41. Pháp Hội Di Lặc Bồ Tát Vấn Bát Pháp

01/05/201012:00 SA(Xem: 40540)
41. Pháp Hội Di Lặc Bồ Tát Vấn Bát Pháp

KINH ĐẠI BẢO TÍCH
Việt dịch: Tỳ Kheo Thích Trí Tịnh
Xuất bản: Ban Văn Hóa Thành Hội TP. Hồ Chí Minh PL 2543 - DL 1999

XLI
PHÁP HỘI DI LẶC BỒ TÁT VẤN BÁT PHÁP

THỨ BỐN MƯƠI MỐT

Hán Dịch: Nhà Đường, Pháp Sư Bồ Đề Lưu Chi
Việt Dịch: Việt Nam, Tỳ Kheo Thích Trí Tịnh

Như vậy tôi nghe một lúc đức Bà Già Bà ở thành Vương Xá trong núi Kỳ Xà Quật cùng chúng đại Tỳ kheo ngàn hai trăm năm mươi người câu hội và mười ngàn đại Bồ tát.

Bấy giờ Di Lặc Bồ tát đứng dậy trịch y vai hữu gối hữu chấm đất chắp tay hướng Phật mà bạch rằng: “Bạch đức Thế tôn! Nay tôi muốn đem ít pháp hỏi đức Như Lai Ứng Chánh Biến Tri, chẳng hay đức Thế Tôncho phép chăng?”.

Đức Phật dạy: “Nầy Di Lặc! Tùy ý ông hỏi, đức Như Lai Ứng Chánh Biến Tri sẽ phân biệt giải nói cho ông vui mừng.

Bạch đức Thế Tôn! Đại Bồ tát cứu cánh thành tựu mấy pháp chẳng thối chuyển Vô thượng Bồ đề, ở trong pháp thắng tiến chẳng thối chẳng chuyển, lúc hành đạo Bồ tát hàng phục tất cả ma oán địch, như thiệt biết tự thể tướng của tất cả pháp, ở các thế gian tâm chẳng mỏi mệt. Do tâm chẳng mỏi mệt nên chẳng y nơi tha trí mau chóng thành tựu Vô thượng Bồ đề?”.

Đức Phật dạy: “Lành thay, lành thay, nầy Di Lặc! Nay ông có thể hỏi đức Như Lai về thâm nghĩa như vậy. Ông nên nhứt tâm lắng nghe, ta sẽ nói cho.

- Bạch đức Thế Tôn! Tôi xin vui thích muốn nghe.

- Nầy Di Lặc! Chư đại Bồ tát cứu cánh thành tựu tám pháp thì chẳng thối chuyển Vô thượng Bồ đề, ở nơi pháp thắng tiến chẳng thối chẳng chuyển, lúc hành đạo Bồ tát hàng phục tất cả các ma oán địch, như thiệt biết tự thể tướng của tất cả pháp, ở các thế gian tâm chẳng mỏi mệt, vì tâm chẳng mỏi mệt nên chẳng y nơi tha trí, mau chóng thành tựu Vô thượng Bồ đề.

Những gì là tám pháp? Đó là chư đại Bồ tát thành tựu thâm tâm, thành tựu hành tâm, thành tựu xả tâm, thành tựu thiện tri hồi hướng phương tiện tâm, thành tựu đại từ tâm, thành tựu đại bi tâm, thành tựu thiện tri phương tiệnthành tựu Bát nhã ba la mật

Nầy Di Lặc! Thế nào là đại Bồ tát thành tựu thâm tâm?

Nếu chư đại Bồ tát nghe khen ngợi Phật và chê bai Phật, tâm họ cứu cánh nơi Vô thượng Bồ đề vững chắc chẳng động; nếu nghe khen ngợi Pháp và chê bai Pháp, tâm họ cứu cánh nơi Vô thượng Bồ đề vững chắc chẳng động; nếu nghe khen ngợi Tăng và chê bai Tăng, tâm họ cứu cánh nơi Vô thượng Bồ đề vững chắc chẳng động. Đây là chư đại Bồ tát thành tựu thâm tâm.

Nầy Di Lặc! Thế nào là đại Bồ tát thành tựu hành tâm?

Nếu chư đại Bồ tát xa lìa sát sanh, xa lìa trộm cướp, xa lìa tà dâm, xa lìa vọng ngôn, xa lìa lưỡng thiệt, xa lìa ác khẩu, xa lìa ỷ ngữ, đây là cứu cánh thành tựu hành tâm.

Nầy Di Lặc! Thế nào là đại Bồ tát thành tựu xả tâm?

Nếu chư đại Bồ tát là chủ hay xả hay bố thí cho các Sa môn, Bà la môn, kẻ nghèo cùng ăn xin ăn mày, những kẻ hà tiện các thứ vật đựng đồ uống ăn y phục đồ nằm thuốc men, đây là cứu cánh thành tựu xả tâm.
Nầy Di Lặc! Thế nào là chư đại Bồ tát cứu cánh thành tựu tâm khéo biết hồi hướng phương tiện?

Nếu chư đại Bồ tát có tu bao nhiêu thiện căn từ ba nghiệp thân khẩu ý đều hồi hướng Vô thượng Bồ đề, đây là cứu cánh thành tựu tâm khéo biết phương tiện hồi hướng.

