36-01-phẩm Duyên Khởi

01/05/201012:00 SA(Xem: 48250)
36-01-phẩm Duyên Khởi

KINH ĐẠI BẢO TÍCH
Việt dịch: Tỳ Kheo Thích Trí Tịnh
Xuất bản: Ban Văn Hóa Thành Hội TP. Hồ Chí Minh PL 2543 - DL 1999

XXXVI
PHÁP HỘI

THIỆN TRỤ Ý THIÊN TỬ

THỨ BA MƯƠI SÁU

Hán dịch : Pháp sư Đạt ma cấp đa
Việt dịch : Việt Nam Tỳ Kheo Thích Trí Tịnh:

PHẨM DUYÊN KHỞI
THỨ NHẤT

Như vậy tôi nghe một lúc đức Bà Già Bà ở thành Vương Xá trong núi Kỳ Xà Quật cùng chúng Tỳ Kheo sáu vạn hai ngàn người câu hội đều là bực Đại Đức có đủ thần thông, các bực đại Thanh Văn làm thượng thủ.

Còn có bốn vạn hai ngàn Bồ Tát ma ha tát, tên các Ngài là : Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát, Sư Tử Tràng Bồ Tát, Di Lặc Bồ Tát, Quan Thế Âm Bồ Tát, Đại Thế Chí Bồ Tát, Đại Biện Tụ Vương Bồ Tát ; Đà La Ni Tự Tại Vương Bồ Tát, Thiện Trượng Phu Bồ Tát, Tu Di Đảnh Bồ Tát, Tu Di Tràng Bồ Tát, Bất Khả Động Bồ Tát, Thiện Tư Nghĩa Bồ Tát, Thiện Tư Nghĩa Ý Bồ Tát, Thiện Tư Duy Bồ Tát, Tư Tâm Bồ Tát, Dũng Ý Bồ Tát, Thiện Tư Bồ Tát, Bửu kế Bồ Tát, Sơn Tướng kích Vương Bồ Tát, Bửu Thủ Bồ Tát, Bửu Ý Bồ Tát, Bửu Ấn Thủ Bồ Tát, Thường Cử Thủ Bồ Tát, Thường Hạ Thủ Bồ Tát, Thường Tinh Tiến Bồ Tát, Độ Chúng Sanh Bồ Tát, Thượng Tinh Tiến Bồ Tát, Như Ngôn Hành Bồ Tát, Thượng Nguyện Bồ Tát, Đăng Thủ Bồ Tát, Tâm Bình Đẳng Bồ Tát, Trừ Ác Đạo Bồ Tát, Trừ Chư Ưu Ám Bồ Tát, Bất Xả Trọng Đảm Bồ Tát, Nhựt Tạng Bồ Tát, Nguyệt tạng Bồ Tát, Kim Cương Bộ Bồ Tát, Vô Biên Bộ Bồ Tát, Vô Lượng Bộ Bồ Tát, Bất Động Hành Bộ Bồ Tát, Hư Không Tạng Bồ Tát, Thắng Ý Bồ Tát, Ích Ý Bồ Tát, Tăng Thượng Ý Bồ Tát, Thành Hạnh Bô Tát, Trì Địa Bồ Tát, Nguyệt Quang Bồ Tát, Nguyệt Tràng Bồ Tát, Quang Đức Bồ Tát, Minh Chiếu Bồ Tát, Dũng Bộ Bồ Tát, Sư Tử Phấn Tấn Hống Âm Bồ Tát, Vô Ngại Biện Bồ Tát, Tương Ưng Biện Bồ Tát, Thiệp Tật Biện Bồ Tát, Tối Thắng Bồ Tát, Ế Nhựt Nguyệt Quang Bồ Tát, Vô Phan Duyên Bồ Tát, Vô Trước Ý Bồ Tát, Thường Tiếu Bồ Tát, Hỉ Căn Bồ Tát, Trừ Chư Chướng Cái Bồ Tát, Chuyển Nữ Thân Bồ Tát, Ma Ni Châu Bồ Tát, Đăng Minh Bồ Tát, Tỳ Lô Giá Na Bồ Tát, Hỏa Diệm Bồ Tát, Chứng Thắng Vương Bồ Tát, Thâm Thuyết Giả Bồ Tát, chư đại Bồ Tát như vậy làm thượng thủ.

Còn có Tứ Thiên Đại Vương, Đao Lợi Thiên Vương, Ta Bà Thế Giới Chủ Đại Phạm Thiên Vương cùng sáu vạn chư Thiên câu hội.

Còn có Thiện Trụ Ý Thiên Tử, Thiện Đức Thiên Tử, Đại Tự Tại Thiên Tử cùng ba vạn Thiên Tử câu hội. Chư Thiên Tử nầy đã an trụ lâu nơi Bồ Tát đạo.

Còn có hai vạn A Tu La Vương , La Hầu A Tu La Vương và Tu Di A Tu La Vương làm thượng thủ, cũng đã an trụ lâu trong Bồ Tát đạo.

Còn có sáu vạn đại Long Vương. A Na Bà Đạt Đa Long Vương và Thắng Nguyệt Long Vương làm thượng thủ , cũng đã an trụ Bồ Tát đạo

Ngoài ra còn vô lượng chư Thiên, Long, Dạ Xoa, Càn Thát Bà, A Tu La, Ca Lâu La, Khẩn Na La, Ma Hầu La Già Ức trăm ngàn chúng, nhẫn đến tất cả Tỳ Kheo, Tỳ Kheo Ni, Ưu Bà Tắc, Ưu Bà Di vô lượng đại chúng đều đến tập hội.

Lúc bấy giờ đức Thế Tôn do vô lượng trăm ngàn đại chúng như vậy vây quanh lúc đang thuyết pháp, Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát ở nơi thất của Ngài nhập tam muội tên Vô Tránh trừ Tâm yên lặng bất động. Văn Thù Sư Lợi nhứt tâm an tường từ tam muội dậy, liền đó vô lượng vô biên thế giới chấn động sáu cách.

Văn Thù Sư Lợi khởi tam muội rồi suy nghĩ rằng : Trong vô lượng vô biên thế giới ấy mới có một Phật Như Lai xuất thế như hoa ưu đàm ít khi xuất hiện. Chư Như Lai Ứng Cúng Đẳng Chánh Giác như vậy rất hi hữu rất khó xuất hiện, pháp được nói ra dứt hết sanh tử tịch diệt Niết bàn chẳng thể nghĩ lường, không có phân biệt rất sâu không thể dụ khó hiểu khó biết. Nhưng vì chư Phật chẳng xuất thế thì chẳng được nghe. Vì chẳng được nghe pháp nên chúng sanh khổ khó cùng tận được.. Nay tôi nên đến chỗ đức Như Lai để hỏi nghĩa ấy. Do hỏi nghĩa ấy mà khiến các chúng sanh thành tựu thiện căn , cũng làm cho tất cả người hành Bồ Tát đạo ở nơi các Phật pháp thậm thâm bất tư nghì nghĩa ấy không còn nghi hoặc và đều thành mãn Phật Bồ đề sự. Nhưng các chúng sanhthế giới Ta Bà nầy nhiều tham dục sân khuể ngu si dứt pháp lành ngoan độn dối trá không có tàm sĩ ngã mạn cống cao xa rời chư Phật trái pháp chống Tăng khiến họ được nghe diệu pháp thậm thâm như vậy để họ được trí nhãn thanh tịnh. Nay tôi còn phải vân tập chúng bồ Tát mười phương để đều được nghe đức Như Lai nói pháp môn vi diệu ấy mà chứng thâm pháp nhẫn.

Suy nghĩ như vậy rồi Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát liền nhập tam muội tên Phổ Quang vô cấu trang nghiêm phóng đại quang minh chiếu Đông phương hằng hà sa Phật độ cũng chiếu cả Nam Tây Bắc phương tứ duy thượng hạ hằng hà sa Phật độ, trong ấy bao nhiêu chỗ u ám ẩn khuất gộp núi rừng cây các núi lớn nhỏ như Mục Chơn Lân Đà Sơn, Ma Ha Mục Chơn Lân Đà Sơn, Thiết Vi Sơn, Đại Thiết Vi Sơn và các Hắc Sơn, Tu di Sơn, Đại Tu Di Sơnquang minh ấy chiếu suốt không chướng ngại.

Nơi hằng hà sa thế giới mười phương ấy, hiện có Phật thuyết pháp, đệ tử thị giả đều bạch hỏi Phật mình về nhơn duyênđại quang minh như vậy : « Bạch đức Thế Tôn ! Nhơn duyên gì mà có đại thoại quang minh như vậy hiện ra thế gian. Bạch Thế Tôn ! Tôi từ xưa chưa từng nghe thấy quang minh như vậy thanh thịnh vi diệu. Bạch Thế Tôn ! Đó là quang minh gì mà làm cho chúng tôi rất hoan hỉ tâm được thanh tịnh cũng khiến các chúng sanh không còn tham sân si các ác phiền não. quang minh nầy ai làm ra ai gia trì nó mà chiếu đến đây ? ”.

Thập phương chư Phật kia im lặng không đáp.

Lúc ấy tất cả âm thanh trong thập phương thế giới, những là thiên âm thanh, long âm thanh đến bát bộ chúng âm thanh, nhơn phi nhơn âm thanh, tượng mã các loài thú điểu v.v… đều ngưng bặt. Tất cả âm thanh của gió lửa sóng nước âm nhạc ca vịnh do thần lực của Phật lúc ấy đều ngưng bặt.

Các đệ tử thị giả lại bạch chư Phật mình : “Bạch Thế Tôn ! Ngưỡng mong đại từthương xót tất cả Thiên Nhơn, vì an lạc tất cả Thiên Nhơn, vi lợi ích tất cả Thiên Nhơn mà vì chúng tôi tuyên nói quang minh ấy từ đâu chiếu khắp các Phật độ ”.

Bấy giờ thập phương chư Phật liền dừng tất cả Phật thanh trong hằng hà sa thế giới đều đồng phạm âm như một miệng Như Lai tuyên nói, sự việc được nói cũng không sai khác đều đồng báo cáo với thị giả của mình . Đương lúc chư Phật phát thanh báo cáo thì tất cả thế giới chấn động sáu cách, trăm ngàn kỹ nhạc đồng thời trổi lên, tất cả âm nhạc của Thiên Long Bát Bộ chẳng đánh mà tự kêu. Trong tất cả tiếng nhạc ấy đều phát ra pháp âm : đó là tiếng vô thường, tiếng khổ, tiếng vô ngã, tiếng không vô tướng vô nguyện, tiếng ly dục, tiếng giải thoát, tiếng pháp giới, tiếng như như, tiếng thiệt tế, tiếng Đàn Ba la mật Thi Ba la mật Nhẫn Ba la mật Tiến Ba la mật Thiền Ba la mật Bát Nhã Ba la mật, tiếng đại từ bi hỉ xả, tiếng hòa hiệp, tiếng lợi ích, tiếng xuất ly, phát ra tiếng trăm ngàn Phật pháp như vậy. Lúc pháp âm phát xuất như vậy, có vô lượng a tăng kỳ ức na do tha trăm ngàn chúng sanh đều phát tâm Vô thượng Bồ đề và đều an trụ bất thối chuyển, cũng có người thành Bích Chi Phật, thành Thanh Văn, thành Phạm Vương, Đế Thích, Chuyển Luân Vương.

