Sn 4.8 – Pasura Sutta Kinh Pasura -- Chớ Tranh Cãi

28/10/201810:01 SA(Xem: 2342)
Sn 4.8 – Pasura Sutta Kinh Pasura -- Chớ Tranh Cãi
NGUYÊN GIÁC
Dịch Việt & Chú Giải
KINH NHẬT TỤNG SƠ THỜI
Nhà xuất bản Ananda Viet Foundation

 

Sn 4.8 – PASURA SUTTA

KINH PASURA -- CHỚ TRANH CÃI

 

 

Kinh này là lời Đức Phật nói với Pasura, một du sĩ nổi tiếng về biện luận đã tới tìm gặp Đức Phật để tranh luận về giáo thuyết. Đức Phật chỉ trích thói quen tranh cãi, biện luận, kiểu tự cho giáo thuyết mình là tối thắngxem thường pháp của người khác. Thêm nữa, Đức Phật nói rằng Ngài là bậc Thuần Tịnh, không nắm giữ một quan điểm (quan kiến, lập trường, giáo thuyết) nào như là tối thượng, và do vậy không thấy có gì để tranh cãi.

Về mặt đời, có khi tranh cãi là hoàn cảnh cần thiết. Nhưng về mặt đạo, tranh cãi là còn vướng vào dục, còn kẹt vào nhân/ngã. Lời Đức Phật trong Kinh MN 18, bản dịch của HT Thích Minh Châu, trích:

“Có vị Gậy cầm tay (Dandapani) Sakka (Thích-ca), kéo bộ khắp nơi, ngao du thiên hạ, đến tại rừng Đại Lâm, đi sâu vào ngôi rừng, đến tại Beluvalatthika chỗ Thế Tôn ở, khi đến xong nói lên những lời hỏi thăm xã giao thân hữu, rồi đứng một bên, dựa trên cây gậy, đứng một bên. Gậy cầm tay Sakka nói với Thế Tôn: “Sa-môn có quan điểm thế nào, giảng thuyết những gì?”

“Này Hiền giả, theo lời dạy của Ta, trong thế giới với chư Thiên, Māra và Phạm thiên, với các chúng Sa-môn, Bà-la-môn, chư Thiênloài Người, không có tranh luận một ai ở đời; các tưởng sẽ không ám ảnh vị Bà-la-môn sống không bị dục triền phược, không có nghi ngờ do dự, với mọi hối quá đoạn diệt, không có tham ái đối với hữu và phi hữu. Này Hiền giả, như vậy là quan điểm của Ta, như vậy là lời Ta giảng dạy.”...”

Tóm lược ý kinh: Chớ tranh cãi. Hãy sống không đối thủ. Chớ nắm giữ quan điểm nào như là tối thượng.

Kinh này gồm các bài kệ từ 824 tới 834.

 

824

Họ nói: “Chỉ có thanh tịnh trong pháp của chúng tôi”

và nói rằng pháp của người khác không thanh tịnh.

Họ nói những gì họ nương tựa là tốt nhất

và bám vào các sự thật riêng của họ.

 

825

Họ ưa tranh cãi, lao người vào các hội chúng

từng cặp tranh cãi, gọi người khác là kẻ khờ

Họ khẳng định lý luận dựa vào niềm tin khác nhau

muốn được ca ngợi, họ tự cho là thiện nghệ.

 

826

Tranh cãi giữa hội chúng

lo sợ thua, họ chỉ muốn lời khen

Khi bị chất vấn, họ cảm thấy mất mặt

bực dọc, họ soi mói lỗi của đối thủ.

 

827

Khi lý luận của người này bị cho là kém

và khi các trọng tài bác bỏ lý luận đó

họ sẽ sầu khổ, than thở

tự rên rỉ: “Đối thủ hơn mình rồi.”

 

828

Khởi lên tranh cãi giữa các du sĩ

sẽ gây ra cả vui thắng, buồn thua

Do vậy, chớ nên tham dự tranh cãi

không lợi ích gì trong các lời khen.

 

829

Khi được khen giữa hội chúng

vì đưa ra lý thuyết lôi cuốn

họ vui cười, tăng thêm kiêu mạn

đạt được như ước vọng.

 

830

Trong khi kiêu căng làm nền cho sầu khổ

họ vẫn nói với tự hào, kiêu mạn

Thấy như thế, chớ nên tranh cãi

Người trí nói, thanh tịnh không tới vì tranh cãi.

 

 

831

Như một võ sĩ được hoàng gia nuôi ăn

phóng tìm đối thủ, gầm rống lên

chạy tới, tìm nơi tác chiến

Nhưng nơi đây, trước giờ, không kình đấu gì đâu.

 

832

Khi nắm một quan điểm và tranh cãi,

họ tuyên bố, “Riêng thuyết này là đúng.”

Hãy trả lời họ rằng, “Sẽ không có ai nơi đây

bước ra tranh cãi với ngươi đâu.”

 

833

Này Pasura, đối thủ nào ngươi sẽ có từ

những người sống không đối thủ

những người không lấy quan điểm này chống quan điểm khác

những người không nắm giữ gì gọi là tối thượng?

 

834

Bây giờ ngươi đã tới đây, trong tâm ngươi

suy nghĩbiện giải nhiều quan điểm

Ngươi đang trực diện với một bậc Thuần Tịnh

do vậy, ngươi không thể thành  công.

 

Hết Kinh Sn 4.8

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
10/08/2011(Xem: 43575)
18/04/2016(Xem: 21051)
02/04/2016(Xem: 8715)
Sinh hoạt trong lãnh vực truyền thông tại Quận Cam bao lâu nay, tôi chưa bao giờ tham dự một buổi ra mắt kinh sách Phật Giáo mang ý nghĩa trọng đại đối với cộng đồng Phật Giáo Việt Nam như buổi ra mắt bộ Thanh Văn Tạng của Đại Tạng Kinh Việt Nam tại Nhà Hàng Brodard Chateau, Thành phố Garden Grove, Quận Cam, California, Hoa Kỳ, vào chiều Chủ Nhật, ngày 19 tháng 3 năm 2023.
Được tin không vui, Ni sư Thích Nữ Hạnh Đoan đang lâm trọng bệnh ở giây phút cuối đời. Ni sư đã có công dịch thuật nhiều sách Phật học, đặc biệt là bộ sách 7 tập Báo Ứng Hiện Đời khuyên người tin sâu nhân quả hướng về Phật Pháp và ước nguyện cuối đời là muốn độ hết chúng sinh thoát khổ. Thư Viện Hoa Sen đã chuyển tải thông điệp của Ni sư qua việc phổ biến các sách của Ni sư và nay xin được long trọng bố cáo đến toàn thể quý độc giả bài viết cuối cùng của Ni Sư. Ước mong quý độc giả đồng cùng với các thành viên ban biên tập Thư Viện Ha Sen dành chút giây hướng về Ni sư và cầu nguyện cho Ni sư thân tâm được an lạc khi chưa thuận thế vô thường và khi thuận thế vô thường thanh thản về cõi Tây Phương Cực Lạc tiếp tục tu hành rồi trở lại cõi Ta Bà cứu độ chúng sinh.
Gần đây trên các báo chí Hoa Kỳ và trên cộng đồng mạng có đề cập đến nhiều về từ ngữ WOKE và có nhiều độc giả hỏi về ý nghĩa của từ này. Chúng tôi cũng không biết rõ về ý nghĩa và xuất xứ của từ này, nên có cuộc trò chuyện với AI (trí thông minh nhân tạo) như sau: