54. Pháp Hội Hải Huệ Bồ Tát

01/05/201012:00 SA(Xem: 79055)
54. Pháp Hội Hải Huệ Bồ Tát

KINH ĐẠI BẢO TÍCH
Việt dịch: Tỳ Kheo Thích Trí Tịnh

Xuất bản: Ban Văn Hóa Thành Hội TP. Hồ Chí Minh PL 2543 - DL 1999

LIV
PHÁP HỘI HẢI HUỆ BỒ TÁT

THỨ NĂM MƯƠI BỐN

(Hán bộ từ quyển 133 đến quyển 136)
Hán dịch : Tam Tạng Đàm Vô Sấm - Việt dịch : Tỳ Kheo Thích Trí Tịnh.

 

Lúc bấy giờ đức Thế Tôn Thích Ca Mâu Ni Phật vẫn ở giữa hai cõi Dục giớiSắc giới trong đại bửu phường đình cùng các hàng đại chúng vây quanh thuyết pháp.

Bấy giờ nước tràn đầy cả Đại Thiên thế giới như đại hải, cũng như lúc kiếp tậnthủy tai khơi lên : Dầu nước tràn đầy cả Đại Thiên thế giới như vậy, song các thế giới Thiên cung, quốc độ, thành ấp, tụ lạc, nhà cửa, rừng vườn đến Trời Sắc Giới không hề bị hư hại, tất cả đều như cũ, nhưng đại chúng đều thấy nước tràn đầy khắp mọi nơi. Trong nước mọc ra vô lượng hoa phân đà lợi thanh lưu ly làm cọng, chơn kim làm cánh, công đức bửu làm gương, đế thích bửu làm vua, vòng quanh còn có vô lượng hoa ngang rộng mười dặm tại trong đại bửu phường đình cao một cây đa la.

Pháp hội đại chúng mỗi người đều riêng thấy tự mình ở trên hoa báu ấy. Hoa ấy lại phát ra ánh sáng lớn chiếu khắp mười phương vô lượng thế giới. Tất cả đại chúng đều vui mừng nghĩ rằng hôm nay chắc chắn chúng ta sẽ được nghe pháp thù thắng vi diệu.

Di Lặc Bồ Tát liền từ chỗ ngồi dậy lễ chưn Đức Phật hữu nhiễu ba vòng, quỳ dài trên hoa sen báu cung kính chắp tay bạch rằng : "Bạch đức Thế Tôn ! Có duyên cớ gì mà nước tràn đầy cả Đại Thiên thế giới như đại hải lại cũng như lúc kiếp tận thủy tai nổi lên, trong nước lại mọc vô lượng hoa sen trắng phát ánh sáng lớn chiếu khắp cả mười phương vô lượng thế giới ?".

Đức Phật phán dạy : "Nầy Di Lặc ! Ở Hạ phương quá Đại Thiên thế giới vi trần số quốc độmột thế giới ấy hiệu là Bửu Trang Nghiêm, Đức Phật tại thế giới ấy hiệu là Hải Trí Thần Thông Như Lai, Ứng Cúng, Chánh Biến Tri, Minh Hành Túc, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Sĩ, Điều Ngự Trượng Phu, Thiên Nhơn Sư, Phật Thế Tôn, nơi ấy có đại Bồ Tát hiệu là Hải Huệ cùng vô số Bồ Tát muốn đến đại bửu phường đình nầy để nghe kinh pháp nên hiện ra thoại ứng như vậy".

Tôn giả Xá Lợi Phất bạch rằng : "Bạch đức Thế Tôn ! Thế giới Bửu Trang Nghiêm ở Hạ phương cách đây quá xa, đại Bồ Tát Hải Huệ ở tại đó mà có nghe được lời đức Thế Tôn nói pháp tại đây chăng ?".

Đức Phật nói : "Nầy Xá Lợi Phất ! Như nay người ở trước ta nghe tiếng ta nói thế nào thì Hải Huệthế giới kia cũng nghe tiếng ta nói như vậy. Như nay ngươi cùng đại chúng trong pháp hội nầy thấy ta thế nào thì Hải Huệthế giới kia thấy ta cũng như vậy".

Tôn giả Xá Lợi Phất bạch rằng : "Bạch đức Thế TônĐại Bồ Tátthần thông chẳng thể nghĩ bàn, ở cách xa vô lượng thế giới mà có nhãn thông nhĩ thông vô ngại vô chướng như vậy.

Bạch đức Thế Tôn ! Có ai được nghe sự bất tư nghị nầy mà sẽ chẳng phát tâm Vô thượng Bồ đề , chỉ trừ kẻ hạ liệt bất tiếu thôi".

Bấy giờ Hải Huệ đại Bồ Tát đầy đủ sức vô lượng thần thông trong khoảng một niệm ở thế giới kia ẩn mất bỗng nhiên hiện ra trong đại bửu phường đình nầy rồi nhập tam muội làm cho tất cả đại chúng đều vói thấy thế giới Bửu Trang Nghiêm bao nhiêu nhơn dân trời người cùng tất cả cảnh vật đều rõ ràng, cũng thấy Đức Phật Hải Trí Thần Thông cùng các đại chúng vây quanh thuyết pháp.

Dùng thần thông lực cho đại chúng thấy những sự ấy rồi, Hải Huệ đại Bồ Tát từ tam muội an tường dậy rời chỗ ngồi đến đảnh lễ chưn đức Phật hữu nhiễu ba vòng, dâng các thứ hoa hương kỹ nhạcthế giới mình cúng dường đức Phật mà bạch rằng : "Hạ phương Bửu Trang Nghiêm thế giới Hải Trí Thần Thông Như Lai gởi lời hỏi thăm đức Thế Tôn cùng tất cả đại chúng vô lượng an ổn".

Bạch xong, đại Bồ Tát Hải Huệ ngồi qua một phía trên bửu liên hoa.

Phạm Thiên Vương hiệu là Tu Bi nghĩ rằng nay cớ sao có nước tràn đầy Đại Thiên thế giới mà chẳng phải là thủy tai. Ta nên đến hỏi đức PhậtPhạm Thiên Vương Tu Bi liền cùng sáu vạn tám ngàn Phạm Thiên Đại Bửu Phường Đình đảnh lễ hữu nhiễu đức Phật ba vòng rồi quỳ dài chắp tay bạch rằng : "Bạch đức Thế Tôn ! Có nhơn duyênmà cả Đại Thiên thế giới có đầy những hoa sen bảy báu trang nghiêm, chư Bồ Tát chúng vô lượng đều thứ đệ ngồi trên hoa báu, lại còn có nước tràn đầy khắp mọi nơi".

Đức Phật bảo Phạm Thiên Vương : "Nầy thiện nam tử ! Đây là thần thông lực của đại Bồ Tát Hải Huệ ".

Phạm Thiên Vương Tu Bi bạch rằng : "Bạch đức Thế Tôn ! Nay đức Phật nói kinh điển Đại Tập nầy còn chưa xong ư ?".

Đức Phật phán bảo Phạm Thiên Vương : "Nầy thiện nam tửLạc thuyết vô ngại của Như Lai không có cùng tận.

Nầy Phạm VươngĐức Phật cùng vô lượng chư đại Bồ Tát đại chúng quán sát pháp giới giảng luận pháp giới pháp lạc vi diệu cũng chẳng cùng tận".

Phạm Thiên Vương bạch rằng : "Đức Thế Tôn nói đại Bồ Tát Hải Huệ ấy là ai vậy ".

Đức Phật nói : "Nầy Phạm Thiên Vương ! Nay ông chẳng thấy vị đại Bồ Tát đang ngồi trên hoa sen báu lớn mười do tuần được chư Bồ Tát vây quanh cung kính tán thán đó ư ? Thân đại Bồ Tát ấy đoan nghiêm chiếu sáng, chỉ trừ Như Lai không còn ai sánh bằng".

Phạm Thiên Vương Tu Bi được thấy Hải Huệ đại Bồ Tát sanh lòng cung kính liền đảnh lễ và nói rằng : "Nếu có ai được thấy bực Chánh Sĩ nầy thì được lợi ích lớn, nay tôi được gặp cũng có lợi ích lớn như vậy.

Bạch đức Thế Tôn ! Nay chánh pháp nầy sẽ còn được bao lâu ?".

Đức Phật nói : "Nầy thiện nam tử ! Chánh pháp nầy như tuổi thọ của Như Lai. Sau khi Phật nhập Niết bàn, chư đại Bồ Tát nầy cũng hộ trì pháp ấy, tại sao, vì kinh điển nầy là ấn của chư Phật quá khứ vị lai hiện tại".

Bấy giờ Hải Huệ đại Bồ Tát vọt thân lên hư không cao bảy cây đa la thị hiện thân mình cùng thần lực trí huệ vì muốn cho đại chúng sanh tín tâm cùng trang nghiêm kinh nầy mà tuyên nói kệ rằng :

Hạ phương thế giới Bửu Trang Nghiêm 
Hải Trí Thần Thông Phật Thế Tôn
Thường vì chúng sanh diễn diệu pháp
Tôi nghe thọ trì dạy lại người
Nay tôi đến trong đại chúng nầy
Cung kính cúng dường Thích Ca Phật
Quyến thuộc cùng đến chư Bồ Tát 
Vì phá lòng nghi trong pháp nầy
Nay tôi kính lễ đấng Vô thượng
Trần thiết cúng dường đúng như pháp
Vì muốn trang nghiêm đại Bồ đề
Giáo hoá chúng sanh đạo vô thượng 
Nếu quán sắc pháp không có tướng 
Cũng đoạn ly được ba thứ thọ
Nếu không tướng mạochủng tánh
Người nầy hay lễ Vô thượng Tôn
Nếu chẳng tham trước ngã ngã sở
Cũng lại tu tập nơi trung đạo
Quán tất cả pháp như hư không
Người nầy hay lễ Vô Thượng Tôn
Nếu chẳng tham trước các cảnh giới 
Cũng hay tịch tĩnh nơi lục nhập
Với các pháp giới chẳng trụ trước
Người nầy hay lễ Vô Thượng Tôn
Nếu thấy Như Lai chân pháp giới 
Dựng được vô thượng đại pháp tràng
Thấy tất cả pháp tướng như huyễn
Người nầy hay lễ Vô Thượng Tôn
Nếu thấy không người thí người thọ
Không làm không thọ cũng như vậy
Nếu không chánh kiếntà kiến
Người nầy hay lễ Vô Thượng Tôn
Chẳng quyết định ở trong Bồ đề 
Cũng chẳng quyết địnhsanh tử
Xa lìa tất cả các phiền não 
Người nầy hay lễ Vô Thượng Tôn
Nếu người chí tâm tu thiện pháp
Tịnh thân khẩu ý cả ba nghiệp
Cũng điều phục được tất cả căn 
Người nầy hay lễ Vô Thượng Tôn
Nếu nhẫn các pháp không có ngã
Chẳng thành Bồ đề bỏ chúng sanh 
đại Bồ đề trì tịnh giới 
Người nầy hay lễ Vô Thượng Tôn
Nếu quán các pháp như dương diệm
Chúng sanh bình đẳng như hư không
Tịnh tâm chẳng khởi những tâm tưởng 
Người nầy hay lễ Vô Thượng Tôn 
Vì các chúng sanh thọ khổ lớn
đại Bồ đề tu nhẫn nhục
Quán các pháp như trăng trong nước 
Người nầy hay lễ Vô Thượng Tôn 
Quán không chúng sanh nhơn thọ mạng
Cũng vì chúng sanh tu Bồ đề 
Quán pháp niệm niệm tướng diệt tận
Người nầy hay lễ Vô Thượng Tôn 
Thọ khổ địa ngục tâm chẳng thối
Càng thêm tinh tiến tu đại đạo
Nghe các pháp không lòng chẳng sợ
Người nầy hay lễ Vô Thượng Tôn 
Tất cả cảnh giới không quái ngại
Cũng như động thủ giữa hư không
Cũng quán tam thế tướng bình đẳng
Người nầy hay lễ Vô Thượng Tôn 
Nếu ma chẳng biết được tâm người 
Người nầy đã được đại thần thông
Nếu thuyết pháp tự nghĩa vô tận
Người nầy hay lễ Vô Thượng Tôn 
Nếu hay nghe khắp chư Phật âm
Nghe rồi thọ trì rộng tuyên thuyết
Chẳng thấy Tam bửu tướng sai biệt
Người nầy hay lễ Vô Thượng Tôn 
Nếu hay nghe khắp chư Phật âm
Nghe rồi thọ trì rộng tuyên thuyết
Chẳng thấy Tam bửu tướng sai biệt
Người nầy hay lễ Vô Thượng Tôn 
Như Lai đủ sáu Ba la mật 
Không khứ không lai như hư không
Biết rõ tất cả chúng sanh giới 
Vì vậy tôi lễ Vô Thượng Tôn 
Như Lai thành tựu công đức lớn 
Trọn chẳng sanh lòng tợ ngã mạn
Tôi nay kính lễ Phật sắc tượng
Thân Phật thế gian chẳng làm được 
Phật quang hơn tất cả các quang
Phật âm thù diệu cũng tối thượng 
Phật đảnh không ai nhìn thấy được 
Vì vậy tôi lễ Vô Thượng Tôn 
Như Lai biết rõ chúng sanh giải
Tuỳ giải vì họ diễn nói pháp
Phật biết pháp trị các phiền não 
Vì vậy tôi lễ Vô Thượng Tôn .

Nói kệ tán thán đức Phật rồi, Hải Huệ đại Bồ Tát từ hư không xuống bạch rằng : "Bạch đức Thế Tôn ! Nay tôi ở đây có ít pháp muốn hỏi mong Thế Tôn hứa cho".

Đức Phật nói : "Lành thay ! Lành thay ! Nầy Hải Huệ, tùy ý ông hỏi, Phật sẽ vì ông mà phân biệt giải nói".

Hải Huệ đại Bồ Tát bạch rằng : "Bạch đức Thế Tôn ! Trước đây tôi có nghe tịnh ấn tam muội, Bồ Tát an trụ tam muội nầy thì được Vô thượng Bồ đề. Mong đức Thế Tôn nói về tam muội ấy cho khắp các Bồ Tát đều được nghe, nghe xong đều sẽ trang nghiêm tu hànhVô thượng Bồ đề vậy".

Đức Phật nói : "Nầy thiện nam tử chí tâm lắng nghe nay Phật sẽ nói cho. Nầy thiện nam tử ! Như bửu châu thanh tịnh được thọ khéo trau giồi nên giá trị vô lượng mọi người để quý trọng.

Nầy thiện nam tử ! Bồ Tátphát Bồ đề tâm rồi tu pháp lành đa văn tư duy quán sát pháp giới thanh tịnh sơ tâm, sơ tâm đã thanh tịnh thì được chư Phật chư Bồ Tát kính niệm thì được tịnh ấn tam muội.

Nầy thiện nam tử ! Tịnh bửu châu đã nói ở trên đó rời lìa chín thứ bửu, đó là chất vàng, chất bạc, chất lưu ly, chất pha lê, chất mã não, chất xà cừ, chất liên hoa, chất san hô và chất công đức bửu.

Rời lìa chín chất bửu ấy gọi là tịnh bửu châu giá trị vô lượng, là bửu vật thọ dụng của Chuyển Luân Thánh Vương. Ánh sáng của tịnh bửu châu các ánh sáng khác không sánh kịp.

Nầy thiện nam tử ! Cũng vậy, Bồ Tát phát tâm đại Bồ đề rời lìa chín thứ chủng tánh được tịnh ấn tam muội, đó là tánh phàm phu, tánh tín hành, tánh pháp hành, tánh nhẫn, tánh Tu Đà Hoàn, tánh Tư Đà Hàm, tánh A Na Hàm, tánh A La Hán và tánh Bích Chi PhậtBồ Tát rời lìa chín chủng tánh ấy nhập vào chủng tánh Phật được tịnh ấn tam muội ban bố quang minh cho tất cả chúng sanh hơn các hàng Thanh VănBích Chi Phật.

Nầy thiện nam tử ! Tịnh bửu châu ấy chịu được sự mài xỏ dũa ép vì vậy mà bửu châu ấy có tên gọi không vết trầy.

Nầy thiện nam tử ! Cũng vậy, tịnh ấn tam muội tu tập tam tụ tịnh giới, đủ mười thiện pháp, tu hành từ bi thương xót chúng sanh, thấy sự nghiệp người tự qua giùm giúp cho được thành tựu, nhớ thương tất cả tu tập xả ý tịnh. Thường nhớ chúng sanh tu tứ nhiếp pháp nhiếp thủ tất cả chúng sanh, chuyên tu lục chánh niệm điều phục sáu căn, thiểu dục tri túc, chẳng dứt thánh chủng, ngăn các tranh tụng, phá các kiêu mạn, cung kính cúng dường các bực Sư trưởng Hoà thượng kỳ cựu tôn túc, chẳng khinh khi người khác, cầu chánh pháp hộ chánh pháp xa lìa ác pháp, nơi Phật Pháp Tăng lòng tin vững chắc, tâm thường duyên niệm tất cả pháp lành, chẳng tự khen chê người mà thường ca ngợi đức tốt của người, biết ơn báo ơn, thanh tịnh oai nghi, đủ hạnh nhẫn nhục, cầu xa ma tha tu tập đà la ni. Tâm luôn bình đẳng như địa thủy hỏa phong hư không. Thường thích xuất gia tu tập tịch tĩnh, trì giới tinh tiến thân cận thiện hữuThanh tịnh sáu căn, nhãn nhĩ tỉ thiệt thân tâm vô ngạiQuán sát bất tịnh để phá tham ái, tu tập từ tâm để phá giận oán, tu quán thập nhị nhơn duyên để phá vô minh, xa lìa tất cả pháp chướng ngại thí pháp không lẫn tiếc, thành tựu lục Ba la mật chẳng cầu Nhị thừa. Trong ngoài thanh tịnh quán sát tội lỗi sanh tử. Nơi đạo Bồ đề tâm chẳng hề hối thối. Thường giáo hóa chúng sanh cho họ an trụ trong Đại thừa.

Nầy thiện nam tửBồ Tát đầy đủ những pháp như vậy thanh tịnh ý bất tịnhphát tâm Vô thượng Bồ đề, đây gọi là tịnh bửu châu tịnh ấn tam muội vậy".

Muốn tuyên lại nghĩa ấy đức Thế Tôn nói kệ rằng :

Nếu có tu tập đại từ tâm
Đầy đủ thành tựu thập thiện pháp
Người nầy chắc thấy Phật Di Lặc
Nên Bồ đề tâm khó nghĩ bàn
Tu tập đại bichúng sanh 
Cũng thường giáo hóa pháp Đại thừa
trừ phiền não tu xả tâm
Nên Bồ đề tâm khó nghĩ bàn
Đầy đủ tu tập niệm trí huệ
Và hay điều phục tự tâm mình
Hay tu tri túcthiểu dục
Nên Bồ đề tâmtối thắng
Xa lìa tất cả các ác pháp
Tâm ấy dịu dàng với chúng sanh 
Tăng trưởng tất cả các thiện pháp
Nên Bồ đề tâmtối thắng
Cung kính cúng dường Hoà Thượng
Kế nối thêm lớn chủng tánh Thánh
Xa lìa tất cả các kiêu mạn
Nên Bồ đề tâmtối thắng
Tâm ấy chất trực chẳng khi dối
Thường thích tịch tĩnh hoá chúng sanh 
Trừ bỏ kiêu mạn chẳng khinh người
Nên Bồ đề tâmtối thắng
Hay nghe hay nói trì chánh pháp
Dạy các chúng sanh lìa phiền não 
Chí tâm chuyên niệm Vô thượng thừa
Nên Bồ đề tâmtối thắng 
Cúng dường Tam bửu tin tứ đế
Xa lìa các ác tu pháp lành
Chẳng giận chẳng hờn các chúng sanh 
Nên Bồ đề tâmtối thắng 
Khách phiền não khởi sanh hổ thẹn
Liền hướng mười phương Phật sám hối
Tu tập thiện pháp điều các căn
Nên Bồ đề tâmtối thắng 
Tịnh thân khẩu ý biết nghiệp quả
Biết ơn nhớ ơn hay báo đáp
Tin thập nhị nhân duyên tịnh oai nghi
Nên Bồ đề tâmtối thắng 
xa ma tha tu trí huệ
Trì đủ tịnh giới thích Bồ đề 
Thọ đại khổ não tâm chẳng động
Nên Bồ đề tâmtối thắng 
Tâm ấy bình đẳng như tứ đại
Xem các chúng sanh đồng hư không
Thường thích xuất gia tu Bồ đề 
Nên Bồ đề tâmtối thắng
Ưa tịch tĩnh thanh tịnh thân tâm
Tu hành pháp hạnh quan tứ đế
Thiệt ngữ pháp ngữ chơn nghĩa ngữ
Nên Bồ đề tâmtối thắng
Theo pháp được nói mà an trụ
Siêng tu tinh tiến phá ma giới
Nơi pháp được tu không giải đãi 
Nên Bồ đề tâmtối thắng
Gần kề thiện hữu Phật Bồ Tát
Hay độ chúng sanh khỏi sanh tử
Hay tịnh tất cả sáu trần cảnh
Nên Bồ đề tâmtối thắng
Hay lìa chướng ngại trừ ngũ cái
Sáu căn thanh tịnh không kiêu mạn
Đối trị tham dục sân và si
Nên Bồ đề tâmtối thắng
Thường thiện tư duy đủ lục niệm
Tu trợ Bồ đề được thần thông
Chẳng sợ sanh tử thích Niết bàn
Nên Bồ đề tâmtối thắng
Phàm thuyết chánh pháp chẳng vì lợi
Ở trong các pháp không tâm hối
Tu hành thiện pháp chẳng cầu báo
Nên Bồ đề tâmtối thắng
Chẳng dùng thừa khác nhiếp chúng sanh
Thuyết pháp người ưa tin thọ trì
Tâm ấy vô lượng cũng vô biên
Nên tâm Bồ đềtối thắng 
Trong ngoài thanh tịnh không tội lỗi
Chẳng sợ sanh tử tu Bồ đề
Lúc tu Bồ đề tâm chẳng hối
Nên Bồ đề tâmtối thắng
Biết chúng sanh giới tịnh quốc độ
Trang nghiêm Bồ đề chẳng vì mình
Với chúng sanh mê dạy chánh đạo
Nên Bồ đề tâmtối thắng
Biết rõ pháp giới chơn thiệt tánh
Trí vô phân biệt chẳng nói được
Hay phá chúng sanh lòng kinh sợ
Nên Bồ đề tâmtối thắng
Nếu đầy đủ được pháp như vậy
Thì hay phát tịnh Bồ đề tâm
Chẳng bị thế gian làm ô nhiễm
Phiền não nghiệp ma cũng như vậy
Nếu người hay phát tâm Bồ đề
Thì đã hơn hẳn các thừa khác
Hay tịnh tất cả chúng sanh tâm
Cũng hay diễn thuyết đạo vô thượng.

Này Hải Huệ thiện nam tử ! Thế nào gọi là tâm Bồ đề ép mà chẳng hư hoại ?

Nầy thiện nam tử ! Ép ấy là nói đại bi, duyên nơi tất cả chúng sanh nối dòng Tam bửu chẳng cho đoạn tuyệt. Vì Phật pháptrang nghiêm thiện căn ba mươi hai tướng đại nhơn tám mươi hình đẹp và nghiêm tịnh thế giới. Vì thủ hộ chánh pháp mà chẳng tiếc thân mạng.

Nầy thiện nam tử ! Nếu có bị các chúng sanh ác đánh đập mắng nhiếc nhiễu hại đều nên nhịn chịu, cũng chẳng ghét bỏ tất cả chúng sanh, trong lòng chẳng hối chẳng sầu chẳng giận cũng chẳng báo hại, chỉ nên yên lặng nhẫn nhịn càng thêm tinh tiến điều phục chúng sanh. Phải suy nghĩ như vầy : là người ở trong Đại thừa phải trái khác thế tục, tại sao, vì tất cả chúng sanh trong thế gian thì thuận theo dòng sanh tử, tất cả chúng sanh trong thế gian thì mỗi mỗi tranh tụng, còn pháp Đại thừa thì phá sự tranh đấu kiện tụng, thế gian thì sân hận hại thù, còn pháp Đại thừa thì diệt lòng thù giận, thế gian thì hư dối, còn pháp Đại thừa thì chất trực chơn thiệt. Giả sử mười phương thế giới có các chúng sanh cầm dao gậy rượt đuổi Bồ Tát mà bảo rằng ai phát tâm Bồ đề thì ta sẽ chặt bằm thân thể nát nhừ như hột mè, dầu gặp sự ác hại như vậy mà Bồ Tát vẫn chẳng thối chuyển tâm Bồ đề, cũng chẳng rời bỏ tất cả hạnh lành từ bi, hỉ xả, bố thí, trì giới, nhẫn nhục, tinh tiến, thiền định, trí huệ. Tại sao vậy, vì Bồ Tát suy nghĩ rằng ta từ quá khứ trong vô lượng vô biên kiếp thọ nhiều đời rất khổ trong các địa ngục, súc sanh, ngạ quỉ, Nhơn Thiên, các thân trong lục đạo ấy làm những việc ác chẳng lợi ích mình mà cũng chẳng lợi ích cho người, làm ác thọ khổ rất lớn ở lục đạo trong vô lượng vô biên đời như vậy mà còn chịu được, huống là nhẫn chịu sự khổ để tăng trưởng pháp lành lợi ích mình lợi ích cho người, nên ta quyết định chẳng rời bỏ tâm Bồ đề dầu phải bị ác hại trong vô lượng vô biên đời. Bồ Tát lại nghĩ rằng lúc người thật hành pháp lành thì phần nhiều có ác pháp đến làm trở ngại nếu ta không nhẫn chịu thì làm sao thật hành các pháp lành được. Người ban ta sự ác hại ta cho người lợi lành. Người ban ta dao gậy chém đập ta cho người vô thượng nhẫn nhục. Nếu đại Bồ Tát suy nghĩ được như vậy thì phải biết chẳng lâu sẽ được Vô thượng Chánh đẳng Chánh giácBồ Tát suy nghĩ như vậy thì có thể nhẫn chịu được ba sự ép nơi thân khẩu và ý.

Thế nào là ép thân ? Bồ Tát lúc thân thể bị chém đập thì y theo pháp mà thuận với người ác ấy để thành tựu đầy đủ sáu Ba la mật. Thế nào là Bồ Tát bị đập chém mà được đầy đủ sáu Ba la mật ? Nếu lúc Bồ Tát bị chém đập chẳng tiếc thân mạng đó là đầy đủ Đàn na Ba la mật, với người ác ấy tu tập từ tâm chẳng giận thù đó là đầy đủ Thi Ba la mật, chẳng đem sự tổn hại độc ác để đáp trả lại người ác ấy đó là sằn đề Ba la mật, vì các chúng sanh mà siêng tu tinh tiến trọn chẳng rời bỏ tâm Bồ đề đó là đầy đủ Tỳ lê gia Ba la mật, lúc bị hại như vậy mà tâm không loạn động chẳng mất chánh niệm tâm ý thanh tịnh đó là Thiền na Ba la mật, quán thân vô thường khổ vô ngã như cỏ cây ngói đá đó là đầy đủ Bát nhã Ba la mật, vì đầy đủ sáu Ba la mật rồi ép mà chẳng hư hoại Bồ đề tâm, đây gọi là ép thân.

Thế nào là ép miệng ? Nhịn chịu tất cả lời ác mắng nhục hoặc chẳng thiệt, chỉ tự trách mình phiền não kiết sử chẳng hề oán ghét người, vì các chúng sanhtu tập từ bi. Lúc đại Bồ Tát tu tập nhịn chịu lời mắng nhục như vậy thì đầy đủ sáu Ba la mậtLúc ấy đại Bồ Tát nghĩ rằng người này vì xan tham mà gần kề ác hữu nên có ác tâm ấy, ta vì phá tâm xan tham tu tập bố thí gần kề thiện hữu nên nay ta có thể bỏ tâm giận hờn thù ghét đó là đầy đủ Đàn na Ba la mậtLúc ấy đại Bồ Tát nghĩ rằng người nầy không tin nghiệp quả phá giới mắng chửi ta, còn ta tin nghiệp quả thọ trì tịnh giới tu vững tâm Bồ đề hộ trì chánh pháp tùy thuận chúng sanh đó là đầy đủ Thi Ba la mậtLúc ấy đại Bồ Tát nghĩ rằng người này giải đãi chẳng tu tập pháp lành nên có ác tâm mắng nhiếc ta, còn ta siêng tu tinh tiến các pháp lành bỏ rời tâm sân, nơi pháp lành ta chẳng hề nhàm đủ, nay ta nên lập phương tiện cho người này trước ngồi dưới cội Bồ đề rồi sau ta mới thành quả Bồ đề đó là đầy đủ Tinh tiến Ba la mậtLúc ấy đại Bồ Tát nghĩ rằng người nầy thất niệm cuồng loạn phóng dật bị phiền não ô nhiễm nên sanh ác tâm mắng nhiếc ta, nay ta phá hoại tất cả phiền não vì các ác chúng sanh nầy mà vững phát tâm Bồ đề, nếu các chúng sanh đếu thanh tịnh cả thì còn có nhơn duyên gì mà ta phát tâm Bồ đề, vì vậy nên chuyên tâm duyên niệm Bồ đề tâm chẳng loạn động đó là đầy đủ Thiền Ba la mậtLúc ấy đại Bồ Tát lại nghĩ rằng người nầy chấp ngã ngã sở chúng sanh thọ mạng sĩ phu, còn ta thì y dựa pháp giới trong pháp giới ai mắng ai chịu cũng chẳng thấy có một pháp nào là mắng là kẻ mắng đó là đầy đủ Bát nhã Ba la mật. Lúc bị người mắng nhiếc nhục mạ mà có thể chí tâm thọ trì tu hành năm Ba la mật như vậy thì đồng thời đầy đủ Nhẫn Ba la mật. Đây gọi là ép khẩu.

Thế nào là ép ý ? Bồ Tát phát Bồ đề tâm chẳng sợ chúng ma mà thối tâm, chẳng sợ tất cả chúng tà kiến dị kiếnthối tâm, chẳng sợ những sự đau khổ nơi địa ngục súc sanh ngạ quỷthối tâm, nếu thấy có hình tượng Phật đến bảo rằng ngươi chẳng có khả năng phát tâm Bồ đề đạo Bồ đề rất khó tu khó được chẳng bằng ngươi sớm tu pháp Thanh Văn thừa mau chứng Niết bàn hưởng an lạc lớn, nghe lời trên đây Bồ Tát liền nghĩ rằng đạo Bồ đề hoặc khó hay dễ ta vẫn vững tâm chẳng thối ta quyết tự có khả năng sẽ đến ngồi tòa kim cương dưới cội Bồ đề, trước kia ta vì tất cả chúng sanhphát tâm nguyện sẽ đem pháp Đại thừa vô thượng ban cho họ nay sao ta lại khi dối họ mà thối tâm, ta phải tuỳ thuận tâm chư Phật chịu đựng những sự ép tâm ép ý như vậy giữ vững tâm đại Bồ đề càng thêm tinh tiến tu tập đạo vô thượng để khỏi khi phụ chư Phật nhơn thiên đại chúng và với chính mình, đây gọi là ép tâm ý".

Muốn tuyên lại nghĩa nầy đức Thế Tôn nói kệ rằng :

Hướng đến Bồ đề tâm chẳng hoại
Đại từ đại bi cũng chẳng hư
Cũng chẳng đoạn tuyệt dòng Tam bửu
Vô lượng trang nghiêmBồ đề
Vì được thập lực tứ vô úy
Ba mươi hai tướng tám mươi tốt
Trong vô lượng đời bố thí của
Cũng chịu các thứ khổ não lớn
Vì được Tam bửu các công đức 
Nên trì chánh pháp vì chúng nói
Vì độ chúng sanh khỏi sanh tử
Do đó chịu được các sự khổ
Mười phương thế giới ác chúng sanh 
Cầm nắm dao gậy chém đập tôi
Trọn chẳng động tâm vững Bồ đề 
Vì thương tất cả chúng sanh vậy
Trong vô lượng đời chịu khổ não
Mà chẳng lợi mình chẳng lợi người
Nay tôi nhẫn khổ được lợi ích
Cũng được vô lượng Phật công đức 
công đức Phật mà nát thân
Như hạt mè nhỏ lòng chẳng hối
Cũng chẳng thối tâm đại Bồ đề 
Chịu nhiều đau khổPhật pháp
Đi đứng ngồi nằm nhớ Bồ đề
Nội tâm tịch tĩnh lìa phiền não
Không hế sanh lòng giận ghét người
Chỉ nên xét trách mình không trọn
Trong ba ác đạo chịu nhiều khổ
Vì các chúng sanh cầu Phật đạo
Chẳng cầu Nhơn thiên với Nhị thừa
Đành cam chịu khổ vì chúng sanh 
Ở trong loài người chịu khổ não 
Chẳng bằng phân ngàn của địa ngục
Dầu chịu khổ lớn ba ác đạo
Cũng chẳng thối thất tâm Bồ đề
Quán thân vô thườngvô ngã
Tánh thân tứ đại như rắn độc
Chí tâm buông bỏ thân độc nầy
Hay được trí huệ đạo vô thượng 
Lưu chuyển lục đạo chịu nhiều khổ
Do chẳng quán xét thân chơn thiệt
Bồ Tát hay quán thân chơn thiệt
Do đây lìa hẳn các khổ não 
Lúc làm điều ác ít trở ngại
Còn tu pháp lành nhiều chướng nạn
Chư Phật Thế Tôn chứng biết tôi
Nên tôi vui lòng chịu đựng khổ
Tôi nay nhẫn được khổ hại ấy
Thân khẩu và ý khổ vô lượng
Do duyên cớ nầy tâm Bồ đề 
Bị ép đè cũng chẳng lay động
Xả thân có đủ Ba la mật
Với thân chẳng tham là Đàn na
Với người ác hại có tâm từ
Đây là có đủ trì giới độ
Chém thân nhẫn chịu không hề giận
Có đủ Nhẫn nhục Ba la mật 
Lúc thân bị khổ tâm không động
Đây là đầy đủ Tỳ lê gia
Vững tâm Bồ đề vui tịch tĩnh
Thiền Ba la mật do đầy đủ 
Quán thân vô ngã vô ngã sở
Bát nhã do đây được đầy đủ
Nếu ta làm được trang nghiêm nấy
Chẳng lâu chắc được Vô thượng đạo
Nếu ta chẳng dứt ác khẩu nghiệp
Làm sao phá hoại các phiền não
Nếu ta điều phục thân khẩu ý
Thì hay nhẫn được các khổ não 
Hay phá tất cả các chúng ma
Với các tà ác ta chẳng động
Nếu muốn đủ sáu Ba la mật
Phật vô sở úy và thập lực
Có được vô thượng vô giá bửu
Nên học điều phục thân khẩu ý.