Nầy Di Lặc! Thế nào là chư đại Bồ tát thành tựu tâm đại từ?

Nếu chư Bồ tát cứu cánh thành tựu thân nghiệp đại từ, cứu cánh thành tựu khẩu nghiệp đại từ, cứu cánh thành tựu ý nghiệp đại từ, đây là cứu cánh thành tựu đại từ tâm.

Nầy Di Lặc! Thế nào là chư đại Bồ tát thành tựu đại bi tâm?

Nếu chư đại Bồ tát thành tựu thân nghiệp chẳng thể chê trách, thành tựu khẩu nghiệp chẳng thể chê trách, thành tựu ý nghiệp chẳng thể chê trách, đây là cứu cánh thành tựu tâm đại bi.

Nầy Di Lặc! Thế nào là chư đại Bồ tát thành tựu thiện tri phương tiện?

Nếu chư đại Bồ tát khéo biết thế đế, khéo biết đệ nhứt nghĩa đế, khéo biết cả hai đế, 

Nầy Di Lặc! Thế nào là chư đại Bồ tát thành tựu Bát nhã ba la mật?

Nếu chư đại Bồ tát biết rõ như vầy: Y theo pháp nầy có pháp nầy, y theo pháp nầy sanh pháp nầy, đó là vô minh duyên hành, hành duyên thức, thức duyên danh sắc, danh sắc duyên lục nhập, lục nhập duyên xúc, xúc duyên thọ, thọ duyên ái, ái duyên thủ, thủ duyên hữu, hữu duyên sanh, sanh duyên lão tử ưu bi khổ não, như thế thì chỉ có những khổ lớn tụ họp thôi.

Do pháp nầy không có nên pháp nầy không có, do pháp này diệt nên pháp nầy diệt, đó là vô minh diệt thì hành diệt, hành diệt thì thức diệt, thức diệt thì danh sắc diệt, danh sắc diệt thì lục nhập diệt, lục nhập diệt thì xúc diệt, xúc diệt thì thọ diệt, thọ diệt thì ái diệt, ái diệt thì thủ diệt, thủ diệt thì hữu diệt, hữu diệt thì sanh diệt, sanh diệt thì lão tử ưu bi khổ não diệt, như thề thì chỉ có khối khổ lớn diệt thôi. Đây là cứu cánh thành tựu Bát nhã ba la mật.

Nầy Di Lặc! Đây gọi là chư đại Bồ tát cứu cánh thành tựu tám pháp chẳng thối chuyển Vô thượng Bồ đề, ở trong pháp thắng tiến chẳng thối chẳng chuyển, lúc hành đạo Bồ tát hàng phục tất cả các ma oán địch, như thiệt biết tự thể tướng tất cả pháp, nơi các thế gian tâm chẳng mỏi mệt, vì tâm chẳng mỏi mệt nên chẳng y tha trí mau chóng thành tựu Vô thượng Bồ đề”.

Đức Phật nói kinh nầy rồi, Di Lặc Bồ tát cùng chư đại Bồ tát, chư Tỳ kheo, Tỳ kheo ni, Ưu bà tắc, Ưu bà di, Thiên, Long, Dạ xoa, Càn thát bà, A tu la, Ca lâu la, Khẩn na la, Ma hầu la già, Nhơn phi nhơn, tất cả đại chúng nghe lời Phật dạy đều rất vui mừng tín thọ phụng hành.

PHÁP HỘI DI LẶC BỒ TÁT VẤN BÁT PHÁP 
THỨ BỐN MƯƠI MỐT 
HẾT 

 

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
Nam Mô Đại Từ Đại Bi Cứu Khổ Cứu Nạn Quán Thế Âm Bồ Tát Tâm thư KHẨN THIẾT KÊU GỌI cứu trợ đồng bào nạn nhân bão lụt Miền Bắc VN Một đồng.. giữa lúc nguy nan Hơn giúp bạc triệu lúc đang yên bình.. Bão giông tan tác quê mình.. Ơi người con Việt đoái nhìn, sẻ chia.... Như Nhiên- Thích Tánh Tuệ
Trước hết là giải thích lý do vì sao đi so sánh giữa hai người này. Câu trả lời là vì họ có lập trường đối lập với nhau và đều rất nổi tiếng. Một người là nhà khoa học nổi tiếng nhất của nhân loại có quan điểm duy thực (tin thế giới vật chất là có thật khách quan nằm ngoài ý thức). Một người là đại biểu có sức ảnh hưởng của Phật giáo tu theo hạnh đầu đà (khổ hạnh) không tin vật chất kể cả thân xác là tuyệt đối có thật (bản chất là tánh không) và thực hành tánh không bằng cách tu tập khổ hạnh, đối diện với khổ nhưng không cảm thấy khổ, chứng tỏ khổ cũng không có thật. Người giải ngộ phải hiểu rằng Tứ Diệu Đế (Khổ, Tập, Diệt, Đạo) chỉ là giáo lý bất liễu nghĩa. Bát Nhã Tâm Kinh đã nêu rõ :
Một hình chụp văn bản lan truyền qua mạng xã hội hôm 12 Tháng Tám được cho là thư thông báo rời bỏ Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam (giáo hội quốc doanh) của Thượng Tọa Thích Minh Đạo, trụ trì tu viện Minh Đạo ở thị xã Phú Mỹ, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu.