30-pháp Hội Diệu Huệ Đồng Nữ

01/05/201012:00 SA(Xem: 42193)
30-pháp Hội Diệu Huệ Đồng Nữ

KINH ĐẠI BẢO TÍCH
Việt dịch: Tỳ Kheo Thích Trí Tịnh
Xuất bản: Ban Văn Hóa Thành Hội TP. Hồ Chí Minh PL 2543 - DL 1999

XXX
Pháp hội

DIỆU HUỆ ĐỒNG NỮ

Thứ ba mươi 

Hán Dịch: Nhà Đường, Pháp Sư Bồ Đề Lưu Chi
Việt Dịch: Việt Nam Tỳ Kheo Thích Trí Tịnh

 Như vậy tôi nghe một lúc đức Phật ở tại thành Vương Xá trong núi Kỳ Xà Quật cùng chúng đại Tỳ Kheo ngàn hai trăm năm mươi người và đại Bồ Tát mười ngàn người câu hội. 

Bây giờ thành Vương Xátrưởng giả nữ tên Diệu Huệ mới tám tuổi dung mạo đoan chánh xinh đẹp đầy đủ tướng người ai thấy đều vui thích, đã từng thân cận cúng dường trồng các căn lành nơi vô lượng chư Phật quá khứĐồng nữ Diệu Huệ đến lễ chưn đức Như Lai nhiễu ba vòng qùy chắp tay bạch rằng: 

«Đấng Vô thượng Chánh giác 
Làm đèn sáng thế gian 
Xin cho phép tôi hỏi 
Sở hành của Bồ Tát ».

Đức Phật phán : «Nay cho ngươi tùy ý hỏi, Phật sẽ giải thuyết để dứt lưới nghi».

Diệu Huệ liền nói kệ thỉnh hỏi: 
«Làm sao được thân đẹp 
Đại phú và tôn qúi 
Lại do nhơn duyên gì 
Quyến thuộc khó trở hoại 
Thế nào thấy thân mình 
Được thọ biến hóa sanh 
Ngồi hoa sen ngàn cánh 
Diện phụng Phật Thế Tôn 
Thế nào chứng nhập được 
Tự tại thắng thần thông 
Đến khắp vô lượng cõi 
Kính lễ lạy chư Phật 
Thế nào được không oán 
Lời nói được người tin 
Trừ sạch các pháp chướng 
Lìa hẳn các ma nghiệp 
Thế nào lúc mạng chung 
Được thấy chư Phật hiện 
Nghe nói pháp thanh tịnh 
chẳng bị khổ não bức 
Đấng đại bi vô thượng 
Xin thương giải thuyết cho »

Đức Phật bảo Diệu Huệ : «Lành thay lành thay! Khéo hỏi được nghĩa thâm diệu ấy. Lắng nghe kỹ và khéo suy gẫm đức Phật sẽ nói cho ».

Diệu Huệ bạch rằng : «Vâng bạch thế Tôn! Xin muốn được nghe ».

Đức Phật dạy : «Nầy Diệu Huệ ! Bồ Tát thành tựu bốn pháp thì được thọ thân hình đoan chánh : một là nơi ác hữu chẳng khởi lòng giận hờn, hai là an trụ đại từ, ba là rất thích chánh pháp, bốn là tạo hình tượng Phật ».

 Đức Thế Tôn nói kệ rằng: 

« Sân hoại thiện căn chớ tăng trưởng 
Từ tâm thích pháp tạo hình Phật 
Sẽ được thân đủ tướng trang nghiêm 
Tất cả chúng sanh thường ưa thấy.

Lại nầy Diệu Huệ ! Bồ Tát thành tựu bốn pháp thì được thân phú quí : một là bố thí đúng thời, hai là không lòng khinh mạn, ba là vui mừng mà cho, bốn là chẳng mong quả báo ».

 Đức Thế Tôn nói kệ rằng: 

«Đúng thời bố thí không khinh mạng 
Hoan hỉ đem cho chẳng mong cầu 
Nơi bốn hạnh nầy thường siêng tu 
Thọ sanh sẽ được đại phú quí ».

Lại nầy Diệu Huệ ! Bồ Tát thành tựu bốn pháp thì được quyến thuộc chẳng trở hoại : một là khéo rời bỏ được lời ly gián, hai là làm cho chúng sanh tà kiến an trụ chánh kiến, ba là chánh pháp sắp diệt hộ trì cho còn lâu, bốn là dạy chúng sanh xu hướng Phật Bồ Đề ».

