44.01 Phẩm Sa Môn Thứ Nhất

01/05/201012:00 SA(Xem: 40066)
44.01 Phẩm Sa Môn Thứ Nhất

KINH ĐẠI BẢO TÍCH
Việt dịch: Tỳ Kheo Thích Trí Tịnh
Xuất bản: Ban Văn Hóa Thành Hội TP. Hồ Chí Minh PL 2543 - DL 1999

XLIV
PHÁP HỘI BỬU LƯƠNG TỤ

THỨ BỐN MƯƠI BỐN

Hán Dịch: Bắc Lương, Sa Môn Thích Đạo Củng
Việt Dịch: Việt Nam, Tỳ Kheo Thích Trí Tịnh

PHẨM SA MÔN THỨ NHẤT

Như vậy tôi nghe, một lúc đức Phật ở thành Vương Xá trong núi Kỳ Xà Quật cùng đại Tỳ Kheo tám ngàn người câu hội. Còn có sáu ngàn đại Bồ Tát đều bất thối chuyển nơi Vô thượng Bồ đề, đều là bực nhứt sanh bổ xứ từ các Phật thế giới mười phương đến đây tập hội.

Bấy giờ Trưởng lão Ma Ha Ca Diếp bạch Phật rằng: “Bạch đức Thế Tôn! Gọi rằng Sa Môn ấy, thế nào là Sa Môn?”.

Đức Phật dạy: “Nầy Đại Ca Diếp! Gọi là Sa Môntịch diệt vậy, vì điều phục vậy, vì thọ giáo vậy, vì giới thân thanh tịnh vậy, vì nhập thiền định vậy, vì được trí huệ vậy, vì hiểu biết thiệt nghĩa được giải thoát vậy, vì nơi ba môn giải thoát không chỗ nghi vậy, vì an trụ pháp sở hành của Thánh nhơn vậy, vì khéo tu tứ niệm xứ vậy, vì lìa tất cả pháp bất thiện vậy, vì an trụ tứ chánh cần vậy, vì khéo tu tứ như ý túc vậy, vì thành tựu tín căn vậy, vì tin Phật Pháp Tăng vậy, vì thành tựu kiên tín nơi Phật Pháp Tăng vậy, vì chẳng tin đạo pháp khác vậy, vì siêng tu lìa tất cả phiền não vậy, vì khéo tu thất Bồ đề phần lìa tất cả bất thiện như thiệt tu tất cả thiện pháp vậy, vì khéo biết chánh niệm chánh trí phương tiện vậy, vì chuyên niệm tất cả các thiện pháp vậy, vì khéo biết định huệ phương tiện vậy, vì thành tựu ngũ lực vậy, vì khéo tu thất Bồ đề phần vậy, vì khéo biết nhơn duyên phương tiện trong tất cả pháp vậy, vì khéo biết phương tiện Thánh đạo vậy, vì khéo biết phương tiện chánh kiến chánh định vậy, vì được sức tứ biệt tài chẳng tin ngoại đạo vậy, vì y nghĩa chẳng y ngữ, y trí bất y thức, y kinh liễu nghĩa chẳng y kinh bất liễu nghĩa và y pháp bất y nhơn vậy, vì lìa tứ ma vậy, vì khéo biết ngũ ấm vậy, vì dứt tất cả phiền não vậy, vì được tối hậu thân vậy, vì lìa đường sanh tử vậy, vì lìa tất cả ái vậy, vì siêng tu biết khổ đoạn tập chứng diệt tu đạo vậy, vì khéo thấy tứ chánh đế vậy, vì an trụ trong Phật pháp chẳng tin đạo khác vậy, vì chỗ làm đã xong vậy, vì dứt tất cả lậu vậy, vì tu bát hội xả vậy, vì được Thích Phạm Thiên Vương khen vậy, vì từ nào đến giờ chuyên tâm hành đạo vậy, vì ưa chỗ a lan nhã vậy, vì an trụ trong thánh pháp vậy, vì vui nghi thức Phật pháp vậy, vì tâm chẳng khuynh động vậy, vì chẳng thân cận chúng xuất gia tại gia vậy, vì tâm thích độc hành như sừng con tây, vì sợ chúng đông nhiều não loạn vậy, vì thích ở một mình vậy, vì thường kinh sợ tam giới vậy, vì được quả Sa Môn thiệt vậy, vì lìa tất cả hy vọng vậy, vì lìa tám pháp thế gian vậy, đó là đối với lợi suy hủy dự xưng cơ khổ lạc tâm vững chắc bất động như đại địa vậy, vì hộ ý mình ý người không chỗ phạm vây, vì chẳng trược vậy, vì chanh hạnh vậy, vì tâm hành thành tựu như hư không vậy, với các hình tướng tâm không dính mắc như giữa hư không động tay không vướng ngại vậy.

Nầy Đại Ca Diếp! Nếu người hay thành tựu các hành pháp như vậy thì gọi là Sa Môn”.

Trưởng lão Ma Ha Ca Diếp bạch rằng: “Bạch đức Thế Tôn! Thiệt chưa từng có, đức Như Lai khéo nói đức hạnh của Sa Môn.

 
Bạch đức Thế Tôn! Nếu đời sau có các Sa Môn chẳng phải thiệt Sa Môn mà tự nói là Sa Môn, người chẳng phải phạm hạnh mà tự nói có phạm hạnh, người như vậy tức là đã xâm tổn Vô thượng Bồ đề được Như Lai tu tập từ vô lượng vô số kiếp”.

Đức Phật dạy: “Nầy Đại Ca Diếp! Tội xâm tổn Bồ đề của Như Lai như vậy nói chẳng hết được.

Nầy Đại Ca Diếp! Sau khi ta diệt độ, ông và chư đại đệ tử cũng đều diệt độ, chư đại Bồ Tátthế giới nầy lại đi qua thế giới chư Phật phương khác, bấy giờ trong pháp của ta sẽ có hàng Tỳ Kheo ở nơi sở hành tâm nhiều siểm khúc. Nay ta sẽ nói tội cấu của Sa Môn.

Nầy Đại Ca Diếp! Trong thời kỳ mạt pháp sẽ có Tỳ Kheo chẳng tu thân chẳng tu giới chẳng tu tâm chẳng tu huệ, ngu si như trẻ nít hướng đến tối tăm mà không biết, tâm họ chẳng điều phục nên thành Sa Môn cấu uế.

Nầy Đại Ca Diếp! Cấu uế của Sa Môn có ba mươi hai thứ mà người xuất gia phải xa lìa:

Dục giácSa Môn cấu, sân giácSa Môn cấu, não giác là Sa Môn cấu, tự khen là Sa Môn cấu, chê người là Sa Môn cấu, tà cầu lợi dưỡng là Sa Môn cấu, nhơn lợi cầu lợiSa Môn cấu, tổn phước cúng thí của người là Sa Môn cấu, che giấu tội lỗiSa Môn cấu, thân cận người tại giaSa Môn cấu, thân cận người xuất giaSa Môn cấu, ư ở đông ồn náo là Sa Môn cấu, chưa được lợi dưỡngphương tiện cầu là Sa Môn cấu, có lòng hy vọng lợi dưỡng của người là Sa Môn cấu, với lợi dưỡng của mình lòng chẳng biết đủ là Sa Môn cấu, tật đố lợi dưỡng người là Sa Môn cấu, thường tìm lỗi ngườiSa Môn cấu, chẳng thấy lỗi mình là Sa Môn cấu, chẳng kiên trì giới giải thoátSa Môn cấu, chẳng biết tàm quýSa Môn cấu, không có ý cung kính mà khinh mạn là Sa Môn cấu, khởi các kiết sửSa Môn cấu, nghịch mười hai nhơn duyênSa Môn cấu, nhiếp thủ biên kiếnSa Môn cấu, chẳng tịch diệt chẳng ly dụcSa Môn cấu, ưa sanh tử chẳng ưa Niết bànSa Môn cấu, ưa thích ngoại điểnSa Môn cấu, ngũ cái che tâm khởi các phiền nãoSa Môn cấu, chẳng tin nghiệp báoSa Môn cấu, sợ ba môn giải thoátSa Môn cấu, chê pháp thâm diệu và chẳng hành tịch diệtSa Môn cấu, ở trong Tam bảo lòng chẳng tôn kínhSa Môn cấu. Đây gọi là Sa Môn ba mươi hai cấu, nếu có thể rời lìa các cấu nầy thì gọi là Sa Môn vậy”.

Nầy Đại Ca Diếp! Còn có tám pháp che Sa Môn hạnh:

Chẳng kính thuận Sư Trưởng, chẳng tôn kính pháp, chẳng khéo tư duy, với pháp chưa nghe khi được nghe thì phỉ báng, nghe pháp không có ngã nhơn chúng sanh thọ mạng thì sợ, nghe tất cả hành pháp bổn lai vô sanh rồi mà hiểu pháp hữu vi chẳng hiểu pháp vô vi, nghe nói pháp thứ đệ rồi sa vào chỗ chấp không, nghe tất cả pháp vô sanh vô tánh vô xuất rồi tâm mê một. Đây gọi là tám pháp che Sa Môn hạnh nên xa lìa.

