Sn 5: EPILOGUE Verses in Praise of the Way to the Beyond PHẦN KẾT Các Bài Kệ Ngợi Ca Pháp Qua Bờ Kia

28/10/201810:14 SA(Xem: 2846)
Sn 5: EPILOGUE Verses in Praise of the Way to the Beyond PHẦN KẾT Các Bài Kệ Ngợi Ca Pháp Qua Bờ Kia
NGUYÊN GIÁC
Dịch Việt & Chú Giải
KINH NHẬT TỤNG SƠ THỜI
Nhà xuất bản Ananda Viet Foundation

 

Sn 5: EPILOGUE

VERSES IN PRAISE OF THE WAY TO THE BEYOND

 

PHẦN KẾT

CÁC BÀI KỆ NGỢI CA PHÁP QUA BỜ KIA

 

 

Phần Kết gồm một đoạn văn xuôi và các bài kệ tiếp theo.

 

Tóm lược ý kinh:

Kinh này gồm các bài kệ từ 1124 tới 1149.

 

Lời này được Thế Tôn tuyên thuyết trong khi cư ngụ giữa những người Magadhan tại ngôi đền Pasanaka. Nhóm 16 vị Phạm chí đã thỉnh cầu, đã hỏi, và đã hỏi, và Thế Tôn đã trả lời các câu hỏi. Hễ ai biết ý nghĩa từng câu hỏi, biết Lời Dạy Pháp, chịu tu theo Pháp và thuận theo Pháp, chác chắn sẽ vượt qua già chết. Các lời Đức Phật dạy nơi đây được gọi là “Pháp Qua Bờ Kia,” vì Pháp này dẫn tới bờ kia của giải thoát.

 

1124. [Người kể] Ajita, Tissa Metteyya, Punnaka, rồi Mettagu, Dhotaka, và Upasiva, Nanda, và rồi Hemaka,

 

1125. Hai vị Todeyya và Kappa, và rồi bậc trí tuệ Jatukanni, Bhadravudha, và Udaya, vị Phạm chí Posala, vị thông minh Mogharaja, và đại ẩn sĩ Pingiya.

 

1126. Họ đã tới Đức Phật, Bậc Nhìn Thấu Suốt, Bậc Tuyệt Hảo Giới Đức, để hỏi những điểm vi tế, họ đã đi đường xa tìm tới Đức Phật Tối Thắng.

 

1127. Khi được hỏi, Đức Phật đã trả lời phù hợp với sự thật. Với các câu tra lời, Bậc Tịch Lặng đã làm hài lòng các Phạm chí.

 

1128. Hoan hỷ với Đức Phật, Bậc Nhìn Thấu Suốt, Người Thân Với Mặt Trời, họ đã sống đời tu học dưới hướng dẫn của Bậc Trí Tuệ Tối Thượng.

 

1129. Đức Phật đã như thế này, phù hợp với các câu hỏi từng người nêu ra, và hễ ai hành trì như thế này, sẽ có thể đi từ bờ này sang bờ kia.

 

1130. Từ bờ này sang bờ kia, vị đó có thể vượt như thế nhờ con đường tối thắng này. Đây là con đường qua bờ kia, nên được gọi là Pháp Qua Bờ Kia.

 

 

 

Các Bài Kệ về Tụng Đọc Pháp Qua Bờ Kia

 

1131. [Pingiya] Tôi sẽ tụng đọc Pháp Qua Bờ Kia, như ngài đã nhìn thấy và đã giảng dạy – Ngài là bậc đại trí, bậc không nhiễm ô, bậc xa lìa ái dục, bậc mạnh mẽ, đã giải thoát – hà cớ gì ngài nói sai được.

 

1132. Về người đã xa lìa cấu nhiễmsi mê, người đã rời kiêu mạn và giả hình, hãy tới đây, nghe tôi tụng đọc lời thơ tán thán đẹp đẽ này:

 

1133. Đức Phật là Người Nhìn Thấu Suốt, đã xua tan bóng tối, đã tới tận cùng thế giới, đã vượt qua tất cả các sanh hữu, đã lìa xa sầu khổ, không còn cấu nhiễm, người có tên chân thực như thế -- một Bậc Phạm Hạnh -- tôi theo hầu vị đó.