 Đức Thế Tôn nói kệ rằng : 

«Bỏ rời ly giántà kiến 
Chánh pháp sắp diệt hay hộ trì 
Khiến chúng sanh trụ đại Bồ Đề
Sẽ được quyến thuộc không hư hoại ».

 Lại nầy Diệu Huệ ! Bồ Tát thành tựu bốn pháp sẽ được ở trước chư Phật hóa sanh ngồi tòa liên hoa : một là cầm hoa quả đẹp ngon và hương thơm dâng cúng chư Phật và các chùa tháp, hai là trọn chẳng vọng làm tổn hại kẻ khác, ba là tạo tượng Phật ở trên đài sen, bốn là với Phật Bồ đề hay sanh lòng tin thanh tịnh ».

 Đức Thế Tôn nói Kệ rằng: 

«Hoa hương cúng Phật và chùa tháp
Chẳng hại kẻ khác và tạo tượng 
Rất tin hiểu nơi Phật Bồ Đề 
Được ngồi hoa sen sanh trước Phật.

 Lại nầy Diệu Huệ ! Bồ Tát thành tựu bốn pháp thì được thần thông thù thắng từ một Phật độ đến một Phật Độ: một là thấy người tu pháp lành thì chẳng làm chướng não, hai là lúc người thuyết pháp trọn chẳng làm trở ngại ba là thắp đèn sáng cúng dường tháp Phật, bốn là siêng tu tập các môn thiền định »

 Đức Thế Tôn kệ rằng: 

«Thấy người tu lành thuyết chánh pháp 
Chẳng hủy báng cũng chẳng trở ngại 
Tháp thờ Như Lai cúng đèn sáng 
Siêng tu thiền định dạo nước Phật. 

 Lại nầy Diệu Huệ ! Bồ Tát thành tựu bốn pháp thì ở đời không oán thù : một là dùng lòng không dua vạy mà gần gũi thiện hữu, hai là là nơi pháp thù thắng của người không lòng tật đố, ba là người được danh dự lòng vui mừng theo, bốn là nơi hạnh Bồ Tát không lòng khinh hủy».

Đức Thế Tôn nói kệ rằng: 

«Chẳng lòng dua vạy gần hạnh lành 
Người có hơn ta không ganh ghét 
Người được danh dự thường hoan hỉ 
Chẳng chê Bồ Tát được không oán.

Lại nầy Diệu Huệ ! Bồ Tát thành tựu bốn pháp thì lời nói được người tin : một là phát ngôn tu hành thường khiến tương ưng, hai là ở chỗ thiện hữu chẳng dấu lỗi quấy, ba là nơi pháp được nghe chẳng tìm lỗi dở, bốn là với người thuyết pháp chẳng sanh ác tâm ».

 Đức Thế Tôn nói kệ rằng: 

«Phát ngôn tu hành thường tương ưng 
Chẳng giấu tội mình với thiện hữu 
Nghe kinh chẳng tìm lỗi nhơn pháp
Lời nói tất cả được người tin. 

 Lại nầy Diệu Huệ ! Bồ Tát thành tựu bốn pháp thì có thể rời lìa pháp chướng mau được thanh tịnh: một là thâm tâm ưu thích nhiếp trì ba luật nghi, hai là nghe kinh thậm thâm chẳng sanh lòng nghi báng, ba là thấy Bồ Tát tân phát ý thì sanh tâm Nhứt thiết trí bốn là đồi với tất cả hữu tình có tâm đại từ bình đẳng ».

Đức Thế Tôn nói kệ rằng: 

 «Dùng thâm ý nguyện nhiếp luật nghi 
Nghe kinh thậm thâm hay tin hiểu 
Kính sợ phát tâm tưởng là Phật 
Tâm từ khắp độ tiêu chướng nạn.

Lại nầy Diệu Huệ ! Bồ Tát thành tựu bốn pháp thì hay rời lìa các ma nghiệp: một là biết rõ pháp tánh bình đẳng, hai là phát khởi tinh tiến, ba là thường siêng niệm Phật, bốn là tất cả thiên căn đều hồi hướng Vô thượng Bồ Đề

Đức Thế Tôn nói kệ rằng: 

«Biết được các tánh bình đẳng 
Thường khởi tinh tiến Như Lai 
Hồi hướng tất cả các thiện căn 
Chúng ma không thể được dịp hại. 

 Lại nầy Diễu Huệ ! Bồ Tát thành tựu bốn pháp thì lúc lâm chung được chư Phật hiện tiền : một là người có cầu muốn gì thì bố thí cho đầy đủ, hai là nơi các pháp lành sanh tin hiểu sâu, ba là với chư Bồ Tát thí cúng đồ trang nghiêm, bốn là ở nơi Tam bửu siêng lo cúng dường ».

 Đức Thế Tôn nói kệ rằng: 

«Người có cầu dùng thí cho đủ 
Tin hiểu pháp sâu cúng trang nghiêm
Tam bửu phước điền siêng cúng dường 
Lâm mạng chung thời thấy Phật hiện ».

Diệu Huệ đồng nữ bạch rằng : Bạch đức Thế Tôn ! Như lời đức Phật dạy về hạnh Bồ Tát tôi sẽ phụng hành. Trong bốn mươi hạnh ấy nếu tôi thiếu một hạnh mà chẳng tu thì trái với lời đức Phật dạy là khi dối đức Như lai ».

 Tôn giả Mục Kiền Liên bảo đồng nữ Diệu Huệ rằng : «Hạnh Bồ Tát rất khó làm được, nay cô phát nguyện lớn thù thắng ấy, có phải là cô đã được tự tại nơi nguyện ấy chăng?».

Diệu Huệ bạch Tôn Giả rằng : «Nếu hoằng nguyện của tôi chơn thiệt chẳng hư có thể làm cho các hạnh Bồ Tát được viên mãn thì xin cõi Đại Thiên Tam Thiên nầy chấn động sáu cách trời mưa hoa đẹp trống trời tự kêu ».

Đồng nữ nguyện xong, hư không tuôn hoa như mưa, trống trời kêu vang, cả Đại Thiên thế giới chấn động sáu cách. 

Diệu Huệ bạch Tôn Giả rằng : «Do lời phát nguyện chơn thiệt ấy đời vị lai tôi sẽ thành Phật như đức Thích Ca Như Lai. Cõi nước tôi không có các ma sự và tên ác thú nữ nhơn. Nếu lời tôi nói đây không hư vọng thì nguyện cho thân thể đại chúng đều kim sắc ».

Đồng nữ nói xong cả chúng đều thành kim sắc

Tôn giả Mục Kiền Liên rời chỗ ngồi đứng dậy trịch y vai hữu đảnh lễ chưn Phật mà bạch rằng : «Bạch đức Thế Tôn ! Nay tôi trước lạy Bồ Tát sơ phát tâm và chúng đại Bồ Tát ».

Văn Thù Sư Lợi Pháp Vương Tử hỏi Diệu Huệ : «Cô an trụ pháp gì mà phát nguyện thành thiệt ấy?».

Đồng nữ Diệu Huệ đáp rằng : «Bạch Văn Thù Sư Lợi ! Lời hỏi ấy chẳng phải. Tại sao? Vì trong pháp giới không có sở trụ vậy ».

 Lại hỏi: «Thế nào gọi là Bồ Đề? ».

 Đáp: «Vô phân biệt pháp, đây gọi là Bồ Đề ».

 Lại hỏi : «Thế nào gọi là Bồ Tát? ».
Đáp : «Tất cả các pháp đồng tướng hư không, đây gọi là Bồ Tát ».
Lại hỏi : «Thế nào gọi là Bồ Đề? ».
Đáp : «Hạnh dường như dương diệm cốc hưởng, đây là hạnh Bồ đề ».
Lại hỏi : «Y cứ mật ý gì mà nói như vậy? ».
Đáp : « Ở trong đây tôi không thấy có chút pháp mật chẳng phải mật ».
Lại hỏi : «Nếu như vậy thì tất cả phàm phu lẽ ra là Bồ Đề? ».
Đáp : «Ngài cho rằng Bồ Đề khác với phàm phu ư! Chớ quan niệm như vậy. Tại sao? Vì đồng một tướng pháp giới chẳng thủ chẳng xả không có thành hoại vậy ».
Lại hỏi : «Trong nghĩa nầy người hiểu rõ được số ấy có bao nhiêu? ».
Đáp : «Như bao nhiêu lượng tâm tâm sở huyễn hóa thì có bao nhiêu chúng sanh huyễn hoá hay hiểu rõ nghĩa nầy »
Lại hỏi :«Huyễn hóa vốn không có sao lại có tâm tâm sở như vậy?».
Đáp : «Pháp giới cũng vậy chẳng có chẳng không, nhẫn đến Như Lai cũng chẳng có chẳng không như vậy ».
Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát bạch đức Phật rằng : «Bạch đức Thế Tôn ! Đồng nữ Diệu Huệ nầy thật rất hi hữu hay thành tựu được pháp nhẫn như vậy ».
Đức Phật phán : « Đúng như vậy, thiệt như lời Văn Thù Sư lợi nói.Nhưng thuở qua khứ đồng nữ nầy đã phát tâm Bồ đề trải qua ba mươi kiếp rồi ta mới phát xu vô thượng Bồ ĐềĐồng nữ nầy cũng làm cho Văn Thù Sư Lợi an trụ vô sanh nhẫn ».
Văn thù Sư Lợi Bồ Tát liền day lại đảnh lễ đồng nữ Diệu Huệ và bạch rằng : «Thuở quá khứ vô lượng kiếp trước tôi đã từng cúng dường cô, chẳng ngờ ngày nay lại được thân cận».
Diệu Huệ nói : «Bạch Ngài Văn Thù Sư Lợi ! Ngài chớ sanh khởi phân biệt như vậy. Tại sao, vì do vô phân biệt mà được vô sanh nhẫn vậy».
Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát lại hỏi Diệu Huệ đồng nữ : «Nay cô vẫn chưa chuyển đổi thân nữ nhơn ư?».

Diệu Huệ nói : « Tướng nữ nhơn trọn bất khả đắc thì nay chuyển đổi những gì. Bạch Văn Thù Sư Lợi ! Tôi sẽ vì Ngài mà dứt trừ nghi hoặc. Do vì tôi nói lời chơn thiệt như vầy : Đời đương lai lúc tôi được vô thượng Bồ đề, trong chánh pháp của tôi các hàng Tỳ Kheo nghe lời truyền thiện lai xuất gia nhập đạo. Trong quốc độ tôi tất cả chúng sanh thân đều kim sắc ăn mặc đồ dùng như cung trời thứ sáu đều tùy niệm hiện ra, không có ma sự và các ác đạo cũng không có tên nữ nhơn, có tòa bảy báu trên giăng lưới báu, hoa sen bảy báu trùm với tướng báu, như cõi thanh tịnh trang nghiêm của Văn Thù Sư Lợi được thành đồng nhau không khác. Nếu lời tôi nói trên đây không hư vọng thì nay toàn đại chúng thân đều kim sắc, thân nữ nhơn của tôi biến thành nam tử như Tỳ Kheo trí pháp ba mươi tuổi».

Đồng nữ nói xong, toàn đại chúng thân đều kim sắc. Diệu Huệ chuyển thành nam tử như Tỳ Kheo tri pháp ba mười tuổi. 

Bấy giờ chư Thiên Địa cư chuyền nhau ca ngợi : « Thiện tai! Đại tai ! Diệu Huệ đại Bồ Tát có thể thuở vị lai lúc thành Bồ Đề cõi nước nghiêm tịnh công đức như vậy ».

 Đúc Phật bảo Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát : «Diệu Huệ Bồ Tát nầy đời Đương Lai thành Phật hiệu là Thù Thắng công Đức Bửu Tạng Như Lai ».

 Đức Phật nói lời nầy có ba mươi câu chi chúng sanh an trụ bất thối chuyển nơi Vô thượng Bồ Đề, tám mươi câu chi chúng sanh xa trần lìa cấu được pháp nhãn tịnh, tám ngàn chúng sanh được trí chúng. Năm ngàn Tỳ kheo hành Bồ Tát thừa lòng muốn thối chuyển nay nhơn vì thấy Diệu Huệ Bồ Tát ý nguyện thiện căn oai đức thù thắng nên đều cởi thượng y đang mặc dâng lên đức Như Lai rồi phát hoằng thệ rằng: « Do thiện căn nầy chúng tôi quyết định thành Vô thượng Bồ đề ».

 Vì chư Tỳ Kheo nầy đem thiện căn hồi hướng Vô thượng Bồ đề nên siêu chín mươi kiếp khổ sanh tử được chẳng thối chuyển Vô thượng Bồ đề

 Đức Phật liền thọ ký cho năm ngàn Tỳ kheo ấy rằng : « Đời đương lai qua sau ngàn kiếp, trong kiếp Vô Cấu Quang Minh, thế giới Dương Diệm, quốc độ Nam Nhẫn, trong một kiếp nối kế nhau thành Phật đồng một hiệu là Biện Tài Trang Nghiêm Như Lai ».

Đức Phật phán tiếp: «Nầy Văn Thù Sư Lơi! Pháp môn như vậy có đại oai đức hay khiến chư Bồ Tát và người Thanh Văn thừa được lợi ích lớn. 

