Về Kinh Nhật Tụng Sơ Thời

28/10/20189:53 SA(Xem: 4156)
Về Kinh Nhật Tụng Sơ Thời
NGUYÊN GIÁC
Dịch Việt & Chú Giải
KINH NHẬT TỤNG SƠ THỜI
Nhà xuất bản Ananda Viet Foundation
 
 

VỀ KINH NHẬT TỤNG SƠ THỜI

 

 

Có thể nêu câu hỏi rằng, trong những năm đầu hoằng pháp, Đức Phật yêu cầu chư Tăng học và tụng gì?

Chúng ta có thể nhận ra rằng, trong thời Đức Phật sinh tiền, chỉ có tiếng nói, nhưng chưa có chữ viết, do vậy Kinh Nhật Tụng viết theo thể thơ là nhu cầu cần thiết để hoằng pháp.

Theo một số cuộc nghiên cứu, hai nhóm Kinh Nhật Tụng xưa cổ nhất nhận ra trong Tạng Pali là:

-- 16 Kinh trong Phẩm Tám (Atthaka Vagga) trong Kinh Tập (The Suttanipata).

-- 16 Kinh trong Phẩm Qua Bờ Bên Kia (Parayanavagga) cũng trong Kinh Tập.

Trong Kinh Sona Sutta (Kinh Ud 5.6), có nói về Kinh Nhật Tụng 16 Chương mà ngài Sona đọc, khi được Đức Phật yêu cầu đọc Phật Pháp, trích dịch:

“…Đức Thế Tôn mời Thượng tọa Maha Sona, và nói, "Tỳ khưu, tôi muốn ông đọc lên Chánh Pháp."

Trả lời Đức Phật rằng, "Xin vâng lời," Thượng tọa Maha Sona đọc toàn bộ 16 chương Atthaka Vagga.”

Bản Anh dịch Kinh Tăng Chi Bộ (Aṅguttara Nikāya -- Chương 005. Mahāyaññavaggo, Kinh 5.10 Nandamātāsuttaṃ) của Ni Trưởng Sister Upalavanna cũng có một kinh ghi rằng nữ cư sĩ Velukantaki Nanda mỗi rạng sáng đều tụng đọc lớn tiếng nhóm 16 kinh trong Phẩm Qua Bờ Bên Kia.

Các kinh này đều đã được dịch ra Việt ngữ. Nhóm 16 Kinh dùng làm Kinh Nhật Tụng trong các năm đầu Đức Phật truyền pháp được Hòa Thượng Thích Minh Châu dịch trong "Chương Bốn - Phẩm Tám" (Atthakavagga) và "Chương Năm - Phẩm Con Đường Đến Bờ Bên Kia" (Parayanavagga).

Trong sách “The Buddha Before Buddhism” (Đức Phật Trước Thời Phật Giáo) Giáo sư Gil Fronsdal, cũng là một thiền sư nổi tiếng, đã dịch Phẩm Tám ra Anh ngữ, và ghi nhận nơi trang 141 (ấn bản sách giấy, chưa thấy bản điện tử) rằng điều kinh ngạc nhận ra là trong các năm đầu hoằng pháp, nhóm kinh nhật tụng Phẩm Tám này không nói gì về Tứ Thiền, Tứ Diệu Đế, Bát Chánh Đạo, Thất Giác Chi…

Trong khi đó, Giáo sư Luis O. Gomez trong bài viết “Proto-Maadhyamika in the Paali canon” (Tiền Thân Trung Quán Luận Trong Tạng Pali) nhận thấy nhóm các kinh trong hai phẩm (Phẩm Tám và Phẩm Con Đường Đến Bờ Bên Kia) nhiều thế kỷ sau đã xuất hiện lại trong văn học hệ Bát Nhã, Trung Quán Luận, và Thiền Tông Trung Hoa.

Sách này sẽ dịch toàn bộ Phẩm Tám và Phẩm Qua Bờ Kia từ các bản Anh dịch từ Tạng Pali, với tham khảo từ bản Việt dịch của Hòa Thượng Thích Minh Châu.

Phẩm Tám nơi đây dịch từ các bản Anh dịch của quý ngài Laurence Khantipalo Mills (di cảo, do Bhikkhu Sujato hiệu đính), Bhikkhu Bodhi, Bhante Varado, Thanissaro Bhikkhu, Gil Fronsdal, V. Fausboll, John D. Ireland.

Phẩm Qua Bờ Kia nơi đây dịch từ các bản Anh dịch của quý ngài Laurence Khantipalo Mills (di cảo, do Bhikkhu Sujato hiệu đính), Bhikkhu Bodhi, Bhikkhu Anandajoti, Thanissaro Bhikkhu, V. Fausboll, John D. Ireland.

Tất cả các bản Anh dịch đều có trên mạng, chỉ trừ 2 bản trên sách giấy là của Bhikkhu Bodhi (The Suttanipata) và Gil Fronsdal (The Buddhism before Buddhism).

Các chữ viết tắt: DN (Kinh Trường Bộ), MN (Kinh Trung Bộ), SN (Kinh Tương Ưng), AN (Kinh Tăng Chi), Ud (Kinh Phật Tự Thuyết), Sn (Kinh Tập).

Từng dòng chữ nơi đây được viết xuống với lòng biết ơn vô cùng tận, để trân trọng cúng dường Phật, Pháp, Tăng và tất cả pháp giới chúng sinh.

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
10/08/2011(Xem: 44828)
18/04/2016(Xem: 25173)
02/04/2016(Xem: 9706)
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.