nhiếp về Dục giớiSắc giới,duy trừ những sắc tượng Được thấy trong nhà Diệu Bửu Trang Nghiêm Đường. 

 
Bấy giờ ở hư không nơi chẳng có y tựa phía trên nhà Diệu Bửu Trang Nghiêm Dường, tự nhiênvô lượng trăm ngàn na do tha bửu Đài trang nghiêm vi diệu Được thế gian thích thấy, như thế giới Đại Diệu trang nghiêm quốc Độ của Đức Phật Nhứt Bửu Trang Nghiêm Đài báu của chư Bồ Tát ngồi. Các Đài báu nầy cũng như vậy thấy chư Đại chúng ngồi trong bửu Đài.

 
Trong nhà Diệu Bửu Trang Nghiêm Đường tự nhiên hiện ra tòa sư tử bằng chơn kim tịnh diệu cao mười ngàn do tuần, phát ra quang minh tịnh diệu soi khắp cõi Đại Thiên thế giới nầy, ánh sáng ấy làm luốt mất ánh sáng của chư Bồ Tát.

 
Lúc bây giờ Đại chúng hoan hỷ hớn hở tâm tình vui Đẹp khen chưa từng có, chắp tay hướng Phật bạch rằng : ‘’ -Đức Như Lai ngày hôm nay quyết Định nói Đại pháp nên hiện thoại ứng nầy ‘’ .

 
Tôn giả Xá Lợi Phất thừa oai thần của Phật, từ bửu tòa Đứng dậy chỉnh lại y phục trịch bày vai hữu gối hữu chấm Đất chắp tay hướng lên Phật mà bạch rằng:

‘’ Bạch Đức Thế Tôn ! Đây là thoại tướng gì có những sự sanh lòng vui Đẹp thù thắng phát hiện Đại thần biến như vậy. Bạch Đức Thế Tôn ! Đại chúng Đây Đều nghi hoặc, mong Đức Như Lai nói nhơn gì duyên gì mà hiện ra sự vị tằng hữu nầy ‘’

 Đức Phật nói : ‘’Nầy Xá Lợi Phất ! Phương Đông cách Đây quá số thế giới như số vi trần của tám Phật thế giới, có quốc Độ tên Đại Trang Nghiêm, Phật hiệu Nhứt Bửu Trang Nghiêm Như Lai, Ứng Cúng, Chánh Biến Tri, Minh Hành Túc, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Sĩ, Điều Ngự Trượng Phu,Thiên Nhơn Sư, Phật, Thế Tôn nay hiện tại thuyết pháp. Có nhơn duyên gì mà cõi ấy có tên là Đại Trang Nghiêm? Vì những sự trang nghiêm ở cõi ấy dầu nói rộng ra Đến một kiếp cũng chẳng hết,vì lẽ ấy mà có tên là Đại Trang Nghiêm.

Lại có nhơn duyên gì mà Đức Phật ở cõi Dại Trang Nghiêm ấy hiệu là Nhứt Bửu Trang Nghiêm?

Nầy Xá Lợi Phất ! Đức Như Lai ấy nhơn một báu mà thuyết pháp, Đó là báu Đại thừa vô thượng vậy, do Đây mà hiệu là Nhứt Bửu Trang Nghiêm Như Lai

Đức Phật Nhứt Bửu Trang Nghiêm ấy cùng chư Bồ Tát Đều lên ngồi tòa sư tử vọt ở hư không cao bằng tám mươi ức cây Đa la, Phật vì chư Bồ Tát nói pháp môn hư không ấn.

Sao gọi là pháp môn hư không ấn?

Như tất cả pháp lấy hư không làm môn vì không có trụ xứ vậy, môn vô trụ xứ của tất cả pháp vì không có hình tướng vậy, môn vô hình tướng của tất cả pháp vì quá các hành xứ vậy, môn vô hành xứ của tất cả pháp vì trong ngoài thanh tịnh vậy, môn thanh tịnh của tất cả pháp vì tánh nó không ô nhiễm vậy, môn vô nhiễm của tất cả pháp vì tự tánh tịch tĩnh vậy, môn tịch tĩnh của tất cả pháp vì vốn không có tâm ý thức vậy, môn vốn không của tất cả pháp vì rời lìa vật và chẳng phải vật vậy, môn không có vật của tất cả pháp vì không có giáo tướng vậy, môn không có giáo tướng của tất cả pháp vì không có hình Đoạn vậy, môn không có hình Đoạn của tất cả pháp vì rời lìa nhơn duyên cảnh giới vậy, môn không có nhơn duyên cảnh giới của tất cả pháp vì tướng tịch diệt vậy, môn tịch diệt của tất cả pháp vì rời lìa hai tướng vậy, môn vô nhị của tất cả pháp vì xả biệt dị vậy, môn không có dị biệt của tất cả pháp vì nhập vào nhứt tướng vậy, môn nhứt tướng của tất cả pháp vì tự tướng thanh tịnh vậy, môn tự tướng thanh tịnh của tất cả pháp vì quá tam thế vậy, môn quá tam thế của tất cả pháp vì chẳng rời bình Đẳng vậy, môn chẳng rời bình Đẳng của tất cả pháp vì tướng ảo hóa chẳng phải tướng vậy, môn ảo hóa tướng của tất cả pháp vì thể chẳng thiệt vậy, môn không có thể của tất cả pháp vì không có tác tướng vậy, môn vô tác của tất cả pháp vì thân tâm xa lìa vậy, môn viễn ly của tất cả pháp vì lìa tướng lìa vô tướng vậy, môn vô tướng của tất cả pháp vì tướng bất Động vậy, môn tướng bất Động của tất cả pháp vì không có chỗ y dựa vậy, môn không có y xứ của tất cả pháp vì an trụ vô tế vậy, môn không có tế hạn của tất cả pháp vì không có ổ hang vậy, môn không có ổ hang của tất cả pháp vì không có ngã khôngngã sở vậy, môn không có ngã ngã sở của tất cả pháp vì không có chủ vậy, môn vô chủ của tất cả pháp vì tánh vô ngã vậy, môn vô ngã của tất cả pháp vì nội thanh tịnh vậy.

Nầy Xá Lợi Phất ! -Đức Nhứt Bửu Trang Nghiêm Như Lai vì chư Bồ Tát mà nói rộng pháp môn hư không ấn như vậy. Lúc Đức Như Lai ấy nói pháp có vô lượng a tăng kỳ chư Bồ Tát hiểu biết các pháp tánh cùng hư không bình Đẳng, ở trong các pháp Được vô sanh nhẫn.

Nầy Xá Lợi Phất ! ở quốc Độ Đai Trang Nghiêm ấy, chỗ Phật Nhứt Bửu Trang Nghiêm có một Đại Bồ Tát tên là Hư Không Tạng dùng Đại trang nghiêm Để tự trang nghiêm, nơi các nguyện bất khả tư nghịtối thắng hơn cả, Được oai Đức trong tất cả công Đức, Được vô ngại tri kiến bất khả tư nghị, dùng Bồ Tát công Đức Để tự trang nghiêm, dùng các tướng hảo Để trang nghiêm thân mình, tùy chúng sanh Đáng Được Độ dùng thiện thuyết pháp trang nghiêm miệng mình, dùng bất thối Định trang nghiêm tâm mình, dùng các tổng trì trang nghiêm niệm, nhập vào các pháp vi tế trang nghiêm ý, thuận quán pháp tánh trang nghiêm tinh tiến, dùng kiên cố thệ trang nghiêm chí thuần, dùng quyết Định xong trang nghiêm việc Được làm, từ nhứt Địa Đến nhứt Địa trang nghiêm cứu cánh, xả các sở hữu trang nghiêm bố thí, dùng tâm thanh tịnh lời nói lành trang nghiêm giới, với các chúng sanh tâm không chướng ngại trang nghiêm nhẫn nhục, các sự việc Đều trọn Đủ trang nghiêm tinh tiến, nhập Định du hí thần thông trang nghiêm thiền, khéo biết phiền não tập khí trang nghiêm Bát Nhã, vì cứu hộ chúng sanh trang nghiêm từ tâm, chẳng bỏ rời các chúng sanh trang nghiêm lòng bi, tâm không do dự trang nghiêm nơi hỷ, rời lìa các ghét thương trang nghiêm nơi xả, du hí các thiền Định trang nghiêm thần thông, Được tay vô tận bửu trang nghiêm công Đức, phân biệttâm hành các chúng sanh trang nghiêm trí, dạy chúng sanh những pháp lành trang nghiêm nơi giác, Được huệ sáng sạch trang nghiêm huệ minh, Được Đúng nghĩa pháp và từ trang nghiêm biện tài, phá mangoại Đạo trang nghiêm những vô úy, Được Phật vô lượng công Đức Để tự trang nghiêm, thường dùng các lỗ lông thuyết pháp Để trang nghiêm nơi pháp, thấy pháp minh của chư Phật Để trang nghiêm tự minh, hay soi sáng các Phật quốc Độ Để trang nghiêm quang minh, lời nói không có lỗi lầm Đễ trang nghiêm sở thuyết, thần thông theo chỗ thích nói Để trang nghiêm giáo thọ, thần thông Đến rốt ráo bốn thần túc Để trang nghiêm biến hóa, thần thông nhập vào chỗ bí mật của Phật Để trang nghiêm chư Như Lai, thần thông tự giác ngộ chánh trí Để trang nghiêm pháp tự tại, như thuyết mà làm không gì có thể phá hoại Được Để trang nghiêm tất cả thiện pháp kiên cố.

Nầy Xá Lợi PhấtHư Không Tạng Đại Bồ Tát ấy thành tựu vô lượng công Đúc như vậy, nay cùng mười hai ức Đại Bồ Tát Đồng phát ý muốn Đến thế giới Ta Bà nầy lễ lạy ta cúng dường cung kính vây quanh, cũng vì kinh Đại Phổ Tập nầy mà phân biệt ít phần pháp môn, lại cũng vì chư Bồ Tát từ mười phương Đến hội sanh Đại pháp minh, lại vì tăng ích khai phap Đại thừa, lại vì thọ trì Như Lai pháp, lại vì vô lượng chúng sanh phát sanh thiện căn, lại vì dùng thiện pháp Điều phục các ma và ngoại Đạo, lại vì thị hiện Bồ Tát du hí thần thông vậy.

Hư Không Tạng Đại Bồ Tát ấy muốn Đến Đây nên trước có thoại ứng như vậy ‘’ .

Lúc -Đức Thế Tôn nói sự ấy rồi, Hư Không Tạng Bồ Tát cùng mười hai ức Đại Bồ Tát cung kính vây quanh Đồng Đến chỗ Đức Nhứt Bửu Trang Nghiêm Như Lai bạch rằng : ‘’ Bạch Đức Thế Tôn ! Chúng tôi muốn Đến Ta Bà thế giới lễ bái cúng dường Phật Thích Ca Mâu Ni ‘’.

 -Đức Nhứt Bửu Trang Nghiêm Phật nói : ‘’Các ông muốn qua Đó thì tùy ý, nên phải biết thời ‘’.

Hư Không Tạng Đại Bồ Tát cùng chúng Đại Bồ Tát liền Đảnh lễ chưn Phật Nhứt Bửu Trang Nghiêm, Đi nhiễu bên hữu bảy vòng, thừa Phật du hí vô tác thần thông bỗng nhiên chẳng hiện, trong thời gian khoảng một niệm, Đến nhà Bửu Trang Nghiêm Đường trên Đài Diệu Bửu.

Hư Không Tạng Đại Bồ Tát mưa diệu hoa hương cúng dường Phật Thich Ca Mâu Ni, cũng cúng dường kinh Đại Phổ Tập, Đó là những hoa mạn Đà la, hoa ma ha mạn Đà la, hoa mạn thù sa, hoa ma ha mạn thù sa, hoa ba lợi chất Đa la, hoa ma ha ba lợi chất Đa la, hoa lô giá na, hoa ma ha lô giá na, các loại hoa trên Đất dưới nước lớn bằng bánh xe, hoa trăm cánh, ngàn cánh, hoa trăm ngàn vạn cánh, tất cả hoa Đều phát ánh sáng, mùi hương vi diệu, sắc hoa hương hoa làm vui Đẹp tâm nhãn mọi người. Những hoa thơm Đẹp tươi sáng như vậy tuôn xuống Đầy trong nhà Diệu Bửu Trang Nghiêm Đường chất cao một cây Đa la. Còn có các thứ thiên nhạc phát ra tiếng vô lượng pháp môn, những là tiếng nhạc hiệp vớiĐàn Ba La Mật, Thi la Ba La Mật, Nhẫn Ba La Mật, Tiến Ba La Mật, Thiền Ba La Mật, Bát Nhã Ba La Mật, tiếng nhạc hiệp với Tứ vô lượng tâm, hiệp với Tứ nhiếp pháp, hiệp với Trợ Đạo pháp, hiệp với Tam giải thoát môn, hiệp với Tứ thánh Đế, hiệp với Thập nhị nhơn duyên .

Cúng dường xong, Hư Không Tạng Bồ Tát Đảnh lễ chưn Phật hữu nhiễu bảy vòng rồi Đứng qua một phía bạch Đúc Phật rằng : ‘’ Bạch Đức Thế Tôn ! -Đức Nhất Bửu Trang Nghiêm Như Lai Ứng Cúng Đẳng Chánh Giác thăm hỏi Đức Thế Tôn ít bệnh ít não Đi ở an ổn vui vẻ. -Đức Nhứt Bửu Trang Nghiêm Như Lai lại còn nói có mười hai ức Bồ Tát cùng Hư Không Tạng Bồ Tát Đồng Đến Ta Bà thế giới mong Đức Thế Tôn vì họ nói pháp thậm thâm khiến họ Được tự nhiên trí, cũng khiến họ thành tựu Đại pháp quang minh rồi sẽ trở về quốc Độ Đại Trang NghiêmTại vì sao? Do Đức Thế Tôn từ xa xưa Đã từng giáo hóa chúng Bồ Tát nầy phát tâm Vô thượng Bồ Đề vậy ‘’.

Bạch lời trên xong, Hư Không Tạng Đại Bồ Tát, ngay trên Đỉnh Đức Thế Tôn, hóa hiện lọng báu lớn rộng mười ngàn do tuần, cán bằng thanh lưu ly, cọng bằng chơn san hô bửu, lợp bằng lưu ly bửu và vàng diêm phù Đàn, rũ thòng những mành lưới chuỗi ngọc bằng diệu chơn châu, có những linh những lạc reo tiếng hòa diệu. Lọng ấy phát sáng chiếu suốt mười phương cùng xen với các loại hoa hương Đẹp sáng. 

Đối với công Đức bất tư nghị của Đức Thế Tôn, Hư Không Tạng Đại Bồ Tát lòng rất kính trọng chắp tay hướng lên Phật nói kệ khen ngợi rằng :
Pháp nghĩa trí huệ Đấng Tối Thắng
Bổn tịnh vô cấu vô sở trước
Như hư không chẳng nhiễm ô
Tôi lạy dưới chân thánh bất Động
Công hạnh không sánh không bờ Đáy
Hiện pháp nghiêm thân rất thù thắng
Chơn pháp thân Phật như hư không
Khắp trùm Đại bitế Độ
Nhơn Thiên Đạo Sư hay thị hiện
Trăm phước trang nghiêm thân Thế Tôn
Dứt các ngôn ngữ không âm vang
Lìa các ngôn thuyết không hí luận
Dầu biết như vậy mà hiện nói
Vô tánh chúng sanh khiến họ vui
Tâm chẳng phải tâm Được tâm ấy
Biết Được chẳng tâm tánh ảo hóa
Khéo biết chúng sanh tâm hành tánh
Mà hay chẳng trụ tâm bỉ ngã
Vì hiện oai nghi Để Độ chúng
Thân Thiện Thệ không tác chẳng tác
Phật biết chúng sanh theo chỗ thích
Liền hay thị hiện thân như vậy
Thế Tôn nơi pháp chẳng chấp ngã
Chẳng có nhớ tưởng trụ nơi pháp
Hay biết do pháp nào Được Độ
Rồi theo Đáng nên nói Đúng
Đại chúng khát ngưỡng nhìn Thế Tôn
Hy hữu trong Đời không gì sánh
Thế Tôn thị hiệnvô tâm
Nhưng khiến Đại chúng Đều vui Đẹp
Các pháp như vậy theo duyên sanh
Hư vô tịch mịch chẳng chơn thiệt
Thế Tôn khéo biết pháp như vậy
Được Đến Niết bàn Đạo thanh lương
Bỏ nhị biên chẳng trụ trung Đạo
Biết giả chẳng chơn không tự tánh
Các pháp như vậy không tác giả
Khéo nói nghiệp quả chẳng Đoạn thường
Chẳng phải chúng sanh thọ mạng nhơn
Tịch tĩnh không tên như hư không
Như thiệt phân biệt không chúng sanh
An trụ Đại chúng Đến cam lộ
Xưa tu nhiều kiếp bất tư nghị
Cầu sức tinh tiến Đại Bồ Đề
Diệu hạnh Được làm nay Đã thành
Nghĩa Đến không Đến Đều tỏ biết
Tất cả các pháp thượng trung hạ
Đều biết bình Đẳng thường không khác
Người trí chỗ biết biết không chấp
Ví vậy Thế Tôn Định không loạn
Âm nhập xứ giới như ảo hóa
Tam giới Đều như trăng trong nước
Chúng sanh hư ngụy tánh như mộng
Do trí phân biệt nói pháp ấy
Thế nhơn giả xưng gọi Đắc Đạo
Thiệt không có tướng Đắc không Đắc 
Như Đạo không Đắc pháp không chuyển
Như pháp không chuyển không người Độ
Thế nên Độ chúng khỏi tử lưu
Tự Độ Độ tha hết Điên Đảo
Khéo hay an ủi người khổ não
Mình người diệt khổ Đến vô vi
Chúng sanh không sanh không Niết bàn
Chúng sanh bổn tịnh bất khả Đắc
Đạo và chúng sanh dường ảo mộng
Tự giác như vậy giác nhiều người
Như trong hư không chẳng thấy sắc
Tất cả chúng sanh sắc cũng vậy
Các pháp lìa sắc lìa tướng sắc
Biết Được sắc ấy thì Được lìa
Dùng các dụ hay khen ngợi Phật
Chấp kiến khen Phật là báng Phật
Phật Đức như không vô sai biệt
Vô hạn vô lượng là khen Phật
Lạy Đấng tự tịnh cũng tịnh tha
Vô duyên vô tâm nhập vi tâm
Như Phật công Đức Thế tôn biết
Như Phật công Đức nay tôi lạy
Hay biết chúng sanh không có ngã
Biết các pháp tế là ly dục
Người thấy pháp thân là thấy Phật
Tức là cúng dường mười phương Phật

Hư Không Tạng Bồ Tát nói kệ ấy rồi, liền lúc ấy nhà Đại Bửu Trang Nghiêm Đường cùng tất cả các bửu Đài trên hư không chấn Động sáu cách, tất cả Đại chúng tâm thanh tịnh vui vẻ hớn hở khen chưa từng có Đồng nói Hư không Tạng Đại Bồ tát khéo có thể nói diệu kệ ấy, nếu có thiện nam thiện nữ làm Được pháp ấy thì cho Đến trong mộng chẳng thấy có pháp lần lần sẽ Được sư tử hống như Hư Không Tạng Đại Bồ Tát.

Hư không Tạng Đại Bồ Tát nói những diệu kệ khen Phật rồi bạch rằng : '' Bạch Đức Thế Tôn ! Có ít Điều muốn hỏi mong Thế Tôn cho phép, nếu Được Phật cho phép mới dám thưa hỏi, tại sao, vì Đức Thế Tônvô lượng tri kiến hay biết Được chúng sanh các căn có thuần thục có chưa thuần thục, vì Đức Thế Tôn sáng suốt trừ bỏ các tối tăm, vì Đức Thế Tôn rõ nghĩa khéo nói phân biệt rành các cú nghĩa, vì Đức Thế Tôn biết thời giờ chẳng quá hạn, vì Đức Thế Tôn chỗ nói chẳng lầm Đúng như lời mà làm chẳng sai, vì Đức Thế Tôn biết thời giờ tùy sở hành của chúng sanhthuyết pháp, vì Đức Thế Tôn khéo du hý thông Đạt các thần thông, vì Đức Thế Tôn khéo chơn thiệt quán tâm hành của chúng sanh, vì Đức Thế Tôn rất không ô nhiễm ở trong các pháp Được Đại tự tại, vì Đức Thế Tôn tự tỏ ngộ giác liễu các pháp, vì Đức Thế Tôn chế ngự tà kiến chúng sanh dạy cho họ vào chánh kiến, vì Đức Thế TônĐại y vương có thể làm cho vô thỉ thế giới chúng sanh dứt hẳn các bệnh não, vì Đức Thế Tôn Đại lực thành tựu thập lực, vì Đức Thế Tôn vô úy thành tựu tứ vô úy, vì Đức Thế Tôn tối thắng thành tựu thập bát bất cộng pháp, vì Đức Thế Tôn Đại từ cứu tế tất cả chúng sanh tâm thường vô ngại, vì Đức Thế Tôn Đại bi hành tri kiến vô ngã cứu khổ tất cả chúng sanh, vì Đức Thế Tôn Đại hỷ hành thiền Định giải thoát tam muội Đến cứu cánh, vì Đức Thế Tôn Đại xả hành dứt tất cả ghét thương tâm như hư không, vì Đức Thế Tôn Được bình Đẳng giác liễu các Phật pháp vô ngại, vì Đức Thế Tôn không có lòng ghét thương cứu cánh thanh tịnh khen chê không lay Động Được, vì Đức Thế Tôn không có hy vọng trí huệ Đầy Đủ nơi lợi dưỡng kính khen không mong cầu, vì Đức Thế Tôn tất cả tri kiến tất cã Phật hành xứ Đều Đã cứu cánhBạch Đức Thế Tôn ! Tôi biết Được Đức Thế Tônvô lượng vô biên công Đức thành tựu như vậy, vì thế ở trong các pháp môn tôi có ít Điều muốn hỏi ''.

-Đức Phật nói: '' Nầy Hư Không Tạng ! Phật cho phép ông hỏi, Phậ sẽ theo chỗ ông bạch hỏi làm cho ông Được vui thỏa ''.

Lúc ấy Công -Đức Quang Minh Vương Đại Bồ Tát hỏi Hư Không Tạng Đại BồTát rằng: ''Nay Ngài vì ai mà muốn bạch hỏi Đức Như Lai ? ''.

Hư Không Tạng Đại Bồ Tát nói kệ Đáp Công -Đức Quang Minh Vương Đại Bồ Tát rằng:
Tất cả chúng sanh tâm bình Đẳng
Người bình Đẳng hay Đến cứu cánh
Du hý trong Đại bi vô cấu
Tôi vì chúng nầy hỏi Thế Tôn
Hay Đến chánh giác không cấu uế
Đã không do dự dứt nghi kia
Tự Được tỏ thấu lợi chúng sanh
Tôi vì chúng ấy hỏi Thế Tôn
Biết ngã vô ngã không sánh bằng
Vì chúng phát tâm không chấp chúng
Hay làm chúng sanh thoát ngã kiến
Tôi vì chúng ấy hỏi Thế Tôn
Hay hộ oai nghi thuận sở hành
Tâm ấy thanh tịnh như hư không
Kiên cố bất Động như Tu Di
Tôi vì chúng ấy hỏi Thế Tôn
Tinh tiến không bờ huệ không sánh
Dũng kiện hay phá oán phiền não
Kiết mình Đã dứt dứt kiết người
Tôi vì chúng ấy hỏi Thế Tôn
Thích cho oai nghi Điều phục tâm
Thường trụ văn giới nhẫn tiến lực
Thiền Định thần thông trí huệ sáng
Tôi vì chúng ấy hỏi Thế Tôn
Thích tu không vô tướng vô nguyện
Mà hiện thọ thân ở sanh tử
Vô sanh vô diệt Đạt cam lộ
Tôi vì chúng ấy hỏi Thế Tôn
Tri kiến thậm thâm không ngằn mé
Thanh Văn Duyên Giác Đều không bằng
Mà biết sở hành các chúng sanh
Tôi vì chúng ấy hỏi Thế Tôn
Khéo hay tỏ thấu thích chánh hạnh
Nơi chấp pháp phi pháp Đã dứt
Thường ở chánh Định tâm chẳng loạn
Tôi vì chúng ấy hỏi Thế Tôn
Các hiền sĩ chẳng dứt giống Phật
Hay hộ chánh pháp hộ chúng tăng
Danh Đồn tam thế chư Phật khen
Tôi vì chúng ấy hỏi Thế Tôn '' .

Hư Không Tạng Đại Bồ Tát nói kệ Đáp Công Đức Quang Minh Vương Đại Bồ Tát rồi bạch Đức Phật rằng :'' Bạch Đức Thế Tôn ! Thế nào là Bồ Tát thật hành Đàn Ba la mật bình Đẳng với hư không ? Thế nào là Bồ Tát hành Thi la Ba la mật, hành Nhẫn Ba la mật, hành Tiến Ba la mật, hành Thiền Ba la mật, hành Bát Nhã Ba la mật bình Đẳng với hư không? Thế nào là BồTát hành công Đức, hành trí bình Đẳng với hư không? Thế nào là Bồ Tát chẳng rời lìa như nhưniệm Phật, niệm Pháp, niệm Tăng, niệm thí, niệm giới, niệm thiên, như Đúc Phật Đã hứa khả? Thế nào là Bồ Tát tu hành các pháp bình Đẳng như Niết bàn? Thế nào là Bồ Tát khéo phân biệt hành tướng? Thế nào là Bồ Tát thọ trì pháp tạng chư Phật, tùy theo Như Lai chỗ giác ngộ tánh tướng các pháp như thiệt biết tánh tướng các pháp rồi mà chẳng thủ chẳng xả ? Thế nào là Bồ Tát phân biệt các chúng sanh từ vô thỉ Đến nay thanh tịnhgiáo hóa các chúng sanh ? Thế nào là Bồ Tát khéo thuận phát hành thành tựu Phật pháp ? Thế nào là Bồ Tát bất thối thần thông nơi các Phật pháp Đều Được tự tại ? Thế nào là Bồ Tát nhập pháp môn thậm thâm mà hàng Thanh văn, hàng Bích Chi Phật chẳng nhập Được ? Thế nào là Bồ Tát nơi thập nhị nhân duyên Được thắng trí phương tiện xa lìa nhị biên kiến chấp ? Thế nào là Bồ Tát Được ấn Như Lai ấn cho như như vô phân biệt trí phương tiện ? Thế nào là Bồ Tát nhập môn pháp giới, tánh thấy tất cả pháp tánh bình Đẳng ? Thế nào là Bồ Tát thuần chí kiên cố như kim cương, nơi Đại thừa nầy tâm an trụ bấ Động ? Thế nào là Bồ Tát tự thanh tịnh giới mình như Phật giới ? Thế nào là Bồ Tát Được Đà la ni trọn chẳng thất niệm ? Thế nào là Bồ Tát Được Như Lai gia trì biện tài vô ngại ? Thế nào là Bồ Tát Được tự tại thị hiện thọ sanh tử ? Thế nào là Bồ Tát phá các oán Địch lìa bỏ bốn ma ? Thế nào là Bồ Tát lợi ích chúng sanh trang nghiêm công Đức ? Thế nào là Bồ Tát lúc thế gian không có Phật mà hay làm Phật sự ? Thế nào là Bồ Tát Được hải ấn tam muội khéo có thể biết Được tâm hành của các chúng sanh ? Thế nào là Bồ Tát biết Được các trần giới vô ngại ? Thế nào là Bồ Tát oai nghi hạnh thành tựu lìa các tối tăm Được quang minh thù thắng ở trong các pháp Được tự nhiên trí mau Được thành tựu Nhứt thiết trí hành ? '' .

-Đức Phật nói : ''Lành thay, lành thay, nầy Hư Không Tạng ! ông khéo có thể phân biệt hỏi nơi Như Lai những diệu nghĩa như vậy. Như ông Đã từng cúng dường quá khứ vô lượng chư Phật trồng các căn lành, tâm hành bình Đẳng như hư không, lễ kính chư Phật Đến chỗ trí huệ sáng tỏ, phát siêng tinh tiến muốn Đến diệu pháp tất cả chư Phật, chẳng bỏ rời các chúng sanh Đến Đại từ bi cứu cánh, Đã quá các ma nghiệp chẳng lìa thế pháp, dùng tâm lượng Đồng hư không Để thành tựu diệu pháp Đại thừa vô thượng nầy.

Nầy Hư Không Tạng ! Công Đúc của ông không có biên tế, khó so sánh Được, ông Đã từng ở chỗ hằng hà sa số chư Phật quá khứ hỏi những sự việc ấy, ông cũng có thể tự nói, ông nên lắng nghe khéo suy gẫm, Phật sẻ vì ông mà phân biệt giải nói các sự Được hỏi về công hạnh của chư Bồ Tát, mà Phật còn giải nói hơn Đây có thể Được Vô thượng Đại thừa Như Lai tự nhiên trí Nhứt thiết chủng trí».

Hư Không Tạng Đại Bồ Tát bạch rằng :

'' Kính vâng, bạch Đức Thế Tôn ! Tôi nguyện thích Được nghe ''.

-Đức Phật nói : '' Nầy Hư Không TạngThành tựu bốn pháp, Bồ Tát hành Đàn Ba la mật bình Đẳng với hư không : Nếu Bồ Tát ở tất cả chỗ không có chướng ngại chẳng phân biệt mà hành Đàn Ba la mật, do ngã tịnh nên bố thí cũng tịnh, do bố thí tịnh nên nguyện cũng tịnh, do nguyện tịnh nên Bồ Đề cũng tịnh, do Bồ Đề tịnh nên nơi tất cả các pháp cũng tịnh . Đây là Bồ Tát thành tựu bốn pháp thật hành Đàn Ba la mật bình Đẳng với hư không.

Nầy Hư Không Tạng ! Nếu Bồ Tát thành tựu tám pháp có thể tịnh Đàn Ba la mật : Lìa ngã mà bố thí, lìa vì ngã mà bố thí, lìa thương yêubố thí, lìa vô minh kiếnbố thí, lià tướng bỉ ngã mà bố thí, lìa các suy tưởngbố thí, lìa hy vọng báo Đápbố thí, lìa bỏn xẻn ganh ghétbố thí, tâm bình Đẳng như hư khôngbố thí. Đây là tám phápBồ Tát thành tựu thì có thể tịnh Đàn Ba la mật . Tám pháp ly nầy gọi là tịnh thí . Như hư không không có chỗ nào là chẳng Đến, Bồ Tát từ tâm bố thí cũng như vậy . Như hư không chẳng phải sắc chẳng thấy Được, Bồ Tát hành thí chẳng y dựa nơi các sắc cũng như vậy. Như hư không chẳng cảm thọ khổ vui, Bồ Tát hành thí rời lìa các sự khổ vui cũng như vậy . Như hư không không có tưởng biết, Bồ Tát hành thí rời lìa các ý tưởng cũng như vậy . Như hư không là tướng vô vi, Bồ Tát hành thí vô vi vô tác cũng như vậy . Như hư không hư giả vô tướng, Bồ Tát hành thí chẳng y dựa thức tưởng cũng như vậy . Như hư không tăng ích tất cả chúng sanh, Bồ Tát hành thí lợi ích tất cả chúng sanh cũng như vậy . Như hư không vô biên vô tận, Bồ Tát hành thí ở trong sanh tử không có cùng tận cũng như vậy.
Nầy Hư Không Tạng ! Như hóa nhơn cấp thí cho hóa nhơn không có phân biệt, không có hý luận, chẳng cầu quả báo, Bồ Tát hành bố thí bỏ lìa hai bên chẳng phân biệt chẳng hý luận chẳng hi vọng quả báo cũng như vậy. Bồ Tát dùng trí huệ trừ bỏ tất cả kiết sử, dùng trí phương tiện chẳng bỏ tất cả chúng sanh. Đây là Bồ Tát hành Đàn Ba la mật bình Đẳng với hư không vậy.

Trong pháp hội có một Bồ Tát tên là Nhựt Đăng Thủ từ chỗ ngồi dậy trịch y vai hữu gối hữu chấm Đất chấp tay bạch Đức Phật rằng : '' Bạch Đức Thế Tôn ! Hàng Bồ Tát nào có thể hành Đàn Ba la mật như vậy ? ''.

-Đức Phật nói : '' Nầy Nhựt Đăng Thủ ! Nếu Bồ Tát quá các thế gian Được pháp xuất thế gian, chẳng phải sắc khôngthể không hiện hành, tri kiến thanh tịnh, chẳng phải tối chẳng phải sáng, lìa tất cả tướng Đến tột vô tướng trí, thành tựu vô tận nhẫn, gần tri kiến của Như Lai, Đã nối giới phần quyết Định của BồTát, Đã Được thọ ký, Được ấn bất thối chuyển ấn Định, Đã Được quán Đảnh chánh vị, Đã hành thiện hạnh biết hành tướng chúng sanh,Đến tất cả chỗ mà không có chỗ Đến. Bồ Tát như vậy có thể hành Đàn Ba la mật nầy''.

Lúc Phật nói Pháp ấy, có một vạn tám ngàn Bồ Tát thấy các pháp tánh như hư không Được Vô sanh Pháp Nhẫn.

-Đức Phật nói với Hư Không Tạng Đại Bồ Tát : '' Nầy Hư Không Tạng ! Nếu Bồ Tát thành tựu bốn pháp thì hành Thi Ba la mật bình Đẳng với hư không : Bồ Tát biết thân như tượng trong gương, biết thanh như vang, biết tâm như huyễn ảo, biết các pháp tánh như hư không . Đây là Bồ Tát thành tựu bốn pháp hành Thi Ba la mật bình Đẳng với hư không.

Nầy Hư Không Tạng ! Bồ Tát thành tựu tám pháp thì có thể hộ tịnh giới :

Các Bồ Tát chẳng quên tâm Bồ Đề thì hay hộ tịnh giới .Các Bồ tát chẳng cầu bực Thanh Văn,bực Bích Chi Phật thì hay hộ tịnh giới .Bồ Tát trì giới chẳng hạn cuộc nơi giới thì hay hộ tịnh giới .Bồ tát chẳng ỷ cậy các giới thì hay hộ tịnh giới .Bồ Tát chẳng bỏ bổn nguyện thì hay hộ tịnh giới. Bồ tát chẳng y dựa tất cả chổ sanh thì hay hộ tịnh giới .Bồ Tát thành tựu Đại nguyện thì hay hộ tịnh giới .Bồ Tát khéo nhiếp các căn Để diệt phiền não thì hay hộ tịnh giới .Đây là Bồ Tát thành tựu tám pháp thì hay hộ tịnh giới vậy.

Nầy Hư Không Tạng ! Như hư không rời lìa các hy vọng,Bồ Tát dùng tâm không có mong cầu hay hộ tịnh giới củng như vậy .như hư không thanh tịnh, Bồ Tát trì giới thanh tịnh củng như vậy.Như hư không không có cấu uế,Bồ Tát trì giới không có cấu uế củng như vậy.Như hư không không có nhiệt não,Bồ Tát trì giới không có nhiệt não cũng như vậy .Như hư không không có cao hạ,Bồ Tát trì giới không cao không hạ cũng như vậy .Như hư không không có ổ hang, Bồ Tát trì giới không có chổ y dựa cũng như vậy .Như hư không vô sanh vô diệt cứu cánh không biến Đổi, Bồ Tát trì giới vô sanh vô diệt cứu cánh không biến Đổi cũng như vậy,Như hư không Đều có thể dung thọ tất cả chúng sanh, Bồ Tát trì giới khắp có thể vận tải củng như vậy .Bồ Tát vì lợi ích chúng sanh mà có thể hộ tịnh giới.

Nầy Hư Không Tạng ! Như trăng trong nước không có trì giới phá giới,Bồ Tát rõ biết tất cả các pháp như thủy nguyệt không có trì giới phá giới củng như vậy .Đây là Bồ Tát hành Giới Ba La mật bình Đẳngvới hư không vậy . Nầy Hư Không Tạng! Nếu Bồ Tát thành tựu bốn pháp thì hành nhẩn Ba la mật bình Đẳng với hư không:

Nếu Bồ Tát bị người mắng chửi chẳng báo lại vì biết rõ vô ngã, bị người Đánh chẳng báo lại vì biết rõ không nhơn,bị ngươì giận ghét chẳng báo lại vì lìa thấy có, bị người oán thù chẳng báo lại vì bỏ lìa hai kiến chấp. Đây gọi là Bồ Tát thành tựu bốn pháp hành Nhẫn Ba la mật bình Đẳng với hư không.

Nầy Hư Không Tạng ! Nếu Bồ Tát thành tự tám pháp thì cò thể tịnh Nhẫn Ba la mật:

Bồ Tát khéo tịnh nội thuần chí mà tu Nhẫn Ba la mậtBồ Tát khéo tịnh ngoại chẳng hy vọngtu Nhẫn Ba la mật . Bồ Tát nơi thượng trung hạ cứu cánh vô ngại tu Nhẫn Ba la mật . Bồ Tát tùy thuận pháp tánh không bị nhiễm trướctu Nhẫn Ba la mật . Bồ Tát lìa tất cả kiến chấp Đồng hư khôngtu Nhẫn Ba la mậtBồ Tát dứt tất cả giác quán Đồng vô tướngtu Nhẫn Ba la mậtBồ Tát bỏ tất cả nguyện Đồng vô nguyệntu Nhẫn Ba la mậtBồ Tát trừ tất cả các hành Đồng vô hànhtu Nhẫn Ba la mật . Đây gọi là Đại Bồ Tát thành tựu tám pháp có thể tịnh Nhẫn Ba la mật vậy.

Nầy Hư Không Tạng ! Như hư không không có ghét không có thương, Bồ Tát tu Nhẫn Ba la mật không có ghét thương cũng như vậy . Như hư không không có biến Đổi, Bồ Tát tâm cứu cánh không biến Đổi tu Nhẫn Ba la mật cũng như vậy . Như hư không không có kém tổn, Bồ Tát tu Nhẫn Ba la mật tâm cứu cánh không có kém tổn cũng như vậy . Như hư không không có sanh không có khởi, Bồ Tát tu Nhẫn Ba la mật tâm khôngsanh khởi cũng như vậy . Như hư không không có hí luận, Bồ Tát tu Nhẫn Ba la mật tâm khônghí luận cũng như vậy . Như hư không không có ân báo, Bồ Tát tu Nhẫn Ba la mật với tất cả chúng sanh chẳng mong quả báo cũng như vậy . Như hư không vô lậuhệ phược, Bồ Tát tu Nhẫn Ba la mật lìa tất cả lậu chẳng hệ phược tam giới cũng như vậy.

Nầy Hư Không Tạng ! Bồ Tát lúc hành Nhẫn Ba la mật chẳng có quan niệm họ Đến mắng tôi tôi có thể nhịn chịu, cũng chẳng thấy người mắng kẻ bị mắng và cách mắng, chẳng quan niệm ấy, chẳng hí luận rằng họ rỗng không tôi cũng rỗng không, cũng chẳng suy nghĩ rằng âm thanh như vang do gì mà phát ra, cũng chẳng quan niệm rằng tôi phải còn họ thì quấy, cũng chẳng quan niệm rằng họ vô thường tôi cũng vô thường, cũng chẳng nghĩ rằng họ ngu tôi trí, cũng chẳng tưởng rằng chúng ta nên hành nhẫn nhục.

Nầy Hư Không Tạng ! Như có người vì cầu nhánh cây sa la nên cầm búa bén vào rừng sa la Đến một cây sa la lớn chặt lấy một nhánh, các nhánh sa la khác chẳng nghĩ rằng họ chặt nhánh ấy mà chẳng chặt tôi, nhánh bị chặt cũng chẳng nghĩ rằng tôi Đã bị chặt các nhánh khác không bị chặt, tất cả nhánh bị chặt cùng chẳng bị chặt Đếu chẳng có quan niệm ghét thương . Lúc hành Nhẫn Ba la mật, Đại Bồ Tát quán biết tất cả pháp tánh như cỏ cây tường vách ngói Đá, mà thị thân thể bị chặt chém Đứt rời Để giáo hóa chúng sanh, không có giận ghét, không có thương yêu, hoàn toàn không có nhớ nghĩ phân biệt . Đây là Bồ Tát hành Nhẫn Ba la mật bình Đẳng với hư không.

Nầy Hư Không Tạng ! Nếu Bồ Tát thành tựu bốn pháp thì hành Tinh tiến Ba la mật bình Đẳng với hư không :

Bồ Tát siêng cầu tất cả pháp lành mà biết tất cả pháp tự tánh chẳng thành tựu, Bồ Tát Đem tất cả món vật cần dùng tối thắng cung cấp cúng dường chư Phật Thế Tôn nhưng chẳng thấy có Như Lai và các món cúng dường, Bồ Tát khéo có thể thọ trì diệu pháp Được nói của tất cả chư Phật cũng chẳng thấy có văn tự Để thọ trì, Bồ Tát có thể thành tựu vô lượng chúng sanh thấy chúng sanh tánh tức là Niết bàn rốt ráo không có sanh không có khởi . Đây là bốn pháp Bồ Tát thành tựu hành Tiến Ba la mật bình Đẳng với hư không.

Nầy Hư Không Tạng ! Nếu Bồ Tát thành tựu tám pháp thì có thể tịnh Tinh Tiến Ba la mật:

Bồ Táttịnh thân mà phát cần tinh tiến biết thân như bóng trong gương chẳng tham trước nơi thân . Bồ Tát vì tịnh khẩu nên phát cần tinh tiến biết tiếng từ miệng thốt ra như vang chẳng tham trước nơi khẩu. Bồ Tát vì tịnh ý nên phát hành tinh tiến biết ý như ảo huyễn không có phân biệt chẳng tham trước nơi ý . Bồ Tát vì Đầy Đủ các Ba la mật nên phát cần tinh tiến biết các pháp khôngtự tánh bị nhiếp thuộc nhân duyên chẳng nên hí luận. Bồ Tát vì Được trợ Bồ Đề phần pháp nên phát cần tinh tiến Để giác liễu tất cả pháp chơn thiệt tánh không bị chướng ngại vướng mắc . Bồ Táttịnh Phật quốc Độ nên phát cần tinh tiến Để biết tất cả quốc Độ như hư không vì vậy mà chẳng ỷ thị chỗ Được tịnh . Bồ Tát vì Được tất cả Đà la ni nên phát cần tinh tiến biết tất cả pháp không có niệm chẳng phải không có niệm do Đây mà không có quan niệm hai tướng . Bồ Tátthành tựu tất cả Phật pháp nên phát cần tinh tiến Để biết tất cả pháp nhập nhứt tướng bình Đẳng nhưng chẳng hoại hư pháp tánh . Đây là tám pháp Bồ Tát thành tựu thì có thể tịnh Tinh tiến Ba la mật

Nầy Hư Không Tạng ! Như hư không không có mỏi mệt,Bồ Tát trong vô lượng kiếp phátcần tinh tiến không có mỏi mệt cũng như vậy .Như hư không Đều có thể dung thọtất cả sắctượng mà hư khôngkhông có che chướng .Bồ Tátvì dung thọ tất cả chúng sanh mà phát cần tinh tiến bình Đẳng vô ngại cũng như vậy,Như hư khôngcó thể sanh tất cả cỏ cây lù rừng mà hư không không có trụ xứ.Bồ táttăng ích thiện căn tất cả chúng sanh mà phát cần tinh tiến khgông chỗ dựa dính không có trụ xứ cũng như vậy. Như hư không Đến tất cả chỗ mà không có Đi Đến. Bồ Tát vì Đến tất cả chỗ nên phát cần tinh tiến mà không có Đến không có không Đến cũng như vậy.như hư không chẳng phải sắc hình mà trong hư không thấy các sắc hình .Bồ Tátnhứt thừa nên phát cần tinh tiến mà vì thành tựu thuần chí nên thị hiện các thừa sai biệt cũng như vậy. Như hư không bổn tánh thanh tịnh không bị khách trần làm ô nhiễm. Bồ Tát phát cần tinh tiến bổn tánh thanh tịnhchúng sanh mà hiện thọ thân sanh tử nhưng chẳng bị trần lụy làm ô nhiểm cũng như vậy.Như hư không tánh là thường không có vô thường. Bồ tát cứu cánh vì chẳng dứt mất Tam bửu nên phát cần tinh tiến cũng như vậy .Như hư không vô thỉ vô chung chẳng thủ chẳng xả .Bồ Tát phát cần tinh tiến vô thỉvô chung bất thủ bất xả củng như vậy.

Nầy Hư Không Tạng ! Tinh tiến có hai thứ Đó là ban Đầu phát tinh tiến và rốt sau thành tinh tiến .Bồ Tát do ban Đầu phát cần tinh tiến tu tập thành tất cả pháp lành, do rốt sau thành tinh tiến phân biệt tất cả pháp chẳng có tự tánh, chỉ có căn lành Đã Được tu tập thấy là bình Đẳng,sở kiến bình Đẳng cũng chẳng phải bình Đẳng.

Nầy hư Không Tạng ! Như người thợ Điêu khắc tượng người gỗ có Đủ thân tướng,sự nghiệp Được làm Đều có thể hoàn thành, nhưng nơi có làm cùng chẳng có làm Đều chẳng có quan niệm sai biệt. Bồ Tátvì thành tựu trang nghiêm bổn nguyện mà phát cần tinh tiến tu tất cả nghiệp,nơi làm cùng chẳng làm không quan niện sai biệt,bỏ lìa hai bên củng như vậy .Đây là Bồ Tát hành Tiến Ba La mật bình Đẳng như hư không.

Nầy Hư Không Tạng! Thế nào là Bồ Tát hành ThiềnBa La mật bình Đẳngnhư hư không?Bồ tát nếu thành tựu bốn pháp thìhành Thiền Ba La mật bình Đẳng với hư không Bồ Tát chuyên nhiếp nội tâm mà chẳng thấy có nội tâm, Bồ Tát ngăn tâm duyên các cảnh giới ngoàimà chẳng thấy có tâmngoài hành xứ,Bồ Tát do tâm mình bình Đẳng nên biết tất cả chúng sanh tâm Đều bình Đẳng cũng chẳng y dựa hai pháp là tâm và bình Đẳng, Bồ Tát tư duy pháp giới Định tánh không có nhiếp thâu không có loạn tán biết tất cả pháp tánh không có hí luận.Thành tựu bốn pháp như vậy,Bồ Tát hành Thiền Ba La mật bình Đẳng với hư không.

Nâ`y Hư Không Tạng! nếu Bồ Tát thành tựutám pháp thì có thể tịnh Thiền BaLa mật:

Bồ Tát chẳng y dựa các ấm Để tu thiền,chẳng y dựa các giới Để tu thiền,chẳng y dựa các nhập Để tu thiền, chẳng y dựa tam giới Để tu thiền,chẳng y dựa hiện thế Để tu thiền, chẳng y dựa hậu thế Để tu thiền,chẳng y dựa Đạo Để tu thiền, chẳng y dựa quả Để tu thiền. Đây là Bồ Tát thành tựu tám pháp hay tịnh Thiền Ba La mật.

Nầy Hư Không Tạng ! Như hư không không có dựa dính. Bồ Tát tu thiền không có y chỉ củng như vậy. Như Hư Không không có ái luyến . Bồ Tát tu thiền không có nhiễm trước cũng như vậy . Như hư không không có dính mắc các kiến chấp . Bồ Tát tu thiền bỏ lìa các kiến chấp củng như vậy . Như hư không không có kiêu mạn . Bồ Tát tu thiền bỏ lìa kiêu mạn cũng như vậy . Như hư không cứu cánh vô diệt . Bồ Tát tu thiền khéo nhập vào pháp tánh cứu cánh bất thối cũng như vậy . Như hư không chẳng thể phá hoại . Bồ Tát tu thiền chẳng hoại bổn tế cũng như vậy . Như hư không không có biến Đổi . Bồ Tát tu thiền chẳng biến Đổi như như cũng như vậy . Như hư không chẳng phả tâm rời lìa tâm . Bồ Tát tu thiền rời lìa tâm ý thức cũng như vậy.

Nầy Hư Không Tạng ! Bồ Tát dùng tâm bình Đẳng tu thiền chẳng phải tâm chẳng bình Đẳng .

Thế nào là tâm bình Đẳng ? Nếu tâm chẳng cao chẳng hạ, không có cầu không chẳng cầu, không có tác không chẳng tác, không có phân biệt không chẳng phân biệt, không có hành không chẳng hành, khong có thủ không có xả, không tối không sáng, vô tri vô niệm, không chẳng tri không chẳng niệm, chẳng một chẳng khác, chẳng phải hai chẳng phải chẳng hai, không có Động không chẳng Động , không có khứ không chẳng khứ, không có tu không chẳng tu, tâm chẳng duyên nơi tất cả cảnh giới, Đây gọi là tâm bình Đẳng .

Bồ Tát tâm bình Đẳng nên chẳng duyên lấy sắc bỏ lìa nhãn và sắc hai pháp mà tu tập thiền . Vì tâm bình Đẳng nên chẳng duyên lấy thanh hương vị xúc và pháp bỏ lìa hai pháp ý và pháp mà tu tập thiền .

Nầy Hư Khong Tạng ! Như hư không lúc Đại hỏa tai khởi lên chẳng Đốt cháy Được, lúc Đại thủy tai khởi lên chẳng Đẩy trôi Được, Bồ Tát chẳng bị lửa lớn phiền não Đốt cháy, chẳng bị các thiền tam muội cuốn trôi Đi thọ sanh, tự mình không có Định và loạn mà hay khiến chúng sanh loạn tâm Được Định, sở hành của mình Đã thanh tịnh mà chẳng bỏ tinh tiến, bình Đẳng với hư khôngthị hiện sai biệt nhưng chẳng thấy tướng bình Đẳng và bất bình Đẳng, khéo hay khắp quán trí huệ chơn tánh tâm Bồ Tát chẳng bị ái kiến phiền não che chướng, ở trong các pháp hành, thật hành không bị dính mắc bình Đẳng với hư không. Đây là Bồ Tát hành Thiền Ba la mật bình Đẳng với hư không vậy.

Nầy Hư Không Tạng ! Thế nào là Bồ Tát hành Bát Nhã Ba la mật bình Đẳng với hư không ? Bồ Tát thành tựu bốn pháp thì hành Bát Nhã Ba la mật bình Đẳng với hư không.

Do vì ngã tịnh nên Bồ Tát biết chúng sanh cũng tịnh, vì trí tịnh nên biết thức cũng tịnh, vì nghĩa tịnh nên biết văn tự cũng tịnh, vì pháp giới tịnh nên biết tất cả pháp cũng tịnh . Đây là bốn pháp mà Bồ Tát thành tựu thì hành Bát Nhã Ba la mật bình Đẳng như hư không.

Nầy Hư Không Tạng! Nếu Bồ Tát thành tựu tám pháp thì có thể tịnh Bát Nhã Ba la mật:

Bồ Tát tinh cần muốn Đoạn dứt tất cả pháp bất thiện mà chẳng dính mắc Đoạn kiến, Bồ Tát tinh cần muốn sanh tất cả pháp lành mà chẳng dính mắc thường kiến, Bồ Tát biết tất cả pháp hữu vi Đều từ duyên sanh mà chẳng Động nơi vô sanh pháp nhẫn, Bồ Tát phân biệt nói tất cả tự cú mà thường bình Đẳng không có ngôn thuyết, Bồ Tát khéo biện tất cả pháp hữu vi vô thường khổ vô ngã mà nơi pháp giới tịch tĩnh chẳng Động, hay khéo phân biệt các nghiệp sở tác mà biết tất cả pháp vô nghiệp vô báo, khéo hay phân biệt pháp cấu pháp tịnh mà biết tất cả pháp tánh thường tịnh, khéo hay suy lường tam thế các pháp mà biết các pháp khôngquá khứ vị lai hiện tại . Đây là Bồ Tát thành tựu tám pháp hay tịnh Bát Nhã Ba la mật.

Nầy Hư Không Tạng ! Như hư không chẳng phải hành chẳng phải không hành, Bồ Tát hành Bát Nhã Ba La mật lìa tất cả hành cũng như vậy.Như hư không không gì phá hoại Được cũng như vậy .Như hư không tánh thường tịch tĩnh cũng như vậy. Như hư không không tánh thường vô ng4,Bồ Tát hành Bát Nhã biết rõ vô ngã cũng như vậy .Như hư không tánh chẳng phải chúng sanh,Bồ Tát hành Bát Nhã rời lìa kiến chấp chúng sanh cũng như vậy. Như hư không tánh khôngthọ mạng, Bồ Tát hành Bát Nhã lìa thọ mạng kiếncũng như vậy .Như hư không tánh không có nhơn. Bồ Tát hành Bát Nhã lìa nhơn kiến cũng như vậy .Như hư không chẳng phải vật chẳng phải chẳng vật chẳng Đặt tên hiệu Được,Bồ Tát hành Bát Nhã ro82i lìa vật chẳng phải vật cũng như vậy.

Nầy Hư Không Tạng! Bát Nhãcú nghĩa tịch tĩnh vì không có tri giác vậy.Bát Nhãcú nghĩa vô táctự tướng thanh tịnh vậy .Bát Nhãcú nghĩa vô biến vì không có hành tướng vậy. Bát Nhãcú nghĩa chơn thiệt vì chẳng phát Động vậy. Bát Nhãcú nghĩa chẳng khi dối vì không có sai khác vậy . Bát Nhãcú nghĩa liễu Đạt vì nhập vào nhứt tướng vậy. Bát Nhãcú nghĩa thông minh vì dứt tập khí vậy .Bát Nhãcú nghĩa Đầy Đủ vì không có muốn cầu vậy .Bát Nhãcú nghĩa thông Đạt vì hay chánh kiến vậy .Bát Nhã là cú Đệ nhứtvô sở Đắc vậy. Bát Nhãcú nghĩa bình Đẳng vì không có cao không có hạ vậy .Bát Nhãcú nghĩa lao cố vì không gì phá hoại Được vậy .Bát Nhãcú nghĩa bất Động vì không có sở y vậy .Bát Nhãcú nghĩa kim cương vì không gì xô dẹp Được vậy .Bát Nhãcú nghĩa Đã Độ vì việc làm Đã xong vậy .Bát Nhãcú nghĩa chơn tịnhvì bổn tánh tịnh vậy. Bát Nhãcú nghĩa không tối vì chẳng cậy sáng vậy .Bát Nhãcú nghĩa vô nhị vì chẳng tích tụ vậy .Bát Nhãcú nghĩa tận vì cứu cánh tận tướng vậy .Bát Nhã là cú nhgĩa vô tận vì tướng vô vi vậy .Bát Nhãcú nghĩa vô vi vì rời lìa sanh diệt vậy . Bát Nhãcú nghĩa hư không vì không có chướng ngại vậy . Bát Nhãcú nghĩa vô sở hữu vì chơn thiệt thanh tịnh vậy . Bát Nhãcú nghĩa vô xứ vì không có hành tích vậy Bát Nhãcú nghĩa không có ổ hang vì không chỗ dựa ỷ vậy. Bát Nhãcú nghĩa trí vì không có thức phân biệt vậy . Bát Nhãcú nghĩa không hàng phục vì không có bầy bọn vậy . Bát Nhãcú nghĩa vô thể vì không có thọ thân hình vậy . Bát Nhãcú nghĩa tri kiến vì biết khổ chẳng sanh vậy. Bát Nhãcú nghĩa Đoạn dứt vì biết tập chẳng hòa hiệp vậy . Bát Nhãcú nghĩa diệt vì cứu cánh vo sanh vậy . Bát Nhãcú nghĩa Đạo vì không có hai giác quán vậy . Bát Nhãcú nghĩa giác vì giác bình Đẳng vậy . Bát Nhãcú nghĩa pháp vì cứu cánh bất kiến vậy .

Nầy Hư Không Tạng ! Bát Nhã nầy chẳng từ người mà Được vì là tri kiến tự chứng như tánh mà hiện hành vậy . Biết văn cú nghĩa như vang, ở nơi ngữ ngôn âm thanh tùy Đáng nên mà Đáp ứng biện thuyết chẳng dứt nhưng chẳng nắm dính văn tự ngôn thuyết . Đại Bồ Tát có thể ở trong tất cả ngôn thuyết khéo có thể báo Đáp, biết các âm thanh ngôn thuyết như vang vì hiểu là bất khả Đắc vậy nên chẳng chấp trước cũng chẳng hí luận . Đây là Bồ Tát hành Bát Nhã Ba la mật bình Đẳng với hư không ''

Muốn sáng tỏ lại nghĩa nầy, Đúc Thế Tôn nói kệ rằng :

Lìa chấp trước mà làm bố thí
Khắp Đến vừa theo Đánh chúng sanh
Thí xong rồi tâm không chướng ngại
Cũng chẳng có sanh lòng phân biệt
Vì ngã tịnh nên thí thanh tịnh
Vì thí tịnh nên nguyện thanh tịnh
Vì nguyện tịnh nên Bồ dề tịnh
Vì Đạo tịnh nên tất cả tịnh
Không ngã tưởng không ngã sở tưởng
Rời lìa ái lìa các kiến chấp
Bỏ lìa tất cả tướng bỉ ngã
Tâm bố thí dường như hư không
Bỏ lìa tất cả tưởng mà thí
Không có tâm mong cầu báo Đáp
Bỏ lìa tâm tật Đố kiết sử
Tâm bố thí như hư không kia
Hư không chẳng phải sắc không dựa
Không thọ không tưởng không phân biệt
Cũng không hành cũng không có thức
Lúc bố thí tâm như hư không
Như hư không lợi ích tất cả
Từ thỉ Đến chung không cùng tận
Hiểu rõ pháp thí vô cùng tận
Lợi ích cho tất cả chúng sanh
Như hoá nhơn thí cho hoá nhơn
Chẳng trông mong sở thí Được báo
Người có trí huệ thí cũng vậy
Trọn hẳn chẳng trông mong báo Đáp
Dùng huệ dứt trừ các kiết sử
Phương tiện lực chẳng bỏ chúng sanh
Chẳng thấy có kiết sử chúng sanh
Bố thí như vậy Đồng hư không
Biết rõ thân như tượng trong gương
Biết thanh âm như vang ứng tiếng
Biết rõ tâm như ảo như hóa
Pháp tánh vô ngại như hư không
Chẳng bỏ vô thượng Đại Bồ Đề
Chảng cầu Thanh Văn Duyên Giác thừa
Thường kính trọng hộ trì tịnh giới
Của tất cả chư Phật quá khứ
Vì chẳng quên bỏ bổn thệ nguyện
Nên có thể ở trong các loài
Khéo có thể thành tựu bổn nguyện
Nhiếp ý cần hộ trì tịnh giới
Như hư không không có hi vọng
Không nhiệt não không có cao hạ
Không trược nhơ cũng không biến Đổi
Nhười trí trì giới cũng như vậy
Như hư không dung thọ tất cả
Như trăng trong nước chẳng trì giới
Người hộ trì giới phải như vậy
Tịnh giới như hư không thủy nguyệt
Mắng chửi Đánh Đập cùng thù giận
Vì sức nhẫn nhục nên chẳng sân
Không thấy có mình không có người
Do bỏ lìa tưởng có kia Đây
Nội tâm thuần chí thiện thanh tịnh
Cảnh hành ngoài Đều cũng thanh tịnh
Do vì thuần chí nên không sân
Tùy thuận pháp như hay nhẫn nhục
Rời lìa các kiến như hư không
Bỏ giác quán cũng lìa niệm tưởng
Không có nguyện không có hi vọng
Bỏ các hành phápsở thủ
Không có ái luyến như hư không
Chẳng cợt Đùa chẳng hoài oán hận
Không có hí luận không cầu báo
Vô lậu nhẫn nhục là như vậy
Không người nhẫn không người mắng Đánh
Tiếng người mắnh chửi dường như vang
Là không thiệt cũng là vô thường
Không có những hí luận như vậy
Không nghĩ người ngu ta là trí
Không có sanh mà thị hiện sanh
Cũng vẫn không có phân biệt ấy
Đây là tu thành vô sanh nhẫn
Như nhánh sa la bị người chặt
Nhánh khác chẳng nghĩ không bị chặt
Thân bị chém Đứt không phân biệt
Nhẫn nhục nầy tịnh như hư không 
Siêng tu không sở y sở trụ
Cúng dường Phật không quan niệm Phật
Thọ trì chánh pháp chẳng trước văn
Độ chúng sanh không thấy chúng sanh
Thân nghiệp tịnh cũng tịnh pháp thân
Khẩu nghiệp tịnh khôngngôn thuyết
Tâm nghiệp tịnh không có ý hành
Đầy Đủ tất cả Ba la mật
Đầy Đủ pháp trợ Bồ Đề phần
Quốc Độ thanh tịnh như hư không
Thành tựu biện tài Đà la ni
Cầu Được các Phật pháp như vậy
Như hư không chẳng mệt chẳng mỏi
Hay sanh trưởng cỏ cây lùm rừng
Đến khắp mọi nơi không hình sắc
Tinh tiến không mỏi như hư không
Hằng thường thanh tịnh như hư không
Không có thỉ cũng không có chung
Nhười tu tinh tiến cũng như vậy
Không có thỉ không có chung thành
Như người máy do gỗ tạo thành
Tất cả việc làm không phân biệt
Người tu hành không có hai tưởng
Ting tiến như vậy như hư không
Biết xa ma tha trụ nội tâm
Nhiếp thâu tâm duyên cảnh giới ngoài
Tâm của mình và tâm của người
Đây là y chỉ vô tâm thiền
Các pháp tánh thường không lặng vắng
Dùng vô lậu trí biết rõ Được
Chẳng dựa ngũ ấm lục nhập giới
Cũng chẳng y chỉ trong ba cõi
Chẳng y chỉ quá vị hiện tại
Chẳng y chỉ Đạo hành quả chứng
Như hư không kia thường vô y
Người tu thiền nầy cũng vô y 
Hư không chẳng có ái kiến mạn
Người tu thiền cũng không phiền não
Hư không chẳng thối chẳng hư biến
Người tu thiền cũng giống như vậy
Thường bình Đẳng không tịch giải thoát
Người trí thường chẳng quan niệm giới
Không kiết sử cũng không có thiền
Vì vậy mà thiền như hư không
Vì ngã tịnh nên chúng sanh tịnh
trí tịnh nên thức cũng tịnh
nghĩa tịnh nên văn tự tịnh
Vì pháp tịnh nên giới cũng tịnh
Dứt pháp bất thiệntập khí
Bực Đại Sĩ tích tập thiện căn
Nên biết hữu viduyên sanh
Nhưng chẳng trước vô sanh vô diệt
Khéo có thể phân biệt văn tự
Nói các pháp vô thường và khổ
Nhưng vẫn thị hiện thọ nghiệp báo
Nói có pháp cấu và pháp tịnh
Biết rõ pháp tánh cũng thanh tịnh
Mà suy lường quá vị hiện tại
Hư không không hành không chẳnh hành
Huệ không có hành cũng như vậy
Như hư không chẳng gì phá Được
Không có ngã nhơn không thọ mạng
Chẳng phải vật chẳng phải không vật
Bỏ dứt các chấp kiến nhị biên
Biết cú là giả nên chẳng nhiễm
bất biến cú chơn thiệt cú
mãn túcthông Đạt
Liễu Đạt nhứt nghĩa và huệ cú
Bình Đẳng bất Động lao cố cú
Kim cương dĩ Độ chơn tịnh cú
Thông minh cú tận vô tận
vô vihư không
Không xứ không ổ không thức biệt
Không hàng phục vô thể là trí cú
Không tập không diệt không Đạo cú
Là pháp là giác trí huệ
Như vang kia ứng theo thanh âm
Bồ Tát vô tận biện cũng vậy
Thuyết pháp vô y vô sở Đắc
Bát Nhã nầy tịnh như hư không.

Lại nầy Hư Không Tạng ! Thế nào là Bồ Tát hành công Đức bình Đẳng với hư không?

Bồ Tát vì nghe Phật vô lượng pháp rộng lớn như hư không nên phát tâm Nhứt thiết trí, nghĩ rằng Bồ Đề vô lượng, Phật vô lượng, tự tại giác vô lượng, trong vô lượng như vậy sanh ra vô lượng lạc dục tinh tiến bất phóng dật hạnh, vì Phật Đạo mà phải hành vô lượng pháp sở hành của Bồ Tát . Tại sao ? Vì như chư Phật có vô lượng công Đức trang nghiêm nơi thân, ta cũng vì trang nghiêm nơi thân mà phải thành tựu vô lượng thiện căn . Như chư Phật có vô lượng công Đức trang nghiêm khẩu, trang nghiêm ý, trang nghiêm Đạo tràng, trang nghiêm Phật Độ, ta cũng vì trang nghiêm khẩu, trang nghiêm ý, trang nghiêm Đạo tràng, trang nghiêm quốc Độ nên phải thành tựu vô lượng thiện căn . Ta phải giáo hóa vô lượng chúng sanh Để thành tựu thiện căn . Vì thành tựu thiện căn nên ta ở trong vô lượng sanh tử chăang hề mỏi nhàm . Chư Phật Thế Tônvô lượng quốc Độ vô lượng trí huệ vô lượng thần thông, các chúng sanh ấy có vô lượng hạnh vô lượng tâm vô lượng các căn sai biệt ở trong sanh tử thọ vô lượng khối khổ não phát khởi các phiền não, ta vì nhập vô lượng Phật pháp, vì bỏ sở hành các căn khối sanh tử khổ não của vô lượng chúng sanh nên thành tựu vô lượng thiện căn . Bồ Tát dùng tâm chánh chơn quán sát những công Đức Được làm tương ưng với các Ba la mật, tương ưng với Tứ nhiếp pháp, tương ưng với Tứ vô lượng tâm, tương ưng với pháp trợ Bồ Đề, thành tựu chúng sanh thọ trì chánh pháp cúng dường chư Phật Thế Tôntịnh pháp sở hành tương ưng của Bồ Tát, vô lượng công Đức Được làm như vậy bình Đẳng với hư không, vì chúng sanh tánh vô lượng, vì Phật trí huệ vô lượng, vì pháp giới vô lượng, nên chỗ tu hành cũng vô lượng như hư không . Chúng sanh tánh, Phật trí huệ trong pháp giới không chỗ nào chẳng Đến nên tất cả chúng sanh Đều Được nhờ lợi ích . Cũng vậy, công Đúc của Bồ Tát làm Đến tất cả chỗ lợi ích cho chúng sanh, vì không dựa dính vậy, vì sức nguyện phương tiện vậy . Đây là Bồ Tát hành công Đức bình Đẳng với hư không như vậy.

Nầy Hư Không Tạng ! Thế nào là Bồ Tát hành trí bình Đẳng với hư không ?

Bồ Tát theo thiện tri thức Được nghe chánh pháp rồi, khéo thuận tư duy, các hạnh Được làm trọn không phóng dật tu ít cảnh giới tưởng rồi thọ vô lượng tưởng, thọ vô lượng tưởng rồi Được trí sáng như vậy, Được trí sáng ấy rồi Được chư ấm phương tiện trí, Được chư giới phương tiện trí, Được chư Đế phương tiện trí, Được chư duyên phương tiện trí, biết chúng sanh cấu cũng biết cấu tánh,biết chúng sanh tịnh cũng biết tịnh tánh. Đó là chúng sanh có nhiểm tâm thì như thiệt biết là có nhiễm tâm,chúng sanh không nhiễm tâm thì như thiệt biết là không có nhiễm tâm.Chúng sanhsân tâm hay không sân tam thì như thiệt biết là có sân tâm hay là không sân tâm,chúng sanhsi tâm hay là không si tâm thì như thiệt biết là có si tâm hay là không si tâm, chúng sanhphiền não tâm hay không phiền não tâm thì như thiệt biết là có phiền não tâm hay là không phiền não tâm .Bồ Tát không thấy người có cấu tâm là hèn kém và người không cấu tâm là thắng hơn, tại sao, vì Bồ Tát nhập vào pháp môn trí bất nhị tánh thanh tịnh . Như pháp tánh bát nhị thanh tịnh thì ngã tánh cũng vậy, như ngã tánh thì vô ngã tánh cũng vậy,như vô ngã tánh thì tất cã các pháp cũng vậy,vì tánh thường thanh tịnh vậy .Nếu nhập vào tất cã pháp tánh thanh tịnh thì chẳng thấy có cấu có tịnh, cũng chẳng thấy các pháp văn tự tướng mạo vì chẳng thọ chẳng trước vậy cũng chẳng thấy các pháp chướng ngại cái triền cũng chẳng chướng ngại cái triền

Bồ Tát tư duy vô lượng cảnh giới rời lìa tâm thức hai pháp thì gọi là tríchẳng kêu là thức .

Như hư khôngtâm ý thức, cũng vậy Bồ Tát rời lìa tâm ý thức biết các pháp tánh bình Đẳngvới hư không trí hành vôngại vì qúa các chướng ngại vậy . Đây gọi là Bồ Tát hành trí bình Đẳng với hư không .

Nầy Hư Không Tạng ! thế nào là Bồ Tát thành tựu niệm phật chẳng rời lìa như như Được Đức Như Lai hứa khả?

Bồ Tát hoặc ở a lan nhã, hoặc ở dưới cây,hoặc ở rừng hoang vắng, hoặc ở chỗ lộ thiên, vì Đã Được Định lực nên hay nhiếp tâm chẳng trụ trước các cảnh duyên, do tâm chẳng tán loạn nên khéo nhiếp sở niệm,dùng hành tướng qúan Phật ba mươi hai tướng tám mươi tùy hảo trang nghiêm nơi thân,quán lấy mỗi mỗi tướng hảo Để thành tựu thân của mình . Tâm hướng về bực nhất thiết trí, nơi thân Như Lai ghi nhớ vòng lưới quang minh Được phóng ra .Bồ Tát do Được giải hi vọng nên quán thân Như Lai Đầy một do tuần, hoặc hai ba bốn năm do tuần, hoặc mười Đến trăm do tuần,hoặc qúa trăm do tuần . Bồ Tát do Được giải hi vọng nên qúan Phật ngồi Đạo tràng,hoặc thấy chuyển pháp luân,hoặc thấy hiện các thứ oai nghi thuyết pháp giáo hóa Điều phục chúng sanh, hoặc thấy Đức Như Lai nơi một thế giới làm phật sự, hoặc hai ba bốn Đến mười thế giới làm phật sự,hoặc hai ba bốn Đến mười thế giới làm phật sự hoặc trăm ngàn Đến nơi giải hi vọng nên quán tự thấy tùy ý : hoă.c thấy mình nghe pháp cúng dường chư PhậtThế Tôn,nơi các oai nghi khác Đều tự thấy tùy ý tự tại .

Bồ Tat quán sắc thân Như Lai như vậy rồi ghi nhớ Phật công Đức: hoặc quán tịnh giới, quán chánh Định,quán chánh huệ, quán chánh giải thoátgiải thoát tri kiến, hoặc quán lực vô sở úy bất cộng pháp, hoặc quán bổn hành của Bồ Tát hoặc quán thành tựu Phật Địa,

Bồ Tát khắp ghi nhớ Như Lai thành tựu công Đức rồi ghi nhớ Như Lai nghiệp có tướng mạo gì,tạo nghiệp thế nào, là thân tạo hay khẩu tạo, ý tạo,là oai nghi tạo ư, là thấy Được hay chẳng thấy Được ư,là nói Được hay chẳng nói Được ư,tạo tại nước nào,bao nhiêu loại thân hình tạo ư .Bồ Tát ghi nhớ Như Laithành tựu thắng nghiệp chẳng thể nghĩ bàn các thiện căn rồi quán tưởng Như Lai pháp: Chư Phật Thế Tôn do phápthân nên gọi là Như Lai chớ chẳng do sắc thân. Bồ Tát chẳng thấy sắc là Như Lai,chẳng thấy tướng là Như Lai, chẳng thấy chủng tánhNhư Lai,chẳng thấy ấm giới nhập là Như Lai, chẳng thấy oai nghiNhư Lai,chẳng thấy Đời qúa khứ vị lai hiện tạiNhư Lai,chẳng thấy nhơn cũng chẳng thấy duyên là Như Lai,chẳng thấy sở dĩ làNhư Lai, chẳng thấy hòa hiệp là Như Lai,chẳng thấy hữu là Như Lai, chẳng thấy vô là Như Lai,chẳng thấy thành tựuNhư Lai,chẳng thấy bại hoạiNhư Lai,chẳng thấy kia là có Như Lai chẳng thấy Đây là có Như Lai chẳng thấy Như Lai ở chỗ nào,, chẳng thấy Như Lai chẳng cậy dựa Như Lai, chẳng phân biệt Như Lai, chẳng có Được Như Lai.

Như hư không không có tên ấm giới nhập nhưng chẳng phải chẳng lợi ích chúng sanh,chư Phật Thế Tôn không có tên ấm giới nhập mà thường lợi ích các chúng sanh .Đây là Bồ Tát chẳng rời lìa như như niệm Phật Được Như Lai hứa khả .

Nầy Hư Không Tạng! Thế nào là Bồ Tát chẳng rời như như niệm pháp Được Như Lai hứa khả?

Các pháp Được Bồ Tát niệm là Tứ niệm xứ, Tứ chánh cần, Tứ như ý túc,Ngũ căn, Ngũ lực,Thất giác phần, Bát thánh Đạo phần,Tam giải thóat môn, Tứ thánh Đế thậm thâm,Thập nhị nhơn duyên thậm thâm,Lục Ba La mật,pháp tạngBồ Tát phải học, bất thối chuyển luân và tịnh ba cảnh . Đây là pháp mà Bồ Tát phải niệm .

Phải niệm thế nào?

Bồ Tát niệm xả,niệm muốn rời lìa, niệm diệt mất niệm không lai không khứ,niệm không ổ hang,niệm không có tự tánh,niệm xuất thế gian,niệm hiểu suốt,niệm tận,niệm vô sanh,niệm vô thủ,niệm vô lậu,niệm vô vi,niệm niết bàn không có tự tánh .

Bồ Tát nghĩ rằng ở trong các pháp còn có pháp tưởng, tại sao,vì có tưởng thì còn có Động niệm,vì có Động niệm thì còn Điên Đảo,vì còn Điên Đảo thì không có niệm pháp .Nếu rời lìa niệm phápphi pháp hai tưởng ấy thì biết các pháp là vô sanh. vì Đã Đoạn dứt pháp tưởng nên Được vô sanh nhẫn Được vô sở Đắc,vì là vô sở hữu vậy .Đây là Bồ Tát chẳng rời như như niệm pháp Được Như Lai hứa khả .

Nầy Hư Không Tạng ! Thế nào là Bồ Tát chẳng rời lìa như như niệm Tăng Được Như Lai hứa khả ?

Tăng là bốn Đôi támbọn trong Tăng,hoặc là A La Hán hướng A La Hán qủa,hoặc là A Na Hàmhướng A Na Hàm qủa,hoặc Tư Đà Hàm hướng Tư Đà Hàm qủa, hoặc Tu Đà Hoàn hướng Tu Đa Hoàn qủa,Đây là Thanh Văn Tăng .

Lại còn có Tăng là Bồ Tát Được bất thối chuyển,Được quyết Định nhẫn thượng thánh chánh vị,Đã rời lìa các tướng ỷ thị chấp trướchí luận, kế thứ Được Như Lai công Đức vô gián .Bồ Tát ấy nghĩ rằng chúng Đại Bồ Tát như vậy Đáng cúng dường tán thán chắp tay hầu hạ hữu nhiễu lễ kính,Đây là phước Điền lành tốt, là Đệ nhứt Tăng nhập vào sốThánh chúng, nhửng sự việc mà Tăng phải làm Đều Đã hoàn thành xong . Bồ Tátniệm Tăng thường thân cận Bồ Tát Tăng mà chẳng thân cận Thanh Văn Tăng . Bồ Tát ấy dầu niệm Tăng mà chẳng lấy Tăng số,chẳng lấy có số biết Tăng Đây là vô vi niệm, vô hành niệm, vô biến dị niệm,vô sanh niệm vô diệt niệm .Khởi niệm như vậy chẳng sanh tâm hành cảnh giới . Đây là Bồ Tát chẳng lìa như như niệm Tăng Được Nhu Lai hứa khả vậy .

Nầy Hư Không Tạng ! thế nào là Bồ tát chẳng rời lìa như như niệm xả Được Như Lai hứa khả?

Xà ấy là xả của cải xả thiện pháp, xả thân, xả mạng, xả tất cả tà pháp tà Đạo . Còn có xả chẳng lấy tất cả pháp, tại sao ? Vì nếu có thủ thì không có xả . Nếu chẳng thủ lấy thì gọi là cứu cánh xả . Trong cứu cánh xả thì kông có cầu, không cầu thì không mong báo Đáp . Không mong báo thì gọi là chơn thiệt xả . 

Nếu Bồ Tát hành kiên cố xả như vậy, tùy nơi xả mà phát nguyện . Nếu lúc xả và lúc phát nguyện chẳng thấy Bồ ĐềPhật phápchuyên niệm xả, nhớ chư Bồ Tát quá khứ lúc hành Đạo Bồ Tát hành xả thế nào, nay ta hành xả thế nào, có phải là chẳng bằng mà bị người trí chê chăng . Và Bồ Tát có thể xả tất cả . Xả rồi suy gẫm rằng : Trong sự xả ấy, ai là người xả, xả những vật gì, ai ghi nhớ xả ấy . Suy gẫm như vậy rồi thì Đều trọn vô sở Đắc, chẳng thấy có người xả, vật xả và kẻ ghi nhớ . Đây là Bồ Tát chẳng lìa như như niệm xả Được Phật hứa khả .

Nầy Hư Không Tạng ! Thế nào là Bồ Tát chẳng rời lìa như như niệm giới Được Như Lai hứa khả ?

Bồ Tát trì giới Đến chỗ giải thoát oai nghi hạnh thành tựu, nhẫn Đến giới vi tế sợ như kim cương, thường tu tịnh mạng khéo hộ trì giới . Bồ Tát tự niệm giới nhiếp thân khẩu là vô tác tướng mà cẩn thận phụng hành tu thắng chánh mạng, nơi Nhứt thiết trí tâm trọn chẳng phế bỏ, thuần chí bất Động cũng trọn chẳng bỏ Đại từ Đại bi nhiếp thủ giáo hối chúng sanh phá giới . Thường tự nghĩ thà bỏ thân mạng chớ chẳng cầu các thừa khác . Đây gọi là giới . Bồ Tát thường niệm thắng giới, giới không có vết không có khuyết, giới chẳng hoang uế, giới chẳng mong cầu, giới chẳng ô nhiễm, giới không Đục nhơ, giới mà người trí khen trọng, Bồ Tát niệm những giới như vậy, chẳng cậy trì giới, chẳng chê phá giới, chẳng khoe mình tốt, chẳng khi người lỗi, Bồ Tát trọn chẳng xả giới, chẳng y dựa giới cũng chẳng trụ nơi giới . Dầu bỏ tất cả các sự ỷ cậy trụ trước mà thật hành công hạnh lành tốt nơi sắc tướng . Đây là Bồ Tát chẳng lìa như như niệm giới Được Như Lai hứa khả .

Nầy Hư Không Tạng ! Thế nào la Bồ Tát chẳng rời lìa như như niệm thiên dược Như Lai hứa khả ?

Niệm thiên là hoặc niệm Dục giới thiên hoặc niệm Sắc giới thiên, hoặc niệm Vô sắc giới thiên.

Niệm Dục giới thiên vì là quả báo của trì giới, nơi ấy hưởng thọ sắc, thanh, hương, vị, xúc, thích ý, do thiên ngũ dục mà dạo chơi vui vẻ, thiên y phục, thiên ẩm thực Đều tùy ý Đầy Đủ, một bề hưởng thọ sự vui thương yêu mừng rỡ thỏa ý . Với sự việc trên, Bồ Tát nghĩ rằng tất cả những sự hưng thạnh ấy rồi sẽ Đều suy tàn diệt mất, hàng chư Thiên ấy cũng sẽ vô thường biến Đổi do vì họ phóng dật nên chẳng tu tạo thiện căn, thiện nghiệp Đã có từ trước nay Đều lần lần sẽ hết . Dầu hiện nay họ Được sanh ở cõi trời nhưng chưa thoát khỏi phần Địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh . Suy nghĩ như vậy rồi, Bồ Tát chẳng hy vọng sanh về cõi Trời Dục giới, duy trừ cung Trời Đâu Suất . Trong cung Trời Đâu Suất có bực nhứt sanh bổ xứ Bồ Tát nơi tất cả công hạnh Bồ Tát Đã Đến cứu cánh, tất cả các Địa tất cả thần thông tất cả các Định tất cả Đà la ni tất cả biện tài tất cả sự việc Bồ Tát tất cả phương tiện Đều Đã cứu cánh . Chỉ do ghi nhớ các công Đức như vậy nên với cung Trời Đâu Suất lòng Bồ Tát ấy sanh hân ngưỡng, nếu muốn sanh về cõi trời thì nên sanh trong cõi Trời Đâu Suất tự nghĩ rằng lúc nào tôi sẽ Được thân trời như vậy .

Bồ Tát lại niệm chư thiên cõi Sắc, Đây là quả báo của các thiền các vô lượng tâm . Sanh về cõi Sắc rồi thì vượt quá khổ họa dục nhiễm của cõi Dục, nhứt tâm ở trong thiền dùng hỉ làm thực, một bề biết là thọ báo vui Đệ nhứt . Bồ Tát ấy suy nghĩ rằng chư Thiên cõi Sắc hưởng thọ chút ít thiền vị dùng làm hoan hỉ, vô thườngquan niệm thường, nơi khổ quan niệm vui, nơi vô ngã quan niệm ngã, nơi không phải Niết bànquan niệmNiết bàn . Chư Thiên cõi Sắc cũng có vô thường biến Đổi , chưa thoát khỏi phần Địa ngục ngạ quỷ súc sanh . Suy nghĩ như vậy rồi, Bồ Tát ấy chẳng nguyện sanh về cõi Sắc, duy trừ Tịnh Cư Thiên chính nơi trời ấy nhập Niết bàn chẳng trở lại sanh trong cõi Dục nữa . Bồ Tát nghĩ rằng Đây là chư Thiên thanh tịnh Đã thoát khỏi lưu chuyển sanh tử trong năm loài, do Đây mà Bồ Tát ấy sanh lòng kính trọng Trời Tịnh Cư nhưng chẳng nguyện cầu sanh về cõi trời ấy.

Bồ Tát lại niệm chư Thiên cõi Vô Sắc thọ quả báo của Vô Sắc Định Đã quá Dục giớiSắc giới, Trời Vô Sắc nầy tâm ở nơi tịch Định . Bồ Tát ấy nghĩ rằng hàng chư Thiên cõi Vô Sắc nầy dầu thấy Phật nghe Phápcúng dường Răng mà chư Thiên Vô Sắc chẳng biết cầu pháp ra khỏi cõi Vô Sác, dầu trụ Được lâu nhưng khi thời gian mãn rồi cũng vẫn biến Đổi hoại diệt chưa thoát khỏi phần Địa ngục ngạ quỷ súc sanh, do Đây mà Bồ Tát ấy chẳng nguyện sanh về Trời Vô Sắc mà chỉ quan niệm ta sẽ làm bực trời trong các trời là bực Như Lai Ứng Cúng Chánh Biến Tri Bồ Tát ấy dầu niệm chư Thiên mà chẳng y dựa các cõi Trời Dục, Sắc, Vô Sắc, Đối với chúng sanh trong ba cõi ấy phát khởi tâm Đại bi cứu Độ họ ra khỏi sanh tử lưu chuyển trong năm loài . - Đây là Bồ Tát chẳng rời như như niệm thiên Được Như Lai hứa khả vậy.

Lại nầy Hư Không Tạng ! Thế nào là Bồ Tát hành các pháp bình Đẳng như Niết bàn ?

Bồ Tát biết nhập các pháp bình Đẳng như Niết bàn, thấy tất cả chúng sanh tánh Đồng Niết Bàn, biết ngưòi Đã nhập Niết bàn không có ấm giới nhập . Bồ Tát như vậy thấy chúng sanh tánh Đồng Niết bàn quá các ấm giới nhập, thấy như bóng trong gương, như cảnh trơng mộng không có sanh tử mà hiện sanh tử . Phàm phu chúng sanh nhơn nơi kiết sử phiền não gây tạo các nghiệp, tạo phiền não nghiệp rồi yhọ vô lượng khổ baó . Bồ Tát do sức Bát Nhã Ba la mật nên khéo quán kiết sử Đoạn dứt nó khiến nó chẳng sanh, cũng chẳng còn nhơn vì kiết sử mà tạo nghiệp Để thọ khổ báo Đến Được nơi Niết bàn bình Đẳng gọi Đó là vô vi siêu quá tất cả toán số trí Đạo . Vì chẳng bỏ bổn nguyện nên du hí Đại từ, Đã Đến huệ phương phương tiện cứu cánh, Đã nhập Phật thần thông lực, Đã vó thể khéo biết phân biệt các tưởng, tự mình Được Độ hóa Độ kẻ chưa Được Độ, tự mình Đã giải thoát rồi giải thoát cho người chưa Được giải thoát, tự mình Đã Được an làm an cho người chưa Được an, tự mình Được Niết bàn làm cho người chưa Được Niết bàn khiến họ Được Niết bàn. Với Niết bànsanh tử không quan niệm có hai, Đây là Bồ Tát hành các pháp bình Đẳng như Niết bàn vậy.

Nầy Hư Không Tạng ! Thế nào là Bồ Tát khéo phân biệt hành tướng ?

Bồ Tát chuyên cần tinh tiến cầu pháp thắng thiện, nơi pháp môn thậm thâm tâm nhập suy lường thanh tịnh thông thạo rộng lớn huệ sáng Được môn Đại trí minh . Dùng sức Đại trí minh môn ấy biết rõ tâm hành cảnh giới của tất cả chúng sanh, tổng nói mỗi chúng sanh có tám vạn bốn ngàn tâm hành, tất cả Đều có thể rõ biết . Đó là tâm hành tham dục có hai vạn một ngàn, tâm hành sân hận có hai vạn một ngàn, tâm hành ngu si có hai vạn một ngàn, tâm hành Đẳng phần có hai vạn một ngàn, cộng là tám vạn bốn ngàn tâm hành, mỗi chúng sanh Đều có những tâm hành ấy, nếu phân biệt nói rộng thì có Đến vô lượng tâm hành . Trong mỗi hành tướng môn ấy biết có tám vạn bốn ngàn căn môn . Trong mỗi căn môn ấy biết có tám vạn bốn ngàn những tri giải sai biệt . Bồ Tát biết hết các hành tướng các căn môn các tri giải tướng sai biệt, biết các tướng nên Được tu tập .

Thế nào là biết tướng sai biệt ?

Bồ Tát biết các hành các căn các giải ấy hoặc là tướng tham dục, là tướng sân hận, là tướng ngu si, là tướng Đẳng phần, là tướng tăng, là tướng giảm, là tướng trụ, là tướng Đạt . Đây gọi là biết tướng sai biệt.

Thế nào là biết tướng nên Được tu tập

Bồ Tát biết các hành các căn các giải ấy là tướng vô thường, là tướng khổ, là tướng vô ngãtướng không, là tướng tịch diệt, là tướng ly, là tướng như thiệt, là tướng Niết bàn, là tướng tướng tự không, là tướng tướng tự ly . Nếu có thể biết các hành các căn các giải như vậy . Như -Đức Như Lai thành tựu chư hànhchướng ngại trí biết rõ tất cả chúng sanh các hành các căn các giải tướng sai biệt, Bồ Tát cũng kế thứ trí Như Lai biết rõ mà chẳng bỏ nên Bồ Tát sở hành giáo hóa chúng sanh không có mỏi mệt . Đây gọi là Bồ Tát khéo phân biệt hành tướng vậy.

Nầy Hư Không Tạng ! Thế nào là Bồ Tát thọ trì tạng pháp bửu của chư Phật Như Lai ?

Như Lai pháp bửu tạng là vô tận cũng là vô lượng Đến tất cả chỗ làm vui Đẹp tất cả chúng sanh .

Như chúng sanh các hành các căn các giải số Đến vô lượng a tăng kỳ bất khả tư nghị bất khả xưng bất khả lượng, chư Phật Như Lai pháp bửu tạng vô lượng a tăng kỳ bất khả tư nghị bất khả xưng bất khả lượng cũng như vậy.

Văn tự pháp bửu tạng của Phật, giả sử tất cả chúng sanh Đồng như A Nan trong một kiếp Đến trăm kiếp cũng chẳng thể thọ trì Đọc tụng thông thuộc các nghĩa Được . Tai sao, vì Phật pháp bửu tạng chỉ có một nghĩa, Đó là nghĩa ly dục, nghĩa tịch diệt, nghĩa Niết bàn.

Nếu Bồ Tát nghe Như Lai Pháp bửu tạng rồi tùy khả năng Được thọ rồi thọ trì Đọc tụng thông thạo, khéo thuận tốt chánh quán rồi như sở thọ mà hành . Bồ Tát nhập vào pháp tạng môn kiên trì suy gẫm chẳng y dựa tất cả tướng hành thì Được Đà la ni môn tam muội môn . Khi Được Đà la ni môn tam muội môn rồi thì có thể thọ trì văn tự và nghĩa pháp bửu tạng của một Như Lai, hoặc của hai Như Lai, hoặc của ba bốn Đến mười Như Lai, hoặc của trăm, của ngàn vạn cho Đến vô lượng vô biên a tăng kỳ bất khả tư nghị bất khả xưng bất khả lượng chư Như Lai . Nơi pháp bửu tạng của tất cả chư Phật, Bồ Tát ấy tâm chẳng tán loạn thọ trì Đọc tụng thông thạo văn tự và nghĩa rộng vì mọi người mà giải nói . Bồ Tát ấy y nghĩa chẳng y văn, tịnh ý thành tựu pháp Được nghe mà diễn nói nhẫn Đến chẳng sai sót một câu văn nghĩa, có thể tịnh môn biện tài khéo hay thuyết pháp vui Đẹp lòng Đại chúng, Được chư Phật khen ngợi cũng hay hàng phục các ma ngoại Đạocung kính cúng dường Tam Bửu, nhẫn Đến chẳng thấy có một pháp khác với pháp tánh, chẳng hư hoại bổn tế, chẳng Động như như pháp tánh Được giác ngộ của Như Lai, vì biết tất cả pháp tánh như là sở giác của Như Lai, nhẫn Đến chẳng thấy có một pháp nào là chẳng nhập vào Phật pháp . Taị sao, vì Như Lai biết tất cả pháp tánh như ảo huyễn vì không có thành tựu vậy, biết tất cả pháp tánh như dã mãvô sở thủ vậy, biết tất cả pháp tánh như tượng trong gương vì chẳng Đến kia vậy, biết tất cả pháp tánh như mộng vì chẳng chơn thiệt vậy, biết tất cả pháp tánh như vang vì theo duyên mà khởi vậy, biết tất cả pháp tánh là rỗng không vì hư giả không thiệt vậy, biết tất cả pháp tánh vô tướngvô phân biệt vậy, biết tất cả pháp tánh vô nguyện vì không có phát Động vậy.

-Đức Như Lai như thiệt biết tất cả pháp tánh là tướng như vậy . Bồ Tát biết tất cả pháp tánh không có tánh có thể thọ trì pháp bửu tạng của Phật nhẫn Đến tất cả chẳng phải niệm nhớ chẳng phải chẳng niệm nhớ . Đây là Bồ Tát thọ trì chư Phật pháp bửu tạng . 

Nầy Hư Không Tạng ! Thế nào là Bồ Tát biết các chúng sanh từ vô thỉ Đến nay thường thanh tịnhgiáo hóa chúng sanh ?

Bồ Tátgiáo hóa tất cả chúng sanh nên lúc tu Đại từ Đại bi suy nghĩ rằng : những gì là chúng sanh ? Các chúng sanh ấy chỉ là danh tự giả là Điên Đảo hư giả mà gọi là chúng sanh thôi . Tất cả chúng sanh bổn tế thanh tịnh cứu cánh vô sanh vô khởi, chỉ nhơn hư vọng ngu si mà tạo gây các thứ nghiệp, gây tạo nghiệp rồi thọ vô lượng ưu bi khổ não . Như có người trong giấc mộng cướp trộm tài vật của người bị nhà vua bắt trị phạt khốn khổ . Chiêm bao thấy mình làm kẻ giặc cướp hư vọng nhớ tưởng chịu các khổ não tự nghĩ rằng lúc nào tôi sẽ thoát Được khổ não nầy . Người ấy ở trong giấc mộng thiệt ra không có sự việc gì không có hay giác tri . Tất cả phàm phu và tất cả pháp Đều cũng như mộng không có giác tri, vì bị Điên Đảo che chướng mà phải thọ lấy vô lượng vọng tưởng ưu bi khổ não cũng như vậy . Bồ Tát suy nghĩ rằng : Các chúng sanh ấy tôi phải khiến họ như thiệt giác tri các pháp cho họ thoát khỏi vọng tưởng khổ não, ở trong tất cả chúng sanh cũng chẳng thấy chúng sanh tánh nhưng vẫn chẳng bỏ Đại bi thường giáo hóa chúng sanh . Đây là Bồ Tát phân biệt chúng sanh từ trước Đến nay thường thanh tịnhgiáo hóa họ.

Nầy Hư Không Tạng ! Thế nào là Bồ Tát khéo tùy thuận phát khởi công hạnh thành tựu Phật pháp ?

Bồ Tát nghe Phật pháp tối thắng thậm thâm vi diệu ở trong thế gian rồi phát khởi Đại nguyện tinh tiến rằng : Tôi phải thành tựu Phật pháp tối thắng thậm thâm vi diệu ở trong thế gian . Khéo tư duy phân biệt như vầy : Là những pháp gì tương ưng với những pháp gì ? Là những pháp gì biết những pháp gì ? Bồ Tát lại suy nghĩ rằng : Không có pháp gì tương ưng với pháp cũng không có pháp gì chẳng tương ưng với pháp, không có pháp biết pháp cũng không có pháp chẳng biết pháp, vì các pháp tánh ấy là Độn tánh là vô tánh . Các pháp ấy Đều từ nhơn duyên sanh không có Định chủ mà có thể tùy ý trang nghiêm có các thứ tướng quả báo . Vì các pháp vô tánh nên bố thítrang nghiêm tướng Đại phú . Bố thí Được Đại phú vì quả chẳng lìa nhơn vậy . Bố thí chẳng biết Đại phúĐại phú cũng chẳng biết Được bố thí . Trì giới là trang nghiêm tướng sanh Thiên, trì giới Được sanh Tiên vì quả chẳng lìa nhơn vậy. Đa văntrang nghiêm tướng trí huệ, Đa văn Được trí huệ vì quả chẳng lìa nhơn vậy . Tư duytrang nghiêm tướng Đoạn dứt kiết sử, tư duy thì Được Đoạn dứt kiết sử vì quả chẳng lìa nhơn vậy . Tư duy chẳng biết Được Đoạn kiết và Đoạn kiết cũng chẳng biết Được tư duy.

Bồ Tát nhớ niệm các pháp vô sanh có thể trang nghiêm tướng như vậy nên bố thí rồi hồi hướng Nhứt thiết trí thành tựu hạnh Đàn Ba la mật, Bồ Tát Đàn Ba la mật ấy có thể Đầy Đủ Được Phật pháp.

Bồ Tát trì giới hồi hướng Nhứt thiết trí thành tựu hạnh Thi la Ba la mật . Bồ Tát Thi la Ba la mật có thể Đầy Đủ Được Phật pháp . Bồ Tát tu nhẩn nhục hồi hướng nhứt thiết trí thành tựu hạnh Sằn Đề Ba La mật . Bồ Tát Sằn Đề Ba La mật ấy có thể Đầy Đủ Được Phật pháp .

Bồ Tát tu tinh tiến hồi hướng Nhứt thiết trí`thành tựu hạnhTỳ lê gia Ba la mật.Bồ Tát Tỳ lê gia Ba la mật ấy có thể Đầy Đủ Được Phật pháp.

Bồ Tát nhập thiền Định hồi hướng Nhứt thiết trí thành tựu hạnh Thiền Ba la mật.Bồ Tát Thiền Bala mật ấy có thể Đầy Đủ Được Phật pháp .

Bồ Tát thanh tịnh Bat Nhã hồi hướng Nhứt thiết trí thành tựu hạnh Bát Nhã Ba la mật . Bồ Tát Bát Nhã Ba la mật ấ có thể Đầ Đủ Được Phật pháp.Lúc Bồ Tát khéo tùy thuận phát khởi công hạnh như vậy chẳng thấy có một pháp nào không có nhơn không có duyen mà sanh, Bồ Tát củng chẳng trụ trưóc nơi nhơn duyên, tự khéo tùy thuận nhập vào tất cả pháp tánh

Như ngã vô sanh vô khởi,tất cả pháp vô sanh vô khởi củng như vậy.

Như ngã rỗng không,tất cả pháp rỗng không cũng như vậy. 

Như ngã ly,tất cả các pháply cũng như vậy.

Bồ Tát biết tất cả các pháp nhập vào bình Đẳng như tánh,chẳng phải tạo tác chẳng phải chẳng tạo tác . Đây là Bồ Tát khéo thuận phát hạnh thành tựu Phật pháp vậy .

Nầy Hư Không Tạng ! thế nào là Bồ Tát bất thối thần thông nơi các Phật pháp Đều Được tự tại

Bồ Tát giới thân chơn tịnh tâm Định chẳng Động Được Đại trí quang minh, Đã thành tựu tư lương phước Đứctrí huệ, Đã Được cứu cánh các Ba la mật, Đã thành tựu tứ nhiếp pháp, Đã tu bốn phạm hạnh, Đã tu dục tiến niệm Định bốn như ý túc . Vì khéo tu tứ thần túc nên dược ngũ thần thông . Vì Bồ Tát bổn nghiệp thanh tịnh, vì siêng tinh tiến chẳng bỏ phế, vì thường chẳng tán loạn hành, vì khéo phục các kiết sử, vì lìa tâm niệm Thanh Văn Bích Chi Phật, vì thọ trì phương tiện, vì duyên Đến các pháp bực trên, vì vô ngã vô y hành, do Đây mà Bồ Tát chẳng thối thần thông, nên Bồ Tát rốt ráo biết các pháp bất thối, biết các pháp cùng pháp tánh bình Đẳng không biến Đổi sai khác, như hư không không có biến Đổi . Đây là Bồ Tát bất thối các thần thông ở nơi các Phật pháp Đều Được tự tại vậy .

Nầy Hư Không Tạng ! Thế nào là Bồ Tát nhập pháp môn thậm thâm mà tất cả hàng Thanh văn và hàng Bích Chi Phật chẳng nhập Được ?

Bồ Tát nhập pháp thậm thâm nhơn duyên, biết pháp nghịch và thuận nhơn duyên, khéo biết xuất, biế ly, biết sanh, biết diệt, biết tập, biết tận . Khéo biết chúng sanh do nhơn duyên gì mà thọ cấu, mà ly cấu, mà xả cấu Được tịnh, nhẫn Đến chẳng thấy có một pháp nào có cấu có tịnh .Biết tất cả pháp tánh tướng thanh tịnh, cũng chẳng Được tướng pháp thanh tịnh, vì ngã thậm thâm vậy .

Bồ Tát biết tất cả pháp thậm thâm, vì ngã ly vậy .

Bồ Tát biết tất cả pháp ly vì ngã không có hai vậy .

Bồ Tát biết tất cả pháp không có hai vì nhãn và sắc cả hai Đều ly vậy . Nhẫn Đến ý pháp cũng ly thì nhập Đệ nhứt nghĩa, do thế Đế nên giả danh là các pháp, cũng chẳng chấp trước chơn Đếthế Đế . Đây là Bồ Tát nhập pháp môn thậm thâm mà hàng Thanh VănBích Chi Phật chẳng nhập Được.

Nầy Hư Không Tạng ! Thế nào là Bồ Tát nơi thập nhị nhơn duyên khéo Được thắng trí phương tiện rời lìa các kiến chấp nhị biên ?

Bồ Tát biết tất cả duyên sanh pháp nhiếp thuộc về cái khác : Thuộc nhơn, thuộc duyên, thuộc hòa hiệp và thuộc sở do . Các pháp ấy Đều từ cảnh giới duyên sanh Đều riêng có sở nhơn Đều riêng có sở y, các pháp mỗi mỗi Đều tự minh không có tâm không có tướng sai khác .

Như bên ngoài các cỏ cây lùm rừng Đều không có các căn không có ghi nhớ không có hay biết, vì y dựa các Đại chủng bèn Được tăng trưởng, mỗi mỗi Đều không có tướng sai khác . Các pháp bên trong cũng như vậy, y dựa gây tạo các nghiệp tăng trưởng tất cả các pháp, không có các tướng ngã nhơn chúng sanhthọ mạng, cũng không có tác giả thọ giả . Các pháp lúc sanh không có gì là năng sanh, lúc diệt không có gì là năng diệt .

Bồ Tát suy nghĩ rằng : các pháp duyên sanh ấy Đều riêng không có tự tánh . Vì nó không có tự tánh nên cái khác chẳng sanh nó Được, sở nhơn cũng không có tự tánhsở duyên cũng không có tự tánh . Không có tự tánh thì không có tha tánh . Nếu pháp khôngtự tánh tha tánh thì không có sở sanh không có năng sanh, chưa sanh thì chẳng sanh Được, Đã sanh cũng chẳng sanh . Nếu chưa sanh chẳng phải chưa sanh chẳng sanh ấy thì cứu cánh không có sở sanh không có năng sanh . Vì thế nên tất cả các pháp Đều vô sanh vô khởi, chỉ do văn tự mà có giả gọi là từ nhơn duyên sanh mà thiệt thì vô sanh, cũng không Đoạn không thường . Tai sao ? Vì nếu các pháp mà có tánh sanh thì sẽ có diệt thành Đoạn kiến, còn nếu không diệt thì thành thường kiến . Vì rời lìa Đoạn kiếnthường kiến nên biết tất cả các pháp Đều không vô sanh . Đây là Bồ Tát ở nơi thập nhị nhơn duyên khéo Được thắng trí phương tiện rời lìa kiến chấp nhị biên vậy .

Nầy Hư Không Tạng ! Thế nào là Bồ Tát Được ấn Như Lai ấn cho trí phương tiện như như vô phân biệt ?

Nơi pháp thậm thâm, Bồ Tát Được năng lực hiện tiền tri kiến rời tất cả dựa dính quá các hí luận Được vô chung vô thỉ Vô sanh Pháp nhẫnĐức Như Lai biết rõ căn Bồ Tát Được thành tựu rồi liền lấy ấn Như Lai ấn cho, Đó là thọ ký quyết Định Chánh Đẳng Giác. Ấn Như Lai ấy không có sai, không có lầm, không có chướng ngại, không có tranh, không có giành chẳng bị trở ngại, không ai bác Được không ai phế Được. Bồ Tát Được Như Lai ấn rồi thì nguyện hạnh thành tựu Được nước trí rưới vào Đầu.

Bồ Tát Được các ấn như vậy ấn cho : Đó là ấn cứu cánh vô sanh vô khởi, ấn không, ấn vô tướng, ấn vô nguyện, ấn ly nhiễm, ấn tịch diệt, ấn Niết bànBồ Tát trí hành Được thành tựu chẳng hư hoại tánh như, chẳng biến Đổi pháp giới, chẳng lìa bổn tế, ở trong các pháp chẳng thấy thượng trung hạ Đen trắng v.v… sai khác. Bồ Tát cũng thấy tất cả chúng sanh Được ấn ấy ấn cho, Bồ Tát không có nhớ nghĩ phân biệt chẳng bỏ bổn Đại thệ nguyện. Đây là Bồ Tát Được ấn Như Lai ấn cho Được trí phương tiện như như vô phân biệt vậy.

Nầy Hư Không Tạng ! Thế nào là Bồ Tát nhập môn pháp giới tánh thấy tất cả pháp tánh bình Đẳng ?

Bồ Tát thấy các pháp giới không chỗ nào chẳng Đến không lai không khứ, vô sanh vô diệt, vô tướng vô khởi, vô hí vô hànhBồ Tát suy nghĩ rằng : các pháp ấy Đều Đồng pháp giới như pháp giới, là rời lìa dục giớilìa trần cấu vậy, là vô sanh giới vì vô tác vậy, là vô diệt giới vì không diệt tận vậy, là vô lai giới vì chẳng nhập vào căn môn vậy, là vô khứ giới vì không có chỗ Đến vậy, là bất khả an giới vì không có hình chất vậy, là không có ổ hang giới vì không có y chỉ vậy, là chơn thiệt giới vì ba cảnh phần dứt hết vậy. Trong pháp giới ấy không có nhãn giới, không có sắc giới, không có nhãn thức giới, cho Đến không có ý giới, không có pháp giới, không có ý thức giới. Như pháp giới tất cả pháp cũng như vậy. Vì thế nên gọi là tất cả pháp nhập vào pháp giới.

Bồ Tát ấy biết tất cả pháp nhập vào pháp giới, biết Địa giới cùng pháp giới không có hai không có khác, biết thủy giới hỏa giới phong giới cùng pháp giới không hai không khác.

Bồ Tát biết dục giới cùng pháp giới bình Đẳng không hai không khác, biết sắc giới, vô sắc giới, hữu vi giới, vô vi giới cùng pháp giới bình Đẳng không hai không khác. Bồ Tát biết không có tâm cảnh giới và giác như vậy. Đây là Bồ Tát nhập vào môn pháp giới tánh thấy tất cả pháp tánh bình Đẳng vậy.

Nầy Hư Không Tạng ! Thế nào là Bồ Tát thuần chí dụ như kim cương tâm trụ bất Động nơi Đại thừa nầy ?

Bồ Tát dùng trực tâm hành thành tựu tịnh thuần chí, dùng tinh tiến bất thối cứu cánh bất giảm, dùng Đại từ vô ngại, dùng Đại bi không mỏi, dùng phương tiện khắp Đến Được thành tựu quán huệ chơn thiệt vô ngại, các pháp như vậy Đều Được thành tựuBồ Tát thấy tất cả chúng sanh có cấu trược phàm ngu thô cứng cự nghịch chẳng thuận, do Đây mà Bồ Tát giáo hóa tất cả chúng sanh chẳng bỏ rời tinh tiếnBồ Tát thấy sinh tửvô lượng vô biên lỗi họa ưu bi khổ não, vì vậy nên Bồ Tát chẳng thối bỏ trang nghiêm vị lai tế. Bồ Tát cũng hiểu vô lượng vô biên a tăng kỳ các Phật phápBồ Tátthành tựu các Phật pháp khó tu tập khó thọ trì khó Đầy Đủ nên trồng các thiện căn Để có thể nhập vào vô lượng pháp bửu tạng của Như Lai.

chúng sanh tánh vô lượng, vì pháp tánh vô lượng, vì hư không tánh vô lượng, vì thọ trì pháp bửu tạng của tất cả Như Lai, nên Bồ Tát chẳng bỏ tinh tiến nghe tất cả pháp không vô tướng vô nguyện, vô tác, vô sanh, vô khởi, hiểu rõ phân biệt quán hạnh thân chứng thành tựu Phật pháp chưa Được Đủ, trọng chẳng có giữa Đường, mà chứng nhập thiệt tế. Bồ Tát khéo nhập các thiền Định giải thoát tam muội, cũng chẳng nhàm lìa dục giớithị hiện thọ sanh trong cõi dục. Bồ Tát Đã lìa các ấm giới nhập không hình không sắc không hành mà tùy thuận chúng sanh tánh rồi tùy ý thị hiện các loại thân hình Để thuyết pháp cho họ, chuyển pháp luân thị hiện Đại Niết bàn, cũng chẳng bỏ hạnh Bồ Tát nhập vào pháp môn bất tư nghị như vậy. Bồ Tát biết tất cả pháp khôngtánh tướng, chẳng Động chẳng hư hoại chẳng tan, ở nơi Đại thừa này chẳng thối chuyển. Như kim cương bửu châu có thể soi xét tất cả châu báu khác, mà tất cả báu khác chẳng thể soi xét châu này Được. Cũng vậy, có thể dùng Thanh Văn thừa, Bích Chi Phật thừa Độ vô lượng vô biên chúng sanh khiến chứng nhập Niết bàn mà tự mình chẳng diệt Độ cũng chẳng thối cứu cánh Đại thừa. Đây là Bồ Tát thuần chí kiên cố như kim cương tâm vững trụ chẳng dao Động nơi Đại thừa nầy vậy.

Nầy Hư Không Tạng ! Thế nào là Bồ Tát tự tịnh giới của mình như chư Phật giới ?

Bồ Tát biết tất cả pháp khônggiới khôngtác giới, Đến tất cả nơi chỗ không có Đến không có chẳng Đến. Nếu Bồ Tát thấy pháp phát khởi lục tình Đều biết là Phật pháp, cũng chẳng thấy phàm phu pháp và Phật pháp có khác. Bồ Tát nghĩ rằng tất cả pháp nầy Đều là Phật phápPhật pháp Đến tất cả chỗ vậy. Tất cả pháp và Phật pháp chỉ có danh tự giả, cũng chẳng phải pháp chẳng phải phi phápVì vậy nên chúng ta chẳng nên thủ trước. Do vì tự giới tịnh nên biết tất cả Phật giới tịnh, pháp ấy cùng Đồng là bình ĐẳngNhãn giớiPhật giới cho Đến ý giớiPhật giới. Ta chẳng nên phân biệt trong ấy có tôn có ti. Bồ Tát Đến Nhứt thiết pháp bình Đẳng giới như vậy. Đây là Bồ Tát tự tịnh giới của mình như chư Phật giới.

Nầy Hư Không Tạng ! Thế nào là Bồ Tát Được Đà la ni trong không thất niệm ?

Bồ Tát Đã Được thành tựu Đà la ni hạnh, thế nào là Đà la ni hạnh ? Đà la ni hạnh có ba mươi hai thứ :

Bồ Tát tu nơi pháp Đã Được, vì Đà la ni nên tu pháp nguyện, tu pháp tôn trọng, tu pháp hồi hướng, tu pháp kính ngưỡng, tu pháp ưa thích, tu cầu pháp không nhàm, tu pháp thân cận cúng dường bực Đa văn trí huệ, tu pháp Đối với Hòa Thượng A Xà Lê không lòng kiêu mạn thường tôn trọng cung cấp hầu hạ, tu Đúng theo pháp Được dạy bảo không hề chống trái, tu Đối với người thuyết pháp tưởng như Phật không tìm chỗ dở, tu thọ trì chánh pháp khai thị giải thuyết, tu không hề lẫn tiếc pháp Đã Được, tu không hy vọng mà làm pháp thí, tu cầu gốc rễ trí huệ, tu khéo thuận tư duy Đúng pháp Được nghe, tu kiên cố thọ trì pháp Được nghe, tu với phạm hạnh không thôi nghỉ, tu thích xa lìa thật hành hạnh a lan nhã, tu tâm thường tịch tĩnh, tu siêng chánh niệm, tu thuận theo lục hòa kính, tu với các bực tôn trưởng không khinh mạn, tu tâm vô ngại ở trong tất cả chúng sanh, tu pháp duyên sanh Được tùy thuận nhẫn, tu tam giải thoát môn chánh quán lòng không kinh sợ, tu tứ thánh chủng hạnh mà chẳng kinh nghi, tu siêng thọ trì chánh pháp của chư Phật, tu vì chúng sanh mà hành Đại từ, tu thọ trì chánh pháp chẳng tiếc thân mạng, tu Đại trí hạnh chẳng sanh kiêu mạn, tu thường giáo hóa chúng sanh mà không nhàm mỏi. Đây là ba mươi hai pháp tu Đà la ni hạnh của Bồ Tát vậy. Bồ Tát tu rồi Được môn Đà la ni như vậy. Vì Được môn Đà la ni ấy nên có thể tổng trì pháp Được nói của tất cả chư Phật chẳng quên chẳng mất.

Đà la ni ấy là với pháp Được nghe chẳng quên chẳng mất, dùng niệm mà nhớ, dùng ý phân biệt, dùng tinh tiến hay giác ngộ, nơi các văn tự Được không bờ mé, nơi các ngữ ngôn tùy theo các loài Đều khéo hiểu rõ, ngôn từ biện thuyết không có trệ ngại. Với kinh bất liễu nghĩa khéo hay tiến vào, nơi kinh liễu nghĩa tiến vào cứu cánh, nơi thế tục Đếtrí phân biệt, nơi Đệ nhất nghĩa Đế biết là không có ngôn thuyết, nơi các Đế có trí phân biệt, nơi Tứ niệm xứ có trí chẳng quên, nơi Tứ chánh cần có trí vô hoại, nơi Tứ thần túc có trí du hí, nơi các căn môn có trí sai biệt, ở trong các lục Được trí vô thắng, nơi Thất giác phần có trí giác tất cả pháp như tánh, nơi Bát thánh Đạo có trí không thối mất, ở trong pháp thiền Định Được tâm thiện trụ, ở trong pháp chánh Định huệ Được trí biến chí, nơi minh giải thoát Được trí tùy thuận, ở trong các biện tài Được trí thâm nhập, nơi các thần thông Được trí sanh khởi, nơi các Ba la mật Được trí phân biệt, nơi tứ nhiếp pháp Được pháp phương tiện, với chỗ tán thán pháp có trí dạy nghĩ rằng chẳng bằng, nơi nghĩa các kinh Được trí vô phân biệt, nơi các văn tự Được trí vô tận, nơi tất cả chúng sanh Được trí xứng Đủ, tùy pháp học hiểu Được trí thuyết pháp, nơi tất cả văn tự Được trí biện sở nhơn, nơi tất cả cấu tịnh Được trí như thiệt thấu biết, nơi tất cả pháp Được trí sáng không chướng che. Đây là Đà la ni ấy vậy.

Bồ Tát Được Đà la ni bình Đẳng tâm thì bỏ lìa ghét thương, kham nhận pháp vũ, dứt tất cả kiết sử nhiệt não, thuận các pháp trợ Đạo, Đây là Đà la ni ấy vậy.

Bồ Tát do an trụ Đà la ni ấy nên thường tu hành không lỗi. Đây là Bồ Tát Được Đà la ni trong chẳng thất niệm vậy.

Nầy Hư Không Tạng ! Thế nào là Bồ Tát Được biện tài vô ngại Như Lai gia trì ?

Bồ Tát khéo tịnh thuần chí khéo thủ hộ giới tụ trừ hết gốc kiêu mạn, lìa quan niệm mình người, chư Phật Thế Tôn biết Bồ Tát như vậy là Đại pháp khí nên khiến thọ trì chánh pháp, do nơi Phật thần lực cùng sức tự thiện căn nên Được biện tài lanh lẹ, Được biện tài mau chóng, Được biện tài vô ngại, Được biện tài không ngừng trệ, Được biện tài khéo nói, Được biện tài thậm thâm, Được biện tài các thanh âm Đầy Đủ, Được biện tài thiện trang nghiêm, Được biện tài không giảm khuyết, Được biện tài vô úy, Được biện tài kệ hay tán thán, Được biện tài nói khế kinh tốt, Được biện tài khéo nói thí dụ bổn duyên, Được biện tài không ai hơn không ai phá Được, Được biện tài phân biệt câu vô tận, Được biện tài viên mãn Đầy Đủ, Được biện tài oai Đức không ai trái nghịch, Được biện tài thuyết pháp không luống uổng, Được biện tài dứt nghi cho Đại chúng, Được biện tài Đáp lời lẹ, Được biện tài phân biệt văn tự không sai lầm, Được biện tài vui Đẹp Đại chúng, Được biện tài phương tiện vấn Đáp, Được biện tài dùng chánh pháp hàng phục tất cả ngoại Đạo, Bồ Tát ấy Đã thành tựu hai mươi bốn biện tài như vậy.

Bồ Tát tu hành hai mươi bốn nghiệp nhơn thì Được thành tựu hai mươi bốn biện tài ấy.

Những gì là hai mươi bốn nhơn ?

Vì chẳng trái nghịch lời dạy của Sư trưởng nên có thể Được biện tài lanh lẹ. Vì chẳng dua vạy nên có thể Được biện tài mau chóng. Vì bỏ lìa phiền não nên Được biện tài vô ngại. Vì không chấp ngã nên Được biện tài không trệ. Vì lìa lưỡng thiệt nên Được biện tài nói khéo. Vì nhập nhơn duyên pháp vô tế nên Được biện tài thậm thâm. Vì làm các việc bố thí nên Được biện tài Đầy Đủ âm thanh. Vì nghiêm sức tháp miếu Như Lai nên Được biện tài thiện trang nghiêm. Vì chẳng bỏ tâm Bồ Đề nên Được biện tài không giảm khuyết. Vì khéo hộ trì giới tụ nên Được biện tài vô úy. Vì cúng thí những tràng phan lọng Đẹp linh báu nên Được biện tài kệ hay tán thán. Vì cung kính cúng dường cấp thị chư tôn trưởng nên Được biện tài nói tốt tu Đa la. Vì từ xưa vun trồng tu tập vô lượng thiện căn nên Được biện tài khéo nói thí dụ bổn duyên. Vì chẳng khinh tiện chúng sanh ác Đạo nên Được biện tài không ai hơn không ai phá Được. Vì cúng thí vô lượng bửu tạng nên Được biện tài phân biệt câu vô tận. Vì nói năng chơn thiệt không thô cộc nên Được biện tài tròn Đủ. Vì lúc thuyết pháp không tranh cạnh nên Được biện tài oai Đức không ai trái nghịch. Vì Đức thuần tịnh thuận pháp luật hành nên Được biện tài thuyết pháp không luống uổng. Vì chẳng lẫn tiếc nơi pháp chẳng cậy ỷ nơi Đức của mình nên Được biện tài hay dứt nghi co Đại chúng. Vì lúc cầu pháp chẳng lấy oai bức người, thường có lòng cung kính nên Được biện tài ứng Đối lẹ. Vì thường xét lỗi mình chẳng chê chỗ khuyết kém của người nên Được biện tài phân biệt văn tự không sai lầm. Vì bình Đẳng nhuần ích cho chúng sanh chẳng mong báo Đáp nên Được biện tài vui Đẹp Đại chúng. Vì thọ trì Đại thừa chẳng cầu tiểu thừa nên Được biện tài phương tiện vấn Đáp. Vì chẳng chấp ngã kiến nhập vào tánh bình Đẳng nên Được biện tài dùng chánh pháp hàng phục tất cả ngoại Đạo. Đây là hai mươi bốn nhơn thành tựu các biện tài, khéo có thể tùy theo chỗ Đáng Được nhận hiểu của các chúng sanh kia mà thuyết pháp không có sai lầm, những pháp Được học cũng chẳng thối thất. Đây là Bồ Tát Được biện tài vô ngại Như Lai gia trì vậy.

Nầy Hư Không Tạng ! Thế nào là Bồ Tát Được tự tại thị hiện thọ thân sanh tử ?

Bồ Tát thành tựu mười hai pháp thì Được tự tại thị hiện thọ thân sanh tử.

Vì thân cận bực chơn thiện tri thức vậy. Vì tiêu trừ ngã kiến vậy. Vì trọn nên giới thân vậy. Vì khéo biết nhập Định xuất Định vậy. Vì gồm tu trí huệ phương tiện vậy. Vì khéo biết thâm nhập các thần thông du hí vậy. Vì như thiệt quán biết các pháp vô sanh vô khởi vậy. Vì tịnh giống bổn nguyện vậy. Vì thường chẳng bỏ Đại từ Đại bi vậy. Vì biết tất cả pháp như huyễn hóa vậy. Vì biết các pháp như mộng tưởng vậy. Vì Được tất cả gia oai thần vậy.

Đây là Bồ Tát thành tựu mười hai pháp không có sanh mà thị hiện thọ sanh, không có khởi mà thị hiện phát khởi, thị hiện tất cả thân sanh tử. Nơi pháp hội của tất cả chư Phật thị hiện thân mình. Ở các Phật quốc Độ Đều thị hiện thọ sanh mà thường chẳng Động nơi chơn pháp thân. Đây là Bồ Tát Được tự tại thị hiện thọ sanh tử vậy.

Nầy Hư Không Tạng ! Thế nào là Bồ Tát phá các oán Địch trừ lìa bốn ma ?

Bồ Tát chuyên cần tu tập quán năm ấm như ảo huyễn thì Được lìa ma ngũ ấm. Vì quán các pháp tánh thanh tịnh nên lìa ma phiền não. Vì quán tất cả pháp theo duyên sanh tánh nó chẳng thành tựu nên lìa ma chết. Vì quán tất cả pháp Được duyên tạo thành là tướng vô thường bại hoại nên lìa thiên ma.

Bồ Tát quán các pháp như vậy nên Được lìa bốn ma tiến Đến Bồ Đề trọn chẳng giải Đãi. Bao nhiêu ma nghiệp chướng ngại Bồ Đề, Bồ Tát Đều xa lìa cả. Sao gọi là ma nghiệp ? 

tâm niệm hướng Đến Nhị thừa là ma nghiệp. Chẳng thủ hộ Bồ Đề tâm là ma nghiệp. Với các chúng sanhquan niệm sai khác là ma nghiệp. Nơi bố thí mong báo là ma nghiệp. Vì thọ sanh mà trì giới là ma nghiệp. Có sắc tưởng mà tu hành nhẫn nhục là ma nghiệp. Vì thế sự mà siêng tinh tiến là ma nghiệp. Nơi thiền Địnhý tưởng thích ưa là ma nghiệp. Nơi huệ sanh hí luận là ma nghiệp. Nhàm mỏi sanh tử là ma nghiệp. Tu các thiện căn mà chẳng hồi hướng Vô thượng Bồ Đề là ma nghiệp. Chán ghét phiền não là ma nghiệp. Phạm tội phú tàng là ma nghiệp. Ganh ghét chư Bồ Tát là ma nghiệp. Phỉ báng chánh pháp là ma nghiệp. Chẳng thọ học chánh pháp là ma nghiệp. Chẳng biết báo ơn là ma nghiệp. Chẳng tiến cầu Ba la mật là ma nghiệp. Chẳng kính thuận chánh pháp là ma nghiệp. Lẫn tiếc nơi pháp là ma nghiệp. Vì lợi dưỡngthuyết pháp là ma nghiệp. Chẳng biết phương tiệnhóa Độ chúng sanh là ma nghiệp. Bỏ tứ nhiếp pháp là ma nghiệp. Khinh hủy cấm giới là ma nghiệp. Ganh ghét người trì giới là ma nghiệp. Học hạnh Nhị thừa là ma nghiệp. Hi vọng chánh vị là ma nghiệp. Bỏ lìa Đại từ mà quán vô sanh là ma nghiệp. Muốn chứng pháp vô vi là ma nghiệp. Nhàm lìa công Đức hữu vi là ma nghiệp. Chẳng thương chúng sanh là ma nghiệp. Chẳng khiêm hạ bực tôn truởng là ma nghiệp. Tập làm lưỡng thiệt là ma nghiệp. Dua nịnh nhiều gian là ma nghiệp. Hiển bày tịnh hạnh của mình là ma nghiệp. Làm ác chẳng thẹn là ma nghiệp. Chẳng lưu bố chánh pháp là ma nghiệp. Lấy ít công Đức làm Đủ là ma nghiệp. Tóm lại, nếu thân cận làm tất cả pháp bất thiệnxa lìa tất cả thiện pháp Đều là ma nghiệp cả. Đây là ma nghiệp. Người làm các nghiệp ấy thì chướng Đạo Bồ Đề. Chư Bồ Tát ấy Đã vượt quá Đã bỏ lìa nên có thể chánh thọ hành. 

Thế nào là chánh thọ hành ?

Bồ Tát thành tựu bốn pháp thì có thể chánh thọ hành.