Nầy thiện nam tử Hải Huệ ! Thế nào gọi là xỏ tâm Bồ đề ?

Bồ Tát đã phát tâm Bồ đề rồi thì trọn chẳng sanh lòng tương tợ ngã mạn, chẳng trụ trước Bồ đề tâm, chẳng tham Bồ đề tâm, chẳng ái Bồ đề tâm, chẳng quán Bồ đề tâm. Được như vậy thì làm cho tâm tịch tĩnh quán thâm pháp giới quán pháp chư Phật. Thâm pháp giới ấy là thập nhị nhơn duyên xa lìa nhị biên, tất cả các pháp tánh nó tự không có ngã, quán nơi ngã tánh tất cả pháp tánh rỗng không không có chủ an trụ nơi không tam muội, vô tướng tam muội, vô nguyện tam muội. Biết các hành pháp không bị tạo tác, quán sắc ấm như bọt nước, thọ ấm như bong bóng nước, tưởng ấm như dương diệm, hành ấm như thân cây chuối, thức ấm như ảo huyễn. Quán thập bát giới không có tạo tác không có động diêu. Quán lục nhập như điếc như đui tâm không có tạm dừng ở. Kiết sử kiêu mạn không có chỗ phát sanh. Tất cả các pháp không có hai không có phân biệt là nhứt vị, nhứt thừa, nhứt đạo, nhứt nguyện. Quán tất cả âm thanh không có tướng âm thanh, tất cả âm thanh đều có thứ đệ chẳng hiệp nhau. Tất cả các pháp chẳng thể tuyên nói được. Biết rõ tướng khổ quả, tập nhơn không có ngã sở, nơi diệt đế chẳng tăng giảm, biết đạo đế rốt ráo không có chướng ngạiQuán thân niệm xứ, biết khứ lai thọ, niệm tâm sanh diệt, biết rõ pháp giớiQuán pháp giới chẳng phải giới nên tu tứ chánh cần, vì muốn tự tại nên tu tứ như ý, lìa các phiền não gọi là tín căn, ưa thích tịch tĩnh gọi là tinh tiến căn, vì chẳng phải có niệm nên gọi là niệm căn, vì chẳng phải tư duy nên gọi là định căn, xa lìa tất cả gọi là huệ căn. Vì chẳng tuỳ theo người nên gọi là tín lực, vì không có chướng ngại nên gọi là tinh tiến lực, vì chẳng thối chuyển nên gọi là niệm lực, tâm được tự tại gọi là định lực, chẳng quán thiện ác gọi là huệ lực. Vì chẳng phóng dật nên gọi là niệm giác phần, vì nhập vào các pháp nên gọi là trạch pháp giác phần, vì như pháp tu hành nên gọi là tinh tiến giác phần, thân tâm tịch tĩnh gọi là trừ giác phần, vì như pháp tu hành nên gọi là tinh tiến giác phần, vì xa lìa ác nên gọi là hỷ giác phần, thân tâm tịch tĩnh gọi là trừ giác phần, biết thiệt tam muội gọi là định giác phần, chẳng thấy có hai gọi là xả giác phầnXa lìa các kiến chầp gọi là chánh kiến, lìa các giác quán gọi là chánh tư duy, biết rõ các tánh âm thanh gọi là chánh ngữ, thân khẩu và ý chẳng tham trước gọi là chánh nghiệp, lìa tâm tật đố gọi là chánh mạng, chẳng tăng chẳng giảm gọi là chánh tinh tiến, nơi thiện nơi bật thiện chẳng nhớ nghĩ gọi là chánh niệm, quán các tâm giới gọi là chánh định. Tánh thiệt tướng ấy tánh nó tịch tĩnh. Về nghĩa rốt ráo ấy gọi là vô thường, là khổ, là vô ngã, là giả danh, là thanh tịnh, là đại tịnh. Hay điều tâm thì gọi là bố thí, thân tâm mát mẻ thì gọi là trì giới, các pháp vô thường thì gọi là nhẫn nhục, siêng tu trí ấy thì gọi là tinh tiến, nội ngoại thanh tịnh thì gọi là chánh định, vì quán chơn thiệt nên gọi là trí huệ. Biết tất cả chúng sanh tâm tánh vốn thanh tịnh đây gọi là từ, quán tất cả pháp bình đẳng như hư không đây gọi là bi, dứt tất cả hỉ đây gọi là hỉ tâm, xa lìa tất cả hành đây gọi là xả tâm. Tất cả các pháp thuở quá khứ nhiều thứ, thuở vị lai thanh tịnh, thuở hiện tại không có ngã.

Nầy thiện nam tửNếu có thể quán sát biết rõ được các pháp như vậy đây gọi là xỏ Bồ đề tâm bửu. Bồ Tát quán sát các pháp như vậy rồi thứ đệ được nhứt thiết pháp tự tại đà la ni.

Nầy thiện nam tử ! Như mặt nhựt nguyệt chẳng có tâm nghĩ qua lại chiếu soi, do nơi thế lực phước đức của các chúng sanh mà nó tự qua lại phá các tối tăm.

Cũng vậy, đại Bồ Tát nếu có thể quán sát biết rõ các pháp như vậy thì chẳng có suy nghĩ rằng tôi sẽ làm lợi ích vô lượng chúng sanh mà làm cho chúng sanh được lợi ích lớn.

Nầy thiện nam tử ! Nếu đại Bồ Tát có thể quán sát được như vậy thì gọi là Thiền Ba la mậtBát Nhã Ba la mật. Tại sao, vì nhập định mới có thể quán sát được như vậy mà tâm tán loạn thì chẳng thể được. Định ấy là Thiền Ba la mật và quán ấy là Bát Nhã Ba la mật. Như vậy mới có thể quán sát chơn thiệt thấy rõ ràng tất cả pháp tướng. Thế nào gọi là thấy rõ tất cả pháp tướng ?

Tất cả pháp tướng ấy gọi là tướng không có tướng. Nói không có tướng ấy là vô tác, chính vô tác nầy gọi là tướng. Nếu có thể dứt hẳn vô tướng như vậy thì gọi là tướng không có tướng.

Lại vô tướng ấy gọi là tướng vô sanh, tướng không có tướng ấy gọi là tướng vô diệt. Vô sanh vô diệt gọi là tướng khôngtướng không có tướng. Nếu thấy vô sanh, vô diệt, vô trụ, vô nhứt, vô nhị, vô sanh, vô tranh, vô hữu bất động bất chuyển, biết rõ pháp tánh, đây gọi là chơn tánh là pháp tánh là thiệt tánh.

Nầy thiện nam tử ! Nếu đại Bồ Tát chơn thiệt biết các pháp như vậy thì gọi là trụ chẳng phải trụ".

Lúc đức Thế Tôn nói pháp ấy có mười hai na do tha chúng sanh phát tâm Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác, một vạn sáu ngàn vị Thiên tử được vô sanh nhẫn. Muốn tuyên lại nghĩa ấy đức Thế Tôn nói kệ rằng :

Hay phá tất cả các pháp tướng
Thanh tịnh tâm Vô thượng Bồ đề 
Thì được chẳng chấp tất cả pháp
Thấy rõ các pháp giới thậm thâm
Cũng chẳng kinh sợ nơi Niết bàn
Do vì chẳng sợ nơi nhơn duyên
Thì hay tăng trưởng các Phật pháp
Tin rõ nơi nhơn và quả báo
Mười hai nhơn duyên cũng tin rõ
Xa lìa nhị biên kiến đoạn thường 
Tuỳ ý vì người nói chánh pháp
Nơi thường vô thường tâm chẳng trước
Lại hay diễn nói nơi trung đạo
Biết tất cả pháp lành là tánh không
Không có chúng sanh không thọ mạng
Tất cả các pháp không vô tướng
Lại cũng không có thứ đệ sanh
Tánh nó bổn lai thường tịch tĩnh 
Không có năng tác như hư không
Chẳng thấy tất cả các pháp tướng
Biết hiểu rõ ràng không có tánh
Xem sắc và thọ như bọt bóng
Tưởng và hành như diệm chuối cây
Tâm như ảo huyễn tứ đại không
Lục nhập thấy như kẻ mù điếc
Còn xem tâm ý không nội ngoại
Tâm không trụ xứ giới không hai
Chẳng trước các pháp sắc sắc tướng
Dầu biết thấy rõ không kiêu mạn
Xem tất cả pháp đều bình đẳng 
Một vị một thừa một đạo nguồn
Hay biết chơn thiệt nghĩa như vậy
Rành rõ hay quán các pháp giới
Không có âm thanh hay quán thanh
Không có tâm ý hay quán tâm
Không có văn tự hay quán văn tự
Đây là chơn thiệt biết pháp giới
Tất cả pháp nghĩa chẳng nói được
Âm thanh văn tự chẳng nói được
Chơn thiệt biết khổ tập diệt đạo
Đầy đủ nhiếp tâm tứ niệm xứ
Nơi các pháp giới không phân biệt
Tâm ấy hay được đại tự tại
Xa lìa tất cả các phiền não
Tu tứ chánh cần chuyên tinh tiến
Vì được vô lượng đại tự tại
Tâm siêng tu tập tứ như ý
Nơi tất cả pháp chẳng tham trước
pháp như vậy tu tín căn
Thường thích an trụ đại tịch tĩnh
Vì vậy tu tập tinh tiến căn
Tâm không niêm lự biết chơn thiệt
Vì vậy tu tập chánh niệm căn
Hay điều phục được các tâm tưởng
Vì vậy tu tập chánh định căn
Vì hay quán sát các pháp giới
Vì vậy tu tập trí huệ căn
Vì muốn biết rõ các pháp giới
Vì vậy tu tập thất giác phần
Chẳng quán các pháp số một hai
Vì vậy tu tập bát chánh đạo
Hay đem của cải thí tùy ý
Cũng hay tùy ý thọ trì giới 
Còn hay thanh tịnh nội và ngoại
Đây thì gọi là đại thần thông
Tất cả các pháp bổn tánh tịnh
Vì vậy tu tập đại từ bi
Dứt tất cả hỉ các phiền não
Vì vậy tu tập tâm hoan hỷ
Tất cả các pháp bổn tánh tịnh
Khứ lai hiện tại cũng thanh tịnh
Nếu quán các pháp không sanh diệt
Đây là trí huệ chơn thiệt biết.

Nầy Hải HuệBồ Tát được tịnh đại tịnh ấy rồi, thì tâm ấy chơn thiệt không có khi dối, với các chúng sanh bình đẳng không có hai được chơn thiệt trí cứu cánh đại trí tịnh ấn tam muội an trụ trong tịnh ấn tam muội căn bổn.

Sao gọi là tam muội căn bổn ?

Vì tất cả chúng sanh mà tu đại từ bi, dầu được cúng dườngtâm không có cao, dầu bị giận hờn hủy nhục mà tâm không có hạ. Vì tâm không có hạ thì hay sanh được bất kiêu pháp tánh và bất kiêu danh tự cũng chẳng sanh tương tự ngã mạn, thân khẩu ý ba nghiệp đều tùy trí huệ sanh, do đây mà tất cả sự việc được làm đều tùy trí huệ hành.

Thế nào là Bồ Tát thân nghiệp tùy trí mà được ? Thân hình Bồ Tát thù thắng vi diệu, chúng sanh thấy được thì liền điều phục, bốn oai nghi đi đứng nằm ngồi cũng hay điều phục chúng sanh, rời lìa những lầm lỗi những cong vạy những cặn bã nơi thân, thân ấy thanh tịnh tướng hảo trang nghiêm đầy đủ các căn không có thiếu sót, chẳng cậy thân ấy mà sanh kiêu mạn, thấy người thân kém thua thì tâm cũng chẳng khinh, đối với thân của mình tâm không tham trước, quán sát thân pháp giới cùng nghiệp dụng của thân. Biết rõ thân này rồi niệm tưởng pháp thân mà chẳng cầu thực thân, dùng định lực làm món ăn mà vì điều phục chúng sanh nên thị hiện nhận lấy sự cúng thí, thường tu Thánh hạnh ủng hộ chánh pháp, tất cả sở hành đều rời lìa tham dục sân khuể ngu siĐại Bồ Tát đầy đủ thân nghiệp tùy trí như vậy thì được đại thần thông lựcvô sở úy lực. Do nơi lực ấy mà hiện thân mình khắp các Phật độ, như thân được hiện ở thế giới này, ở các thế giới mười phương cũng hiện thân như vậy, phóng đại quang minh chiếu suốt khắp mười phương thế giới, ánh sáng ấy dịu mát chúng sanh nào được gặp thì lìa rời các phiền não, đã rời lìa phiền não rồi thì nội tâm khoan khoái an vui. Đây gọi là Bồ Tát thân nghiệp tùy trí.

Thế nào là Bồ Tát khẩu nghiệp tùy trí ?

Đó là xa lìa sáu mươi bốn thứ khẩu nghiệp ác, những là lời thô, lời trược, lời phi thời, lời vọng, lời lậu, lời cao, lời đại, lời khinh, lời phá, lời bất liễu, lời tán, lời cúi, lời ngửa, lời lầm, lời ác, lời sợ, lời xin, lời tranh, lời nịnh, lời phỉnh, lời não, lời khiếp, lời tà, lời tội, lời câm, lời xơi, lời đốt, lời địa ngục, lời hư, lời mạn, lời khi, lời ghét, lời kể tội lỗi, lời có lỗi, lời biệt ly, lời thêm ác, lời đâm chọc, lời vô nghĩa, lời không giữ gìn, lời mừng, lời cuồng, lời sát, lời hại, lời trói, lời nhốt, lời buộc, lời đánh, lời ca, lời phi pháp, lời tự khen, lời kể lỗi người, lời hủy báng Tam bảo v.v. Đại Bồ Tát xa lìa những khẩu nghiệp ác như vậy thì lúc có nói là những lời thiệt, lời chơn, lời giải thoát, lời đúng, lời đế lý, lời lợi ích người, lời thuận lòng người thiệt hay chẳng thiệt, lời người ưa nghe, lời đủ tất cả âm thanh, lời đủ tất cả lời, lời làm căn chúng sanh thanh tịnh, lời làm cho chúng sanh lìa phiền não, lời Phật ngữ, lời cam lộ, lời được nghe khắp mười phương thế giới, lời làm cho chúng sanh lìa hẳn khổ não, lời nói nghĩa thậm thâm, lời điều chúng sanh, lời khiến chẳng tạo ác, v.v. Đây gọi là Bồ Tát khẩu nghiệp tùy trí.

Thế nào là Bồ Tát ý nghiệp tùy trí ?

Bồ Tát an trụ trong một tâm mà có thể biết tâm tất cả chúng sanh, thường ở tại thiền định mà hiện các oai nghi, tất cả chúng ma, các hàng Thanh Văn, các bực Duyên Giác đều không biết được chỗ cảnh giới mà tâm Bồ Tát duyên đến, trọn không hề có tâm niệm tự hại hại người, biết rõ tất cả pháp thông đạt vô ngại, Bồ Tát được tâm như vậy chẳng thọ mà hay thọ cũng chẳng chứng diệt. Đây gọi là Bồ Tát ý nghiệp tùy trí.

Đây gọi là tịnh ấn tam muội căn bổn. Căn bổn nầy còn có mười thứ : một là tịnh sơ phát tâm, hai là tịnh Bồ đề đạo, ba là tịnh sáu Ba la mật, bốn là vì tịnh càn huệ mà tu chánh định, năm là tịnh ba mươi hai tướng, sáu là tịnh tám mươi hảo, bảy là tịnh đà la ni, tám là tịnh như pháp an trụ, chín là tịnh khôngtội lỗi và mười là tịnh ba mươi bảy pháp trợ đạo.

Nầy Hải Huệ ! Tịnh ấn tam muội có ba mươi pháp : một là nội tịnh, hai là ngoại tịnh, ba là tâm tịnh, bốn là kiêu mạn tịnh, năm là thân tịnh, sáu là nhãn tịnh, bảy là tất cả chúng sanh không có chúng sanh tịnh, tám là tất cả pháp bổn tánh tịnh, chín là tất cả pháp đồng một vị tịnh, mười là không vô tướng vô nguyện tịnh, mười một là giải thoát pháp môn tịnh, mười hai là tất cả pháp nhập pháp giới tịnh, mười ba là tất cả các pháp nhập vào một tánh tịnh, mười bốn là tín tâm không hư hoại tịnh, mười lăm là không có chướng ngại tịnh, mười sáu là tất cả giải thoát tịnh, mười bảy là vô vi tịnh, mười tám là quán mười hai nhơn duyên tịnh, mười chín là thập lực tứ vô sở úy tịnh, hai mươi là vô thắng tịnh, hai mươi mốt là nhứt thiết pháp trí tịnh, hai mươi hai là quá khứ nghiệp tịnh, hai mươi ba là từ bi tịnh, hai mươi bốn là chẳng rời bỏ chúng sanh tịnh, hai mươi lăm là phá các ma nghiệp tịnh, hai mươi sáu là lìa nội tham tịnh, hai mươi bảy là lìa các tập khí tịnh, hai mươi tám là một niệm biết tất cả pháp tịnh, hai mươi chín là chẳng mất niệm tâm tịnh, ba mươi là đầy đủ trang nghiêm tịnh. Bồ Tát đầy đủ các pháp như vậy gọi là tịnh ấn tam muội. Được tam muội ấy rồi thì được tám pháp bất cộng. Những gì là tám ?

Một là thế giới của Bồ Tát nầy thì kim cương làm đất, hai là trên mỗi cây trong thế giới ấy đều đầy đủ mọi thứ nhánh lá tốt mọi thứ hoa quả thơm ngon, ba là tất cả chúng sanh trong thế giới ấy chẳng khởi phiền não của các loài địa ngục ngạ quỷsúc sanh, bốn là tất cả chúng sanh trong thế giới ấy đều thấy Bồ Tát ngồi cội Bồ đề, năm là thấy Bồ Tát rồi thì đều được khoái lạc vi diệu, sáu là kim quang chiếu khắp vô lượng thế giới, bảy là tất cả đại địa chấn động sáu cách mà không có một chúng sanh nào bị nhiễu hại và tám là có trí trong một niệm biết tất cả pháp".

Muốn tuyên lại nghĩa nầy đức Thế Tôn nói kệ rằng :

Nếu biết các pháp như hư không
Tịnh nơi bổn tánh chẳng sanh diệt
Liền hay tịnh được Như Lai ấn
Cũng được trụ ở định căn bổn
Dầu được cúng dường lòng chẳng mừng
Mắng chửi hủy nhục lòng chẳng giận
Tu tập từ bi tâm bình đẳng 
Đây gọi là tịnh ấn tam muội
Xa lìa tất cả các kiêu mạn
Lìa rồi trong lòng chẳng tự cao
Hay trách phiền não các kiết phược
Đây thì gọi là tịnh ấn định
Thân ấy lìa hẳn các kiến phược
Trang nghiêm diệu tướng ba mươi hai
Đầy đủ thanh tịnh cả sáu căn
Cũng lại chẳng sanh lỗi kiêu mạn
Thấy kẻ thân xấu không xinh đẹp
Nghèo cùng hèn hạ lòng chẳng khinh
Vì đạo Bồ đề nói tịnh pháp
Đây thì gọi là tịnh ấn định
Quán sát nơi thân tánh chơn thiệt
Phá lòng tham thân của chúng sanh
Vì vậy mà được thượng pháp thân
Xa lìa tất cả thân tạp thực
Thường tại thiền định pháp hỉ thực
Vì độ chúng sanh thọ đoàn thực
Cam lồ thượng vị tăng pháp mạng
Đây thì gọi là tịnh ấn định
Ưa thích thánh hạnh trì tịnh giới
Xa lìa tham dục sân khuể si
Bồ Tát trước tự điều thân mình
Rồi sau vì người mà diễn thuyết
Thần thông đi khắp mười phương cõi
Để diễn thuyết pháp dạy chúng sanh 
Hiện thân mình đồng sắc thân chúng
Theo ý nguyện họ mà thuyết pháp
Thân phóng vô lượng kim sắc quang
Chiếu khắp mười phương các thế giới
Hay trừ chúng sanh phiền não nóng
Tăng trưởng công đức tâm Bồ đề 
Nếu có chúng sanh ba ác đạo
Kim quang làm họ thoát khỏi khổ
Đều được xa lìa báo ác đạo
Thành tựu tín tâm tu thiện nghiệp
Thân nghiệp thanh tịnh được Phật nói
Để cho chúng sanh tịnh Phật thân
Nếu ai hay tu thân nghiệp tịnh
Thì được tịnh thân như tiên Phật
Nếu ai xa lìa nghiệp ác khẩu
Thì được âm thanh tùy trí phát
Lời diễn thuyết pháp người thích nghe
Người nghe đều được sanh mầm lành
Lìa sáu mươi bốn thứ ác khẩu
Người nầy nói được pháp cam lộ
Nói được vô vi Đại thừa pháp
Hiểu rành ngôn ngữ các chúng sanh 
Xa lìa lời nói tham sân si
Diễn nói nghĩa thậm thâm chơn thiệt
Tiếng ấy mười phương đều được nghe
Vì chúng tuyên nói chơn giải thoát
Xa lìa mắng chửi chẳng giận tranh
Nói lời dịu dàng lòng thương mến
Vì chúng nói pháp chẳng nói được
Nói rồi trong lòng chẳng kiêu mạn
Nếu thanh tịnh được khẩu nghiệp ấy
Người này xa lìa các ác khẩu
Khẩu nghiệp thanh tịnh được Phật nói
Để người nghe được lưỡi rộng dài
Nếu ai tu tập ý nghiệp thiện
Người nầy một niệm biết các tâm
Thường ở thiền định hiện oai nghi
Phá các ma nghiệp lòng chẳng kiêu
Chẳng thọ hay thọ vì chúng sanh 
Biết rõ chơn thiệt chẳng chứng diệt
Bồ Tát tâm duyên mà chẳng biết
Thanh Văn Duyên Giác cũng chẳng rõ
Chẳng hề sanh lòng hại mình người
Hay quán thậm thâm các pháp giới
Nếu người muốn được tịnh ấn định
Thường phải tu tập đủ mười pháp
Thanh tịnh trang nghiêm Phật quốc độ
Thanh tịnh thiện pháplục độ
Đầy đủ công đứcthân tướng
Được vô ngại thuyết đà la ni
Như pháp an trụ tịnh thân mình
Niệm tâm chẳng mất tuyên vô ngã
Lìa tất cả chướng huệ vô ngại
Tâm ý không lỗi đủ công đức
Tu trợ đạo pháp không phóng dật
Vì các chúng sanh nói Bồ đề
Vô lượng thế giới thân vô ngại
Diễn thuyết chánh pháp dạy chúng sanh
Đầy đủ tám thứ bất cộng pháp
Được có vô thượng lợi ích lớn
Kim cương làm đất, các loại cây
Chúng thấy Bồ Tát ngồi đạo thọ
Nếu muốn có đủ công đức ấy
Thường tu tịnh ấn tam muội định
Như Lai do tu tam muội nầy
Nên được công đức bất tư nghị.

Nầy Hải Huệ ! Muốn được tịnh ấn tam muội, đại Bồ Tát phải tu tập tịnh Bồ đề xa lìa tất cả tâm cặn đục.

Nầy thiện nam tử ! Nếu chẳng thấy được các pháp tánh tịnh thì bị phiền não khát ái làm ô nhiễm. Tất cả các pháp chẳng thể tư duy là bất tác bất hành, thanh tịnh tịch tĩnh không có trần cấu cũng không có tội lỗi, là rốt ráo thanh tịnh như giải thoát tánh, pháp giới bất hoại không có phân biệt, thiệt tánh pháp tánh không có sai biệt, tất cả các pháp không vô tướng vô nguyện, như giải thoát tánh vô ngại bình đẳng thì tất cả các pháp cũng như vậy. Nếu có thể chánh quán sát như vậy thì gọi là vô trược không có nhơ đục.

Nầy thiện nam tửNếu có thểchúng sanh mà nói pháp như vậy thì gọi là không có cặn bã.

Nếu Bồ Tát không có cặn bã nhơ đục thì được tịnh ấn tam muội".

Hải Huệ đại Bồ Tát bạch rằng : "Bạch đức Thế TônTam muội như vậy nghĩa của nó thậm thâm vì là chẳng nói được, vì là chẳng nhìn thấy được chẳng đoán chẳng đếm được, khó hiểu rõ được vì chẳng thể thấy, là đại trí huệ nhiếp tất cả pháp vậy. Tất cả Bồ Tát đều bình đẳng không có nhơ không có cặn không có các chướng ngại không có trụ xứ vi diệu khó tỏ chẳng thể ví dụ để nói được. Tánh ấy kiên cố như kim cương bất sanh bất diệt chẳng phá chẳng hoại chẳng trói chẳng buộc, là ánh sáng lớn vì xa lìa tối tăm, chẳng thể nghĩ bàn thanh tịnh vô cấuxa lìa tham vậy, không có tranh tụng vì tu tập đại từ vậy, chẳng giác chẳng quán vì xa lìa khứ lai vậy, tất cả bình đẳng vì như hư không vậy.

Bạch đức Thế Tôn ! Quán nhơn duyên gì mà được tịnh ấn tam muội nầy ?".

Đức Phật nói : "Nầy thiện nam tửVí như có người muốn đi trên hư không họ tự trang nghiêm lớn rộng.

Cũng vậy, Bồ Tát muốn được tam muội nầy thì phải trang nghiêm lớn trang nghiêm bình đẳng tất cả các pháp. Tại sao, như pháp thế gian từ hột mà được trái. Nầy thiện nam tử ! Tất cả pháp hữu vi thì thức là chủng tử. Còn tam muội nầy không có chủng tử. Tại sao, vì tam muội nầy chẳng phải nhãn thức biết nhẫn đến chẳng phải ý thức biết, chẳng phải tạo tác, chẳng phải sắc, thọ, tưởng, hành, thức. Xem tất cả pháp khắp tất cả đều bình đẳng không có hai không có sai biệt thì gọi là Chánh đẳng Chánh giác.

Nầy thiện nam tử ! Chẳng phải vì tướng khác gọi là sanh tử vì tướng khác gọi là Niết bàn, mà tùy nơi tướng sanh tử tức là tướng Niết bàn, tại sao, vì tất cả các pháp bổn tánh thanh tịnh, tánh bổn tánh ấy gọi là vô tánh, mà vô tánh ấy gọi là vô tướng tánh, nếu là vô tướng tánh tức là vô tác, vô tác như vậy tức là pháp tánh không có văn tự, nếu có văn tự thì gọi là Như, như trước thì giữa và sau cũng vậy đây gọi là tam thế. Mà tam thế ấy thì gọi là rỗng không, rỗng không ấy thì là vô tác, vô tác như vậy thì nào có tác giả nên gọi vô tác là rỗng không. Nếu không có tác không có tác giả thì nên biết là không có pháp. Nếu không có pháp thì không có cầu không có nguyện. Nếu không nguyện cầu thì không có ba nghiệp thân khẩu ý. Không có ba nghiệp thân khẩu ý thì gọi là vô ngạiVô ngại ấy gọi là bất sanh, bất diệt, bất trụ. Chẳng sanh diệt trụ tức là tướng vô vi. Tướng vô vi ấy gọi là vô trụVô trụ ấy có nghĩa là không có tất cả nghiệp sở tác, thức chẳng trụ nơi sắc, chẳng trụ nơi thọ, chẳng trụ nơi tưởng, chẳng trụ nơi hành. Nơi bốn chỗ ấy mà thức chẳng trụ thì gọi là vô trụ. Nếu vô trụ thì chẳng sanh tương tự ngã mạnNếu khôngtương tự ngã mạn như vậy thì không có tăng trưởngNếu khôngtăng trưởng thì không có nhơn. Nếu không có nhơn thì không có giác quánNếu khônggiác quán thì gọi là tịch mặc.

Nầy thiện nam tử ! Các pháp như vậy nghĩa của nó thậm thâm, nếu có thể tin được thì được giải thoát xa lìa điên đảo phiền não chướng ngại, thì có thể thọ trì tất cả pháp tạng của chư Phật quá khứ vị lai hiện tại, là đại thuyền sưđạo sư thương chủthần chú sư, là đại y sư, có thể thừa sự cúng dường tam thế chư Phật, đây gọi là chơn Phật tử, khỏi ma nghiệp phá ma chúng, chẳng lâu sẽ được tịnh ấn tam muội, có thể đại trang nghiêm thuyền buồm bền chắc tế độ chúng sanh nơi biển sanh tử".

Hải Huệ Bồ Tát bạch rằng : "Bạch đức Thế Tôn ! Thế nào là Bồ Tát có thể phá hoại các ma bạn đảng ?".

Đức Phật nói : "Nầy Hải Huệ ! Nếu Bồ Tát có thể chẳng cầu các pháp thì chính lúc ấy có thể phá hoại ma chúng mà chẳng cầu tất cả cảnh giới nhơn duyên.

Nầy thiện nam tử ! Có bốn thứ ma : một là ấm ma, hai là phiền não ma, ba là tử ma và bốn là thiên ma.

Nầy thiện nam tửNếu có thể quán các pháp như tướng ảo huyễn thì người nầy có thể phá hoại ấm ma. Nếu thấy các pháp đều là tướng rỗng không thì người này có thể phá hoại phiền não ma. Nếu thấy các pháp chẳng sanh chẳng diệt thì người nầy có thể phá hoại thiên ma.

Còn nữa, nầy thiện nam tử ! Nếu biết khổ thì có thể phá ấm ma, nếu xa lìa tập nhơn thì phá phiền não ma, nếu chứng diệt thì phá tử ma, nếu tu trợ đạo thì phá thiên ma.

Còn nữa, nầy thiện nam tử ! Nếu thấy tất cả pháp hữu vi khổ thì phá ấm ma, nếu thấy các pháp chơn thiệt vô thường thì phá phiền não ma, nếu thấy các pháp chơn thiệt vô ngã thì phá tử ma, nếu thấy các pháp tịch tĩnh Niết bàn thì phá thiên ma.

Còn nữa, nầy thiện nam tử ! Ở nơi thân mình nếu Bồ Tátthể không tham ái lúc xả thân bố thí hồi hướng Bồ đề thì có thể phá ấm ma, lúc bố thí thân xa lìa lòng xan tham thì phá phiền não ma, nếu thấy tài vật tất cả đều vô thường thì phá tử ma, vì chúng sanhtâm từ bi bố thí thì phá thiên ma.

Còn nữa, nầy thiện nam tử ! Nếu Bồ Tát chẳng vì ngã kiếnthọ trì tịnh giới thì có thể phá ấm ma, nếu chẳng vì có tham mà trì giới thì phá phiền não ma, nếu vì xa lìa tội lỗi sanh tửtrì giới thì phá tử ma, nếu hay sanh tâm làm cho người phá giới trở lại trì tịnh giớitrì giới thì có thể phá được thiên ma.

Còn nữa, nầy thiện nam tử ! Nếu Bồ Tát chẳng thấy ta nhẫn ta tu hạnh nhẫn nhục thì phá ấm ma, chẳng thấy có chúng sanh tu hạnh nhẫn nhục thì phá phiền não ma, chẳng thấy sanh tử thì phá tử ma, chẳng thấy Bồ đề thì phá thiên ma.

Còn nữa, nầy thiện nam tử ! Nếu Bồ Tát siêng tu tinh tiến thân mình tịch tĩnh thì phá ấm ma, siêng tu tinh tiến tâm mình tịch tĩnh thì phá phiền não ma, siêng tu tinh tiến thấy pháp vô sanh thì phá tử ma, siêng tu tinh tiến vì điều chúng tu khiến chuyển sanh tử thì phá thiên ma.

Còn nữa, nầy thiện nam tử ! Nếu Bồ Tát chẳng vì thân ngũ ấmtu thiền định thì phá ấm ma, chẳng tham trước thập bát giới thập nhị xứtu thiền định thì phá phiền não ma, chẳng tham trước lục nhậptu thiền định thì phá tử ma, có bao nhiêu thiện căn đều hồi hướng Bồ đề thì phá thiên ma.

Còn nữa, nầy thiện nam tử ! Nếu Bồ Tát biết ngũ ấm phương tiện thì phá ấm ma, biết thập bát giới phương tiện thì phá phiền não ma, biết lục nhập phương tiện thì phá tử ma, đem tất cả thứ phương tiện ấy hồi hướng Bồ đề thì phá thiên ma.

Còn nữa, nầy thiện nam tử ! Nếu Bồ Tát quán tất cả pháp tướng rỗng không thì phá ấm ma, quán tất cả pháp không có tướng thì phá phiền não ma, quán tất cả pháp không có nguyện cầu thì phá tử ma, có đủ ba pháp quán như vậy đều hồi hướng Bồ đề thì phá thiên ma.

Còn nữa, nầy thiện nam tử ! Nếu Bồ Tát quán thân thân xứ chẳng giác chẳng trước thì phá ấm ma, quán thọ thọ xứ chẳng giác chẳng trước thì phá phiền não ma, quán tâm tâm xứ chẳng giác chẳng trước thì phá tử ma, quán pháp pháp xứ chẳng giác chẳng trước thì phá thiên ma. Quán tất cả như vậy mà trọn chẳng hề mất tổn tâm Bồ đề thì có thể phá hoại cả bốn thứ ma.

Nầy thiện nam tử ! Nếu Bồ Tát trước ngã thì tăng thêm ma sự.

Đại Bồ Tát cũng biết có ngã cũng biết vô ngã, cũng biết có pháp chẳng phải có ngã chẳng phải vô ngã, biết như vậy thì không có một pháp nào tăng giảm.