Thập phương chư Phập đều bảo đệ tử của mình rằng : “Nầy thiện nam tử ! Ông chớ thỉnh hỏi sự ấy. Tại sao ? Vì nhơn duyên quang minh ấy chẳng phải cảnh giới của hàng Thanh Văn Bích Chi Phật, nếu nay ta nói thì thế gian, Trời Người Bát Bộ sẽ mê muội. Vì vậy mà ông chớ nên thỉnh hỏi sự ấy. Chư Phật Thế Tôn nếu nói nhơn duyên của quang minh ấy thì hay sanh và thành tựu bất khả tư nghị các thắng thiện căn. Cũng do bất tư nghị các thắng thiện căn mà xuất sanh những hạnh Ba La mật bố thí trì giới nhẫn nhục tinh tấn, thiền định trí huệ. Các hạnh như vậy chính là do quang minh ấy xuất sanh và thành tựu. Chư Phật chúng ta hoặc một kiếp hay giảm một kiếp nói khen công đức quang minh ấy cũng chẳng cùng tận. Lại đem các thiện căn lực từ bi hỉ xả như vậy cùng chung huân tu khiến quang minh ấy hay sanh hoan hỉ ».

Thị giả đệ tử của chư Phật mười phương lại hai ba phen ân cần thưa thỉnh : « Ngưỡng mong đức Thế Tônthương xót hàng Thiên Nhơn, vì an lạc hàng Thiên Nhơn, vì lợi ích hàng Thiên Nhơn, vì thành thục các thiện căn cho chư Bồ Tát mà vì chúng tôi nói nhơn duyên của quang minh ấy ». Chư Phật thập phương đều bảo chư thị giả : « Thiện nam tử ! Ông nên lắng nghe sẽ vì ông mà nói.

- Vâng bạch đức thế Tôn Nguyện thích muốn nghe.

Chư Phật thập phương đều bảo thị giả mình rằng : « Nầy thiện nam tử ! Có thế giới tên Ta Bà, Phật hiệu Thích Ca Mâu Ni Như Lai Ứng Cúng Chánh Đẳng Chánh Giác xuất hiện đời ngũ trược. Chúng sanh cõi ây phần đông có tham dục sân khuể ngu si phiền não khổ bách không cung kính chẳng tàm sĩ làm nhiều sự bất thiện. Đức Phật ấy hay ở đời ngũ trược như vậy thành tựu Vô thượng Chánh Đẳng Chánh Giác hiện tại thuyết pháp cho đại chúng tại đó. Phật Thích Ca Mâu Ni có một đại đệ tử Bồ Tát Ma Ha Tát tên Văn thù Sư Lợiđại công đức đủ đại trí huệ tinh tiến dũng mãnhoai thần lớn, hay khiến chư Bồ Tát hoan hỉ, hay khiến chư Bồ Tát đầy đủ tu hành, hay khiến chư Bồ Tát tăng trưởng oai lực, hay khiến chư Bồ Tát phát cần dũng mãnh, hay khéo phân biệt tất cả pháp cú, hay đạt vô ngại trí huệ Ba La mật, hay đầy đủ vô ngại biện tài, nơi các đà la ni được tự tại, đã hoàn toàn thành mãn tất cả Bồ Tát công đức bất tư nghị. Nay Bồ Tát ấy sắp muốn thỉnh hỏi Thích Ca Mâu Ni Như Lai pháp môn thậm thâm để chư Bồ Tát thiện căn thành thục để hành bồ Tát thừa đầy đủ các Phật pháp bất tư nghị ấy, Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát phóng quang minh nầy là muốn vân tập a tăng kỳ các chúng Bồ Tátthập phương thế giới để cho chư Bồ Tát được thắng pháp, do đó mà Bồ Tát ấy phóng đại quang minh chiếu các Phật độ như vậy ».

Chư thị giả lại bạch hỏi Phật mình rằng : « Văn thù Sư Lợi Bồ Tát ấy trụ tam muội nào để phóng đại quang minh nầy ? ».

Chư Phật mười phương đều bảo thị giả mình : « Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát ấy nhập tam muội tên Phổ Minh vô cấu trang nghiêmphóng quang minh ấy ».

Chư thị giả bạch Phật mình : « Bạch đức Thế Tôn ! Tôi chưa bao giờ được thấy quang minh như vậy, rất thanh tịnh hay khiến thân tâm hoan hỉ ! ».

Chư Phật lại bảo thị giả mình : « Phải chăng chư Bồ Tát ấy muốn dạy chư Bồ Tát khởi tu hành , phải chăng Bồ Tát ấy muốn vân tập chúng Bồ Tát, phải chăng chư Bồ Tát ấy muốn vân tập chúng Bồ Tát để tuyên nói kinh điển vi diệu như thế nầy !’’.

