48. Pháp Hội Thắng Man Phu Nhân

01/05/201012:00 SA(Xem: 75788)
48. Pháp Hội Thắng Man Phu Nhân

KINH ĐẠI BẢO TÍCH
Việt dịch: Tỳ Kheo Thích Trí Tịnh
Xuất bản: Ban Văn Hóa Thành Hội TP. Hồ Chí Minh PL 2543 - DL 1999

XLVIII
PHÁP HỘI THẮNG MAN PHU NHƠN

THỨ BỐN MƯƠI TÁM

Hán Dịch: Nhà Đường, Pháp Sư Bồ Đề Lưu Chi
Việt Dịch: Việt Nam, Tỳ Kheo Thích Trí Tịnh

Như vậy tôi nghe, một lúc đức Phật ở nước Xá Vệ vườn Kỳ Thọ Cấp Cô Độc.

Bấy giờ vua nước Xá VệBa Tư Nặc Vương và Mạc Lợi phu nhơn mới chứng đạo pháp xong cùng bảo nhau rằng : Con gái chúng ta là Thắng Man sáng suốt từ ái đa văn trí huệ, nếu nó được thấy đức Như Lai thì ở nơi pháp thậm thâm sẽ có thể mau thấu hiểu, không còn các sự nghi hoặc. Chúng ta nên sai người giỏi khuyến dụ đến phát khởi lòng thành kính của nó .

Bàn luận xong, vua và phu nhơn viết thư khen ngợi công đức chơn thiệt của Như Lai, sai quan Chơn Đề La làm sứ mang thư đến thành Vô Đấu trao cho Thắng Man phu nhơn.

Sau khi xem thơ của cha mẹ, Thắng Man phu nhơn vui mừng đảnh thọ, hướng Chơn Đề La mà nói kệ rằng :

Tôi nghe tiếng Như Lai
Thế gian khó được gặp
Lời nầy nếu chơn thiệt
Sẽ ban người y phục
Nếu đức Phật Thế Tôn
lợi thế gian hiện
Tất phải được xót thương
Cho tôi thấy chơn tướng.

Thắng Man phu nhơn nghĩ tưởng đến Phật mà nói ra lời ấy, trong giây lát sau đức Phật hiện thân tướng bất tư nghì tại hư không phóng quang minh chiếu khắp thế giới.

Thắng Man phu nhơn cùng quyến thuộc đều hợp đến chiêm ngưỡng chắp tay đảnh lễ Phật nói kệ khen rằng :

Như Lai thân sắc đẹp
Thế gian không ai bằng 
Không sanh chẳng nghĩ bàn
Thế nên nay kính lạy
Thân Như Lai vô tận
Trí huệ cũng như vậy
Tất cả pháp thường trụ
Vì thế tôi quy y
Khéo điều tâm lìa lỗi 
Điều thân khẩu cũng vậy
Đều đến bất tư nghị
Thế nên tôi kính lạy
Biết các pháp sở tri
Thân và trí vô ngại
Nơi pháp không quên mất
Vì thế tôi kính lạy
Cúi lạy đấng Vô Lượng
Cúi lạy đấng Vô Đẳng
Cúi lạy đấng Pháp Vương
Cúi lạy đấng Nan Tư
Mong thương gia hộ tôi
Cho giống pháp thêm lớn
Mãi đến thân rốt sau
Thường ở tại trước Phật
Bao nhiêu phước tôi tu
Đời nầy và đời khác
Do sức căn lành nầy
Mong Phật luôn nhiếp thọ.

Nói kệ xong, Thắng Man phu nhơn cùng quyến thuộc và tất cả đại chúng đảnh lễ chưn Phật.

Bấy giờ đức Thế Tôn vì Thắng Man phu nhơn mà nói kệ rằng :

Xưa ta vỉ Bồ đề
Đã từng khai thị ngươi
Nay ngươi lại gặp ta
Đến đời sau cũng vậy

Nói kệ xong, đức Phật ở giữa chúng hội thọ ký Vô thượng Chánh Đẳng Giác cho Thắng Man rằng : « Nay ngươi ca ngợi công đức thù thắng của Như Lai, do căn lành nầy, ngươi sẽ ở trong a tăng kỳ kiếp làm vua tự tại trong hàng trời người đầy đủ đồ thọ dụng. Ngươi sanh tại chỗ nào cũng thường được gặp Phật cúng dường khen ngợi như nay không khác. Ngươi còn sẽ cúng dường vô lượng vô số chư Phật Thế Tôn. Quá hai vạn a tăng kỳ kiếp ngươi sẽ thành Phật hiệu Phổ Quang Như Lai, Ứng Cúng, Chánh Biến Tri, Minh Hạnh Túc, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Sĩ, Điều Ngự Trượng Phu, Thiên Nhơn Sư, Phật Thế Tôn, quốc độ của Phật Phổ Quang ấy không có các ác đạo suy già bệnh khổ, cũng không có danh từ bất thiện ác nghiệp đạo, chúng sanh cõi ấy hình sắc đoan nghiêm, đủ cảnh đẹp cõi trời, thuần thọ hưởng vui sướng hơn cả Trời Tha Hóa Tự Tại. Chúng sanh cõi ấy đều hướng về Đại Thừa, ai học Đại Thừa như vậy đều sanh về quốc độ ấy ».

Khi Thắng Man phu nhơn được thọ ký xong, có vô lượng trời người sanh lòng vui mừng hớn hở đều nguyện sanh về thế giới của Phật Phổ Quang. Đức Thế Tôn đều thọ ký cho họ sẽ được sanh cõi nước ấy.

Được nghe đức Phật thọ ký xong, Thắng Man phu nhơn chắp tay đứng trước Phật phát mười hoằng thệ : « Bạch đức Thế Tôn ! Từ nay đến ngày thành Bồ đề, tôi chẳng sanh tâm niệm phạm nơi giới đã được thọ .

Bạch đức Thế Tôn ! Từ nay đến ngày Bồ đề, tôi chẳng sanh lòng kiêu mạn đối với các bực Sư Trưởng.

Bạch đức Thế Tôn ! Từ nay đến ngày thành Bồ đề, tôi chẳng lòng giận hờn đối với các chúng sanh.

Bạch dức Thế Tôn ! Từ nay đến ngày thành Bồ đề, tôi chẳng sanh lòng đố kỵ với người hơn mình và sự hơn mình.

Bạch đức Thế Tôn ! Từ nay đến ngày thành Bồ đề, tôi chẳng sanh lòng bỏn xẻn dầu chỉ có ít thức ăn.

Bạch đức Thế Tôn ! Từ nay đến ngày thành Bồ đề, tôi chẳng vì mình mà nhận chứa của cải. Nếu có nhận chứa thì chỉ vì cứu tế loài hữu tình nghèo khổ.

Bạch đức Thế Tôn ! Từ nay đến ngày thành Bồ đề, tôi hành tứ nhiếp sự mà chẳng cầu ân báo, không lòng tham lợi, không lòng nhàm đủ, không lòng hạn ngại, luôn nhiếp thọ chúng sanh.
Bạch đức thế Tôn ! từ nay đến ngày thành Bồ đề, thấy có chúng sanh nào không chỗ nương tựa, bị giam cầm trói buộc bịnh tật khổ não các thứ nguy ách, thì tôi trọn chẳng bỏ lìa họ, quyết mong cho họ được an ổn đem lợi ích lành cho họ.

Bạch dức Thế Tôn ! Từ nay đến ngày thành Bồ đề, nếu tôi thấy có ai hủy phạm cấm giới thanh tịnh của đức Như Lai, nếu thuộc về thành ấp tụ lạc của tôi quản nhiếp, kẻ đáng điều phục tôi sẽ điều phục, kẻ đáng nhiếp thọ tôi sẽ nhiếp thọ. Tại sao ? Vì điều phục nhiếp thọ kẻ phá giới thì làm cho chánh pháp được còn lâu, chánh pháp còn lâu thì trời người đông đúc, mà ác đạo giảm ít có thể làm cho pháp luân của Như Lai được thường chuyển.

Bạch đức Thế Tôn ! Từ nay đến ngày thành Bồ đề, tôi nhiếp thọ chánh pháp không để quên mất. Nếu quên mất Đại thừa thì quên Ba la mật, nếu quên Ba la mật thì quên Đại thừa. Nếu chư Bồ Tát chẳng quyết định nơi Đại thừa thì nhiếp thọ chánh pháp không được bền vững thì chẳng kham siêu việt bực phàm phu, là mất mát lớn.

Bạch đức Thế Tôn ! Hiện tạivị lai chư Bồ Tát nhiếp thọ chánh pháp phát hoằng thệ nầy thì đầy đủ vô biên lợi ích rộng lớn.

Đức Thế Tôn dầu là chứng biết mà các loài hữu tình căn lành kém mỏng hoặc phát khởi lưới nghi, do đây nên mười hoằng thệ khó thành tựu được, họ sẽ mãi mãi chứa hợp các pháp bất thiện, thọ những khổ não. Vì lợi ích cho các chúng sanh ấy nên nay tôi ở trước đức Phật phát thệ thành thiệt.

Bạch đức Thế Tôn ! Nay tôi phát mười hoằng thệ ấy nếu là chơn thiệt chẳng hư luống thì trên đại chúng sẽ mưa hoa trời phát âm thanh cõi trời ».

Thắng Man phu nhơn ở trước đức Phật nói vùa dứt lời, trên hư không liền mưa hoa trời và phát ra âm thanh trời rằng : « Lành thay, lành thay ! Như lời thệ cúa Thắng Man phu nhơn chơn thiệt không sai khác ».

Bấy giờ chúng hộì thấy cảnh lành nầy dứt lòng nghi hoặc rất đỗi vui mừng đồng thanh xướng rằng : « Nguyện cùng Thắng Man phu nhơn sanh nơi nào đều đồng một nguyện hạnh ».

Đức Phật thọ ký cho tất cả đại chúng ấy đều mãn sở nguyện.

Thắng Man phu nhơn lại ở trước Phật phát ba hoằng nguyện, do nguyện lực nầy mà lợi ích vô biên loài hữu tình.

Điều nguyện thứ nhứt : Tôi do căn lành trong tất cả đời được chánh pháp trí.

Điều nguyện thứ hai : Chỗ tôi sanh nếu tôi được chánh trí rồi vì các chúng sanh diễn thuyết không hề mỏi.

Điều thứ ba : Tôi vì nhiếp thọ hộ trì chánh pháp nên đối với thân thể không tiếc sanh mạng.

Đức Phật nghe ba điều nguyện xong, bảo Thắng Man phu nhơn rằng : « Như tất cả hình sắc đều nhập vào không giới, hằng sa điều nguyện của Bồ Tát đều nhập vào ba nguyện ấy. Ba nguyện ấy chơn thiệt quảng đại ».

Thắng Man phu nhơn lại bạch rằng : « Bạch đức Thế Tôn ! Nay tôi sẽ nương sức oai thần biện tài của đức Phật muốn nói đại nguyện, mong đức Thế Tôn thương mà hứa khả cho ».

Đức Phật dạy : « Nầy Thắng Man ! Cho phép ngươi nói ».

Thắng Man phu nhơn nói :“ Bồ Táthằng sa điều nguyện, tất cả đều nhập vào trong một đại nguyện, đó là nhiếp thọ chánh pháp. Nhiếp thọ chánh pháp như vậy chơn thiệt quảng đại ».

Đức Phật bảo : « Lành thay, nầy Thắng Man ! Ngươi từ lâu tu tập trí huệ phương tiện thậm thâm vi diệu. Có ai hiểu rõ ý nghĩa của ngươi nói, người nầy đã vun trồng cội lành từ lâu.

Nầy Thắng Man ! Nhiếp thọ chánh pháp như ngươi đã nói, đều là quá khứ, vị lai, hiện tại chư Phật đã nói, sẽ nói, nay nói. Ta được Vô thượng Bồ đề cũng thường dùng nhiều thứ tướng để nói nhiếp thọ chánh pháp. Ca ngợi nhiếp thọ chánh pháp như vậy được công đức không ngằn mé. Như Lai trí huệ cũng không nguyện của Bồ Tát đêu nhập vào ba nguyện ấy. Ba nguyện ấy chơn thiệt quảng đạỉ.

Thắng Man phu nhơn lại bạch rằng :“ Bạch đức Thế Tôn nay tôi sẽ nương sức oai thần biện tài của đức Phật muốn nói đại nguyện, mong đức Thế² Tôn thương mà hứa khả cho ’’.

Đức Phật dạy :“ Nầy Thắng Man cho ! Cho phép ngươi nói ’’.

Thắng Man phu nhơn nói :“ Bồ Táthằng sa điều nguyện, tất cả đều nhập vào trong một đại nguyện, đó là nhiếp thọ chánh pháp.Nhiếp thọ chánh pháp như vậy chơn thiệt quảng đại’’.

Đức Phật bảo :“Lành thay, ngươi từ lâu tu tập trí huệ phương tiện thậm thâm vi diệu. Có ai hiểu rõ ý nghĩa của ngươi nói, người nầy đã vun trồng cội lành từ lâu.

Nầy Thắng Man ! Nhiếp thọ chánh pháp do ngươi đã nói, đều là quá khứ, vị lai, hiện tại chư Phật đã nói, sẽ nói, nay nói. Ta được Vô thượng Bồ đề cũng thường dùng nhiều thứ tướng để nói nhiếp thọ chánh pháp như vậy được công đức không ngằn mé. Như Lai trí huệ cũng không ngằn mé, Tại sao ? Vì nhiếp thọ chánh pháp đây có đại công đức có đại lợi ích’’.

Thắng Man phu nhơn bạch rằng :“ Bạch đức Thế Tôn ! tôi sẽ nương thần lực của đức Phật mà nói nghĩa nhiếp thọ chánh pháp quảng đại’’.

Đức Phật dạy :“ Nầy Thắng Man ! Cho phép ngươi nói’’.

Thắng Man phu nhơn nói :“ Nghĩa nhiếp thọ chánh pháp quảng đại là vì được vô lượng tất cả Phật pháp nhẫn đến hay nhiếp tám vạn hành môn.

Ví như kiếp sơ nổi lên các sắc mây mưa các trận mưa báu. Cũng vậy, mây thiện căn nhiếp thọ chánh pháp hay mưa các trận mưa vô lượng phước báu.

Ví như kiếp sơ trong đại thủyhay sanh tam thiên Đại Thiên giới tạng và bốn trăm ức các thứ loại lục địa. Cũng vậy, nhiếp thọ chánh pháp xuất sanh Đại thừa vô lượng giới tạng cùng các thứ thần thông lực các thứ pháp môn của Bồ Tát, thế gianxuất thế gian đầy đủ an lạc mà tất cả thiên nhơn chưa hề có.

Ví như đại địa mang nặng bốn gánh nặng : Đó là biển cả, núi non, cây cỏ và chúng sanh. Cũng vậy, thiện nam tử, thiện nữ nhơn nhiếp thọ chánh pháp thì có thể kham được bốn trọng nhiệm hơn đại dịa kia : Đó là đối với các loài hữu tình rời lìa thiện hữu không nghe pháp phạm các tội lỗi thì dùng căn lành trời người để thành thục họ, với kẻ cầu Thanh Văn dạy họ Thanh Văn thừa, với kẻ cầu Duyên Giác dạy họ Duyên Giác thừa và với kẻ cầu Đại thừa dạy họ Đại thừa.