Nầy Đại Ca Diếp! Ta chẳng nói cạo đầu, đắp y gọi là Sa Môn, mà ta nói người có công đứcnghi thức đầy đủ gọi là Sa Môn.

Nầy Đại Ca Diếp! Thầy Sa Môn thân mặc ca sa tâm phải lìa tham sân si. Tại sao? Vì tâm không tham sân si ta mới cho phép mặc ca sa.

Nếu tâm có tham sân si mà thân mặc ca sa, trừ người chuyên tâm trì giới, còn những kẻ chẳng trì giới thì gọi là tiêu diệt ca sa.

 
Tại sao? Vì biểu thức của Thánh nhơn là người tùy thuận tịch diệt hành lòng từ bi ly dục tịch diệt mới nên mặc vậy.

Nầy Đại Ca Diếp! Nay ông lắng nghe ta nói biểu thức của Thánh nhơn có mười hai điều:

Trì giới là biểu thức của Thánh nhơn, thiền định là biểu thức của Thánh nhơn, trí huệ là biểu thức của Thánh nhơn, giải thaót là biểu thức của Thánh nhơn, giải thoát tri kiến là biểu thức của Thánh nhơn, nhập tứ thánh đế là biểu thức của Thánh nhơn, hiểu mười hai nhơn duyên là biểu thức của Thánh nhơn, hành tứ vô lượng tâm là biểu thức của Thánh nhơn, hành tứ thiền là biểu thức của Thánh nhơn, hành tứ vô sắc định là biểu thức của Thánh nhơn, nhập tứ hướng chánh định là biểu thức của Thánh nhơn, dứt tất cả lậu là biểu thức của Thánh nhơn. Đây gọi là mười hai biểu thức của Thánh nhơn. Nếu có Tỳ Kheo chẳng đủ mười hai điều nầy mà thân họ mặc ca sa thì ta gọi là tà pháp hành chẳng phải tịch diệt hành, là ly Phật pháp hành chẳng gần Niết bàn thuận theo sanh tử, bị ma bắt chẳng khỏi sanh tử, thối thất chánh pháp mà hành tà pháp.

 
Vì thế nên, nầy Đại Ca Diếp! Thầy Tỳ Kheo thân mặc ca sa nếu chưa được quả Sa Môn thì nên dùng tám pháp kính trọng ca sa, đó là đối với ca sa trên thân tưởng như tháp, tưởng như Phật, tưởng tịch diệt, tưởng từ bi, kính như Phật, tưởng làm, tưởng quí, tưởng nó khiến tôi đời sau lìa tham sân si đủ pháp Sa Môn. Đây là tám pháp kính trọng ca sa.

Nầy Đại Ca Diếp! Nếu có Tỳ Kheo chẳng hành tri túc đối với tứ thánh chủng thì là lìa pháp Sa Môn, họ cũng chẳng dùng tám pháp kính trọng ca sa, mà họ riêng có trong số tợ Sa Môn phải đọa tiểu địa ngục. Trong tiểu địa ngục ấy, người tợ Sa Môn thọ tội nóng đốt: y bát trên thân đều cháy đỏ, chỗ ngồi nằm những vật dùng đều cháy đỏ như đống lửa lớn. Vì họ thành tựu thân khẩu ý nghiệp bất tịnh nên họ phải đọa chỗ thọ tội ấy.

Nầy Đại Ca Diếp! Nếu người chẳng phải Sa Môn mà tự xưng Sa Môn, người chẳng phải phạm hạnh mà tự nói có phạm hạnh, nếu có người trì giới công đức đầy đủ hữu nhiễu cung kính tôn trọngTỳ Kheo phá giới nầy thọ sự cúng dướng cung kính ấy mà chẳng tự biết xấu, do căn bất thiện nầy mắc tám tội kinh: đó là ngu si, miệng câm ngọng, thân lùn xấu, dung mạo xấu xí, mặt nghiêng méo người thấy chê cười, thọ thân nữ nhơn nghèo hèn, thân gầy yếu yểu thọ, người chẳng kính mến thường mang tiếng xấu và chẳng gặp đời có Phật.

Phá giới Tỳ Kheo nghe pháp nầy rồi chẳng nên thọ Tỳ Kheo trì giới lễ bái cúng dường.