Vì tất cả chúng sanh bị vô minh che trùm nên Bồ Tát vì họ mà muốn trang nghiêm vô thượng Đại thừa chớ chẳng phải vì mình mà phát trang nghiêm. Phát trang nghiêm rồi tự nghĩ rằng ai trang nghiêm pháp kiên cố chẳng hư hoại, ta nên trang nghiêm. Ta cũng chẳng phải vì phá ngã chúng sanh thọ mạng sĩ phutrang nghiêm, chính là vì phá những tà hoặc ác kiến trước ngã chúng sanh thọ mạng sĩ phu của các chúng sanh mà ta phát trang nghiêm.

Chúng sanh điên đảo thấy ngũ ấm nầy là thường là lạc là ngã là tịnh, ta nên vì họ mà giảng nói vô thường khổ vô ngã bất tịnh cho các chúng sanh được chơn thiệt trí.

Nếu chúng sanh có lòng nguyện cầu thì nên biết người ấy là có trước chấp. Khôngcó trước chấp thì không có hư dối. Không có hư dối thì được chơn thiệt trí biết nơi quá khứ vị lai hiện tại chẳng trước quá khứ vị lai hiện tại. Sao vậy, vì quá khứ đã hết, vị lai chưa đến, hiện tại chẳng trụ. Nếu ở nơi tam thế không có niệm tưởng trước chấp là chẳng điên đảoBồ Tát hạnh, biết rõ các hành của tất cả chúng sanh. Biết rõ hành rồi thì rành rẽ diễn nói về nghiệp về quả. Cũng biết rõ tham hành sân hành si hành. Biết có chúng sanh hành nơi tham dục trang nghiêm nơi sân, hành nơi sân trang nghiêm nơi tham, hành nơi ngu si trang nghiêm nơi tham, hành nơi tham dục trang nghiêm nơi si, hành nơi ngu si trang nghiêm nơi sân. Biết có chúng sanh nơi sắc thì sanh tham, nơi thanh thì sanh sân, có chúng sanh nơi sắc thì sanh sân, nơi thanh thì sanh tham. Hoặc có chúng sanh nơi hương thì sanh tham, nơi vị thì sanh sân; hoặc nơi vị sanh tham, mà nơi hương thì sanh sân; có chúng sanh nơi xúc thì sanh tham, nơi pháp sanh sân; hoặc nơi pháp thì sanh tham, mà nơi xúc thì sanh sân. Còn có những chúng sanh tham dục yếu kémsân hận mãnh liệt, hoặc sân hận yếu kémtham dục thì mãnh liệt. Có những chúng sanh tham yếu mà si mạnh, hoặc si yếu mà tham mạnh. Có những chúng sanh sân yếu mà si mạnh, hoặc si yếu mà sân thì mạnh.

Còn có chúng sanh vì sắc mà được điều phục chớ chẳng phải vì thanh, hương, vị, xúc và pháp. Có chúng sanh vì thanh mà được điều phục chớ chẳng phải vì sắc, hương, vị, xúc và pháp. Có chúng sanh vì hương mà được điều phục chớ chẳng phải vì sắc, thanh, vị, xúc và pháp. Có chúng sanh vì vị mà được điều phục chớ chẳng phải vì sắc, thanh, hương, xúc và pháp. Có chúng sanh vì xúc mà được điều phục chớ chẳng phải vì sắc, thanh, hương, vị và pháp. Có chúng sanh vì pháp mà được điều phục chớ chẳng phải vì sắc, thanh, hương, vị và xúc.

Còn có các chúng sanh vì tâm tịch tĩnh mà được điều phục chớ chẳng phải vì thân tịch tĩnh, hoặc vì thân tịch tĩnh mà được điều phục chớ chẳng phải vì tâm tịch tĩnh mà được điều phục.

Còn có những chúng sanh hoặc nhơn nghe nói vô thường mà được điều phục chớ chẳng phải nhơn nghe khổ vô ngã bất tịnh. Hoặc nhơn nghe khổ mà được điều phục chớ chẳng phải nhơn nghe vô thường vô ngãbất tịnh. Hoặc nhơn nghe vô ngã mà được điều phục chớ chẳng phải nhơn nghe vô thường khổ và bất tịnh. Hoặc có chúng sanh nhơn nghe bất tịnh mà được điều phục chớ chẳng phải nhơn nghe vô thường khổ và vô ngã mà được điều phục.

Còn có những chúng sanh hoặc do hiện thần thông mà được điều phục chớ chẳng phải do tha tâm trí mà được điều phục. Hoặc do tha tâm trí mà được điều phục chớ chẳng phải do thần thông mà được điều phục.

Nầy thiện nam tử ! Còn có những chúng sanh siêng tu tinh tiến thì chậm được giải thoát mà ít tu tinh tiến thì mau được giải thoát. Hoặc có chúng sanh siêng tu tinh tiến thì mau được giải thoát mà ít tu tinh tiến thì chậm được giải thoát. Có nhơn giải thoát mà chẳng phải duyên giải thoát. Có duyên giải thoát mà chẳng phải nhơn giải thoát. Có nhơn duyên giải thoát, có chẳng phải nhơn duyên giải thoát.

Có các chúng sanh do quán nội phápđược giải thoát chớ chẳng phải do quán ngoại pháp. Có chúng sanh do quán ngoại pháp được giải thoát mà chẳng phải do quán nội pháp. Có chúng sanh do quán nội pháp ngoại phápđược giải thoát. Có chúng sanh chẳng quán nội pháp ngoại phápđược giải thoát. Có chúng sanh nhơn lạc hạnh được giải thoát mà chẳng phải do khổ hạnh. Có chúng sanh nhơn khổ hạnh được giải thoát mà chẳng phải do lạc hạnh. Có chúng sanh nhơn khổ hạnh và lạc hạnh được giải thoát. Có chúng sanh chẳng nhơn khổ hạnh lạc hạnh được giải thoát. Có chúng sanh do khen thưởng mà được điều phục. Có chúng sanh do trách phạt mà được điều phục. Có chúng sanh do khen và trách mà được điều phục. Có chúng sanh chẳng do khen và trách mà được điều phục. Có chúng sanh do nghịch thuyết mà được điều phục chẳng phải do thuận thuyết pháp. Có chúng sanh do thuận thuyết pháp mà được điều phục chẳng phải do nghịch thuyết pháp. Có chúng sanh nhơn nghịch thuyết và thuận thuyết hoặc có chẳng do nghịch thuyết và thuận thuyết mà được điều phục. Có chúng sanh do nghe lược thuyết, có chúng sanh do nghe quảng thuyết, có chúng sanh do nghe cả lược thuyết và quảng thuyết, có chúng sanh chẳng do nghe lược thuyết quảng thuyết mà được điều phục. Có chúng sanh do Tứ chơn đế được điều phục. Có chúng sanh do Tứ niệm xứ được điều phục. Có chúng sanh do Tứ chánh cần được điều phục. Có chúng sanh do Tứ như ý túc được điều phục. Có chúng sanh do Ngũ căn được điều phục. Có chúng sanh do Ngũ lực được điều phục. Có chúng sanh do Thất giác chi được điều phục. Có chúng sanh do Bát chánh đạo được điều phục.

Nầy thiện nam tử ! Nghiệp hành của các chúng sanh chẳng thể nghĩ bàn, tâm của chúng sanh cũng chẳng thể nghĩ bàn, chúng sanh điều phục chẳng thể nghĩ bàn, pháp môn được nhập của chúng sanh chẳng thể nghĩ bàn, cảnh giới của các chúng sanh chẳng thể nghĩ bàn.

Đại Bồ Tát được trí bất khả tư nghị như vậy mới biết được sở hành bất khả tư nghị của các chúng sanh.

Nầy thiện nam tửVí như tấm lưới có nhiều gút mắt, có người ở trong ấy dùng sức chú thuật phá lưới thoát ra tùy ý mà đi. Cũng vậy, đại Bồ Tát vào trong chúng sanh dùng sức trí huệ phá lưới phiền não tùy ý tự tại, dầu chưa chứng được Vô thượng Bồ đề mà có thể thông đạt sở hành của các chúng sanh".

Tôn giả Xá Lợi Phất bạch rằng : "Bạch đức Thế Tôn ! Đại Bồ Tát lúc mới phát tâm Vô thượng Bồ đề nghe nói sở hành bất tư nghị của các chúng sanh như vậy mà chẳng kinh chẳng sợ, sự nầy thiệt rất khó chẳng thể nghĩ bàn được".

Đức Phật nói : "Nầy Xá Lợi Phất ! Ý của ông nghĩ thế nào, như sư tử con lúc mới được đẻ ra nghe tiếng rống của sư tử nó có kinh sợ chăng ?". 

Tôn giả Xá Lợi Phất bạch rằng : "Bạch đức Thế Tôn ! Dầu mới sanh nhưng sư tử con không kinh sợ khi nghe tiếng rống của sư tử".

Đức Phật nói : "Nầy Xá Lợi Phất ! Cũng vậy, đại Bồ Tát lúc mới phát tâm Vô thượng Bồ đề nghe nói sở hành bất tư nghị của các chúng sanh chẳng kinh chẳng sợ.

Lại này Xá Lợi Phất ! Ý ông nghĩ thế nào, thế lực của mồi lửa dầu nhỏ mà nó có sợ đống củi khô lớn chăng ?".

Tôn giả Xá Lợi Phất bạch rằng : "Bạch đức Thế Tôn ! Mồi lửa nhỏ không sợ củi khô lớn".

Đức Phật nói : "Nầy Xá Lợi PhấtĐại Bồ Tát lúc sơ phát Bồ đề tâm vô thượng được lửa trí huệ cũng như vậy.

Lại nầy Xá Lợi Phất ! Nay đức Như Lai lấy việc chẳng phải ví dụ để làm ví dụ.

Ví như có ngọn lửa giao hẹn sau bảy ngày sẽ cùng củi gỗ khô chiến đấu. Bấy giờ bao nhiêu củi gỗ khô cùng họp tụ lại một chỗ cao lớn như tòa núi Tu Di, mà ngọn lửa ấy vẫn không núng sợ tự biết sức mình có thể chống phá nổi chẳng cần phải giúp thêm. Cũng vậy, dầu các phiền não cùng hòa hiệp chung nhau thế lực mãnh liệt, nhưng sức trí huệ của Bồ Tát đều có thể tiêu phục.

Nầy Xá Lợi PhấtĐại Bồ Tát có hai thứ sức lực, một là phiền não lực, hai là trí huệ lực.

Bồ Tát nếu khôngphiền não lực thì chẳng có thể cùng đồng với hành nghiệp của các chúng sanh, cũng chẳng có thể biết được hành xứ của các chúng sanh và cũng sẽ đồng như bực Thanh VănDuyên GiácVì vậy nên Bồ Tát dùng phiền não lực đi đến khắp các cõi hóa độ các chúng sanh chẳng hề kinh sợ, đây gọi là Bồ Tát hiện hành phương tiện.

Này Xá Lợi Phất ! Như có số đốm lửa nhiều vô lượng ngàn vạn ức cũng chẳng thể chiếu lấn được ánh sáng mặt nhựt. Cũng vậy, dầu có vô lượng vô số phiền não cũng chẳng thể ngăn ngại được trí quang của Bồ Tát.

Này Xá Lợi Phất ! Như một hoàn thuốc A Già Đà có khả năng phá được đại độc. Trí huệ của Bồ Tát cũng vậy, chút ít sức trí huệ có khả năng phá vô lượng đại phiền não.

Này Xá Lợi Phất ! Như trận mưa nước một vị, rơi xuống rồi thì tùy theo đất mà có các thứ vị. Một giải thoát trí của đại Bồ Tát cũng vậy, theo căn tánh của các chúng sanhnói nhiều pháp sai khác.

Này Xá Lợi Phất ! Như dưới cây Diêm Phù có bùn hoàng kim, trong bùn này có các loại báu quý. Trong vô thượng Bồ đề tâm mới phát của Bồ Tát cũng vậy, trong tâm ấy có đủ Thanh Văn, Bích Chi Phật.

Này Xá Lợi Phất ! Như các Tiểu Vương đều thuộc Chuyển Luân Thánh Vương. Cũng vậy, tất cả hàng nhơn thiên đều đến quy thuộc sơ tâm Bồ Tát.

Này Xá Lợi Phất ! Như người phước mỏng ít thì chẳng gặp được thất bửu. Cũng vậy, nếu người chẳng thể ở chỗ vô lượng chư Phật gieo trồng thiện căn thì chẳng thể phát tâm Vô thượng Bồ đề.

Này Xá Lợi Phất ! Như mầm non mía thì không có các vị thạch mật v.v. Cũng vậy, nếu người không có tâm Vô thượng Bồ đề thì không có các công đức Tam bảo.

Này Xá Lợi Phất ! Như y vương Kỳ Bà thường nói rằng tất cả vật có trong thiên hạ không gì chẳng phải là thuốc. Cũng vậy, Bồ Tát nói tất cả các pháp không gì chẳng phải là Bồ đề.

Này Xá Lợi Phất ! Như A Tu La Vương tận lực cũng không ngăn được vòng đi của mặt nhựt nguyệt. Cũng vậy, tất cả ma chúng dùng hết thế lực chẳng thể trở ngại Bồ Tát siêng tu Bồ đề đạo. 

Này Xá Lợi Phất ! Như sắc giới cung điện chư Thiên an trụ tại hư không. Cũng vậy, Bồ đề được có của Bồ Tát cũng y dựa nơi không mà an trụ. 

Này Xá Lợi Phất ! Như hư không có thể dung thọ tất cả vạn vậthư không ấy không hề tăng giảm. Vô lượng Phật pháp cũng vậy, dầu có Bồ Tát phát tâm nguyện cầu mà Phật pháp ấy vẫn không tăng giảm.

Này Xá Lợi Phất ! Như có người tha hồ tùy sức mình đi trong hư khônghư không ấy không hề tăng giảm. Cũng vậy, Bồ Tát dùng hết tín lực đi trong Phật tríPhật trí ấy vẫn không tăng giảm.

Này Xá Lợi Phất ! Như thợ lò gốm lúc làm chưa thành món vật thì vật ấy chưa được tên món vật. Cũng vậy lúc chưa phát tâm Vô thượng Bồ đề thì pháp lành của Bồ Tát cũng chưa được tên.

Này Xá Lợi Phất ! Như người đã được thấy Chuyển Luân Thánh Vương thì chẳng cầu thấy các Tiểu Vương. Cũng vậy, Bồ Tát đã phát tâm Vô thượng Bồ đề rồi thì chẳng còn phát tâm Thanh Văn, tâm Bích Chi Phật.

Này Xá Lợi Phất ! Như các bửu châu chẳng sản xuất ở những nơi khác mà phải sản xuất ở lòng đại hải. Cũng vậy, trong pháp Thanh Văn, Bích Chi Phật chẳng sản xuất được Tam bảo, mà Tam bảo phải được sản xuất trong pháp Bồ Tát.

Này Xá Lợi Phất ! Như bực Thái Tử chẳng gọi là vua chẳng phải chẳng gọi là vua. Cũng vậy, đại Bồ Tát chẳng gọi là Phật chẳng phải chẳng gọi là Phật.

Này Xá Lợi Phất ! Thất bửu dầu là lượng nhỏ cũng chẳng nên khinh, tại sao, vì lượng bửu dầu nhỏ mà có thể dùng làm việc lớn có nhiều lợi ích. Cũng vậy, dầu Bồ Tát lúc sơ phát tâm cũng chẳng nên khinh.

Này Xá Lợi Phất ! Nay Phật vì chư đại Bồ Tát mà nói những ví dụ như vậy. Bồ Tát được nghe những ví dụ ấy thì được an lạc".

Muốn tuyên lại nghĩa ấy đức Thế Tôn nói kệ rằng :

Nếu muốn chứng được vô thượng đạo
Phải nên dứt trừ lòng nghi hối
Người siêng tu lòng tin vô thượng 
Thì có thể được đạo Bồ đề
Nếu người tu tập tịnh ấn định
Tuyên nói các pháp như cảnh mộng
Trong vô lượng đời tịnh tâm mình
Thì có thể chứng chánh giác đạo
Đạo Phật được chẳng phải thân nghiệp
Cũng chẳng phải khẩu nghiệp ý nghiệp
Vô vi chơn thiệt tánh cũng vậy
Vì thế chẳng thể ví dụ nói
Phật đạo không đối chẳng thấy được
Chẳng phải nhãn thức như hư không
Chẳng phải tất cả các tình căn
Chẳng phải cảnh giới của các căn
Chẳng phải tướng ấm giới lục nhập
Chẳng phải tâm ý thọ tưởng thức
Chẳng phải cảnh của tri của trí
Vì thế Phật cảnh chẳng biết được
Chư Phật đại bi khó nghĩ bàn
Vô lượng vô biên không chướng ngại
Không chữ không tiếng chẳng nói được
Vì thế không ai biết Phật giới
Nếu chúng sanh trong vô lượng đời
Gần kế thiện hữu nghe chánh pháp 
Nghe rồi liền được đại phước đức
Thường thọ diệu lạc như chư Phật
Tất cả các ma chẳng hại được
Các căn điều phục thường an lạc
Hay dùng phương tiện phá tứ ma
An trụ như pháp hành Phật đạo
Nếu tu đạo Bồ đề như vậy
Thì được Bồ đề vì người nói
Hay độ chúng sanh biển sanh tử
Hay phá tất cả đại tà kiến
Liền được vô thượng các tướng hảo
Thành tựu Thập lực Tứ vô úy 
Hay biết chúng sanh phiền não hành
Hay phá tất cả cõi sanh tử
Nếu có Bồ Tát siêng tinh tiến
Thì hay phá hoại các phiền não
Như lửa đốt cháy gỗ cỏ khô
Tâm Bồ đề đốt được phiền não.

Lại nầy Hải Huệ ! Vì được Vô thượng Bồ đềđại Bồ Tát siêng tu tinh tiến. Có ai siêng tu tinh tiến thì nên biết người ấy tức là có Bồ đề. Có ai siêng tu tinh tiến thì người ấy tức là có Đàn Ba la mật, Thi Ba la mật, Sằn đề Ba la mật, Tỳ lê gia Ba la mật, Thiền Ba la mật, Bát Nhã Ba la mật, có thể lợi ích mình mà cũng có thể lợi ích người.

Nầy thiện nam tử ! Vô lượng kiếp quá khứđức Phật Thế Tôn hiệu Cần Tinh Tiến Như Lai, Ứng Cúng, Chánh Biến Tri, Minh Hành Túc, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Sĩ, Điều Ngự Trượng Phu, Thiên Nhơn Sư, Phật Thế Tôn, quốc độ tên Thiện Kiến, kiếp ấy tên Hoa Tụ. Lúc ấy đại thủy tràn đầy cả thế giới, trong đại thủy sản xuất tám vạn bốn ngàn thượng diệu liên hoa, mỗi hoa sen ngang rộng đủ ngàn do tuầnvô lượng ức ánh sáng màu hoàng kim, mùi thơm vi diệuChư Thiên cõi Trời Sắc Cứu Cánh thấy các hoa sen ấy cảm thọ nhiều an lạc đồng nói rằng trong thế gian mà có nhiều hoa sen ấy thì nên biết là có nhiều đức Phật xuất thế. Do cớ ấy mà kiếp ấy có tên là Hoa Tụ.

Thuở ấy cả thế giới tịch tĩnh không có tiếng động. Vì tịch tĩnh mà chư Bồ Tátvô lượng thế giới thường thích quán sát. Do quán sát nên mỗi mỗi Bồ Tát đều được hỷ hành tam muội. Vì cớ ấy mà thế giới ấy có tên là Thiện Kiến

Quốc độ Thiện Kiến có nhiều rừng cây thất bửu, nhiều những điện đền lầu các thất bửu như Đâu Suất ThiênChúng sanh cõi ấy ăn uống đầy đủ, phần đông đều có thần thông, tất cả đều hóa sanh, không có thân người nữ cũng không có ba ác đạo, đều tu pháp Đại thừa, không có Nhị thừaĐức Phật Cần Tinh Tiến có ba vạn sáu ngàn Bồ Tát xuất gia đều được tâm bất thối chuyển Vô thượng Bồ đề, còn có vô lượng nhơn thiên sơ phát tâm Bồ đề kiên cố chẳng thối chuyển. Đức Cần Tinh Tiến Như Lai thường thích tuyên nói hạnh cần tinh tiếnLúc ấy trong đại chúng có một vị Bồ Tát tên Kiên Cố Trang nghiêm từ chỗ ngồi đứng dậy đến lễ chưn đức Cần Tinh Tiến Như Lai rồi quỳ dài chắp tay bạch rằng :

Bạch đức Thế Tôn ! Thế nào là Bồ Tát cần hành tinh tiến ?

Đức Cần Tinh Tiến Như Lai nói :

Nầy Kiên Cố Trang nghiêmCần hành tinh tiến có bốn pháp, đó là phát tâm, tác tâm, quán tâmnhư pháp trụ. Bốn pháp như vậy tức là đầy đủ nhơn duyên Phật pháp.

Tại sao vậy ? Nầy thiện nam tử ! Do phát tâm nên sanh thiện pháp. Do tu tác mà thiện pháp tăng trưởng. Do quán sátlợi ích chúng sanh. Do như pháp trụ nên nhập vào tất cả nhơn duyên Phật pháp.

Còn nữa, nầy thiện nam tử ! Phát ấy là cầu được nghe chánh pháp. Tác ấy là nghe pháp rồi có thể nói. Quán ấy là giỏi tư duy nghĩa. Như pháp trụ ấy là như pháp được nói mà an trụ.

Lại phát ấy là điều phục tâm xan tham, tác ấy là có thể bố thí tất cả, quán ấy là vì chúng sanh bố thí hồi hướng Bồ đề, như pháp trụ ấy là chẳng cầu quả báo bố thí. Lại phát ấy là tìm cầu người lãnh thọ, tác ấy là khi thấy người đến cầu xin thì sanh lòng thương xót, quán ấy là quán sát của cải vô thường, như pháp trụ ấy là chẳng cầu quả báo. Lại phát ấy là cầu của cải đúng như pháp, tác ấy là cầu được tịnh mạng, quán ấy là nơi vật chẳng bền mà tu pháp bền vững, như pháp trụ ấy là lúc xả thí tất cả chẳng có lòng kiêu mạn. Lại phát ấy là lìa các ác cấm giới, tác ấy là chí tâm thọ trì các tịnh cấm giới, quán ấy là chí tâm điều phục người phá giới, như pháp trụ ấy là trì tịnh cấm giới chẳng sanh lòng kiêu mạn. Lại phát ấy là tịnh khẩu nghiệp, tác ấy là tịnh thân nghiệp, quán ấy là tịnh ý nghiệp, như pháp trụ ấy là tu tập thiện pháp. Lại phát ấy là xa lìa tâm sân hận, tác ấy là tu tập nhẫn nhục, quán ấy là thủ hộ mình và người, như pháp trụ ấy là tu nhẫn nhục rồi chẳng sanh lòng kiêu mạn. Lại phát ấy là thích giáo hoá chúng sanh tà kiến, tác ấy là hay phá tâm sân hận của các chúng sanh, quán ấy là chẳng thấy có nội ngoại, như pháp trụ là xa lìa tất cả phiền não kiết sử. Lại phát ấy là xa lìa giải đãi, tác ấy là siêng tu tinh tiến, quán ấy là điều phục tất cả chúng sanh giải đãi, như pháp trụ ấy là khuyên các chúng sanh tu tinh tiến.

Lại phát ấy là thiện từ, tác ấy là việc phải làm đã xong, quán ấy là chẳng cầu các thừa khác, như pháp trụ ấy là chẳng mất tâm vô lượng Bồ đề. Lại pháp ấy là trang nghiêm thiền chi, tác ấy là trang nghiêm tam muội, quán ấy là tu tập chẳng sanh tương tợ ngã mạn, như pháp trụ là phá hoại tâm hành ác của các chúng sanh. Lại phát ấy là trang nghiêm niệm tâm, tác ấy là trang nghiêm các cõi, quán ấy là ý chí kiên cố, như pháp trụ là dũng kiện không khiếp sợ. Lại phát ấy có tên như pháp nhơn, tác ấy có tên như phương tiện, quán ấy có tên môn hộ, như pháp trụ ấy có tên giải thoát. Lại phát ấy là cầu văn tự, tác ấy là thọ trì văn tự, quán ấy là tự bất khả thuyết, như pháp trụ ấy là xa lìa văn tự. Lại phát ấy là lìa ác tri thức, tác ấy là cầu thiện tri thức, quán ấy là ở nơi thiện tri thức chí tâm nghe pháp, như pháp trụ ấy là chẳng hiểu sai nghĩa. Lại phát ấy là thích rời bỏ nhà, tác ấy là xa lìa oán và thân, quán ấy là cầu phá lành, như phát trụ là chẳng theo ý người. Lại phát ấy là nói thiểu dục, tác ấy là nói tri túc, quán ấy là dễ nuôi dễ thoả mãn, như pháp trụ ấy là khéo biết thời nghi.

Lại phát ấy là tu đúng cấm giới, tác ấy là nơi cấm giới chẳng hư, quán ấy là như định học giới, như pháp trụ ấy là như huệ học giới. Lại phát ấy là Đàn naThi la Ba la mật, tác ấy là Sằn đề và Tỳ lê gia Ba la mật, quán ấy là Thiền naBát Nhã Ba la mật, như pháp trụ ấy là trí và phương tiện Ba la mật. Lại phát ấy là hành bố thí nhiếp thủ, tác ấy là hành nhuyến ái ngữ nhiếp thủ, quán ấy là làm lợi ích cho người nhiếp thủ, như pháp trụ ấy là đồng sự với người nhiếp thủ. Lại phát ấy là đại từ, tác ấy là đại bi, quán ấy là đại hỷ, như pháp trụ ấy là đại xả. Lại phát ấy là hộ trì chánh pháp, tác ấy là thanh tịnh phước điền, quán ấy là trang nghiêm tướng hảo, như pháp trụ ấy là điều phục chúng sanh. Lại pháp ấy là thiệt biết ấm ma, tác ấy là lìa phiền não ma, quán ấy là phá tử ma, như pháp trụ ấy là xô dẹp thiên ma. Lại phát ấy là thân niệm xứ, tác ấy là thọ niệm xứ, quán ấy là tâm niệm xứ, như pháp trụ là pháp niệm xứ. Lại phát ấy là rành rẽ biết khổ, tác ấy là xa lìa tập nhơn, quán ấy là chúng chơn thiệt diệt, như pháp trụ là tu tập trợ đạo. Lại phát ấy là tín căn, như pháp trụ ấy là huệ căn. Lại phát ấy là thất giác phần, tác ấy là bát chánh đạo phần, quán là xa ma tha, như pháp trụ là tỳ bà xá na.

Nầy thiện nam tử ! Như tất cả hạnh lành đều gọi là phát, tu tập pháp lành đều gọi là tác, tất cả tâm thanh tịnh đều gọi là quán, biết tất cả nghiệp thì gọi là như pháp trụ.

Lại nầy Kiên Cố Trang nghiêm Bồ Tát ! Người siêng tu tinh tiến thì tịch tĩnh tâm mình, nếu tâm tịch tĩnh tức là tinh tiến. Nếu phá tâm tham thân tức là tinh tiến. Nếu biết thân và ý tức là tinh tiến. Nếu đoạn dứt ngã và ngã sở tức là tinh tiến. Đoạn dứt các hệ phược tức là tinh tiếnPhiền não chướng dứt hết tức là tinh tiếnNếu có thể xa lìa tất cả chướng ngại tức là tinh tiếnNếu có thể trừ bỏ mười thứ kiêu mạn tức là tinh tiến. Nếu phá tham sân tức là tinh tiến. Nếu phá vô minh hữu ái tức là tinh tiến. Nếu chẳng phóng dật tu tập thiện pháp tức là tinh tiếnNếu có thể chơn thiệt thấy nội lục nhập ngoại lục nhập tức là tinh tiến. Nếu chơn thiệt biết ngũ ấm, thập bát giới, thập nhị nhập tức là tinh tiến. Tâm tịch tĩnh tức là tinh tiếnPhá hoại lòng nghi tức là tinh tiến. Nơi tam thế chẳng phân biệt tức là tinh tiến. Nếu quán pháp giới chẳng động chuyển tức là tinh tiến. Nếu chẳng lậu tức là tinh tiến. Nếu chẳng hại tức là tinh tiến. Nếu chẳng sanh hối tức là tinh tiến. Nếu chẳng cầu tức là tinh tiến. Nếu chẳng diệt tức là tinh tiến. Nếu chẳng tác tức là tinh tiếnNếu không có tăng giảm tức là tinh tiến.

Không có thượng không có hạ tức là tinh tiến. Chẳng xả chẳng trước tức là tinh tiến. Chẳng phược chẳng giải tức là tinh tiến. Chẳng đến chẳng đi tức là tinh tiếnBất sanh bất diệt tức là tinh tiến. Chẳng phải phóng dật chẳng phải chẳng phóng dật tức là tinh tiến. Không có tác không có tác giả tức là tinh tiến. Không có tối không có sáng tức là tinh tiến. Chẳng phải có thấy chẳng phải chẳng thấy tức là tinh tiến.

Đức Thế Tôn bảo Hải Huệ đại Bồ Tát : "Nầy thiện nam tử ! Lúc đức Cần Tinh Tiến Như Lai nói pháp tinh tiến như vậy có vô lượng Bồ Tát được Vô sanh pháp nhẫn. Hiện nay trong pháp hội này cũng có năm ngàn Bồ Tát được Vô sanh pháp nhẫn, bảy ngàn thiên nhơn phát tâm Vô thượng Bồ đề.

Nầy thiện nam tử ! Thuở xa xưa ấy, Kiên Cố Trang Nghiêm Bồ Tát nghe đức Cần Tinh Tiến Như Lai nói pháp ấy rồi, vì muốn được vô lượng pháp như vậy nên siêng tu tinh tiến chứng được hạ nhẫn. Vì cầu phápBồ Tát ấy chẳng ngồi chẳng nằm cho đến mạng chung. Lúc đã bỏ thân liền sanh Trời Phạm Thiên, trong vô lượng đời cúng dường Phậtnghe pháp thọ trì. Trong kiếp Hoa Tụ ấy Bồ Tát Kiên Cố Trang Nghiêm cúng dường cùng khắp tám vạn bốn ngàn chư Phật Như Lai nghe pháp thọ trì siêng tu tinh tiến.

Nầy Hải Huệ ! Ông có biết thuở kiếp Hoa Tụ xa xưa, Bồ Tát Kiên Cố Trang Nghiêm ấy là người nào chăng ? Chính là thân ta Thích Ca Mâu Ni Phật vậy. 

Nầy Hải Huệ ! Từ lâu ta đầy đủ tinh tiến nên siêu việt Di Lặc và chư vị đại Bồ Tátthành Chánh Giác trước. Vì vậy mà ta nói rằng ai có tinh tiến thì nên biết người ấy tức là có Bồ đề.

Nầy Hải Huệ ! Ta siêng tu tinh tiến mà còn khó được Vô thượng Bồ đề huống là giải đãi ư ! Nếu có Bồ Tát hay siêng tu tinh tiến thì người ấy có thể tự lợi lợi tha".