Bạch đức Thế Tôn ! Thiện nam tử, thiện nữ nhơn nhiếp thọ chánh pháp như vậy thì kham được bốn trọng nhiệm hơn cả đại địa, khắp vì chúng sanh làm bạn lành chẳng chờ mời, đại bi thương xót làm lợi ích cho các loài hữu tình, là mẹ pháp của thế gian.

Ví như đại địa là chỗ sản sanh bốn thứ báu : Đó là các báu vô giá, thượng giá, trung giá và hạ giá. Cũng vậy, thiện nam tử, thiện nữ nhơn nhiếp thọ chánh pháp, các hữu tình gặp rồi thì được bốn báu lớn thù thắng nhứt trong các thứ báu, đó là các hữu tình gặp bạn lành nầy rồi thì hoặc được căn lành trời người, hoặc chứng Thanh Văn, chứng Bích Chi Phật và hoặc được thiện căn công đức Vô thượng thừa.

Bạch đức Thế Tôn ! Xuất sanh báu lớn ấy thì gọi là chơn thiệt nhiếp thọ chánh pháp.

Bạch đức Thế Tôn ! Nói nhiếp thọ chánh phápchánh pháp vô dị biệt, nhiếp thọ chánh pháp vô dị biệt là nhiếp thọ chánh pháp.

Bạch đức Thế Tôn ! Ba la mật vô dị biệt nhiếp thọ Ba la mật vô dị biệt là nhiếp thọ chánh pháp. Nhiếp thọ chánh phápBa la mật. Tại sao ? Vì thiện nam tử, thiện nữ nhơn nhiếp thọ chánh pháp, nếu đáng dùng bố thí để thành thục thì dùng bố thí nhẫn đến xả thân mạng tùy thuận ý họ để thành thục họ cho họ an trụ nơi chánh pháp, đây gọi là Bố thí Ba la mật.

Nếu đáng dùng giới luật để thành thục thì thủ hộ sáu căn tịnh thân ngữ ý nhẫn đến oai nghi tùy thuận ý họ mà thành thục họ cho hữu tình ấy an trụ chánh pháp, đây gọi là Giới Ba la mật.

Nếu người đáng dùng nhẫn nhục để thành thục, thì hoặc có bị người ấy mắng chửi hủy nhục chê bai não loạn liền dùng lòng không giận hờn và lòng làm lợi ích cùng sức nhẫn tối thượng nhẫn đến nhan sắc cũng chẳng đổi khác tùy thuận ý người ấy để thành thục họ cho họ an trụ chánh pháp, đây gọi là Nhẫn Ba la mật.

Nếu người đáng dùng tinh tỉến để thành thục thì đối với người ấy chẳng sanh lòng giải đải hạ liệt mà khởi lòng thích muốn tinh tiến tối thượng, trong bốn oai nghi tùy thuận ý người ấy mà thành thục họ cho họ an trụ chánh pháp, đây là Tinh tiến Ba la mật.

Nếu người dùng tĩnh lự để thành thục thì dùng tâm không tán loạn thành thục chánh niệm, việc đã làm trọn chẳng quên mất tùy thuận ý họ mà thành thục họ cho họ an trụ chánh pháp, đây gọi là Tĩnh lự Ba la mật.

Nếu người đáng dùng trí huệ để thành thục, người ấy vì lợi ích mà hỏi các pháp nghĩa thì dùng lòng không mỏi chán mà vì họ diễn nói tất cả các luận tất cả minh xứ nhẫn đến các thứ công xảo xứ cho được cứu cánh, tùy thuận ý người ấy mà thành thục họ, cho họ an trụ chánh pháp, đây gọi là Trí huệ Ba la mật.

Bạch đức Thế Tôn ! Thế nên Ba la mật không dị biệt, nhiếp thọ chánh pháp không dị biệt, nhiếp thọ chánh pháp tức là Ba la mật”.

Thắng Man phu nhơn lại bạch rằng : “ Bạch đức Thế Tôn ! Nay tôi nương sức oai thần biện tài của đức Phật sẽ nói về đại nghĩa. Mong đức Thế Tôn hứa khả”.

Đức Phật dạy : “ Nầy Thắng Man ! Ta cho phép ngươi nói ».

Thắng Man phu nhơn nói : « Bạch đức Thế Tôn ! Nhiếp thọ chánh phápnhiếp thọ chánh pháp không dị biệt. Nhiếp thọ chánh pháp không dị biệt là nhiếp thọ chánh pháp. Thiện nam tử, thiện nữ nhơn phải nhiếp thọ chánh pháp như vậy. Nếu thiện nam tử, thiện nữ nhơn nhiếp thọ chánh phápchánh phápxả bỏ thân mạng tài sản. Do xả bỏ thân thể nên những người ấy chứng sanh tử tối hậu lìa xa già bịnh dược pháp thân Như Lai chẳng hư hoại thường hằng không biến đổi cứu cánh tịch tĩnh chẳng thể nghĩ bàn. Do xả bỏ sanh mạng nên những người ấy chứng sanh tử tối hậu lìa hẳn sự chết được vô biên thường trụ, thành tựu các công đức lành, chẳng thể nghĩ bàn, an trụ nơi tất cả Phật pháp thần biến, do xả bỏ tài sản nên những người ấy chứng sanh tử tối hậu vượt qua khỏi hữu tình không cùng tận không tổn giảm quả báo viên mãn có đủ công đức trang nghiêm chẳng thể nghĩ bàn, được các loài hữu tình tôn trọng cúng dường.

Bạch đức Thế Tôn ! Thiện nam tử, thiện nữ nhơn nhiếp thọ chánh pháp xả bỏ thân mạng tài được chư Như Lai thọ ký.

Bạch đức Thế Tôn !Lúc chánh pháp sắp diệt, có hàng Tỳ kheo, Tỳ Kheo Ni, Ưu Bà Tắc, Ưu Bà Di kết bè kết đảng phát khởi những tranh tụng, nếu nam tử, thiện nữ nhơn dùng lòng chẳng siểm khúc chẳng khi dối mến thích chánh pháp nhiếp thọ chánh pháp mà vào trong nhóm bạn lành, người vào nhóm bạn lành nầy tất được chư Phật thọ ký.

Bạch đức Thế Tôn ! Tôi thấy người nhiếp thọ chánh phápsức mạnh lớn như vậy, đức Như Lai dùng làm con mắt dùng làm cội gốc pháp, dùng làm pháp dẫn đạo, dùng làm pháp thông đạt ».

Đức Thế Tôn nghe Thắng Man phu nhơn nói về nhiếp thọ chánh pháp có đại oai lực thì khen rằng : « Đúng như vậy, đúng như vậy, lành thay ! Nầy Thắng Man đúng như lời ngươi nói nhiếp thọ chánh pháp có oai lực lớn.

Như đại lực sĩ hơi chạm chà bóp ai thì người ấy đau đớn khổ lắm còn thêm bịnh nặng. Cũng vậy, giả sử chút phần nhiếp thọ chánh pháp cũng làm cho ma Ba Tuần dau đớn sầu não khóc rên than thở.

Nầy Thắng Man ! Ta thường chẳng thấy một thiện pháp nào khác làm cho ma sầu não hằng nhiếp thọ chánh pháp một ít phần.

Nầy Thắng Man ! Ví như ngưu vương hình sắc đoan chánh thân lượng đặc biệt lạ hơn hẳn các loài ngưu khác. Cũng vậy, người tu Đại thừa nếu ít phần nhiếp thọ chánh pháp thì hơn hẳn tất cả pháp lành của hàng Thanh Văn, Duyên Giác.

Lại như núi Tu Di cao rộng trang nghiêm xinh đẹp hơn các núi khác, cũng vậy, người mới đến Đại thừa dùng lòng lợi ích chẳng đoái thân mạngnhiếp thọ chánh pháp thì có thể vượt hơn tất cả thiện căn của người ở lâu nơi Đại thừa mà đoái thân mạng.

Nầy Thắng Man ! Thế nên phải dùng nhiếp thọ chánh phápkhai hóa tất cả hữu tình. Nhiếp thọ chánh pháp được phước lợi lớn và đại quả báo.

Nầy Thắng Man ! Trong vô số a tăng kỳ kiếp ta ca ngợi nhiếp thọ chánh pháp như vậy được công đức vô lượng vô biên. Nhiếp thọ chánh pháp thì thành tựu vô lượng công đức như vậy”.

Đức Phật bảo Thắng Man phu nhơn : “Nay ngươi lại nên diễn tả nhiếp thọ chánh pháp đã được ta nói mà tất cả chư Phật đồng ưa thích”.

Thắng Man phu nhơn bạch rằng : “Lành thay, bạch đức Thế Tôn ! Nhiếp thọ chánh pháp thì gọi là Đại Thừa. Tại sao ? Vì Đại thừa xuất sanh bao nhiêu pháp lành của tất cả Thanh Văn, Duyên giác thế gianxuất thế gian.

Như ao A Nậu Đạt phát xuất tám sông lớn, cũng vậy, Đại thừa xuất sanh bao nhiêu pháp lành của tất cả Thanh Văn, Duyên Giác.

Lại như tất cả cây cỏ lùm rừng đều nương đại địa mà được sanh trưởng, cũng vậy, tất cả pháp lành của Thanh Văn, Duyên Giác đều nương Đại thừa mà được sanh trưởng. Vì thế nên an trụ Đại thừa nhiếp thọ Đại thừa tức là trụ và nhiếp bao nhiêu pháp lành của tất cả Thanh Văn, Duyên Giác thế gianxuất thế gian.

Như đức Phật Thế Tôn đã nói sáu xứ : Đó là chánh pháp trụ, chánh pháp diệt, biệt giải thoát, tỳ nại gia, chánh xuất gia, thọ cụ túc. Vì Đại thừađức Phật nói sáu xứ ấy. Tại sao ? Vì chánh pháp trụ là vì đại thừa mà nói, Đại thừa trụ thì chánh pháp trụ. Chánh pháp diệt là vì Đại thừa mà nói, Đại thừa diệt thì chánh pháp diệt. Biệt giải thoát và Tỳ Nại gia, hai pháp nầy tên khác mà nghĩa một. Tỳ nại gia là Đại thừa, tại sao, vì Phật mà xuất giathọ cụ túc, thế nên khối giới Đại thừa là Tỳ nại gia , là chánh xuất gia, là thọ cụ túc.

Bạch Thế Tôn ! A La Hán không có xuất gia không thọ cụ túc, tại sao, vì A La Hán chẳng vì Như Laixuất gia thọ cụ túc, A La Háný tưởng bố úy mà quy y Như Lai, tại sao, vì đối với tất cả hành A La Hán có tưởng bố úy coi như người cầm kiếm muốn đến hại mình, do đây nên A La Hán chẳng chứng được giải thoát an lạc cứu cánh.

Bạch đức Thế Tôn ! Quy y nơi chằng cầu quy y, như các chúng sanh không chỗ quy y, chúng nó sợ hải nên tìm nơi quy y để được an ổn. Cũng vậy, vì có bố úy mà A La Hán quy y nơi Như Lai.

Vì thế nên hàng A La Hán Bích Chi Phật còn có sanh pháp, chưa lập phạm hạnh, chỗ làm chưa xong, sẽ còn có chỗ dứt diệt vì chưa cứu cánh vậy. Họ còn cách xa Niết bàn. Tại sao ? Vì chỉ có Như Lai Ứng Cúng Chánh Đẳng Chánh Giác chứng được Niết bàn thành tựu vô lượng vô biên công đức chẳng thể nghĩ bàn, chỗ đáng dứt đã dứt hết cứu cánh thanh tịnh, được các loài hữu tình chiêm ngưỡng, vượt quá cảnh giới của nhị thừaBồ Tát. Còn hàng A La Hán thì chẳng phải như vậy. Nói rằng A La Hán được Niết bàn đó chỉ là phương tiện của Phật thôi. Thế nên A La Hán cách Niết bàn rất xa.

Đức Thế Tôn nói A La HánBích Chi Phật quán sát giải thoát bốn trí cứu cánh được rồi xong đó, đều là lời tùy tha ý và thuyết bất liễu nghĩa của Như Lai. Tại sao vậy ? Có hai thứ tử : một là phần đoạn, hai là biến dịch. Phần đoạn tử là hữu tình tương tục, biến dịch tử là A La HánBích Chi Phật cùng bực tự tại Bồ Tát được ý sanh thân nhẫn đến Bồ đề.Trong hai thứ tử ấy đem phần đoạn tử nói về A La Hán và Bich Chi Phật là sanh nơi trí ngã sanh đã hết. Vì đã chứng được quả hữu dư y nên sanh nơi trí phạm hạnh đã lập. Vì tất cả ngu phu chẳng làm được, bảy hàng học nhơn chưa làm xong và tương tục phiền não đã dứt rốt ráo, nên sanh nơi trí việc làm đã xong.

Bạch đức Thế Tôn ! Nói rằng sanh chẳng thọ lấy thân sau, người trí bảoA La HánBích Chi Phật chẳng dứt được tất cả phiền não, trí họ chẳng biết rõ tất cả thọ sanh. Tại sao ? Vì A La HánBích Chi Phật còn có thừa phiền não chẳng dứt hết nên chẳng biết rõ được tất cả thọ sanh vậy.

Phiền não có hai loại, đó là trụ địa phiền não và khởi phiền não.

Trụ địa phiền não có bốn thứ, đó là kiến nhứt xứ trụ địa phiền não, dục ái trụ địa phiền não, sắc ái trụ địa phiền nãohữu ái trụ địa phiền não.

Bạch đức Thế Tôn ! Bốn thứ trụ địa ấy hay sanh tất cả biến khởi phiền não. Khởi phiền não ấy sát na sát na cùng tương ưng với tâm.

Bạch đức Thế Tôn ! Vô minh trụ địa từ vô thỉ đến nay chẳng tương ưng với tâm.

Bạch đức Thế Tôn ! Sức lực của bốn trụ địa phiền não làm sở y cho biến khởi phiền não sánh với vô minh trụ địa thì toán số thí dụ chẳng bằng được.

Đúng vậy, đối với hữu ái trụ địa phiền não thì sức lực của vô minh trụ địa rất lớn.

Ví như Ma Vương và chúng quyến thuộc sắc lực oai đức hơn hẳn bốn trụ địa hơn hẳn chư Thiên Tha Hóa Tự Tại. Cũng vậy, vô minh trụ địa hơn hẳn bốn trụ địa hơn số hằng hà sa lần, nó làm sở y cho phiền não và cũng làm cho bốn thứ phiền não còn mãi. Trí của Thanh VănDuyên Giác chẳng dứt được vô minh trụ địa, chỉ có trí của Như Lai là dứt hết được nó.

Bạch đức Thế Tôn ! Đúng vậy, đúng vậy sức lực của vô minh trụ địa rất lớn.

Như thủ chi làm duyên hữu lậu nghiệp nhơn mà sanh ra ba cõi Dục, Sắc và Vô Sắc, cũng vậy, vô minh trụ địa làm duyên vô lậu nghiệp nhơn hay sanh A La Hán, Bích Chi Phậtđại lực Bồ Tát tùy ý sanh thânvô lậu nghiệp đều lấy vô minh trụ địa làm chỗ sở y, dầu là sở duyên mà cũng hay làm duyên. Thế nên tùy ý sanh thânvô lậu nghiệp đều dùng vô minh trụ địa làm duyên đồng như hữu ái trụ địa phiền não.

Bạch đức Thế Tôn ! Hữu ái trụ địa chẳng đồng nghiệp vời vô minh trụ địa. Vô minh trụ địa khác bốn trụ địa. Khác bốn trụ địa đây chỉ có Phật dứt được hết. Tại sao ? Vì A La HánBích Chi Phật dứt bốn trụ địa mà đối với lậu tận lực chẳng được tự tại chẳng hiện chứng được. Thế nên A La Hán, Bích Chi Phật nhẫn đến chư Bồ Tát tối hậu hữu vì bị vô minh trụ địache lấp nên ở nơi các pháp ấy chẳng biết chẳng thấy nên đáng dứt chẳng dứt đáng hết chẳng hết. Vì ở nơi các pháp ấy chẳng dứt chẳng hết nên được hữu dư giải thoát mà chẳng phải nhứt thiết giải thoát được hữu dư thanh tịnh mà chẳng phải nhứt thiết thanh tịnh, được hữu dư công đức mà chẳng phải nhứt thiết công đức.

Bạch đức Thế Tôn ! Vì được hữu dư nên ở nơi Thánh đế, các bực ấy biết khổ hữu dư, dứt tập hữu dư, chứng diệt hữu dưtu đạo hữu dư.

Nếu còn là biết hữu dư khổ dứt, hữu dư tập chứng, hữu dư diệt và tu hữu dư đạo, thì là chút phần diệt độ chúng, chút phần Niết bàn giới.

Nếu biết tất cả khổ dứt, tất cả tập chứng, tất cả diệt và tu tất cả đạo, bực nầy ở nơi thế gian vô thường, bại hoại chứng được Niết bàn thường tịch thanh tịnh, bực nầy ở nơi thế gian không giúp không nương làm chỗ giúp chỗ nương.

Tại sao ? Vì người ở nơi các pháp mà thấy có cao thấp thì chẳng chứng được Niết bàn. Người trí bình đẳng, giải thoát bình đẳng, thanh tịnh bình đẳng mới chứng được Niết bàn. Vì thế nên Niết bàn gọi là bình đẳng nhứt vị, đó là vị giải thoát vậy.

Bạch đức Thế Tôn ! Nếu vô minh trụ địa chẳng dứt chẳng hết thì chẳng chứng được Niết bàn nhứt vị bình đẳng. Tại sao ? Vì vô minh trụ địa chẳng dứt chẳng hết thì hơn số hằng hà sa những pháp sai lầm đáng dứt còn chằng dứt, đáng hết còn chẳng hết. Vì còn hơn số hằng hà sa những pháp sai lầm chẳng dứt chẳng hết nên quá hằng hà sa số các pháp công đức chẳng trọn chẳng chứng được. Thế nên vô minh trụ địa là nơi sanh ra các tùy phiền não tất cả pháp lỗi lầm đáng dứt đáng hết. Từ đó sanh ra phiền não chướng tâm, phiền não chướng chỉ, phiền não chướng quán, phiền não chướng tịnh lự, nhẫn đến chướng tam ma đề gia hạnh trí quả chứng thập lực tứ vô sở úy

Hơn cả số hằng hà sa các phiền não, các khởi phiền não mà trí kim cương Đẳng Chánh Giác của Như Lai hay dứt diệt, tất cả đều nương nơi vô minh trụ địa, vì vô minh trụ địa làm nhơn duyên vậy.

Bạch đức Thế Tôn ! Khởi phiền não đây sát na sát na cùng tương ưng với tâm. Từ vô thỉ đến nay vô minh trụ địa chẳng tương ưng với tâm.

Bạch đức Thế Tôn ! Ví như tất cả giống của cây cỏ đều nương nơi đại địa mà sanh trưởng, nếu đại địa hoại hư thì chúng nó cũng hoại hư.

Cũng vậy, hơn số hằng hà sa các pháp đáng được dứt diệt bởi trí kim cương Đẳng Chánh Giác của đức Như Lai đều nương nơi vô minh trụ địa mà sanh trưởng, nếu vô minh trụ địa dứt hết thì các pháp phiền não ấy cũng dứt hết. Vì hơn số hằng hà sa các pháp đáng dứt diệt cùng tất cả phiền não và khởi phiền não đã dứt diệt hết nên chứng được quá số hằng hà sa các pháp chư Phật bất khả tư nghị, ở nơi các pháp chứng được vô ngại thần thông, được các trí kiến, rời lìa tất cả sai lầm, được tất cả công đức, làm Đại Pháp Vương tự tạI nơi tất cả pháp chứng bực nhứt thiết pháp tự tại, chánh sư tử hống rằng : Ngã sanh đã hết phạm hạnh đã lập việc làm đã xong chẳng còn thọ thân sau. Do đó đức Thế Tôn dùng sư tử hống y nơi liễu nghĩa một mực ghi nhận như vậy.

Bạch đức Thế Tôn ! Trí chẳng thọ thân sau ấy có hai thứ :

Một là chư Phật Như Lai dùng sức điều ngự xô dẹp bốn ma siêu việt các thế gian được các loài hữu tình chiêm ngưỡng, chứng pháp thân thanh tịnh chẳng nghĩ bàn, nơi bực sở tri được pháp tự tại tối thắng vô thượng, không còn phải làm, chẳng thấy còn có bực nào phải được chứng nữa, đầy đủ mười trí lực lên bực tối thắng vô úy, nơi tất cả pháp quan sát vô ngại chánh sư tử hống chẳng thọ thân sau.

Hai là A La HánBích Chi Phật được khỏi vô lượng sanh tử bố úy, thọ vui giải thoát, tự nghĩ rằng : Nay ta đã rời lìa sanh tử bố úy chẳng thọ các sự khổ.

Bạch đức Thế Tôn ! Hàng A La HánBích Chi Phật quan sát như vậy rồi chẳng thọ thân sau, họ chẳng chứng được Niết bàn tịch diệt đệ nhứt, vì họ ở nơi các bực chưa chứng chẳng gặp được pháp để có thể hiểu biết rằng nay ta chứng được bực Hữu dư y quyết định sẽ chứng Vô thượng Chánh đẳng Chánh Giác.

Tại sao ? Vì Thanh VănDuyên Giác đều nhập vào Đại thừa, mà Đại thừaPhật thừa, thế nên Tam thừa tức là Nhứt thừa. Người chứng Nhứt thừa thì được Vô thượng Bồ đề. Vô thượng Bồ đề tức là Niết bàn. Nói Niết bàn đây tức là Pháp thân thanh tịnh của Như Lai. Người chứng Pháp thân tức là Nhứt thừa không có Như Lai khác, không có Pháp thân khác. Nói Như Lai ấy tức là Pháp thân. Người chứng Pháp thân cứu cánhcứu cánh Nhứt thừa. Người cứu cánh Nhứt thừa tức là rời lìa tương tục.

Tại sao ? Bạch đức Thế Tôn ! Vì Như Lai thường trụ không có hạn lượng bằng với hậu tế ! Như Lai hay dùng đại bi vô hạn, thệ nguyện vô hạn đem lợi ích lại cho các thế gian. Người nói như trên đây thì gọi là lời nói phải.

Nếu lại nói rằng Như Lai là thường là pháp vô tận chỗ y tựa cứu cánh của tất cả thế gian thì cũng gọi là lời nói phải.

Vì thế nên Như Lai ở nơi thế gian không được giúp đỡ không chỗ y tựa làm chỗ quy y vô tận, chỗ quy y thường trụ, chỗ quy y cứu cánh mãi đến hậu tế.

Nói rằng pháp Như Lai Ứng Cúng Đẳng Chánh Giác ấy là đạo nhứt thừa. Tăng đó là chúng tam thừa, hai chỗ quy y nầy chẳng phải là cứu cánh quy y mà gọi là thiểu phần quy y.

Tại sao ? Vì nói đạo nhứt thừa, chứng pháp thân cứu cánh rồi sau đó không còn nói đạo nhứt thừa. Chúng tam thừa vì có khủng bố nên quy y Như Lai cầu xuất gia tu học, vì có sở tác, vì hướng đến Vô thượng Bồ đề. Thế nên Pháp và Tăng chẳng phải chỗ quy y cứu cánh, là chỗ quy y hữu hạn.

Nếu các hữu tình được Như Lai điều phục quy y nơi Như Lai được pháp thấm nhuần do lòng tin ưa mà quy y nơi Pháp và Tỳ Kheo Tăng. Hai sự quy y nầy do pháp thấm nhuần mà tín nhập quy y.

Như Lai ấy chẳng phải pháp thấm nhuần tín nhập quy y. Nói Như Lai ấy là chơn thiệt quy y.

Hai sự quy y kia cứ nơi nghĩa chơn thiệt thì gọi là cứu cánh quy y Như Lai Tại sao ? Vì Như Lai chẳng khác với hai sự quy y ấy, thế nên Như Lai tức là tam quy y.

Tại sao ? Vì nói đạo nhứt thừa, Như Lai tối thắng đủ tứ sở úy chánh sư tử hống.

Nếu chư Như Lai tùy theo sở dục của người mà dùng phương tiện nói pháp nhị thừa tức là Đại thừa. Bởi đệ nhứt nghĩa khôngnhị thừa. Nhị thừa ấy đồng vào nhứt thừa. Nhứt thừa ấy tức là thắng nghĩa thừa.

Bạch đức Thế Tôn ! Hàng Thanh VănDuyên Giác lúc mới đầu chứng Thánh đế chẳng phải dùng nhứt trí mà dứt các trụ địa phiền não, cũng chẳng phải dùng nhứt trí chứng các công đức như tứ biến tri v.v... cũng chẳng phải dùng pháp hay khéo biết rõ nghĩa bốn pháp nầy.

Bạch đức Thế Tôn ! Nơi trí xuất thế không có bốn trí tuần tự đến tuần tự duyên . Trí xuất thế không có pháp lần lượt đến như kim cương dụ.

Bạch đức Thế Tôn ! Hàng Thanh VănDuyên Giác dùng các thứ trí Thánh đế để dứt các trụ địa , họ thấy có trí xuất thế đệ nhứt nghĩa.

Chỉ có đức Như Lai Ứng Cúng Chánh Đẳng Chánh Giác dùng trí bất tư nghị không tánh phá được vỏ của các phiền não. Trí phá vỏ phiền não cứu cánh ấy gọi là trí xuất thế đệ nhứt nghĩa, chẳng phải cảnh giới của hàng Thanh VănDuyên Giác Trí Thánh đế sơ khởi chẳng phải trí cứu cánh, mà là trí hướng đến Vô thượng Bồ đề.

Bạch đức Thế Tôn ! Chơn Thánh đế nghĩa ấy thì chẳng phải thuộc về nhị thừa. Tại sao ? Vì hàng Thanh VănDuyên Giác chỉ thành tựu được chút phần công đức mà gọi là Thánh.

Nói rằng Thánh đế ấy, chẳng phải là đế của hàng Thanh Văn, Duyên Giáccông đức của họ.

Thánh đế nầy, chỉ có đức Như Lai biết rõ rồi đem diễn nói khai thị cho thế gian chúng sanh bị nhốt trong vỏ vô minh, do đây mà gọi là Thánh đế.

Bạch đức Thế Tôn ! Thánh đế nầy rất sâu rất vi diệu khó thấy khó rõ, chẳng thể phân biệt chẳng phải cảnh giới suy lường, tất cả thế gian chẳng tin hiểu được chỉ có đức Như Lai là biết rõ. Tại sao ? Vì Thánh đế nầy nói về Như Lai tạng thậm thâm, mà Như Lai tạngcảnh giới Phật, chẳng phải cảnh giới của hàng Thanh Văn, Duyên Giác.

Cứ nơi Như Lai tạng mà nói Thánh đế nghĩa, Như Lai tạng nầy rất sâu vi diệu, Thánh đế được nói ra ấy cũng rất sâu vi diệu. Khó thấy khó rõ chẳng thể phân biệt chẳng phải cảnh tư lương, tất cả thế gian khó tin hiểu, chỉ có đức Như Lai biết rõ.

Nếu ở nơi Như Lai tạng bị triền phược bởi vô lượng phiền não mà chẳng nghi hoặc thì đối với Như Lai pháp thân tạng ra khỏi tất cả phiền não cũng không nghi hoặc.

Bạch đức Thế Tôn ! Nếu có ai ở trong tạng Như Lai nầy và ở nơi Phật pháp thân cảnh giới bí mật bất tư nghị của Phật mà tâm được cứu cánh, thì đối với hai nghĩa Thánh đế đã nói kia hay tin hay rõ hay sanh thắng giải.

Những gì là hai nghĩa Thánh đế ? Đó là hữu tác Thánh đếvô tác Thánh đế.

Hữu tác Thánh đế là nghĩa tứ Thánh đế chẳng viên mãn. Tại sao ? Vì y hộ nơi tha mà chẳng biết được tất cả khổ, dứt tất cả tập, chứng tất cả diệt, tu tất cả đạo. Do đó nên chẳng biết hữu viNiết bàn.

Vô tác Thánh đế là nói nghĩa tứ Thánh đế viên mãn. Tại sao ? Vì tự y hộ nên biết tất cả khổ, dứt tất cả tập, chứng tất cả diệt, tu tất cả đạo.

Tám nghĩa Thánh đế đã nói như vậy, đức Như Lai chỉ đem tứ Thánh đế ra nói. Nơi nghĩa vô tác tu Thánh đế nầy chỉ có đức Như Laihoàn thành cứu cánh, chẳng phải sức lực của A La HánBích Chi Phật đến được. Tại sao ? Vì chẳng phải các pháp thắng liệt hạ trung thượng mà có thể chứng được Niết bàn.

Thế nào là đức Như Lai đối với vô tác Thánh đế được hoàn thành cứu cánh ? Chư Như Lai biết khắp tất cả khổ, dứt hẳn khổ tập bị nhiếp bởi tất cả phiền não và khởi phiền não, chứng được khổ diệt, sở hữu của tất cả khối ý sanh thân và tu tất cả đạo khổ diệt.

Bạch đức Thế Tôn ! Chẳng phải hoại mất pháp mà gọi là khổ diệt. Nói khổ diệt là vô thỉ vô tác vô khởi vô tận thường trụ bất động bổn tánh thanh tịnh ra khỏi vỏ phiền não.

Bạch đức Thế Tôn ! Chư Phật Như Lai thành tựu quá số hằng hà sa pháp bất tư nghị đủ trí giải thoát gọi là pháp thân. Pháp thân nầy chẳng rời lìa phiền não thì gọi là Như Lai tạng. Như Lai tạng đây là trí Như Lai không tánh mả tất cả hàng Thanh VănDuyên Giác chưa hề thấy chưa hề được, chỉ có Phật thấy biết rõ và chứng được.

Bạch đức Thế Tôn ! Trí không tánh Như Lai tạng nầy lại có hai thứ : đó là không và bất không Như Lai tạng. Không Như Lai tạngNhư Lai tạng rời lìa nơi trí chẳng giải thoát tất cà phiền não. Bất không Như Lai tạngNhư Lai tạng có đủ quá số hằng hà sa pháp bất tư nghị trí Phật giải thoát.

Bạch đức Thế Tôn ! Hai thứ không trí nầy các đại Thanh Văn do tin mà được vào. Trí không tánh của tất cả hàng Thanh VănDuyên Giác như vậy đối với cảnh tứ điên đảo luôn phan duyên mà chuyển hiện. Do đó nên đối với tất cả khổ diệt ấy, tất cả hàng Thanh VănDuyên Giác chưa hề thấy chưa hề chứng, chỉ có Phật hiện chứng, đoạn hoại các phiền não, tu tất cả đạo khổ diệt.

Bạch đức Thế Tôn ! Trong bốn Thánh đế, ba vô thường một thường trụ. Vì ba đế vào trong tướng hữu vi, tướng hữu vivô thường . Nói rằng vô thường ấy là pháp phá hoại, pháp phá hoại thì chẳng phải đế chẳng phải thường chẳng phải chỗ quy y. Do đệ nhứt nghĩa nên ba đế ấy chẳng phải đế chẳng phải thường chẳng phải chỗ quy y.

Bạch đức Thế Tôn ! Một đế khổ diệt rời lìa tướng hữu vi, lìa tướng hữu vi thì tánh thường trụ, tánh thường trụ chẳng phải pháp phá hoại, chẳng phải pháp phá hoại thì là đế, là thường, là chỗ quy y. Do thắng nghĩa nên khổ diệt đế là đế, là thường, là chổ quy y.

Khổ diệt đế nầy là bất tư nghị, quá cảnh giới tâm thức của hữu tình, cũng chẳng phải trí của hàng Thanh VănDuyên Giác kịp được.

Ví như người sanh manh chẳng thấy được các màu sắc, trẻ sơ sanh bảy ngày chẳng thấy mặt trời. Cũng vậy, khổ diệt đế chẳng phải cảnh duyên của tâm thức hàng phàm phu, mà cũng chẳng phải cảnh giới của hàng Thanh VănDuyên Giác.

Tâm thức hàng phàm phu là hai biên kiến. Trí của hàng Thanh Văn Dưyên Giác thì gọi là tịnh trí.

Nói rằng biên kiến đó là đối với ngũ thủ uẩn chấp nắm làm ngã rồi sanh ra phân biệt sai khác, đó là thường kiếnđoạn kiến hai thứ kiến chấp.

Bạch đức Thế Tôn ! Nếu lại có ai thấy sanh tử vô thường, Niết bàn là thường, thì chẳng phải kiến chấp đoạn thường mà gọi là chánh kiến.

Tại sao ? Vì kẻ kế đạt ấy thấy các thân căn và nào thọ nào tư hiện hành diệt hoại, với thân tương tục họ chẳng biết được, là kẻ mù không mắt trí huệ nên phát khởi đoạn kiến, với tâm tương tục sát na diệt hoại, họ ngu tối chẳng biết cảnh giới ý thức nên phát khởi thường kiến.

Nhưng những nghĩa ấy quá các phân biệt và quá kiến thức hạ liệt, do hàng ngu phu vọng sanh ý tưởng dị biệt rồi điên đảo chấp trước cho là đoạn là thường.

Bạch đức Thế Tôn ! Hàng hữu tình điên đảo đối ngũ thủ uẩn vô thường tưởng là thường, khổ tưởng là lạc, vô ngã tưởng là ngã, bất tịnh tưởng là tịnh.

Hàng Thanh VănDuyên Giác có tịnh trí, đối với cảnh giớipháp thân của Phật chưa hề thấy được hoặc vì tin Như Lai nên đối với Như Lai sanh ra ý tưởng là thường, là lạc là ngã, là tịnh, đây chẳng phải kiến chấp điên đảo mà là chánh kiến. Tại sao ? Vì Như Lai pháp thânThường Ba la mật, là Lạc Ba la mật, là Ngã Ba la mật, là Tịnh Ba la mật vậy.

Nếu các hữu tìnhý tưởng như trên đây thì gọi là chơn Phật tử từ miệng Phật sanh, từ chánh pháp sanh, từ pháp hóa sanh được Phật pháp phần. 

Bạch đức Thế Tôn ! Nói rằng tịnh trí ấy là Trí Ba la mật của hàng Thanh VănDuyên Giác. Tịnh trí nầy đối với khổ diệt đế còn chẳng phải cảnh giới, huống khổ diệt đế là sở hành của bốn trí nhập lưu. Tại sao ? Vì hàng tam thừa sơ nghiệp, người chẳng ngu pháp, có thể ở nơi nghĩa ấy sẽ chứng sẽ tỏ.

Bạch đức Thế Tôn ! Do nghĩa gì mà nói bốn nhập lưu ?

Bạch đức Thế Tôn ! Bốn nhập lưu nầy là pháp thế gian. Chỉ có một nhập lưu đối với các nhập lưu là hơn hết là trên hết, bởi đệ nhứt nghĩanhập lưukhổ diệt đế.

Bạch đức Thế Tôn ! Sanh tử ấy y tựa Như Lai tạng. Do Như Lai tạng nên nói rằng tiền tế chẳng biết được.

Bạch đức Thế Tôn ! Do có Như Lai tạng nên được có sanh tử , đây là lời nói phải.

Bạch đức Thế Tôn ! Sanh tử ấy, các thọ căn diệt vô gián tương tục thọ căn kế khởi, gọi là sanh tử.

Bạch đức Thế Tôn ! Hai pháp sanh tửNhư Lai tạng, nơi pháp thế tục gọi đó là sanh tử.

Bạch đức Thế Tôn ! Nói rằng tử là nói thọ căn diệt và sanh là các thọ căn khởi. Như Lai tạng thì chẳng sanh chẳng tử chẳng thăng chẳng trụy rời lìa tướng hữu vi.

Bạch đức Thế Tôn ! Như Lai tạng ấy thường hằng chẳng hoại , nên Như Lai tạng là y là trì là kiến lập cho tạng trí chẳng lìa giải thoát và cũng là y trì kiến lập cho các pháp hữu vi trí rời lìa chẳng giải thoát.

Bạch đức Thế Tôn ! Nếu khôngNhư Lai tạng thì không có chán khổ vui cầu Niết bàn. Tại sao ? Vì ở nơi sáu thức nầy và cảnh sở tri, bảy pháp như vậy sát na không dừng chẳng nhận chịu các khổ chẳng kham nhàm lìa nguyện cầu Niết bàn. Như Lai tạng ấy không có tiền tế không sanh không diệt pháp nhĩ nhận chịu các khổ, nó là nhàm khổ nguyện cầu Niết bàn.

Bạch đức Thế Tôn ! Như Lai tạng ấy chẳng phải là có ngã nhơn chúng sanh thọ giả. Như Lai tạng ấy chẳng phải là cảnh sở hành của các hữu tình thân kiến, điên đảokhông kiến.

Bạch đức Thế Tôn ! Như Lai tạng ấy là tạng pháp giới, tạng pháp th ân, tạng xuất thế gian, tạng tánh thanh tịnh, là bổn tánh thanh tịnh.

Như chỗ tôi hiểu thì Như Lai tạng ấy dầu bị khách trần phiền não làm ô nhiễm vẫn còn là cảnh giới Như Lai bất khả tư nghị. Tại sao ? Vì sát na sát na tâm bất thiện tâm thiện cùng khách trần phiền não chẳng ô nhiễm được Như Lai tạng. Tại sao ? Vì phiền não chẳng chạm đến tâm, mà tâm cũng chẳng chạm đến phiền não. Pháp chẳng chạm xúc làm sao có thể nhiễm được tâm.

Bạch đức Thế Tôn ! Vì có phiền não nên có tâm tùy nhiễm. Tùy theo phiền não nhiễm ấy khó hiểu khó rõ. Chỉ có đức Phật Thế Tôn là mắt, là trí, là cội rễ pháp, là tôn thượng, là Đạo Sư, là chỗ y tựa của chánh pháp mới như thiệt thấy biết thôi ».

Bấy giờ đức Thế Tôn khen ngợi Thắng Man phu nhơn : « Lành thay, lành thay ! Đúng như lời ngươi vừa nói. Tánh thanh tịnh tâm theo phiền não khó rõ biết được.