Bấy giờ vô lượng bất tư nghị hằng hà sa thế giới, trong mỗi thế giớivô lượng a tăng kỳ chúng Bồ Tát đều đến chỗ Phật mình mà bạch hỏi nhơn duyên quang minh ấy và đều mong muốn đến thế giới Ta Bà để được lễ kính Phật Thích Ca Mâu Ni và nghe Phật thuyết pháp cùng được thấy Văn Thù Sư Lợi Bồ Tátchúng hội Bồ Tát ! Chư Phật đều bảo chúng Bồ Tát mình : « Chư thiện nam tử ! Muốn đi thì tùy ý, nay đã phải lúc ».

Mười phương vô lượng vô số bất tư nghị bất khả kế bất khả xưng bất khả lượng ức na do tha bá thiên tần bà la chư đại Bồ Tát liền ẩn nơi thế giới mình, rồi như trong thời gian lực sĩ co duỗi cánh tay, hiện ra tại thế giới Ta Bà đến trước Thích Ca Mâu Ni Như Lai. Trong lúc ấy có vị mưa các thứ hương : hương xua, hương bột, hương kết thành vòng. Có vị mưa các thứ hoa vi diệu : hoa ưu bát la, hoa bát đầu ma, hoa câu vật đầu, hoa phân đà lị, hoa chiêm ba ca , hoa ba tra lợi, hoa đàca lợi, hoa a tha mục đa ca, hoa tô ma đa, hoa bà lợi sư ca, hoa mạn đà la, hoa ma ha mạn đà la, hoa ba lô sa, hoa ma ha ba lô sa, hoa chiên đà la, hoa ma ha chiên đà la, hoa vi diệu chiên đà la, hoa chước ca la, hoa ma ha chước ca la, hoa tối diệu chước ca la, các thứ vòng hoa. Có vị phát xuất trăm ngàn âm thanh thượng diệu. Có vị dùng một âm thanh vang khắp cõi Đại Thiên ca tụng công đức của Phật. Chư Bồ Tát mười phương dùng nhiều thứ trang nghiêm như vậy mà đến chỗ đức Thích Ca Mâu Ni Như Lai .

 Lúc chư Bồ Tát mười phương vân tập nơi Ta Bà thế giới nầy, các chúng sanh địa ngục súc sanh ngạ quỉ đều yên tĩnh thân tâm an lạc không có tham dục sân não ngu si, đều sanh lòng từ hoàn toàn hoan hỉ. Tại sao ? Vì do thần lực của chúng Bồ Tát mười phương khiến có sự như vậy.

Chúng Bồ Tát mười phương đến lễ chưn đức Thích Ca Mâu Ni Như Lai hữu nhiễu ba vòng ở trên hư không nhập tam muội tên là Bồ Tát ẩn thân. Nhập tam muội rồi tùy ý sanh ra vô lượng trăm ngàn các thứ hoa sen lớn màu sắc vi diệu, kiết già ngồi lên trên và đều ẩn thân chẳng còn hiện. 

 Tôn giả Ma Ha Ca Diếp thấy sự đại thần thông hiện thoại tướng hi hữu thù đặc ấy, lại thấy mưa to hương và hoa, cũng nghe vô lượng âm nhạc, cũng thấy phóng đại quang minh, cũng thấy khắp cõi Đại Thiên đều mưa diệu hoa đầy đến gối, cũng thấy Thiên Long Bát Bộ và chúng Tỳ Kheo Tỳ kheo Ni Ưu Bà Tắc Ưu Bà Di tất cả đều thành tựu thân tướng kim sắc, liền đứng dậy giữ đúng oai nghi trịch y vai hữu gối hữu chấm đất chắp tay cung kính nói kệ khen Phật rằng :

« Hoan hỉ thương ban tất cả vui
Dung nhan viên mãn vô cấu tịnh
Thập lực hùng mãnh các đại nhơn
Đầy đủ kim cương tướng trăm phước
Đi trong tam giới khắp Nhơn Thiên
Tất cả không ai bằng Phật được
Chẳng thể nghĩ bàn khó đo lường
Ngưỡng mong dứt trừ lòng tôi nghi
Quá na do tha trăm ngàn kiếp
Thường làm Bố thí nhiếp thế gian
Lìa xa chấp trước vô sở y
Trì đủ cấm giới không ai sánh
Nhẫn nhục hoàn tòan siêu thế gian 
Trong tất cả lực thập lực nhứt
Công đức đầy đủ không ai hơn
Ngưỡng mong dứt hẳn lòng tôi nghi
Quá trăm ngàn kiếp tu các hạnh
Bởi thấy chúng sanh thọ nhiều khổ
Dũng mãnh tinh tiến trọn không mõi
Thường sanh vô lượng lòng hoan hỉ
Đầu mắt óc tủy đem cho người
Xả bỏ con cái và thê thiếp
Chán lìa quốc thành và tư cụ
Ngưỡng mong cởi mở lưới nghi tôi
Thuở xưa Thế Tôn lúc bố thí
Voi ngựa xe cộ nhiều vô số
Quá na do tha thượng y phục
Với lòng hoan hỉ cho thế gian
Thế Tôn thường dùng lòng thí trước
Ban cho đồ vật và trân bửu 
Uống ăn thuốc men và ruộng nhà
Vì thế nên nay tôi thưa hỏi
Xưa Phật cắt thân và mũi tai
Trong lòng tươi vui không chút hận
Có ai hỏi pháp liền tuyên dạy
Còn hay nói khéo sức nhẫn nhục
Do vì thâm đạt pháp không sâu
Tâm ý vi diệu khó cân lường
Người hay ban vui đủ công đức
Vì thế nay tôi hỏi thanh tịnh
Phiền não hết lâu khổ đều trừ
Thấy nhiều chúng sanh chìm biển khổ
Hạng si ngu bị tối tâm che
Sanh lòng phiền não chấp ngã nhơn
Phật thương chúng sanh khởi lòng từ