Một là nơi các pháp Ba la mật không giải Đãi thối thất hành. Hai là chẳng bỏ dục tiến và bất phóng dật. Ba là chánh trụ trong pháp phương tiện Đại từ. Bốn là nhập pháp môn thậm thâm không có ái không có ổ hang.

Bồ Tát thành tựu bốn pháp chánh thọ hành nên có thể phá các oán Địch. Đây là Bồ Tát hay phá oán Địch trừ lìa bốn ma vậy.

Nầy Hư Không Tạng ! Thế nào là Bồ Tát trang nghiêm tư lương công Đức lợi ích các chúng sanh ?

Bồ Tát thiện căn hồi hướng hướng Đến Vô thượng Bồ Đề. Nếu có thiện căn Được vun trồng như bố thí ái ngữ lợi hành Đồng sự Đều Đem thí cho tất cả chúng sanh. Do thanh tịnh giới tụ nên Được sức tự tạiDùng sức tự tại ấy, Bồ Tát tùy theo chỗ Đáng ưa thích của các chúng sanhhóa Độ họ. Do vun trồng công Đức không chán nhàm nên Được tay báu vô tận. Dùng bửu thủ vô tận ấy, Bồ Tát có thể bố thí chúng sanh vô lượng giàu vui. Do cầu vô biên trí huệ tư lương nên Được biện tài Đà la ni vô ngại. Dùng vô ngại Đà la ni biện tài ấy, Bồ Tát có thể tổng trì chỗ nói của tất cả chư Phật, Bồ Tát có thể nói diệu pháp làm vui Đẹp Đại chúng. Do vì khéo nói Điều thân tâm nên chẳng thối thần thôngDùng sức các thần thông bất thối ấy, Bồ Tát có thể qua Đến vô lượng cõi Phật dùng vô số phương tiện Độ nhiều chúng sanh. Do siêng cầu pháp không mỏi mệt nên Được mỗi lỗ lông phát xuất vô lượng pháp mônDùng sức phát xuất vô lượng pháp môn, Bồ Tát có thể thường dùng pháp thí lợi ích chúng sanh. Do gồm tu huệ phương tiện Ba la mật nên Được trí phân thânDùng sức trí phân thân ấy Bồ Tát có thể ở trong các loài nơi nơi hiện thân hóa Độ quần sanh. Do thường dùng vô tướng cung kính cấp thị chư Phật nên Được kiến văn không nhàm chánDùng sức kiến văn không chán ấy, có chúng sanh nào Được thấy nghe Bồ Tát ấy, thì các chúng sanh ấy nhẫn Đến do nơi Bồ Tát trang nghiêm công Đức tư lương lợi ích chúng sanh.

Nầy Hư Không Tạng ! Thế nào là Bồ Tát ở nơi thời gian không có Phật xuất thế mà có thể làm Phật sự hóa Độ chúng sanh ?

Bồ Tát Đã thành tựu Bồ Tát thập lực, Đã ở trong bốn vô sở úy của Bồ Tát Được tự tại, Đã ở trong Bồ Tát mười tám pháp bất cộng chẳng từ người khác Để thọ, Đã tu Như Lai lực vô sở úy pháp bất cộng, Đã Được du hí thủ lăng nghiêm tam muội, Đã ở nơi bốn biện tài Được trí lực tự tại, Đã ở trong Phật pháp Được quán Đảnh chánh vị, ở nơi tất cả Bồ Tát hạnh Được thần lực kế thứ Phật.

Nếu Bồ Tát thành tựu các pháp như vậy, chúng sanh nơi các Phật Độ nào Đáng thấy thân Phật mà Được hóa Độ, những Phật Độ ấy nhằm thời kỳ không có Phật xuất thế, thì Bồ Tát ấy liền ở quốc Độ ấy thị hiện thời gian nhập thai, sơ sanh, xuất gia, thị hiện thời gian ngồi Đạo tràng chuyển pháp luân, thị hiện xả thọ mạng Đến thời gian nhập Niết bàn, cũng có thể thị hiện Đại bát Niết bàn, cũng thị hiện pháp trụ thời tiết lâu mau, cũng còn chẳng bỏ Bồ Tát hành pháp, cũng chẳng dùng chỗ Được hóa Độ lấy Đó làm Đầy Đủ. Đây là Bồ Tát lúc thế gian không có Phật có thể làm Phật sự giáo hóa chúng sanh.

Nầy Hư Không Tạng ! Thế nào là Bồ Tát nhập hải ấn tam muội có thể biết tâm hành của tất cả chúng sanh ?

Bồ Tát Đa văn như biển thành tựu huệ tụ, thường siêng cầu pháp. Vì nghe phápBồ Tát có thể xả thí hết trân bửu kho tàng. Vì nghe phápBồ Tát có thể xả thí hết tôi tớ kẻ sai sử vợ con quyến thuộc. Vì nghe phápBồ Tát xả thí những món trang sức trên thân và nhà cửa. Vì nghe phápBồ Tát có thể hạ mình hầu hạ chịu sự sai khiến. Vì nghe phápBồ Tát bỏ ngôi cao sang cả nước cho Đến xả thân mạng mình. Bồ Tát dùng vô số phương tiện siêng cầu pháp môn như vậy mà chẳng cậy sở hành. Vì nghe phápBồ Tát Đi Đến một do tuần hoặc trăm do tuần. Vì nghe một bài kệ bốn câu Để thọ trì Đọc tụng rộng vì người giải nói mà chẳng bỏ tinh tiến ấy. 

Bồ Tát nầy tự thành tựu Đa văn, với tất cả chúng sanh phát tâm Đại bi tâm không ái nhiễm tâm chẳng mong báo Đáp mà vì họ thuyết pháp, nhẫn Đến không khinh rẻ một chúng sanh, thuyết pháp một ngày Đến bảy ngày không quan niệm ăn uống cho Đến mạng chung cũng không bỏ thuyết pháp. Đem thiện căn thuyết pháp hồi hướng hải ấn tam muộiTùy pháp Được nghe thọ trì Đọc tụng thông thạo khéo biết nghĩa thú chẳng y dựa văn tự chơn thiệt kiên trì trọn Đời chẳng bỏ. Bồ Tát phát Đại nguyện tinh tấn, dùng sức Đại nguyện tinh tiến ấy chẳng bao lâu bèn Được hải ấn tam muội. Được tam muội nầy rồi thì Được tự nhiên vô lượng a tăng kỳ trăm ngàn vạn pháp môn, Được vô lượng a tăng kỳ trăm ngàn vạn ức tu Đa la chẳng nghe nơi người mà tự nhiên có thể diễn nói. Pháp của tất cả chư Phật nói Đều có thể thọ trì, có thể rõ biết tâm hành của tất cả chúng sanh

Dụ như Diêm Phù Đề tất cả chúng sanh thân và những hình sắc cảnh ngoài Đều có ấn tượng trong Đại hải, vì vậy mà gọi Đại hải là ấn. Cũng vậy, Bồ Tát Được hải ấn tam muội rồi có thể phân biệt thấy tâm hành tất cả chúng sanh, nơi tất cả pháp môn Đều Được huệ sáng tỏ. Đây là Bồ Tát Được hải ấn tam muội thấy tâm hành cảnh giới của tất cả chúng sanh vậy.

Nầy Hư Không Tạng ! Thế nào là Bồ Tát biết các trần giới vô ngại ?

Do nhãn không nên Bồ Tát biết sắc cũng không, do sắc ly nên biết nhãn cũng ly, do nhĩ, tỷ, thiệt, thân, và ý không nên Bồ Tát biết thanh, hương, vị, xúc và pháp cũng không, do thanh, hương, vị, xúc và pháp ly nên biết nhãn, nhĩ, tỷ, thiệt, thân và ý cũng ly.

Bồ Tát như thiệt biết không tánh ly tánh, nơi nội phápngoại pháp không có chướng ngại.

Bồ Tát vì biết các kiết bổn tánh tịnh thì không phát khởi các sử. Nơi tất cả các pháp khôngtham trướcBồ Tát chẳng thấy các pháp có chỗ trước, cách trước và ai trước. Đây là Bồ Tát biết rõ trần giới vô ngại vậy.

Nầy Hư Không Tạng ! Thế nào là Bồ Tát oai nghi hạnh thành tựu lìa các tối tăm Được ánh sáng thù thắng, ở trong các pháp Được tự nhiên trí, mau Được thành tựu Nhứt thiết trí hành ?

Bồ Tát phát khởi chỗ làm tu tập chánh hạnh các nghiệp Đều Được Như Lai hứa khả, người trí khen ngợi, Đó là các nghiệp nơi thân, khẩu và ý. Do hành các chánh hạnh nghiệp ấy nên vui Đẹp chư Phật và chư Hiền Thánh các bực thiện tri thức. Những nghiệp hạnh Được làm không ai có thể chê trách, là tối thắng vô thượng vô Đẳng. Không ai có thể phá tổn nghiệp hạnh của Bồ Tát ấy. Nơi các nghiệp hạnh Đã làm Bồ Tát ấy trọn không thối hối. Các nghiệp Được làm chẳng xen tạp ngu si, các nghiệp Được làm Đều có thể xem thấy biết rõ, các nghiệp Được làm trọn chẳng Động chuyển, các nghiệp Được làm Đều cứu cánh lành tốt. Bồ Tát ấy biết các nghiệp Được làm chẳng phải do kiêu mạn, là trí huệ làm chẳng phải do ngu si.

Bồ Tát ấy làm các thiện nghiệp như vậy thì tất cả tam muội môn tất cả Đà la ni môn Đều hiện ra chẳng từ người khác nghe.

Bồ Tát ấy hoặc thấy chư Phật hoặc chẳng thấy chư Phật trọn chẳng thối chuyển các thiện căn trợ Bồ Đề Đạo, hoặc gặp thiện tri thức thích ý hoặc gặp thiện tri thức chẳng thích ý cũng chẳng thối chuyển pháp Bồ Đề.

Bồ Tát ấy qua khỏi tất cả bực chướng ngại, lìa tất cả ma kiết sử tu ba môn giải thoát. Do sức Bát Nhã Ba la mật nên mau Được Phật Đạo, tự nhiên Đạo, Nhứt thiết trí Đạo, Như Lai Đạo. Đây là Bồ Tát oai nghi hạnh thành tựu lìa các tối tăm Được quang minh thù thắng, ở trong các pháp Được tự nhiên trí, mau Được thành tựu Nhứt thiết trí hành".

Muốn tuyên lại nghĩa ấy, Đức Thế Tôn nói kệ rằng :

Đã lìa lỗi vô ngại
Huệ công Đức trang nghiêm 
Bồ Tát lìa trước tướng
Hồi hướng Đạo vô thượng 
Bỏ ngã mạn kiêu mạn
Bồ Tát trang nghiêm trí
chướng ngại giải thoát
Đầy Đủ Nhứt thiết trí
Chẳng sắc chẳng chủng tánh
Niệm Phật chẳng công Đức
Thường nhớ tưởng pháp thân
Niệm nầy Phật hứa khả
Ly dục tánh tịch tĩnh
Chẳng tướng chẳng sáng tối
Không tâm không ý hành
Đây gọi là niệm Pháp
Thánh vô vi không ái 
Không các phiền não nhiễm
Do giải thoát Được tên
Gọi niệm Tăng vô ngại
Đã bỏ tất cả thọ
Không ấm giới nhập hành
Giải thoát các Động niệm
Gọi cứu cánh niệm xả
Chẳng dựa vô lậu giới
Chẳng hành thân khẩu ý
Chẳng sanh quá ba cõi
Gọi niệm vô lậu giới
Như trời sạch không nhơ
Trời Đâu Suất quán Đảnh
Ghi nhớ nghiệp báo mình
Sẽ làm Trời trong Trời
Trì chánh pháp của Phật
Bỏ lìa các phiền não 
Giải thoát pháp phi pháp
Là trì chánh pháp Phật
Như Phật Đắc Đạo tướng 
Thọ trì pháp cũng vậy
Khéo tư duy chơn tế
Không pháp nhiếp trì Được
Như tánh ngã thanh tịnh 
Tánh các pháp cũng tịnh
Biết chúng sanh tướng như
giáo hóa chúng sanh
Chẳng thấy chúng sanh tăng
Chẳng thấy chúng sanh giảm
Dạy dứt Đường Điên Đảo
Giáo hóa vô lượng chúng
Nơi các ấm giới nhập
Chẳng khác với Phật giới
Biết như hư không tánh
Thì nhập vào Phật giới
Ngôn ngữ các văn tự
Dường như vang ứng tiếng
Biết chẳng nội chẳng ngoại
Liền Được Đà la ni
Thọ trì Đọc tụng thạo
Tiến cầu nói các pháp
Không quan niệm ngã pháp
An trụ Đà la ni
Trì pháp Được Phật nói
Khéo nói vui Đại chúng
Chẳng mất các thiền Định
Là sức Đà la ni
Chẳng trì chẳng tụng văn
Chẳng tích tập các pháp
Thường thuyết pháp vô ngại
Như rồng tuôn mưa lớn
Không trụ không chướng ngại
Nói vô lượng khế kinh
Chẳng quan niệm chúng sanh
Người trí Được biện tài
Do Phật lực thuyết pháp
Trang nghiêm oai nghi mình
Tùy sở thích Đại chúng
Biện tài này Phật hứa
Người biết pháp thiệt tánh
Bình Đẳng như hư không
Không ngã nhơn thọ mạng
Trì Phật pháp như vậy
Chúng sanh Đồng Niết bàn
Cứu cánh bất sanh diệt
Được trí bất Động nầy
Đây là bất phóng dật
Thấy các ấm như huyễn
Các giới như pháp tánh
Lục nhập duyên sanh rỗng
Được lìa ma ngũ ấm
Kiết sử như mây nổi
Cứu cánh không hòa hiệp
Nơi pháp không vọng tưởng 
Lìa Được phiền não ma
Biết chúng sanh chẳng sanh
Vô sanh thì vô diệt
Các pháp không khứ lai
Như vậy quá tử ma
Người không ái không Động
Hành Đạo không tưởng Đạo
Hành bi không ngã nhơn
Thì hàng phục chúng ma
Biết trí thức bình Đẳng 
Chẳng trụ vi vô vi
Biết chúng sanh tâm như huyễn
Tâm khỏe không phá Được
Đây kia không chướng ngại
Thành tựu thắng pháp thuyền
Đưa chúng không tưởng chúng
Gọi là Đại Thuyền Sư
Biết không không có ngã
Sạch sanh tử khát ái
Dìu dắt Đưa chúng sanh
Gọi là Đại Đạo Sư
Khéo biết tướng tiến thối
Tùy phápy chỉ
Phương tiện hiện Niết bàn
Phật nói Thiện Đạo
Biết tâm tâm tương tục
Hai tâm chẳng cộng chung
Gọi là biết tâm tánh
Phật khen hay hộ chúng
Biết các pháp tánh tịnh
Như không trăng trong nước
Người biết lìa phiền não 
Gọi là tịnh chúng sanh
Biết một biết tất cả
Biết các pháp như mộng
Hư không chẳng lấy Được
Đắc Đạo không nhiễm ô".

Lúc Đức Phật nói môn phân biệt các pháp ấy có bẩy mươi hai na do tha chúng sanh phát tâm Vô thượng Bồ Đề, ba vạn hai ngàn Bồ Tát Được Vô sanh Pháp nhẫn. Nhà Đại Bửu Trang Nghiêm Đường chấn Động sáu cách, áng sáng lớn chiếu khắp. Chư Thiên ở trên không trỗi trăm ngàn kỹ nhạc mưa các thứ hoa trời và Đồng thanh nói rằng : «Các chúng sanh ấy Được ấn Như Lai cho, Đã vào trong pháp Như Lai nghe pháp môn ấy Được tịnh tín giải thọ trì thông thạo có thể diễn nói cho mọi ngườinhư pháp tu hành".

Chư Thiên bạch Đức Phật rằng : «Bạch Đức Thế Tôn ! Tất cả chúng tôi hướng về Phật Độ nầy thâm tâm cúng dường cung kính lễ lậy vì Đức Như Lai Ứng Cúng, Chánh Biến Tri xuất thế vậy. Chúng tôi nghe nói pháp môn phương tiện ấy và thấy chư Bồ Tátquốc Độ nầy".

Hư Không Tạng Bồ Tát nghe Đức Phật giải nói rồi, tâm tịnh hoan hỷ. Tâm tịnh hoan hỷ rồi Đem màn báu vô giá cúng dường Đức Phật. Trong màn báu phóng ánh sáng lớn chiếu mười phương chư Phật quốc Độ.

Cúng dường rồi Hư Không Tạng Đại Bồ Tát bạch rằng : «Bạch Đức Thế Tôn ! Thiệt là chưa từng có. Như Lai vô ngại trí thậm thâm khó hiểu như vậy. Đức Như Lai Ứng Cúng, Chánh Biến Tri như pháp môn Được nghe, Đức Phật dùng vô ngại trí như thiệt giải nói, tất cả Đại chúng Đều Được hoan hỷ".

Lúc bấy giờ trong Đại chúng có một Bồ Tát hiệu là Tốc Biện liền từ tòa ngồi Đứng dậy trịch y vai hữu, gối hữu chấm Đất cung kính chắp tay bạch rằng : «Bạch Đức Thế TônHư Không Tạng Bồ Tát nầy có nhơn duyên gì mà tên là Hư Không Tạng ?".

Đức Phật nói : «Nầy Tốc Biện ! Như Đại phú trưởng giả có dân chúng Đông kho tàng vô lượng của báu Đầy dẫy hay làm việc bố thí tâm không lẫn tiếc. Lúc làm việc bố thí nếu người nghèo cùng Đến thì tùy ý họ cần dùng, trưởng giả khai kho báu lớn Đều có thể cấp cho cả, các người xin kia Đều Được vừa ýTrưởng giả ấy bố thí rồi trong lòng vui mừng không hối tiếc.

Cũng vậy, Hư Không Tạng Bồ Tát vì thường làm công Đức thành tựu phương tiện lực hồi hướng, vì giới thân thiện thanh tịnh, vì Được thành tựu thần túc lực, vì thuần chí cứu cánh thiện thanh tịnh, vì sở nguyện tăng ích thành tựu, vì biết tất cả pháp như ảo hóa, vì Được Như Lai thần túc lực, nên ở trong hư không tùy chúng sanh cần dùng, hoặc pháp hoặc tài Đều có thể thí cho, Đều làm cho hoan hỷ. Vì Đại Sĩ ấy chứng phương tiện trí như vậy nên gọi tên là Hư Không Tạng.

Còn nữa, nầy Tốc Biện ! Quá khứ vô lượng a tăng kỳ kiếp, lại quá vô lượng a tăng kỳ kiếp, bất khả tư nghị, bất khả xưng bất khả lượng, bất khả toán số kiếp, lúc bấy giờ có Phật xuất thế hiệu là Phổ Quang Minh Vương Như Lai, Ứng Cúng, Chánh Biến Tri, Minh Hành Túc, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Sĩ, Điều Ngự Trượng Phu, Thiên Nhơn Sư, Phật Thế Tôn, thế giới tên Đại Vân Thanh Tịnh, kiếp tên Hư Không Tịnh. Thế giới Đại Vân Thanh Tịnh ấy thạnh vượng Đầy Đủ an ổn khoái lạc, hàng trời người Đông Đúc, mặt Đất bằng phẳng không có những cát sỏi gai góc, dây báu giăng thành khu thành Đường trang nghiêm với nhiều thứ châu báu như nhuyến như thiên y, hoa vàng diêm phù Đàn trải khắp mặt Đất xen lẫn các châu báuChúng sanh trong thế giới Đại Vân Thanh Tịnh ấy không có phân biệt thượng trung hạ, trời và người Đồng Đẳng như Trời Đâu Suất. Trong thế giới ấy không có tụ lạc thôn ấp, tất cả hàng trời người Đều ở lâu Đài báu Đẹp, lầu các của người ở mặt Đất, cung Điện chư Thiênhư không, chỉ có thế này là khác, Đức Phổ Quang Minh Vương Như Lai thọ mười sáu trung kiếp, dùng Bồ Tát làm Tăng có mười sáu na do tha chúng Đều Được thần thông du hí Đều Được tự tại nơi Bồ Tát hạnh.

Lúc ấy ở giữa Đại Thiên thế giới Đại Vân Thanh Tịnh ấy có một tứ thiên hạ tên là Nhựt Minh, Đức Phật Phổ Quang Minh Vương Như Lai thành Vô thượng Chánh giác tại nơi ấy, rồi làm Phật sự khắp cõi Đại Thiên.

Trong tứ thiên hạ Nhựt Minh có Chuyển Luân Thánh Vương tên Công Đức Trang Nghiêm trị cả tứ thiên hạ thành tựu Đủ bảy báu.

Trong Nhựt Minh tứ thiên hạ, Thánh Vương Công Đức Trang Nghiêm trị cả tứ thiên hạ thành tựu Đủ bảy báu.

Trong Nhựt Minh tứ thiên hạ, Thánh Vương Công Đức Trang Nghiêm xây Đài bảy báu, từ Đông sang Tây rộng tám do tuần, từ Nam Đến Bắc rộng bốn do tuần, vòng quanh bửu Đài có năm trăm khu vườn nhà.

Thánh Vương Công Đức Trang Nghiêm có ba mươi ba vạn sáu ngàn cung nhơn thể nữ xinh Đẹp lộng lẫy như ngọc nữ cõi trời, có bốn vạn Đồng tử Đoan chánh dũng kiện Đều riêng có sức khoẻ bằng nửa na la diên.

Thánh Vương ấy cùng các Đồng tử thể nữ quyến thuộc Đồng Đến vườn Đại Lạc trang nghiêm dạo chơi trỗi nhạc ca vũ Để tự vui. Trong chúng ấy có hai Đại phu nhơn tên là Đức Oai và Đức Quang rời chỗ Đến dưới một cội cây ngồi tư duy các hành vô thường. Lúc Đương tư duy trên gối mỗi phu nhơn có một con trai hóa sanh. Hai trẻ nhỏ ấy thân hình xinh tốt Đoan nghiêm thành tựu sắc thân vi diệu Đệ nhứt, người thấy không chán, trên thân phóng ánh sáng lớn chiếu khắp khu vườn. Trên không chư Thiên xướng rằng : hai Đồng tử này một người tên là Sư Tử, một người tên là Sư Tử Tiến. Do Đó mà mọi người gọi tên hai Đồng tử ấy là Sư TửSư Tử Tiến.

Hóa sanh chẳng bao lâu, hai Đồng tử ấy nói kệ khen Thánh Vương Công Đức Trang Nghiêm rằng :

Xưa tạo thiện ác chẳng hư mất
Cúng dường chư Phật cũng chẳng mất
Thuần chí chẳng bỏ tâm Bồ Đề
Kiên trì chỗ nghe chẳng quên trí
Điều phục tự gìn chẳng mất giới
Nhẫn nhục nhu hòa khéo phòng hộ
Người hay báo ơn tạo nghiệp lành
Hay siêng tinh tiến chẳng mất Đạo
Khéo hay chuyên tâm Định các căn
Tâm hay phân biệt tư duy huệ
Do trí hay tạo nghiệp chẳng trược
Dùng tịnh pháp ấy chứng Bồ Đề
Chẳng bị phiền não làm nhiễm trước
Khéo hay phân biệt các nghĩa thú
Vì vậy bỏ Được thân thọ thai
Hóa sanh trong hoa sen thanh tịnh 
Chúng tối từ Phật Thượng Y Vương
Nghe Phật Phổ Quang Minh Vương nầy
Trí huệ vô Đẳng chẳng nghĩ bàn
Vì pháp nên Đến thế giới Đây
Mong cùng Phụ Vương Đến chỗ Phật
Lễ bái cúng dường Đại Pháp Vương
Chư Phật Thế Tôn rất khó gặp
Cũng như hoa ưu Đàm bát la.

Thánh Vương Công Đức Trang Nghiêm nghe lời nói của hai Đồng tử rất vừa ý, cả Đại chúng Đồng hoan hỷ cùng vây quanh Thánh Vương số Đến trăm ngàn vạn Đồng Đến chỗ Đức Phật Phổ Quang Minh Vương Đem các thứ hoa hương vi diệu, các chuỗi ngọc trân châu và các thứ kỹ nhạc cúng dường lễ lậy hữu nhiễu bảy vòng rồi chắp tay cung kính Đứng nơi trước.

Lúc ấy Sư TửSư Tử Tiến Đảnh lễ chơn Phật dùng miệng úp lên chưn Phật mà nói lời khen ngợi khéo thuận pháp nghĩa :

Phật là nhà là chỗ dựa nương
Khai sáng lớn cho Đời tối tăm
Biết rõ tâm hành của chúng sanh 
Tùy chúng tin ưa làm vui Đẹp
Nay Đại vương nầy cậy ngôi vua
Tham sắc thanh hương vị xúc pháp
Vì vậy chẳng chịu Đến chỗ Phật
Mất sự cúng dường chẳng nghe pháp
Lành thay Thế Tôn phát Đại bi
Xin nói pháp Bồ Đề Vô thượng
Khiến Đại vương nầy phát Đạo tâm
Kiên cố bất thối nơi Phật trí.

Nghe lời thỉnh cầu của hai Đồng tử, Đức Phổ Quang Minh Vương Như Lai dũng thân lên hư không cao tám mươi cây Đa la.

Đức Phậthư không nói kệ bảo Thánh Vương Công Đức Trang Nghiêm rằng :

Nay nhơn vương chí tâm nghe
Nghe rồi y phápphụng hành
Ngũ dục vô thường dụ như mộng
Mạng người như lửa cỏ sương mai
Vua và nước thành như ảo hóa
Vì vậy người trí chẳng nên tham
Quen ham dục lạc không nhàm Đủ
Quen dục càng thêm lòng khát ái
Tham dục chưa Đủ mà mạng chung
Chỉ người Được thánh trí mới Đủ
Vua nên khéo thuận quán thân mình
Ngũ ấm như huyễn chẳng kiên cố
Tứ Đại kia như bốn rắn Độc
Sáu căn không thiệt như khối rỗng
Vợ con trân bửu và ngôi vua
Lúc vua lâm chung không ai theo
Chỉ có giới thí bất phóng dật
Đời nay Đời sau làm bạn lữ
Xem Phật thần thông lực vô úy
Dùng các tướng hảo trang nghiêm thân
Thuyết pháp dạy chúng hàng Đệ tử
Vì vậy vua nên phát Đạo tâm.

Nghe Đức Phật xong, Thánh Vương cùng vợ con quyến thuộc bảy mươi sáu ngàn ức người Đều rất vui mừng Đồng phát tâm Vô thượng Bồ Đề rằng :

Nay chúng tôi phát Đạo tâm thệ cứu Độ tất cả chúng sanh, vì chúng sanh chúng tôi tu diệu hạnh lúc thành Phật rồi sẽ Độ thoát họ.

Thánh Vương Công Đức Trang Nghiêm nghe Đức Phật Phổ Quang Minh Vương nói pháp và thấy thần biến rồi càng thêm kiên cố tâm Bồ Đề, vua Đảnh lễ chưn Phật bạch rằng :

Ngưỡng mong Đức Thế TônBồ Tát Đệ tử thọ tôi thỉnh cúng dường suốt tám vạn bốn ngàn năm những y phục, món ăn, giường nệm, thuốc men và tất cả vật cần dùng.

Đức Phật cùng Đại chúngthương mến vua nên thọ thỉnh.

Thánh Vương Công Đức Trang Nghiêm biết Phật Đã thọ thỉnh vui mừng hớn hở Đảnh lễ hữu nhiễu rồi lui về.

Hai Vương tử Sư TửSư Tử Tiến cùng hai vạn Vương tử bỏ giàu sang thế tục Đồng ở trong Phật pháp xuất gia tu hành chuyên cần tinh tiến thích cầu pháp lành. Xuất gia chẳng lâu, Sư TửSư Tử Tiến Được ngũ thần thông kiên cố bất thối. Biết hai người này Đã Được ngũ thần thông, Đức Phật gia hộ oai thần cho hai người này thường vì chúng sanh mà nói diệu pháp. Hai Tỳ Kheo ấy ở trong cõi Đại Thiên Đại Vân Trang Nghiêm từ quốc Độ này Đến quốc Độ kia, từ tứ thiên hạ này Đến tứ thiên hạ kia thuyết pháp hóa Độ vô lượng a tăng kỳ chúng sanh khiến họ kiên cố bất thối Vô thượng Đại thừa.

Trong tám vạn bốn ngàn năm, Thánh Vương Công Đức Trang Nghiêm cúng dường Đầy Đủ cho Đức PhậtĐại chúng xong, vì nghe pháp nên nhà vua cùng quần thần quyến thuộc qua Đến chỗ Đức Phật. Nhà vua tự nghĩ rằng, các vương tử con trai của ta cạo bỏ râu tóc xuất gia tu hành thường thọ cúng dường mà tự mình chẳng làm việc bố thí cũng chưa thấy Được pháp hơn người, có lẽ chúng nó nên về nhà xả của cải bố thí tu tạo các công Đức như ta Đã làm Để vun trồng căn lành chăng ?

Biết tâm niệm của Thánh Vương, Đức Phổ Quang Minh Vương Như Lai bảo Sư Tử Tiến Bồ Tát rằng :

Nầy Sư Tử Tiến ! Ông hiện sức tự tại thần thông Bồ Tát biến hiện Để khắp Đại chúng Được thấy nghe trừ bỏ tà tâm Được chánh tri kiến cũng Để hàng phục các ma ngoại Đạo.

Vâng lời Đức Phật, Sư Tử Tiến Bồ Tát liền nhập Định hiện ra các cảnh tượng như vầy :

Cả Đại Thiên thế giới Đại Vân Trang Nghiêm chấn Động sáu cách, trên không mưa xuống các thứ vật vi diệu, những là các thứ hoa hương, hương bột, hương xoa, lọng lụa, tràng phan, trổi các thứ kỹ nhạc. Những món ăn uống ngon lành, những y phục Đẹp quí, những chuỗi ngọc, những trân bửu Đều từ trên không mưa xuống. Mưa châu báu như vậy Đầy cả cõi Đại Thiên. Tất cả chúng sanh Được sự chưa từng có Đều rất vui mừngĐịa thần chư Thiên Đến Trời Sắc Cứu Cánh hớn hở mừng vui Đồng thanh xướng rằng :

Đại Bồ Tát nầy nên gọi tên là Hư Không Tạng. Tại sao, vì từ trên không có thể mưa xuống vô lượng trân bửu sung túc khắp tất cả.

Đức Phổ Quang Minh Vương Như Lai liền ấn khả lời xướng của chư Thiên gọi Sư Tử Tiến là Hư Không Tạng.

Thánh Vương Công Đức Trang Nghiêm thấy Sư Tử Tiến hiện vô lượng thần biến như vậy trong lòng kính tin thanh tịnh vui mừng hớn hở chưa từng có bỏ tâm kiêu mạn chắp tay hướng lên Đức Phật bạch rằng :

Bạch Đức Thế Tôn ! Bồ Tát công Đức trí huệ bèn có thể như vậy, tự nhiên mà mưa vô lượng trân bửu sung túc khắp tất cả trọn không cùng tận.

Bạch Đức Thế Tôn ! Người tại gia bố thí lợi ích không bao nhiêu, còn người xuất gia dùng sức thần thông bố thí không bờ mé. Người tại gia bố thí chẳng xứng ý người, dầu bố thí mà còn lẫn tiếc khổ não, còn người xuất gia bố thí có thể xứng ý người, lợi không có lẫn tiếc chẳng sanh khổ não.

Lúc ấy Thánh Vương Công Đức Trang Nghiêm trao ngôi vua cho Vương tử Cát Ý, rồi do tín tâm chơn thiệt cạo bỏ râu tóc ở trong Phật pháp xuất gia tu hành, vì tăng trưởng pháp lành nên vua chuyên cần tinh tiến, chẳng bao lâu vua tu Được tứ thiền tứ vô lượng tâm và Được ngũ thần thông. Còn Cát Ý Vương dùng chánh pháp trị nước toàn thể nhơn dân Đều mến Đức, vua cũng tinh tiến chẳng bỏ việc cúng dường Đức Phật Phổ Quang Minh VươngĐại chúng.

Nầy Tốc Biện ! Thuở xa xưa ấy, Thánh Vương Công Đức Trang NghiêmCâu Lưu Tôn Như Lai Đức Thế Tôn thứ nhất trong Hiền kiếp này, còn Sư Tử Bồ Tát chính là thân ta Phật Thích Ca Mâu NiSư Tử Tiến Bồ TátHư Không Tạng Bồ Tát, vì nhơn duyên hiện thần lực từ trên không mưa xuống các loại trân báu sung túc khắp nơi nên từ thuở ấy luôn Được tên là Hư Không Tạng. Còn Cát Ý Vương thì nay là Di Lặc Bồ Tát. Hai vạn Vương Tử theo Phật xuất gia thuở ấy nay là chúng Bồ Tát cùng chung với Hư Không Tạng hiện Đang nghe pháp Đây vậy. Còn vô lượng chúng sanh Được Thánh Vương cùng các Vương Tử và quyến thuộc sau khi xuất gia giáo hớa, thì hiện nay là chư Bồ Tát hành Bồ Tát Đạo tại mười phương thế giới vậy.

Nầy Tốc Biện ! Chư Bồ Tát phải thường thanh tịnh giới tụ tăng trưởng bổn nguyện, do Đây mà tùy muốn làm việc gì Đều có thể hoàn thành cả". 

Lúc bấy giờ Đại hội Bồ Tát chúng khát ngưỡng muốn Được thấy thần lực của Hư Không Tạng Bồ Táttướng mạo của Bồ Tát Hư Không Tạng thế nào.

Đức Phật biết tâm niệm của Đại chúng liền bảo Hư Không Tạng Bồ Tát rằng : «Này Hư Không Tạng ! Ông nên hiện tướng thần biến hư không tạng !".

Hư Không Tạng Bồ Tát liền nhập xứng nhứt thiết chúng sanh ý tam muội.

Do sức tam muội ấy, khắp hư không trên Diệu Bửu Trang Nghiêm Đường mưa xuống các thứ vật vi diệu, tùy chỗ chúng sanh muốn Đều cung cấp Đủ cả. Đó là cần hoa thì mưa hoa, cần tràng hoa thì mưa tràng hoa, cần hương bột hương xoa thì mưa hương bột hương xoa, cần lọng lụa, cần tràng phan, cần các thứ âm nhạc, cần món trang sức, cần những chuỗi ngọc y phục, cần món uống ăn ngon, cần xe cộ kẻ tùy tùng, cần vàng bạc bảy báu v.v… tất cả Đều tùy ý muốn cần dùng của mọi người mà mưa xuống thứ ấy.

Có những người cần pháp muốn pháp thích pháp, tùy theo chỗ muốn nghe, trên không phát ra các pháp âm vi diệu làm vui Đẹp nhĩ căn : những là diệu âm tu Đa la, kỳ dạ, thọ ký, già Đà, ưu Đà na, ni Đà na, a ba Đà na, y Đế mục Đa già, xà Đà già, tỳ phật lược, a phù Đà, Đạt ma, ưu ba Đề xá. Người cần nghe những kinh ấy thì hư không Đều phát âm ứng Đó. Người cần na la Đẳng biến âm, người cần xảo ngôn ngữ âm, người cần các thứ tạp âm, người cần thậm thâm âm, người cần phương tiện thiển âm, trên không Đều phát âm ứng Đó.

Người cần Thanh Văn thừa Được Độ thì phát tiếng pháp Tứ Đế ứng Đó, người cần Duyên Giác thừa Được Độ thì phát tiếng pháp thậm thâm Thập nhị nhơn duyên ứng Đó. Người cần Đại thừa Được Độ thì hư không phát ra tiếng pháp Lục Ba la mật tiếng pháp bất thối chuyển ứng Đó.

Trong hư không còn phát ra tiếng diệu kệ rằng :

Các pháp tánh với hư không Đồng
Nay nói môn ấy Đại chúng nghe
Như hư không không cao không hạ
Không cao hạ nên không thể tánh
Như hư không vô sanh vô diệt
Không sanh diệt nên tánh chẳng hư
Như hư không không tăng không giảm
Không tăng giảm nên Đồng pháp tướng
Như hư không không sáng không tối
Không sáng tối tâm tánh cũng vậy
Như mặt nhựt chiếu sáng hư không
Hư không cũng không có vui mừng


Chẳng chiếu sáng hư không chẳng buồn
Người trí học Đạo cũng như vậy
Như mâu, tên Đâm bắn hư không
Không làm thương tổn hư không Được
Người hành Đạo tu tập quán không
Cũng không gì làm tổn thương Được
Như hư không Được nước nhuần thấm
Hư không không hề có vui mừng
Người trí Được khen Được lợi lộc
Vẫn không mừng vui cũng như vậy
Như hư không bị chê Được khen
Hư không không hề có phân biệt 
Người trí bị chê hoặc Được khen
Không có phân biệt cũng như vậy
Như cả Đại Địa Đều rúng Động 
Hư không không hề có Động lay
Người trí vô y vô sở Đắc
Chẳng Động pháp tánh cũng như vậy
Như hư không lửa chẳng cháy Được
Phiền não chẳng cháy Được người trí
Như hư không thường trụ chẳng hoại
Pháp giới cũng thọ tất cả pháp
Như hư không không có sắc thấy
Tâm tánh vô tướng Đồng hư không
Hư không giả danh không hình mạo
Tâm ý thức cũng là giả danh
Hư không vô biên chẳng lấy Được
Thánh trí vô biên Đồng hư không
Như chim bay không chẳng dấu vết
Hành Bồ Đề chẳng thấy Được hành
Thân mất quá khứ Đồng hư không
Hiện tại ngũ ấm Đồng hư không
Tứ Đại cũng vậy Đồng hư không
Như sau tam tai không tướng khác
Tất cả chúng sanh không biết Đủ
Phàm phu ngũ dục không hề Đầy
Người có thánh trí biết các pháp
Biết Đủ chẳng cầu lìa tham trước
Hư không rộng lớn không bờ mé
Phật pháp rộng lớn cũng như vậy
Người biết pháp tánhPhật pháp
Chẳng dựa lấy vật chẳng bỏ vật
Biết vật chẳng vật trụ thiệt tế
Nơi vật chẳng vật không hai tướng
Tiếng rõ không không chẳng phải tiếng
Không âm thanh gọi là hư không
Phật dầu nói không trọn không nói
Tánh chẳng nói Được gọi là không
Huyễn hóa mộng dã mã bóng vang
Chư Phật thuyết pháp cũng như vậy
Vì dắt chúng sanh nói những dụ
Nghĩa chơn tịnh không ví dụ Được
Pháp không tướng dùng tướng Để nói
Tướng không tướng pháp tánh Đều không
Tướng không rỗng không không có tướng
Biết Được tướng nầy là Bồ Tát
Không trệ ngại không hí không Động
Không thỉ không chung là Bồ Tát
Chẳng rời chúng sanh chẳng chúng sanh
Như chúng sanh tánh là Bồ Tát
Như ảo sư giết các người ảo
Không ai chết Được Độ cũng vậy
Ảo chúng sanh Niết bàn Phật pháp
Biết Đồng một tánh không tánh tướng
Đại Sĩ Được tạng không vô tận
Ban Đủ tất cả không cùng tận
Xưa trồng công Đức Được tạng nầy
Chẳng tham chứa mới Được như vậy
Biết Được các pháp nhơn duyên sanh
Tạng ấy vô tận chẳng nghĩ bàn
Đấng cứu Đời nói bốn vô tận
Không, Đạo tâm, chúng sanh, Phật pháp
Nếu các của cải là có thiệt
Thì mới có thể chức nhóm Được
Chẳng phải thiệt có nên vô cùng
Vì chẳng phải thiệt nên vô tận 
Pháp khôn cứu cánh tận vô tận
Vô tận chẳng tận là vô tận
Biết pháp môn này gần Bồ Đề
Trụ môn này mau thành Bồ Đề.

Do thần lực của Hư Không Tạng Bồ Tát nên từ hư không vang ra những pháp âm vi diệu như vậy và tất cả của cải vật báu làm sung túc tất cả chúng sanh. Làm cho tất cả chúng sanh khắp cõi Đại Thiên Được vô lượng bất tư nghị khoái lạc thỏa mãn sở nguyệnChúng sanh bịnh khổ Được thuốc chữa lành. Chúng sanh nghèo cùng Được vô lượng trân bửu. Chúng sanh bị trói nhốt Được cởi mở giải thoátChúng sanh chẳng Đủ các căn thì Được Đủ các căn. Chúng sanh Đáng bị tử hình thì trên không rơi hóa nhơn thay thế họ. Người thân yêu ly biệt từ lâu nay Được Đoàn tụChúng sanh lo rầu nay Đều hết lo. Chúng sanh Đọa tam Đồ Được ánh sáng ấy chạm thân trừ tất cả khổ não thân tâm an lạc.

Lúc bấy giờ trong Đại Thiên thế giới, chúng sanh ăn uống no Đủ vui vẻ dạo chơi Đầy Đủ ngũ dục. Hoặc có kẻ bố thí tạo các công ĐứcChúng sanh có Đủ trọn vẹn những sự an lạc như vậy, họ Đều nói rằng : mới Được bực Đại Sĩ này có thể ban vui cho Đời, do Bồ Tát Hư Không Tạng xuất thế nên thế gian Được ban bố cam lộĐại Sĩ này mới có thể thường siêng tinh tiến, vì ban vui cho tất cả chúng sanh không hề mỏi mệt vậy.

Hư Không Tạng Bồ Tát hiện những thần biến như vậy làm vui Đẹp tất cả chúng sanh tánh, thị hiện Bồ Tát thần lực dùng tài thípháp thí Để nhiếp thủ chúng sanh, khiến vô lượng a tăng kỳ chúng sanh phát tâm Vô thượng Bồ Đề, làm cho vô lượng Bồ Tát Được Vô sanh Pháp nhẫn. Còn làm cho vô lượng a tăng kỳ bất khả thuyết bất khả thuyết Bồ Tát phát cần tinh tiến Được thành tựu các môn tam muội, các môn Đà la ni, các môn thần thông du hí.

Trong pháp hội có một Bồ Tát tên là Sanh Nghi tự nghĩ rằng : Việc này là bất tư nghị bị tằng hữu. Bồ Tát Hư Không Tạnh chỉ hiển hiện thần thông lựcTa Bà thế giới này, hay là cũng hiển hiện thần thông nơi thế giới phương khác.

Biết tâm niệm của Sanh Nghi Bồ Tát, Hư Không Tạng Bồ Tát từ nơi thân phóng ánh sáng lớn chiếu khắp mười phương chư Phật thế giới.

Sanh Nghi Bồ Tát cùng chư Bồ Tát Đều thấy thần lực của Hư Không Tạng Bồ Tát ở nơi mười phương vô lượng vô biên bất khả tư nghị chư Phật thế giới ứng hóa chúng sanh cũng Đồng như tại thế giới Ta Bà này.

Thấy thần biến như vậy rồi, Sanh Nghi Bồ Tát cung kính lễ Hư Không Tạng Bồ Tát rồi chắp tay bạch rằng : «Hi hữu thay Đại Sĩ có thể Đặt tạng báu vô tận ơ hư không mưa Đầy Đủ khắp vô lượng thế giới mà vẫn không hết. Đại Sĩ Đặt tạng ấy ở trong hư không Đã Được bao lâu rồi ?".

Hư Không Tạng Bồ Tát nói : «Từ lúc tôi phát tâm Vô thượng Bồ Đề thì tạng báu ấy thường ở trong hư không".

Sanh Nghi Bồ Tát lại hỏi : «Đại Sĩ phát tâm Vô thượng Bồ Đề từ lúc nào ?".

Hư Không Tạng Bồ Tát nói : «Đức Thế Tôn biết rõ, Đại Sĩ nên bạch hỏi".

Sanh Nghi Bồ Tát bạch Đức Phật : «Bạch Đức Thế Tôn ! Hư Không Tạng Bồ Tát phát tâm Vô thượng Bồ Đề từ lúc nào, mong Được Thế Tôn nói cho chúng tôi hết nghi".

Đức Phật nói : «Nầy Sanh Nghi ! Sự ấy lâu xa thậm thâm khó biết. Nếu nói Đó thì sẽ làm cho hàng thiên nhơn Đều sanh nghi hoặc chẳng tin lời Phật. Vì chẳng tin họ mắc vô lượng tội".

Sanh Nghi Bồ Tát lại bạch rằng : «Ngưỡng mong Đức Thế Tôn nói Đó. Nếu có người từ lâu Đã trồng căn lành quyết sẽ tin thọ".

Đức Phật nói : «Nầy Sanh Nghi ! Ông Đã ân cần cầu thỉnh, Đâu Được chẳng nói. Lắng nghe lắng nghe khéo suy nghĩ Phật sẽ vì ông mà phân biệt giải nói, Để người có căn lành kiên cố Đã lâu trồng cội công Đức sanh lòng vui mừng.

Này Sanh Nghi ! Như những hằng hà bằng số cát một hằng hà, số cát trong tất cả những hằng hà ấy, cứ một hột cát là một Phật thế giới, nghiền nhỏ tất cả hằng hà sa số thế giới ấy thành vi trần rồi tụ lại một chỗ. Có một người trường thọ cứ một kiếp mới lượm lấy một vi trần trong Đống vi trần ấy mãi Đến lúc lấy hết số vi trầnThời gian Hư Không Tạng Bồ Tát phát tâm Vô thượng Bồ Đề Đến nay số kiếp còn quá hơn số kiếp vi trần kia chẳng phải toán số biết Được.

Nầy Sanh Nghi ! Nên Đem Đây Để so sánh biết thời gian phát tâm Vô thượng Bồ Đề của Hư Không Tạng Đến nay bao lâu vậy.

Lại này Sanh Nghi ! Về quá khứ, quá số cát những sông Hằng bằng số cát sông Hằng, lấy số cát này một hột cát là một Phật Độ, nghiền tất cả quốc Độ này thành vi trần, một vi trần là một kiếp, lại quá số này trăm ngàn muôn kiếp, lúc bấy giờ có Phật hiệu là Tịnh Nhứt Thiết Nguyện Oai Đức Thắng Vương Như Lai, Ứng Cúng, Chánh Biến Tri, Minh Hành Túc, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Sĩ, Điều Ngự Trượng Phu, Thiên Nhơn Sư, Phật Thế Tôn, thế giới ấy tên là Hiện Vô Lượng Chư Phật Sát Độ, kiếp ấy tên là Chúng Bửu Trang Nghiêm.

Tại sao thế giới ấy có tên là Hiện Vô Lượng Chư Phật Sát Độ ?

Nầy Sanh Nghi ! Vì cõi nước ấy chơn tịnh có thể hiện mười phương chư Phật sát Độ, như mặt trăng tròn sáng không bị che chướng hiện bóng trong nước trong. Vì vậy nên mười phương vô lượng a tăng kỳ chư Phật quốc Độ và chư Phật ấy cùng tòa sư tử cả việc làm của chúng sanh Đều hiện rõ trong thế giới Hiện Vô Lượng Chư Phật Sát Độ ấy. Thế giới ấy bằng một trăm ức Đại Thiên thế giới. Thế giới ấy rộng rãi trang nghiêm thanh tịnh giàu dư an ổn, trời người Đông Đúc, mặt Đất bằng phẳng không có gò nổng cao lõm dơ dáy hôi thúi. Có nhiều loại trân bửu xen tạp làm thành xinh Đẹp Đáng thích, khắp nơi treo những lụa màu tràng phan lọng tốt trang nghiêm, Đốt các thứ hương tốt như chiên Đàn trầm thủy, phía trên thì giăng màn kiếp ba nhiều màu, dưới thì trải Đầy những hoa tươi Đẹp. Khắp mọi nơi mọc những cây hoa báu, cây quả trái, cây y phục, cây chuỗi ngọc, cây kỹ nhạc, cây bửu khí, cây hương, cây Đèn Đuốc, cây thuốc men, khắp nơi trang nghiêm làm ranh tám hướng Đường sá bằng thẳng phân minh. Những chuỗi ngọc chơn châu, lưới báu trang nghiêm làm người xem không nhàm chán. Trong thế giới ấy chẳng nhờ ánh sáng mặt nhựt mặt nguyệt, dùng những cây Đèn Đuốc và cây báu ma ni phát ánh sáng mát lành chiếu khắp mọi nơi và luôn sáng không có ngày Đêm, chỉ lấy bửu hoa lúc nở lúc búp Để biết thời tiếtChúng sanh trong cõi ấy không có tàn tật, Đui mù, câm Điếc, què thọt, lùn xấu, không có thân thể chẳng toàn vẹn dung mạo xấu ác. Tất cả mọi chúng sanh Đều thành tựu ba mươi hai tướng tốt trang nghiêm thân thể. Trong thế giới ấy nhẫn Đến không có tên ác xấu tam Đồ bát nạn, cũng chẳng nghe tiếng tăm ngoại Đạo các dị học, tất cả chúng sanh Đều quyết Định Vô thượng Bồ Đề, cũng không có tên hiệu Thanh Văn, Bích Chi PhậtĐức Phật Tịnh Nhứt Thiết Nguyện Oai Đức Thắng Vương Như Lai thuần nói pháp Đại thừa Bồ Tát. Trong cõi ấy không có nữ nhơn và thai sanh, tất cả chúng sanh Đều tự nhiên hóa sanh, lúc hóa sanh Đều ngồi kiết già Đoan nghiêm, không có già cùng bịnh tật trọn cả thọ mạng. Lúc sau khi mạng chung Đều sanh về Tịnh Độ phương khác hoặc sanh trở lại bổn quốc. Thế giới Hiện Vô Lượng Chư Phật Sát Độ ấy thành tựu vô lượng vô biên bất khả tư nghị công Đức như vậy, nếu ta ở trong thời gian một kiếp hoặc dưới một kiếp nói cũng chẳng hết Được.

Nầy Sanh NghiLúc ấy trong quốc Độ Hiện Vô Lượng Chư Phật Sát Độ có một Chuyển Luân Thánh Vương tên là Chúng Thiên Quán Đảnh thống lãnh cả cõi Đại ThiênThánh Vương ấy ở chỗ chư Phật Đã từ lâu vun trồng cội công Đức, thành tựu lợi căn trí huệ oai Đức, có ba vạn sáu ngàn Vương Tử tất cả Đều hóa sanh ngồi kiết già trong hoa sen, cũng từ lâu trồng căn lành ở chỗ chư Phật quá khứ.

Bấy giờ Đức Phật Tịnh Nhứt Thiết Nguyện Oai Đức Thắng Vương Như Lai cùng hàng trời người Đại chúng vi nhiễu Đi Đến chỗ ở của Thánh Vương.

Có chúng Bồ Tát vô lượng vô số chẳng phải các toán sư và Đệ tử của toán sư mà có thể tính biết.

Đức Phật ấy thọ một trăm ngàn kiếp, mỗi kiếp thời gian dài ngắn như kiếp Hiền ở Đây. Chúng sanh cõi ấy trải qua ngần ấy kiếp số mà gọi là một kiếp.

Thánh Vương Chúng Thiên Quán Đảnh thỉnh Đức Phật Tịnh Nhứt Thiết Nguyện Oai Đức Thắng Vương Như Lai và chư Bồ Tát Tăng trong bốn mươi trung kiếp, mỗi trung kiếp ấy thời gian dài ngắn như một trung kiếp tại Đây, thọ sự cúng dường thích ý những món ăn uống ngon lành, những y phục, ngọa cụ, phòng nhà, Đền Đài, vườn tược, rừng cây, ao tắm v.v…tất cả món cần dùng.

Để cúng dường Đức Phật, Thánh Vương Chúng Thiên Quán Đảnh trang nghiêm một Tiểu Thiên thế giới làm ngôi nhà Đẹp, Đất toàn bằng lưu ly bửu, tường thành bao quanh bằng các thứ báu hiệp thành. Cột nhà ấy bằng gỗ xích chiên Đàn và gỗ ưu Đà la sa la chiên Đàn xen chạm cẩn với báu xa cừ. Ngôi nhà báu Đẹp trang nghiêm dường ấy rất Đáng ưa thích.

Đức Phật Tịnh Nhứt Thiết Nguyện Oai Đức Thắng Vương Như Lai sau giờ ăn giữa ngày, từ tam muội dậy, ở trong ngôi nhà ấy vì Đại chúng thuyết pháp.

Thánh Vương ấy còn trang nghiêm một ngôi nhà lớn rộng bằng một tứ thiên hạ, muốn Đức Thế Tôn và chư Bồ Tát Tăng thọ thực trong Đó, mỗi ngày cần dùng vật thực giá trị bằng khối trân bửu như tòa núi lớn.

Trong thời gian bốn mươi trung kiếp cúng dường PhậtBồ Tát Tăng, Thánh Vương Chúng Thiên Quán Đảnh thường chuyên nhứt niệm chưa từng phóng dật chẳng làm việc gì khác, thường dùng tất cả món thích dùng Để cúng dường Phật và Tăng. Làm công Đức trong thời gian ấy, Thánh Vương cũng chẳng phát nguyện chẳng cầu mong sự gì cả. Mãn bốn mươi trung kiếp ở ngày sau rốt, Thánh Vương Đem ba y vô giá cúng dường PhậtBồ Tát Tăng. Ngày ấy sau giờ ăn giữa ngày, Đức Thế Tôn ấy vì Đại chúng nói rộng diệu phápLúc ấynghe pháp, Thánh Vương và hàng thị tùng cùng Đến chỗ Phật.

Đức Phật Tịnh Nhứt Thiết Nguyện Oai Đức Thắng Vương Như Lai biết Thánh Vương công Đức thuần thục kham nghiệm hữu dụng, Đức Phật ngồi yên bất Động trên tòa sư tử suốt bảy ngày bảy Đêm không có ý tưởng ăn uống nói kinh Đại thừa tên là Nhiếp Bồ Tát Tịnh Hạnh Bất Thối Chuyển Luân Phương Tiện Thánh Vương Chúng Thiên Quán Đảnh và hàng Đại chúng trong bảy ngày bảy Đêm nghe pháp cũng không có ý tưởng ăn uống.

Đức Thế Tôn ấy nói pháp như vậy muốn cho Đại chúng nghe thọ trì hết chẳng quên mất.

Trong bảy ngày Đêm Thánh Vương Chúng Thiên Quán Đảnh tâm chẳng phân tán theo Phật nghe pháp vui mừng hớn hở thân tâm vui thích, Đứng dậy lễ chưn Phật hữu nhiễu bảy vòng rồi gối hữu chấm Đất chắp tay hướng lên Phật thâm tâm thuần chí phát tâm Vô thượng Bồ Đề nói kệ rằng :

Tôi phát tâm Vô thượng
Thỉnh triệu các quần sanh
Người không cứu tôi cứu
Đời tối tôi khai sáng
Chẳng vì một pháp hành
Chẳng vì cúng một Phật
Chẳng vì một chúng sanh
Tôi nguyện Độ không thừa
Khổ sanh già bịnh chết
Kẻ bị khổ bức não
Tất cả chớ sầu lo
Tôi thề sẽ Độ họ
Tham sân si mạn trùm
Thất Đạo tạo nghiệp ác
Chánh pháp trừ tà nghiệp
Dẫn Đến thành vô úy
Chúng sanh Đọa tam Đồ
Chỗ nạn chịu các khổ
Bền chí chớ lo sợ
Tôi Đến ban vô úy
Bị vô minh si che
Chẳng biết môn giải thoát
Vì họ tôi Đốt Đuốc
Được sáng Đến Niết bàn
Bị bốn dòng cuốn trôi
Chìm Đắm chẳng Được bờ
Tôi tạo thuyền thắng pháp
Cho họ khỏi các dòng
sanh tử Đói khát
Ăn hết phước lành trước
Vì họ làm Đạo Sư
Sẽ khiến Đến an vui.

Thánh Vương Chúng Thiên Quán Đảnh nói kệ xong, thế giới Hiện Vô Lượng Chư Phật Sát Độ liền chấn Động sáu cách, có ánh sáng chiếu khắp nơi. Thánh Vương phát Đạo tâm rồi Được Bồ Tát tam muội tên là Bất Thối Bồ Đề tâm, do sức tam muội ấy nên thường Được thấy chư Phật vô ngại, cho Đến trong chiêm bao các phiền não cũng chẳng hiện hành, từ Đó về sau, tâm Thánh Vương chẳng cùng chung với tật Đố, chẳng cùng chung với phá giới, chẳng cùng chung với sân hận, chẳng cùng chung với giải Đãi, chẳng cùng chung với tán loạn, chẳng cùng chung với ngu si. Vì nghe pháp nên trọn Đời Thánh Vương thường hầu hai bên Đức Thế Tôn, cũng thường giáo hóa ba vạn sáu ngàn Vương Tử khiến phát tâm Vô thượng Bồ Đề, cũng giáo hóa vô lượng vô biên chúng sanh khác khiến họ phát Bồ Đề tâm.

Này Sanh NghiThánh Vương Chúng Thiên Quán Đảnh thuở xa xưa ấy nay chính là Bồ Tát Hư Không Tạng vậy. Còn chư Vương Tử và Đại chúng Được Thánh Vương giáo hóa khiến phát Bồ Đề tâm ấy thì nay là chư Đại Bồ Tát Đại lực tinh tiến Đại trí huệ Đang nghe pháp Đây vậy.

Này Sanh NghiHư Không Tạng từ lúc phát tâm Đến nay trải qua vô lượng a tăng kỳ kiếp hành Bồ Tát ĐạoHư Không Tạng Bồ Tát từ lúc phát tâm về sau chưa từng mất tâm Bồ Đề, chưa từng thai sanh, thường gặp chư Phật nghe phápcúng dường chúng Tăng, ở chỗ chư Phật thọ trì chánh pháp nhiếp thủ kiên trì chưa từng thất niệm, hay khéo phân biệt thật hành Đầy Đủ. Lúc sơ phát tâm rồi Được bực thậm thâm nan giải Bồ Tát sơ Địa, hay làm các sự bố thí thành tựu Đại bi, Được không hí luận phát siêng tinh tiến không hề nhàm mỏi, học tất cả các sách luận, biết tất cả thế pháp, thành tựu Đức tàm quí, Được niệm lực kiên cốBồ Tát ấy trụ bực Sơ Địa trong vô lượng a tăng kỳ bất khả xưng, bất khả lượng, bất khả tư nghị, bất khả thuyết bất khả thuyết a tăng kỳ kiếp hay thanh tịnh thuần chí Đầy Đủ hành Đàn Ba la mật, với các chúng sanh thường hành Đại bi, siêng tu pháp tứ nhiếp tất cả Ba la mật và các pháp trợ Đạo, thành tựu dục tinh tiến bất phóng dật Đều tùy thuận Đàn Ba la mậtBồ Tát ấy trụ bực Sơ Địa thường siêng hầu hạ cúng dường chư Phật siêng cầu phương tiện giáo hóa chúng sanh tịnh Phật quốc ĐộBồ Tát ấy trụ bực Sơ Địa Được nhập tất cả các bực Địa trí huệ quang minh mà chẳng quá Sơ Địa, sau Đó mới thành tựu vô lượng công Đức trí huệ tư lương, Được Như Lai lực trì bất thối thần thông Đã lìa các chướng ngại của chư Địa. Rời từ bực Sơ Địa nhập Bồ Tát Đệ Nhị Địa, trụ vô lượng a tăng kỳ kiếp thanh tịnh bực Nhị Địa tu Thi Ba la mật. Nhẫn Đến Bồ Tát Đệ Thập Địa vì tất cả chúng sanh, mỗi Địa trải qua kiếp số cũng như vậy. Trong mỗi mỗi Địa quá vô lượng a tăng kỳ kiếp thành tựu Bồ Tát hạnh, vì các chúng sanh hiện làm Phật sự mà chẳng bỏ Bồ Tát sơ hành.

Nầy Sanh Nghi ! Ít có Bồ Tát nào có thể thật hành thậm thâm bất tư nghị thù thắng bất tán loạn thuần chí siêng tu tinh tiến như Hư Không Tạng Bồ Tát Đã thật hành thành tựu như vậy".

Sanh Nghi Bồ Tát nói với Hư Không Tạng Bồ Tát : «Hi hữu Đại Sĩ bèn có thể hoằng thệ nguyện như vậy ở trong Đại thừa, trụ lâu nơi sanh tử không có mỏi mệt".

Hư Không Tạng Bồ Tát nói với Sanh Nghi Bồ Tát :"Thưa Đại Sĩ ! Như Đại Địa này chuyên chở núi sông Đá vách cây cối lùm rừng tất cả thảo mộc trăm thứ lúa Đậu và các loại chúng sanh, nó có mỏi mệt chăng ?".

Sanh Nghi Bồ Tát Đáp rằng : «Không hề có mỏi mệt, thưa Đại Sĩ".

Hư Không Tạng Bồ Tát nói : «Tâm của chư Bồ Tát như Đại Địa, vì thuần chí thành tựu nên thật hành Bồ Tát hạnh không hề có mỏi mệt. Như Đại Địa, Đại thuỷ, Đại phong thường làm tất cả phận sự vẫn không hề mỏi mệt, như hư không chứa trì tất cả Đại Địa, Đại thủy, Đại phong, hư không không có ý chỉ khôngchướng ngại cũng không có mỏi mệt. Tâm của chư Bồ Tát như hư không. do sức Bát Nhã Ba la mật tập họp tất cả Phật pháp không hề có lười bỏ mỏi mệt cũng như vậy. Tại sao ? Vì Bồ Tát biết tất cả các pháp tướng mà Được thành tựu không có ai sanh ai làm ai thọ. Do nhơn duyên hiệp lại mà có làm ra. Các pháp Được làm ra cũng không có thiệt, vì bổn tế rỗng không, vì bổn tế rời lìa vậy nên thiệt không có thành tựu, vì tự tánh rỗng không nên không có sanh không có diệt. Vì biết tất cả pháp tánh tướng như vậy nên không thấy có pháp gì là có thể sanh ra sự mỏi mệt và cũng không có ai là người mỏi mệt. Tại sao ? Vì Bồ Tát biết tất cả các pháp không có hai, biết tánh sanh tử bình Đẳng với tánh Niết bàn, biết tánh Niết bàn bình Đẳng với tánh tất cả các pháp, biết tánh tất cả các pháp bình Đẳng với vô tánh, cũng chẳng dựa cậy chẳng trụ trước. Biết tất cả pháp quá khứvị lai Đều không có tự tánh, Bồ Tát do Định lựcnguyện lực nên chẳng khởi Định mà có thể hiện tất cả việc làm".

Sanh Nghi Bồ Tát nói với Hư Không Tạng Bồ Tát : «Ngưỡng mong Đại Sĩ nói rõ tam muội hành nghiệp của chư Bồ Tát. Sao gọi là tam muội ? Sao gọi là hành tam muội nghiệp ?".

Hư Không Tạng Bồ Tát nói : «Có tám vạn bốn ngàn môn tam muội. Các môn tam muội nầy có thể tổng nhiếp tất cả môn tam muội khác. Những gì là tám vạn bốn ngàn môn tam muội ?

Bồ Táttam muội tên là bất vong Bồ Đề tâm, hay thành tựu hạnh chẳng tán loạn.

tam muội tên hàng phục, hay thanh tịnh thuần chí.

tam muội tên bất hiển hành, hay cứu cánh thành tựu bất thối việc Được làm.

tam muội tên vô y, hay tăng tiến thành tựu cứu cánh.

tam muội tên vô cấu, hay thành tựu tự tâm.

tam muội tên chiếu diệu, hay khai thị thiện pháp.

tam muội tên chơn tịnh, hay quá tất cả ma nghiệp.

tam muội tên dũng xuất, trọn chẳng bị các luận thuyết ngoại Đạo chế phục.

tam muội tên xả ly, hay Điều phục tất cả phiền não kiết sử.

tam muội tên hồi phục, hay khiến tất cả nhập vào Đạo chơn thiệt.

tam muội tên chuyển tiến, hay lìa Thanh Văn Địa và Bích Chi Phật Địa.

tam muội tên là lạc du, hay chẳng nhàm sanh tử.

tam muội tên xu hướng, hay từ một Địa Đến một Địa.

tam muội tên di dịch, hay thành tựu vui Đẹp Đại chúng.

tam muội tên vô ngại quang, hay khiến tất cả chúng sanh thành tựu tâm bình Đẳng.

tam muội tên tri sở tác, hay thuận tất cả sở tác không trái nghịch.

tam muội tên sư tử tướng, hay thành tựu Đại chúng vô sở úy.

tam muội tên tâm dũng, hay hàng phục tứ ma.

tam muội tên liên hoa trang nghiêm, hay thành tựu chẳng nhiễm thế pháp.

tam muội tên quang trang nghiêm, hay chiếu khắp chư Phật thế giới.

tam muội tên thanh lương, hay dứt lìa tắng ái.

tam muội tên tràng tướng, hay thành tựu tất cả Phật pháp quang minh.

tam muội tên cự vương, hay thành tựu Đại trí huệ quang minh.

tam muội tên nhựt quang, hay thành tựu Đoạn trừ vô minh tối tăm.

tam muội tên tập Đức, hay thành tựu biện từ vô tận.

tam muội tên na la diên, hay thành tựu thân kim cương.

tam muội tên kiên cố, hay thành tựu tâm chẳng Điệu Động.

tam muội tên di lâu tràng, hay thành tựu vô kiến Đảnh tướng.

tam muội tên kiên tự tại, hay thành tựu cứu cánh bổn nguyện.

tam muội tên kim cương thổ, hay thành tựu bất thối thần thông

tam muội tên kim cương tràng, hay thành tựu thăng lên Đạo tràng.

tam muội tên dụ như kim cương, khéo hay soi suốt tất cả các pháp.

tam muội tên hành vương, hay thấy biết tâm hành tất cả chúng sanh.

tam muội tên huệ vương, hay thành tựu thắng trí biết các căn Đầy Đủ hoặc chưa Đầy Đủ.

tam muội tên tùy loại, hay thành tựu tùy chúng sanh tánh mà vì họ thuyết pháp.

tam muội tên tu nhứt thiết thân, hay thành tựu pháp thân.

tam muội tên bất thuấn, hay thành tựu vô ngại thấy chư Như Lai.

tam muội tên vô tranh, hay Được phân biệt tất cả nhơn duyên.

tam muội tên vô cấu luân, hay thành tựu chuyển diệu pháp luân.

tam muội tên Điện quan, hay biết Được nhơn duyên các pháp.

tam muội tên thiện phân biệt, hay biết các giới Đều Đồng một giới.

tam muội tên trang nghiêm vương, hay thành tựu các tướng hảo.

tam muội tên tùy giải vương, hay dùng một âm thanh Đáp tất cả.

tam muội tên bất phân biệt pháp giới, hay biết tất cả tam muội Đồng một tam muội.

tam muội tên kiên cố, hay Được bất thối nơi các pháp tánh.

tam muội tên bất khả hoại, hay biết các pháp Đồng với pháp tánh.

tam muội tên vô chung, hay biết bổn tế chẳng phải tế.

tam muội tên vô tác, hay thành tựu như như không có biến Đổi.

tam muội tên vô Động, hay biết các pháp bình Đẳng như hư không.

tam muội tên tịnh trụ, hay thành tựu các Ba la mật.

tam muội tên thiện nhiếp, hay thành tựu tứ nhiếp pháp.

tam muội tên Đẳng hạnh, hay thành tựu bốn phạm hạnh.

tam muội tên vô ngại quán, hay thành tựu các pháp trợ Đạo.

tam muội tên hải ấn, hay tổng trì tất cả pháp Được chư Phật nói.

tam muội tên là khôn, hay dứt trừ tất cả giác quán.

tam muội tên vô nguyện, hay thành tựu tất cả tịnh nguyện.

tam muội tên quyết liễu, hay Được thành tựu vô sanh pháp nhẫn.

tam muội tên bất thoát, hay Được thành tựu chẳng mất pháp Đã Được nghe.

tam muội tên vô ế, hay dùng thiện thuyết làm vui Đẹp chúng sanh.

tam muội tên Đắc phong, hay Được thành tựu bửu thủ.

tam muội tên pháp vân, hay mưa tất cả các pháp môn.

tam muội tên bửu trang nghiêm, hay Được thành tựu chẳng dứt Tam bửu thắng chủng.

tam muội tên vô tỉ, hay thành tựu các sự nghiệp do trí làm ra.

tam muội tên hư không môn, hay Được rời lìa tất cả chướng ngại.

tam muội tên trí ấn, hay Được biết khắp tất cả các pháp.

tam muội tên hiện kiến chư Phật, hay Được thành tựu Như Lai công Đức.

tam muội tên tuyển trạch tịch tĩnh như ý, hay Được thành tựu rời lìa nơi bổn tế. 

tam muội tên phân biệt nhứt tướng pháp môn, hay Được thành tựu Đời vị lai nói pháp môn nhứt tướng.

tam muội tên liễu tri nhứt thiết pháp bình Đẳng tánh, hay Được thành tựu hiểu rõ tất cả kinh sách.

tam muội tên tập chư công Đức, hay Được nhuận ích tất cả chúng sanh.

tam muội tên du hí thần thông, hay Được thành tựu bất tư nghị giải thoát.

tam muội tên tự giác, hay nhập vào tạng bí mật của Như Lai.

tam muội tên thủ lăng nghiêm, có thể ở trong Bồ Tát Địa cho Đến thị hiện Đại Niết bàn.

tam muội tên biến chí, hay Được thành tựu thị hiện thọ sanh các nơi các xứ.

tam muội tên quán Đảnh vương, hay Được thành tựu Bồ Tát sở hành không còn dư.

tam muội tên vô thắng, hay Được thành tựu Như Lai thập lực.

tam muội tên vô tận, hay Được thành tựu tứ vô sở úy.

tam muội tên vô Đẳng Đẳng, hay Được thành tựu Phật bất cộng pháp.

tam muội tên nguyện vương, hay Được thành tựu pháp Thanh Văn tự lợi lợi tha công chẳng luống uổng.

tam muội tên vô cấu ấn, hay Được hiền tiền giác liễu chư Phật pháp.

tam muội tên thiện tri giác, hay thành tựu Nhứt thiết trí không có sót dư.

tam muội tên tận vô biên, hay thành tựu tất cả Phật sự thọ hành không dư thừa.

tam muội Được nói ở trên làm Đầu cho tám vạn bốn ngàn môn tam muội. Mỗi mỗi tam muội dùng vô lượng a tăng kỳ trăm ngàn vạn ức tam muộiquyến thuộc.

Thưa Sanh Nghi Đại Sĩ, các tam muội ấy hay biết rõ các pháp sở hành của tám vạn bốn ngàn loại chúng sanh, cũng hay hiển hiện tám vạn bốn ngàn pháp tụ. Đây là lược nói Bồ Tát hạnh và phần ít pháp tạng của chư Phật. Nhưng Bồ Tát hạnhvô lượng vô biênpháp tạng của chư Phật thì bất khả tư nghị vậy".

Lúc Hư Không Tạng Bồ Tát nói pháp ấy, có một vạn sáu ngàn Bồ Tát Được nhu thuận nhẫnvô lượng tam muội hiện ra. Còn có tám vạn bốn ngàn chúng sanh phát tâm Vô thượng Bồ Đề.

Đức Thế Tôn khen rằng : «Lành thay, lành thay ! Hư Không Tạng khéo nói pháp môn tam muội ấy, khéo nói thành tựu Như Lai. Như chính thân ông Được chứng Được hiện hành, pháp ấy chẳng từ người mà Được".

Sanh Nghi Bồ Tát chắp tay hướng về Hư Không Tạng Bồ Tát mà bạch rằng : «Hi hữu Đại Sĩ có thể thành tựu công Đức bất khả tư nghị như vậy, chẳng từ người khác mà Được nhập vào cảnh giới thắng trí Như Lai. Tôi cũng nguyện thích muốn làm cho tất cả chúng sanh Được pháp giới Như Lai bất khả tư nghị ấy".

Lúc bấy giờ Tôn giả Xá Lợi Phất hỏi Sanh Nghi Bồ Tát : «Thưa Đại Sĩ ! Ai vì Ngài mà Đặt cho tên Sanh Nghi ấy ?".

Sanh Nghi Bồ Tát nói : «Thưa Đại Đức Xá Lợi Phất ! Chính Bồ Đề tâm Đặt tên Sanh Nghi cho tôi. Tại sao như vậy ? Vì người chẳng phát Bồ Đề tâm thì ở trong Phật pháp trọn chẳng sanh nghi. Người mà phát tâm Vô thượng Bồ Đề thì Đối với tất cả Phật pháp sanh nghi hoặc, tại sao, vì người ấy muốn Được biết rõ hiện tiền tất cả Phật pháp.

Ví như Thái Tử của vua Quán Đảnh Sát Đế Lợi thành tựu tướng vua Đáng nên làm quốc vương, kế sau vua cha phải nối ngôi vua, vì vậyThái Tử ấy luôn luôn thường hỏi pháp trị nước, như là tôi sẽ làm thế nào giám lãnh quốc sự. Cũng vậy, Đại Bồ Tát cứu cánh tâm Vô thượng Bồ Đề, kế sau Đức Như Lai cũng phải nối ngôi tôn quí Vô Thượng Pháp Vương, cũng luôn luôn thường suy nghĩ hỏi han những pháp tương ưng Nhứt thiết trí, như là tôi sẽ phải thế nào thọ trì pháp Phật vô thượng, vì vậy mà ở nơi Phật pháp thường sanh nghi. Vì nhơn duyên ấy nên do nơi Bồ Đề tâm mà lập nên tên Sanh Nghi này vậy.

Thưa Đại Đức Xá Lợi Phất ! Tôi từ xưa Đến nay chẳng nhớ có lúc nào gặp chư Phật, chư Bồ Tát, chư thiện tri thức mà chẳng thưa hỏi Phật pháp vi diệu, thế nên tôi chơn thiệt tên là Sanh Nghi vậy".

Lúc bấy giờ Hư Không Tạng Đại Bồ Tát bạch Đức Phật : «Bạch Đức Thế Tôn ! Cảnh giới chư Phật bất khả tư nghị, những pháp nên làm của chư Bồ Tát cũng vô lượngVì vậy nên pháp hành ấy chẳng thể dùng ít thệ trang nghiêm Được, chẳng thể dùng ít ngôn thuyết Để nói Được, chẳng thể dùng Tiểu thừa Đạo mà thành tựu Được.

Lành thay Đức Thế Tôn ! Ngưỡng mong Như Lai nói Bồ Tát Đại thệ trang nghiêmĐạo trang nghiêm. Bồ Tát do Đại thệ trang nghiêmĐạo trang nghiêm mà có thể thừa Đại thừa hành chơn thiệt tối thượng xuất thế Đạo. Vì sẽ Được xuất thế Đại thừa vô thượng thành tựu nhứt thiết tự nhiên Đại trí, dầu chưa thành Nhứt thiết trí mà có thể làm Phật sự lợi ích chúng sanh ".

Đức Phật nói : «Lành thay, lành thay ! Nầy Hư Không Tạng ! Lắng nghe lắng nghe khéo suy nghĩ Đó, Phật sẽ vì ông mà phân biệt giải nói chư Bồ Tát Đại thệ trang nghiêm thừa trang nghiêmĐạo trang nghiêm.

Nầy Hư Không TạngBồ Tát có hai mươi pháp trang nghiêm Để tự trang nghiêm, Bồ Tát trang nghiêm rồi có thể thừa Đại thừa.

Những gì là hai mươi pháp ?

Nếu có Bồ Tát cứu cánh phát tâm Vô thượng Bồ Đề với tất cả chúng sanh phát tối thắng Đại bi, sanh lòng lợi ích chúng sanh. Sanh lòng lợi ích chúng sanh rồi thì có thể trang nghiêm vô thượng Đại thệ.

Sao gọi là Đại thệ trang nghiêm ?
Độ người chưa Được Độ mà Đại thệ trang nghiêm ngồi ghe thuyền lớn vậy.
Vì giải rõ cho người chưa Được rõ mà Đại thệ trang nghiêm thoát hư vọng Điên Đảo vậy.
an ổn người chưa an mà Đại thệ trang nghiêm an ở vô úy Đạo vậy.
Vì người chưa Được Niết bàn khiến họ Được Niết bànĐại thệ trang nghiêm xả bỏ ngũ ấm gánh nặng vậy.
Vì siêng thường cung cấp Đủ cho chúng sanhĐại thệ trang nghiêm tinh tiến chẳng giải Đãi vậy.
Vì chẳng bỏ vô lượng sanh tửĐại thệ trang nghiêm chẳng mỏi nhàm vậy.
Vì vui Đẹp tất cả chư Phật mà Đại thệ trang nghiêm hiện tiền cúng dường cung kính vậy.
thọ trì tất cả Phật phápĐại thệ trang nghiêm chẳng dứt giống Tam bửu vậy.
thọ trì chẳng quên pháp Được nghe mà Đại thệ trang nghiêm Được Đà la ni tổng trì vậy.
Vì khéo thuyết pháp vui Đẹp tất cả chúng sanhĐại thệ trang nghiêm Được biện tài vô ngại vậy.
Vì tập họp vô lượng công Đức tư lươngĐại thệ trang nghiêm thành tựu tướng hảo vậy.
Vì vui Đẹp tất cả thiện tri thứcĐại thệ trang nghiêm kiên cố sở hành vậy.
Vì ngăn tâm tán Động mà Đại thệ trang nghiêm sanh các thiền giải thoát tam muội vậy.
Vì ở chỗ a lan nhã xả ly thân mạngĐại thệ trang nghiêm Được lục thần thông vậy.
Vì muốn Đại sư tử hống không có kinh sợ mà Đại thệ trang nghiêm hiện tiền Được vô ngã pháp vậy.
Vì muốn Đến tất cả thế giớiĐại thệ trang nghiêm muốn biết tất cả pháp như ảo huyễn như chiêm bao như bóng tượng vậy.
Vì chiếu khắp nghiêm sức tất cả thế giớiĐại thệ trang nghiêm thanh tịnh cấm giới thọ trì thành tựu lực dụng vậy.
thành tựu Như Lai thập lựcĐại thệ trang nghiêm Đầy Đủ các Ba la mật vậy.
thành tựu tứ vô sở úyĐại thệ trang nghiêm như sở thuyết hành vậy.
Vì Được trọn Đủ mười tám pháp bất cộngĐại thệ trang nghiêm như pháp Bồ Tát Địa Được nghe chẳng hí luận vậy.

Đây là hai mươi pháp Bồ Tát Đại thệ trang nghiêm. Do sức trang nghiêm ấy nên có thể thừa Đại thừaBồ Tát dùng sức tự trang nghiêm ấy dứt nhơn duyên ác Đạo, Đây gọi là trang nghiêm. Đầy Đủ thiện pháp Được chư Phật hộ trì, Đây gọi là trang nghiêm. Tùy chỗ nào muốn Đến liền Được vãng sanh, Đây gọi là trang nghiêm. Xả bỏ tất cả bào thai hay hóa sanh trước chư Phật, Đây gọi là trang nghiêm. Hay Được thân khẩu ý ba nghiệp vô tranh, Đây gọi là trang nghiêm. Trụ hạnh bất phóng dật Được chư Thiên và thế nhơn cung kính, Đây gọi là trang nghiêm. Khéo thông Đạt ba môn giải thoát mà chẳng dứt thiệt tế, Đây gọi là trang nghiêm. Tất cả vô ngã pháp Đều Được hiện tiền mà vẫn chẳng bỏ Đại thệ trang nghiêm, Đây gọi là trang nghiêm. Đây là Bồ Tát Đầy Đủ Đại thệ trang nghiêm.

Thế nào gọi là trang nghiêm Bồ Tát thừa ?

Nầy Hư Không Tạng ! Thừa là nói vô lượng vậy, là vô biên vậy, là khắp cùng tất cả như hư không rộng lớn dung thọ tất cả chúng sanh vậy. Chẳng cùng chung với Thanh Văn, Bích Chi Phật nên gọi là Đại thừa.

Còn nữa, thừa ấy dùng chánh an trụ tứ nhiếp pháp làm vành, dùng chơn tịnh thập thiện nghiệp làm căm, dùng tịnh công Đức tư lương làm cốt, dùng kiên cố thuần chí cứu cánh làm chốt ốc, dùng thiện thành tựu các thiền giải thoát tam muội làm trục càng thùng xe, dùng tứ vô lượng tâm làm khéo Đẩy xe, dùng thiện tri thức làm người ngự xe, dùng biết thời biết phi thời làm phát Động, dùng tiếng vô thường khổ không vô ngã là sách tiến, dùng dây báu thất giác làm cương, dùng tịnh ngũ căn làm dây chằng cột, dùng Đại bi ngay thẳng làm tràng, dùng Tứ chánh cần làm trục, dùng Tứ niệm xứ làm an lành, dùng Tứ thần túc làm tiến mau, dùng thắng Ngũ lực làm giám trận, dùng Bát chánh Đạo làm tiến thẳng, với tất cả chúng sanh vô ngại huệ minh làm hiên mui, dùng vô trụ lục Ba la mật hồi hướng Nhứt thiết trí, dùng vô ngại tứ Đế vượt Đến bờ kia, Đây là Đại thừa vậy. Thừa này là sở thọ của chư Phật, là sở quán của Thanh VănBích Chi Phật, là sở thừa của tất cả Bồ Tát, là chỗ Đáng Được kính lễ của Thiên Đế Thích, Phạm ThiênHộ Thế Tứ Thiên Vương, là chỗ Đáng cúng dường của tất cả chúng sanh, là chỗ Đáng ngợi khen của tất cả người trí, là chỗ Đáng hướng về của tất cả thế gian, tất cả kẻ oán ghét chẳng thể khinh chê Được, tất cả các ma chẳng thể phá hoại Được, tất cả ngoại Đạo chẳng thể trắc lượng Được, tất cả thế trí chẳng thể tranh Được, thừa này thù thắng không có gì hơn Được, Được các hiền thánh thủ hộ, thừa này tùy nguyện có thể Đến tất cả Phật giới, vì vậy mà thừa này chiếu sáng khắp nơi vì có thể phóng màn lưới quang minh, thừa này có tiếng lớn vì hay xuất sanh các pháp môn, thừa này chí ý mạnh cứng vì chẳng thối hườn, thừa này bền vững vì chẳng biếng trễ, thừa này Đứng thẳng vì chẳng khuynh Động, thừa này các sự việc Đều Đủ vì hay thỏa mãn tất cả nguyện lành, Đây gọi là Đại thừa các Đại thệ trang nghiêm vậy.

