Sn 5.8 Hemaka-manava-puccha Câu Hỏi của Hemaka

28/10/201810:10 SA(Xem: 3056)
Sn 5.8 Hemaka-manava-puccha Câu Hỏi của Hemaka
NGUYÊN GIÁC
Dịch Việt & Chú Giải
KINH NHẬT TỤNG SƠ THỜI
Nhà xuất bản Ananda Viet Foundation

 

Sn 5.8: HEMAKA-MANAVA-PUCCHA

CÂU HỎI CỦA HEMAKA

 

 

Hemaka hỏi rằng, làm sao để giải thoát.

Đức Phật trả lời rằng, hãy gỡ bỏ ham mê say đắm đối với bất cứ những gì khả ái, những gì dễ thương trong các cõi được thấy, được nghe, được cảm thọ, được nhận biết. Luôn luôn giữ chánh niệm như thế, sẽ giải thoát ngay trong đời này.

Tuy nhiên, không mê đắm, cũng có nghĩa là không ghét bỏ. Bởi vì hễ có tâm mê đắm cái này, tất sinh tâm ghét bỏ những gì trái nghịch với nó. Hãy thấy, các pháp như thế, chỉ là như thế, hễ đủ duyên thì khởi lên được thấy nghe hay biết, không có gì phải ưa thích hay ghét bỏ.

Đại Châu Thiền sư từng nói: “Định là đối cảnh vô tâm, tám ngọn gió chẳng làm lay động. Nếu chứng đặng pháp Định như thế, tuy là mang thân phàm phu mà đã vào ngôi vị Phật.” Như thế, Phật chính là Tâm Bất Động vậy.

Khi tâm tỉnh thức, lắng đọng tịch diệu như thế, còn gọi là Thấy Tánh, hay Thấy Pháp. Trong Thiền Tông còn gọi như thế là không cần tu gì hết, vì chánh niệm như thế là tròn đầy: “Tức Giới, Tức Định, Tức Huệ.”

Trong Kinh Thủ Lăng Nghiêm Tông Thông, bản dịch Nhẫn Tế Thiền Sư, nơi Quyển VIII, Phần Thứ 2, Chương IV, có đoạn giải thích về đối cảnh mà chẳng động:

“Thông rằng: Tâm quang thầm xoay lại, hướng về Phật mà an trụ được thường lắng đọng tịch diệu của Chư Phật, đối cảnh mà chẳng động. Được chỗ Vô Thượng Diệu Tịnh của Phật thì giao thiệp với trần mà chẳng nhiễm. Đây là Tự Tánh Thiên Chân Phật, vô vi chân thật vậy. An trụ trong đó thì không tạo không làm, không chứng không đắc. Phàm có được ắt có mất, không được thì không mất. Có mất thì cần dùng Giới. Không mất thì đâu cần dùng Giới. Tự Tánh vô vi, tức đó là Giới. Giới mà không có chỗ Giới, đó là Chân Giới. Giới này tại tâm quang, chỗ âm thầm xoay lại mà gọi là mật vì không thể lấy ý thức đo lường, há có thể nói đồng với Giới Luật tầm thường sao? Tức Giới tức Định, tức Giới tức Huệ, chỉ một thể mà khác danh thôi.”

 

Tóm lược ý kinh: với các pháp khả ái nơi đây được thấy, được nghe, được cảm thọ và được nhận biết, hãy gỡ bỏ lòng ham mê say đắm.

Kinh này gồm các bài kệ từ 1084 tới 1087.

 

1084. [Hemaka] Trước khi con gặp Đức Phật, đã có những vị giải thích về giáo thuyết của họ rằng ‘nó thế này, nó thế kia’ nhưng tất cả chỉ là nghe lời đồn (từ cổ thời), tất cả chỉ làm con tăng thêm nghĩ ngợi bất định. Con đã không an vui trong đó.

 

1085. Ngài là Đấng Mâu Ni, con xin ngài dạy Pháp phá hủy tham ái, để người nghe hiểu được và sống một cách tỉnh thức, vượt qua những dính mắc của thế giới này.

 

1086. [Đức Phật] Hỡi Hemaka, với các pháp khả ái nơi đây được thấy, được nghe, được cảm thọ và được nhận biết, hãy gỡ bỏ lòng ham mê say đắm – như thế là trạng thái Niết Bàn bất tử.

 

1087. Hiểu được Pháp này, những người tỉnh thức (để gỡ bỏ như trên) sẽ giải thoát ngay trong đời này. Và luôn luôn tịch lặng, họ bước qua những dính mắc trong thế giới này.

 

Hết Các Câu Hỏi của Hemaka

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
10/08/2011(Xem: 43549)
18/04/2016(Xem: 20998)
02/04/2016(Xem: 8708)
Gần đây trên các báo chí Hoa Kỳ và trên cộng đồng mạng có đề cập đến nhiều về từ ngữ WOKE và có nhiều độc giả hỏi về ý nghĩa của từ này. Chúng tôi cũng không biết rõ về ý nghĩa và xuất xứ của từ này, nên có cuộc trò chuyện với AI (trí thông minh nhân tạo) như sau:
Theo Biên niên sử Urangkhathat (Phrathat Phanom), bảo tháp cất giữ 9 xá lợi xương bàn chân của Đức Phật. Khách du lịch đã tụ tập trên lối đi dạo ven sông ở Nong Khai để xem bảo tháp trong khi những người khác đi thuyền để quan sát cận cảnh. Mực nước sông rút dần cho thấy cấu trúc cổ xưa đang bị xói mòn do dòng chảy của sông Mekong, đang bào mòn lớp đá bên ngoài của tháp.
Có phải bạn rất đỗi ngạc nhiên về tiêu đề của bài viết này? Có thể bạn nghĩ rằng chắc chắn có điều gì đó không ổn trong câu chuyện này, bởi vì lịch sử về cuộc đời của đức Phật xưa nay không hề thấy nói đến chuyện đức Phật đi tới Châu Âu và Châu Phi. Bạn nghĩ không sai. Không phải đức Phật bằng xương bằng thịt đã đến hai lục địa đó lúc Ngài còn tại thế. Nhưng đó là một câu chuyện vô cùng thú vị về một hiện tượng lịch sử đã được sử sách nói đến cách nay cả ngàn năm.