Quá trăm ngàn kiếp siêng tu hành
Khai phát chánh giác Bồ đề đạo
Ngưỡng mong dứt trừ lòng tôi nghi
Khéo hay xuất nhập môn thần thông
Ẩn hiện tự tại đi đứng khéo
Chứng được vô ngã phá ngã tướng
Hủy hoại các pháp cũng chẳng không
Phật ở trong đời không nhiễm trước
Chơn thiệt chánh hạnh và chánh tư
Vi diệu tịch diệt rời phiền não
Ngưỡng mong vì tôi quyết nghi nầy
Thế Tôn thuở xưa lúc tu hành
Thí giới nhẫn tiến không tạm bỏ
Thiền định trí huệ cũng thường tu
Lợi ích quần sanh không ai sánh
Các công đức tụ khó nghĩ lường
Sâu lớn như biển không cùng tận
Khéo hay qua lại cũng khéo dừng
Ngưỡng mong vì tôi làm chỗ nương
Thuở xưa đức Phật tu đại từ
Chim câu sợ cầu cứu không bỏ
Lốc thịt đem cân không tiếc thân
Trao cho chim ưng thế chim nhỏ
Toàn thân lên cân mong bằng chim
Mà chim câu kia vẫn nặng hơn
Đấng sáng suốt lớn làm hạnh từ
Ngưỡng mong vì tôi quyết nghi hoặc
Tu Di dao động tinh tú rơi
Cung điện chư Thiên đều sụp hư
Nước bốn biển cả một buổi khô
Cung A Tu La ở trên trời
Giả sử mặt nh ựt rớt xuống đất
Chư Phật Chánh Giác Lưỡng Túc Tôn 
Trăng sáng trên không bỗng tối đen
Tuyên dạy chơn thành không sai khác ».

Nói kệ khen Phật xong, Tôn giả Ma Ha Ca Diếp lại bạch :

« Bạch đức Thế Tôn ! Tại sao thế gianquang minh vi diệu nầy lại do cớ gì bỗng hiện nhiều thoại tướng chưa từng có ? ».

Đức Phật phán dạy : « Nầy Ma ha Ca Diếp ! Nay ông chớ nên gạn hỏi sự ấy. Tại sao ? Vì cảnh giới như vậy chẳng phải hàng Thanh Văn

Duyên Giác biết được. Nếu nay ta vì ông mà nói nghĩa của quang minh ấy thì tất cả thế gian Trời Người sẽ kinh nghi mê một. Vì vậy mà ông chớ nên hỏi ”.

Tôn giả Ma Ha Ca Diếp lại bạch thỉnh: Duy nguyện đức Thế Tôn đại từ thương xót hàng Trời Người vì lợi ích cho tất cả, vì an lạc cho tất cả mà nói nhơn duyên thậm thâm của quang minh ấy cho tôi được hiểu”.

Đức Phật phán dạy : “Nầy Ma Ha Ca Diếp ! Ông phải lắng nghe khéo suy nghĩ, ta sẽ vì ông mà nói ”.

Tôn giả Ma Ha Ca Diếp bạch rằng : “ Lành thay, bạch đức Thế Tôn ! Tôi xin thích muốn được nghe, mong đức Thế Tôn thương xót diễn bày”.

Đức Phật phán dạy : “Nầy Ma Ha Ca Diếp ! Nay Văn Thù Sư Lợi của ta nhập Phổ Minh vô cấu trang nghiêm tam muội, do sức tam muội ấy phóng quang minh như vậy chiếu khắp mười phương quá hằng sa Phật độ để vân tập vô lượng vô biên bất khả số bất khả lượng vô số chư đại Bồ Tát đến thế giới Ta Bà nầy. Chúng Bồ Tát ấy đã đảnh lễ chưn ta hữu nhiễu ba vòng rồi ở hư không cao một cây đa la và đều ngồi kiết già trên tòa đại liên hoa của họ hiện ra”.

Tôn giả lại bạch rằng : “Bạch đức Thế Tôn ! Nay có những đại Bồ Tát nào dùng sức công đức oai thần mưa các thứ hương các thứ hoa vi diệu và phát xuất trăm ngàn âm nhạc như vậy ?”.

Đức Phật phán dạy : “Nầy Ma Ha Ca Diếp ! Đó là sức oai thần của chúng đại Bồ Tátmười phương vân tập đến làm mưa vô lượng hoa hương vi diệu và khắp hư không phát xuất trăm ngàn âm nhạc”.

 Tôn giả lại bạch rằng :“ Bach đức Thế Tôn ! Nay tôi chẳng thấy một người nào, sao đức Thế Tôn dạy rằng có chúng đại Bồ Tát mười phương vân tập ngồi kiết già trên tòa đại liên hoa ở trên hư không ?