Bồ Tát thừa Đại thừa này rồi thì có thể từ một bực Địa Đến một bực Địa, Đây là sự trang nghiêm của thừa này. Có thể xả bỏ lỗi hoạn của các Địa, Đây là sự trang nghiêm của thừa này. Có thể xả bỏ các ma nghiệp, Đây là sự trang nghiêm của thừa này. Có thể hóa Độ các chúng sanh, Đây là sự trang nghiêm của thừa này. Có thể tịnh Phật thế giới, Đây là sự trang nghiêm của thừa này. Có thể hiện Bồ Tát thần biến, Đây là sự trang nghiêm của thừa này. Có thể Độ sanh tử khát lớn, Đây là sự trang nghiêm của thừa này. Có thể nhập vào cảnh giới Như Lai, Đây là sự trang nghiêm của thừa này.

Nầy Hư Không Tạng ! Thế nào là Bồ Tát trang nghiêm Đạo ?

Bồ Tát Đại thệ trang nghiêm và thừa Đại thừa rồi xả bỏ tất cả tà Đạo. Xả bỏ tà Đạo rồi hướng Đến chánh Đạo chơn thiệt Đến Nhứt thiết trí.

Sao gọi là chánh Đạo ? Đó là chẳng bỏ thiện pháp vậy, là hành Đại nguyện chẳng thối chuyển Bồ Đề Đạo vậy, là siêng tu tinh tiến căn lành chẳng mất vậy, là hành bất phóng dật bất Động thuần chí, chẳng chìm nơi sở tác quyết có thể cứu cánh ngưỡng nắm lấy pháp trên, cầu công Đức tư lương chẳng hề cho là Đầy Đủ, cầu trí huệ tư lương trọn chẳng phế bỏ, Đây là Bồ Tát chánh Đạo vậy.

Còn nữa, nầy Hư Không TạngBồ Tát Đạo ấy là Tứ thiền, Tứ vô lượng tâm, Tứ không Định, Ngũ thần thông, Tam phước nghiệp, Tam học, Lục ưng kính, Lục niệm, Tứ nhiếp pháp, Tứ niệm xứ, Tứ chánh cần, Tứ thần túc, Ngũ căn, Ngũ lực, Thất giác phần, Bát thánh Đạo phần, Tam giải thoát môn, biết Ấm phương tiện, biết giới phương tiện, biết Nhập phương tiện, biết Tứ Đế phương tiện, biết Nhơn duyên phương tiện, Đây gọi là Đạo.

Bồ Tát thành tựu Đạo phương tiện nầy Đều có thể tùy thuận nhập vào Lục Ba la mật Đạo. Tại sao, vì Bồ Tát Lục Ba la mật Đạo chẳng cùng chung với Thanh Văn, Bích Chi Phật. Đạo nầy là chỗ Được khen ngợi của tất cả chư Phật, từ miệng Như Lai phát ra thành tựu phương tiện.

Bồ Tát biết Được thiệt tánh tất cả pháp thì có thể trụ xuất thế gian Lục Ba la mật thánh Đạo.

Thế nào là trụ ?

Nếu có Bồ Tát thành tựu tự nhiên huệ phương tiện mà cầu Bồ Đề, ở trong thân ngũ thọ ấm nầy vì như thiệt giác tri mà cầu Bồ Đề, Bồ Tát này biết sắc vô thường mà hành bố thí, biết sắc khổ, biết sắc vô ngã, biết Độn, biết sắc vô trí, biết sắc như huyễn ảo, biết sắc như thủy nguyệt, biết sắc như mộng, biết sắc như bóng, biết sắc như vang, biết sắc như vòng lửa quay, biết sắc không có tướng ngã, tướng nhơn, tướng chúng sanh, tướng thọ mạng, biết sắc không có chủ không có dưỡng dục, biết sắc là rỗng không, là vô tướng, là vô nguyện, biết sắc là vô tác, là vô sanh, là vô khởi, là vô xuất, biết sắc là vô hình, là tịch tĩnh, là ly, là vô chung, là không có thành tựu Đồng với hư không, biết sắc như tánh Niết bàn, Bồ Tát biết sắc uẩn như vậy mà hành bố thí.

Lúc hành bố thí như vậy, vì thí ly nên Bồ Tát biết sắc cũng ly, vì sắc ly nên bố thí cũng ly. Vì sắc và thí Đều ly nên biết nguyện cũng ly, vì nguyện ly nên biết sắc và thí cũng ly. Vì sắc thí và nguyện ly nên biết Bồ Đề cũng ly, vì Bồ Đề ly nên biết sắc thí và nguyện cũng ly, do Đó mà biết tất cả pháp Đồng tánh Bồ Đề. Đây là Bồ Tát xuất thế gian Đàn Ba la mật vậy.

Như với sắc uẩn, với thọ, tưởng và hành uẩn cũng vậy.

Bồ Tát biết thức vô thường nên hành bố thí, biết thức khổ, vô ngã, là Độn, là vô trí, như huyễn ảo, như dã mã, như thủy nguyệt, như mộng, như bóng, như vang, như vòng lửa quay, không có tướng ngã, nhơn, chúng sanh, thọ mạng, không có chủ, không có dưỡng dục, biết thức rỗng không, không có tướng, không có nguyện, là vô tác, vô sanh, vô khởi, vô xuất, biết thức không có hình, là tịch tĩnh, là ly, biết thức không có chung, không có thành tựu cùng hư không bình Đẳng, biết thức Đồng tánh Niết bàn, Bồ Tát biết thức uẩn như vậy mà hành bố thí.

Bồ Tát lúc hành bố thí như vậy, vì thí ly nên biết thức cũng ly, vì thức ly nên biết thí cũng ly, vì thức và thí ly nên biết nguyện cũng ly, vì nguyện ly nên biết thức và thí cũng ly, vì thức thí nguyện ly nên biết Bồ Đề cũng ly, vì Bồ Đề ly nên biết thức thí và nguyện cũng ly, mà biết tất cả pháp Đồng tánh Bồ Đề. Đây là Bồ Tát xuất thế gian Đàn Ba la mật vậy.

Còn nữa, nầy Hư Không Tạng ! Bồ Tát biết sắc vô thường mà hộ nơi cấm giới, nhẫn Đến biết sắc như tánh Niết bàn mà hộ nơi cấm giới.

Như sắc với uẩn, với thọ, tưởng và hành uẩn cũng vậy.

Bồ Tát biết thức vô thường mà hộ cấm giới, nhẫn Đến biết thức uẩn như Niết bàn tánh mà hộ nơi cấm giới.

Vì giới ly nên Bồ Tát biết thức cũng ly, vì thức ly nên biết giới cũng ly, nhẫn Đến biết tất cả pháp Đồng Bồ Đề tánh. Đây là Bồ Tát xuất thế gian Thi Ba la mật vậy.

Như Đàn và Thi Ba la mật, Sằn Đề, Tỳ lê gia, Thiền Ba la mật cũng vậy.

Bồ Tát biết sắc vô thườnghành Bát Nhã, nhẫn Đến biết sắc uẩn như Niết bàn tánh mà hành Bát Nhã.

Như sắc với uẩn, với thọ, tưởng và hành uẩn cũng vậy.

Bồ Tát biết thức vô thườnghành Bát Nhã, nhẫn Đến biết thức uẩn như Niết bàn tánh mà hành Bát Nhã.

Bát Nhã bình Đẳng nên Bồ Tát biết thức bình Đẳng, vì thức bình Đẳng nên biết Bát Nhã bình Đẳng, vì Bát Nhã và thức bình Đẳng nên biết nguyện bình Đẳng, vì nguyện bình Đẳng nên biết Bát Nhã và thức bình Đẳng, vì biết Bát Nhã thức và nguyện bình Đẳng nên biết Bồ Đề bình Đẳng. Vì biết Bồ Đề bình Đẳng nên biết Bát Nhã thức và nguyện cũng bình Đẳng. Do Đây mà biết tất cả pháp Đồng tánh Bồ Đề. Đây là Bồ Tát xuất thế gian Bát Nhã Ba la mật vậy.

Bồ Tát xuất thế gian Ba la mật Đạo nầy Đều có thể nhiếp thủ tất cả các Đạo, nên phải biết rằng tất cả các Đạo Đều nhiếp vào trong ấy cả. 

Tại sao gọi Đó là xuất thế gian ư ?

Nầy Hư Không TạngNgũ thọ ấm gọi là thế gianBồ Tát khéo phân biệt ngũ ấm, quán nó vô thường nhẫn Đến như tánh Niết bàn rồi, biết trong Đạo ấy không có thế gian và pháp thế gian, biết Đạo ấy là vô lậuxuất thế gian không có buộc dính, Đây gọi là xuất thế gian. Đây gọi là Bồ Tát Đạo vậy.

Còn nữa, nầy Hư Không Tạng ! Đạo ấy, Đó là như thiệt cầu tất cả các pháp phân biệt lựa chọn chẳng thấy tất cả các pháp nối nhau chứa nhóm, không có hai không có khác, nên gọi là Đạo. Mà Đạo ấy thì không có ghét thương, vì không có ghét thương nên gọi là bình Đẳng, vì tư duy quan sát các thừa khác nên gọi là rộng lớn, vì bỏ lìa siểm khúc nên gọi là ngay thẳng, vì bỏ lìa tâm vạy vò nên gọi là không có gian, vì dứt trừ các cái chướng nên gọi là không có buộc trói trệ ngại, vì bỏ lìa quan niệm dục tham sân hại nên gọi là không có bụi dơ, vì chẳng thọ nhận sắc, thanh, hương, vị, xúc nên gọi là an vui, vì bỏ lìa phiền não chúng giặc nên gọi là vô úy, vì có thể Đến Niết bàn nên gọi là xuất yếu, vì thành tựu Định tịch tĩnh nên gọi là thanh tịnh thủy huệ, vì khéo hiểu biết nên gọi là thường sáng, vì khéo tu tâm từ nên gọi là vui mát, vì chẳng bỏ Đại bi nên gọi là tiến không nhàm, vì thường hành hỉ nên gọi là vui vẻ, vì thành tựu tâm xả nên gọi là không có lầm lỗi, vì thuận pháp tứ nhiếp nên gọi là giàu lớn, vì thành tựu sức thí món ăn Ba la mật nên Được Nhứt thiết trí biện tài, vì Được chư Phật khéo hộ trì nên gọi là qua khỏi pháp hành tứ ma, vì chẳng bỏ bổn nguyện nên gọi là tiến không trệ ngại, vì vượt qua dòng các phiền não nên gọi là vô thượng, vì tất cả thế gian không có gì có khả năng hàng phục Được nên gọi là không có Đáp Đối.

Đạo ấy thành tựu các công Đức như vậy và vô lượng công Đức khác. Tất cả Bồ Tát Đại Sĩ do thừa Đạo ấy nên có thể qua lại giáo hóa vô lượng chúng sanh, Đây là trang nghiêm. Không có phiền não mà hiện vào phiền não, Đây là trang nghiêm. Quán vô sanh mà chẳng chứng thiệt tế, Đến môn không vô tướng vô tác mà hay giáo hóa những chúng sanh hành các kiến, các tướng, các nguyện, Đây là trang nghiêm. Hiện nhập Thanh Văn, Duyên Giác Niết bàn mà chẳng bỏ sanh tử, Đây là trang nghiêm. Hiện thọ sanh các loài mà chẳng Động pháp tánh, hiện nói tất cả ngôn giáo mà chẳng Động vô ngôn, Đây là trang nghiêm. Hay hiện tất cả Phật sự mà chẳng bỏ Bồ Tát hạnh, Đây là trang nghiêm.

Đây là Bồ Tát Đại thệ trang nghiêm, Đại thừa trang nghiêmĐạo trang nghiêm vậy.
Bồ Tát dùng Đại thệ trang nghiêm Để tự trang nghiêm nên có thể thừa Đại thừa thuận xuất thế gian thánh Đạo, dầu chưa Được Nhứt thiết trí mà vì chúng sanhthể hiện làm Phật sự".
Lúc ấy trong Đại chúng có một Bồ Tát tên là Bửu Đức hỏi Hư Không Tạng Bồ Tát : «Bạch Đại Sĩ ! Ngài Đã tu xuất thế gian thành Đạo này rồi chăng ?".
Hư Không Tạng Bồ Tát nói : «Đã tu, thưa Đại Sĩ".
Bửu Đức Bồ Tát hỏi : «Ngài tu thế nào ?".
Hư Không Tạng Bồ Tát nói : «Như Được thanh tịnh Đạo, tôi tu như vậy".
Bửu Đức Bồ Tát hỏi : «Thế nào là thanh tịnh Đạo ?".
Hư Không Tạng Bồ Tát nói : «Thưa Đại Sĩ ! Vì ngã tịnh nên Đạo tịnh".
Bửu Đức Bồ Tát hỏi : «Thế nào là ngã tịnh ?".
Hư Không Tạng Bồ Tát nói : «Như tam thế tịnh".
Bửu Đức Bồ Tát hỏi : «Thế nào là tam thế tịnh ?".

Hư Không Tạng Bồ Tát nói : «Sắc thuở quá khứ tịnh vì sắc bổn tế không có Đến vậy. Sắc thuở vị lai cũng tịnh vì sắc vị lai không có Đi vậy. Sắc thuở hiện tại cũng tịnh vì sắc hiện tại không trụ vậy. Đây là tam thế tịnh.

Thọ tưởng hành nhẫn Đến thức cũng như vậy.
Nầy Đại Sĩ ! Vì thế trong tam thế tịnh nên ngã tịnh. Vì ngã tịnh nên gọi là Đạo tịnh".
Bửu Đức Bồ Tát hỏi : «Thưa Đại Sĩ ! Đạo tịnh như vậy hay làm Được gì ?".
Hư Không Tạng Bồ Tát nói : «Hay làm Đại trí huệ quang minh. Do sức trí huệ minh ấy nên có thể biết tất cả pháp quá khứvị lai tế".
Bửu Đức Bồ Tát lại hỏi : «Sao gọi là pháp quá khứ vị lai tế ?".
Hư Không Tạng Bồ Tát nói : «Tất cả pháp quá khứ tế vô sanh, nơi vị lai tế vô diệt, Đây gọi là biết pháp quá khứ vị lai tế".
Bửu Đức Bồ Tát hỏi : «Nếu thấy pháp quá khứ vị lai tế là thấy những gì ?".
Hư Không Tạng Bồ Tát nói : «Thấy hai Đều ly".
Bửu Đức Bồ Tát hỏi : «Sao gọi là hai Đều ly ?".

Hư Không Tạng Bồ Tát nói :"Là ly Đoạn và ly thường. Nầy Đại Sĩ ! Nếu có thấy pháp sanh và trụ trước nơi pháp thì là Đoạn kiếnthường kiến. Vì có sanh thì có diệt. Có sanh có diệt thì là kiến chấp Đoạn thường

Nếu chẳng thấy có pháp từ tự tánh tha tánh sanh thì thấy nhơn duyên. Nếu thấy nhơn duyên thì thấy pháp. Nếu thấy pháp thì thấy Như Lai. Nếu thấy Như Lai thì thấy Như. Nếu thấy như thì chẳng trệ nói Đoạn cũng chẳng chấp thường. Nếu chẳng thường chẳng Đoạn thì không có sanh không có diệt".

Bửu Đức Bồ Tát lại hỏi : «Bạch Đại Sĩ ! Nếu vô sanh vô diệt thì sao lại có danh số ?".

Hư Không Tạng Bồ Tát nói : «Vì giả ngôn thuyết mà gọi Đó là pháp vậy. Như do có không rỗng nên có tên sắc sai biệt, Đó là những màu sắc xanh vàng Đỏ trắng, màu tím, màu pha lê, màu lưu ly, màu thô, màu tế và những hình sắc dài vắn vuông tròn. Hư không chẳng bị những sắc hình ấy làm nhiễm, mà tất cả sắc hình ấy tự tánh cũng rỗng không. Tất cả các pháp cũng như vậy Đồng tánh hư không, chỉ giả ngôn thuyết mà có danh số thôi. Những là thiện pháp, bất thiện pháp, thế gian pháp, xuất thế pháp, pháp nên làm, pháp chẳng nên làm, pháp hữu lậu, pháp vô lậu, pháp hữu vi, pháp vô vi. Nhưng Bồ Tát chẳng làm những việc phi phước. Việc phước Được làm Đều là hư dối chẳng phải chơn thiệt chẳng phải kiên cố.

Bồ Tát ấy biết tất cả hạnh và phi hạnh bình Đẳng, bỏ lìa tất cả tướng. Vì thành tựu sức Bát Nhã Ba la mật nên hồi hướng Bồ Đề, mà cũng chẳng thấy Bồ Đề có tăng có giảm. Bồ Tát ấy chẳng ở trong sắc cầu Bồ Đề, cũng chẳng ở trong thọ, tưởng, hành, thức cầu Bồ ĐềBồ Tát vì không cầu nên trụ trong khối thanh tịnh giới, tu vô nguyện giải thoát môn Đầy Đủ tất cả nguyện, biết tánh sanh tử Đồng tánh Niết bànBồ Tát ấy dầu nhập cứu cánh Niết bàn mà vì Đoạn trừ chúng sanh hư vọng Điên Đảo nên hành Bồ Tát hạnh nhưng cũng không có hành pháp Được hành. Bồ Tát như vậy nhập vào nơi Niết bàn hạnh Bồ Tát hạnh.

Nầy Đại Sĩ ! Phàm có sở tác Đều là sanh tử, không có sở tác Đây gọi là Niết bànBồ Tát sở hành là không có sở tácVì vậyBồ Tát gọi là nhập vào Niết bàn hạnh Bồ Tát hạnh.

Nầy Đại Sĩ ! Phàm có nhiễm trước y dựa vọng tưởng hí luận lấy tướng Đây gọi là sanh tử. Không có nhiễm trước không y dựa không vọng tưởng không hí luận không lấy tướng, Đây gọi là Niết bànBồ Tát do tu không nhiễm trước y dựa vọng tưởng hí luận thủ tướng hành Bồ Tát hạnh Đây gọi là Bồ Tát nhập Niết bàn hạnh Bồ Tát hạnh".

Lúc Hư Không Tạng Bồ Tát nói pháp ấy, có năm trăm Bồ Tát Được Vô sanh Pháp nhẫn.

Đức Phật khen rằng : «Lành thay lành thay Hư Không Tạng Bồ Tát khéo nói pháp tánh xứng với Bồ Tát hạnh chơn thiệt không có khác".

Hư Không Tạng Bồ Tát bạch rằng : «Bạch Đức Thế Tôn ! Đây là sự khéo lành của Đức Thế Tôn, tại sao, vì do Phật huệ chiếu sáng nên chúng tôi Được có phần luận biện này.

Dụ như ánh sáng mặt nhựt chiếu Diêm Phù Đề, do sức sáng mặt nhựt mà người có mắt Được thấy các sắc tượng làm những sự nghiệp

Do sức Đại trí của Phật chiếu tất cả chúng sanh và các thế giới khác cũng như vậy. Chư pháp thiệt tánh chẳng thể ngôn thuyết, các ngôn thuyết Đồng với hư khôngVì vậy nên các pháp chẳng thể Được danh số. Phàm pháp có danh số thì có hạn lượng. Phàm có hạn lượng thì là hữu vi. Phàm là hữu vi thì biết Được dứt Được tu Được. Phàm là biết Được dứt Được tu Được thì có Đắc có chứng. Nếu ở nơi pháp có danh số mà tư duy tính lường phân biệt chẳng thấy có pháp Được biết, Được dứt, Được tu, Được Đắc, Được chứng thì không có Đắc, tại sao, vì tất cả pháp không có sanh vậy. Có thể chơn chánh thấy các pháp như vậy thì ở trong các pháp chẳng sanh ái nhiễm. Vì không có ái nhiễm thì không có trụ trước. Vì không trụ trước thì không kề cận. Vì không kề cận thì không thọ nhận không nắm lấy. Sao gọi là không thọ không lấy ? Đó là sắc hoặc thường hoặc vô thường Đều không thọ không lấy. Thọ tưởng hành và thức hoặc thường hoặc vô thường Đều không thọ không lấy.

Sắc hoặc khổ hoặc lạc, hoặc có ngã hoặc vô ngã, hoặc tịnh hoặc bất tịnh Đều không thọ không lấy. Thọ tưởng hành và thức hoặc khổ lạc, hoặc ngã hoặc vô ngã, hoặc tịnh bất tịnh Đều không thọ không lấy.

Sắc hoặc không phi không Đều không thọ không lấy. Thọ tưởng hành và thức hoặc không phi không Đều không thọ, không lấy.

Sắc hoặc ly phi ly Đều không thọ không lấy. Thọ tưởng hành thức hoặc ly phi ly Đều không thọ không lấy.

Bồ Tát do không thọ không lấy nên Được vô thọ tam muộiBồ Tát trụ trong tam muội vô thọ này rồi, chư Phật Thế Tôn dùng tâm thông vô thượng thọ ký cho Bồ Tát ấy. Bồ Tát ấy dầu nhập Niết bàn thấy tất cả chúng sanh cứu cánh Đồng tánh Niết bàn, vì giáo hóa chúng sanh nên chẳng bỏ Đại thệ trang nghiêmBồ Tát Đại biBồ Tát dùng chánh trí huệ thấy tất cả các hành ly tướng. Vì Bồ Tát dùng pháp nhãn thấy rõ ràng ly tướng nên có thể nói Như Lai trí minh".

Bấy giờ Bửu Đức Bồ Tát hỏi Hư Không Tạng Bồ Tát : «Bạch Đại Sĩ ! Sao Ngài cớ gì tự ẩn trí của mình mà nói là do trí lực của Như Lai ?".

Hư Không Tạng Bồ Tát nói : «Nầy Đại SĩĐức Như Lai Đâu chẳng dạy rằng nên ẩn lành tốt mà hiển bày dở xấu ư !

Nầy Đại Sĩ ! Tôi lại hỏi Ngài tùy ý Ngài Đáp.

Nầy Đại Sĩ ! Nếu lúc không có Long Vương A Na Bà Đạt Đa thì ao A Nậy Đạt có thể chảy ra thành bốn con sông Để chúng sanh thọ dụng chăng ?".

Bửu Đức Bồ Tát nói : «Không có, thưa Đại Sĩ ".

Hư Không Tạng Bồ Tát nói : «Nầy Đại SĩNếu khôngĐức Như Lai thì không có pháp luật, Bồ Tát không do Đâu Để thành biển Đại trí, cũng chẳng thể lợi ích tất cả chúng sanh. Do Đức Như Lai xuất thế mới có pháp luật mà chư Bồ Tát Được thành biển Đại trí, cũng có thể hóa Độ tất cả chúng sanh. Vì thế nên biết rằng tất cả Bồ Tát Được biện thuyết có thể dùng Đó Để lợi ích chúng sanh Đều là thần lực của Như Lai ".

Bửu Đức Bồ Tát lại hỏi : «Bạch Đại SĩNhư Lai biện có thể chuyển Đến tâm Bồ Tát chăng ?".

Hư Không Tạng Bồ Tát Đáp : «Không có".

Bửu Đức Bồ Tát hỏi : ‘’ Như vậy thì thế nào vì do thần lực Như LaiBồ Tát Đưọc biện thuyết ư ?’’

Hư Không Tạng Bồ Tát nói : ‘’ Nầy Đại Sĩ! Ví dụ như khéo trồng cây ăn trái, nhơn duyên hòa hiệp bèn có trái có hột, nhưng cây chẳng phải là trái, mà trái thì chẳng rời cây.

Đức Như Lai thuyết pháp, Bồ Tát ở trong pháp ấy vì khéo thuận hành bèn sanh Đại trí minh biện. Nhơn nơi Đức Phật thuyết pháp mà Được, cũng không có chuyển ‘’.

Bửu Đức Bồ Tát nói : ‘’ Thật là hi hữu, thưa Đại Sĩ! Nhơn duyên sanh pháp thậm thâm khó suy lường như vậy ‘’.

Hư Không Tạng Bồ Tát nói: ‘’Nầy Đại Sĩ! Tất cả các pháp cứu cánh vô sanh ‘’.

Bửu Đức Bồ Tát nói : ‘’Nhưng các pháp nói là từ nhơn duyên sanh’’.

Hư Không Tạng Bồ Tát hỏi : ‘’ Nầy Đại sĩ! Các pháp sanh rồi là sanh hay chưa sanh là sanh ? ‘’.

Bửu Đức Bồ Tát nói : ‘’ Sanh rồi thì chẳng sanh, chưa sanh cũng chẳng sanh ‘’.
Hư Không Tạng Bồ Tát nói : ‘’Vì vậy nên lìa vô sanh ‘’.

Bửu Đức Bồ Tát hỏi : ‘’ Trong duyên có nhơn chăng ? ‘’.

Hư Không Tạng Bồ Tát nói : ‘’ Không có ‘’.

Bửu Đức Bồ Tát hỏi :»Trong nhơn có duyên chăng ?».

Hư Không Tạng Bồ Tát nói : ”Không có «.

Bửu Đức Bồ Tát hỏi : ‘’ ý Đại Sĩ thế nào, hoặc nhơn hoặc duyên tự nó thiệt có tánh chăng ?’’.

Hư Không Tạng Bồ Tát nói : ‘’Không có ‘’.

Bửu Đức Bồ tác hỏi : ‘’ ý Đại sĩ thế nào, các pháp khôngnhơn duyên sanh ư ?’’.

Hư Không Tạng Bồ Tát nói : ‘’Chẳng phải vậy. Nầy Đại Sĩ! Vì thế nên tất cả pháp khôngtự tánh không sanh không khởi không xuất. Do vì duyên chẳng sanh nhơn, nhơn chẳng sanh duyên, tự tánh chẳng sanh tự tánh, tha tánh cũng chẳng sanh tha tánh, tự tánh chẳng sanh tha tánh, tha tánh chẳng sanh tự tánh. Vì vậy nên nói tất cả pháp tự tánh vô sanh. Vì như vô sanh vô diệt nên pháp tánh thiệt tế cũng vô sanh vô diệt. Như như pháp tánh thiệt tế là sở giác của Như Lai. Tất cả các pháp cũng như vậy, vô sanh vô diệt ‘’.

Bửu Đức Bồ Tát hỏi: ‘’ Thưa Đại Sĩ! Như Lai cũng chẳng xuất thế ư ? ‘’.

Hư Không Tạng Bồ Tát nói : ‘’ Việc ấy không nên nói. Tại sao, vì Đức Như Lai nơi tất cả pháp Đều chẳng thể nói Được, chẳng nói xuất cũng chẳng Được nói chẳng xuất. 

Nếu có ai hỏi rằng Đức Như Lai xuất thế ư hay chẳng xuất thế ư ? Người trí vì chẳng hủy báng Như Lai nên thôi chẳng trả lời ‘’.

Bửu Đức Bồ Tát lại hỏi : ‘’Nên thôi như thế nào ? “.

Hư Không Tạng Bồ Tát nói : ‘’ Như pháp tánh trụ, nên thôi như vậy ‘’.

Bửu Đức Bồ Tát hỏi : ‘’ Thế nào là pháp tánh trụ ? ‘’.

Hư Không Tạng Bồ Tát nói : ‘’ Như hư không tánh trụ, trụ không có sở trụ, pháp tánh cũng trụ như vậy. Như pháp tánh chúng sanh tánh cũng vậy. Như chúng sanh tánh tất cả các pháp cũng vậy. Như tất cả pháp, Như Lai cũng trụ như vậy, trụ không có sở trụ. Vì không có trụ xứ nên không có trụ không có chẳng trụ. vì vậy nên chẳng Được nói là sanh chẳng Được nói là diệt ‘’.

Bửu Đức Bồ Tát nói : ‘’ Thưa Đại Sĩ! Sự xuất thế của Như Lai thiệt là thậm thâm thậm thâm vậy ‘’.

Hư Không Tạng Bồ Tát nói : ‘’Nầy Đại Sĩ! Nếu có thể như thiệt biết rõ duyên sanh pháp thì gọi là Phật xuất thế ‘’.

Bửu Đức Bồ Tát hỏi : ‘’Thưa Đại Sĩ! Ai sẽ hiểu thuyết nầy ?’’.

Hư không Tạng Bồ Tát nói : ‘’Nầy Đại Sĩ! Nếu là người ở trong tất cả các pháp không Được có tăng giảm ‘’.

Bửu Đức Bồ Tát hỏi :’’Thưa Đại Sĩ! Sao gọi là tăng ?’’.

Hư Không Tạng Bồ Tát nói : ‘’Nầy Đại Sĩ! Tăng ấy Đó là tăng thượng cú, nghĩa là ở trong không có mà vọng sanh tăng thượng vậy.

tăng thượng cú là bình Đẳng cú, là vô Đẳng cú, là vô văn tự cú,là vô cú, là vô giáo cú.

Trong vô giáo ấy không có cú không có tăng thượng cững không có tâm ý thức, vì vậy nên là chẳng phải cú.

Dụ như dấu chim bay trong hư không, cứu cánh Đã không có, sẽ không có, mà nói là dấu chim bay. Cũng vậy, ở trong tất cả các pháp không có tự cú. Không có cú mà giả gọi là cú, như không có dấu chim mà giả gọi là dấu chim.

Cũng vậy, Như Lai xuất thế cũng không có xuất mà giả gọi là xuất. Vì vậy mà người trí chẳng nên thủ trước. Vì không thủ trước nên giả gọi là xuất mà thường y chỉ nơi vô xuất. Tại sao, vì vô sanh là thiệt tánh của tất cả pháp vậy. Vô sanh thì vô sở hữu, vì vậy mà gọi tất cả các pháp vô sở hữu là tánh. Vô sở hữu tánh không có trụ xứ. vì vô trụ xứ nên là vô trụ tế. Tất cả các pháp vô trụ tế tức là thiệt tế. Thiệt tế tức là nhứt thiết pháp tế. Vì vậy nên nói tất cả các pháp với thiệt tế bình Đẳng.

Nói thiệt tế ấy là ba trường phần Đoạn tế, là bất khả hoại tế, là bất Đoạn bất thường tế, là như thiệt tế, là tam thế Đẳng tế vậy.

Dùng những tế như vậy Đều dồng nhứt thiết pháp tế. Tại sao, vì thiệt tế với ngã tế không hai không khác.Vì thiệt tế với nhơn tế, chúng sanh tế, thọ mạng tế, dưỡng dục tế không hai không khác. Thiệt tế với ngã kiến tế không hai không khác. Ở trong ngã kiến không có thiệt tế. Nếu có thể thiệt biết như vậy thì không có hai mươi thứ ngã kiến. Tại sao, vì trong thiệt tế không có một, không có nhiều vậy.

Thiệt tế Đồng với bình Đẳng, không lai không khứ, không tận không diệt, vì thiệt tế cứu cánh rỗng không vậy. Vì vậy mà nói tất cả các pháp là vô tận môn, là vô tận tế.

Niết bàn ấy vô tận, nghĩa là rỗng không vậy, là vô tánh vậy. Như Niết bàn vô tận vô bất tận, tất cả các pháp cũng như vậy. Vì vậy nên nói tất cả pháp Đồng với Niết bàn.

Các Pháp vô Đẳng vô bất Đẳng vì không không có sánh Đôi vậy. Dụ như hư không không có sánh Đôi, các pháp cũng như vậy.

Nếu người thấy có sánh Đôi nói có Niết bàn, Đã nói có Niết bàn bèn cầu Niết bàn thì trái nghịch với bực hiền thánh.

Vì Đã nói có Niết bàn bèn nói : nầy nên biết, nầy nên dứt, nầy nên chứng, nầy nên tu, nầy nên sanh, nầy nên diệt. Người hành chẳng tròn Đủ như vậy thì chẳng thể như thiệt biết, chẳng thể như thiệt thấy, thì chẳng biết chẳng hiểu chẳng thấy. Vì chẳng biết chẳng hiểu tất cả các pháp nên thủ trước nơi văn tự, ở trong các pháp vọng sanh tranh cạnh. Người sanh sự tranh cạnh thì ở trong Phật pháp là kẻ Đáng thương vậy.
Tại sao, vì như Đức Thế Tôn dạy rằng : pháp Sa Môn chẳng nên tranh cạnh “.

Bấy giờ Tôn giả A Nan bạch Đức Phật rằng : ‘’ Bạch Đức Thế Tôn thật là hi hữu. Đại Sĩ nầy biện tài có thể rất sâu rành rẽ khó hiểu khó lường như vậy. Nơi tất cả pháp chẳng trừ người thọ, như thân tự chứng có thể nói như vậy ‘’.

Hư Không Tạng Bồ Tát nói với Tôn giả A Nan : ‘’Thưa Đại Đức! Tôi Đã tự thân chứng biết, vì vậy nên như chỗ Được chứng biết có thể nói như vậy.Tại sao, vì thân tôi tức là hư không. Do hư không mà chứng biết tất cả các pháp Được ấn hư không ấn.

Thưa Đại Đức A Nan! Phàm chư Bồ Tát tu thân khéo hiểu Được thân thì có thể dùng thân ấy làm các Phật sự hiện các loại hình tượng mà cũng chẳng thối nơi chơn pháp thân, lại cũng chẳng rời thân do kiết sử nghiệp nhơn sanh, và lại chẳng quá nơi bình Đẳng pháp tánh biến hiện hoá thân Đều Được tự tại, ở tất cả Phật quốc Độ khắp có thể thị hiện, trọn rồi chẳng ẩn thân ứng hóa. Tất cả việc làm ấy Đều có thể gọi Đó là thân chứng hành ‘’.

 Tôn giả A Nan hỏi: Bạch Đại Sĩ! ở nơi pháp phải chăng Ngài có chứng ư ?‘’.

Hư Không Tạng Bồ Tát nói : ‘’Thưa Đại Đức A Nan! Tôi chẳng thấy pháp rời nơi thân, thân rời nơi pháp “.
Tôn giả A Nan hỏi:‘’Nếu Đại Sĩ thân chứng,Đại Sĩ Được quả A La Hán ư?’’.

 Hư Không Tạng Bồ Tát nói : ‘’Thưa Đại Đức! Không có Được chẳng Được, vì vô sở Đắc vậy. Nơi tất cả các pháp khôngphiền não hành vì ly tham dục sân hận ngu si vậy. Đây gọi là A La Hán ‘’.

Tôn giả A Nan hỏi : ‘’Thưa Đại Sĩ ¡ Lúc nào Đại Sĩ sẽ bát Niết bàn ?’’.

Hư Không Tạng Bồ Tát nói : ‘’ Thưa Đại Đức ¡ Bực A La Hán không có bát Niết bàn, vì biết tất cả các pháp cứu cánh là Niết bàn, cũng không có quan niệm Niết bàn.

Hàng phàm nguphân biệt hí luận nói rằng Đây là sanh tử Đây là Niết bàn. Bực A La Hán không có hí luận như vậy.

 Tôn Giả A Nan nói : ‘’ Thưa Đại Sĩ ¡ Như tôi hiểu nghĩa Đại Sĩ nói thì luận về Bồ Tát chẳng nên nói là phàm phu, cũng chẳng nên nói là hữu học, chẳng nên nói là vô học. Tại sao, vì bỏ lìa hai tướng vậy ‘’.

Hư Không Tạng Bồ Tát nói : ‘’Lành thay lành thay, thưa Đại Đức A Nan ¡ Do vì chẳng phải phàm phu, chẳng phải hữu học, chẳng phải vô học, nên các nơi các chỗ Đều có thể thị hiện, nơi tất cả chổ ấy cũng chẳng thủ trước ‘’.

Lúc ấy có năm trăm vị Đại Thanh Văn Đồng Đem y Uất Đa la tăng của mình mặc dâng lên Hư Không Tạng Bồ Tát. Dâng y rồi Đồng thanh nói rằng :’’ Có chúng sanh nào thâm tâm phát Vô thượng Bồ Đề mau Được lợi lành chẳng rơi ra ngoài pháp tạng Đại trí như vậy ‘’.

Những y Uất Đa la tăng Được dâng cúng ấy liền chẳng còn hiện. Chư Đại Thanh Văn hỏi Hư Không Tạng Bồ Tát : ’’ Bạch Đại Sĩ ¡ Những y ấy Đến ở Đâu vậy ?’’.

Hư Không Tạng Bồ Tát nói : ‘’ Vào trong tạng của tôi. Đức Như Lai biết Đó sao các Ngài chẳng hỏi ‘’.

Chư Đại Thanh Văn bạch Đức Phật : ‘’ Bạch Đức Thế Tôn ¡ Những y ấy Đến ở chỗ nào vậy ?.

Đức Phật nói : ‘’Nầy chư Tỳ Kheo; Phương Đông quá vô lượng a tăng kỳ chư Phật quốc Độ có thế giới tên là Ca Sa Tràng, Phật hiệu Sơn Vương Như Lai. Hư Không Tạng Bồ Tát Đã khiến những y ấy Đến thế giới Đó ‘’.

Chư Đại Thanh Văn lại nói : ‘’ Bạch Đức Thế Tôn; Do nhơn duyên gì mà Hư Không Tạng Bồ Tát khiến y Đến thế giới Đó ?’’.

Đức Phật nói : ‘’Muốn dùng những y ấy ở thế giới kia làm Phật sự. Ở nơi Đây Hư Không Tạng Bồ Tát nói pháp môn như hư không Đẳng tam muội. Tam muội nầy ở trong những y ấy sẽ diễn pháp âm Đó : Trong thế giới Ca Sa Tràng có vô lượng a tăng kỳ chúng Bồ Tát do nghe pháp âm Đó nên Được vô sanh pháp nhẩn.

Chư Tỳ Kheo nên biết Bồ Tát làm các thứ phương tiện như vậy lợi ích chúng sanh ‘’.

Lúc nói pháp nầy ở trên hư không mưa vô lượng hoa màu hoàng kim, trùm khắp nhà Diệu Bửu Trang Nghiêm Đường. Trong các kim sắc hoa ấy phát xuất pháp âm như vầy :

chúng sanh nào tin pháp Được Hư Không Tạng Bồ Tát nói, khéo thuận tư duy phân biệt nghĩa ý thì sẽ Được ấn bất thối chuyển ấn, quyết Định Được Đến Đạo tràng Bồ Đề Vô Thượng ‘’.

Tôn giả A Nan bạch Đúc Phật : ‘’Bạch Đức Thế Tôn; Đây là thoại ứng gì, mưa kim sắc hoa ấy phát ra diệu âm như vậy vui Đẹp chúng sanh ?’’.

Đức Phật nói :’’ Nầy A Nan; Có Phạm Thiên tên Quang Minh Trang Nghiêm từ cung trời Phạm Thiên cùng với sáu mươi tám trăm ngàn Phạm chúng Đều muốn Đến nơi nầy ‘’.

Đức Phật nó xong, chúng Phạm Thiên bỗng Đến tại Diệu Bửu Trang Nghiêm Đường Đảnh lễ chân Phật hữu nhiễu bảy vòng rồi Đứng một phía chắp tay hướng lên Đức Phật bạch rằng : ‘’Bạch Đức Thế Tôn; Thật là hi hữu, Hư Không Tạng Bồ Tát bất khả tư nghị thanh tịnh giới tụ tịnh tu các thiền Định, thiện phân biệt Đại trí huệ hay du hí các Đại thần thông, khéo hay Đầy Đủ Đại hoằng thệ nguyện, khéo hay thành tựu Đại quyền phương tiện, khéo hay trang nghiêm thân khẩu ý, khéo ở trong các pháp thành tựu sức Đại tự tại. Thân khẩu và ý của Hư Không Tạng Bồ Tát Đây Đều không có làm không có phân biệt ức tưởng mà hay hiện thần biến trang nghiêm bất khả tư nghị , lại hay hiển hiện vô lượng trăm ngàn pháp môn, cũng hay xuất nhập trăm ngàn các môn tam muội, từ xưa Đến nay thường thích tu tập thành tựu các thiện pháp.

Bạch Đức Thế Tôn ¡ Chư Bồ Tát chẳng nên ở nơi quá khứ xưa tu thiện căn mà chẳng biết nhơn của nó, tập họp các thiện căn cũng nên không nhàm.Tại sao, vì do thuở trước vun trồng thiện căn quả báo nên hay hiện thần biến bất khả tư nghị như vậy «.

Đức Phật nói với Phạm Thiên : ‘’Đúng vậy Đúng vậy, như lời Phạm Thiên nói. Chư Bồ Tát Đã thành tựu thiện căn tư lươngxuất yếu trí phương tiện nên có thể hiện những sự công Đức trang nghiêm bất khả tư nghị như vậy, không có ức tưởng phân biệt cũng không chẳng phân biệt ‘’.

Phạm Thiên bạch Đức Phật : ‘’Bạch Đức Thế Tôn; Thế nào là Bồ Tát tập họp thiện căn tư lươngxuất yếu trí phương tiện ?’’.

Đức Phật bảo Quang Minh Trang Nghiêm Phạm Thiên :‘’Nầy Phạm Thiên; Thiện căn có ba thứ : Đó là vô tham thiện căn, vô sân thiện cănvô si thiện căn. Đây gọi là thiện căn.

Tư lương là bỏ tất cả sở hữu tu tâm từ quán các pháp. Đây gọi là tư lương.

Phương tiện là bỏ lìa phàm phu Địa, chẳng mong muốn Thanh Văn Địa và Bích Chi Phật Địa mà tiến vào chư Bồ Tát Địa. –Dây gọi là phương tiện.

Trí là trí biết bỏ pháp bất thiện, trí biết tập họp thiện pháp, trí biết hồi hướng Bồ Đề. –Dây gọi là trí.

Bồ Tát hay an trụ những chánh hạnh như vậy, Đây gọi là xuất yếu.