Muốn tuyên lại nghĩa ấy đức Thế Tôn nói kệ rằng :

Ta nhớ quá khứ vô lượng đời
Trong kiếp Hoa Tụ tinh tiến Phật
Thế giới Thiện Kiến nước tràn đầy
Sản xuất tám vạn bốn ngàn hoa
Cõi ấy báu đẹp như Đâu Suất
Dư nhiều vật thực không thân nữ
Chúng sanh tất cả đều hóa sanh
Cũng không nhị thừa thuần nhứt thừa
Mười phương thế giới chư Bồ Tát
Thấy cõi Thiện Kiến thọ an lạc
Ba vạn hai ngàn chúng xuất gia
Vô lượng nhơn thiên phát giác tâm
Tinh Tiến Phật khen hạnh tinh tiến
Chỉ vì Kiên Cố Trang Nghiêm nói
Nếu hay phát tâm siêng tu thiện
Nhiếp tâm tư duy như pháp trụ
Cần Tinh Tiến Phật vì Kiên Cố
Phân biệt nói rộng bốn câu ấy
Phát Bồ đề tâm như pháp hành
Tư duy được nhẫn như pháp trụ
Nếu cầu chánh pháp gọi sơ phát
Như pháp mà nói gọi là tác
Hiểu nghĩa chẳng sai tư duy tốt
Tu tập pháp nhẫn như pháp trụ
Nếu siêng bố thí gọi sơ phát
Cầu người nhận lãnh gọi là tác
Thấy rõ vô thường tư duy tốt
Chẳng thấy hai tướng như pháp trụ
Cầu của đúng pháp gọi sơ phát
Thanh tịnh sanh sống gọi là tác
Phá hoại san tham tư duy tốt
Chẳng sanh kiêu mạn như pháp trụ
Xa lìa ác giới gọi sơ phát
Trì giới chẳng hư gọi là tác
Điều phục người lỗi tư duy tốt
Tịnh giới không kiêu như phá trụ
Xa lìa ác khẩu gọi sơ phát
Thân thường tịch tĩnh gọi là tác
Ý nghiệp tịch tĩnh tư duy tốt
Các pháp tịch tĩnh như pháp trụ
Xa lìa hại tâm gọi sơ phát
Tu tập nhẫn nhục gọi là tác
Gìn giúp mình người tư duy tốt
Nhẫn chẳng kiêu mạn như pháp trụ
Khuyên dạy kẻ sân gọi sơ phát
Xa lìa kẻ ác gọi là tác
Trong ngoài tịch tĩnh tư duy tốt
Tâm không trước ngã như pháp trụ
Xa lìa giải đãi gọi sơ phát
Siêng tu tinh tiến gọi là tác
Biết rõ chơn thiệt tư duy tốt
Tu tập trợ đạo như pháp trụ
Mới cầu pháp lành là sơ phát
Cầu rồi tu tập gọi là tác
Niệm tâm thọ trì tư duy tốt
Chẳng mất thiện pháp như pháp trụ
Cầu nơi thiền chi gọi sơ phát
Tu tập tam muội gọi là tác
Không tương tợ mạn tư duy tốt
Không có lỗi lầm như pháp trụ
Tâm niệm nơi huệ gọi sơ phát
Chứng được pháp môn gọi là tác
Ủng hộ chánh pháp tư duy tốt
Dũng kiện tinh tiến như pháp trụ
Chánh niệm nhơn duyên là sơ phát
Tu thiện phương tiện gọi là tác
Quán xem nội pháp tư duy tốt
Đã được giải thoát như pháp trụ
Mới cầu văn tự gọi sơ phát
Thông đạt hiểu rõ gọi là tác
Biết bất khả thuyết tư duy tốt
Rõ không văn tự như pháp trụ
Xa lìa ác hữu là sơ phát
Gần kề thiện hữu gọi là tác
Nghe pháp hiểu đúng tư duy tốt
Chẳng rời chánh pháp như pháp trụ
Phật pháp xuất gia là sơ phát
Trừ bỏ oán thân gọi là tác
Tu tập pháp lành thiện tư duy
Chẳng theo ý người như pháp trụ
Thiểu dục sơ phát tri túc tác
Thích nơi tịch tĩnh tư duy tốt
Trụ tịch tĩnh rồi giảng vô tranh
Cũng tự tu tập như pháp trụ
Theo giới mà học gọi sơ phát
Thường thích tịch tĩnh gọi là tác
Dễ nuôi dễ đủ thiện tư duy
Quán sát vô thường như pháp trụ
Thích tu thí giới gọi sơ phát
Nhẫn nhục tinh tiến gọi là tác
Thiền và Bát Nhã tư duy tốt
Trí cùng phương tiện như pháp trụ
Bố thí nhiếp thủ là sơ phát
Ái ngữ nhiếp thủ gọi là tác
Lợi ích cho người tư duy tốt
Đồng sự nhiếp thủ như pháp trụ
Tu từ là phát tu bi tác
Tam thế vô nhị tư duy tốt
Vì các chúng sanh tịnh thân tâm
Tu tập hỉ xả như pháp trụ
Hộ trì chánh pháp là sơ phát
Thanh tịnh phước điền gọi là tác
Trang nghiêm tự thân tư duy tốt
Điều phục chúng sanh như pháp trụ
Phá hoại ấm ma là sơ phát
Rời phiền não ma gọi là tác
Phá được tử ma tư duy tốt
Dẹp phục ma địch như pháp trụ
Tu tập thân niệm là sơ phát 
Tu tập thọ niệm gọi là tác
Tu tập tâm niệm tư duy tốt
Tu tập pháp niệm như pháp trụ
Rành rẽ biết khổ là sơ phát
Xa lìa nhơn tập gọi là tác
Chứng diệt chơn thiệt tư duy tốt
Tu tập trợ đạo như pháp trụ
Tu tập tín căn là sơ phát
Tu tập các lực gọi là tác
Tu niệm tam muội tư duy tốt
Tu tập trí huệ như pháp trụ
Thân tâm tịch tĩnh là sơ phát
Xa lìa tà kiến gọi là tác
Quán rõ danh sắc tư duy tốt
Tinh tiến chẳng hối như pháp trụ
Không ngã ngã sở là sơ phát
Không phược không giải gọi là tác
Không khứ không lai tư duy tốt
Pháp tánh bất động như pháp trụ
Xa lìa kiêu mạn là sơ phát
Từ bỏ tham sân gọi là tác
Quán mười hai duyên tư duy tốt
Lìa si hữu ái như pháp trụ
Nếu hay xa lìa tất cả tướng
Phá hoại sở hữu các chướng ngại
Đầy đủ thập lực tứ vô úy
Hay nói công đức cần tinh tiến
Như Lai nói pháp tinh tiến nầy
Mười ngàn chúng sanh ngộ vô sanh
Năm ngàn Bồ Tát được pháp nhẫn
Vô lượng Trời Người phát Bồ đề
Bồ Tát Kiên Cố nay Thích Ca
Tinh tiến vượt hơn chư Bồ Tát
Nếu muốn chứng được Vô thượng đạo
Nên tu tinh tiến như Phật trước.

Bấy giờ Tu Bi Phạm Thiên hỏi Hải Huệ Bồ Tát rằng : "Bạch Đại Sĩ ! Nói là Phật pháp ấy, thế nào gọi là Phật pháp ?".

Hải Huệ đại Bồ Tát nói : "Thưa Thiên Tử ! Phật pháp ấy tên là tất cả pháp. Tất cả pháp ấy tên là Phật pháp. Như Phật pháp tánh tức là tất cả pháp tánh. Như tất cả pháp tánh ấy tức là Phật pháp tánh. Tất cả pháp tánh cùng Phật pháp tánh không hai không sai biệt. Tất cả pháp tịch tĩnh Phật pháp cũng tịch tĩnh. Tất cả pháp rỗng không Phật pháp cũng rỗng không.

Thưa Thiên Tử ! Tất cả pháp tức mười hai nhơn duyên, Bồ đề ấy cũng là mười hai nhơn duyên".

Tu Bi Phạm Thiên nói : "Bạch Đại Sĩ ! Luận về Phật pháp ấy phải chăng là chẳng quá tam giới pháp ư ?".

Hải Huệ đại Bồ Tát nói : "Thưa Thiên TửTam giới cùng Phật pháp, tánh không sai biệtTam giới tánh bình đẳng, Phật pháp tánh bình đẳng không có hai tướng. Ví như hư không không có tăng giảm, Phật pháp cũng như vậy không có tăng giảm, vì tánh rỗng không nên không có thượng không có hạ. Nếu ai muốn thấy Phật pháp thì nên quan sát như vậy.

Lại nầy Thiên Tử ! Luận về Phật pháp ấy chẳng phải xứ chẳng phải chẳng xứ, chẳng phải sanh chẳng phải diệt, chẳng phải xanh chẳng phải vàng đỏ trắng chẳng phải mầu tạp mầu lưu ly mầu hư không giới, lìa mầu sắc không có mầu sắc, chẳng phải có hình chất vuông tròn dài vắn, không có tướng không có các tướng, không có phược không có giải, không có tướng như vậy gọi là Phật pháp, không có tướng không có cú không có văn tự, là thanh tịnh tịch tĩnh, là nghĩa rỗng không, là nghĩa không có tướng, là nghĩa khôngtích tụ, là nghĩa rốt ráo không có xuất sanh, là nghĩa giác tri.

Nghĩa tịch tĩnh ấy là chẳng tuyên nói được, chẳng nhìn được chẳng thấy được. Nghĩa tịch tĩnh ấy là nghĩa khôngNghĩa không ấy là nghĩa không tích tụNghĩa không tích tụ ấy là nghĩa chơn thiệt. Nghĩa chơn thiệt ấy là nghĩa rốt ráo bất xuất. Nghĩa rốt ráo bất xuất ấy là nghĩa bất diệt. Nghĩa bất diệt ấy tức là nghĩa không có xứ. Nghĩa không có xứ ấy tức là pháp tánhPháp tánh ấy tức là Phật pháp. Đây gọi là hữu học pháp, gọi là A La Hán pháp, gọi là Duyên Giác pháp, gọi là Phật phápPhật pháp như vậy cùng các pháp khác cũng không có trụ xứ, bất xuất bất diệt, không có sắc xanh vàng đỏ trắng, không có hình vuông tròn dài vắn, không có tướng mạo, không có sáng không có tối, tất cả các pháp bình đẳng vô sai biệt. Người cầu Phật pháp gọi rằng Phật, Phật pháp và tất cả pháp.

Đại Bồ Tát ngồi đạo tràng dưới cội Bồ đề mới có thể rành rẽ rõ ràng chơn thiệt biết thấy. Tại sao, vì Phật chánh pháp không có trụ xứ vậy, tất cả các pháp cũng không có trụ xứ. Phật pháp bất khả đắc tất cả các pháp cũng bất khả đắcPhật pháp bình đẳng tất cả các pháp cũng bình đẳngNếu khôngnhơn duyên thì không có chủng tánhNếu khôngchủng tánh thì không có xuất không có diệt. Nếu không có xuất diệt thì gọi là chơn thiệt. Biết chơn thiệt ấy tức là thiệt tánh. Các pháp quá khứ vị lai hiện tại tức là Phật pháp. Tại sao, vì thông đạt tam thế không có chướng ngại vậy. Không có chướng ngại ấy tức là Phật tríPhật trí ấy tức là mười tám pháp bất cộng. Pháp bất cộng ấy nhiếp tất cả pháp. Vì thế nên tất cả các pháp tức là Phật pháp. Các pháp cùng Phật pháp không có hai không sai biệt".

Tu Bi Phạm Thiên nói : "Bạch Đại Sĩ ! Nay Đại Sĩrõ ràng thấy Phật pháp chăng ?".

Hải Huệ Bồ Tát nói : "Thưa Thiên TửPhật pháp chẳng phải sắc hình thể nhìn thấy được, sao Thiên Tử lại nói là rõ ràng thấy Phật pháp ư ! Tất cả các pháp đều chẳng thể thấy được. Luận về rõ ràng ấy tức là Phật pháp, không có hai tướng sai biệt".

Tu Bi Phạm Thiên nói : "Bạch Đại Sĩ ! Sao đức Như Lai cớ chi nói rằng Phật biết thấy tất cả các pháp ?".

Hải Huệ Bồ Tát nói : "Thưa Thiên TửNhư Lai Phật pháp nếu có định tướng mới có thể nói được rằng rõ ràng biết thấy".

-Bạch Đại SĩPhật pháp không có ư ?

-Thưa Thiên Tử ! Pháp nếu là vô định thì chẳng thể nói có chẳng thể nói không. Nếu chẳng thể nói có tướng không có tướng thì làm sao nói được rằng rõ ràng biết thấy.

-Bạch Đại Sĩ ! Tại sao đức Như Lai nói các Phật pháp ?

-Thưa Thiên Tử ! Như nói hư không, mà tánh hư không thiệt không có định tướng, Phật pháp cũng vậy.

-Bạch Đại SĩPhật pháp như vậy chẳng thể nghĩ bàn. Bồ Tát lúc mới phát tâm Vô thượng Bồ đề nghe pháp như vậy mà chẳng kinh chẳng sợ cũng là chẳng thể nghĩ bàn. Tánh Chánh giác cũng chẳng thể nghĩ bàn.

-Thưa Thiên Tử ! Người được đức Phật gia hộ mới có thể phát được tâm Vô thượng Bồ đề ấy, vì thế nên nghe pháp như vậy mà chẳng kinh chẳng sợ.

Thưa Thiên Tử ! Nếu người có tham trước thì sanh lòng kinh sợ, người không có tham trước thì không có kinh sợ. Người luyến tiếc thân mạng thì sanh lòng kinh sợ, người không luyến tiếc thân mạng thì không có kinh sợ, người có chướng ngại thì sanh lòng kinh sợ, người không có chướng ngại thì không có kinh sợ. Tham trước ngã và ngã sở thì sanh lòng kinh sợ, người dứt ngã và ngã sở thì không có kinh sợ.

-Bạch Đại SĩĐại Bồ Tátsức lực gì mà khi nghe Phật pháp thậm thâm chẳng sanh lòng kinh sợ ?

-Thưa Thiên Tử ! Có tám thứ lực khi nghe Phật pháp thậm thâm thì chẳng sanh lòng kinh sợ. Đó là trụ lực, thiện hữu lực, đa văn lực, thiện căn lực, thiện tư duy lực, phá kiêu mạn lực, đại từ bi lực và như pháp trụ lực.

-Thưa Thiên Tử ! Bồ Tát có đủ tám sức lực như vậy thì khi nghe Phật pháp thậm thâm chẳng sanh lòng kinh sợ.

Lúc bấy giờ đức Thế Tôn khen Hải Huệ Bồ Tát rằng : "Lành thay lành thayThiện nam tử có thể khéo tuyên nói các lực của Bồ Tát. Đúng như lời ông nói Bồ Tát có đủ các lực như vậy thì nghe Phật pháp thậm thâm không sanh lòng kinh sợ.

Nầy thiện nam tử ! Tất cả ngôn thuyết gọi đó là âm thanh. Tánh Bồ đề chẳng thể nói được cũng chẳng thể thấy được. Chẳng thể nói chẳng thể thấy gọi đó là đệ nhứt nghĩaĐức Như Lai rõ ràng biết thấy chẳng thể tuyên nói được như vậy, vì thương chúng sanh nên tuyên nói cho họ. Bồ đề chẳng phải tâm cũng chẳng phải tâm sở, huống là âm thanh văn tự.

Nầy thiện nam tử ! Vì thương các chúng sanh nên đức Như Lai giác ngộ pháp thậm thâmGiác ngộ pháp thậm thâm rồi không có tri không có giác không có tâm, không có tâm sở, không có thanh, không có tự chẳng thể tuyên nói được. Vì chúng sanh nên đức Như Lai nói có văn tự âm thanh thứ đệ.

Nầy thiện nam tử ! Như hư không chẳng phải là sắc pháp chẳng thể nhìn thấy chẳng phải đối chẳng phải tác. Có người vẽ giỏi vẽ hư không làm hình tượng hoặc là nam, hoặc là nữ, là voi, là ngựa. Người vẽ giỏi như vậy có thể nghĩ bàn được chăng ?".

Hải Huệ Bồ Tát bạch đức Phật : "Bạch đức Thế Tôn ! Chẳng thể nghĩ bàn được".

Đức Phật nói : "Nầy thiện nam tử ! Việc ấy còn có thể tin được. Đức Như Lai Thế Tôn biết rõ chẳng thể tuyên nói được mà có thể diễn nói, sự ấy rất là khó. Dầu là diễn nói pháp chẳng thể tuyên nói được nhưng Như Lai chơn thiệt tánh chẳng thể nói được.

Nầy thiện nam tử ! Nếu người nghe pháp ấy mà chẳng kinh sợ, nên biết người ấy đã từ lâu ở chỗ vô lượng chư Phật Như Lai trồng các căn lành.

Nầy thiện nam tửKinh điển như vậy chẳng thể nghĩ bàn. Nếu có người hay thọ trì đọc tụng biên chép giải nói, người nầy có thể thọ trì pháp tạng của tất cả chư Phật, nhiếp thủ tất cả chúng sanh làm cho họ giải thoát.

Nầy thiện nam tử ! Nếu có Bồ Tát thấy rõ tất cả chư Phật trong vô lượng thế giới, thấy rồi liền mang thất bửu đầy cả những thế giới ấy dâng hiến cúng dường tất cả chư Phật Thế Tôn. Người nầy được công đức chừng có nhiều chăng ?".

Hải Huệ đại Bồ Tát bạch rằng : "Rất nhiều, bạch đức Thế TônCông đức như vậy không thể ví dụ nói được".

Đức Phật nói : "Nầy thiện nam tử ! Chẳng bằng người ủng hộ chánh pháp, vì thương mến chúng sanhthọ trì đọc tụng biên chép giải nói kinh điển này. Tại sao, vì công đức pháp thí thắng hơn tài thí. Luận về tài thí tức là thế gian thí, pháp thíxuất thế thí.

Nầy thiện nam tử ! Nếu người hay hộ trì chánh pháp Phật thì được bốn sự nhiếp thủ. Đó là được Phật nhiếp, được chư Thiên nhiếp, được phước nhiếp và được trí nhiếp.

Phật nhiếp chúng sanh còn có bốn sự : một là thường được thân cận chư Phật, hai là chúng ma chẳng được dịp, ba là được vô tận đà la ni và bốn là được trụ bực bất thối chuyển.

Chư Thiên nhiếp chúng sanh cũng có bốn sự : một là chỗ thuyết pháp được chư Thiên trần thiết thanh tịnh, hai là lúc thuyết pháp mọi người thích nghe, ba là chẳng hề bị các nhơn duyên khác làm tổn hại và bốn là người chẳng tin thì tin.

Phước nhiếp chúng sanh cũng có bốn sự : một là trang nghiêm nơi thân có ba mươi hai tướng và tám mươi tùy hảo, hai là trang nghiêm nơi miệng phàm lời nói ra được người thích nghe, ba là trang nghiêm Phật độ và bốn là trang nghiêm chủng tánh như là Đế Thích, Phạm Thiên, Chuyển Luân Thánh Vương.

Trí nhiếp chúng sanh cũng có bốn sự : một là biết rõ căn của chúng sanhtùy ý thuyết pháp, hai là biết bịnh khổ của các chúng sanh theo bịnh mà cho thuốc, ba là được đại thần thông đi khắp các Phật quốc độ và bốn là rành rẽ thông đạt pháp giới.

Nầy thiện nam tử ! Nếu người muốn được những công đức như vậy thì nên siêng tâm hộ trì chánh pháp".

Muốn tuyên lại nghĩa ấy đức Thế Tôn nói tụng rằng :

Hay hộ chánh pháp thương chúng sanh
Thọ trì kinh này và diễn thuyết
Phật nói một phần trong ngàn phần
Dường như một giọt trong đại hải
Biết ơn báo ơn niệm Như Lai
Người nầy đáng tin phó pháp tạng
Cúng dường vô lượng mười phương Phật
Như vậy thì hay hộ Phật pháp
Dầu thí trân bửu vô lượng quốc
Chẳng bằng chí tâm tụng một kệ
Pháp thí tối diệu thắng tài thí
Vì vậy người trí phải hộ pháp
Mười phương chư Phật, Thiên, Long, Thần
Công đức trí huệ được nhiếp thủ
Trang nghiêm tu hành các tướng hảo
Người nầy đều do hộ chánh pháp
Thường gặp chư Phật thiện tri thức
Thường nghe vô thượng chơn thiệt đạo
Mau được vô lượng đà la ni
Người này đều do hộ chánh pháp
Thân khẩu ý giới được thanh tịnh
Đủ đại thần thông đi các nước 
Bất thối Bồ đề đủ lục độ
Người này đều do hộ chánh pháp
Thế giới vi trần nói hết được
Công đức hộ pháp chẳng lường được
Muốn được trí chẳng tuyên nói được
Nên phải bền lòng nói chánh pháp.

Bấy giờ trong đại chúng có một vị Bồ Tát tên là Công đức Bửu Quang từ chỗ ngồi đứng dậy đảnh lễ đức Phật quỳ dài chắp tay cung kính bạch rằng : "Bạch đức Thế TônĐức Như Lai ở trong đại điển kinh này nói rằng Phật pháp chẳng thể tuyên nói được. Nếu chẳng nói được thì làm sao có thể hộ trì ?".

Đức Phật nói : "Lành thay lành thay, nầy Công đức Bửu Quang ! Đúng như vậy đúng như vậy, Như Lai chánh pháp thiệt chẳng thể tuyên nói được. Đức Như Lai giác ngộ biết rõ pháp chẳng thể nói được. Chánh pháp như vậy dầu chẳng thể tuyên nói mà có tự cú, vì có tự cú nên có thể tuyên nói được. Tự cú như vậy mà thọ trì đọc tụng biên chép giải nói thì gọi là hộ pháp.

Này Công đức Bửu Quang ! Còn có hộ pháp là thấy có người thọ trì đọc tụng biên chép giải nói tự cú như vậy thì cúng dường cung kính thân cận lễ bái tôn trọng tán thán sanh ý tưởng là thầy, rồi ủng hộ cung cấp những y phục, uống ăn, thuốc men, giường ghế, phòng nhà, đèn đuốc. Nghe người ấy nói pháp thì khen rằng thiện tai, thủ hộ nhà phòng của dòng họ người ấy ở, cũng thủ hộ những người hầu cận giúp việc, nghe điều xấu dở thì ẩn che, nghe điều tốt thì tán dươngNếu có thể ủng hộ người thọ trì chánh pháp như vậy, thì người nầy có thể ủng hộ Phật Pháp Tăng

Còn nữa, nầy thiện nam tử ! Nếu có thể tu không vô tướng vô nguyện, người này tức là ủng hộ chánh pháp.

Còn nữa, nầy thiện nam tử ! Thấy có kẻ chê báng kinh điển Đại thừa thì chẳng cùng ở với người ấy, cũng chẳng cùng ngôn ngữ đàm luận để điều phục tội của kẻ ấy. Người nầy tức là hộ trì chánh pháp.

Còn nữa, nầy thiện nam tử ! Nếu có người hay tu tập bi tâm không có ý tưởng đến lợi dưỡng uống ăn, thương mến chúng sanh vì họ mà tuyên nói chánh pháp, đây gọi là người hộ pháp.

Còn nữa, nầy thiện nam tửNếu có thể chẳng tiếc thân mạngthọ trì đọc tụng biên chép giải nói các kinh điển Đại thừa như vậy, đây gọi là người hộ pháp.

Còn nữa nầy thiện nam tử ! Nếu nghe chánh pháp một chữ một câu mà đi một do tuần nhẫn đến bảy bước trong khoảng thời gian thở ra hít vào, đây gọi là hộ pháp.

Nầy Công Đức Bửu Vương ! Quá khứ vô lượng a tăng kỳ kiếpđức Phật hiệu là Trí Thanh Lực Như Lai , Ứng Cúng, Chánh Biến Tri, Minh Hành Túc, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Sĩ, Điều Ngự Trượng Phu, Thiên Nhơn Sư, Phật Thế Tôn, thế giới tên Tịnh Quang, kiếp tên Cao Hiển. Thế giới Tịnh Quang ấy thuần là thanh lưu ly bửu. Tất cả chúng Bồ Tát đều thành tựu vô lượng thí lực, có đủ thần thông trí huệ vô ngại. Tất cả Bồ Tát đều thọ thân trời đều chí tâm nghe đức Phật Đại Trí Thanh Lực thuyết pháp không có xuất gia cùng tại gia sai biệt. Bấy giờ Thế Tôn ấy vì cớ hộ pháp nên ban tuyên chánh pháp cho các đại chúng.

Trong pháp hội có một vị Bồ Tát hiệu là Pháp Huệ bạch đức Phật ấy rằng : "Bạch đức Thế Tôn ! Những gì là pháp mà nói ủng hộ ?".

Đức Đại Trí Thanh Lực Như Lai nói : "Nầy Pháp Huệ ! Luận về lục nhập nó thích tìm cầu cảnh giới, nếu có thể ngăn chỉ được thì gọi là hộ phápNhãn thức ở nơi sắc gọi là phi pháp, nếu có thể xa lìa sắc thì gọi là hộ pháp. Nhẫn đến ý thức ở nơi pháp cũng như vậy.

Nầy Pháp Huệ ! Nếu thấy nhãn rỗng không, thấy rồi chẳng nhìn xem nơi sắc chẳng trụ trước nơi thức đây gọi là pháp, nếu chơn thiệt biết rõ pháp như vậy thì gọi là hộ pháp. Nhẫn đến với ý pháp và thức cũng như vậy.

Nầy Pháp Huệ ! Nếu pháp hay sanh trong pháp ấy chẳng cầu chẳng thấy lòng chẳng tham trước, đây gọi là hộ pháp. Nếu có thấy pháp hay sanh tà kiến, ở trong kiến ấy chẳng cầu chẳng lấy lòng chẳng tham trước, đây gọi là hộ pháp. Nếu có vô minh chẳng thể tịnh tâm, ở trong cấu trược ấy chẳng cầu chẳng lấy lòng chẳng tham trước, đây gọi là hộ pháp.

Nầy Pháp Huệ ! Nếu có một pháp sau khi đã cầu lấy rồi mà chẳng thể ban thí cho người thì pháp ấy là phi pháp cũng là phi tỳ ni. Còn có thể ban thí cho người tức là chánh pháp tức là tỳ ni. Nếu có người không cầu không thủ không thí tức là chánh pháp tức là tỳ ni. Luận về có cầu thủ ấy tức là phi đạo, nếu chẳng ban thí ấy tức là phi pháp tức là phi tỳ ni. Nếu có thể ban thí tức là chánh pháp tức là tỳ ni.

Chẳng thủ chẳng cầu chẳng thí tức là bất xuất bất sanh bất diệt, nếu chẳng phải xuất sanh và diệt thì thế nào có thể thí được. Chẳng thể thí được ấy mới gọi là pháp là tỳ ni. Tại sao, vì chưa sanh phiền não làm nhơn duyên chướng ngại, vì vậyvô tận, vô tận ấy là vô xuất, vô xuất ấy gọi là pháp gọi là tỳ ni. Nơi pháp như vậy chẳng cầu chẳng thủ thì gọi là hộ pháp.

Lúc đức Phật Đại Trí Thanh Lực vì Pháp Huệ đại Bồ Tát nói pháp ấy có ba vạn hai ngàn Bồ Tát được Vô sanh pháp nhẫn".

Hải Huệ đại Bồ Tát bạch rằng : "Bạch đức Thế Tôn ! Như tôi hiểu nghĩa của đức Thế Tôn nói thì pháp và phi pháp đây gọi là pháp. Tại sao, vì nếu phân biệt pháp và phi pháp ấy, người nầy chẳng gọi là hộ trì chánh pháp. Nếu thấy có pháp tướng thì gọi là phi pháp.

Bạch đức Thế TônNếu có thể liễu đạt thấy tất cả pháp là không có pháp thì gọi là nghĩa đệ nhứt chơn thiệt.

Bạch đức Thế TônNếu khôngpháp khôngphi pháp tức là vô số, nếu vô số ấy tức là thiệt tánh. Thiệt tánh ấy gọi là hư không. Tánh hư không vô biên vô tế, tánh của tất cả các pháp cũng vô biên vô tếPháp tánh cùng thiệt tánh khôngsai biệt, tại sao, vì là vô biên vô tế vậy. Nếu Bồ Tát biết thấy bình đẳng như vậy tức là thấy chơn thiệt.

Bạch đức Thế Tôn ! Tôi không thấy có một pháp, do vì chẳng thấy có pháp nên chẳng thấy có tăng chẳng thấy có giảm.

Bạch đức Thế Tôn ! Tôi thấy như vậy phải chăng là chẳng phỉ báng lời nói của đức Như Lai là thiệt thấy chăng".

Đức Phật nói : "Nầy Hải Huệ ! Thấy như vậy chẳng phỉ báng Như Lai, là chơn thiệt thấy".

Lúc nói pháp ấy, Hải Huệ đại Bồ Tát và một vạn trời người được Vô sanh pháp nhẫn.

Đức Phật lại bảo Hải Huệ đại Bồ Tát rằng : "Nầy thiện nam tử ! Ông có biết thuở đức Phật Đại Trí Thanh Lực Như Lai, đại Bồ Tát Pháp Huệ ấy là ai chăng ? Chính là tiền thân của ta, Thích Ca Mâu Ni Phật nay vậy. Vì thế nên nay ta đem chánh pháp được cầu trong vô lượng đời giao phó cho ông".

Bấy giờ trong chúng có sáu vạn ức chư Bồ Tát đồng phát thanh bạch đức Phật rằng : "Bạch đức Thế Tôn ! Chúng tôi sẽ cùng ủng hộ chánh pháp thọ trì và rộng tuyên nói".

Đức Phật bảo chư Bồ Tát : "Chư thiện nam tử ! Nay các ông như pháp trụ thế nào để hộ trì chánh pháp ?".

Sơn Vương Bồ Tát bạch rằng : "Bạch đức Thế Tôn ! Tiếc thân mạng thì chẳng thể hộ pháp được. Tôi chẳng tiếc thân mạng như pháp mà trụ nên tôi có thể hộ trì chánh pháp".

Công Đức Sơn Vương Bồ Tát bạch rằng : "Bạch đức Thế Tôn ! Người tham lợi thì chẳng thể hộ pháp. Tôi không tham lợi nên có thể hộ pháp".

Bửu Tràng Bồ Tát bạch rằng : "Bạch đức Thế Tôn ! Nếu thấy có hai tướng pháp và phi pháp thì chẳng thể hộ pháp. Tôi không có hai tướng nên có thể hộ pháp được".

Phước Đức Tạng Bồ Tát bạch rằng: "Bạch đức Thế Tôn ! Người có phiền não thì chẳng thể hộ pháp. Tôi có trí lực đã xa lìa phiền não nên có thể hộ pháp được".

Trì Cự Bồ Tát bạch rằng : "Bạch đức Thế Tôn ! Người chẳng phá tối thì chẳng thể hộ pháp. Nay tôi phá tối nên có thể hộ pháp được".

Điện Quang Bồ Tát bạch rằng : "Bạch đức Thế Tôn ! Nếu tùy theo tâm người thì chẳng thể hộ pháp. Tôi tùy theo ý mình nên có thể hộ pháp được".

Biến Tạng Bồ Tát bạch rằng : "Bạch đức Thế Tôn ! Người chẳng điều các căn thì chẳng thể hộ pháp? Nay tôi điều phục nên có thể hộ được pháp".

Tịnh Quang Bồ Tát bạch rằng : "Bạch đức Thế Tôn ! Nếu thấy các pháp có các thứ tướng dạng thì chẳng thể hộ pháp. Nay tôi ở nơi các pháp không có các tướng nên có thể hộ pháp được".

Tăng Hành Bồ Tát bạch rằng : "Bạch đức Thế Tôn ! Người tâm loạn động thì chẳng thể hộ pháp. Tôi tu tam muội nên có thể hộ pháp được".

Thương Chủ Bồ Tát bạch rằng : "Bạch đức Thế Tôn ! Người chẳng biết đạo thì chẳng thể hộ pháp. Nay tôi biết rõ nên có thể hộ pháp được".

Thiện Niệm Bồ Tát bạch rằng : "Bạch đức Thế Tôn ! Người có lòng nghi thì chẳng thể hộ pháp. Tôi đã đoạn nghi nên có thể hộ pháp được ".

Thiện Kiến Bồ Tát bạch rằng : "Bạch đức Thế Tôn ! Người chẳng như pháp trụ thì chẳng thể hộ pháp. Nay tôi như pháp trụ nên có thể hộ pháp được".

Huệ Quang Bồ Tát bạch rằng : "Bạch đức Thế Tôn ! Người ngu si chẳng thể hộ pháp. Nay tôi tu trí nên có thể hộ pháp được".

Bình Đẳng Bồ Tát bạch rằng : "Bạch đức Thế Tôn ! Người chấp lấy tướng oán và thân thì chẳng thể hộ pháp. Nay tôi bình đẳng nên có thể hộ pháp được".

Pháp Hành Bồ Tát bạch rằng : "Bạch đức Thế Tôn ! Chẳng biết chúng sanh các căn cảnh giới thì chẳng thể hộ pháp. Nay tôi biết rõ đó nên có thể hộ pháp được".

Thần Thông Vương Bồ Tát bạch rằng : "Bạch đức Thế Tôn ! Người thấy ngã và ngã sở thì chẳng thể hộ pháp. Nay tôi chẳng thấy đó nên có thể hộ pháp được".

Sư Tử Hống Bồ Tát bạch rằng : "Bạch đức Thế Tôn ! Người chẳng biết Phật tánh thì chẳng thể hộ pháp. Nay tôi biết đó nên có thể hộ pháp được".

Di Lặc Bồ Tát bạch rằng : "Bạch đức Thế Tôn ! Nếu xa Bồ đề thì chẳng thể hộ pháp. Nay tôi đã gần Bồ đề nên tôi có thể hộ pháp được".

Công Đức Tụ Bồ Tát bạch rằng : "Bạch đức Thế Tôn ! Nếu khôngvô lượng công đức tụ thì chẳng thể hộ pháp. Nay tôi đã có nên có thể hộ pháp được".

Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát bạch rằng : "Bạch đức Thế Tôn ! Các lời thưa bạch ấy đều là lời lầm cả. Tại sao, vì đức Như Lai Thế Tôn ngồi dưới cội cây Bồ đề đạo tràng chẳng được một pháp, sao các Ngài nói rằng tôi sẽ hộ pháp.

Bạch đức Thế Tôn ! Tôi ở nơi các pháp chẳng thủ chẳng xả. Vì các chúng sanh mà tôi tu tập bi tâm chẳng hộ chẳng xả".

Đức Phật khen Bồ Tát Văn Thù Sư Lợi rằng : "Lành thay, lành thay, này Văn Thù Sư Lợi ! Lúc đức Như Lai ngồi đạo tràng dưới cội Bồ đề thiệt không có được. Vì không có được bèn từ trong ấy mà đứng dậy".

Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát bạch rằng : "Bạch đức Thế Tôn ! Đức Như Lai chơn thiệt ngồi đạo tràng dưới cội Bồ đề ư ! Cớ sao lại nói từ chỗ ngồi đứng dậy.

Bạch đức Thế Tôn ! Nếu đức Như Lai ngồi dưới cội Bồ đề thì Như Lai có hai tướng, đó là Như Laicây Bồ đề. Nhưng đức Như Lai Thế Tôn đã lìa hai tướng".

Đức Phật nói : "Này Văn Thù Sư LợiBồ đề cùng chúng sanh và tất cả các pháp, tánh bình đẳng không sai biệt, là một vị một tánh. Như Lai lúc ngồi dưới cây Bồ đề thấy pháp bình đẳng như vậy, vì thế nên gọi là đến được Bồ đề. Phật trọn chẳng thấy rời ngoài Bồ đề có một pháp khác. Phật thấy tất cả các pháp thảy đều bình đẳng. Mà bình đẳng ấy chẳng vào số lượng, vì thế nên bình đẳng gọi là vô ngại. Do nhơn duyên nầy mà Như Lai có tên là Nhứt Thiết Vô Ngại.

Nầy Văn Thù Sư Lợi ! Nếu ai có thể thấy Như Lai như vậy thì người ấy tức là được Như Lai giải thoátĐược giải thoát rồi thì có thể chơn thiệt biết thấy như vậy".

Lúc nói pháp ấy, chư Bồ Tát quyến thuộc của Hải Huệ Bồ Tát vui mừng hớn hở đồng nói rằng : "Chúng tôi hôm nay được lợi ích lớn, hiện tiền thấy đức Thích Ca Mâu Ni Như LaiVăn Thù Sư Lợi đại Bồ Tát.

Bạch đức Thế Tôn ! Tùy nơi nào mà có kinh điển này nên biết rằng quốc độ ấy được lợi ích lớn. Nếu có người cúng dường kinh điển nầy và người thọ trì đọc tụng biên chép rộng giải nói nghĩa kinh cũng được lợi ích lớn".

Đức Phật bảo chư Bồ Tát rằng : "Nay các ông biết được những lợi ích gì ?".

Chư Bồ Tát bạch rằng : "Bạch đức Thế Tôn ! Chúng tôi sẽ đem nghĩa ấy hỏi nơi Bồ Tát Văn Thù Sư Lợi".

Chư Bồ Tát hỏi Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát rằng : "Bạch Đại Sĩ ! Thế nào gọi là được lợi ích lớn ?".

Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát nói với chư Bồ Tát : "Chư thiện nam tử ! Có mười lợi ích. Đó là Phật xuất thế được thấy, thấy rồi sanh lòng tin, tin rồi nghe thọ chánh pháp, nghe chánh pháp rồi phá hẳn lòng nghi, phá lòng nghi rồi được thanh tịnh mạng, được tịnh mạng rồi chẳng vì lợi mà thuyết pháp, người nghe pháp rồi phát tâm Bồ đề, đã phát tâm rồi vững chắc chẳng thối chuyển, tâm chẳng thối rồi như pháp mà trụ, như pháp trụ rồi được Vô sanh nhẫn.

Chư thiện nam tử ! Đó gọi là mười lợi ích chẳng thể nghĩ bàn".

Lúc nói pháp ấy có ba vạn sáu ngàn chúng sanh phát tâm Vô thượng Bồ đềĐại Thiên thế giới chấn động sáu cách phát kim sắc quang.

Hải Huệ đại Bồ Tát bạch rằng : "Bạch đức Thế Tôn ! Đại thừa kinh nầy có thể làm lợi ích nhiều cho vô lượng chúng sanh. Tại sao, vì do nhơn duyên Đại thừa nên tất cả chúng sanh được vui Nhơn Thiên và vui Niết bàn.

Bạch đức Thế Tôn ! Luận về Đại thừa ấy, pháp gì nhiếp thủ, pháp gì lợi ích, pháp gì khó được, pháp gì chướng ngại, do nhơn duyên gì mà gọi là Đại thừa ?".

Đức Phật nói : "Nầy Hải Huệ ! Có một pháp nhiếp thủ Đại thừa đó là sơ phát tâm Vô thượng Bồ đề. Đã phát tâm rồi tu bất phóng dật. Còn có một pháp đó là tin rõ nhơn quả. Còn có một pháp đó là quán mười hai nhơn duyên. Còn có một pháp đó là ở nơi chúng sanh tâm thường bình đẳng thích tu đại từ. Còn có một pháp đó là chẳng thối thất tâm Bồ đề. Còn có một pháp đó là niệm Phật. Còn có một pháp đó là như pháp trụ rồi niệm Chánh pháp. Còn có một pháp đó là dùng tâm bất thối niệm chúng Tăng. Còn có một pháp đó là chẳng mất đạo tâm niệm tịnh cấm giới. Còn có một pháp đó là xa lìa phiền não tâm niệm nơi xả. Còn có một pháp đó là muốn được thân vô lượng tịch tĩnh nên niệm chư Thiên. Còn có một pháp đó là niệm muốn an ổn tất cả chúng sanh. Còn có một pháp đó là siêng tu tinh tiến. Còn có một pháp đó là muốn cho chúng sanh đều được giải thoát được giải thoát rồi thọ hỷ lạc. Còn có một pháp đó là thích cầu chánh pháp. Còn có một pháp đó là xa lìa tâm tham vì chúng mà thuyết pháp. Còn có một pháp đó là nơi người thính pháp sanh lòng mến nhớ. Còn có một pháp đó là với người thuyết pháp thích dâng cúng dường. Còn có một pháp đó là với trong chánh pháp sanh ý tưởng là dược thọ. Còn có một pháp đó là với tự thân mình sanh ý tưởng là thầy thuốc. Còn có một pháp đó là chí tâm chuyên niệm hộ trì chánh pháp. Còn có một pháp đó là nối thạnh dòng thánh chẳng để đoạn tuyệt. Còn có một pháp đó là xa lìa giải đãi. Còn có một pháp đó là tri túc. Còn có một pháp đó là với tất cả của cải không có lòng xan tham.

Còn có một pháp đó là tự trì giới rồi có thể khuyến hóa người phạm giới. Còn có một pháp đó là tự tu nhẫn nhục rồi có thể khuyến hóa chúng sanh khiến họ lìa tâm sân. Còn có một pháp đó là được chút ít lợi ích sanh ý tưởng ơn lớn. Còn có một pháp đó là được ơn ít mà có ý tưởng đền đáp lớn. Còn có một pháp đó là tự trì tịnh giới chẳng khi người phạm giới. Còn có một pháp đó là phá kiêu mạn. Còn có một pháp đó là chí tâm tìm cầu người thính pháp. Còn có một pháp đó là lìa ác tri thức. Còn có một pháp đó là chí tâm tu thiện. Còn có một pháp đó là chẳng tùy theo ý người. Còn có một pháp đó là điều phục các căn. Còn có một pháp đó là với Pháp sư tưởng như là đức Như Lai. Còn có một pháp đó là chẳng tiếc thân mạng hộ trì chánh pháp. Còn có một pháp đó là vì điều phục chúng sanh mà thọ khổ chẳng hối hận. Còn có một pháp đó là Phật còn tại thế hay sau khi diệt độ, sự cúng dường tháp Phật, tượng Phật vv đồng không sai khác. Còn có một pháp đó là chúng sanh chẳng mời thỉnh mà thích làm thiện hữu. Còn có một pháp đó là với những vật tốt không có lòng tham trước. Còn có một pháp đó là thích niệm xuất gia. Còn có một pháp đó là thích xưng tụng việc lành của người. Còn có một pháp đó là thích cầu trang nghiêm pháp Bồ đề. Còn có một pháp đó là với người đồng sư đồng học không có lòng tật đố. Còn có một pháp đó là giáo hóa chúng sanh phát tâm Bồ đề không có lòng thối hối. Còn có một pháp đó là che giấu lỗi người. Còn có một pháp đó là cầu tất cả ngữ ngôn. Còn có một pháp đó là cầu tất cả công hạnh. Còn có một pháp đó là thiệt ngữ. Còn có một pháp đó là sau khi phát lời thì cần phải làm trọn việc ấy. Còn có một pháp đó là với các pháp lành lòng không nhàm đủ. Còn có một pháp đó là tùy vật có được đều cùng người đồng hưởng. Còn có một pháp đó là giỏi biết ma giới. Còn có một pháp đó là phá hoại kiêu mạn tu tập biết chơn thiệt. Còn có một pháp đó là lòng thích tịch tĩnh. Còn có một pháp đó là lìa ngã ngã sở. Còn có một pháp đó là chẳng tự khen ngợi mình. Còn có một pháp đó là tùy thuận thế gian.

Còn có một pháp đó là tu chánh mạng rồi thích nơi tịch tĩnh. Còn có một pháp đó là trì tịnh giới rồi tư duy thiện pháp. Còn có một pháp đó là tu đa văn rồi chẳng sanh lòng kiêu mạn. Còn có một pháp đó là tu thiện hạnh rồi chẳng trụ ở bực ấy. Còn có một pháp đó là tu không tam muội quán nơi pháp tánh. Còn có một pháp đó là được cúng dường rồi tâm mình chẳng cao. Còn có một pháp đó là với người ưa nói thế tục thì chẳng cùng họ đồng ở. Còn có một pháp đó là được vật như pháp rồi thì cùng bạn đồng học chung dùng. Còn có một pháp đó là chơn thiệt phương tiện. Còn có một pháp đó là biết tất cả rồi chẳng có ý tưởng tham. Còn có một pháp đó là chưa học khi đã học rồi lòng chẳng hối. Còn có một pháp đó là đã học biết rồi chẳng sanh lòng khinh mạn. Còn có một pháp đó là mình bị mắng nhục lòng chẳng giận. Còn có một pháp đó là được cúng dường hay bị mắng nhục trong lòng bình đẳng không hai. Còn có một pháp đó là nghe nói chánh pháp khen rằng lành thay. Còn có một pháp đó là vì muốn có đủ sáu Ba la mật nên thường cầu trang nghiêm. Còn có một pháp đó là tín tâm bất thối. Còn có một pháp đó là vì cầu đạo Bồ đề mà cầu trang nghiêm. Còn có một pháp đó là được cúng dường rồi thường thanh tịnh tâm mình để cho thí chủ được lợi ích lớn. Còn có một pháp đó là đầy đủ thất thánh tài. Còn có một pháp đó là hay phá sự bần cùng khốn khổ của chúng sanh. Còn có một pháp đó là dùng thiện phương tiện điều phục chúng sanh. Còn có một pháp đó là dùng tứ nhiếp thủ để nhiếp thủ chúng sanh. Còn có một pháp đó là chẳng cùng chúng sanh tranh cãi đùa cợt nhau.

Còn có một pháp đó là lúc nghe pháp chẳng ở nơi Pháp sư tìm cầu chỗ dở. Còn có một pháp đó là chưa được chứng quả Sa Môn lòng chẳng sanh hối. Còn có một pháp đó là thường đi trong thế gian mà chẳng bị tám pháp làm nhiễm ô. Còn có một pháp đó là thường xem xét lỗi mình. Còn có một pháp đó là với người cử tội mình chẳng sanh lòng hờn giận. Còn có một pháp đó là thấy pháp thế gian lòng sanh ý tưởng xả ly. Còn có một pháp đó là với thiện hữu chẳng dối phỉnh. Còn có một pháp đó là trước thanh tịnh tâm mình rồi dạy cho người tịnh. Còn có một pháp đó là chẳng vì lợi dưỡng mà trì tịnh giới. Còn có một pháp đó là vì tăng thêm pháp lành mà tu tâm tịch tĩnh. Còn có một pháp đó là vì pháp lành mà tu tịnh trang nghiêm. Còn có một pháp đó là vì tịnh công đứctu tập trang nghiêm. Còn có một pháp đó là vì tịnh trí huệtu tập phương tiện vô tưởng tam muội. Còn có một pháp đó là như pháp mà nhẫn. Còn có một pháp đó là tu ba môn giải thoát. Còn có một pháp đó là biết thị xứ phi xứ. Còn có một pháp đó là tu xa ma thatrang nghiêm tỳ bà xá na. Còn có một pháp đó là biết rõ giải thoát. Còn có một pháp đó là biết tam thế bình đẳng. Còn có một pháp đó là chẳng phân biệt tất cả pháp giới. Còn có một pháp đó là biết rõ tất cả pháp tánh bất sanh bất diệt.

Nầy Hải HuệĐại Bồ Tát quán sát trăm pháp như vậy, đây gọi là nhiếp thủ Đại thừa.

Lại nấy Hải Huệ ! Còn có hai pháp lợi ích Đại thừa, một là thích niệm Phật pháp và hai là xa lìa Thanh Văn. Còn có hai pháp đó là ủng hộ giải thoát và có thể diễn nói pháp Đại thừa. Còn có hai pháp đó là cầu Bồ đề tâmđiều phục chúng sanh. Còn có hai pháp đó là xem tâm Bồ đề như tướng ảo huyễn và xem tất cả chúng sanh đều không có ngã. Còn có hai pháp đó là chẳng bỏ tâm Bồ đềquán pháp bình đẳng. Còn có hai pháp đó là thanh tịnh thiện cănvô tác vô tịnh. Còn có hai pháp đó là vì pháp lành mà tu trang nghiêm và đến cứu cánh. Còn có hai pháp đó là tự thân cứu cánhchúng sanh cứu cánh. Còn có hai pháp đó là nội tịnh và ngoại tịnh. Còn có hai pháp đó là chẳng phạm tội và phạm rồi sanh lòng hối. Còn có hai pháp đó là hay bố thí và chẳng cầu báo đáp. Còn có hai pháp đó là bình đẳng bố thíhồi hướng Vô thượng Bồ đề. Còn có hai pháp đó là trì giới và chẳng cầu thiện quả. Còn có hai pháp đó là chẳng tự khen và chẳng chê người. Còn có hai pháp đó là nhẫn nhục và nói lời hoà dịu. Còn có hai pháp đó là nơi tham thì chẳng tham và nơi sân thì chẳng sân.

Còn có hai pháp đó là với pháp lành thì siêng tu tinh tiến và chẳng khinh người giải đãi. Còn có hai pháp đó là thân tịch tĩnh và tâm tịch tĩnh. Còn có hai pháp đó là cầu thiền chiđiều phục tâm. Còn có hai pháp đó là thích ở thiền định và chẳng nhàm Dục giới. Còn có hai pháp đó là cầu pháp và thích pháp. Còn có hai pháp đó là quán pháp và ưa muốn pháp. Còn có hai pháp đó là thích cầu thiện hữucung kính cúng dường. Còn có hai pháp đó là chí tâm nghe phápchí tâm thọ pháp. Còn có hai pháp đó là luôn thưa hỏi chánh phápnhư pháp trụ. Còn có hai pháp đó là biết pháp và biết nghĩa. Còn có hai pháp đó là nghe pháp rồi không nhàm và biết pháp rồi không nhàm. Còn có hai pháp đó là thích lành và lìa ác. Còn có hai pháp đó là thích nói chánh pháp và với người thọ pháp sanh lòng thương xót. Còn có hai pháp đó là với pháp không có lòng xan lẫn và lúc nói pháp khôngý tưởng tham. Còn có hai pháp đó là chí tâm nghe phápchí tâm thọ pháp. Còn có hai pháp đó là lìa ngũ cái và tu thất giác chi. Còn có hai pháp đó là hỷ và lạc. Còn có hai pháp đó là biết mình và biết giờ. Còn có hai pháp đó là tin quả báo và tu nghiệp lành. Còn có hai pháp đó là chẳng dứt thánh tánh và thiệt ngữ. Còn có hai pháp đó là như thuyết mà trụ và chẳng giấu công đức Như Lai. Còn có hai pháp đó là tịnh thânxa lìa ba căn bất thiện. Còn có hai pháp đó là quán thân như cỏ cây và vì tịnh tâmtu tập pháp lành. Còn có hai pháp đó là tịnh khẩu và xa lìa bốn lỗi. Còn có hai pháp đó là quán tất cả pháp đều bất khả thuyết và quán thanh như vang. Còn có hai pháp đó là tịnh tâmxa lìa vô minh tật đố tà kiến.

Còn có hai pháp đó là đó là nội tịnh và ngoài không có hành xứ. Còn có hai pháp đó là tu từ và xa lìa ý tưởng oán thân. Còn có hai pháp đó là đó là quán chúng sanh như hư không và tu từ. Còn có hai pháp đó là chẳng bỏ bi tâm và cầu thiện chẳng hối. Còn có hai pháp đó là hay điều kẻ chẳng điều và lúc điều chẳng hối. Còn có hai pháp đó là trì chánh pháp và hộ người trì chánh pháp. Còn có hai pháp đó là thích pháp và hộ pháp. Còn có hai pháp đó là khen ngợi điều lành của người và ưa giấu lỗi người. Còn có hai pháp đó là lìa tham và lìa sân. Còn có hai pháp đó là chẳng bỏ chúng sanh và tu xả. Còn có hai pháp đó là niệm Phật và biết vô niệm xứ. Còn có hai pháp đó là quán thân vô thường và cầu ba mươi hai tướng. Còn có hai pháp đó là niệm phápgiáo hóa chúng sanh khiến họ trụ trong pháp. Còn có hai pháp đó là quán vô tham xứ và với kẻ tham thì có lòng thương. Còn có hai pháp đó là niệm Bồ Tát Tăngy chỉ Tăng bất thối chuyển. Còn có hai pháp đó là quán không có Tăng và ủng hộ bốn quả Sa Môn.

Còn có hai pháp đó là niệm giới và biết tâm Bồ đề bất khả thuyết. Còn có hai pháp đó là quán giới vô tácthủ hộ người phạm giới. Còn có hai pháp đó là niệm thí và thí rồi không hối. Còn có hai pháp đó là đó là xa lìa phiền não và vì lìa phiền não nên diễn thuyết chánh pháp. Còn có hai pháp đó là niệm thiên và thích tịch tĩnh. Còn có hai pháp đó là có đủ niệm tâmủng hộ người loạn tâm. Còn có hai pháp đó là công đức trang nghiêmtrí huệ trang nghiêm. Còn có hai pháp đó là quán không có tạo tác và thích tu pháp lành. Còn có hai pháp đó là không có phược và bị phược thì giải thoát. Còn có hai pháp đó là xa lìa tâm dối phỉnh và chí tâm tu tịnh. Còn có hai pháp đó là biết ơn và nhớ ơn. Còn có hai pháp đó là nói tất cả lỗi và xa lìa lỗi. Còn có hai pháp đó là tự tu thánh hạnh và khuyên người tu. Còn có hai pháp đó là nguyện cầu pháp lành và lòng không nhàm đủ. Còn có hai pháp đó là xa lìa ác pháp và thân cận thiện pháp. Còn có hai pháp đó là thỉnh Phật thuyết phápchí tâm nghe thọ. Còn có hai pháp đó là biết tất cả pháp bất sanh bất diệt và diễn nói tự cú nghĩa. Còn có hai pháp đó là biết không có chúng sanh và đem căn lành của mình cùng chúng sanh chung. Còn có hai pháp đó là xa lìa các tướng và thâm cầu ba mươi hai tướng. Còn có hai pháp đó là quán rỗng không và giúp hộ chúng sanh. Còn có hai pháp đó là tu tập vô nguyện và nguyện đến chúng sanh. Còn có hai pháp đó là tu tất cả thiện và nguyện các chúng sanh đồng tu thiện căn. Còn có hai pháp đó là trí huệ vô ngại và thọ thân trong các cõi. Còn có hai pháp đó là bất độngbất hối.

Còn có hai pháp đó là tàm và quý. Còn có hai pháp đó là thích tịch tĩnhcầu pháp tịch tĩnh. Còn có hai pháp đó là tu tập vô tránh tam muộiquán khôngchúng sanh. Còn có hai pháp đó là thiểu dụctri túc. Còn có hai pháp đó là che giấu tội người và phát lộ tội mình. Còn có hai pháp đó là quán thập nhị nhơn duyên và tin sâu. Còn có hai pháp đó là vô ngã và không có chúng sanh. Còn có hai pháp đó là phòng ngừa phiền não mình và phá phiền não người. Còn có hai pháp đó là quán vô tác vô thọ và thích tu pháp lành. Còn có hai pháp đó là quán lỗi sanh tử và chẳng dứt sanh tử. Còn có hai pháp đó là tự thích sanh tửgiáo hóa các chúng sanh khiến họ thoát khỏi sanh tử. Còn có hai pháp đó là cầu Ba la mật và cầu chỗ đã không có. Còn có hai pháp đó là cầu biết và dậy người đồng biết như mình. Còn có hai pháp đó là chẳng cầu cúng dường và vì cúng dường mà tạo tác nghiệp làm. Còn có hai pháp đó là với chỗ có ơn thường muốn đền đáp và nơi có ơn và không có ơn bình đẳng báo đáp. Còn có hai pháp đó là tu bất phóng dật và tu vô duyên từ. Còn có hai pháp đó là thích vào xuất giaxuất gia rồi lòng rất yêu thích. Còn có hai pháp đó là tự nên công đức và với người không có công đức thì sanh lòng thương. Còn có hai pháp đó là tu thân niệm xứ và không có niệm xứ. Còn có hai pháp đó là tu thọ niệm xứ và không có niệm xứ. Còn có hai pháp đó là tu tâm niệm xứ và không có niệm xứ. Còn có hai pháp đó là tu pháp niệm xứ và không có niệm xứ. Còn có hai pháp đó là là xa lìa pháp bất thiện và thân cận hay sanh thiện pháp. Còn có hai pháp đó là xa lìa ác pháp đã sanh và hộ trì thiện pháp đã sanh. Còn có hai pháp đó là làm cho thiện pháp chưa sanh được sanh và vì thêm rộng mà ủng hộ thiện pháp ấy. Còn có hai pháp đó là được đại thần thônggiáo hóa chúng sanh. Còn có hai pháp đó là an trụ pháp giới và thấy khắp chư Phật thế giới.

Còn có hai pháp đó là tín tâm bất động và dạy chúng sanh cũng tin như mình. Còn có hai pháp đó là tịnh tâmgiáo hóa người tán loạn. Còn có hai pháp đó là siêng tinh tiếngiáo hóa người giải đãi. Còn có hai pháp đó là đầy đủ trí huệ vô ngạigiáo hóa vô minh chúng sanh. Còn có hai pháp đó là quán giới và quán duyên. Còn có hai pháp đó là cầu trí trang nghiêm và tâm ấy chẳng hối. Còn có hai pháp đó là quán các phiền não và ra khỏi phiền não rồi biết rõ giải thoát. Còn có hai pháp đó là tất cả pháp giải thoátphiền não chẳng hiệp tam giới. Còn có hai pháp đó là trang nghiêm Bồ đềtu học Bồ đề. Còn có hai pháp đó là tận trívô sanh trí. Còn có hai pháp đó là quán thánh đạo phương tiện và quán sanh tử phương tiện. Còn có hai pháp đó là cứu cánh đạo và biết thối chuyển đạo. 

Còn có hai pháp đó là như pháp trụ và trong các pháp khôngkiến chấp. Còn có hai pháp đó là theo duyên mà sanh diệt và theo duyên mà giải thoát. Còn có hai pháp đó là biết ma nghiệp và biết đã lìa. Còn có hai pháp đó là nơi giận có thể nhẫn và nơi nhẫn thì thương. Còn có hai pháp đó là vì Bồ đề mà tu trang nghiêm và dầu tu trang nghiêmtâm không tham trước. Còn có hai pháp đó là chẳng bỏ phiền não và chẳng bỏ tu thiện trang nghiêm. Còn có hai pháp đó là biết thị xứ phi xứ và đem các thiện căn hồi hướng Vô thượng Bồ đề. Còn có hai pháp đó là quán tâm Bồ đề như tướng ảo huyễn và tu hướng đến Vô thượng Bồ đề trang nghiêm. Còn có hai pháp đó là quán các chúng sanh với Bồ đề bình đẳng vô sai biệt và biết các chúng sanh nhơn nơi Bồ đềđược giải thoát. Còn có hai pháp đó là biết pháp vô sanh và vì sanh pháp lành mà tu trang nghiêm. Còn có hai pháp đó là pháp bất khả thuyết mà có thể tuyên nói và tất cả chúng sanh đều đồng nhứt thừa.

Lại này Hải Huệ ! Còn có ba pháp có thể lợi ích Đại thừa, đó là sơ phát tâm Bồ đề, thân cận thiện hữu lòng chẳng sanh hối và tu tập tâm đại bi chẳng thối chuyển. Còn có ba pháp đó là phá hoại san lẫn, ban cho tất cả và nhiếp thủ Bồ đề. Còn có ba pháp đó là đầy đủ tịnh giới, điều phục kẻ phá giớihồi hướng Bồ đề. Còn có ba pháp đó là tâm không sân hận, điều phục kẻ sân hậnhồi hướng Bồ đề. Còn có ba pháp đó là ở trong sanh tử lòng không thối hối, vui thích vì người mà gầy dựng sự nghiệphồi hướng Bồ đề. Còn có ba pháp đó là được tam muội định, chẳng sanh kiêu mạnhồi hướng Bồ đề. Còn có ba pháp đó là cầu đa văn, được đa văn rồi chẳng sanh kiêu mạnhồi hướng Bồ đề. Còn có ba pháp đó là chúng sanh duyên, pháp tánh duyên và vô duyên. Còn có ba pháp đó là tự bi, bi tha và lìa tự bi tha bi. Còn có ba pháp đó là vì tư lợitu tập trí huệ, dùng trí huệ chuyển giáo hóa chúng sanhtự lợi lợi tha. Còn có ba pháp đó là biết quá khứ đã hết, biết vị lai vô sanh và biết hiện tại vô trụ. Còn có ba pháp đó là vì người chánh địnhtu tập từ tâm, vì người tà địnhtu tập bi tâm và vì người bất địnhtu tập giải thoát. Còn có ba pháp đó là tịnh thân, tịnh khẩu và tịnh ý. Còn có ba pháp đó là tu bất tịnh quán để phá tham dục, tu từ để phá sân hận và quán mười hai nhơn duyên để phá vô minh. Còn có ba pháp đó là an, lạc và tri túc. Còn có ba pháp đó là nghe pháp rồi hay thọ trì, có thể rộng phân biệt văn tự cú nghĩaquán sát tội lỗi. Còn có ba pháp đó là đầy đủ thất thánh tài, có thể đại pháp thí và có thể thí cho chúng sanh. Còn có ba pháp đó là thiệt nghĩa, chơn nghĩa và bất cuống nghĩa. Còn có ba pháp đó là tự tri, tri tha và tri thời.

Còn có ba pháp đó là ngũ ấm với pháp ấm bình đẳng, các giới cùng pháp giới bình đẳng và các nhập cùng pháp nhập bình đẳng. Còn có ba pháp đó là tu không, vô tướngvô nguyện. Còn có ba pháp đó là chẳng phỉ báng nhơn quả, phương tiện sanh pháp đều từ nhơn duyên và hòa hiệp nhơn duyên mà được có danh tự. Còn có ba pháp đó là tin Phật bất khả tư nghị, tin Pháp chẳng sanh hủy báng và tin Tăng là phước điền lành tốt. Còn có ba pháp đó là xa lìa tham dục, xa lìa sân hậnxa lìa ngu si. Còn có ba pháp đó là thế tục để, đệ nhứt nghĩa để và chẳng trụ trước hai đế. Còn có ba pháp đó là xa lìa phiền não, xa lìa kiêu mạn và ở chỗ phước điền thì lễ lậy cúng dường. Còn có ba pháp đó là chẳng nhiễm Dục giới, chẳng trước Sắc giới và nơi Vô Sắc giới chẳng sanh kiêu mạn. Còn có ba pháp đó là được cúng dường chẳng mừng, bị hủy nhục chẳng giận và lìa tám pháp thế gian. Còn có ba pháp đó là che giấu các căn, hiểu rõ các căn và tịch tĩnh các căn. Còn có ba pháp đó là hướng đến thiện địa, xa lìa chướng thiện địa và quán công đức thiện địa. Còn có ba pháp đó là chí tâm, tịnh tâm và tịnh trang nghiêm. Còn có ba pháp đó là học luật nghi giới, học tâm giới và học huệ giới. Còn có ba pháp đó là thọ lạc chẳng sanh tham dật, thọ khổ chẳng sanh sân não và thọ chẳng lạc chẳng khổ tu tập nơi xả. Còn có ba pháp đó là chuyển nhơn vì chẳng tạo tác, chuyển phiền não vì chẳng thấy tướng dạng và chuyển tam thế vì không nguyện cầu. 

Còn có ba pháp đó là nhãn rỗng không, sắc tịch tĩnh và thọ không có chỗ tạo tác. Còn có ba pháp đó là kín giới, hộ định và quán huệ. Còn có ba pháp đó là nhớ giữ niệm pháp, tư duy quán phápnhư pháp trụ. Còn có ba pháp đó là âm thanh làm nhơn duyên cho Thanh Văn giải thoát, mười hai chi làm nhơn duyên cho Duyên Giác giải thoátlục độ làm nhơn duyên cho Bồ Tát giải thoát. Còn có ba pháp đó là thí, đại thí và cứu cánh thí. Còn có ba pháp đó là hộ pháp, hộ người trì pháphộ trì Đại thừa. Còn có ba pháp đó là đi trong sanh tử, xét lỗi sanh tửbiết mình đã xa lìa. Còn có ba pháp đó là chí tâm nghe pháp phá trừ ngũ cái, thường thích tịch tĩnhnhư pháp trụ. Còn có ba pháp đó là y nghĩa, y pháp và y trí. Còn có ba pháp đó là cầu đa văn rồi thích nơi tịch tĩnh, thích nơi tịch tĩnh rồi tư duy pháp lành và thiện tư duy rồi biết pháp bình đẳng. Còn có ba pháp đó là thân cận người trí, thưa hỏi bực đa văn và hộ trí người lành. Còn có ba pháp đó là không lòng tham vì người thuyết pháp, thấy người nghe pháp thì từ tâm nhìn họ và nhứt tâm quán nơi Bồ đề. Còn có ba pháp đó là xem các chúng sanh tâm mình bình đẳng, quán tâm bình đẳngquán Phật bình đẳng. Còn có ba pháp đó là quá khứ bất tận, vị lai bất hiệp và hiện tại bất trụ. Còn có ba pháp đó là đó là quán khổ vô thường, quán pháp vô ngã và quán Niết bàn tịch tĩnh. Còn có ba pháp đó là nghe pháp rồi kiên trì, tam muội kiên trìtrí huệ kiên trì. Còn có ba pháp đó là phạm tội chẳng che dấu, chẳng hối tội trước đã phạm và chí tâm hộ giới. Còn có ba pháp đó là phá tâm nghi, phá tâm hối và phá tâm chướng ngại. Còn có ba pháp đó là muốn điều lành, lìa luận đàm thế sự và thích nơi tịch tĩnh. Còn có ba pháp đó là nhẫn nghĩa thậm thâm, nói nghĩa thậm thâmhiểu rõ các nghĩa. Còn có ba pháp đó là đầy đủ thanh nhẫn, đủ tư duy nhẫn và đủ thuận nhẫn. Còn có ba pháp đó là trí huệ phương tiện, đại từtinh tiến vững chắc.

Này Hải HuệBồ Tát có đủ những pháp như vậy thì có thể lợi ích Đại thừa.

Lại nầy Hải Huệ ! Có bốn pháp chướng ngại Đại thừa.

Những gì là bốn ? Đó là nghe pháp chẳng nên nghe, chẳng muốn nghe thọ Bồ Tát pháp tạng, hành các nghiệp maphỉ báng chánh pháp. Còn có bốn pháp đó là tham dục, sân hận, ngu si và chẳng thích cầu chánh pháp. Còn có bốn pháp đó là ganh ghét người được lợi, nơi của cải có lòng bỏn xẻn, ưa phỉnh dối Pháp sư và chẳng thích thân cận thấy thiện tri thức. Còn có bốn pháp, đó là nơi thiện tri thức sanh ý tưởngác hữu, nơi ác hữu sanh ý tưởngthiện tri thức, phi pháp tưởng là pháp và pháp thì tưởng là phi pháp. Còn có bốn pháp, đó là chẳng ưa thí cho, cho rồi tiếc hối, cho rồi thấy lỗi và chẳng niệm tâm Bồ đề. Còn có bốn pháp, đó là vì tham cầu mà cho, vì sân hận mà cho, vì ngu si mà cho và vì sợ hãi mà cho. Còn có bốn pháp, đó là vì danh mà cho, vì bạn mà cho và vì hơn mà cho. Còn có bốn pháp, đó là chẳng chí tâm cho, chẳng tự tay cho, chẳng hiện thấy cho và khinh mạn cho. Còn có bốn pháp, đó là cho vật xấu, cho ít vật, chẳng chí tâm cho và khinh mạn cho. Còn có bốn pháp, đó là cho vật có độc, cho dao binh khí, bất tịnh thí và thí cho không lợi ích. Còn có bốn pháp đó là thấy người trì giới thì giận ghét, thấy người phạm giới thì mến thương, theo lời của ác hữu và chẳng niệm thí giới. Còn có bốn pháp đó là cầu lợi phi pháp, được của cải đúng pháp chẳng cùng người chung, ngăn dứt sự cúng dường của người và lòng chẳng biết đủ. Còn có bốn pháp đó là vì lợi dưỡng mà nhiếp trì oai nghi, vì lợi dưỡng mà nói nhỏ tiếng, có tâm dua vạy và tà mạng mà sống. Còn có bốn pháp đó là nơi người đồng học sanh lòng giận ghét, nơi người đồng thừa sanh lòng giận ghét, chẳng biết nghiệp ma và ưa nói lỗi của người. Còn có bốn pháp đó là kiêu mạn chẳng nghe chánh pháp, chẳng cung kính Pháp sư, chẳng lễ lạy cha mẹ Sư trưởng thiện hữu và có ý theo ác nghiệp. Còn có bốn pháp đó là giấu công đức của người, nói rộng lỗi người, thêm lớn kiêu mạn và giận hờn vững chắc. Còn có bốn pháp đó là giải đãi, chẳng thích nghe lời lành, nói lời chẳng thuận hòa và trụ nơi phi pháp. Còn có bốn pháp đó là chẳng điều, chẳng sạch, chẳng kín và chẳng nhẫn nhịn. Còn có bốn pháp đó là chẳng thích nghe nhận pháp lành vô thượng, thích ở thành thị, phạm cấm giới mà thích thọ cúng dường và chẳng điều phục được sáu căn. Còn có bốn pháp đó là chẳng có thể nhiếp thủ chúng sanh, chẳng thể hộ trì chánh pháp và ưa nói tội lỗi của Pháp sư. Còn có bốn pháp đó là đó là chẳng tu tín tâm, chẳng có thể quán sát tội lỗi sanh tử, chẳng quán sát lỗi ác hữu và chẳng quán sát tội lỗi của tâm nghi ngờ. Còn có bốn pháp đó là chẳng quán nội, chẳng quán ngoại, vô tàmvô quý. Còn có bốn pháp đó là chẳng biết ơn, chẳng báo ơn, bội ơn và thích tà kiến. Còn có bốn pháp đó là phỉ báng Thánh nhơn, giúp họ thế nhơn, chẳng tin phước điềnchê trách pháp thí cho. Còn có bốn pháp đó là chẳng sạch thân nghiệp, chẳng hộ khẩu nghiệp, chẳng xả ý nghiệp và nhàm chê Đại thừa.

Còn có bốn pháp đó là vì phá hoà hiệp mà lưỡng thiệt, nơi thầy Hòa thượng thốt lời giận cãi, vì phá sự lợi íchỷ ngữ và phỉnh nhơn thiên mà vọng ngữ. Còn có bốn pháp đó là chẳng hộ giới nhơn, loạn thiền định nhơn, chẳng tin đời sau và thích ưa thế sự. Còn có bốn pháp đó là thô cộc, kiêu mạn, ưa nói việc đời và thường thích ngủ nghỉ. Còn có bốn pháp đó là giả danh hiệu Bồ Tát để thọ cúng dường, chẳng có thể săn sóc người bịnh khổ, chẳng gieo giống lành và chẳng hướng đến Bồ đề. Còn có bốn pháp đó là tự khinh, khinh pháp, khinh phước và luôn nhớ thừa Thanh Văn, Bích Chi Phật. Còn có bốn pháp đó là tham thân, tham tâm, tham mạng và tham cấm giới. Còn có bốn pháp đó là tham nhà phòng, tham đàn việt, tham tà kiến và tham phá giới. Còn có bốn pháp đó là làm nhiều, nói nhiều, thọ nhiều và nhìn ngó nhiều. Còn có bốn pháp đó là ngã kiến, tà kiến, đoạn kiếnthường kiến. Còn có bốn pháp đó là chẳng làm, làm rồi chuyển đổi, lòng hối tiếc và chẳng vui. Còn có bốn pháp đó là chẳng hướng đến Bồ đề, chẳng tu thiền định, thối thất trí huệ và chẳng thích phương tiện. Còn có bốn pháp đó là chướng ngại chánh pháp, chướng ngại nghiệp lành, phiền não chướng ngại và ma nghiệp chướng ngại.

Nầy Hải Huệ ! Các pháp như vậy gọi là chướng Đại thừa".

Lúc đức Phật nói pháp ấy rồi, có bốn ngàn Nhơn Thiên phát tâm Vô thượng Bồ đề, hai vạn tám ngàn Bồ Tát được Vô sanh Pháp nhẫn. Cả cõi Đại Thiên chấn động sáu cách. Trên không có vô lượng chư Thiên khác miệng đồng lời xướng rằng : Lành thay, lành thay, ngày nay đức Như Lai Thế Tôn đại sư tử hống, vì thương chúng sanh mà mở cửa Đại thừaBạch đức Thế Tôn ! Nếu có chúng sanh được ít phần trong pháp ấy thì có thể đoạn trừ khổ ba ác đạo, lần lần sẽ được vô lượng pháp bửu. Bạch đức Thế Tôn ! Ví như có người ở ngoài thôn ấp thấy khối báu lớn, thấy rồi có lòng thương người nên vào thôn ấp bảo quần chúng rằng : ai muốn hết nghèo thì nên theo tôi. Quần chúng nghe nói có người tin có người không tin. Những người tin cùng đi theo người ấy đến chỗ châu báu tùy ý lượm lấy bèn hết nghèo khổ. Khối châu báu lớn ấy không có ỹ nghĩ rằng cho người nầy chẳng cho người kia, phá sự nghèo của người nầy mà không phải người kia, cho người này lượm cầm đi mà chẳng cho người kia lượm cầm đi. Cũng vậy, đức Như Lai Thế Tôn trong vô lượng đời cần cầu vô thượng pháp bửu như vậy. Cầu rồi được thấy, sanh lòng thương rộng lớn dùng phạm âm thanh bảo các chúng sanh rằng : ai muốn phá hoại bần cùng sanh tử thì nên chí tâm lắng nghe. Trong các chúng sanh, người bạc phước chẳng tin thì chẳng có thể phá hoại sanh tử nghèo cùng, những người tin theo thì tùy trí lực tha hồ lấy thừa Thanh Văn hay thừa Duyên Giác hoặc lấy Bồ Tát Đại thừa. Pháp bửu tụ lớn ấy không hề tăng giảm cũng không có phân biệt. Hoặc có người đến bên khối báu pháp lớn ấy mà không có thể lượm lấy một pháp bửu nào, người nầy ắt mãi ở trong ba ác đạo. Hoặc có người có thể lượm lấy một chữ một kệ nhẫn đến một niệm thọ trì đó, người nầy ắt phá hoại sanh tử nghèo cùng. Huống là có thể thọ lấy kinh điển Đại thừa nầy một phẩm hai phẩm và trọn đủ nghe thọ đọc tụng biên chép vì người mà giải nói.

Đức Thế Tôn khen chư Thiên rằng : "Lành thay lành thay, nầy chư Thiên Tử ! Nếu người thọ trì kinh điển như đây thì có đủ tất cả pháp lành, hay đảnh đới Như Lai vô thượng Phật trí, đó là khối báu lớn có thể làm lợi ích cho vô lượng chúng sanh".

Đức Thế Tôn liền nói tụng rằng :

Trong các thừa Đại thừa hơn hết
Dường như hư không vô biên tế
Xa lìa tất cả cõi sanh tử
Đến cội Bồ đề không chướng ngại
Nếu hay thanh tịnh tâm ý mình
Của cải ban cho tất cả hết
Chí tâm thọ trì thanh tịnh giới
Đến cội Bồ đề không chướng ngại
Nơi các chúng sanh tâm bình đẳng
Thường xét tội lỗi các phiền não 
Hay thắng tất cả thừa hạ liệt
Điều phục chúng sanhĐại thừa
Nếu người chí tâm thọ đọc tụng
Đầy đủ tịch tĩnh giới nhẫn nhục
Đầy đủ trí huệ phá chúng ma
Thương mến chúng sanh đến đạo thọ
Trang nghiêm từ bi thừa Tứ thiền 
Dao bén trí huệ dẹp ma chúng
Dưới đạo thọ quán Mười hai duyên
Đứng dậy thương chúng nói Đại thừa
Mười phương chúng sanh thừa Đại thừa
Thừa không tăng giảm như hư không
Đại thừa thần lực chẳng nghĩ bàn
Vì vậy Như Lai tu tập đó
An trụ niệm xứ tu chánh cần
Như ý làm chưn căn thế lực
Đi đường bất chánh lượm báu giác
Vì vậy Như Lai đến đạo thọ
Tâm mình tịch tĩnh lìa phiền não 
Phá trừ si tối được trí quang
Vì vậy Phạm Thiên cùng Đế Thích
Đảnh lễ Như Lai thừa Đại thừa 
Đầy đủ lục độ lục thần thông
Đủ thiện phương tiện tu tam muội
Hay phá các ma và tà kiến
Vì vậy Như Lai thừa Đại thừa
Nếu có đầy đủ các thiện căn
Cùng với thành tựu căn bất thiện
Tin đây thì phá được phiền não
Vì vậy Đại thừa khó nghĩ bàn
Bao nhiêu tất cả pháp thế gian
Và cùng vô thượng pháp xuất thế
Hoặc pháp hữu học pháp vô học
Tất cả nhiếp vào trong Đại thừa
Nếu có chúng sanh hành ác nghiệp
Thân cận tà kiến ác tri thức
Vì thương bọn này tu phương tiện
Điều phục họ nên nói Đại thừa
Hạ liệt chẳng thích pháp Đại thừa
Tâm hẹp chẳng phá được nhơn chấp
Thường cầu tự vui bỏ mọi người
Nghe nói Đại thừa họ kinh sợ
Nếu có người trí đủ thế lực
Thương mến chúng sanh làm lợi ích
Nghe nói Đại thừa lòng vui mừng
Phá các khổ não lòng chẳng hối
Nếu muốn biết rõ chúng sanh hành
Tất cả chúng sanh các giới căn
Một niệm Bồ Tát hay thông đạt
Vì vậy Đại thừa khó nghĩ bàn
Được thân tịch tĩnh tướng trang nghiêm
Được khẩu tịch tĩnh người thích nghe
Được tâm tịch tĩnh đủ thần thông
Như vậy đều do đến Đại thừa
Nếu có người hay tu Đại thừa
Đây là chẳng dứt dòng Tam bửu
Hay làm lợi ích cho chúng sanh
Phá hoại bần cùng các khổ não
Hay đến mười phương các thế giới
Hiện thấy vô lượng Phật Thế Tôn
Những ai xu hướng pháp Đại thừa 
Thì được vô lượng vô biên phước
Tất cả thế gian không ai hơn
Người xu hướng Vô thượng Đại thừa
Đầy đủ đại lực phá chúng ma
Vì vậy Đại thừa khó nghĩ bàn
Được sắc được lực đại tự tại
Thân Phạm Thích Chuyển Luân Thánh Vương
Nếu người thừa pháp Đại thừa này
Người này hưởng thọ vui tam giới
Cho rồi lòng chẳng hề hối tiếc
Của vật quan trọng chẳng tiếc tham
Xả thân cho người tu từ bi
Vì vậy Đại thừa khó nghĩ bàn
Trì giới tinh tiến ưa phạm hạnh
Hay dùng sức thần che nhựt nguyệt
Chẳng tham trước thân quả báo tốt
Tu thừa như vậy điều chúng sanh 
Thuyết pháp có người thọ chẳng thọ
Nơi đây chẳng sanh lòng thương giận
Thân tâm siêng tu đại tinh tiến
Để được pháp Đại thừa khó được
Hay được Vô thượng Đại Pháp Vương
Cũng được pháp nhẫn khó nhẫn nhục
Trong vô lượng kiếp thọ khổ não
Vì được Đại thừa hơn tất cả
Siêng làm lợi ích nhiều chúng sanh
Thân khẩu ý nghiệp đều nhu thuận
Tu tập từ bithần thông
Vì trụ Đại thừa đại lợi ích
Biết rõ pháp giới tánh sanh diệt
Vô ngã vô tranh điều các căn
Nếu an trụ được nơi Đại thừa
Thì hưởng an lạc như Phật trước
Đầy đủ niệm tâmtinh tiến
Tứ như ý túc thần thông lực
Y chỉ chánh pháp và chơn nghĩa
Đều do thích trụ nơi Đại thừa
Đầy đủ vô thượng vô sở úy
Hay sư tử hống Vô Thượng Tôn 
Tướng hảo vi diệu tự trang nghiêm
Đều do thích trụ nơi Đại thừa
Đầy đủ ba thứ đại thần thông
Điều phục giáo hóa các chúng sanh
Tâm mình tịch tĩnh không kiêu mạn
Nếu tu Đại thừa đủ nhẫn nhục
Đầy đủ phạm âm thanh vi diệu
Tất cả chúng sanh rất thích nghe
Nếu người thích tu tập Đại thừa 
Người này giỏi biết tiếng chúng sanh
Hạnh nghiệp được làm vì tịnh độ
Chẳng lâu sẽ được vô biên thân
Nếu người chí tâm nghe kinh này
Sẽ hưởng vô biên vô thượng lạc
Bay đi hư không vô biên tế
Biết được đại hải bao nhiêu giọt
Công đức Đại thừa chẳng nói hết
Vì vậy Đại thừa khó nghĩ bàn.

Lại này Hải Huệ ! Người muốn thọ trì các kinh điển như vậy mà muốn tịch tĩnh thân tâm mình thì phải thọ trì môn cú, pháp cú, kim cương cú và chí tâm suy xét.

Môn cú là trong tất cả pháp đều làm môn hộ, đó là chữ A, là cửa của tất cả pháp, A là không có, tất cả các pháp đều không có thường. Chữ BA cũng là cửa của tất cả pháp, BA là đệ nhứt nghĩa. Chữ NA cũng là cửa của tất cả pháp, NA là các pháp vô ngại. ĐÀ cũng là cửa của tất cả pháp, ĐÀ là tánh hay điều phục tất cả pháp tánh. SA cũng là cửa của tất cả pháp, SA là xa lìa tất cả các pháp. ĐA cũng là cửa tất cả pháp, ĐA là tất cả pháp như. CA cũng là cửa của tất cả pháp, CA là tất cả các pháp vô tác vô thọ. TA cũng là cửa của tất cả pháp, TA là tất cả các pháp khôngphân biệt. GIÀ là cửa của tất cả pháp, GIÀ là Như Lai chánh pháp thậm thâm không có đáy. XÀ là cửa của tất cả pháp, XÀ là xa lìa tướng sanh. ĐÀM là cửa của tất cả pháp, ĐÀM là ở trong pháp giới chẳng sanh tâm phân biệt. XA là cửa của tất cả pháp, XA là đủ xa ma tha được bát chánh đạo. KHƯ là cửa của tất cả pháp, KHƯ là tất cả các pháp dường như hư không. XOA là cửa của tất cả pháp, XOA là tất cả pháp tận. NHƯỢC là cửa của tất cả pháp, NHƯỢC là các pháp vô ngại. THA là cửa của tất cả pháp, THA là tất cả pháp thị xứ phi xứ. CỔ là cửa của tất cả pháp, CỔ là phán xét ngũ ấm rồi được lợi ích lớn. TRÀ là cửa của tất cả pháp, TRÀ là tất cả các pháp khôngcứu cánh. CA là cửa của tất cả pháp, CA là vì thân tịch tĩnh nên được lợi ích lớn. CHÍ là cửa của tất cả pháp, CHÍ là vì tâm tịch tĩnh nên lìa tất cả ác. ƯU là cửa của tất cả pháp, ƯU là thọ trì ủng hộ tất cả cấm giới thanh tịnh. XÀ là cửa của tất cả pháp, XÀ là thiện tư duy. THẾ là cửa của tất cả pháp, THẾ là trụ tất cả pháp. TU là cửa của tất cả pháp, TU là tất cả các pháp tánhgiải thoát. TÌ là cửa của tất cả pháp, TÌ là tất cả các pháp đều là tì ni, là điều phục thân mình. THỜI là cửa của tất cả pháp, THỜI là tất cả các pháp tánh chẳng nhiễm ô. A là cửa của tất cả pháp, A là tất cả các pháp tánhquang minh. BÀ là cửa của tất cả pháp, BÀ là tu bát chánh đạo. TA là cửa của tất cả pháp, TA là tất cả các pháp chẳng phải nội chẳng phải ngoại.

Hải Huệ ! Đây gọi là môn cú hay tịnh niệm tâm. Vì hay tịnh niệm tâm nên biết căn của chúng sanh.

Pháp cú là ấn giải thoát của tất cả các pháp, là ấn vô nhị của tất cả pháp, là ấn không có thường không có đoạn của tất cả pháp, là ấn không tăng giảm của tất cả pháp, là ấn bình đẳng như hư không của tất cả pháp, là ấn ngũ nhãn đạo của tất cả pháp, là ấn như hư không của tất cả pháp, là ấn không có phân biệt như hư không của tất cả pháp, là ấn nhập pháp giới của tất cả pháp, là ấn như của tất cả pháp, là ấn như khôngtam thế khứ lai hiện tại của tất cả pháp, là ấn bổn tánh tịnh của tất cả pháp, là ấn rỗng không của tất cả pháp, là ấn vô tướng của tất cả pháp, là ấn vô nguyện của tất cả pháp, là ấn không có xứ không chẳng xứ của tất cả pháp, là ấn khổ của tất cả pháp, là ấn vô ngã của tất cả pháp, là ấn tịch tĩnh của tất cả pháp, là ấn tánh không có lỗi của tất cả pháp, là ấn đệ nhứt nghĩa nhiếp thủ của tất cả pháp, là ấn như pháp tánh trụ của tất cả pháp, là ấn cứu cánh giải thoát của tất cả pháp, là ấn không có thời gian của tất cả pháp, là ấn quá tam thế của tất cả pháp, là ấn đồng nhứt vị của tất cả pháp, là ấn tánh vô ngại của tất cả pháp, là ấn tánh vô tranh của tất cả pháp, là ấn tánh khônggiác quán của tất cả pháp, là ấn chẳng phải sắc chẳng thể thấy được của tất cả pháp, là ấn không có đối trị của tất cả pháp, là ấn không có nghiệp quả của tất cả pháp, là ấn vô tác vô thọ của tất cả pháp, là ấn vô xuất vô diệt của tất cả pháp.

Này Hải Huệ ! Đây gọi là pháp cúPháp cú như vậy là Bồ đề của tam thế chư PhậtPháp ấn cú như vậy nhiếp thủ tám vạn bốn ngàn pháp tụNếu có thể quán pháp tụ như vậy thì có thể được Vô sanh Pháp nhẫn.

Này Hải Huệ ! Nếu người chưa trồng gốc lành nghe pháp này rồi thì được trồng gốc lành phá trừ nghiệp ma.

Này Hải Huệ ! Nếu quán như vậy thì có thể được vô tận khí đà la ni. Các pháp như vậy đều có thể nhiếp thủ tám vạn bốn ngàn tam muội, tám vạn bốn ngàn hành tánh của chúng sanh. Đây gọi là pháp cú.

Kim cương cú ấy là thân ấy chẳng hư hoại như kim cương, tại sao, vì pháp tánh chẳng hư hoại vậy.

Tánh trí huệ hay phá vô minh, vì vậy nên trí huệ gọi là kim cương cú.

Tội ngũ nghịch hay phá tất cả thiện, vì vậy nên ngũ nghịch gọi là kim cương cú. 

Quán bất tịnh hay phá tham dục, vì vậy nên quán bất tịnh gọi là kim cương cú.

Quán từ tâm hay phá sân hận, vì vậy nên quán từ tâm gọi là kim cương cú.

Quán mười hai nhơn duyên hay phá ngu si, vì vậy nên quán nhơn duyên gọi là kim cương cú.

Tâm một chúng sanh nhiếp thủ tâm tất cả chúng sanh, vì vậy nên gọi là kim cương cú.

Tâm một chúng sanh cùng tâm tất cả chúng sanh thảy đều bình đẳng, vì vậy nên gọi là kim cương cú.

Một Phật cùng tất cả Phật thảy đều bình đẳng, đây gọi là kim cương cú.

Mỗi mỗi phước điền cùng tất cả phước điền thảy đều vô tận bình đẳng, đây gọi là kim cương cú.

Tất cả các pháp bình đẳng như hư không, đây gọi là kim cương cú.

Tất cả các pháp cùng Phật pháp bình đẳng vô nhị, đây gọi là kim cương cú. 

Kim cương tam muội hay phá tất cả ma nghiệp ác nên gọi là kim cương cú.

Diệu âm của đức Như Lai phá các ác thanh, đây gọi là kim cương cú.

Quán vô sanh vô diệt vượt quá sanh lão tử, đây gọi là kim cương cú.

Này Hải Huệ ! Các pháp như vậy gọi là kim cương cú, là kiên lao cú, là bất hoại cú, là bất phá cú, là bình đẳng cú, là thiệt cú, là vô nhị cú, là bất thối chuyển cú, là đại tịnh tịch tĩnh cú, là vô năng tác quái cú, là bất tăng bất giảm cú, là vô hữu hữu cú, là vô hữu pháp cú, là chơn cú, là hữu cú, là bất báng Phật cú, là y pháp cú, là cộng tăng cú, là như nhĩ cú, là phân biệt tam thế cú, là dũng kiện cú, là phạm cú, là từ cú, là tâm cú, là hư không cú, là Bồ đề cú, là bất đê cú, là pháp tướng cú, là vô tướng cú, là tâm ý thức vô trụ cú, là phá ma cú, là vô thượng cú, là vô thắng cú. là quảng cú, là hành kỷ cảnh cú, là nhập Phật cảnh giới cú, là vô giác quán cú, là pháp giới sở phân biệt cú, là vô cú cú.

Này Hải Huệ ! Nếu có Bồ Tát hay hiểu những cú nghĩa như vậy, ắt sẽ ngồi pháp tòa kim cương sư tử dưới cội Bồ đề".

Lúc đức Phật nói pháp ấy, có tám ngàn Bồ Tát được nhập pháp môn đà la ni, cũng được nhứt thiết chúng sanh bình đẳng tam muội.

Chư Bồ Tát từ mười phương đến đem diệu hương hoa và các thứ kỹ nhạc cúng dường đức Phật nói kệ khen :

Chúng tôi đảnh lễ đấng Vô Thượng 
Hay biết ấm thanh tất cả chúng
Nói tướng vô tướng thiệt nhứt tướng
Mà được tướng tốt ba mươi hai
Nếu có chúng sanh nhứt nhị tâm
Bình đẳng nhiếp các chúng sanh tâm
Nói hạnh không hạnh thiệt nhứt hạnh
Vì vậy tôi lễ đấng Vô Thượng
Như Lai chơn thiệt biết nhơn quả
Nên vì chúng sanh nói nghiệp báo
Chơn như pháp giới chẳng có không
Vì vậy tôi khen đấng Vô Thượng
Tất cả chúng sanh không giác quán
Tâm ấy bổn tịnh không có tham
Vì theo nhơn duyêntham dục
Vì vậy tôi lạy nhơn chơn thiệt
Tôi thấy thân Phật các mầu sắc
Mà thân Như Lai thiệt không sắc
Vì thương chúng hiện sắc không sắc
Tôi lạy đấng Pháp Vương vô thượng
Tất cả phước điền vào nhứt điền
Mà nhứt điền này không tăng giảm
Bất động pháp giới chẳng chuyển dời
Vì vậy tôi lạy đấng Vô Thượng 
Quán các chúng sanh tâm như huyễn
Các pháp cùng Bồ đề cũng vậy
Biết tất cả pháp đều bình đẳng
Vì vậy tôi lạy đấng Bình Đẳng 
Quán các pháp giới đều bình đẳng 
Vì vậy các pháp không một hai
Chẳng có chẳng không là giải thoát
Vì vậy tôi lậy đấng Vô Kiến
Nhựt nguyệt nói được rơi xuống đất
Gió mạnh nói được dây cột buộc
Tu Di nói được miệng thổi động
Chẳng thể nói được Phật hai lời
Thiệt ngữ chơn ngữ và tịnh ngữ
Thân tâm thanh tịnh như hư không
Chẳng nhiễm thế pháp như hoa sen
Vì vậy tôi lậy đấng Vô Thượng
Nếu ai khen ngợi đức như vậy
Thì được các công đức như vậy
Tôi vì các công đức như vậy
Nên lậy khối công đức như vậy.

Chư Bồ Tát nói kệ tán thán đức Phật rồi bạch rằng : "Bạch đức Thế Tôn ! Luận về đại bửu ấy đó là Phật vậy. Đức Phật xuất thế là lạc xuất, là tín xuất, là niệm xuất, là trí xuất, là thí xuất, là giới xuất, là nhẫn xuất, là tinh tiến xuất, là thiền định xuất, là huệ xuất, là từ xuất, bi xuất, hỉ xuất, xả xuất, đức Phật xuất thế là trí pháp nghĩa thập nhị nhơn duyên xuất, là niệm xứ xuất, là chánh cần xuất, là như ý túc xuất, là chánh đạo phần xuất, là tất cả thiện pháp xuất".

Bấy giờ trong chúng có một đại Bồ Tát tên là Huệ Tụ bạch rằng : "Bạch đức Thế Tôn ! Sanh lão bịnh tử xuất ra nơi thế gian ấy tức là Phật xuất. Vô minh ái xuất, tham sân si xuất, tất cả lưới nghi phiền não xuất tức là Phật xuất. Tại sao vậy ? Vì nếu tất cả các pháp như vậy chẳng xuất ra nơi thế gian thì đức Phậtduyên cớ gì mà xuất hiện thế gian ư !".

Đức Phật nói : "Lành thay lành thay ! Này Huệ Tụ ! Đúng như lời ông nói".

Hải Huệ Bồ Tát bạch rằng : "Bạch đức Thế Tôn ! Nếu có người chẳng thấy được các pháp như vậy, lúc bấy giờ đức Như Laixuất thế hay chẳng xuất thế ?".

Đức Phật nói : "Này Hải Huệ ! Bồ Tát lúc mới phát tâm Bồ đề tâm thiệt chẳng biết các pháp như vậy, nên Phật vì họ mà tuyên nói để dạy họ.

Nầy Hải HuệBồ Tát có bốn hạng :

Một là sơ phát Bồ đề tâm, hai là tu hành đạo Bồ đề, ba là kiên cố bất thối Bồ đề và bốn là một đời sẽ bổ xứ thành Phật.

Bồ Tát sơ phát tâm thấy sắc tướng Phật, thấy rồi mà phát tâm Vô thượng Bồ đề.

Bồ Tát tu hành thấy Phật có đủ tất cả pháp lành, thấy rồi liền phát tâm Vô thượng Bồ đề.

Bất thối Bồ Tát thấy thân của đức Như Lai cùng tất cả các pháp thảy đều bình đẳng.

Nhứt sanh bổ xứ Bồ Tát chẳng thấy có Như Lai công đức cũng không thấy có tất cả pháp, tại sao, vì huệ nhãn của bực Bồ Tát này tỏ rõ thanh tịnh vậy, vì dứt hai kiến vậy, vì tịnh trí huệ vậy.

Nếu người chẳng thấy tịnh, chẳng thấy bất tịnh, chẳng thấy tịnh bất tịnh, chẳng thấy chẳng phải tịnh chẳng phải bất tịnh, người nầy thì có thể thấy rõ đức Như Lai.

Này Hải Huệ ! Thuở xưa kia ta thấy Phật Nhiên Đăng như vậy, thầy rồi liền được vô sanh pháp nhẫn, cũng có thể rõ ràng biết là được. Không được mà được rồi liền bay lên hư không cao bảy cây đa la. Trụ ở hư không rồi tỏ rõ được biết tất cả pháp giớiTỏ rõ biết rồi tâm vô sở trụVô sở trụ rồi được tám vạn môn tam muộiLúc ấy Phật Nhiên Đăng liền thọ ký cho ta rằng nầy Ma Nạp ! Đời vị lai ông sẽ được làm Phật hiệu Thích Ca Mâu Ni Như Lai, Ứng Cúng, Chánh Biến Tri, Minh Hành Túc, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Sĩ, Điều Ngự Trượng Phu, Thiên Nhơn Sư, Phật Thế TônLúc ấy ta trọn chẳng nghe âm thanh thọ ký, cũng không có ý tưởng Phật và thọ kýLúc ấy ta có đủ ba tịnh huệ, đó là chẳng thấy có ngã, chẳng thấy có Phật và chẳng thấy có thọ ký. Còn có ba thứ tịnh huệ, đó là chẳng thấy ngã, chẳng thấy chúng sanhchánh pháp. Còn có ba thứ tịnh huệ, đó là chẳng thấy danh, chẳng thấy sắc và chẳng thấy nhơn. Còn có ba thứ tịnh huệ, đó là tất cả ấm đều vào pháp ấm, tất cả giới đều vào pháp giới, tất cả nhập đều vào pháp nhập. Còn có ba thứ tịnh huệ, đó là pháp quá khứ đã tận, pháp vị lai chẳng sanh, pháp hiện tại chẳng trụ. Còn có ba thứ tịnh huệ, đó là quán thân như thủy nguyệt, quán thanh chẳng nói được, quán tâm chẳng thấy được. Còn có ba thứ tịnh huệ, đó là không vô tướng vô nguyện. Nếu thấy như vậy tức là chơn thiệt thấy thọ ký.

Nầy Hải Huệ ! Nếu Bồ Tát thấy như vậy thì gọi là thiệt thấy".

Hải Huệ đại Bồ Tát bạch rằng : "Bạch đức Thế Tôn ! Đại Bồ Tát nếu có đủ các thứ thấy như vậy thì phát những nguyện gì ?".

Đức Phật nói : "Này Hải Huệ ! Người như vậy thì như bổn phát nguyệnĐại Bồ Tát hoặc tâm tại định hoặc tâm chẳng tại định, vì chúng sanh nên như bổn phát nguyện.

Này Hải HuệVí như người có ruộng lúa tốt rộng đủ một khoảnh mặt đất bằng phẳng, lúc muốn tưới nước mở thuỷ khẩu của ruộng mặc cho nước chảy vào không còn cần tốn công sức nước tự nhiên lan khắp ruộng.

Cũng vậy, đại Bồ Tát hoặc ở trong định nhiếp tâm tư duy, hoặc chẳng ở định chẳng tư duy, vì chúng sanh nên như bổn phát nguyện những thiện căn được làm thảy đều cho chúng sanh chung. Cùng chung rồi hồi hướng Phật pháp vô thượngBồ Tát tâm thanh tịnh, giới nhẫn định và huệ cũng thanh tịnh, quán Phật pháp cùng các chúng sanh bình đẳng không hai. Dầu có nguyện như vậy mà từ đầu trọn không có tâm. Mặc dầu Bồ Tát không có tâm mà đối với các chúng sanh sức thệ nguyện chưa từng chẳng đến họ, những thiện căn được có đều cùng họ chung, cùng chung rồi hồi hướng Vô thượng Bồ đề.

Này Hải Huệ ! Như cây ta la có người chặt gốc đã đứt rồi thì theo chỗ bị chặt đó mà ngã.

Cũng vậy, đại Bồ Tát tu tập tam muội thường hướng đến Bồ đề .

Giả sử có người kêu to rằng cây ta la nầy chớ ngã từ chỗ bị chặt đứt ! Cây ấy vẫn ngã theo chỗ bị chặt đứt !

Cũng vậy, đại Bồ Tát chỗ tu hành pháp lành muốn chẳng hướng đến Vô thượng Bồ đề thì không bao giờ có, tại sao, vì pháp tánh như vậy.

Đại Bồ Tát chỗ tu pháp lành chỉ vì chẳng dứt chủng tánh Tam bửu, vì thanh tịnh Phật độ, vì trang nghiêm thân ba mươi hai tướng tốt tám mươi vẻ đẹp, vì trang nghiêm khẩu lúc thuyết pháp chúng sanh thích nghe, vì trang nghiêm tâm xem tất cả chúng sanh bình đẳng không hai, vì được Phật pháp chư Phật tam muội. Dầu Bồ Tát chẳng tham những pháp như vậy nhưng tự nhiên có thể được những pháp ấy, tại sao, vì sức thệ nguyện vậy.

Nầy Hải HuệVí như nhà lò gốm, lúc khối bùn còn ở trên vòng khuôn chẳng được có tên món vật. Lúc đã thành món vật rồi thì tùy theo món vật mà có tên.

Cũng vậy, pháp lành của Bồ Tát lúc chưa phát nguyện thì chẳng được tên Ba la mật, vì vậy nên tất cả pháp lành của Bồ Tát cần phải phát nguyện.

Nầy Hải HuệVí như nhà thợ vàng, lúc vàng chưa thành món vật cũng chẳng được có tên, đến lúc thành món vật rồi được tên anh lạc.

Cũng vậy, pháp lành của Bồ Tát lúc chưa phát nguyện thì chưa được có tên Ba la mật.

Ví như Tỳ Kheo lúc muốn nhập diệt tận định, trước lập thệ rằng, nay tôi nhập định nếu tiếng chuông khánh kêu mới sẽ xuất định. Mà trong định ấy không có tiếng chuông khánh, do vì sức thệ nguyện nên lúc gõ chuông khánh thì Tỳ Kheo ấy liền xuất định.

Cũng vậy, đại Bồ Tátthương mến chúng sanh nên phát nguyện rằng : người chưa được độ tôi sẽ độ họ. Lúc tu tập bình đẳng, đại Bồ Tát nhập thâm tam muội, do sức đại bi nên nhớ các chúng sanh mà chẳng chứng Thanh Văn thừaBích Chi Phật thừaVì vậyđại Bồ Tát dầu tu tập ba mươi bảy phẩm trợ đạo mà chẳng chứng đạo quả.

Nầy Hải Huệ ! Chỗ sở hành của đại Bồ Tát chẳng thể nghĩ bàn, dầu nhập thâm định mà chẳng chứng quả Sa Môn.

Như có hai người muốn vượt qua chỗ có lửa cháy lớn, một người mặc giáp kim cương thì qua khỏi, một người mang giáp bằng cỏ khô thì bị cháy. Tại sao, vì kim cương là chất không bén lửa, còn cỏ khô là chất nhạy lửa nên phải cháy.

Cũng vậy, đại Bồ Tát thương mến chúng sanhchuyên niệm Bồ đề trang nghiêm vô lượng thậm thâm tam muội, do sức tam muội nên vượt quá chánh vị Thanh Văn Duyên Giác chẳng lấy quả chứng, từ định dậy rồi được chánh giác đạo Như Lai tam muội.

Người mang cỏ khô dụ hàng Thanh Văn. Người Thanh Văn nhàm lìa sanh tử, đối với chúng sanh không có lòng từ bi, vì vậy mà không vượt quá chánh vị Thanh VănDuyên Giác. Tại sao ? Vì người nhị thừa ở trong phước đức sanh ý tưởng tri túc. Người Đại thừa Bồ Tát ở trong phước đức không có lòng nhàm đủ.

Giáp kim cương là dụ cho ba môn giải thoát không, vô tướngvô nguyện. Ngọn lửa mạnh là dụ cho các hành phápĐại Bồ Tát quán tất cả pháp không, vô tướngvô nguyện mà có thể chẳng chứng các đạo quả Sa Môn".

Hải Huệ đại Bồ Tát bạch rằng : "Bạch đức Thế TônĐại Bồ Tát có đủ những sự như vậy chẳng thể nghĩ bàn, tu các tam muội ấy mà chẳng thủ chứng, đi trong lửa sanh tử chẳng bị lửa cháy.

Đại Bồ Tát thành tựu phương tiện nhập tất cả định cũng chẳng bị định nó gạt lầm. Vì có phương tiện nên hành các công hạnhtâm không nhiễm trước. Dầu vì hạng tà kiến giải nói quả Sa Môn, mà tự mình chẳng chứng Sa Môn đạo quả".

Đức Phật nói : "Lành thay, lành thay ! Nầy Hải Huệ ! Đúng như lời ông nói !

Nầy Hải Huệ ! Như ba thứ nước nhuộm, đó là la, uất kim và chàm xanh đựng chung trong một chậu nhuộm ba thứ là vải lông, nỉ và y kiều xa gia. Vải lông bị nước nhuộm thấm thành mầu xanh. Nỉ vì giặt sạch nên thành mầu vàng. Y kiều xa gia trược bị tro thấm thì thành mầu đỏ. Ba vật như vậy dầu đồng nhuộm trong một chậu mà chịu mầu đều riêng khác.

Người tam thừa cũng như vậy. Chậu là dụ cho không, vô tướngvô nguyện. Ba mầu là dụ cho Thanh Văn, Duyên GiácBồ Tát. Tùy vật chịu mầu là dụ ba thứ Bồ đề.

Không, vô tướngvô nguyện chẳng có ý nghĩ cho quả như vậy, chẳng cho quả như vậy.

Vải lông dụ hàng Thanh Văn. Nỉ dụ hàng Duyên Giác. Y Kiều xa gia dụ hàng Bồ Tát.

Đại Bồ Tát thấy tất cả pháp như điếc như đui, không có chúng sanh. Lúc thấy như vậy tâm Bồ Tát không có nhiễm trước cũng không có thối hối. Bấy giờ trong tâm Bồ Tát như thiệt biết rõ, ta ở nơi chúng sanh chẳng phải có lợi ích chẳng phải không có lợi ích, cũng vì chúng sanh tu tập đại bi.

Nầy Hải HuệVí như vi diệu tịnh lưu ly bửu, dầu ở trong bùn suốt cả trăm năm mà tánh chất nó luôn thanh tịnh ra khỏi bùn thì trong sạch như cũ.

Đại Bồ Tát cũng vậy, biết rõ tâm tánh bổn tánh thanh tịnh bị khách trần phiền não làm chướng ô, mà thiệt ra khách trần phiền não chẳng có thể làm ô nhiễm được tâm tánh thanh tịnh, như bửu châu tại bùn chẳng bị bùn làm ô nhiễm.

Đại Bồ Tát nghĩ rằng nếu tâm tánh ta bị phiền não làm ô nhiễm thì ta làm sao độ chúng sanh được. Vì vậyBồ Tát thường thích tu tập phước đức trang nghiêm, thích ở tại các cõi cúng dường Tam bửu, thích vì chúng sanh mà làm lụng theo họ sai khiến, nơi chỗ sanh tham chẳng hề tham, thường hộ trì chánh pháp, thích ban cho bố thí, đầy đủ tịnh giới, trang nghiêm nhẫn nhục, siêng tu tinh tiến, trang nghiêm thiền chỉ, tu tập trí huệ, đa văn không nhàm, thanh tịnh phạm hạnh tu đại thần thông, có đủ ba mươi bảy phẩm trợ Bồ đề.

Nầy Hải HuệĐại Bồ Tát tu hành các pháp như vậy chẳng bị phiền não làm nhiễm ô, chẳng dính mắc ba cõi.

đại Bồ Tát hành thiện phương tiện công đức lực, nên mặc dầu đi trong tam giớithân tâm không ô nhiễm.

Này Hải Huệ ! Ví như trưởng giả chỉ có một con trai lòng rất thương yêu. Đứa con trai ấy chơi giỡn lầm té vào hầm phẩn. Người mẹ thấy gớm ghét hôi dơ, sau đó người cha thấy quở trách bà mẹ rồi liền vào hầm phẩn kéo dắt đứa con trai ra rồi đem tắm rửa sạch sẽ. Do vì thương yêu nên người cha ấy quên cả hôi dơ.

Trưởng giả cha mẹ ấy dụ cho Thanh Văn, Duyên GiácBồ Tát. Hầm phẩn dụ tam giới. Đứa con trai dụ chúng sanh. Bà mẹ chẳng vớt con được là dụ hàng Thanh Văn, Duyên Giác. Ông cha hay cứu vớt đứa con được là dụ chư Bồ Tát. Lòng thương yêu con là dụ đại bi.

Đại Bồ Tát đủ thiện phương tiện vào tam giới mà chẳng bị tam giới nhiễm ôVì vậy mà đạo có hai thứ : một là Thanh Văn thừa, hai là Bồ Tát Đại thừa.

Thanh Văn thừa nhàm tam giớiBồ Tát thừa chẳng nhàm tam giới.

Đại Bồ Tát tu tập không, vô tướng, vô nguyện, dầu đi trong các cõi mà chẳng bị đọa trong các cõi. Đã chẳng đọa các cõi mà cũng chẳng thủ chứng. Đi trong các cõi gọi là thiện phương tiện, chẳng thủ chứng gọi là trí huệ.

Đại Bồ Tát quán sát tất cả pháp không có hai tướng. Quán tất cả pháp bình đẳng thì chúng sanh cũng bình đẳngBình đẳng như vậy thì Niết bàn cũng bình đẳng, đây gọi là trí huệNếu có thể quán chúng sanh bình đẳng như vật mà chẳng chứng Niết bàn thì gọi là phương tiện.

Thanh tịnh bố thí gọi là huệ, phát nguyện hồi hướng Bồ đề thì gọi là phương tiện".

Hải Huệ đại Bồ Tát bạch rằng : "Bạch đức Thế Tôn ! Thế nào là bố thí mà gọi là thanh tịnh trí huệ và thanh tịnh phương tiện ?".

Đức Phật nói : "Này Hải HuệBồ Tát nếu thấy không có ngã chúng sanh thọ mạng sĩ phu thì gọi là huệ. Nếu tu không vô tướng vô nguyện đem các thiện căn nguyện cùng chúng sanh hồi hướng Bồ đề thì gọi là phương tiện.

Còn nữa, nầy Hải Huệ ! Biết các chúng sanh căn hạ trung thượng thì gọi là huệ. Biết rồi tùy ý mà vì họ thuyết pháp thì gọi là phương tiện.

thanh tịnh trí huệ nên dầu đi trong tam giới mà không bị nhiễm trước. Vì thanh tịnh phương tiện nên dầu tu Nhị thừa mà chẳng chứng quả Nhị thừa.

Này Hải Huệ ! Nếu Bồ Tát chẳng bị tất cả phiền não nhiễm ô thì gọi là huệ, có thể điều phục chúng sanh khiến họ hồi hướng Vô thượng Bồ đề thì gọi là phương tiện.

Bồ Tát phát nguyện đều làm cho chúng sanh được vô tận của cải vô tận phước đức tăng trưởng thiện căn, tất cả hàng hữu học vô học Thanh Văn, Duyên Giác và tất cả Bồ Tát tùy ý đắc pháp, đây gọi là tịnh phương tiện.

Bồ Tát nếu có thể thọ trì tất cả Phật pháp rộng phân biệt diễn nói, vô cùng tận diễn nói, vô chướng ngại diễn nói, chẳng luống diễn nói, tùy thích diễn nói, đây gọi là tịnh huệ.

Đại Bồ Tát đời đời sanh chỗ nào trọn chẳng mất tâm Vô thượng Bồ đề, đây gọi là tịnh huệ. Đời đời ở chỗ nào tu tập pháp lành đều nguyện cùng chúng sanh chung, đây gọi là tịnh phương tiện.

Do tịnh huệ biết tâm Bồ đề vô trụ vô căn. Do tịnh phương tiện giáo hóa chúng sanh đến Bồ đề".

Hải Huệ đại Bồ Tát bạch rằng : "Bạch đức Thế TônĐại Bồ Tát có đủ hai thứ tịnh như vậy nên tất cả nghiệp hạnh được làm không gì chẳng phải là Bồ đề.

Tại sao vậy ? Vì trong tất cả pháp đều có ám chướng. Vì pháp ám chướng nên tức là Bồ đềVì vậy nên Bồ Tát thường chẳng xa lìa Bồ đề vậy.

Bồ Tát nếu nghĩ rằng tôi lìa Bồ đề, nên biết người nầy chẳng được Bồ đềBồ Tát nếu nghĩ rằng tôi có Bồ đề, người nầy ở nơi Bồ đề có tịnh có bất tịnhNếu có thể quán xét các pháp như vậy thì được Bồ đề, tức là tịnh trí phương tiện vậy".

Đức Phật nói : " Này Hải HuệQuá khứ vô lượng a tăng kỳ kiếp có Phật xuất thế hiệu Vô Biên Quang Như Lai, Ứng Cúng, Chánh Biến Tri, Minh Hành Túc, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Sĩ, Điều Ngự Trượng Phu, Thiên Nhơn Sư, Phật Thế Tôn, quốc độ ấy tên Bất Thuấn, kiếp ấy tên Quang Vị. Lúc đức Phật Vô Biên Quang mới đến ngồi đạo tràng Bồ đề chưa thành Phật, mười phương thế giới bực Bồ Tát nhứt sanh bổ xứ, bực Bồ Tát bất thối chuyển đều đồng ngó thấy và đồng đến chỗ ấy đem các thứ hoa cúng dường, hoa ấy ở hư không cao bảy cây đa la.

Lúc thành Phật đạo rồi, Vô Biên Quang Như Lai phóng đại quang minh chiếu khắp mười phương thế giới.

Mười phương chư Thiên phần đông thấy Phật Quang rồi đều nói rằng : Phật Vô Biên Quang chơn thiệt xuất thếQuốc độ Bất Thuấn trang nghiêm lộng lẫy như cung Trời Tha Hóa Tự Tại. Kiếp ấy ban sơ quá mười ngàn năm có Phật xuất thế hiệu Quang Vị, do đây mà kiếp ấy có tên là Quang Vị.

Trong kiếp Quang Vị có mười bốn ức chư Phật Như Lai xuất thếQuốc độ Bất Thuấn ấy có chín vạn sáu ngàn tiểu quốc, mỗi tiểu quốc ngang rộng tám vạn bốn ngàn do tuần, có tám vạn bốn ngàn thành, thành ấy ngang rộng một do tuần. Mỗi thành dân cư có tám vạn bốn ngàn người. Quốc độ Bất Thuấn ấy có đủ các sự như vậy. Cõi nước ấy thuần dùng bốn báu trang sức, đó là vàng, bạc, lưu lypha lê, có nhiều món uống ăn không hề thiếu. Nhơn dân cõi ấy không có ngã ngã sở như người Uất Đơn Việt ở phương Bắc.

Phật Vô Biên Quang thọ mạng đủ mười trung kiếp. Chúng Thanh Văn có chín vạn sáu ngàn ức. Chúng Bồ Tát có một vạn hai ngàn ức. Trong quốc độ ấy có thành tên Lạc và thành tên Tịnh. Đức Phật Vô Biên Quang xuất thế tại thành Tịnh rồi qua ở tại thành Lạc. Quốc độ ấy có vua tên là Tịnh Thanh đủ bảy báu thống lãnh cả Đại Thiên thế giới. Hậu cung thể nữ có ba vạn sáu ngàn xinh đẹp như Thiên nữ. Có mười vạn Vương Tử hùng mãnh dũng kiện, mỗi Vương Tử đều có sức lực nửa na la diên, thân đủ hai mươi tám tướng tốt, tất cả đều phát tâm Vô thượng Bồ đề. Có tám vạn Vương Nữ, cũng đều thanh tịnh xinh đẹp như Thiên nữ, cũng đều phát tâm Vô thượng Bồ đề.

Trải qua hai đại kiếp, vua Tịnh Thanh cúng dường đức Vô Biên Quang Như Lai và chúng Thanh Văn, chúng Bồ Tát. Nhà vua vì đức Như Laixây dựng bửu phường rộng lớn năm do tuần, trong bửu phường có mười vạn bửu lâu để cúng dường chư TăngLúc ấy Thánh Vương cùng các quyến thuộc đều tu phạm hạnh thanh tịnh.

Thuở ấy đức Vô Biên Quang Như Lai giáo hóa vô lượng chúng sanh an trụ pháp Đại thừa, cũng có vô số chúng sanh nơi Thanh Văn thừa.

Thánh Vương Tịnh Thanh sau thời gian cúng dường Phật rồi cùng quyến thuộc đồng đến chỗ đức Phật Vô Biên Quang đầu mặt đảnh lễ chưn Phật hữu nhiễu cung kính quỳ dài chắp tay bạch rằng : 

Bạch đức Thế Tôn ! Thế nào là Bồ Tát tu hành Đại thừa chẳng theo lời người ? Thế nào là Bồ Tát sanh được cứu cánh? Thế nào là Bồ Tát được vô sở trụ ? Thế nào là Bồ Tát được vô động huệ ? Thế nào là Bồ Tát được thanh tịnh huệ ? Thế nào là Bồ Tát thần lực hay thấy xa ? Thế nào là Bồ Tát các căn mãnh lợi ? Thế nào là Bồ Tát đầy đủ Phật độ ? Thế nào là Bồ Tát hành bất phóng dật ? Thế nào là Bồ Tát nghe pháp thậm thâm lòng chẳng kinh sợ ?

Thế nào là Bồ Tát được tên là Bồ Tát ?

Đức Vô Biên Quang Như Lai nói : "Này Đại Vương ! Có bốn pháp tu hành Đại thừa chẳng theo lời người :

Một là có lòng tin Thánh ra khỏi thế giới.

Hai là có trí huệ quán sát pháp tánh.

Ba là có đại thần thông.

Bốn là tu tịnh tinh tiến để giáo hóa các chúng sanh.

Này Đại VươngBồ Tát có đủ bốn pháp như vậy tu hành Đại thừa chẳng theo lời người.

Bồ Tát còn có bốn pháp sanh được cứu cánh :

Một là biết rõ thiện pháp để điều phục tâm.

Hai là chẳng tham trước sự vui của mình.

Ba là vì các chúng sanhtu tập từ bi.

Bốn là thường ưa thích pháp Đại thừa.

Này Đại VươngBồ Tát có bốn pháp được vô sở trụ :

Một là tịnh tâm.

Hai là tịnh trang nghiêm.

Ba là lìa hư dối.

Bốn là tu kiên huệ để đủ phước đức.

Này Đại VươngBồ Tát còn có bốn pháp được tịnh trí huệ :

Một là tịnh nhãn.

Hai là dùng tứ nhiếp pháp để nhiếp thủ các chúng sanh.

Ba là tịnh thân đủ ba mươi hai tướng tốt tám mươi vẻ đẹp.

Bốn là tịnh Phật độ quán tịnh pháp giới

Này Đại VươngBồ Tát còn có bốn pháp có thể được thấy xa, các căn mãnh lợi :

Một là niệm dưới cội Bồ đề chẳng bỏ tâm Bồ đề.

Hai là niệm Phật trí huệ, cũng chẳng trụ trước nơi trí.

Ba là niệm pháp thân tu tập không vô tướng vô nguyện.

Bốn là niệm Phật Niết bàn, ở trong sanh tử không có nhàm hối. 

Này Đại Vương ! Còn có bốn pháp Bồ Tát có đủ Phật độ hành bất phóng dật :

Một là thọ thân Thiên Đế Thích để giáo hóa chư Thiên khiến họ chẳng phóng dật.

Hai là thọ thân Đại Phạm Thiên Vương để giáo hóa hàng Phạm Thiên khiến họ chẳng phóng dật.

Ba là thọ Chuyển Luân Thánh Vương thân để giáo hóa nhơn dân khiến họ chẳng phóng dật.

Bốn là thọ thân Đại thần, Trưởng giả để giáo hóa mọi người khiến họ chẳng phóng dật.

Này Đại Vương ! Còn có bốn pháp Bồ Tát nghe pháp thậm thâm không có lòng kinh sợ :

Một là thường thân cận thiện tri thức.

Hai là thiện tri thức thường nói pháp thậm thâm cho.

Ba là khéo tư duy tốt các nghĩa pháp thậm thâm.

Bốn là như chánh pháp mà trụ.

Này Đại Vương ! Còn có bốn pháp được danh hiệu Bồ Tát :

Một là thường cầu Ba la mật.

Hai là vì các chúng sanhtu tập tâm đại bi.

Ba là luôn ưa thích cầu Phật pháp.

Bốn là lúc giáo hóa chúng sanh không có lòng nhàm hối.

Lúc Thánh Vương Tịnh Thanh nghe đức Vô Biên Quang nói pháp rồi, vua cùng các quyến thuộc đều được Vô sanh Pháp nhẫn, liền xả bỏ quốc độ xuất gia trong Phật pháp siêng tu tập đạo hạnh.

Đức Vô Biên Quang Như Lai nói :

Này Đại Vương ! Nay nhà vua xuất gia tức là báo ơn Phật. Nếu ai sanh lòng tin xuất gia như vậy thì gọi là báo ơn Phật rất lớn, là công đức lớn có nhiều lợi ích. Nầy Đại VươngBồ Tát xuất gia có hai mươi bốn sự lợi ích :

Một là lìa bỏ thế sự được đại tự tại.
Hai là bỏ lìa phiền não được giải thoát.
Ba là thân mặc y phục nhuộm màu được đạo không ô nhiễm.
Bốn là có đủ bốn sự được tứ thánh chủng.
Năm là thích hành đầu đà xa lìa tất cả đại dục ái dục.
Sáu là chẳng bỏ giới tụ được vui nhiều nhơn thiên.
Bảy là chẳng bỏ Bồ đề chứng được Phật pháp.
Tám là thường ưa thích tịch tĩnh lìa nói luận thế sự.
Chín là vì chẳng trụ trước nơi pháp nên được đại tịnh tâm.
Mười là có đủ thiền chỉ để được thiền định.
Mười một là ưa cầu đa văn vì được trí huệ vậy.
Mười hai là phá hoại kiêu mạn vì được trí huệ vậy.
Mười ba là phá trừ tà kiến vì được chánh kiến vậy.
Mười bốn là chẳng khởi giác quán vì chơn thiệt biết các pháp giới vậy.
Mười lăm là bình đẳng xem chúng sanh vì được đại từ vậy.
Mười sáu là giáo hóa các chúng sanh tâm không mỏi mệt vì được đại bi vậy.
Mười bảy là chẳng tiếc thân mạng vì hộ chánh pháp vậy.
Mười tám là tịch tĩnh tâm mình vì được thần thông vậy.
Mười chín là thường niệm Phật vì thấy Phật vậy.
Hai mươi là tu thiện tư duy vì được mười hai duyên thâm trí huệ vậy.
Hai mươi mốt là được thuận nhẫn.
Hai mươi hai là được vô sanh pháp nhẫn.
Hai mươi ba là tin tất cả công đức.
Hai mươi bốn là được Phật trí huệ.

Thánh Vương Tịnh Thanh nghe thọ pháp ấy rồi chuyển đem dạy lại tất cả nam nữ quyến thuộc thần dân.

Lúc ấy trong quốc độ Bất Thuấn có chín vạn chín ngàn ức người đều xuất gia.

Tỳ Kheo Tịnh Thanh đã xuất gia rồi lại bạch Phật Vô Biên Quang rằng :

Bạch đức Thế Tôn ! Nay tôi thế nào được gọi là xuất gia ?

Đức Vô Biên Quang nói :

Này Tỳ Kheo ! Ông tên là Tịnh Thanh, phải nên tịnh tự giới, tự giới đã tịnh rồi thì gọi là Tỳ Kheo, gọi là xuất gia.

Nghe Phật dạy rồi, Tỳ Kheo Tịnh Thanh lòng thích tịch tĩnh tư duy như vầy : giới ấy tức là nhãn, quán nhãn không tức là tịnh giới, tịnh giới ấy tức là Phật độ. Như nhãn quán nhĩ tỷ thiệt thân ý cũng vậy. Ý ấy tức là giới, quán ý không tức là tịnh giới, tịnh giới ấy tức là Phật độ, tức là nhứt giới, tức là không giới, tức là chúng sanh giới, tức là vô tướng giới, tức là vô nguyện giới, tức là vô tác giới, tức là vô vi giới.

Tịnh Thanh Tỳ Kheo quán sát như vậy rồi liền được thân khinh tâm khinh. Thân tâm đã khinh rồi được vô lượng thần thông, được thần thông rồi được lạc thuyết vô ngại đà la ni môn.

Này Hải Huệ ! Tỳ Kheo Tịnh Thanh thuở đức Vô Biên Quang Như Lai ấy là ai chăng ? Nay chính là thân ông vậy, còn nam nữ quyến thuộc ấy, nay là đại chúng Bồ Tát được ông dắt đến nghe pháp tại đây vậy".

Lúc đức Thế Tôn nói pháp ấy, có vạn tám ngàn người phát tâm Vô thượng Bồ đề, tám ngàn chúng sanh được Vô sanh nhẫn.

Nầy Hải Huệ ! Nếu ai muốn được Vô thượng Bồ đề thì nên đúng như pháp mà nói và đúng như nói mà trụ.

Thế nào gọi là đúng như pháp mà nói và đúng như nói mà trụ ?

Này Hải Huệ ! Nếu có người nói tôi sẽ làm Phật, rồi mời các chúng sanh đến hứa cho pháp vị.

Mời hứa rồi, mà người ấy chẳng thể thọ trì đọc tụng phân biệt giải nói kinh điển vi diệu, chẳng thể hộ trì thanh tịnh cấm giới, chẳng siêng tu tinh tiến, chẳng tu tri túc, ở trong thiện pháp được phần ít đã biết đủ. Người như vậy gọi là kẻ khi dối chẳng đúng như pháp nói, chẳng đúng như pháp trụ.

Này Hải Huệ ! Nếu có người nói rằng tôi sẽ làm Phật, rồi mời các chúng sanh đến hứa cho pháp vi.

Mời hứa rồi, người ấy hay thọ trì đọc tụng phân biệt giải nói kinh điển vi diệu, hộ trì cấm giới thanh tịnh, siêng tu tinh tiến, thiểu dục tri túc, được nhiều thiện pháp cũng chẳng sanh lòng thỏa đủ. Người này gọi là chẳng khi dối đúng như pháp nói đúng như pháp trụ.

Nầy Hải HuệVí như Quốc Vương có đông tân khách, mời rồi mà chẳng sắm sửa đồ dùng cúng dường, lúc tân khách đã đến nơi nói là chưa sắm sửa. Tân khách đều nói rằng : đã nhận lời mời của đức vua nên ở nhà chẳng sắm món ăn uống, nay theo lời đức vua mời mà đến lại không có chi ăn dùng, họ đồng quở trách giận hờn sầu não khóc lóc. 

Này Hải HuệBồ Tát mời các chúng sanh hứa cho pháp thực rồi chẳng cầu đa văn, chẳng trì giới tinh tiến tu hành ba mươi bảy phẩm pháp trợ đạoVì vậy nên chúng thánh quở trách, hàng nhơn thiên than khóc.

Này Hải HuệBồ Tát nếu có thể đúng pháp làm, đúng như chỗ làm mà nói, chẳng nên khi dối tất cả chúng sanh,

Lại này Hải Huệ ! Còn có các chúng sanh thỉnh cầu Bồ Tát vì họ thuyết phápBồ Tát hứa khả, sẽ thuyết pháp cho họ. Sau khi hứa Bồ Tát phóng dậtChúng sanh đã thấy Bồ Tát phóng dật liền khuyên nhắc. Được khuyên nhắc mới thuyết pháp cho họ. Lúc thuyết pháp hoặc có người hỏi nghĩa thậm thâm. Vì phóng dật nên Bồ Tát không đáp được. Vì không đáp được nên lòng hổ thẹn. Vì hộ thân tâm mình nên gạt chúng sanh mà bỏ lìa họ.

Này Hải HuệBồ Tát nếu muốn đúng như pháp được nói mà trụ, không tự tiếc thân tâm để hộ trì chúng sanh.

Này Hải Huệ ! Về quá khứ có một sư tử vương ở trong hang núi sâu thường nghĩ rằng : ta là vua của tất cả loài thú, có đủ sức xem coi giữ gìn tất cả thú. Trong núi ấy có hai con khỉ cùng sanh hai khỉ con đến sư tử vương nói rằng : vua hay thủ hộ tất cả các thú, nay chúng tôi đem hai khỉ con này giao phó cho vua, chúng tôi muốn đi xứ khác kiếm ăn. Sư tử vương liền hứa khả. Hai khỉ để hai con lại giao cho sư tử vương rồi đi.

Bấy giờ trong núi ấy có một kên kên chúa thấy sư tử vương ngủ liền bắt hai khỉ con để ở chỗ hiểm.

Sư tử vương thức dậy biết liền hướng kên kên chúa nói kệ rằng :

Nay ta thưa cùng chúa kên kên
Cầu mong chí tâm nhận lời tôi
Xin nể mặt tôi tha hai khỉ
Cho tôi khỏi thẹn vì thất tín.
Kên kên chúa nói kệ đáp sư tử vương rằng :
Ta hay du hành bay hư không
Đã qua chỗ người lòng không sợ
Nếu quyết muốn hộ hai khỉ con
Đổi cho ta người phải xả thân.
Sư tử vương đáp :
Nay ta vì hộ hai khỉ con
Xả thân chẳng tiếc như cỏ khô
Nếu ta hộ thânnói dối
Sao được gọi là như thuyết hành.
Nói kệ xong, sư tử vương lên gộp cao muốn xả thân mình.
Kên kên chúa liền kêu sư tử vương mà nói kệ rằng :
Nếu vì người khác xả mạng mình
Kẻ ấy liền hưởng vui vô thượng
Nay ta thả hai khỉ con nầy
Mong sư tử vương đừng tự hại.

Này Hải Huệ ! Thuở ấy sư tử vương nay là thân ta, Phật Thích Ca Mâu Ni, khỉ đực ấy nay là Đại Ca Diếp, khỉ cái ấy nay là Thiện Hộ Tỳ Kheo Ni, hai con khỉ ấy nay là A NanLa Hầu La, còn kên kên chúa ấy hiện nay là Xá Lợi Phất vậy.

Này Hải HuệBồ Tát vì hộ kẻ y chỉ mình mà chẳng tiếc thân mạng.

Này Hải Huệ ! Thế nào gọi là đúng như lời mà trụ ?

Bồ Tát nếu nói ta sẽ bố thí, liền thật hành bố thí rộng lớn. Đây gọi là đúng như lời mà trụ.

Bồ Tát nếu nói ta có thể trì giới, liền giáo hóa tất cả đồng hộ giới như mình. Đây gọi là đúng như lời mà trụ.

Bồ Tát nếu nói ta tu nhẫn nhục, liền giáo hóa chúng sanh đồng tu nhẫn nhục. Đây gọi là Bồ Tát đúng như lời mà trụ.

Bồ Tát nếu nói ta siêng tinh tiến tu hành Phật pháp, liền giáo hóa mọi người đồng siêng tinh tiến tu hành Phật pháp. Đây gọi là Bồ Tát đúng như lời mà trụ.

Bồ Tát nếu nói ta tu thiền định, liền giáo hóa chúng sanh xả trù loạn tâm tu tập thiền định. Đây gọi là Bồ Tát đúng như lời mà trụ.

Bồ Tát nếu nói ta tu trí huệ, liền phân biệt đúng như pháp. Đây gọi là Bồ Tát đúng như lời nói mà trụ.

Bồ Tát nếu nói ta nên phá hoại tất cả ác pháp, liền tu tập tất cả thiện pháp. Đây gọi là đúng như lời mà trụ.

Này Hải Huệ ! Hay trang nghiêm thì gọi là như thuyết, hay cứu cánh thì gọi là như trụ. Hay phát tâm thì gọi là như thuyết, được chứng quả thì gọi là như trụ. Hay tịnh tâm thì gọi là như thuyết, hay chí tâm thì gọi là như trụ. Hay phát tâm thì gọi là như thuyết, tâm bất thối thì gọi là như trụ. Chí tâm nghe pháp thì gọi là như thuyết, nghe rồi như trụ thì gọi là như trụ. Có thể tịnh khẩu thì gọi là như thuyết, hay tịnh thân thì gọi là như trụ. Mới thọ giới thì gọi là như thuyết, chí tâm hộ trì giới thì gọi là như trụ. Phát Bồ đề tâm thì gọi là như thuyết, hành Bồ Tát đạo gọi là như trụ. Được trụ nhẫn địa thì gọi là như thuyết, trụ bất thối địa thì gọi là như trụ. Được thân một đời thì gọi là như thuyết, được thân hậu biên thì gọi là như trụ. Đến dưới cội Bồ đề thì gọi là như thuyết, được quả Bồ đề thì gọi là như trụ. 

Này Hải Huệ ! Đây gọi là Bồ Tát đúng như pháp mà thuyết và đúng như thuyết mà trụ".

Lúc đức Thế Tôn nói pháp này, có năm trăm Bồ Tát được trụ vô sanh nhẫn địa.

Lúc bấy giờ trong pháp hội có một Bồ Tát tên Liên Hoa bạch Phật rằng : "Bạch đức Thế Tôn ! Như đức Phật đã nói về như thuyết mà trụ thiệt chẳng thể nghĩ bàn. Như sở trụ của đức Phật tức là như thuyết tức là như trụ".

Đức Phật nói : "Này Liên Hoa ! Ở nơi sự ấy ông có biết rõ được chăng ?".

Liên Hoa Bồ Tát bạch rằng : "Tôi đã rõ, Bạch đức Thế Tôn !".

Đức Phật nói : "Nếu người biết chánh pháp là chơn thiệt thì gọi là như pháp trụ".

Sơn Vương Bồ Tát bạch rằng : "Bạch đức Thế Tôn ! Vô sở trụ pháp thì gọi là như pháp trụ. Tại sao vậy ? Vì thấy tất cả pháp không có giác, do vì không có giác nên chẳng thấy một pháp gọi đó là giác, nếu không có một pháp thì làm sao có trụ. Nếu thấy như vậy thì gọi là như pháp trụ".

Phước Đức Vương Bồ Tát nói : "Bạch đức Thế Tôn ! Nếu người tùy theo tâm thì chẳng phải như pháp trụ. Nếu có Bồ Tát quán ý như huyễn, gọi là vô trụ. Nếu là vô trụ thì gọi là như pháp trụ".

Nhiên Đăng Bồ Tát nói : "Bạch đức Thế Tôn ! Không có tâm tham thì gọi là như pháp trụ. Thế nào là tham tâm, đó là ở trong các pháp có tổn có ích. Nếu khôngtham tâm thì gọi là như pháp trụ".

Nhựt Tử Bồ Tát nói : "Bạch đức Thế Tôn ! Nếu có Bồ Tát có chỗ trụ trước thì gọi là động. Nếu ở trong các pháp tâm không trụ trước thì gọi là vô động. Nếu là vô động thì gọi là như pháp trụ".

Dũng Kiện Bồ Tát nói : "Bạch đức Thế Tôn ! Tất cả thế gian đều tùy tâm hành. Nếu biết tâm hành thì gọi là như pháp trụ".

Lạc Kiến Bồ Tát nói : "Bạch đức Thế Tôn ! Như lời đức Phật nói : do vì thọ mà thọ khổ, nếu có thể chẳng thọ thì các thọ dứt diệt, nếu có thể chẳng thủ thì các thủ dứt diệt. Dầu chẳng thọ các thọ mà chẳng bỏ chúng sanh thì gọi là như pháp trụ".

Hương Tượng Vương Bồ Tát nói : "Bạch đức Thế Tôn ! Tất cả phàm phu chúng sanh đều có gánh nặng đó là ngũ ấm. Nếu người có thể biết ngũ ấm chơn thiệt, vì phá hoại kiến chấp ngũ ấmlìa bỏ gánh nặng, nhưng ở nơi các pháp khôngý tưởng là gánh, đây gọi là như pháp trụ".

Kiên Ý Bồ Tát nói : "Bạch đức Thế Tôn ! Nếu có Bồ Tát chẳng sanh nơi sanh chẳng diệt nơi diệt cũng lại chẳng thấy tánh sanh diệt thì gọi là như pháp trụ".

Trì Thế Bồ Tát nói : "Bạch đức Thế Tôn ! Nếu đi nơi thế gian thì chẳng phải như pháp trụ. Nếu người chánh trang nghiêm thì gọi là như pháp trụ. Người chánh trang nghiêm thấy tất cả các pháp bình đẳng như hư không".

Quang Minh Biến Chiếu Cao Quý Đức Vương Bồ Tát nói : "Bạch đức Thế Tôn ! Nếu có thể chơn thiệt biết thấy Niết bàn thấy pháp là diệt và không có sanh diệt, tất cả chúng sanh đều có Phật tánh, vì đến Bồ đềtu tập trang nghiêm, đây gọi là như pháp trụ".

Quang Vô Ngại Bồ Tát nói : "Bạch đức Thế Tôn ! Nếu có hành xứ tức là ma nghiệp chẳng phải như pháp trụ. Nếu khônghành xứ thì phá ma nghiệp, nếu phá ma nghiệp thì gọi là như pháp trụ".

Tịnh Tinh Tiến Bồ Tát nói : "Bạch đức Thế Tôn ! Nếu quan niệm rằng tôi sẽ được tịnh pháp, vì tịnh pháp ấy nên siêng tu tinh tiến, tinh tiến như vậy là không tinh tiến, nếu có thể quan sát các pháp bất định, do bất định ấy mà siêng tu tinh tiến, đây gọi là như pháp trụ ".

Bất Khả Tư Duy Bồ Tát nói : "Bạch đức Thế Tôn ! Biết các chúng sanh tất cả tâm tánh chẳng sanh tâm tưởng, gọi là chẳng tư duy được mà tư duy vậy. Nếu có thể ở trong pháp chẳng tư duy ấy mà tư duy thì gọi là như pháp trụ".

Lạc Tịch Tĩnh Bồ Tát nói : "Bạch đức Thế Tôn ! Nếu có Bồ Tát thanh tịnh các tâm giới thì có thể lìa tất cả hoặc lậu. Nếu có thể xa lìa tất cả lậu thì gọi là chánh hạnh. Nếu chánh hạnh thì gọi là như pháp trụ".

Thương Chủ Bồ Tát nói : "Bạch đức Thế Tôn ! Bồ Tát nếu thanh tịnh thiện pháp, phước đức trang nghiêm, trí huệ trang nghiêm, ? quán hai thứ trang nghiêm bình đẳng vô nhị, dùng phước đức bình đẳng quán trí huệ bình đẳng, dùng trí huệ bình đẳng quán phước đức bình đẳng không có sai biệt thì gọi là như pháp trụ".

Duy Ma Cật Bồ Tát nói : "Bạch đức Thế Tôn ! Chẳng quan niệm nơi hai thì gọi là như pháp trụ. Nếu ở nơi pháp giới chẳng hoại hư chẳng khác biệt thì gọi là như pháp trụ".

Y Nghĩa Bồ Tát nói : "Bạch đức Thế Tôn ! Nếu có Bồ Tát y nơi nghĩa chẳng y nơi chữ. Vì chánh nghĩa nên thọ trì đọc tụng tám vạn bốn ngàn pháp tụ không sai sót không động dời thì gọi là như pháp trụ".

Tịnh Ý Bồ Tát nói : "Bạch đức Thế Tôn ! Nếu có Bồ Tát phát tâm Bồ đề, chí tâm ủng hộ Bồ đề tâm ấy, lúc tu tập Bồ đề biết các pháp tánh. Luận về pháp tánh ấy chẳng phải xứ chẳng phải chẳng xứ đây gọi là như pháp trụ".

Tất Cánh Tịnh Ý Bồ Tát nói : "Bạch đức Thế Tôn ! Nếu có Bồ Tát xa lìa cấu uế như giặt y bỏ dơ bẩn, có thể khiến các phiền não chẳng ô nhiễm tâm mình thì gọi là tất cánh tịnh. Tâm đã tịnh rồi tùy thật hành Bồ đề đều gọi là như pháp trụ".

Hải Huệ Bồ Tát nói : "Bạch đức Thế Tôn ! Nếu người thân cận ác tri thức thì chẳng phải như pháp trụ, chẳng tu thánh pháp thì chẳng phải như pháp trụ, nếu gần ác hữu làm nghiệp ma sa vào xứ ma.

Bạch đức Thế Tôn ! Nếu người muốn lìa tất cả ma nghiệp rời hành xứ các ma cùng các ác pháp thì nên gần thiện hữu".