Đức Phật phán dạy : “ Nầy Ma Ha Ca Diếp ! Tất cả hàng Thanh Văn Bích Chi Phật trọn chẳng thấy được chúng đại Bồ Tát ấy. Tại sao ? Nầy Ma Ha Ca Diếp ! Vì hàng Thanh Văn Duyên Giác ở nơi đại từ bi chẳng phải là chỗ an trụ của họ. Nếu có thể an trụ trong đại từ bi thì có thể làm những sự lợi tha, cũng hay làm bố thí trì giới nhẫn nhục tinh tiến thiền định tríhuệ các Ba la mật. Nếu người đã thọ chánh vị thì trọn chẳng thể làm được chỗ mà chư đại Bồ Tát làm.

Nầy Ma Ha Ca Diếp ! Chư đại Bồ Tát nầy đều nhập ẩn thân tam muội nên tất cả Thanh VănBích Chi Phật chẳng thấy được vậy. Chỉ trừ chư Phật và chư đại Bồ Tát trụ trong địa ấy mới thấy được. Hàng Bồ Tát sơ trụ Đại thừa còn chẳng thấy được huống là Thanh VănDuyên Giác mà có thể thấy ».

Tôn giả bạch rằng : « Bạch đức thế Tôn ! Đại Bồ Tát có đủ bao nhiêu pháp, tu thiện căn nào được công đức gì mà nhập được ẩn thân tam muội ? ».

 Đức Phật phán dạy : « Nầy Ma Ha Ca Diếp ! Đại Bồ Tát thành tựu mười pháp thì có thể được ẩn thân tam muội ấy.

 Một là chí tánh hòa nhu thâm trụ chánh tín. Hai là hằng chẳng bỏ rời tất cả chúng sanh. Ba là rốt ráo thành mãn tâm đại từ bi. Bốn là giác liễu tất cả chẳng chấp trước các tướng. Năm là dầu suy nghĩ mong cầu tất cả Phật pháp mà chẳng vọng nắm lấy. Sáu là chẳng tư tưởng đến trí của tất cả Thanh Văn Bích chi Phật. Bảy là tất cả sở hữu thế gianđều có thể xả thí hết, nhẫn đến thân mạng còn không lẫn tiếc huống là các vật khác mà chẳng thí xả. Tám là dầu hành vô lượng sanh tử phiền não mà chẳng nhiễm trước các hạnh hữu vi. Chín là thường tu vô lượng bố thí trì giới nhẫn nhục tinh tiến thiền định trí huệ mà chẳng phân biệt các Ba la mật. Mười là thường sanh tâm như vầy : Tôi sẽ an lập tất cả chúng sanh nơi Bồ đề rồi tôi mới ngồi dưới cội Bồ đề nhưng chẳng nắm lấy tướng Bồ đề và tướng chúng sanh.

Nầy Ma Ha Ca Diếp ! Đó là mười pháp mà đại Bồ Tát thành tựu thì hay được ẩn thân tam muội »

 Tôn giả Ma Ha Ca Diếp lại bạch rằng : « Hi hữu Thế Tôn tuyên nói sự ấy rất hay. Bạch đức Thế Tôn

Tất cả Thanh Văn và Bich Chi Phật còn chưa từng phát tâm như vầy một lần : Tôi sẽ an trí chúng sanh nơi A La Hán địa, huống là Phật địa ư !

Đức Phật phán dạy : « Đúng như lời ông nói. Nầy Ma Ha Ca Diếp ! Vì lẽ ấy nên tất cả Thanh Văn Duyên Giác đều không nhận được ẩn thân tam muội của Bồ Tát. Với tam muội nầy, họ còn chẳng biết huống là nhập được ».

Tôn giả Ma Ha Ca Diếp bạch rằng : « Bạch đức Thế Tôn ! Nay chúng rất mong được thấy chư Đại Bồ Tát ấy. Tại sao ? Vì chư Đại Sĩ ấy rất khó được gặp ».

Đức Phật phán dạy : « Nầy Ma Ha Ca Diếp ! Ông nên ở đó cần phải chờ Văn thù Sư Lợi ta đến đây, chư đại Bồ Tát ấy sẽ xuất định rồi sau các ông mới thấy họ. 

Tuy nhiên ông cũng được vô lượng môn tam muội, nay ông nên nhiếp tâm tìm cầu chư đại Bồ Tát ấy ở chỗ nào, trụ oai nghi gì, làm sự nghiệp gì ? ».

Được đức Phật phán dạy, Tôn giả Ma Ha Ca Diếp thừa oai thần của Phật và sức thần thông của mình nhập hai vạn môn tam muội để xét tìm chư đại Bồ Tát ấy nay ở chỗ nào trụ oai nghi gì có phải đang bước đi chăng, đang đứng chăng, đang nằm dựa chăng, đang ngồi yên chăng ? Cũng đều chẳng thấy. Nhẫn đến cũng chẳng biết nói gì làm gì từ đâu đến và đi đến đâu. Tôn giả xuất định đến bạch rằng : « Bạch đức Thế Tôn ! Rất lạ rất lạ, tôi đã trải qua hai vạn môn chánh định tìm chư đại Bồ Tát ấy mà trọn chẳng thấy. Bạch đức Thế tôn ! chư đại Bồ Tát ấy còn chưa chứng biết chỗ tát bà nhã mà đã được tam muội vi diệu như vậy, huống là sẽ chứng Vô thượng Bồ đề.

 Bạch đức Thế Tôn ! Các thiện nam tử thiện nữ nhơn nào được thấy nghe thần biến nầy mà chẳng mau phát tâm Vô thượng Bồ đề thì chẳng bao giờ có.

Bạch đức Thế Tôn ! đại Bồ Tát hay được ẩn thân tam muội như vậy vì muốn độ các chúng sanh mà mặc áo giáp tinh tiến, nhưng trọn chẳng được lìa chánh định vi diệu ấy’’.