Nầy Thắng Man ! Còn có hai thứ pháp khó rõ biết được : đó là tánh thanh tịnh tâm khó rõ biết được và tâm ấy bị phiền não ô nhiễm cũng khó rõ biết được. Hai pháp nầy, ngươi và Bồ Tát thành tựu đại pháp mới có thể nghe hiểu nhận lãnh. Các hàng Thanh Văn do tín tâm mả hiểu được.

Nầy Thắng Man ! Nếu các đệ tử ta, người có tăng thượng tín tâm tùy thuận pháp trí, ở nơi pháp nầy mà được cứu cánh.

Thuận pháp tríquán sát tâm thức và cảnh, quán sát nghiệp báo, quán sát A La Hán ngủ, quán sát tâm tự tại ưa thích thiền duyệt, quán sát thánh thần thông biến của Thanh Văn Duyên Giác, do thành tựu năm pháp quán sát thiện xảo nầy nên hiện tạivị lai các hàng Thanh Văn đệ tử do nơi tăng thượng tín tâm tùy thuận pháp trí khéo hiễu rõ được tánh thanh tịnh tâm bị phiền não ô nhiễm mà được cứu cánh.

Nầy Thắng Man ! Cứu cánh nầy là nhơn của Đại thừa, nay ngươi nên biết, ngươi tin Như Lai thì đối với pháp thậm thâm chẳng sanh lòng phỉ báng”.

Thắng Man phu nhơn bạch rằng : “ Bạch đức Thế Tôn ! Còn có các nghĩa hay đem lại nhiều lợi ích, tôi sẽ thừa sức oai thần của đức Phật diễn nói các sự ấy”.

Đức Phật bảo : “Lành thay ! Nay cho phép ngươi nói”.

Thắng Man phu nhơn nói :“ Có ba hạng thiện nam tử, thiện nữ nhơn đối pháp thậm thâm rời lìa sự tự phá hại sanh nhiều công đức vào đạo Đại thừa : Một là người thành tựu thậm thâm pháp trí, hai là người tùy thuận pháp trí, ba là người đối với pháp thậm thâm nầy chẳng hiểu rõ được mà kính tôn đức Như Lai chỉ có đức Phật biết được chẳng phải cảnh giới của tôi.

Trừ ba hạng người nầy, các hữu tình khác đối với pháp thậm thâm tùy theo chỗ mình nắm lấy mà chấp trước vọng thuyết, chống trái chánh pháp, huân tập chủng tử hủ bạI các ngoại đạo. Dầu họ có ở phương khác cũng phải đến đó trừ diệt những kẻ hủ bại ấy. Tất cả nhơn thiên cũng phải cùng nhau xô dẹp họ’’.

Nói lời ấy xong, Thắng Man phu nhơn và các quyến thuộc đảnh lễ chưn Phật.

Đức Phật khen rằng : “Lành thay ! Thắng Man ở nơi pháp thậm thâm phương tiện thủ hộ hàng phục oán địch, khéo có thể thông đạt.

Ngươi đã gần gũi muôn ngàn cu chi chư Phật Như Lai nên có thể nói được nghĩa ấy”.

Bấy giờ đức Thế Tôn phóng quang minh thù thắng chiếu khắp đại chúng, hiện thân lên hư không cao bảy cây đa la, dùng sức thần thông chưn bước trên hư không trở về thành Xá Vệ.

Thắng Man phu nhơn và các quyến thuộc chiêm ngưỡng đức Như Lai mắt không tạm rời. Quá tầm mắt rồi tất cả vui mừng hớn hở cùng nhau thay phiên ca ngợi công đức của Như Laiđồng nhứt tâm niệm Phật, trở về thành Vô Đấu khuyên vua Hữu Xưng kiến lập Đại thừa. Nữ nhơn trong thành từ bảy tuổi trở lên, Thắng Man phu nhơn đem Đại thừa giáo hóa. Vua Hữu Xưng cũng đem Đại thừa giáo hóa các nam tử từ bảy tuổi trở lên. Nhơn dân trong nước không ai là chẳng học Đại thừa pháp.

Bấy giờ đức Thế Tôn vào rừng Thệ Đa gọi Tôn giả A Nan và nghĩ đến Thiên Đế. Ứng theo tâm nghĩ của Phật, Thiên Đế Thích cùng quyến thuộc chư Thiên đến chỗ đức Phật.

Đức Thế Tôn bảo Thiên Đế Thích : Nầy Kiều Thi Ca ! Ngài nên thọ trì kinh nầy rồi diễn thuyết khai thị cho chư Thiên cõi Đao Lợi để họ được an lạc”

Đức Thế Tôn lại bảo Tôn giả A Nan : “Ông cũng thọ trì vì hàng tứ chúngphân biệt diễn thưyết’’.

Thiên Đế Thích bạch rằng : “ Bạch đức Thế Tôn ! Kinh nầy sẽ đặt tên là gì và phụng trì thế nào ?”.

Đức Phật dạy : “ Nầy Kiều Thi Ca ! Kinh nầy thành tựu vô biên công đức lực của Thanh VănDuyên Giác không đến được huống là các hữu tình khác. Nên biết rằng kinh nầy là khối đại công đức thậm thâm vi diệu. Nay sẽ vì Ngài mà nói lược tên kinh.

Lắng nghe lắng nghe khéo suy nghĩ nhớ lấy !”.

Thiên Đế ThíchTôn giả A Nan đồng bạch rằng : “ Lành thay đức Thế Tôn ! Kính vâng thọ giáo”.

Đức Phật dạy : “Kinh nầy tán thán Như Lai chơn thiệt công đức, phải thọ trì như vậy. Kinh nầy nói mười điều hoằng thệ bất tư nghị, phải thọ trì như vậy. Kinh nầy dùng một đại nguyện nhiếp tất cả nguyện, phải thọ trì như vậy. Kinh nầy nói nhiếp thọ chánh pháp bất tư nghị, phải thọ trì như vậy. Kinh nầy nói nhập nhứt thừa, phải thọ trì như vậy. Kinh nầy nói vô biên tế, phải thọ trì như vậy. Kinh nầy nói Như Lai tạng, phải thọ trì như vậy. Kinh nầy nói Phật pháp thân, phải thọ trì như vậy. Kinh nầy nói không tánh nghĩa che ẩn chơn thiệt, phải thọ trì như vậy. Kinh nầy nói nghĩa một Thánh Đế, phải thọ trì như vậy. Kinh nầy nói một sở y thường trụ bất động tịch tĩnh, phải thọ trì như vậy. Kinh nầy nói điên đảo chơn thiệt, phải thọ trì như vậy. Kinh nầy nói tự tánh thanh tịnh tâm bị phiền não che ẩn, phải thọ trì như vậy. Kinh nầy nói chơn Phật tử, phải thọ trì như vậy. Kinh nầy nói Thắng Man phu nhơn chánh sư tử hống, phải thọ trì như vậy.

Lại nầy Kiều Thi Ca ! Chỗ nói của kinh nầy dứt tất cả nghi hoặc quyết định liễu nghĩa nhập vào đạo Nhứt thừa.

Nầy Kiều Thi Ca ! Nay đem kinh Thắng Man phu nhơn sư tử hống đã được nói đây giao phó cho Ngài mãi đến thời gian chánh pháp còn. Ngài nên đem diễn thuyết khai thị khắp mười phương’’.

Thiên Đế Thích bạch rằng : “ Lành thay đức Thế Tôn ! Kính vâng thọ giáo”.

Bấy giờ Thiên Đế Thích, Tôn giả A Nan và các chúng trong đại hội, Trời, Người, A Tu La, Càn Thát Bà v.v... nghe lời Phật dạy đều rất vui mừng tín thọ phụng hành.

PHÁP HỘI THẮNG MAN PHU NHƠN 
THỨ BỐN MƯƠI TÁM 
HẾT

 

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.