Đức Phật nói : "Này Hải Huệ ! Nay ông thiệt biết ma nghiệp hành chăng ?".

Hải Huệ Bồ Tát nói : "Tôi đã biết, bạch đức Thế Tôn ! ".

Đức Phật nói : "Này Hải Huệ ! Nay ông nên vì vô lượng Bồ Tát đại chúng mà diễn nói".

Hải Huệ Bồ Tát nói : "Bạch đức Thế Tôn ! Luận về ma nghiệp ấy tức là nhãn sắc. Nếu người thấy sắc sanh tâm tham trước đó là ma nghiệp. Như nhãn sắc, nhĩ thanh tỷ hương thiệt vị thân xúc và ý pháp cũng như vậy.

Còn nữa, bạch đức Thế TônBồ Tát lúc tu hành Đàn Ba la mật, với vật chẳng thích đem bố thí, với vật ưa thích thì tiếc lẫn chẳng xả. Với người thương thì cho, với người giận thì chẳng cho. Nếu có phân biệt tài vật và phân biệt kẻ nhận lãnh, đây gọi là ma nghiệp.

Còn nữa, bạch đức Thế TônBồ Tát lúc tu hành Thi Ba la mật hộ trì cấm giới gần gũi người trì giới khen ngợi thân mình mà chê bai phá giới, đây gọi là ma nghiệp.

Còn nữa, bạch đức Thế Tôn ! Bồ Tát lúc tu hành Nhẫn Ba la mật, với kẻ có sức mạnh hơn thì hay nhẫn nhịn, với kẻ kém sức thì chẳng nhịn được, thấy kẻ sức mạnh thì nói năng nhỏ nhẹ khiêm hạ thấy kẻ sức yếu thì lời thô khinh miệt, đây gọi là ma nghiệp.

Còn nữa, bạch đức Thế TônBồ Tát lúc tu hành Tinh tiến Ba la mật diễn nói Thanh Văn thừa, nói Duyên Giác thừa, nói Bồ Tát thừa, lúc tu tập Bồ đề thì khinh mạn Thanh Văn, Bích Chi Phật thừa miệng chẳng tuyên nói, thích việc thế sự, chẳng thích cung kính cúng dường Tam bảo những món hoa hương phan lọng kỹ nhạc tôn trọng tán thán, chẳng cầu đa văn, thấy người đa văn chẳng đến thân cận, đây gọi là ma nghiệp.

Còn nữa, bạch đức Thế TônBồ Tát lúc tu tập Thiền Ba la mật được thiền định chẳng điều phục được tất cả chúng sanh lòng hối nhàm, tham trước thiền lạc quở người thuyết pháp, chẳng thích giảng luận tán thán tịch tĩnh, trách chê Dục giới Sắc giới, thích thân Vô Sắc thọ mạng tột dài, chẳng thấy chư Phật, chẳng nghe chánh pháp, xa lìa thiện hữu, chẳng biết phương tiện, thọ xả tu xả, đây gọi là ma nghiệp.

Còn nữa, bạch đức Thế Tôn ! Bồ Tát lúc tu Bát Nhã Ba la mật biết các nhơn quả chẳng dùng tứ nhiếp để nhiếp thủ chúng sanhđiều phục họ, chẳng biết chúng sanh căn thượng trung hạ, đây gọi là ma nghiệp.

Còn nữa, bạch đức Thế Tôn ! Bồ Tát nếu thích rảnh rang tịch tĩnh, thích tịch tĩnh rồi thọ vui tịch tĩnh chẳng thích nghe pháp thuyết pháp hỏi điều nghi,do tịch tĩnh nên phiền não chẳng khởi, do chẳng khởi nên chẳng biết mà tưởng là biết, chẳng lìa mà tưởng là lìa, chẳng chứng mà tưởng là chứng, chẳng tu mà tưởng là tu, chẳng được thiệt nghĩa, đây gọi là ma nghiệp.

Còn nữa, bạch đức Thế Tôn ! Bồ Tát nếu có tu tập đa văn ưa nói thích nói lời vi diệu, lời dịu dàng, lời vui vẻ, nếu vì y phục uống ăn ngọa cụ lợi dưỡngthuyết pháp, nếu có người tin hiểu hay chí tâm nghe mà chẳng vì họ nói pháp, nếu có kẻ phóng dật đến cúng dường thì nói pháp cho, người đáng vì nói mà chẳng nói, người chẳng nên vì nói lại nói cho, đây gọi là ma nghiệp.

Còn nữa, bạch đức Thế Tôn ! Nếu có Bồ Tát lúc thuyết pháp giấu kín thâm nghĩa, có hàng nhơn thiên đắc tha tâm trí biết nên không vui mà tự nghĩ rằng ta vì Như Lai chơn chánh pháp mà đến nghe pháp chứ chẳng vì thế gian lời nghĩa thiển cận mà đến, người này muốn phá Như Lai chánh pháp chẳng cho tăng trưởng, nếu là người phá hủy Phật chánh pháp chúng ta chẳng thích thấy nghe lời họ nói, các thiện nhơn ấy liền bỏ đi, đây gọi là ma nghiệp.

Còn nữa, bạch đức Thế Tôn ! Nếu có Bồ Tát với ác tri thức tưởng là thiện hữu, ác tri thức ấy chẳng dùng tứ nhiếp pháp nhiếp thủ chúng sanh, chẳng tu đa văn chẳng dạy chúng sanh, chẳng nói pháp xuất thế mà thích nói lời thế tục, chẳng biết pháp chẳng biết thời chẳng biết nghĩa, đây gọi là ma nghiệp.

Còn nữa, bạch đức Thế Tôn ! Người ác tri thức chẳng có thể khai thị phân biệt giải thuyết pháp Thanh Văn, pháp Duyên Giác, pháp Bồ Tát, pháp Phật, chẳng dạy chúng sanh tu từ bi xa lìa tám nạn tu hành bố thí trì giới nhuyến ngữ thân cận bình đẳng, nhẫn nhịn kẻ vô lực, nói rằng Phật đạo rất là khó được trong vô lượng đời cần khổ mới được, đây gọi là ác hữu ma nghiệp.

Còn nữa, bạch đức Thế Tôn ! Bồ Tát nếu có lòng kiêu mạn, do kiêu mạn nên chẳng có thể cúng dường Phật, Pháp, Tăng, Sư Trưởng, Hòa thượng, cha mẹ, trưởng túc đồng học đồng sư, nếu thấy người hơn mình thì chẳng thể gần kề để nghe pháp hỏi nghe, dầu có nghe mà nghe rồi liền quên mất, thấy kẻ thua mình thì thương mến gần gũi, vì vậy nên ác pháp lần lần tăng trưởng, vì ác pháp tăng nên xa lìa thiện phápBạch đức Thế Tôn ! Ví như đại hải vì lần lần sâu nên tất cả sông rạch trăm dòng đồng chảy vào.

Bồ Tát phá hoại lòng kiêu mạn cũng như vậy, lần lần tăng trưởng tất cả thiện pháp. Nếu chẳng phá hoại kiêu mạn thì gọi là ma nghiệp.

Bạch đức Thế Tôn ! Ví như có người ở nơi cao nguyên lục địa trồng cây chiêm ba, chỗ nước thường chảy lại đắp bờ ngăn, đất trồng cây ấy đã cao khô lại không có nước thấm vào nên cây chiêm ba được trồng ấy lần lần khô vàng chẳng tăng trưởng được.

Cũng vậy, Bồ Tát do kiêu mạn tăng nên chẳng thân thiện hữu chẳng nghe chánh pháp, dầu có nghe lại quên mất.

Còn nữa, bạch đức Thế Tôn ! Bồ Tát sắc thân đoan chánh đầy đủ tự tạiquyến thuộc đông phước đức trang nghiêm, mà chưa được đầy đủ trí huệ trang nghiêm, do cớ ấy mà sanh lòng kiêu mạn, Do vì kiêu mạn nên thấy người có trí huệ hiểu rành chánh phápthân hình gầy xấu thì khi dễ chẳng chịu cúng dường. Do cớ ấy mà càng tăng thêm kiêu mạn vô minh phóng dật chẳng điều phục ma nghiệp, Bồ Tát như vậy là do sắc mà sanh kiêu mạn, đây gọi là ma nghiệp.

Đức Phật nói : "Lành thay, lành thay, Hải Huệ Bồ Tát khéo có thể phân biệt tuyên nói ma nghiệp.

Này Hải Huệ ! Ông nên chí tâm lắng nghe, nay Phật sẽ nói đạo phá hoại ma nghiệp.

Này Hải Huệ ! Tất cả các pháp tánhkhông tịch. Nếu biết tất cả pháp tánh không tịch rồi cũng biết tất cả chúng sanh đều không. Biết không rồi mà tu từ tâm điều phục tự thân. Đây gọi là Bồ Tát phá hoại ma nghiệp.

Nếu quán các pháp tánhvô tướng mà vì chúng sanh tu tập từ tâm. Đây gọi là Bồ Tát phá hoại ma nghiệp.

Nếu quán các pháp tánhvô nguyện, vì các chúng sanh chí tâm cầu vào các cõi, đã cầu vào các cõi rồi tùy theođiều phục. Đây gọi là Bồ Tát phá hoại ma nghiệp.

Quán tất cả các pháp tánhvô tham, tánh của chúng sanh cũng là vô tham, vì điều phục tham mà nhiếp thủ chúng sanh. Đây gọi là Bồ Tát hay phá ma nghiệp.

Quán tất cả các pháp tánhvô sân, tánh của chúng sanh cũng là vô sân, vì điều phục sân mà nhiếp thủ chúng sanh. Đây gọi là Bồ Tát phá hoại ma nghiệp.

Quán tất cả các pháp tánhvô si, tánh của chúng sanh cũng là vô si, vì điều phục si mà nhiếp thủ chúng sanh. Đây gọi là Bồ Tát phá hoại ma nghiệp.

Quán tất cả các pháp tánh vô sanh diệt, vì phá sanh diệt nên tuyên nói chánh pháp. Đây gọi là Bồ Tát phá hoại ma nghiệp.

Quán tất cả các pháp tánhbình đẳng, dầu nói ba thừa mà chẳng bỏ Đại thừa. Đây gọi là Bồ Tát phá hoại ma nghiệp.

Nếu chẳng tham trước tâm ý thức, cũng hay xa lìa tất cả nhơn duyên, vì các chúng sanh được giải thoát nên tu trị trang nghiêm. Dầu siêu quá các hành mà trọn chẳng bỏ lìa sở hành của Bồ Tát
Đây gọi là Bồ Tát hay phá ma nghiệp".

Lúc đức Thế Tôn nói pháp ấy, thiên ma Ba Tuần trang nghiêm bốn binh chủng kéo đến đại bửu phường đình như lúc trước chúng kéo đến cây Bồ đề.

Đức Như Lai thấy rồi bảo Hải Huệ Bồ Tát rằng : "Ông nói ma nghiệp, Phật nói phá ma, vì vậyma vương Ba Tuần trang nghiêm bốn binh chủng kéo đến đây, ông thiết kế gì để chống ngăn họ".

Hải Huệ Bồ Tát nói : "Bạch đức Thế Tôn ! Nay tôi muốn mang ma vương Ba Tuần cùng tất cả quyến thuộc họ để tại nước Trang Nghiêm, thân tôi sẽ ở chỗ ma ở".

Tôn giả Xá Lợi Phất hỏi Hải Huệ Bồ Tát rằng : "Nước Trang Nghiêm ấy cách đây bao xa, Phật ấy hiệu là gì ?".

Hải Huệ Bồ Tát nói : "Thưa Ngài Xá Lợi Phất ! Nước Trang Nghiêm cách đây về phương Đông quá mười hai hằng hà sa thế giới, nước ấy có Phật tại thế hiệu là Phá Nghi Tịnh Quang đang vì chư Bồ Tát nói tịnh Bồ Tát hạnhĐại thiên thế giới nước Trang Nghiêm ấy có một ức ma vương, mỗi ma vương có mười ngàn ức bốn binh chủng quyến thuộc. Lúc Phật Phá Nghi Tịnh Quang mới đến ngồi Bồ đề thọ, tất cả ma vương ấy đều đồng trang nghiêm bốn binh chủng đến chỗ Bồ Tát ngồi. Bồ Tát trước vì chúng ma giảng tuyên chánh pháp cho họ được trụ bực bất thối chuyển rồi sau mới thành Vô thượng Bồ đề chuyển chánh pháp luân. Các đại đệ tử và các thị giả của đức Phật Phá Nghi Tịnh Quang đều là ma cả, các ma ấy đều hay giáo hóa điều phục chúng sanh. Vì cớ ấy nên nay tôi muốn đem ma vương Ba Tuần an trí cõi nước Trang Nghiêm để phá sở hành ma nghiệp của nó, cũng để trang nghiêmthế giới chánh pháp của Như Lai".

Thiên ma Ba Tuần nghe lời nói trên đây lòng rất kinh sợ ngó bốn phía muốn tìm chỗ rút lui, mà bốn phương đều chướng ngại đi chẳng được, muốn ẩn thân cũng chẳng được, lại càng sợ hãi mới bạch đức Phật rằng : "Bạch đức Thế Tôn ! Cầu mong đức đại từ cứu hộ cho".

Đức Phật nói : "Này Ba Tuần ! Với sự việc này ta chẳng tự tại được. Ngươi nên hướng về Hải Huệ Bồ Tátcầu xin sám hối".

Ma vương Ba Tuần liền hướng về Hải Huệ Bồ Tát chắp tay nói rằng : "Bạch Đại Sĩ ! Từ ngày hôm nay tôi chẳng còn dám làm ma nghiệp như vầy nữa. Cầu mong Đại Sĩ cho tôi sám hối".

Hải Huệ Bồ Tát nói : "Với ông ta trọn không có hờn giận. Pháp của Bồ Tát thường phải nhẫn nhục tất cả chúng sanh.

Này Ba Tuần ! Ông nên qua nước Trang Nghiêm kính lễ đức Phá Nghi Tịnh Quang Như Lai, ông sẽ được vô lượng lợi ích".

Hải Huệ Bồ Tát liền lấy tay hữu xoa đảnh ma vương mà nói rằng nếu chư Bồ Tát ở trong các pháp không có xan lẫn thì do thần thông của ta khiến ngươi đến thế giới của đức Phật ấy.

Hải Huệ Bồ Tát nói xong, ma vương Ba Tuần liền đến nước Trang Nghiêm thấy Phật kính lễ rồi đứng ở một phía.

Chư Bồ Tát nước ấy bạch Phật Phá Nghi Tịnh Quang rằng : "Bạch đức Thế Tôn ! Quốc độ nào mà có những người bất tịnh như vậy đến tại đây ?".

Đức Phật Phá Nghi Tịnh Quang nói : "Các thiện nam tử ! Phương Tây quá mười hai hằng hà sa thế giới, có thế giới tên là Ta Bà, Phật hiệu Thích Ca Mâu Ni. Vì vô số vô lượng chư Bồ Tát nói Đại Tập kinh. Nơi ấy có Bồ Tát hiệuHải Huệ, lúc Hải Huệ Bồ Tát nói ma nghiệp, ma vương nầy đem bốn binh chủng đến tại đại hộiHải Huệ Bồ Tát dùng thần thông dời nó đến tại đây".

Chư Bồ Tát ở nước ấy bảo Ba Tuần rằng : "Nay ông nên phát tâm Vô thượng Bồ đề xa lìa ma nghiệp, chúng ta cùng ông sẽ là bạn đồng học.

Nghe lời khuyên bảo ấy, ma vương Ba Tuần liền phát tâm Vô thượng Bồ đề.

Chư Bồ Tát ấy liền thỉnh Ba Tuần lên ngôi tòa sư tử rồi hỏi rằng nghe đức Phật Thích Ca Mâu Niđại chúng nói kinh Đại Tập, vậy có sự gì xin ông nói lại cho.

Thừa sức thần thông của Hải Huệ Bồ Tát, Ba Tuần tuyên nói chỗ được nghe không sót mất một câu một chữ".

Chư Bồ Tát bạch đức Phật Phá Nghi Tịnh Quang Như Lai rằng : "Bạch đức Thế Tôn ! Chúng tôi nguyện muốn được thấy Phật Thích Ca Mâu Ni cùng đại chúng chư đại Bồ TátTa Bà thế giới".

Đức Phá Nghi Tịnh Quang Như Lai nói : "Nên chờ trong chốc lát các ông sẽ được thấy".

Tại pháp hội trong đại bửu phường đình, chư Bồ Tát bạch đức Thích Ca Mâu Ni rằng : "Bạch đức Thế Tôn ! Chúng tôi muốn được thấy ma vương Ba Tuần trong thế giới Trang Nghiêm làm những sự việc gì".

Đức Thế Tôn quan sát tâm chúng sanhthế giới nầy cùng ở thế giới kia rồi bảo Hải Huệ Bồ Tát rằng : "Này Hải Huệ ! Nay ông nên hiển thị thế giới Ta Bà nầy cho chư Bồ Tát cõi Trang Nghiêm kia được thấy".

Từ nơi mười ngón tay mình, Hải Huệ đại Bồ Tát phóng đại quang minh chiếu suốt qua mười hai hằng hà sa Phật thế giới soi sáng khắp cõi Trang NghiêmĐại chúng nơi đây đều thấy cõi ấy, thấy Phật Phá Nghi Tịnh Quang, thấy đại chúng chư Bồ Tát, cũng thấy ma vương Ba Tuần ngồi tòa sư tử tuyên nói Đại Tập kinh. Chư Bồ Tát ở đây liền từ chỗ ngồi đứng dậy hướng về cõi Trang Nghiêm đảnh lễ đức Phật Phá Nghi Tịnh Quang Như Lai và rải các thứ hoa để cúng dường, những hoa được rải ở cõi Trang Nghiêm kia biến làm hoa đài.

Chư Bồ Tát ở cõi Trang Nghiêm bạch đức Phật Phá Nghi Tịnh Quang rằng : "Bạch đức Thế TônHoa đài này từ đâu đến đây ?".

Đức Phá Nghi Tịnh Quang Như Lai nói : "Này các thiện nam tử ! Nay các ông nên kính lễ quang minh ấy và chí tâm niệm trì thì tự mình sẽ được thấy thế giới Ta Bà của Phật Thích Ca Mâu Ni".

Chư Bồ Tát ấy tuân lời Phật kính lễ quang minhchí tâm niệm trì liền được thấy Ta Bà thế giới. Thấy rồi chư Bồ Tát ấy đứng dậy vói lễ Thích Ca Mâu Ni Phật và rải các hương hoa để cúng dường. Lài thấy cõi Ta Bà đầy nước trong đứng như là đại hải. Những hoa được rải ấy đến trong đại bửu phường đình biến thành bửu cái che trên đỉnh Phật Thích Ca Mâu Ni.

Bấy giờ ma vương Ba Tuần bạch đức Phá Nghi Tịnh Quang Như Lai rằng : "Bạch đức Thế Tôn ! Nay tôi muốn trở về Ta Bà thế giới thì phải làm thế nào ?".

Đức Phá Nghi Tịnh Quang nói : "Nầy thiện nam tử ! Nếu muốn trở về ông phải chí tâm niệm Hải Huệ Bồ Tát".

Ma vương Ba Tuần nghe lời Phật liền chí tâm niệm Hải Huệ Bồ Tát, niệm rồi liền về đến pháp hội đại bửu phường đình".

 Tôn giả Xá Lợi Phất thấy ma vương Ba Tuần liền hỏi rằng : "Nầy Ba Tuần ! Ông có thấy Phật thế giới Trang Nghiêm chăng ?".

Ma vương Ba Tuần nói : "Tôn giả Xá Lợi Phất ! Tôi đã thấy, cũng thấy chỗ ở của các Bồ Tát thanh tịnh nơi cõi ấy".

Tôn giả Xá Lợi Phất nói : "Ông ở cõi ấy có làm ma nghiệp chăng ?".

Ma vương Ba Tuần nói : "Thưa đại đức ! Tôi đến cõi ấy chí tâm cần cầu Vô thượng Bồ đề, có cớ gì mà làm ma nghiệp. Nếu có người lúc chí tâm cầu Bồ đề mà thấy ma nghiệp, người nầy liền được siêng tu tinh tiến".

Lúc thấy ma vương Ba Tuần trở về cõi nầy, có sáu vạn chúng sanh và mười ngàn chúng ma đồng phát tâm Vô thượng Bồ đề đồng thanh nói rằng : "Nguyện cho chúng tôi thọ lấy thân hình đồng như thân hình của Bồ Tát ở cõi nước Trang Nghiêm".

Hải Huệ Bồ Tát bạch đức Phật rằng : "Vì Vô thượng Bồ đề có nhiều oán địchLành thay đức Thế Tônhộ phápkiến lập thần thông. Do sức thần thông mà kinh nầy được còn lâu ở thế gian".

Đức Phật nói : "Này Hải Huệ ! Nay Phật lập thiện nguyện thần thông để trồng các căn lành cho các chúng sanh".

Đức Thế Tôn bảo bốn vị Thiên Vương : "Các Thiên Vương nên biết nếu hàng đệ tử của Phật, các Tỳ Kheo, Tỳ Kheo Ni, các Ưu Bà Tắc, Ưu Bà Di thọ trì đọc tụng thơ tả rộng nói những kinh điển Đại thừa như vậy. Tứ Thiên Vương các ông nên hộ trợ kỹ chớ vì dục lạcphóng dật. Nay Phật xuất thí vì phá phóng dật hộ trì chánh pháp mà nói chú rằng :

Tam mễ, tam ma tam mễ, mạt dốn nễ, bà la ba để, đà nễ, đà na bạt để, đầu di đà na bạt để, a bà tán đề, ma ha mễ, tỳ ma xà tỳ la đề, ca la đề, ca la na, a lê, a la bạt để, a mễ bà tán đề, niết già đán ni, a bạt kỳ, mạt đề, ma hô mạt đề, ma la di đề, tỳ thủ đề, tỳ thủ đề bạt kỳ, ni tát mễ mạt hản nê.

Nầy các thiện nam tử ! Đây gọi là Tứ Vương chú. Nếu có Pháp sư nào thọ trì kinh này thì nên tụng chú ấy. Tụng rồi tu từ tâm duyên niệm mười phương, chí tâm nhớ đến Tứ Vương. Bấy giờ Tứ Vương thường hiện ra trong giấc mộng, hoặc tự qua thủ hộ".

Tứ Thiên Vương bạch rằng : "Bạch đức Thế Tôn! Chúng tôi, Tứ Vương lúc nghe chú nầy rồi liền cùng quyến thuộc đến chỗ Pháp sư ủng hộ thị vệ. Nếu Pháp sư ấy cần món dùng, chúng tôi phương tiện khiến được món ấy, xa lìa bịnh khổ, thân hưởng an lạc".

Đức Thế Tôn bảo Hải Huệ đại Bồ Tát rằng : "Ông nay chí tâm nghe Thiên Đế Thích chú.

Xà gia, xà gia mạt để, a bạt để, tỳ bạt kỳ, ma câu mễ, tư đà bạt kỳ, thâu nê, chiên đế yết mễ, đàn đề đàm ma ni, đa ca mễ, xoa gia xoa gia mục khư, a bạt đế na, sa kỳ, sa kỳ tán đề.

Đến đây Kiều Thi Ca A Tu La bại hoại, chư Thiên thì thắng lợi. Vì chư Thiên thắng lợi nên Phật pháp tăng trưởng. Này Kiều Thi Ca ! Nếu muốn hưởng an lạc thì nên hộ trì chánh pháp.

Này Hải Huệ ! Đây gọi là Thiên Đế Thích chú. Nếu có Pháp sư lúc muốn thuyết pháp nên trước tắm rửa cho thân thể sạch sẽ, cầm hương hoa tốt hướng về phía Đông kính lễ chí tâm nhớ tưởng mười phương chư Phật từ tâm khắp đến tất cả chúng sanh, sau đó mới lên ngồi pháp tòa sư tử tụng chú này mà nói rằng : Kiều Thi Ca đến đây, Tứ Thiên Vương đến đây vì hàng đại chúng mà trừ dẹp chướng ngại tiêu diệt phiền não. Bấy giờ vì nhớ đến Pháp sư nên Thiên Đế ThíchTứ Thiên Vương đồng đến pháp hội làm cho đại chúng thích nghe thuyết pháp.

Này Hải Huệ ! Nay ông lại lắng nghe chú của chư Thiên Ma mười phươngquyến thuộc của họ.

Xa mễ, sa ma bạt kỳ, xa ma mật đề, a phù mễ, ma la hốt kỳ, mông quật mễ, bà la đề ca do lê, kỳ kỳ bạt kỳ, a lô ca ni, tỳ xá trà ni, ni mạt kỳ, a bạt trì, khu khu mễ già la tát ni, ưu mục xí, xa mật kỳ, ba la mục xí, bàn đàn na niết già hi, xa ma thí.

Này Hải Huệ ! Sức lực của chú này có thể buộc trói tất cả ma chúng tất cả luận sư, đây gọi là Phật ấn, tất cả oán địch ma quyến thuộc chẳng thể phá hoại được.

Nếu có Pháp sư thọ trì đọc tụng chú nầy lúc thăng sư tử tòa chuyên niệm chư Phật lòng từ đến tất cả chúng sanh. Tự thân mình thì tưởng là y sư, chánh pháp được nói ra tưởng là pháp dược, người nghe pháp tưởng là bịnh khổ, với Phật Như Lai tưởng là thiện hữu, với chánh pháp tưởng là thường hằngNếu có thể được như vậy thì lúc thuyết pháp, chỗ ấy bốn phía cách một do tuần ma chẳng đến được".

Ma Vương Ba Tuần bạch rằng : "Bạch đức Thế Tôn ! Nếu đệ tử Phật có thể đọc tụng thần chú ấy thân họ thanh tịnh tôi sẽ ủng hộ chẳng làm ma nghiệp. Tôi do sức thần thông của Hải Huệ Bồ Tát bỏ hết ma nghiệp. Tùy nơi nào hoặc thành ấp tụ lạc có người nói pháp này, tôi sẽ hóa thân đến nghe lãnh thọ". 

Đức Phật nói : "Lành thay lành thay, này Ba Tuần ! Nếu ông có tâm như vậy thời phá hoại ma nghiệp, ông cũng sẽ được các pháp như vậy.

Này Hải Huệ ! Ông lại nên chí tâm nghe Phạm Thiên chú: 

Mê đa già mễ, ca lâu na già mễ, vô kinh da già mễ, ưu tỳ xoa già mễ, phật đà già mễ, đàm ma già mễ, tăng già già mễ, tô yết đa tỳ xa gia, ma ha tỳ đàn ni, tỳ thú đề mục xí, ni ba mễ đà gia, ô xà bạt kỳ, ô xà nghiêm di, nại đàn ni, đàm ma ba kỳ tra bạt ni, tát giá kỳ ưu ba bạt kỳ, tỳ thú để, sa chiết đa ưu ba xá di, ô lô ca gia phạm ma, tỳ lô ca gia phạm ma.

Này Hải Huệ ! Nếu người muốn thọ trì đầy đủ Phạm Thiên chú thì nên tu hành phạm hạnh thanh tịnh trì giới đọc tụng chú này để thỉnh mời Phạm Thiên : Này Phạm Thiên ! Ông đến đây ủng hộ đại chúng nầy khiến họ chí tâm thích nghe chánh pháp niệm tưởng Tam bảo chuyển chánh pháp luân hộ trì pháp thành. Nếu có Pháp sư hay điều các căn chí tâm giữ gìn thanh tịnh thân khẩu ý riêng tu giới nhẫn tinh tiến đa văn phát tâm Bồ đề tu tứ vô lượnglên ngôi pháp tòa tụng chú này. Khi tụng chú này rồi thì Phạm Thiên Vương cùng quyến thuộc chư Phạm Thiên đều đến tập họp tại chỗ giảng pháp".

Bấy giờ Phạm Thiên Vương bạch rằng : "Bạch đức Thế Tôn ! Nếu có Pháp sư đọc tụng chú này, tôi ở Trời Sơ Thiền nghe biết sẽ bỏ thiền định lạc đến chỗ pháp sư thí cho tám pháp : một là thí niệm vì nhớ lấy pháp được nghe vậy, hai là thí huệsuy gẫm pháp thậm thâm vậy, ba là thí giải vì phân biệt nghĩa thậm thâm vậy, bốn là thí lạc thuyết vô ngại vì phá tâm nghi vậy, năm là thí từ vô ngại vì hiểu ngữ ngôn tất cả chúng sanh vậy, sáu là thí vô sở úy vì chúng không ai hơn vậy, bảy là thí pháp quang minh vì nói chẳng sai lầm vậy, tám là thí cho thọ ký chẳng lầm vậy.

Bạch đức Thế Tôn ! Chúng tôi cũng có thể rộng tuyên nói pháp thậm thâm nầy".

Đức Phật nói với Hải Huệ đại Bồ Tát : "Sau khi Phật Niết bàn, chư Thiên này sẽ hộ trì chánh pháp Như Lai".

Hải Huệ đại Bồ Tát bạch rằng : "Bạch đức Thế Tôn ! Sau khi đức Như Lai chánh giác Niết bàn, nếu có người chánh tín thì nên đem pháp này phó chúc cho người ấy khiến pháp Phật còn lâu".

Đức Thế Tôn phóng ánh sáng lông trắng giữa chặng mày chiếu khắp Đại Thiên thế giới hóa thân Như Lai đầy chật trong ánh sáng ấy đều có đủ ba mươi hai tướng tốt và tám mươi vẻ đẹp trang nghiêm đầy đủ, hóa thân Như Lai ấy số nhiều như số những cỏ cây thân lóng nhánh lá cả cõi Đại Thiên. Các Hóa Phật ấy đồng xướng lên rằng : "Mười phương chư Phật Thích Ca Mâu Ni Như Lai đồng nguyện chánh pháp còn lâu thế gian. Tại sao vậy ? Dầu có tất cả ác ma quyến thuộc cũng chẳng có thể phá hoại những pháp Đại thừa thậm thâm như vậy được. Đại địa có thể phá hoại được, đại hải có thể đốt cháy được, núi Tu Di có thể đập nát như vi trần được, tâm của các chúng sanh có thể hiệp thành một được, hư không có thể cùng tận được, tứ đại chủng có thể chuyển đổi được, thệ nguyện của chư Phật chẳng thể biến đổi được.

Đức Thế Tôn bảo Tôn giả A Nan rằng : "Nầy A Nan ! Ông nên thọ trì kinh điển này đọc tụng giải nói rộng ra".

Hải Huệ đại Bồ Tát nói : "Bạch đức Thế Tôn ! Nay trong pháp hội này có rất đông vô lượng chư đại Bồ Tát, đức Thế Tônduyên cớ gì mà chỉ đoái hoài riêng A Nan thọ trì kinh điển này".

Lúc bấy giờ các đại chúng đều có lòng nghi rằng : "Hải Huệ đại Bồ Tát cùng Tôn giả A Nan ai có niệm tâm nhiều".

Đức Thế Tôn biết lòng nghi của đại chúng liền hỏi Tôn giả Đại Ca Diếp : "Này Đại Ca Diếp ! Số lượng chúng sanh trong toàn cõi Đại Thiên có nhiều chăng ?".

Tôn giả Ca Diếp nói : "Rất nhiều, bạch đức Thế Tôn".

Đức Phật nói : "Này Đại Ca Diếp ! Giả sử tất cả vô lượng chúng sanh ấy đều được thân người thường hỏi Như Lai luôn, Như Lai giải nói không có cùng tận không có chướng ngại.

Này Đại Ca Diếp ! Như trời mưa không bị chướng ngại, tất cả các dòng nước chảy về biển cả, mà đại hải ấy không tăng không giảm. Khả năng thọ trì mười phương Phật pháp của Hải Huệ đại Bồ Tát cũng như vậy.

Này Đại Ca Diếp ! Giả sử tất cả chúng sanh toàn cõi Đại Thiênđủ sức tổng trì bằng A Nan mà muốn so sánh với chỗ thọ trì của Hải Huệ đại Bồ Tát thì chẳng bằng một phần trăm, một phần ngàn, chẳng bằng một phần trăm ngàn vạn".

Lúc đức Phật nói pháp ấy, có trăm ngàn chúng sanh phát tâm Vô thượng Bồ đề đem diệu hoa hương dâng cúng Hải Huệ đại Bồ Tát.

Liên Hoa Bồ Tát bạch rằng : "Bạch đức Thế Tôn ! Nếu có người hay tín thuận thọ trì đọc tụng thơ tả giải thuyết nghĩa kinh này và cúng dường cung kính kinh điển này thì được bao nhiêu phước đức ?".

Đức Thế Tôn nói kệ rằng :

Nếu đầy cả Đại Thiên thế giới
Bảy báu cúng dường mười phương Phật
Chẳng bằng tin thuận kinh điển này
Thọ trì đọc tụng phước hơn kia
Bốn pháp làm thành công đức
Phật nói số vô lượng vô biên
Phát tâm Bồ đề thường pháp thí
Như pháp trụ tu tập đại bi
Phật nói bốn pháp vô biên lượng
Người trí nghe xong chẳng kinh sợ
Hư không tánh và chúng sanh giới
Phật chánh tríBồ đề tâm.

Lúc đức Phật nói khối pháp bửu như vậy, chư Bồ Tát từ mười phương đến đem diệu lạc hương hoa các thứ kỹ nhạc cúng dường đức Phật, tôn trọng tán thán đồng nói rằng : "Bạch đức Thế Tôn ! Nếu có người hay thọ trì đọc tụng thơ tả giải thuyết kinh điển này thì được công đức chẳng cân lường được, mười phương chư Phật nói cũng chẳng hết. Tại sao vậy ? Bạch đức Thế Tôn ! Nếu chúng sanh nghe được kinh này thì không ai chẳng phát tâm Vô thượng Bồ đề, vì vậy mà kinh này gọi là khối đại bửu".

Đức Phật nói kinh này rồi, tất cả đại chúng Người Trời, tất cả hàng Thanh VănTôn giả A Nan, Thiên Long Bát Bộ và người thế gian đều rất vui mừng tín thọ phụng hành.

PHÁP HỘI HẢI HUỆ BỒ TÁT
THỨ NĂM MƯƠI BỐN
HET

 

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.