 

1134. Y như một con chim lìa khu rừng nhỏ cằn cỗi để tìm về khu rừng lớn nhiều trái cây hơn, tôi cũng rời bỏ các vị thiểu trí, hệt như một con thiên nga đã tới được hồ lớn.

 

1135. Những vị trong quá khứ đã  giải thích cho tôi trước giờ, trước khi tôi được gặp giáo pháp của Đức Phật, nói rằng ‘nó đã là như thế và nó sẽ là như thế’ – tất cả chỉ là nghe đồn [theo truyền thống] và tất cả chỉ làm tăng suy tư ngờ vực.

 

1136. Riêng ngồi đơn độc nơi đây, Người Sáng Ngời, Người Xua Tan Bóng Đêm, Người Làm Ra Ánh Sáng, Người Đại Kiến Thức Gotama, Người Đại Trí Tuệ Gotama.

 

1137. Người đã chỉ cho tôi Pháp, thấy được, trực tiếp hiện tiền, phá hủy tham, diệt sầu khổ, không nơi đâu sánh được.

 

1138. [Bavari] Như thế, hỡi Pingiya, làm sao con có thể sống rời vị đó -- cho dù một khoảnh khắc sống rời Người Đại Kiến Thức Gotama, Người Đại Trí Tuệ Gotama.

 

1139. Đó là người dạy con Pháp, thấy được, trực tiếp hiện tiền, phá hủy tham, diệt sầu khổ, không nơi đâu sánh được.

 

1140. [Pingiya] Thưa ngài Phạm chí, con sẽ không sống rời vị đó -- cho dù một khoảnh khắc sống rời Người Đại Kiến Thức Gotama, Người Đại Trí Tuệ Gotama.

 

1141. Đó là người dạy con Pháp, thấy được, trực tiếp hiện tiền, phá hủy tham, diệt sầu khổ, không nơi đâu sánh được.

 

1142. Thưa ngài Phạm chí, con thấy ngài [Đức Phật] trong tâm con y hệt như thấy trước mắt, trong khi con tinh tấn ngày và đêm. Con kính lễ ngài [Đức Phật] trong khi đêm trôi qua, nên con thấy không xa lìa ngài chút nào.

 

1143. Niềm tinhoan hỷ của con, tâm ý và chánh niệm của con, không rời khỏi giáo pháp của ngài Gotama. Bất cứ phương hướng nào Bậc Đại Trí Tuệ đi tới, đó là nơi con hướng tới kính lễ.

 

1144. Thưa ngài Phạm chí. Con đã già, sức yếu, run rẩy, thân con không tới nơi đó được, nhưng tâm con luôn luôn hướng tới, toàn tâm bên Đức Phật.

 

1145. Nằm dài trong bùn lầy, con run rẩy, con trôi từ đảo này tới đảo kia, rồi con đã thấy Đức Phật Chánh Đẳng Giác, người đã vượt qua trận lụt, người xa lìa cấu nhiễm.

 

(Tới đây, Đức Phật hiện ra giữa thính chúng.)

1146. [Đức Phật] Y hệt như Vakkali đã vững chắc lòng tin – và Bhadravudha, và Alavigotama cũng thế -- cũng như thế, ngươi hãy vững chắc lòng tin, và Pingiya, ngươi sẽ vượt qua cõi chết.

 

1147. [Pingiya] Con hoan hỷ càng nhiều thêm, khi nghe tiếng nói của Đức Phật, Bậc Giác Ngộ đã gỡ bỏ bức màn che thế giới, với tâm từ ái, với lời khuyến tấn.

 

1148. Người biết những gì vượt xa chư thiên, người hiểu mọi pháp cao và thấp, vị Thầy đã kết thúc các câu hỏi từ những người tự thấy còn ngờ vực nêu lên.

 

1149. Bất động, Không gì lay chuyển, Không nơi đâu sánh được. Chắc chắn, con sẽ đi tới đó, con không ngờ vực gì hết. Đức Phật hãy nhớ về con rằng con đã toàn tâm hướng về Niết Bàn.

 

Hết Phẩm Qua Bờ Bên Kia


VỀ TÁC GIẢ

 

Nguyên Giác, pháp danh, Cư sĩ Phật giáo, sinh năm 1952 tại Việt Nam. Hiện đang định cư tại bang California, Hoa Kỳ. Đã từng cộng tác với nhiều báo, như Tập san Nghiên cứu Triết học (Đại học Văn Khoa, Sài Gòn), Tự Thức, Văn, Văn Học, Hợp Lưu, Tạp chí Thơ, Việt Báo, Tạp chí Giao Điểm, Giác Ngộ và nhiều báo khác.

Các sách đã xuất bản:

Cậu bé và hoa mai (tập truyện ngắn)

Thiếu nữ trong ngôi nhà bệnh (tập truyện ngắn)

Vài chú giải về thiền đốn ngộ

Thiền tập (biên dịch)

Ba thiền sư (dịch từ nguyên tác của John Stevens)

Trần Nhân Tông, Đức Vua Sáng Tổ Một Dòng Thiền (song ngữ)

The Wisdom Within, Teachings and Poetry of the Vietnamese Zen Master Tue Trung Thuong Sy (song ngữ)

Teachings From Ancient Vietnamese Zen Masters (song ngữ)

Thiền tập trong đời thường

Thiền Tông Qua Bờ Kia

 

Book cover: A Statue Of The Buddha Meditating From Gandhara. 

Dated To The Kushan Dynasty (200 To 400 CE). Now On Display At The Victoria And Albert Museum In West London (Museum Number Is.108-2001). Attribution: Ethan Doyle White at English Wikipedia

 







Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
10/08/2011(Xem: 44914)
18/04/2016(Xem: 25507)
02/04/2016(Xem: 9774)
Hiện tượng của thầy Thích Pháp Hòa là hợp với logic của cuộc sống bất cứ thời nào. Bên cạnh ma quỷ luôn có thánh thần, bên cạnh ác tăng luôn có những cao tăng kềm chế. Nếu kẻ lợi dụng mảnh áo cà sa để hướng dẫn Phật tử vào chốn u minh nhằm bóc lột tiền tài, công sức của họ, bằng cúng dường bằng tà thuyết phải cúng Phật mới được siêu sinh thì thầy Pháp Hòa mở ra từng pháp thoại có khả năng giác ngộ người nghe thầy thuyết giảng. Thầy khẳng định những điều đơn giản nhưng hiếm người hiểu rõ, đó là: “Phật Giáo là một triết lý, một lối sống để tìm đến sự an lạc trong tâm hồn, không phải là một tôn giáo vì Phật không phải là đấng toàn năng để có thể ban phước lộc cho người này hay trừng phạt người kia.”
Hãy cẩn trọng với giọng nói, video và hình ảnh làm từ trí tuệ nhân tạo AI: một số người hoặc đùa giỡn, hoặc ác ý đã làm ra một số sản phẩm tạo hình giả mạo liên hệ tới các tu sĩ Phật giáo. Những chuyện này đã được nhiều báo Thái Lan và Cam Bốt loan tin. Trong khi chính phủ Thái Lan xem các hình ảnh giả mạo tu sĩ là bất kính, cần phải ngăn chận ngay từ mạng xã hội, nhiều nước khác, như tại Hoa Kỳ, chuyện này không được chính phủ can thiệp, vì xem như chỉ là chuyện đùa giỡn của một số người ưa giỡn. Bởi vì rất nhiều người trong chúng ta không phải là chuyên gia về trí tuệ nhân tạo để phân biệt hình giả và hình thật, nên thái độ phán đoán cần được giữ cho dè dặt, cẩn trọng.
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.