Còn nữa, thiện căn là hay phát tâm Vô thượng Bồ Đề. Tư lương là cầu tất cả thiện pháp. Phương tiệnthiện căn Đã làm hay chưa làm trọn chẳng bỏ quên. Trí là biết tâm như ảo huyễn biến hóa. Hiện tiền biết rõ các pháp như vậy, Đây gọi là xuất yếu

Còn nữa, thiện căn là thuần chí. Tư lương là phát Động. Phương tiệnthâm tâm. Trí là không trì, không Động, không năng. Thực hành các pháp như vậy gọi là xuất yếu.

Còn nữa, thiện căn là dục thiện pháp. Tư lươngthắng tiến. Phương tiện là an trụ bất phóng dật, trí là xả bỏ tất cả sở y. Nếu hay hành các hạnh như vậy thì gọi là xuất yếu.

Còn nữa, thiện căn là chánh tính. Tư lương là chẳng bỏ bổn nguyện. Phương tiện là chẳng bỏ niệm và Định. Trí là huệ. Hay chánh trụ các hạnh như vậy thì gọi là thành tựu thiện căn tư lương trí phương tiện xuất yếu.

Còn nữa, thiện căn là làm vui Đẹp tất cả thiện tri thức. Tư lươngcung cấp vật cần dùng cung kính cúng dường tôn trọng lợi ích. Phương tiện là nơi các thiện tri thức tưởng như Phật. Trí là biết thời và phi thời mà hỏi pháp. Hay chánh trụ các hạnh như vậy thì gọi là xuất yếu.

Còn nữa, thiện căn là thiện thuận nghe pháp. Tư lươngthọ trì chẳng bỏ quên. Phương tiện là theo pháp Được nghe có thể khéo quán. Trí là theo pháp Được nghe mà làm. Hay chánh trụ các hạnh như vậy thì gọi là xuất yếu.

Còn nữa, thiện căn là gặp Phật vui mừng. Tư lươnghộ trì tất cả Ba la mật các nhiếp pháp và các pháp trợ Đạo. Phưong tiện là hay từ một Địa Đến một Địa. Trí là Được vô sanh pháp nhẫn. Bồ Tát hay chánh trụ các hạnh như vậy thì gọi là xuất yếu ‘’.

Quang Minh Trang Nghiêm Phạm Thiên bạch rằng : ‘’ Bạch Đức Thế Tôn Dức Như Lai có thể dùng nghĩa bốn câu mà tổng nói tất cả Bồ Tát hạnh. Bạch Đức Thế Tôn; Tất cả Phật pháp phải nên ở trong Đó mà cầu ‘’.

Hư Không Tạng Bồ Tát nói với Phạm Thiên : ”Nầy Phạm Thiên; Một câu cũng có thể nhiếp hết tất cả Phật pháp, Đó là câu ly dục, tại sao, vì tất cả Phật pháp Đồng với ly dục. Như Phật pháp tất cả pháp cũng vậy.

Còn nữa, một câu rỗng không tổng nhiếp tất cả Phật pháp. Tại sao, vì tất cả Phật pháp Đồng với rỗng không vậy. Như Phật pháp, tất cả pháp cũng vậy.

Còn có các một câu tổng nhiếp tất cả Phật pháp, Đó là câu vô tướng, là câu vô nguyện, là câu vô tác, là câu vô sanh, là câu vô khởi, là câu như, là câu pháp tánh, là câu chơn tế, là câu ly, là câu diệt, là câu tận, là câu Niết bàn tổng nhiếp tất cả Phật pháp, tại sao, vì tất cả Phật pháp Đồng với Niết bàn vậy. Như Phật pháp tất cả các pháp cũng vậy.

Nầy Phạm Thiên; Đó là một câu tổng nhiếp tất cả Phật pháp, tại sao, vì những câu như vậy Đều chẳng phải câu, tất cả Phật pháp chẳng phải câu mà giả danh là câu.

Còn nữa, nầy Phạm Thiên; Dục là ly dục cú, tại sao, vì tánh ly dục là dục vậy. Tất cả Phật pháp cũng Đồng tánh ấy.

Sân là ly sân cú, tại sao, vì tánh ly sân là sân vậy. Si là ly si cú, tại sao, vì tánh ly si là si vậy. Tất cả Phật pháp cũng Đồng tánh ấy.

Thân kiến là thiệt tế cú. Tại sao, vì tánh thiệt tế tức là thân kiến. Tất cả Phật pháp cũng Đồng tánh ấy.

Vô minh là minh cú, tại sao, vì tánh minh là vô minh vậy. Tất cả Phật pháp cũng dồng tánh ấy.

Nhẫn Đến khổ não là ly khổ não cú, tại sao, vì tánh ly khổ nãokhổ não vậy. Tất cả Phật pháp cũng Đồng tánh ấy.

Sắc uẩnhư không cú, tại sao, vì tánh hư không tức là sắc vậy. Tất cả Phật pháp cũng Đồng tánh ấy.

Thọ uẩn, tưởng uẩn, hành uẩn, thức uẩnhư không cú, tại sao, vì tánh hư không tức là thọ, tưởng, hành, thức vậy. Tất cả Phật pháp cũng Đồng tánh ấy.

Sắc Đến thức là vô tác cú, tại sao, vì tánh vô tác tức là sắc, thọ, tưởng, hành, thức vậy. Tất cả Phật pháp cũng Đồng tánh ấy.

Địa Đạihư không cú, tại sao, vì tánh hư không tức là Địa Đại vậy. Tất cả Phật pháp cũng Đồng tánh ấy.

Thủy Đại, hỏa Đại, phong Đạipháp giới cú, tại sao, vì tánh pháp giới tức là Địa, thủy, hỏa, phong Đại vậy. Tất cả Phật pháp cũng dồng tánh ấy.

Nhãn là Niết bàn cú, tại sao, vì tánh Niết Bàn tức là nhãn vậy. Tất cả Phật pháp cũng Đồng tánh ấy.

Nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý là Niết bàn cú, tại sao, vì tánh Niết bàn tức là nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý vậy. Tất cả Phật pháp cũng Đồng tánh ấy.

Nấy Phạm Thiên; Đó là một câu tổng nhiếp tất cả Phật pháp. Bồ Tát nhập vào những môn nhứt nhứt trí như vậy Đều thấy tất cả Phật pháp nhập vào một câu.

Nầy Phạm Thiên; Ví dụ như Đại hải có thể nuốt hết tất cả các dòng nước. Trong mỗi mỗi câu tổng nhiếp tất cả Phật pháp cũng như vậy...

Ví như hư không Đều có thể bao dung tất cả sắc tướng. Trong mỗi mỗi câu tổng nhiếp tất cả Phật pháp cũng như vậy.

Tất cả Phật pháp như vậy hoặc nhiếp hoặc chẳng nhiếp, hoặc nói hoặc chẳng nói Đều bất tăng bất giảm, vì cứu cánh ly tướng vậy.

Nầy Phạm Thiên; Ví dụ như toán sư luôn luôn lấy thẻ toán bày bố trên bàn toán, nhưng trong bàn không có thẻ, trong thẻ không có bàn, tại sao, vì cứu cánh chẳng tương ưng vậy, vì cứu cánh ly vậy.

Ở trong mỗi mỗi câu trên như vậy, vì giả danh số mà nói tất cả Phật pháp Đều nhiếp vào một câu, mà các Phật pháp chẳng thể danh số toán Đếm Được, tại sao, vì cứu cánh chẳng tương ưng vậy, vì cứu cánh ly vậy. 

Nầy Phạm Thiên; Như Phật pháp danh số tức là tất cả pháp danh số, tại sao, vì tất cả các pháp tức là Phật pháp, tại sao, vì những pháp phi pháp và phi phi pháp ấy tự tánh rỗng không vậy, tự tánh ly vậy, tự tánh cứu cánh vô tánh vậy. Vô tánh tức là hư không, tánh hư không Đồng tánh tất cả pháp. Pháp tánh ấy chẳng phải tướng sanh, chẳng phải tướng diệt, chẳng phải tướng hữu xứ, chẳng phải tướng vô xứ. Vì vậy nên tất cả pháp gọi là không có tướng không chẳng tướng ‘’.

Lúc Hư Không Tạng Đại Bồ Tát nói pháp ấy, trong hàng Phạm chúng có một vạn hai ngàn Phạm Thiên Đều phát tâm Vô thượng Bồ Đề. Còn có năm trăm Phạm Thiên từ xưa Đã trồng gốc lành, Được vô sanh pháp nhẫn.

Lúc bấy giờ trong Đại chúng có một Bồ Tát tên là Bửu Thủ hỏi Hư Không Tạng Bồ Tát rằng : ‘’Bạch Đại Sĩ; Thật là hi hửu, tất cả các pháp và Phật pháp thậm thâm khó lường chẳng thể nghĩ bàn.

Thưa Đại Sĩ; Sao gọi là Đặt căn bổn tất cả Phật pháp ? ‘’.

Hư Không Tạng Bồ Tát nói : ‘’Nầy Bửu Thủ; Bồ Đề tâm là Đặt căn bổn tất cả Phật pháp. Tất cả pháp do an trụ tâm Bồ Đề thì Được tăng trưởng ‘’.

Bửu Thủ Bồ Tát hỏi :’’Thưa Đại Sĩ; Tâm Bồ Đề ấy Được pháp nào nhiếp chẳng quên mất có thể mau Đến bực bất thối chuyển ?’’.

Hư Không Tạng Bồ Tát nói : ‘’ Nầy Bửu Thủ; Tâm Bồ Đề ấy Được hai pháp nhiếp thủ Được chẳng quên mất mau Đến bực bất thối chyển. Đó là thuần chí và cứu cánh vậy’’.

Bửu Thủ Bồ Tát hỏi : ‘’ Thưa Đại Sĩ ; Hai pháp ấy Được bao nhiêu pháp nhiếp ?’’.

Hư không Tạng Bồ Tát nói : ‘’Hai pháp ấy Được bốn pháp nhiếp lấy. –Dó là thuần chí thì Được chẳng hư trá và chẳng siểm khúc nhiếp. Cứu cánh thì Được vô ngã và thượng tiến nhiếp. –Dây gọi là hai pháp Được nhiếp bởi bốn pháp vậy ‘’.

Bửu Thủ Bồ Tát lại hỏi : ‘’ Thưa Đại Sĩ; Bốn pháp ấy Được mấy pháp nhiếp ? ‘’.

Hư Không Tạng Bồ Tát nói : ’’Bốn pháp ấy Được tám pháp nhiếp lấy; Đó là chẳng hư trá thì Được chẳng do dự và thể chơn tịnh nhiếp. Chẳng siểm khúc thì Được chánh trực và chánh trụ nhiếp. Vô ngã thì Được chẳng lui mất và tinh tiến nhiếp. Thượng tiến thì Được công Đức tư lương và trí tư lương nhiếp. –Dây là bốn pháp Được nhiếp bởi tám pháp vậy ‘’.

Bửu Thủ Bồ Tát lại hỏi : ‘’ Thưa Đại Sĩ; Tám pháp ấy Được nhiếp bởi mấy pháp ?’’.
Hư Không Tạng Bồ Tát nói : “ Tám pháp ấy Được mười sáu pháp nhiếp lấy. Đó là chẳng do dự thì Được Đại từĐại bi nhiếp. Thể chơn tịnh thì Được thân Điều và tâm Điều nhiếp. Chánh trực thì Được nhẫn nhục và nhu hòa nhiếp. Chánh trụ thì Được chẳng kiêu mạn và không trệ ngại nhiếp. Chẳng lui mất thì Được kiên cốsức lực nhiếp. Thượng tiến thì Được như sở tácchánh hạnh nhiếp. Công Đức tư lương thì Được thỉ phát và cứu cánh chẳng bỏ nhiếp. Trí tư lương thì Được cầu Đa văntư duy pháp Được nghe nhiếp. Đây là tám pháp Được mười sáu pháp nhiếp ‘’.

Bửu Thủ Bồ Tát lại hỏi : ‘’ Thưa Đại Sĩ; Mười sáu pháp ấy lại Được mấy pháp nhiếp ?’’.

Hư Không Tạng Bồ Tát nói : ‘’Mười sáu pháp ấy Được nhiếp bởi ba mươi hai pháp. Đó là Đại từ thì Được vô ngại tâm và tâm bình Đẳng nơi tất cả chúng sanh nhiếp. Đại bi thì Được không nhàm mỏi và siêng cung cấp Đầy Đủ tất cả chúng sanh nhiếp. Thân Điều thì Được không xúc nhiễu và không gia hại nhiếp.

Tâm Điều thì Được chánh Địnhtịch tĩnh nhiếp. Nhẫn nhục thì Được chánh thọ giáo và thuận hành nhiếp. Nhu hòa thì Được tàm và quí nhiếp. Không kiêu mạn thì Được khiêm ti và kính lễ nhiếp. Không trệ ngại thì Được không nhơ uế và chẳng hung dữ nhiếp. Kiên cố thì Được chẳng sai phạm sở hành và thành tựu bổn nguyện nhiếp. Lực thì Được trụ chánh ý và chẳng Điệu Động nhiếp. Như sở tác thì Được như thuyếtnăng hành nhiếp. Chánh hạnh thì Được chánh pháp và chánh tiến nhiếp. Thỉ pháp thì Được tất thắng và bất thối nhiếp. Bất xả bỏ thì Được thích hơn và thượng cầu nhiếp. Cầu Đa văn thì Được thân cận thiện tri thức và vui Đẹp thiện tri thức nhiếp. Tư duy pháp Được nghe thì Được trí huệ và khéo quán nhiếp. –Dây là mười sáu pháp Được nhiếp bởi ba mươi hai pháp ‘’.

Bửu Thủ Bồ Tát lại hỏi : ‘’ Thưa Đại Sĩ; Ba mươi hai pháp ấy lại Được bao nhiêu pháp nhiếp ?’’.

Hư Không Tạng Bồ Tát nói :’’ Ba mươi hai pháp ấy Được nhiếp bởi sáu mươi bốn pháp. Đó là vô ngại tâm thì Được hộ ngã và hộ bỉ nhiếp. Tâm bình Đẳng nơi tất cả chúng sanh thì Được vô biệt dị và nhứt vị nhiếp. Không mỏi mệt thì Được quán như mộng và biết sanh tử như ảo huyễn nhiếp. Siêng cung cấp Đầy Đủ tất cả chúng sanh thì Được thần thôngphương tiện nhiếp. Chẳng xúc nhiễu thì Được hổ thẹn và tin có nghiệp báo nhiếp. Chẳng gia hại thì Đưọc thiểu dụctri túc nhiếp. Chánh Định thì Được không phát não nhiệt và không tán thất nhiếp. Tịch tỉnh thì Được xả bỏ ngô ngã và lìa ngã sở nhiếp. Thọ chánh giáo thì Được cầu pháp và thích muốn pháp nhiếp. Thuận hành thì Được kính trọngbình Đẳng không mõi mệt nhiếp. Tàm thì Được nội tâm dứt trừ và ngoài chẳng hành nhiếp. Quí thì Được tin ưa Phật trí và ở chổ khuất chẳng làm ác nhiếp. Khiêm ti thì Được chẳng ngạo mạn và biết tự hạ mình nhiếp. Lễ kính thì Được thân Đoan và tâm trực nhiếp. Không nhơ uế thì Được Đủ có Định tĩnh và tu tập huệ nhiếp. Chẳng hung dữ thì Được chẳng thô bạo và chẳng lưỡng thiệt nhiếp. Chẳng sai phạm sở hành thì Được chẳng xả bỏ Bồ Đề tâm và niệm Đạo tràng nhiếp. Thành tựu bổn nguyện thì Được xả bỏ ma nghiệp và Phật lực hộ trì nhiếp. Chánh trụ ý thì Được chẳng khinh tháo và chẳng Điệu loạn nhiếp. Chẳng diệu Động thì Được như thạch sơn và chẳng di chuyển Được nhiếp. Như thuyết thì Được sở tác thiện nghiệp và không nhiệt não nhiếp. Năng hành thì Được không hư dối và chẳng bỏ chỗ hướng về nhiếp. Chánh phát thì Được lìa biên kiếnthuận quán thậm thâm nhơn duyên nhiếp.

Chánh tiến thì Được thiện xảophương tiện nhiếp. Tất thắng thì Được chẳng giải Đãidũng mãnh nhiếp. Bất thối thì Được Đại dục và tăng tiến nhiếp. Thích hơn thì Được thấy Phật và nghe pháp nhiếp.Thượng cầu thì Được bỏ lỗi hoạn của các bực Địa và Được công Đức của các Địa nhiếp. Thân cận thiện tri thức thì Được không ghét ganh và tin ưa nhiếp. Vui Đẹp thiện tri thức thì Được kính thuận và chẳng trái nghịch lời dạy bảo nhiếp. Trí huệ thì Được vô thường quánvô ngã quán nhiếp. Thiện quán thì Được tu vô tướng và chẳng dựa Niết bàn nhiếp. Đây là ba mươi hai pháp Được nhiếp bởi sáu mươi bốn pháp’’.

Bửu Thủ Bồ Tát lại hỏi : ‘’Thưa Đại Sĩ; Sáu mươi bốn pháp ấy còn Được mấy pháp nhiếp ?’’.

Hư không Tạng Bồ Tát nói : ‘’Sáu mươi bốn pháp ấy Được một trăm hai mươi tám pháp nhiếp.

Hộ ngã thì Được dứt tất cả ác và thành tựu tất cả thiện căn nhiếp. Hộ bỉ thì Được nhẫn nhục và nhu hòa nhiếp. Vô biệt dị thì Được tâm như nước và tâm như gió nhiếp. Nhứt vị thì Được pháp giới quánnhư như quán nhiếp. Như mộng quán thì Được vô di chuyển quán và vô chơn thiệt quán nhiếp. Như ảo huyễn thì Được vừa theo tánh và vô tự tánh quán nhiếp. Các thần thông thì Được liễu nghĩa và liễu trí nhiếp. Phương tiện thì Được Đại biBát Nhã Ba la mật nhiếp. Hổ thẹn thì Được chẳng che giấu lỗi phạm và hối quá nhiếp. Tin có nghiệp báo thì Được bất phóng dật và sợ ác Đạo nhiếp. Thiểu dục thì Được ở trong sách có chừng hạn và lìa ô uế trước nhiếp. Tri túc thì Được dễ vừa và dễ nuôi nhiếp. Không phát não thì Được cứu cánhcứu cánh biên tế nhiếp. Không tán thất thì Được Đắc nhẫn và bất thối chuyển Địa nhiếp. Xả ngô ngã thì Được chẳng chấp ngã thân và chẳng chấp thọ mạng nhiếp. Lìa ngã sở thì Được vô thamvô si nhiếp. Cầu pháp thì Được trí và Đoạn nhiếp. Thích muốn pháp thì Được chẳng ham ngũ dục và lìa phiền não nhiếp. Kính trọng thì Được sanh ý tưởng là Phật và tưởng cứu lành nhiếp. Không mỏi mệt thì Được thân nhẹ và siêng năng ít ngủ nhiếp. Nội tâm Đoạn trừ thì Được thân niệm xứthọ niệm xứ nhiếp. Ngoài chẳng hành thì Được tâm niệm xứpháp niệm xứ nhiếp. Tin ưa Phật trí thì Được thâm kính trọngtịnh tín nhiếp. Ở chỗ khuất chẳng làm ác thì Được tự chứng biết và chư Thiên thần chứng biết nhiếp. Chẳng ngạo mạn thì Được chẳng tự khen và chẳng chê người nhiếp. Biết tự hạ mình thì Được chẳng hư xưng và chẳng hiển bày Đức tốt của mình nhiếp. Thân Đoan thì Được chẳng hành ba nghiệp bất thiện và chẳng phạm cấm giới nhiếp. Tâm trực thì Được thường xét lỗi mình và chẳng nói chỗ dở của gnười nhiếp. Đủ có Định tĩnh thì Được tâm tịch tĩnh và dứt phiền não nhiếp. Tu trí huệ thì Được tuyển chọn các pháp và biết vô ngã nhiếp. Chẳng thô bạo thì Được thường làm việc lợi íchthuận nhẫn nhiếp. Chẳng lưỡng thiệt thì Được tự Đủ quyến thuộc và hòa hiệp biệt ly nhiếp. Chẳng bỏ tâm Bồ Đề thì Được chúng sanhPhật trí nhiếp. Niệm Đạo tràng thì Được muốn phá ma chúng và thành chánh giác nhiếp. Bỏ ma sự thì Được chánh giác và chẳng bỏ chí Bồ Đề nhiếp. Phật thần lực gia trì thì Được kiên cố hành và thiện thuần chí nhiếp. Chẳng khinh tháo thì Được giữ vững các căn và chẳng bỏ cảnh giới nhiếp. Chẳng Điệu loạn thì Được quán khổ và quán không nhiếp. Như thạch sơn thì Được chẳng cao và chẳng hạ nhiếp. Chẳng di chuyển Được thì Được dứt ái và trừ sân nhiếp. Sở tác thiện nghiệp thì Được trí sở tác nghiệp và bỏ ma sự nhiếp. Không nhiệt não thì Được tịnh giới và tịnh Định nhiếp. Không hư cuống thì Được thành thiệt ngữ và chẳng mong quả báo nhiếp. Chẳng bỏ chỗ hướng về thì Được thành tựu nghiệp bực hiền và chẳng hành khiếp nhược nhiếp. Lìa biên kiến thì Được quán vô sanh và quán chẳng bại hoại nhiếp. Thuận quán thậm thâm nhơn duyên thì Được quán nhơn và quán duyên nhiếp. Thiện xảo thì Được Đệ nhứt không tranh cạnh và chẳng ngạo mạn nhiếp. Phương tiện thì Được ly phương tiện và vô sanh phương tiện nhiếp. Chẳng giải Đãi thì Được thân lực và tâm lực nhiếp. Dũng mãnh thì Được tâm thắng tiến và hại oán Địch nhiếp. Đại dục thì Được chẳng cầu lợi dưỡng và chẳng tiếc thân mạng nhiếp. Tăng tiến thì Được không ngu tối và chẳng thối hườn nhiếp. Thấy Phật thì Được tu niệm Phật và tịnh tiến nhiếp. Nghe pháp thì Được thích Đến chỗ giảng dạy và thích thưa hỏi nhiếp. Bỏ lỗi hoạn các Địa thì Được chẳng tán loạn hành và bỏ lìa ác tri thức nhiếp. Được công Đức của các Địa thì Được phương tiện hồi hướng và chẳng bỏ bổn hành nhiếp. Không ghét ganh thì Được có thể thí cho tất cả và vật vừa ý mà xả bỏ nhiếp. Tin ưa thì Được vô cấu hành và tâm chẳng trược nhiếp. Kính thuận thì Được biết thời biết chỗ hạp nên của thế giantùy thuận hành nhiếp. Chẳng trái nghịch lời dạy bảo thì Được bỏ trừ bất tịnh và tịnh chánh hạnh nhiếp. Vô thường quán thì Được quán Động chuyển và quán bại hoại nhiếp. Vô ngã quán thì Được chẳng có tác giả và chẳng có thọ giả nhiếp. Tu vô tướng thì Được chẳng duyên cảnh giới và trừ giác quán nhiếp. Chẳng dựa Niết bàn thì Được trừ bỏ vô minh và dứt ái trước nhiếp. Đây là sáu mươi bốn pháp Được một trăm hai mươi tám pháp nhiếp «.

Bửu Thủ Bồ Tát nghe Hư Không Tạng Bồ Tát phân biệt những pháp môn như vậy rồi, vui mừng hớn hở Được chưa từng có, liền bạch Hư Không Tạng Bồ tát : ‘’Bạch Đại Sĩ ; Thật là hi hữu, Đại Sĩ có thể thành tựu biện tài nhanh lẹ như vậy và phân biệt biện thuyết rất giỏi. Các sự Được hỏi Đều hay giải bày Được hết.

Như nay tôi hiểu ý nghĩa và văn tự của Đại Sĩ nói, dùng phương tiện như vậy hoặc một kiếp hoặc giảm một kiếp nói chẳng hết Được và biện luận cũng chẳng dứt ‘’’.

Đức Phật bảo Bửu Thủ Bồ Tát : ‘’Đúng vậy Đúng vậy, nầy Bửu Thủ; Đúng như lời ông nói. Bồ Tát Hư Không Tạng ấy nếu diễn nói nghĩa một câu, hoặc một kiếp hay giảm một kiếp nói chẳng hết Được, biện cũng chẳng dứt. Hư Không Tạng Bồ Tátvô lượng vô biên bất khả tư nghị biện tài như vậy “.

Bấy giờ Bửu Thủ Bồ Tát dùng bàn tay che trùm khắp nhà Diệu Bửu Trang Nghiêm Đường, trong bàn tay ấy xuất hiện vô lượng hoa hương anh lạc y phục những món trang sức và những tràng phan lọng Đẹp, tuôn ra những món cúng dường thượng diệu như vậy Để cúng dường Đức Như LaiHư Không Tạng Bồ Tát, trên không có trăm ngàn âm nhạc chẳng trỗi mà tự kêu.

Trong tiếng âm nhạc ấy phát ra những bài kệ vi diệu ca ngợi Đức Như Lai :

Gìn Đức dạy Đức Đủ trăm phước
Tâm ý Điều phục niệm chẳng Động
Sa Môn Đại Sĩ xuống Trời Người
Mười phương Bồ Tát Đều hiện Đến
Danh xưng oai Đức Đấng tự tại
Điều phục chúng sanh trừ si tối
Hay Độ trời người Đang nổi trôi
Đóng cửa ác Đạo khiến thanh tịnh
Đại Thánh khéo nói âm vi diệu
Không sai không lầm âm thanh tịnh
Ba cõi không sánh không ba Độc
Thế Tôn nói pháp cho chúng vui
Ý niệm kiên cố ưa tịch tĩnh
Tối thắng thập lực ai cũng phục
Đã bỏ siểm khúc Được cam lộ
Không có trần lụy chúng quy ngưỡng
Thế Tôn ở chúng chẳng Động chuyển
Mà Độ vô lượng chúng mười phương
Tùy chúng sanh hành hay tùy thuận
Phật tử cũng thích tu hạnh ấy
Mặt nhựt không che hay chiếu khắp
Hay khiến các hoa Được Đua nở
Phật trí huệ quang soi tối tăm
Phật tử Được tỏ cũng như vậy
Như gió vô ngại núi chẳng Động
Sạch như hư không sáng như nhựt
Phật tử phóng quang mưa cam lộ
Vì vậy tôi lạy Phật Bồ Tát.
Đại Thiên nước biển còn lường Được
Mười phương hư không còn bước dược 
Tâm các chúng sanh còn Đồng Được
Công Đức của Phật chẳng cùng tận.

Trên không âm nhạc vang ra mhững bài kệ vi diệu ấy rồi , ma vương Ba tuần nghiêm bị bốn binh chủng Đến chỗ Đức Phật, hóa thân trưởng giả lễ chưn Đức Phật Đứng ở một phía mà bạch Phật rằng :’’Bạch Đức Thế Tôn! Thật là hi hữu, các bực Đại Sĩ ấy có thể thành tựu các thứ thần biến bất khả tư nghị còn có thể thị hiện mhững sự trang nghiêm bất khả tư nghị như vậy.

Bạch Đức Thế Tôn! Đời vị lai có bao nhiêu chúng sanh nghe thần biến bất khả tư nghị nầy mà Được khai ngộ quyết Định chẳng nghi ?

Đức Phật nói :’’Nầy Ba Tuần! Trong Đời vị lai ít có chúng sanh hoặc một người hoặc hai người nghe kinh Điển thần biến bất tư nghị nầy mà Được tin hiểu thì ít có lắm.

Nầy Ba Tuần! Như một sợi lông chia làm trăm phần, lấy một phần lông chấm lấy một giọt nước biền trong Đại hải. ý của ông nghĩ thế nào, giọt nước Được chấm lấy ấy so với nước cả Đại hải ít nhiều thế nào ?

Ba Tuần bạch rằng :’’ Bạch Đức Thế Tôn; Được lấy rất ít, số còn lại rất nhiều “.

Đức Phật nói :’’ Nầy Ba Tuần; Như nước Được lấy rất ít, chúng sanh nghe kinh Điển thần biến bất tư nghị nầy mà có thể tin hiểu Được thì rất ít cũng như vậy. Như trong Đại hải nước còn lại rất nhiều, chúng sanh chẳng tin hiểu Được kinh Đìển thần biến bất tư nghị nầy rất Đông nhiều cũng như vậy.

Nầy Ba Tuần; Nếu có một người trong thờì gian số kiếp bằng số cát sông Hằng , mỗi ngày Đem trân bửu Đầy cả Đại Thiên thế giới dùng Để bố thí, người nầy Được phước chẳng bằng thiện nam tử thiện nữ nhơn nghe kinh Điển thần biến bất tư nghị nầy mà có thể tin hiểu Được phước nầy rất là mhiều. Tại sao, nếu là người tin hiểu kinh Điển nầy, thì biết người ấy thân từ Thích Ca Mâu Ni Phật nghe kinh Điển nầy tin hiểu không nghi. Tại sao, vì nếu là chúng sanh chưa vun trồng thiện căn nghe kinh Điển khó Được thế gian tin nầy mà có thể tin Được thì không có lẽ ấy. 

Nầy Ba Tuần sau khi Phật bát Niết Bàn lúc pháp sắp diệt có Đông chúng sanh kiêu mạn . Những chúng sanh ấy chấp văn tự của Phật nói vì chẳng biết phương tiện nên họ riêng sanh tranh cạnh, bỏ pháp tư duy, bỏ chánh hạnh của mình, vì lợi dưỡng danh dự y phục uống ăn mà tự ràng buộc, thích luận bàn các sự việc thế tục và sách luận văn từ thế tục mà chẳng luận bàn Đệ nhứt nghĩa Đế, chẳng thích suy gẫm Phật vô thượng Đạo, họ lại còn hướng Đến người khác mà luận chê kinh Điển chơn thiệt thâm diệu nầy, Đây là phỉ báng chư Phật. Họ chứa họp khối vô lượng khổ não lớn. Các hạng ma thần ma thiên tá trợ người ấy, vì lợi dưỡng cung kínhdanh dự nên họ lại thêm phóng dật ngạo mạn. Do ngạo mạn mà các người ấy thấy có ai trì giới hiền thiện thọ trì Đọc tụng kinh Điển nầy, họ bèn khi dễ ghét ganh hủy báng. Các người ngu si nầy hiện Đời phá phạm cấm giới. Trong bọn ấy hoặc vì sợ khó sanh sống, hoặc vì hổ thẹn nơi người nên có kẻ giả mặc ca sa, hoặc xả giới hoàn tục. Những kẻ nầy thân hư mạng chết Đọa Địa ngục A Tỳ thọ khổ báo.
Nầy Ba Tuần; Trong Đời vị laichúng sanh cầu Bồ Tát thừa mới phát Đạo tâm căn lành cạn ít nắm lấy nhơn duyên chỉ chấp văn tự chẳng rõ Được nghĩa, thọ trì Đọc tụng kinh Điển thậm thâm như vầy và lúc vì người diễn nói, thì bị người khác khinh khi chê trách. Vì bị người khinh chê nên bèn bỏ các kinh Điển thậm thâm như vầyĐọc tụng các kinh tương ưng với Thanh Văn thừa, Bích Chi Phật thừa. Vì bị ràng buộc bởi lợi dưỡng danh dự các vật cần dùng nên họ trở lại hủy báng các kinh Điển thậm thâm chơn thiệt như vầy. Họ cũng khinh miệt người thọ trì Đọc tụng các kinh Điển ấy, cho Đến chẳng muốn Đưa mắt nhìn ngó. Họ thường thích hạnh thấp kém mà thối thất pháp Đại thừa Bồ Tát. –Dó là thối thất tâm thuần chí và thâm tâm. Ma thần ma thiên Được những người nầy bèn cố gắng làm nhiều cách hoại loạn tâm họ cho Đến khiến chẳng nghe các kinh ấy, dầu cho có nghe thì khiến sanh lòng hủy báng không tin. Các người nầy cũng còn chứa họp vô lượng tội thành tựu nghiệp phá pháp, lìa hẳn Tam Bửu chẳng Được thấy Phật nghe Pháp cúng dường tăng. Tạ sao, vì ở trong pháp luật Được Phật nói mà sanh nghi do dự vậy ‘’.

Bấy giờ ma vương Ba Tuần tự thấy mình có lỗi nên lo rầu sợ sệt Đến lạy chưn Phật rồi Đứng qua một phía.

Hư Không Tạng Bồ Tát hỏi : ‘’ Nầy Ba Tuần; Có chi mà ngươi lo rầu tiều tụy run sợ như người thất chí mà Đứng qua một phía vậy ? ‘’.

Ma vương Ba Tuần nói : ‘’Thưa Đại Sĩ; Tôi từ nơi Phật nghe nói những sự Đáng sợ như vậy nên tôi lo rầu sợ sẽ bị Đọa ác Đạo, ai sẽ cứu tôi. Ở trong pháp luật của Phật dạy tôi luôn luôn làm vô lượng sự trở ngại.Vì vậy mà tôi lo sợ lắm’’

Hư Không Tạng Bồ Tát nói : ‘’Nầy Ba Tuần; Trong Phật pháp có pháp xuất tội. Ông nên Đến chỗ Thế Tôn thành tâm sám hối các tội ác Đã làm chớ có làm lại nữa. Nếu ông có thể như vậy thì sẽ Được lợi ích tốt chẳng luống uổng ‘’.

Nghe lời khuyên ấy, Thiên ma Ba Tuần liền Đến chỗ Đức Phật năm vóc gieo xuống lạy chưn Đức Phật ngước nhìn Phật rơi nước mắt mà bạch rằng :’’Bạch Đức Thế Tôn; Nay tôi thành tâm sám hối từ xưa Đến nay ở trong pháp luật của Đức Phật dạy thường làm vô lượng sự trở ngại. Ngưỡng mong Đức Như Lailòng từ bi thương xót thọ tôi sám hối ‘’.

Đức Phật nói : ‘’Lành thay, lành thay, nầy Ba Tuần; Ông có thể tự thấy các việc ác Đã làm, là thượng thiện thay người có thể ăn năn tội lỗi như vậy ở trong Phật pháp thì làm rộng lớn pháp tạng Như Lai. Chư Phật cũng thọ người ấy sám hối. Vì vậy nên từ nay ông chớ nên phạm nữa ‘’.

Đức Thế Tôn bảo chư Bồ Tát : «Các Đại Sĩ; Nay các người Đều riêng nói pháp quá ma giới hành Để tỏ lòng thương Thiên ma Ba Tuần vậy ”

Trong Đại chúngBồ Tát tên Kim Sơn Vương bạch Đức Phật rằng : «Bạch Đức Thế Tôn; Nếu có người phòng hộ nội giới thì chưa quá ma giới. Nếu thấy tất cả các giới Đồng Phật giới, biết Phật giới ấy tức là phi giới, Bồ Tát nầy có thể quá ma giới».

Bửu Đức Bồ Tát bạch rằng :»Bạch Đức Thế Tôn; Còn có chỗ dựa cậy nương nhờ là chưa khỏi ma giới. Nếu chẳng dựa cậy nương nhờ biết tất cả pháp vô sở Đắc có thể vì chúng sanh nói pháp không sở y, Bồ Tát nầy có thể quá ma giới».

Bửu Thủ Bồ Tát bạch rằng : «Bạch Đức Thế Tôn; Nếu có thủ lấy ngã và ngã sở Đây là ma giới. Nếu không có thủ ngã và ngã sở thì không có tranh cạnh. Vì không có tranh cạnh thì không có tâm hành. Tâm hành còn không có huống là có ma giới ư! Đây là Bồ Tát có thể quá các ma giới vậy.

Vô Tranh Dũng Bồ Tát bạch rằng : «Bạch Đức Thế Tôn; Nếu có xúc có ly thì có tranh tụng, có tranh tụng thì ma Được tiện lợi. Nếu không xúc không ly thì tự mình không có tranh tụng, cũng chẳng làm cho người tranh tụng, vì Được vô ngã vậy. Người không não hành có thể quá ma giới».

Bửu Tư Bồ Tát bạch rằng :»Bạch Đức Thế Tôn; Nếu có vọng tưởng phân biệt thì là phiền não và có phiền não xứ thì là ma giới. Nếu có Bồ Tát biết tất cả pháp khôngtướng mạo, nơi các phiền não thì không vọng tưởng. Hoặc nội hoặc ngoại cũng chẳng biết khác. Vì bỏ lìa tất cả vọng tưởng phân biệt Đây là Bồ Tát có thể quá ma giới».

Lạc Hành Bồ Tát bạch rằng : « Bạch Đức Thế Tôn; Nếu có chỗ thích chỗ chẳng thích thì có yêu có ghét. Nếu có yêu có ghét thì có ma giới. Nếu có Bồ Tát bỏ lìa yêu ghét bình Đẳng hành ở trong các pháp không có hai tưởng, Được nhập bất khả tư nghị giới». Đây là Bồ Tát có thể quá ma giới.

Ly Tranh Bồ Tát bạch rằng : « Bạch Đức Thế Tôn; Ma giới do ngã mà phát khởi. Nếu Bồ Tát có thể biết Được ngã Được vô ngã nhẫn thì biết ngã tịnh, vì biết ngã tịnh nên biết tất cả pháp tịnh, vì biết tất cả pháp tịnh nên biết tất cả pháp tánh tịnh như hư không. Đây là Bồ Tát có thể quá ma giới».

Pháp Tự Tại Bồ Tát bạch rằng : « Bạch Đức Thế Tôn; Nếu thuận phiền não pháp thì bị ái sai sử mà ma Được tiện lợi. Nếu có Bồ Tát ở trong các pháp rất Được tự tại tự nhiên khai ngộ, vì Được chư Phật thọ ký, nơi Bồ Tát pháp trọn chẳng thối chuyển. Đây là Bồ Tát có thể quá ma giới».

Sơn Tướng Kích Vương Bồ Tát bạch rằng : «Bạch Đức Thế Tôn; Nếu tâm có khuyết lậu thì là ma giói. Nếu Bồ Tát giới không khuyết lậu tâm không khuyết lậu thành tựu tất cả pháp không hành, Đây là Bồ Tát có thể quá ma giới».

Hỉ Kiến Bồ Tát bạch rằng : « Bạch Đức Thế Tôn; Nếu người chẳng thấy Phật chẳng nghe pháp thì ma Được tiện lợi. Nếu Bồ Tát thường thấy chư Phật mà chẳng thủ trước sắc tượng, thường nghe pháp mà chẳng trụ trước văn tự do vì thấy pháp thì là thấy Phật . Vì không ngôn thuyết nên có thể nghe pháp. –Dây là Bồ Tát có thể quá ma giới «.

Đế Võng Bồ Tát bạch rằng :»Bạch Đức Thế Tôn; Nếu có cậy có Động thì là ma giới. Nếu Bồ Tát khéo thuận tinh tiến biết tất cả pháp cứu cánh không có tướng thành tựu mà không cậy không Động. Đây là Bồ Tát có thể quá ma giới``.

Đức Minh Vương Bồ Tát bạch rằng :»Bạch Đức Thế Tôn; Nếu hành hai pháp thì ma Được tiện lợi. Nếu Bồ Tát biết tất cả các pháp Đồng với pháp tánh thì chẳng thấy ma giới cùng pháp tánh có khác, biết pháp giới cùng ma giới bình Đẳngvì chẳng hai tướng vậy. Đây là Bồ Tát có thể quá ma giới «. 

Hương Tượng Bồ Tát bạch rằng : «Bạch Đức Thế Tôn; Nếu Bồ Tát khiếp nhược sợ pháp thậm thâm thì ma Được tiện lợi. Nếu dũng kiện Bồ Tát khéo có thể không Đạt ba môn giải thoát, ở trong các pháp thậm thâm chẳng kinh chẳng sợ, vì có thể hiện tiền chứng biết các pháp thiệt tánh. –Dây là Bồ Tát có thể quá ma giới».

Di Lặc Bồ Tát bạch rằng : «Bạch Đức Thế Tôn; Như nước trong biển Đồng một vị mặn.

Trong biển Phật pháp cũng Đồng một pháp vị, Đó là giải thoát vị, ly dục vị. Nếu Bồ Tát khéo hiểu pháp một vị, Đây là Bồ Tát có thể quá ma nghiệp».

Hư Không Tạng Bồ Tát bạch rằng : «Bạch Đức Thế Tôn; Như hư không cứu cánh vô cấu, cứu cánh sáng sạch, cứu cánh chẳng bị tất cả khói bụi mây mù làm rối nhiễu. Cũng vậy tâm bồ tát như hư không, biết rõ tất cả các pháp tánh thường thanh tịnh, cũng chẳng bị tất cả khách trần phiền não làm rối nhiễu Được Đến bỉ ngạn Bát Nhã Ba la mật lìa các tối tăm, nơi các pháp dược huệ quang minh. Đây là Bồ Tát có thể quá ma giới».

Văn Thù Sư Lợi Pháp Vương Tử Bồ Tát bạch rằng : « Bạch Đức Thế Tôn; Nếu có ngôn ngữ thì có trệ ngại, nếu có trệ ngại thì có ma giới. Nếu pháp chẳng bị tất cả ngôn thuyết biểu thị bèn không trệ ngại. Sao gọi là pháp chẳng ngôn thuyết Được ? Đó là Đệ nhứt nghĩa. Trong Đệ nhất nghĩa cũng không có văn tự và nghĩa. Nếu Bồ Tát có thể hành Đệ nhất nghĩa Đế, nơi tất cả pháp Đều không có sở hành. Đây là Bồ Tát có thể quá ma giới, vì không có sở quá vậy «.

Đức Phật nói với Ma vương rằng : « Nầy Ba Tuần; Ông có nghe nói pháp quá ma giới chăng ? «

Ma vương bạch rằng :`` Bạch Đức Thế Tôn; Tôi Đã có nghe «.

Đức Phật nói : « Nầy Ba Tuần; Nếu có người hành những pháp ấy thì tất cả các ma không làm gì Được. Nếu có ma muốn ở nơi hành nhơn ấy mà phát khởi các ma sự thì trọn chẳng thể làm Được mà còn gây nên vô lượng tội lỗi. Vì vậy nên , Ba Tuần nầy, ông phải phát tâm Vô thượng Bồ Đề, ở nơi pháp quá ma giới ấy phải kiên trì phụng hành. Nếu ông có thể hành như vậy thì có thể quá tất cả quốc giới ma.

Nầy Ba Tuần; Dụ như bợn dơ Đóng từ cả trăm năm, có thể trong một ngày giặt rửa sạch sẽ. Cũng vậy, trong trăm ngàn kiếp chứa họp các nghiệp bất thiện, vì Phật pháp mà khéo thuận tư duy trong một ngày một giờ Đều có thể tiêu diệt.

Nầy Ba Tuần; Như cỏ khô chứa họp Đống lớn như núi Tu Di, lấy chút lửa ném vào thì mau cháy hết. Cũng vậy dùng ít sức huệ có thể trừ diệt vô lượng khối tối tăm. Tại sao ?

sáng trí huệ dũng mãnh mà vô minh thì kém yếu vậy «.

Lúc ấy ma vương Ba Tuần nghĩ rằng : 

Đức Thế Tôn Đại từthương xót tôi mà nói cho tôi về pháp Bồ Đề tâm. Nay tôi nên ở chỗ Đức Như Lai vun trồng chút ít căn lành.

Nghĩ xong, ma vương Ba Tuần hóa ra tám vạn bốn ngàn lọng báu rất Đẹp lạ với vô lượng hoa hương anh lạc hương bột hương xoa, rồi bảo quyến thuộc mình rằng : ” Chư Phật Thế Tôn xuất thế rất khó, các người nên Đồng Đến chỗ Đức Thế Tôn Để cúng dường «. Trong Thiên ma quyến thuộc có tám vạn bốn ngàn chúng cùng ma vương Ba Tuần Đem Đồ cúng như lọng báu hoa hương dâng lên Đức Phật và Đồng phát tâm Vô thượng Bồ Đề.

Ngoài ra cón có các Thiên ma quyến thuộc chẳng có tín tâm chẳng phát tâm Bồ Đề, họ hiện hình tướng cười chê luận bàn về ma vương Ba Tuần rằng :» Thật là hi hữu cho Ba Tuần có thể ở trước Sa Môn Cù Đàm trá hiện tướng Đốc tín như vậy, coi Cù Đàm như người chí thân. Hoặc là Ba Tuần muốn ở nơi Sa Môn Cù Đàm học chú thuật nên nay ở trước mặt Cù Đàm ca ngợi chăng ? «.

Trong chúng ấy có ma tử Xử Diện và các ma tử Đều không có tín tâm Đều nói rằng :`` Giả sử Sa Môn Cù Đàm dùng các phương thuật hồi chuyển ma vương, chúng ta sẽ lập các phương tiện làm cho kinh Điển như vậy chẳng lưu bố Được, dầu có lưu bố cũng làm cho ít người hộ trợ , cũng làm cho ít người tín thọ phụng hành bị nhiều người khinh tiện, thường lạc ở Địa phương biên Địa chẳng cho tuyên truyền tại trung tâm các nước, chúng ta sẽ khiến các chúng sanh bần cùng không oai Đức Được nghe và thường bị người có oai Đức hào phú chẳng tin chê trách «.

Bấy giờ Đức Thế Tôn bảo Hư Không Tạng Bồ Tát : “Nầy Đại Sĩ! Ông có nghe các ma tử nói lời ác ấy chăng ?”.

Hư Không Tạng Bồ Tát bạch rằng : “Bạch Đức Thế Tôn! Tôi có nghe”

Đức Phật nói : “Nầy Hư KHông Tạng; Vì vậy mà ông nên hộ trợ an ủi kinh Đìển thậm thâm vi diệu như vậy vì Để hàng phục các ma thần”.

Hư Không Tạng Bồ Tát bạch rằng : “ Bạch Đức Thế Tôn; Mười phưong chư Phật Đều Đã hộ trì kinh Điển như vậy. Chúng tôi cũng nên an ủi thọ trì”.

A bạt Đê, bạt Đê, tỳ bạt Đê, bà hê Đa nâu tán Đề, Đầu lâu Đà la ni, niết già Đa niết già Đa ni, xa mế bát già Đa ni, mê la dục Đê, già lâu na niết nựu Đề, tát giá bạt Đê, phù Đa lặc sai, Đạt ma niết chiết Đê, Đạt ma lặc sai, úc cưu ly, thi cưu ly, hưu lâu hưu lâu hưu lâu Đức ca ly, Đa bà bà Đế Đê, thi la nâu bà Đế Đê, a xoa dạ niết thế trì, chỉ xa bà ca lợi thí, phật Đà yết Đề mị Đê, Đạt ma huất kỳ la nê, tăng già nâu kìm mế, a nâu Đầu lệ.

Chẳng thể tế Độ Được
Quyến thuộc ma hư hoại
Nếu ai phạm kinh nầy
Không có các Đao trượng
Thuận chỗ lành mình làm
Là chỗ làm chư Thánh
Những câu lành và tốt
Thuận với dòng giải thoát
Phá các luận ngoại Đạo
Hàng phục các chúng ma
Tứ Thiên Vương thường hộ
Và cùng Thiên Đế Thích
Phạm Thiên Vương thế chủ
Hàng chư Thiên phụng Phật
Người hộ trì Bồ Đề
Chư Thiên thần như vậy
Thường phải nên ủng hộ
Hàng phục các chúng ma
Vì lợi ích chúng sanh
thọ trì chánh pháp
Hộ trì thuyết pháp
Đều phải nên ủng hộ

Hư Không Tạng Bồ Tát nói chú ấy rồi, tức thì nhà Diệu Bửu Trang Nghiêm Đường và cả Đại Thiên thế giới chấn Động sáu cách.

Lúc các ma tử thấy trên không có năm trăm Mật Tích Lực Sĩ cầm chày kim cương chói sáng như lửa rất Đáng sợ.

Chư Mật Tích xướng lên rằng : « Nếu có ma tử và ma thần nào nghe chú ấy mà không phát tâm Vô Thượng Bồ Đề, chúng ta sẽ Đập bể Đầu họ thành bảy phần.

Chư ma tử và các quyến thuộc kinh sợ run rẩy lông trên thân Đều dựng Đứng, liền chắp tay lễ Đức Phật mà bạch rằng : «Bạch Đức Thế Tôn! Chúng tôi nay phát tâm Vô Thượng Bồ Đề. Lành thay Thế Tôn mong cứu chúng tôi khỏi sự kinh hoàng nầy Để Được an vui vô úy «.

Đức Phật bảo Tôn Giả A Nan rằng :`` Trước Đây các ma tử nầy có nói rằng : Chúng taĐời sau nơi kinh Điển nầy sẽ làm trở ngại. Ắt sẽ xứng với bổn thệ ấy mà làm trở ngại. Kinh Điển như Đây chỉ sẽ do Phật thần lực và chư Bồ Tát thọ trì mà sẽ Được lưu bố trong Đời, nhưng không có Được nhiều người thọ trì phân biệt giải thuyết.

Nầy A Nan! Ông có thấy các ma tử vì muốn thoát khỏi sự kinh sợ mà phát tâm Vô thượng Bồ Đề chăng ?».

Tôn Giả A Nan bạch rằng : « Bạch Đức Thế Tôn; Tôi Đã thấy «.

Đức Phật nói : « Nầy A Nan ¡ Lời nói phát tâm ấy sẽ làm nhơn rời lìa ma sự cho các ma tử, vì họ chẳng thâm tâm phát tâm Vô thượng Bồ Đề vậy.

Nầy A Nan; Đời vị lai sẽ có Phật xuất thế hiệu là Vô Cấu Tướng Như Lai Ứng Cúng Chánh Biến Tri, ma vương Ba Tuần nầy ở chỗ Đức Phật ấy sẽ bất thối chuyển phát tâm Vô thượng Bồ Đề . Đức Phật Vô Cấu Tướng biết Ba Tuần thâm tâm thành tựu nên sẽ thọ ký Vô thượng Bồ Đề cho. Lúc vị lai ấy, vẫn làm ma vương thâm tâm kính tin nơi chánh pháp Như Lai.

Như lúc Phật Di Lặc xuất thế, có ma vương tên là Đạo Sư thâm tâm kính tin Phật, Pháp và Thánh chúng. Năm trăm ma tử nầy cũng sẽ ở lúc Đó sanh trong hàng ma, họ sẽ ở chỗ Phật Di Lặc, vì Bồ Đềvun trồng các căn lành, cho Đến lúc Ba Tuần thành Phật sẽ thọ ký Vô thượng Bồ Đề cho họ.

Nầy A Nan; Ma vương Ba Tuần nay dầu phát tâm Vô thượng Bồ Đề mà vẫn do dự bất Định chút ít. Dầu vậy ông ấy sẽ lần lần thành tựu vô lượng công Đức làm bực Thế Tôn như Phật hiện nay «.

Lúc bấy giờ trong Đại chúng có vô lượng vô biên chư Thiên, thế nhơn Đế Thích, Phạm Thiên, Hộ Thế Thiên Vương nghe Đức Phật thọ ký cho ma vương Ba Tuần sẽ Được thành Vô Thượng Bồ Đề, tất cả Đều vui mừng hớn hở than chưa từng có Đồng chắp tay hướng lên Phật bạch rằng : « Thật là hi hửu, ai Được thấy Phật ắt Được thành tựu vô lượng khối pháp bửu công Đức. Tại sao, hoặc có chúng sanh chẳng tin muốn làm nhiễu loạn Như Lai mà Được thấy Phật, hoặc có chúng sanh gặp gở thấy Phật , thì làm nhơn lành cho kẻ ấy nhẫn Đến làm nhơn khiến họ Được Niết bàn.

Bạch Đức Thế Tôn; Trừ ngoài Đức Như Lai Ứng Cúng Chánh Biến Tri, còn có ai có thể phân biệt biết rõ căn chúng sanh như vậy ?».

Đức Phật bảo hàng chư Thiên và thế nhơn rằng : « Như lời các người Đã nói, có ai Được thấy Phật thì Đều nhờ lợi ích cả. Các người nên biết rằng hoặc có chúng sanh thiện căn Đều hết, trong vô lượng vô số na do tha kiếp không có phần Được thân ngưới, các chúng sanh nầy thấy Phật bèn làm nhơn lành nhẫn Đến khiến họ Được Niết bàn.

Đức Như Lai có thể làm phước Điền vô thượng vô lượng bất tư nghì như vậy .

Nầy chư Thiên nhơn; Tâm tánh thường thanh tịnhphàm phu chúng sanh chẳng thể như thiệt thấy. Vì chẳng thể như thiệt thấy biết Được nên nói là cấu. Còn người có thể chơn chánh thấy biết thì nói là tịnh. Nhưng trong Đệ nhứt thiệt nghĩa không có một pháp nào là khả tịnh khả ố cả. Các người nên biết các phiền não không có phương không có xứ chẳng nội chẳng ngoại, do vì chẳng thiện thuận tư duy nên sanh phiền não, còn thiện thuận tư duy thì không có phiền não. Người tăng giảm chẳng bình Đẳng thì sanh phiền não, còn không tăng giảm thì không phiền não . Hư ngụy vọng tưởng thì sanh phiền não, không vọng tưởng thì không phiền não. Vì vậy mà Phật nói như thiệt biết tà kiến thì là chánh kiến, mà tà kiến cũng chẳng tức là chánh kiến. Người có thể như thiệt biết thì không hư vọng tăng giảm thủ trước,vì vậy nên gọi là chánh kiến.

Nầy chư Thiên nhơn! Như Đại Địa thủy giới phong giới y nơi hư không mà trụ. Hư không không có chỗ y trụ, như vậy thì Đại Địa cũng không chỗ y trụ mà giả có tên là y trụ. Các người nên biết như vậy. Khổ y nơi nghiệp nghiệp y nơi kiết sử, mà khổ nghiệp kiết sử Đều không có sở y, vì tâm tánh thường thanh tịnh vậy. Do Đó mà biết rằng tất cả các pháp không có căn bổn Đều không có chỗ trụ, do giả ngôn thuyết mà nói là có, thiệt thì không có vậy. Do cớ nầy nên nói tất cả pháp bổn tánh thường tịnh cứu cánh vô sanh vô khởi.

Nầy chư Thiên Nhơn! Pháp môn ấy gọi là tánh thường tịnh pháp môn. Bồ Tát thông Đạt pháp môn nầy thì không bị các phiền não làm nhiễm ô, cũng chẳng cậy dựa pháp môn thanh tịnh ấy, vì Đã xả bỏ tất cả các cậy dựa Động lay vậy. Do Đây mà Được Đạo bình Đẳng quá ma giới nhập vào Phật giới, cũng có thể nhập vào Được chúng sanh giới mà chẳng Động pháp giới. Biết tất cả pháp khônggiới không có phi giới , có thể mau Đến Nhứt thiết trí giới».

Lúc Đức Phật nói pháp ấy, có năm trăm Bồ Tát Được Vô sanh Pháp nhẫn.

Bấy giờ Trưởng giả Thân Việt ở trong chúng rời chỗ ngồi Đứng vậy Đến lễ chưn Phật mà bạch rằng : «Bạch Đức Thế Tôn! Đức Phậtchúng tôi mà nói kinh Điển thậm thâm nầy.

Trước kia tôi vì xúc não Phật nên làm hầm lửa lớn và dâng cơm có Độc. Nhưng Đại thánh Như Lai là Đấng chẳng thể làm hại Được, do Đó nên tôi Đối với Phật sanh lòng kính trọng. Từ ngày ấy Đến nay, lòng nghi hối của tôi còn chưa có thể trừ dứt. Hôm nay từ nơi Đức Phật Được nghe kinh Điển thậm thâm vi diệu nầy lòng nghi hối liền trừ tâm không chướng ngại Được hạnh an lạc. Vì vậy mà nay tâm kính tin của tôi càng thêm tăng trưởng. Nay trong nhà tôi có nhiều của cải châu báu sẽ mang cúng dường Phật Pháp và Tăng cùng các Sa Môn, Bà La Môn kẻ nghèo cùng hạ tiện xin ăn.

Bạch Đức Thế Tôn! Có ai Được nghe kinh Điển dứt tất cả kiết phược thậm thâm nầy mà còn tham lấy các thứ của cải vật chất!».

Hư Không Tạng Bồ Tát bạch rằng : « Bạch Đức Thế Tôn! Thật là hi hữu, chư Phật Như Lai Vô Thượng Bồ Đề rất là thậm thâm khó lường biết Được. Nếu có Bồ Tát ở Đời vị lai xả thân mạng mình và lợi dưỡng danh dự mà có thể thọ trì Phật Bồ Đề rất là khó có».

Trong Đại chúng có sáu mươi tám ức Bồ Tát Đứng dậy chắp tay hướng lên Phật Đồng nói kệ rằng :

Thế Tôn diệt Độ rồi
Chúng tôi có thể nhẫn
Xả thân thọ mạng mình
Để hộ trì chánh pháp
Xả lợi dưỡng danh dự
Rời lìa các tham trước
Nguyện hộ trì chánh pháp
Vì Được Phật trí vậy
Bị mắng chửi quở trách 
Và lời khinh chê chọc
Vì có hộ chánh pháp
Sẽ nhẫn nhịn nhận Đó
Bị khi dễ phá cợt
Xướng nói kêu ác danh
Sẽ dùng lòng từ nhẫn
Để hộ trì kinh nầy
Tỳ kheo Đời vị lai
Chấp trước ham các cõi
Cùng ma làm bè Đảng
Phỉ báng Phật chánh pháp
Phá cấm giới làm ác
Chuyên nghiệp thế tục lụy
Bị danh lợi che trùm
Nên chẳng thích chánh pháp
Cậy biết các tục Điển
Kiêu mạnphóng dật
Cao khoe mình hay giỏi
Khinh miệt người chánh hạnh
Thường bỏ chỗ nhàn tĩnh
Thích ở chốn ồn ào
Học văn từ thế tục
Chấp chặt lấy ngô ngã
Chẳng biết giáo hóa người
Chẳng trao giồi trí huệ
Bỏ tọa thiền niệm Phật
Chẳng gần kề Tam Bửu
Người không có trí huệ
Kết bè Đảng cầu lợi
Siêng cùng chung kiết sử
Thích thọ người dâng cúng
Thấy người từ tâm thí
Tham tiếc như của mình
Thường qua Đến chỗ người
Luận nói những thế sự
Ruộng nhà và nghề nghiệp
Cùng những sự bán buôn
Siêng ham cầu lợi tức
Còn tự sưng Sa Môn
Ngạo mạn chấp lấy có
Dựa cậy nơi tà kiến
Nghe nói pháp tánh không
Sẽ kinh hoàng sợ hải
Họ lánh xa chánh pháp
Chỉ biết cầu hiện báo
Họ sẽ hư vọng nói
Phi pháp nói là pháp
Tai hoạn lớn như vậy
Các Tỳ Kheo tệ ác
Ma cùng với ma tử
Lại sẽ tá trợ nhau
Kinh văn thì là một
Nói nghĩa Đều riêng khác
Đều luận theo ý mình
Kẻ ngu sẽ như vậy
Các kinh Điển thâm diệu
Hay làm cho giải thoát
Họ sẽ ngăn trở Đó
Trái lại nói sự cạn
Ta thắng còn ngươi liệt
Do thắng nên Đắc quả
Ở trong các Phật pháp
Sẽ tranh cạnh như vậy
Lúc cạnh tranh như vậy
Chúng sanh bị phá hoại
Bị phi pháp tri thức
Làm cho phải não bức
Vị lai mạt thế ấy
Lòng rất Đáng lo sợ
Chúng tôi trì chánh pháp 
Đấng cứu thế chỗ nói 
Chúng tôi thường từ tâm
Chẳng rời bỏ pháp luật
Sanh khởi chánh Đại bi
Để thủ hộ cho Đời 
Phá giới thích làm ác
Chẳng an trụ chánh pháp
Sa Đọa nơi Đạo nào
Chúng tôi thường lo thương
Thấy cố ý làm ác
Hủy báng nơi chánh pháp
Chúng tôi trọn chẳng cùng
Chung làm thân bạn Đảng
Thường dùng sức chúng tôi
Khéo thủ hộ lỗi miệng 
Thấy những người vô dụng
Chẳng nói lỗi của họ
Chúng tôi trụ dồng thánh
Đầu Đà hộ tịnh giới
chánh Định tu huệ
Thường siêng năng tu hành
Lìa ồn náo thế gian
Thích ở chỗ nhàn tĩnh
Không tham trước như nai
Khéo Điều phục tri túc
Nếu lúc Đến tụ lạc 
Nhiếp các căn ít nói
Thấy người diễn thuyết pháp
Cùng nhau luận chánh pháp
Ái ngữ làm lợi ích
Để giáo hóa chúng sanh
Lại thuyết pháp cho họ
Khiến họ dứt ác hạnh
Chúng tôichánh pháp
Kẻ ở xa tôi Đến
Vì họ mà thuyết pháp
Để lợi ích cho họ
Nếu thấy hàng phàm ngu
Có người kém mất ấy
Tôi chỉ nên tự hộ
Trụ chánh pháp hành nhẫn
Hủy nhục hay cung kính
Tôi sẽ vững như núi
Chẳng nhiễm pháp thế gian
Làm Đạo Sư cho Đời
Các Tỳ Kheo phạm giới
Nếu Đến quở trách họ
Bảo tự xét lỗi mình
Đó sẽ là nghiệp báo
Sẽ vì các hạng ấy
Những chúng sanh ganh ghét
Trước tỏ lời thân thiện
Hiện làm cách cung kính
Người ấy liền quan niệm
Ta cũng là Sa Môn
Thành tựu Đức hạnh ấy
Không bị tiếng xấu chăng
Các người phạm cấm giới
Như là người thất chí
Nghe kinh nầy lo sợ
Như sứt mũi soi gương
Những phương tiện phải làm
Họ chẳng muốn nghe theo
Lại còn bảo người khác
Rằng chẳng phải chánh pháp
Họ còn bảo quốc vương
Phá lòng tin thần dân
Phỉ báng pháp chơn chánh
Rằng chẳng phải Phật nói
Chúng tôi ở lúc nầy
Do thần lực của Phật
hộ trì chánh pháp
Nên chẳng tiếc thân mạng
Thế Tôn biết chúng tôi
Lời nói không hề sai
Sẽ kiên trì thủ hộ
An trụ chánh pháp ấy
An trụ lời thành thiệt
Đúng như lời mà làm
Vui Đẹp chư Như Lai
Mới thành tựu Bồ Đề

Hư Không Tạng Bồ Tát khen chư Bồ Tát rằng : « Lành thay lành thay, nầy chư Đại Sĩ! Các Ngài có thể phát nguyện thành thiệt thọ trì Đại pháp vô thượng thậm thâm vi diệu của Như Lai, thật là rất tốt vậy».

Hư Không Tạng Bồ Tát bạch Đức Phật :``Bạch Đức Thế Tôn! Có thiện nam tử thiện nữ nhơn thọ trì Đọc tụng kinh Điển nầy thì Được bao nhiêu phước ?».

Đức Phật nói :`` Nầy Hư Không Tạng! Ví như cả mười phương mỗi phương Đều có mười Đại Thiên thế giới, Đem nghiền nhỏ tất cả Đại Thiên thế giới ấy thành vi trần họp chung thành một Đống. Giả sử có người thành tựu thần túc vô lượng oai Đức thọ mạng lâu dài, người nầy mang Đống vi trần ấy Đi phương Đông quá số thế giới bằng số Đống vi trần ấy mới bỏ rơi xuống một vi trần. Cứ như vậy Đi qua phương Đông mãi Đến bỏ rơi hết số vi trần ấy, nhưng các thế giới vẫn chẳng hết. Như Đi qua phương –Dông bỏ rơi vi trần, Đi qua chín phương kia bỏ rơi hết số vi trần cũng như vậy, nhưng các thế giới cũng chẳng hết.

Nầy Hư Không Tạng! Các thế giới như vậy chừng có nhiều chăng ?».

Hư Không Tạng Bồ Tát bạch rằng : «Bạch Đức Thế Tôn! Số thế giới ấy rất nhiều rất nhiều vô lượng vô biên chẳng thể Đếm biết Được”.

Đức Phật nói : «Nầy Đại Sĩ! Các thế giới ấy hoặc có dính vi trần hay không dính vi trần Đều Đem họp cả lại làm một thành cao rộng bằng nhau, trong thành chứa Đầy hột Đình lịch. Số hột Đình lịch nầy có thể Đếm biết Được chăng ?».

Hư Không Tạng Bồ Tát bạch rằng :`` Bạch Đức Thế Tôn! Giả sử dùng thí dụ còn chẳng rỏ Được huống là có thể Đếm biết, chỉ trừ Đức Như Lai, không ai có thể Đếm biết Được».

Đức Phật nói : «Nầy Đại Sĩ! Đúng như vậy, Đúng như vậy, như lời ông nói, chỉ có Như Lai biết Được số hột Đình lịch ấy. Nầy Đại Sĩ! Nếu như có người thành tựu thần túc vô lượng oai Đức có thể dùng miệng thổi những hột Đình lịch ấy rải tan mười phương, một hột Đình lịch rơi xuống một thế giới, trong chẳng quá một hột. Nầy Đại Sĩ ! Theo ý ông nghĩ thế nào ? Những thế giới Được hột Đình lịch rơi xuống ấy chừng có nhiều không ?».

Hư Không Tạng Bồ Tát bạch rằng : «Bạch Đức Thế Tôn! Những thế giới ấy chẳng phải tâm lực có thể phân biệt Được. Giả sửphân biệt khiến tâm người phải mê loạn».

Đức Phật nói : «Nầy Đại Sĩ! Nay Phật bảo với ông, nếu có thiện nam tử thiện nữ nhơn hành Bồ Tát Đạo, ngày ngày Đem vô lượng trân bửu Đầy cả những thế giới ấy Để bố thí không hề thôi nghỉ cũng chẳng làm việc khác.

Nếu có thiện nam tử, thiện nữ nhơn thọ trì Đọc tụng thơ tả kinh Điển thậm thâm nầy, chẳng cầu lợi dưỡng, vì Bồ Đề mà diễn nói cho người, nhẫn Đến chỉ làm cho một người sau khi nghe rồi khuyên ở nơi Vô thượng Bồ Đề nhẫn Đến phát một niệm lành, vì muốn khiến chánh pháp Được còn lâu ở thế gian vậy. Công Đức của người nầy hơn người bố thí kia cả trăm lần, ngàn lần, trăm ngàn vạn lần, nhẫn Đến chẳng phải toán số thí dụ biết Được. Huống là có thể khiến người nghe pháp nầy an trụ nơi Vô thượng Bồ Đề. Tại sao, vì có thể diễn nói vô lượng thiện căn thành tựu chư Bồ Tát như vậy Để hộ trì chánh pháp.

Nầy Đại Sĩ! Phật chẳng thấy Bồ Tát còn có pháp nào khác có thể hơn chánh hạnh kiên cố nhiếp các thiện pháp giáo hóa chúng sanh nầy».

Hư Không Tạng Bồ Tát bạch rằng : « Bạch Đức Thế Tôn! Thật là hi hữu, Như Lai bất khả tư nghị, Đại pháp của Như Lai cũng bất khả tư nghị. Như Đại pháp của Như Lai bất khả tư nghị, người thọ trì kinh Điển nầy Được công Đức cũng bất khả tư nghị.

Ngưỡng mong Đức Như Lai hộ trì kinh nầy vì Đời dương lai khiến các thiện nam tử thiện nữ nhơn thọ trì chánh pháp tay Được kinh nầy ôm ở trong lòng chẳng rời lìa. Nếu là người Đáng lìa khỏi sanh tử thì chẳng từ người khác nghe pháptự nhiên Được khai ngộ Bồ Đề. Ngộ Bồ Đề rồi lại rộng vì người mà diễn nói». 

 Đức Phật nói :`` Nầy Đại Sĩ! Lắng nghe lắng nghe, khéo suy nghĩ Đó, Phật sẽ vì hộ kinh Điển nầy mà nói chương cú triệu thỉnh Hộ Thế Tứ Thiên Vương, Thiên Đế Thích, Phạm Thiên Vương các vị Thần Thiên. Do vì Được chương cú nầy triệu thỉnh nên chư Thiên chư Thần ấy sẽ ủng hộ các thuyết Phápthọ trì kinh nầy lúc diễn nói kinh Điển thậm thâm khó Được Đời tin ấy, làm cho không ai làm trở ngại Được. Đó là hoặc bị quốc vương Đại thần Đuổi ra khỏi nước, hoặc bị bịnh nặng, hoặc lúc Đấu tranh nổi lên, hoặc quốc Độ có tật dịch. Lúc các sự tai nạn ấy phát khởi do sức thần chú làm cho liền tiêu diệt chẳng trở ngại Được. Những gì là thần chú chương cú ? Liền nói chú rằng :

Đầu Đầu lệ, Đề Đề lệ , Đà dạ ki Đế, Đà dạ la già la, ni Đế Đề, tỳ bà tri, xa mế, xa di Đa tỳ, mục xí, chiên Đế Đê, ni kỳ noa nễ, a nâu Đa lệ, minh da la ni, bà ki tư, bát tha thâu Đà ni, bát Đà nâu chỉ, bát Đà tán Đề, bát nhã mâu lệ, a bà cứu lệ, phù Đà lặc sai, luật na tát chi, Đa bà tát chi, Đa bà bát Đê .

Tùy Phật ý, thuận Pháp tánh, cung kính Tăng, thế chủ tín hộ thế Tứ Vương vì các Phật tử thọ trì chú nầy hộ trì người thuyết pháp» .

Lúc ấy Tứ Thiên Vương liền Đứng dậy chắp tay hướng lên Phật mà bạch rằng : «Bạch Đức Thế Tôn; Chúng tôi sẽ hộ trì các Phật tử thọ trì kinh nầy. Liền nói chú rằng : Thủ tì, thủ bà bát Đê, thủ Đề Đế, mục Đa ủng, Đà lê ủng, Đà la ni, phả Đam mế, a kỳ ủng khiếp ti, a mục xí, Đà la ni Đà ủng, tẩu thủ sái hê na, tì Đề tì Đà lại tán Đề, tam mế, bà dạ mế, ma lại di, ba phiến Đa Đề, hưu hưu, hê hê, khưu lâu khưu lâu lệ».

Lúc Tứ Đại Thiên Vương nói chú bất khả phạm ấy rồi, Thiên Đế Thích liền Đứng dậy tâm tịnh vui vẻ chắp tay hướng lên Phật mà nói kệ rằng : 

Lúc Đời mạt Đói kém
Các Đại Sĩ lớn rộng
Thọ trì nói kinh nầy
Tôi sẽ hầu hạ họ.

Nói kệ xong, Thiên Đế Thích liền nói chú rằng :

Di Đê, thủ tì, ma ha di Đê, Đạt ma di Đê, thiên Đa già lệ, ma di Đê, tát giá di Đê, na Đề mế, a nâu Đa lệ, a nâu Đầu ủng, a nâu lặc sai, tát bà tát Đỏa a nâu già hê, a na nâu Đa ti, tu ký Đê, a tỳ lô Đề, a tỳ già hê, phù Đề bồ xá mế, nhị ly, yết tha ni Đê, nê Đề la ni, a na tha bà sai Đế, mế Đê, mế Đê xà gia tư, tu sa la.

Các Ngài khởi thiền lạc
Đến hộ người trì pháp
Các thế giới Thế Tôn
Thảy Đều Đồng thọ trì.

Phạm Tự Tại Thiên Vương Đứng dậy khen Thích Phạm Hộ Thế chư Thiên rằng : « Lành thay, lành thay; Các Ngài bèn có thể vì hộ chánh pháp, vì trì pháp, vì người thuyết pháp mà phát Đại trang nghiêm. Các Ngài Đúng là phải nên như vậy rất Được tiện nghi tùy theo pháp luật của Như Lai trụ thế lâu hay mau, trong thời gian ấy sẽ có người hiểu biết chánh hành pháp hành. Trong bao nhiêu thời gian ấy hàng chư Thiên và thế nhơn sẽ rất hưng thạnh cung Điện nhà cửa dẫy Đầy. Sau khi chánh pháp nầy diệt, hàng chư Thiên và thế nhơn trở lại giảm ít, cung Điện nhà cửa trống hoang».

Đức Phật nói với Di Lặc Bồ Tát rằng : « Nầy Di Lặc! Ông thọ trì kinh Điển thậm thâm nầy Đọc tụng biên chép rộng vì người mà diễn nói.

 Nầy Di Lặc! Nay Phật Đem kinh Điển thậm thâm như Đây phó thác ông Để Đại pháp nầy còn lâu ở thế gian, Để hàng phục các chúng ma, Để lợi ích tất cả chúng sanh, Để tất cả ngoại Đạo chẳng Được tiện lợi, Để dạy bảo chư Bồ Tát gần kề kinh nầy chẳng xa rời, vì muốn khiến Phật pháp Đại minh còn lâu ở thế gian mà chẳng suy diệt vậy, vì khiến giống Phật Pháp Tăng chẳng Đoạn tuyệt vậy».

Di Lặc Bồ Tát liền bạch Phật rằng : «Bạch Đức Thế Tôn! Lúc Đức Như Lai còn tại thế và sau khi diệt Độ, tôi sẽ thường thọ trì kinh Điển thậm thâm nầy rộng tuyên lưu bố. Tại sao, vì người thọ trì pháp nầy thì là thọ trì chánh pháp của tất cả chư Phật quá khứ vị lai hiện tại, chớ chẳng phải chỉ thọ trì chánh pháp của một Đức Phật.

Bạch Đức Thế Tôn! Tôi cũng vì tự hộ pháp của mình vậy.

Bạch Đức Thế Tôn! Tôi thường cùng Đại chúng chư Thiên câu hội ở Đâu Suất Thiên cung thường vì họ mà rộng diễn nói kinh Điển thậm thâm nầy. Tôi còn sẽ làm cho người thọ trì Đọc tụng kinh nầy tay họ Được kinh nầy ôm giữ trong lòng chẳng rời quyển kinh.

Bạch Đức Thế Tôn! Đời mạt thế sau, nếu lúc pháp muốn diệt, có ai thọ trì kinh nầy rồi vì người mà diễn nói, nên biết Đó là do oai thần của Di Lặc kiến lập vậy.

Bạch Đức Thế Tôn! Trong lúc ấy dầu có nhiều ma sự nhiễu loạn hành nhơn, các người thuyết pháp vì dựa nơi phiền não ma nên bị ma nhiếp trì mà chẳng thích kinh nầy chẳng siêng tu tập tranh cạnh thị phi lẫn nhau, chúng tôi sẽ Đồng siêng làm phương tiện khiến người thuyết pháp ưa thích kinh nầy thường siêng tu tập Đọc tụng thông thuộc rộng vì người mà diễn nói».

Đức Phật nói : « Lành thay, lành thay, nầy Di Lặc! Ông có thể vì hộ trì chánh pháp mà làm sư tử hống. Chẳng phải chỉ hôm nay ông ở trước ta làm sư tử hống, mà ông cũng ở trước vô lượng a tăng kỳ chư Phật quá khứ làm sư tử hống hộ trì chánh pháp».

Đức Phật bảo Tôn giả A Nan : « Nầy A Nan! Ông có thọ trì kinh nầy chăng?».

Tôn giả A Nan bạch rằng : « Bạch Đức Thế Tôn! Do thần lực của Phật nên tôi Đã thọ trì».

Đức Phật nói : « Nầy A Nan! Ông thường nên vì hàng tứ chúng mà rộng phân biệt giải nói kinh nầy. Nếu có người trước Đã vun trồng thiện căn thích pháp thù thắng, những người như vậy Được nghe kinh nầy rồi có thể tin hiểu thọ trì Đọc tụng rộng diễn nói cho mọi người. Người ấy sẽ Được vô lượng vô biên bất khả tư nghị khối Đại công Đức».

 Tôn giả A Nan bạch rằng : « Bạch Đức Thế Tôn! Sẽ gọi tên kinh nầy là gì và phải phụng trì thế nào ?».

Đức Phật nói : «Nầy A Nan! Kinh nầy tên là Khuyến Phát Chư Bồ Tát Trang Nghiêm Bồ Đề. Phải phụng trì như vậy».

Lúc ấy Công Đức Trang Nghiêm Bồ Tát ở trong Đại chúng Đứng dậy gối hữu chấm Đất chắp tay hướng lên Phật bạch rằng : «Bạch Đức Thế Tôn! Thật là hi hữu, Đức Như Laiủng hộ chánh pháp và người thuyết pháp nên khéo có thể tán thán kinh nầy như vậy.

Bạch Đức Thế Tôn! Hàng tân học Bồ Tát vì Bồ dề nên vun trồng thiện căn, Đem các thứ hoa hương, anh lạc, hương bột, hương xoa siêng cúng dường Phật mà chẳng thọ trì kinh nầy, người ấy có thành tựu Đệ nhứt cúng dườngcúng dường Như Lai chăng ?».

Đức Phật nói : « Nầy thiện nam tử! Chẳng thành Đệ nhứt cúng dường Như Lai, cũng chẳng thể dùng nhơn duyên ấy Để Được vô lượng công Đức. Chẳng bằng thiện nam tử thiện nữ nhơn thọ trì kinh nầy công Đức rất nhiều».

Đức Thế Tôn nói kệ rằng :

Như Lai dùng Phật nhãn
Những Phật Độ Được thấy
Cùng khắp cả mười phương
Đều rộng lớn vô biên
Bao nhiêu thế giới ấy 
Đựng Đầy những trân bửu
Bồ Tát Đem báu nầy
Thường dùng Để bố thí
Nếu có người ở nơi
Kinh vi diệu thậm thâm
Chánh pháp vô sở Đắc
Được chư Như Lai nói
Mà có thể thọ trì
Vì người rộng diễn thuyết
Công Đức của người nầy
Còn nhiều hơn người kia
Hoa hương và anh lạc
Hương xoa và hương bột
Lọng báu với tràng phan
Những y phục thượng diệu
Mang những món cúng nầy
Đầy khắp các thế giới
Cúng dường chư Như Lai
Hồi hướng về Phật Đạo
Nếu Đời mạt thế sau
Lúc chánh pháp sắp diệt
Nơi chánh pháp cứu thế
Siêng tu tập hộ trợ
Thọ trì nơi chánh pháp
Thường hành bất phóng dật
Khối công Đức người nầy
Còn nhiều hơn người kia
Mười phương các thế giới
Tất cả những Đại hải
Hương du tối thượng diệu
Đựng Đầy tất cả biển
Làm tim Đèn rất lớn
Dường như núi Tu Di 
Thắp sáng Để cúng dường
Tất cả chư Như Lai
Đời mạt thế sau nầy
Lúc chánh pháp sắp diệt
Biết chúng sanh thế gian 
Bị vô minh che trùm
Nếu người có thể thắp
Cây Đuốc chánh pháp lớn
Người nầy Được công Đức
Còn hơn người trước kia
Chỗ Được thấy của Phật 
Vô lượng chư Như Lai
Dầu trong ức ngàn kiếp
Mang các thứ cúng dường
Các y phục cõi trời
Món vừa ý cúng dường
Mà chẳng hay thọ trì
Kinh Điển thâm diệu nầy
Nếu người ở chư Phật
Biết là có ơn nặng
Nên ủng hộ Tam bửu
Để báo Đáp ơn Phật
Vì muốn lợi chúng sanh
Nên thọ trì Đọc tụng
Rộng nói kinh Điển nầy
Phước nhiều hơn người kia
Ta dùng sức Phật nhãn
Những chúng sanh Được thấy
Nếu có thể dạy bảo
Đều thành trời Thích Phạm 
Người nầy Được công Đức
Chẳng bằng người biên chép
Thọ trì kinh Điển nầy
Được công Đức rất nhiều
Toàn Đại Thiên thế giới
Có bao nhiêu chúng sanh
Nếu người hay giáo hóa
Đều thành thánh nhị thừa
Nếu có người hay phát
Tâm Bồ Đề vô thượng
Hộ trì kinh Điển nầy
Công Đức lại hơn kia
Công Đức thọ trì kinh
Nếu là có hình sắc
Sẽ Đầy khắp tất cả
Mười phương các thế giới
Chỉ trừ trí vô thượng
Của chư Phật Như Lai
Không còn ai biết Được
Công Đức người thọ trì
Như trí của Như Lai
Rộng khắp vô biên tế
Hư khôngpháp giới
Cũng rộng vô biên tế
Có thể thọ trì Được
Kinh pháp nầy của Phật
Được công Đức vô biên
Cũng như hư không kia.

Nghe Phật nói kệ ấy xong, Công Đức Trang Nghiêm Bồ Tát bạch rằng : «Bạch Đức Thế Tôn ¡ Nay tôi tin hiểu nghĩa thú Được Như Lai nói, năm trăm năm sau lúc pháp sắp diệt, các chúng sanh phát tâm Đại thừa mà có người chẳng thọ trì kinh pháp nầy, nên biết là bị ma nhiếp sa ra ngoài Phật pháp.

Bạch Đức Thế Tôn; Nay tôi có khả năng sau khi Đức Như Lai diệt Độ thọ trì kinh nầy Để Phật pháp còn lâu ở thế gian».

Lúc bấy giờ vì phó chúc kinh Điển thậm thâm nầy nên Đức Thế Tôn phóng ánh sáng lớn chiếu khắp mười phương vô lượng a tăng kỳ chư Phật thế giới. Chư Như Lai ở các thế giới ấy cũng vì phó chúc kinh pháp nầy nên Đồng phóng ánh sáng nơi lông trắng giữa chân mày chiếu khắp cả mười phương thế giới không Đâu là chẳng chiếu khắp.

Lúc nói kinh nầy rồi, Đức Như Lai dùng thần lực phóng ánh sáng lớn ấy, vô lượng a tăng kỳ chư Phật thế giới chấn Động sáu cách. Có vô lượng a tăng kỳ chúng sanh phát tâm vô thượng Đạo. Có vô lượng a tăng kỳ Bồ Tát Được Vô Sanh Pháp nhẫn. Còn có vô lượng a tăng kỳ Bồ Tát Được thiện căn Nhứt sanh Bổ xứ. Lại còn có quá vô lượng a tăng kỳ chúng sanh Được Thanh văn thừa trụ bực học vô học.

Đức Phật nói kinh nầy rồi, Hư Không Tạng Bồ Tát, Tôn giả A Nan, Đại chúng chư Bồ Tát, chư Thanh Văn, chư Thiên thế nhơn nghe lời Phật nói Đều rất vui mừng.

PHÁP HỘI HƯ KHÔNG TẠNG BỒ TÁT 
THỨ NĂM MƯƠI LĂM
HÊT

 

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.