Đức Phật phán dạy : « Đúng như vậy. Đúng như lời ông nói. Trong đây còn chẳng phải cảnh giới của Thanh Văn, Duyên Giác huống là chúng sanh khác ».

Bấy giờ Tôn giả Xá Lợi Phất nghĩ rằng : Đức Thế Tôn khen tôi là trí huệ đệ nhứt trong hàng Thanh Văn, nay tôi nên tìm xem chư Bồ Tát ấy ở đâu trụ oai nghi gì và làm gì ? Nếu thấy được há chẳng hay lắm ư !

Tôn giả Xá Lợi Phất nghĩ như vậy rồi thừa oai thần của Phật và sức thần thông của mình liền nhập ba vạn môn tam muội suy tìm khắp nơi mà trọn chẳng thấy.

Bấy giờ Tôn giả Tu Bồ Đề nghĩ rằng : nay tôi cũng tìm xem chư đại Bồ Tát ấy ở đâu và đang làm gì ? Nếu thấy được thì hay lắm. Nghĩ như vậy rồi Tôn giả liền nhập bốn vạn môn tam muội tìm khắp mọi nơi mà trọn chẳng thấy. Tôn giả xuất định đến đảnh lễ bạch đức Phật rằng : « Bạch đức Thế Tôn ! Đức Như Lai thọ ký tôi là được vô tránh tam muội đệ nhứt trong hàng Thanh Văn. Bạch đức Thế Tôn ! Nếu lúc tôi nhập định ấy, giả sửđại thần lực hay đem trăm ức tứ thiên hạ hiệp làm một cái trống lớn, lấy tòa núi Tu Di làm một cái dùi lớn rồi sai một người to lớn đứng trước tôi cầm dùi ấy khua đánh trống lớn ấy không tạm dùng đến cả kiếp, tiếng trống như vậy cón chẳng lọt vào tai tôi huống là có thể làm loạn tâm tôi khíến tôi xuất định. Nay tôi được chánh định vô tránh rộng lớn như vậy mà tôi trải qua bốn vạn môn tam muội, tìm cầu cùng khắp mà trọn chẳng thấy chư đại Bồ Tát ấy, nhẫn đến chẳng thấy một người tạm thời vãng lai.

Bạch đức Thế Tôn ! Chư đại Bồ Tát nguyện cầu trí bất tư nghị như vậy nên vì mỗi mỗi chúng sanh mà các Ngài sanh trong địa ngục cả hằng hà sa kiếp chịu đủ mọi thống khổ. Vì cầu Bồ Tát đạo nên dầu chịu nhiều thống khổ mà các ngài chẳng bỏ rời trí thậm thâm bất tư nghị ấy

Bạch đức Thế Tôn ! Ngày nay nếu tôi tâm hữu lậu chưa hết chưa được giải thoát, nơi Phật pháp có chỗ chưa biết thì khiến tôi ở đương lai thường tại sanh tử chẳng bỏ rời Đại thừa vi diệu bất tư nghị ấy ».

Đức Phật khen Tôn giả Tu Bồ Đề : « Lành thay, lành thay ! Thiệt như lời ông nói. Ông do nơi tín tâm mà nói như vậy, khiến thân nầy của ông chẳng lấy Niết bàn, do công đức nầy đương lai quá hằng sa kiếp, ông sẽ làm Chuyển Luân Thánh Vương dùng chánh pháp trị đời rồi sau sẽ thành Vô thượng Bồ đề.

Lại nầy Tu Bồ Đề ! Nay trong tam thiên Đại Thiên thế giới nầy các số loại chúng sanh chừng có nhiều chăng ?

- Bạch đức Thế Tôn ! Rất là nhiều.

- Nầy Tu Bồ Đề ! Giả thử chúng sanh ấy thành tựu trí huệ như Xá Lợi Phất, giải không đệ nhứt như Tu Bồ Đề, khổ hạnh siêu luân như Đại Ca Diếp, tất cả cùng chung tri kiến tìm cầu chư đại Bồ Tát ấy hoặc một kiếp trăm kiếp ngàn kiếp đến vô lượng hằng sa kiếp cũng chẳng thấy được. Tại sao ? Vì chỗ làm của chư đại Bồ Tát ấy chẳng phải cảnh giới sở hành của tất cả Thanh VănBích Chi Phật, vì thế nên hàng Nhị thừa trọn chẳng thấy được”.

Lúc nói pháp nầy trong hội có tám vạn bốn ngàn Thiên Nhơn phát tâm Vô thượng Bồ đề. Cõi Đại Thiên chấn động sáu cách.

Bấy giờ Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát ở tại tư thất nghĩ rằng : Nay mười vạn ức trăm ngàn số chư đại Bồ Tát mười phương đều đã tập hợp, tôi sẽ lại triệu đại chúng chư Thiên đều vân tập.

Nghĩ như vậy xong, Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát liền dùng thần lực như ý hóa làm tám vạn bốn ngàn ức na do tha diệu bửu liên hoa lớn như bánh xe, thuần kim làm cọng, bạch ngân làm cánh hoa, màn lưới bằng thắng tạng tì lưu ly bửu. Trong hoa ấy đều có Hóa Phật và chư Bồ Tát ngồi kiết già trên liên hoa đài thân màu tử kim đủ ba mươi hai tướng tám mươi tùy hảo, oai đức nguy nguy quang minh phổ chiếu. Các bửu liên hoa ấy bay lên trời Tứ Vương, trời Đao Lợi, trời Dạ Ma, trời Đâu Suất, trời Hóa Lạc, trời Tha Hóa và các Phạm Thiên đến trời Hữu Đảnh, khắp Đại Thiên thế giới không chỗ nào không có bửu liên hoa ấy bay đến.