Nầy Đai Ca Diếp! Nếu có người chẳng phải Sa Môn mà tự xưng Sa Môn chẳng phải phạm hạnh mà tự nói có phạm hạnh, người ấy ở khắp đại địa nầy còn không có chỗ để họ nhổ nước miếng nước mũi huống là chỗ để họ bước đi co duỗi lui tới. Tại sao, vì quá khứ Đại Vương đã đem đại địa nầy bố thí cho người trì giới có hạnh đức khiến ở trong ấy hành đạo.

Nầy Đại Ca Diếp! Chỗ mà Tỳ Kheo phá giới để bàn chân đến thì tất cả tín thí chẳng đến người ấy, huống là tăng phường và tăng xá thường trụ chỗ kinh hành. Người ấy chẳng nên thọ tất cả tín thí phòng nhà giường ghế vườn rừng y bát ngọa cụ y dược.

Nầy Đại Ca Diếp! Nay ta sẽ nói người phá giới ấy chẳng thể báo đáp chừng đầu lông cho tín thí. Tại sao? Vì Thánh chúng phước điền như biển cả tối diệu tối thắng, trong đây nếu có thí chủ do tịnh tâm bố thí, đem hột giống bố thí gieo trong phước điền, thí chủ nầy khởi ý tưởng bố thí vô lượngVí như chia một sợi lông làm trăm phần, nếu phá giới Tỳ Kheo thọ của thí chủ chừng một phần lông liền tổn mất phần phước báu đại hải của thí chủ, chẳng thể báo đáp hết được.

Vì lẽ ấy nên các Tỳ Kheo phải thanh tịnh tâm mình mà thọ tín thí của người. Phải học như vậy”.

Bấy giờ trong đại chúng có hai trăm Tỳ Kheotịnh hạnh thiểu dục ly khổ nghe lời trên đây rồi lau lệ bạch đức Phật rằng: “Bạch đức Thế Tôn! Chúng tôi thà chết chớ chẳng muốn do chẳng được quả Sa Môn mà thọ của tín thí dầu chỉ là một bữa ăn”.

Đức Phật dạy: “Lành thay lành thay, nầy các thiện nam tử! Các ông tàm quí lo sợ như vậy, với đời sau dụ như kim cương, còn hiện đời là an lạc.

Nay ta sẽ nói trong đời có hai hạng người đáng thọ của tín thí: một là người siêng tu tinh tiến và hai là người được giải thoát.

Nếu có Tỳ Kheo, người được giải thoát, người tu pháp lành như ta đã nói, người giữ giới vững chắc, người quán tất cả hành vô thường khổ tất cả pháp vô ngã, người quán Niết bàn tịch diệt nguyện cầu muốn được. Các Tỳ Kheo nầy thọ của tín thí khối lượng như núi Tu Di cũng quyết có thể báo được phước tín thíTỳ Kheo nầy thọ của tín thí khiến thí chủ ấy được lợi ích lớn được quả báo lớn.

Tại sao vậy? Vì thường sanh phước đức vậy.

Có ba thứ phước: một là thường thí thực phẩm, hai là thí Tăng phường xá và ba là hành từ tâm. Trong ba phước, đây hành từ tâm là hơn hết.

Nếu có Tỳ Kheo thọ thí nơi thí chủ những thứ uống ăn y phục ngọa cụ thuốc men, thọ rồi nếu nhập vô lượng định thì khiến thí chủ ấy được vô lượng phước vô lượng báu.

Ví như tất cả đại hải trong tam thiên Đại Thiên thế giới có thể cạn khô, nhưng phước báu của thí chủ ấy vẫn chẳng hết được.

Trái lại nên biết phá giới Tỳ Kheo làm tổn mất bao nhiêu phước đức ấy của thí chủ. Nếu thọ thí chủ cúng thí rồi mà hành ác pháp thì tổn tín thí ấy.

 
Nầy Đại Ca Diếp! Như vậy, ta nói Sa Môn cấu, Sa Môn tội, Sa Môn siểm khúc, kẻ giặc trong hành Sa Môn.

Trì giới Tỳ Kheo phải nên chuyên nhớ xa lìa tất cả ác pháp như vậy.

Nầy Đại Ca Diếp! Gọi là Sa Môn có nghĩa là người mắt chẳng duyên theo sắc, tai chẳng duyên theo thanh, mũi chẳng duyên theo hương, lưỡi chẳng duyên theo vị, thân chẳng duyên theo xúc và ý chẳng duyên theo pháp.

Sa Môn là người tuyển trạch lục nhập, liễu đạt lục thông, chuyên niệm lục niệm, an trụ lục kính pháp và hành lục trọng pháp.

Người như vậy mới gọi là chơn Sa Môn vậy”.

 

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.