 Nầy Văn Thù Sư Lợi ! Hoặc có thiện nam tử thiện nữ nhơn vì cầu Bồ đề mà không phương tiện thiện xảo hành sáu Ba La mật mãn ngàn kiếp. Lại có người trong nữa tháng biên chép đọc tụng kinh nầy, thì phước đức đây hơn phước đức trên ngàn muôn ức lần, nhẫn đến không toán số thí dụ

 Nầy Văn Thù Sư Lợi ! Pháp Môn vi diệu như vậy là căn bổn của các khế kinh Đại thừa, ta đem phó chúc cho ông, đời đương lai ông thọ trì đọc tụng giải thuyết cho người. 

 Ví như vua Chuyển Luân Thánh Vương xuất thế thì bảy báu đều hiện ra tại trước vua ; Sau khi vua mất thì bảy báu cũng mất theo.

 Pháp môn vi diệu nầy lưu hành tại thế gian thì chính là pháp nhãn thất Bồ đề phần v.v…của chư Như Lai chẳng mất. Nếu không lưu hành thì chánh pháp sẽ mất. 

 Vì thế nên, nầy Văn THù Sư Lợi ! Nếu người muốn cầu Bồ đề thì nên phát khởi tinh tiến biên chép kinh nầy thọ trì đọc tụng vì người mà giải thuyết. Đây là lời dạy của Phật, chớ để đời sau phải sanh lòng hối hận ».

 Đức Phật nói kinh nầy rồi, Diệu Huệ Bồ Tát, Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát và cả đại chúng Thiên Long Bát Bộ nghe lời Phật dạy đếu rất vui mừng tín thọ phụng hành

PHÁP HỘI DIỆU HUỆ ĐỒNG NỮ 
THỨ BA MƯƠI 
HẾT 

 





Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
Tôi hôm nay hân hạnh được góp một vài ý kiến trong Lễ Vía Đức Phật Thầy Tây An, vị đạo sư đã khai sáng Bửu Sơn Kỳ Hương, một tôn giáo nội sinh trong lòng dân tộc và vì ngài có một thời gian cư trú ở Chùa Tây An (Thiền phái Lâm Tế) dưới chân núi Sam (Châu Đốc), nên vị đạo sư họ Đoàn được người dân một cách tôn kính gọi là Đức Phật Thầy Tây An. Từ gốc rễ đó, Phật Giáo Hòa Hảo do Đức Huỳnh Giáo Chủ sáng lập, thường được coi là sự kế thừa và phát triển của Bửu Sơn Kỳ Hương trong bối cảnh mới. Truyền thống Phật Giáo Hòa Hảo mỗi năm đều có Lễ Vía Đức Phật Thầy Tây An. Ngài đã từng được nhìn theo nhiều phương diện khác nhau. Nhưng hôm nay, tôi xin phép trình bày về một bản văn quan trọng do Đức Phật Thầy Tây An để lại. Đó là bài thơ Mười Điều Khuyến Tu.
Nam Mô Đại Từ Đại Bi Cứu Khổ Cứu Nạn Quán Thế Âm Bồ Tát Tâm thư KHẨN THIẾT KÊU GỌI cứu trợ đồng bào nạn nhân bão lụt Miền Bắc VN Một đồng.. giữa lúc nguy nan Hơn giúp bạc triệu lúc đang yên bình.. Bão giông tan tác quê mình.. Ơi người con Việt đoái nhìn, sẻ chia.... Như Nhiên- Thích Tánh Tuệ
Trước hết là giải thích lý do vì sao đi so sánh giữa hai người này. Câu trả lời là vì họ có lập trường đối lập với nhau và đều rất nổi tiếng. Một người là nhà khoa học nổi tiếng nhất của nhân loại có quan điểm duy thực (tin thế giới vật chất là có thật khách quan nằm ngoài ý thức). Một người là đại biểu có sức ảnh hưởng của Phật giáo tu theo hạnh đầu đà (khổ hạnh) không tin vật chất kể cả thân xác là tuyệt đối có thật (bản chất là tánh không) và thực hành tánh không bằng cách tu tập khổ hạnh, đối diện với khổ nhưng không cảm thấy khổ, chứng tỏ khổ cũng không có thật. Người giải ngộ phải hiểu rằng Tứ Diệu Đế (Khổ, Tập, Diệt, Đạo) chỉ là giáo lý bất liễu nghĩa. Bát Nhã Tâm Kinh đã nêu rõ :