Chư Hóa Phật và chúng Hóa Bồ Tát ấy phát thanh lớn tuyên cáo khắp Đại Thiên thế giới với kệ rằng:

Thế Tôn mặt trời huệ
Hi hữu xuất thế gian
hoa ưu đàm kia
khó gặp còn hơn hoa
Thích sư tử nhơn hùng
Nay xuất hiện thế gian
Ban tuyên pháp thâm diệu
Dứt hẳn nguồn thống khổ
Chư Thiên dầu khoái lạc
Ai bảo đảm lâu dài
Theo nghiệp vào tam đồ
Trở lại thọ nhiều khổ
Quen làm các dục lạc
Riêng tăng trưởng tham ái
Tam giới vốn không vui
Mà kẻ ngu tham trước
Đã gặp sự khó gặp
Đó là Phật xuất thế
Người ngu si phóng dật 
Dầu biết khổ chẳng dứt
Các người nên mau cầu
Thấy Phật nghe chánh pháp
Nếu Phật Niết bàn rồi
Dầu ăn năn đâu kịp
Lưới ma rất đáng sợ
Các người mãi phóng dật
Đã bị nó phủ trùm
Đâu có kỳ giải thoát
Riêng có cầu Phật pháp 
Các người giúp chúng sanh
Các người phải mau cầu 
Ba mươi hai diệu tướng
Phật hay cứu thế gian
Chỗ khác không nương được
Thế Hùng rất hi hữu
Đại từ khó nghĩ lường 
Vô lượng ức số kiếp
Chỗ làm chẳng lường được
Họp công đức trí huệ
Thành tựu Thích Sư Tử
Xiển dương pháp vi diệu
Thậm thâm khó hiểu biết
Chỗ nào có chúng sanh
Và ngã nhơn thọ mạng
Phá thường kiến như vậy
Dứt hẳn không còn thừa
Phóng xả tất cả tướng
chúng sanh thuyết pháp
Tuyên rõ chơn thiệt tế
Thế gian tuyệt tâm hành 
Chỉ không vô tướng kia
Vô nguyện cũng vô tác
Hư Không vốn vô hình
Chẳng khởi cũng chẳng diệt
Vô lai cũng vô khứ
Lời nói của người trí
Vô tậnvô sanh
Bổn tịnh vô sở hữu
Không tướng mạo thấy được
Không tư tưởng nói được
Chúng sanh vốn vô sanh
Sao nói được là chết
Tịch diệt không chúng sanh
Chúng sanh ở chỗ nào
Lời nói để thuyết pháp
Pháp chẳng tại lời nói
Cũng chẳng ở văn tự
Thế Tôn nói như vậy
Các chỗ khắp tìm cầu
Chẳng thấy phong thủy hỏa
Địa cũng vô phân biệt
Huệ nhãn tuyên rõ đó
Sắc thọ và cùng tưởng
Hành thức đồng hư không
Giả nói là ngũ uẩn
Kỳ thiệt không tích tụ
Nhãn nhĩ tỷ thiệt thân
Tâm ý cả sáu căn
Dầu nói bổn tánh không
Không cũng bất khả đắc
Sắc thanh hương vị xúc
Và cùng các thứ pháp
Đều do phân biệt sanh
Phân biệt thể không tịch
Dục giớiSắc giới
Cùng trời Vô Sắc kia
Đều nói như huyễn hóa
Hư ngụy chẳng chơn thiệt
Các Thế Tôn như vậy 
chúng sanh thuyết pháp
Muốn cầu thoát các khổ
Mau qui Đại Đạo Sư ».

Lúc chư Hóa Phật tuyên cáo như vậy, khắp Đại Thiên thế giới đều được nghe, có chín mươi sáu ức chư Thiên cõi dục xa trần lìa cấu được pháp nhãn thanh tịnh, hai vạn thiên tử chán lìa dục nhiễm, ba vạn hai ngàn thiên tử đều phát tâm Vô thượng Bồ đề, một vạn thiên tử tu Bồ Tát thừa được vô sanh pháp nhẫn.

Bấy giờ vô lượng vô biên a tăng kỳ ức na do tha trăm ngàn chư Thiên đại chúng được Hóa Phật tuyên triệu trong giây lát đều vân tập trước đức Thích Ca Mâu Ni Như Lai Ứng Cúng Đẳng Chánh Giác lễ chưn Phật hữu nhiễu ba vòng rồi lui ở một phía đem các thứ hoa hương cõi trời, những là hoa ưu bát la, hoa bát đầu ma, hoa câu vật đầu, hoa phân đà lợi, hoa mạn đà la, hoa ma ha mạn đà la và các vòng hoa, cùng hương bột hương thoa phụng rải lên đức Thế Tônchúng hội để cúng dường. Còn dùng các thứ âm nhạc cõi trời ca vịnh khen ngợi đầy khắp hư không.

Lúc nầy đại chúng vân tập quá đông khó tính kể được đầy chật cả tứ thiên hạ không có một chỗ trống nào bằng đầu gậy. Chư Thiên Nhơn ấy đủ đại oai đức, hoa trời được rải đầy khắp tứ thiên hạ đầy đến gối.

 

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.