Sn 4.16 – Sariputta Sutta Kinh về Sariputta

28/10/201810:05 SA(Xem: 3687)
Sn 4.16 – Sariputta Sutta Kinh về Sariputta
NGUYÊN GIÁC
Dịch Việt & Chú Giải
KINH NHẬT TỤNG SƠ THỜI
Nhà xuất bản Ananda Viet Foundation

 

Sn 4.16 – SARIPUTTA SUTTA

KINH VỀ SARIPUTTA

 

 

Trong khi các kinh khác nói rằng chớ dựa vào giới luậtnghi lễ tôn giáo (vì thuần túy giữ giớinghi lễ có khi lại là kiến chấp ngăn che, vì cho là có pháp giải thoát ngoài tâm, lại tăng ngã chấp), Kinh Sn 4.16 nói cụ thể về những việc làm hàng ngày của một vị tu sĩ. Có lẽ Kinh này là khởi đầu của các bộ thanh quy về sau. Đọc kinh này có thể đoán được rằng ban đầu chỉ có những lời dạy căn bản của Đức Phật, lúc đó chưa có giới luật chi tiết như các bộ Tỳ Ni về sau.

Đức Phật dạy trong Kinh này rằng người tu sĩ sống cô tịch chớ nên sợ các loài thú hay sợ sự tiếp cận với người khác, phải rải tâm từ tới các loài, chớ trộm, chớ nói dối, chớ bận tâm chuyện người trong làng xóm nói, chỉ nói lời nhu hòa, hoan hỷ khi bị bạn khiển trách, luôn luôn tỉnh thức và tịch lặng, gỡ bỏ tâm quyến luyến bụi trần (sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp – tức là cái được thấy, được nghe, được ngửi, được nếm, được chạm xúc, được tư lường), khảo sát Pháp (xin xem lại Kinh Sn 4.11), với tâm chuyên nhất định tĩnh, sẽ phá hủy bóng tối (tức, giải thoát).

Tóm lược ý kinh: Giữ giới cho nghiêm. Tỉnh thức rời dính mắc từ sắc thanh hương vị xúc pháp. Tỉnh thức khảo sát Pháp, sẽ tới lúc giải thoát.

Kinh này gồm các bài kệ từ 955 tới 975.

 

955

Xá Lợi Phất:

Con chưa từng thấy, chưa từng nghe

vị thầy nào trước giờ

có lời hòa ái như thế, từ trời Tusita

tới hướng dẫn một giáo đoàn.

 

956

Người Mắt Sáng xuất hiện

trong thế giới này cùng với chư thiên.

Người đã xóa tất cả bóng tối

đã đạt an lạc tự bản thân ngài.

 

957

Đối trước Đức Phật, bậc Như Thị

người không dính mắc, không hư dối,

người tới với nhiều môn đệ

con xin hỏi vì những người còn ràng buộc nơi đây.

 

958

Đối với một nhà sư đã lìa thế tục

thường tìm một nơi ngồi cô tịch

dưới gốc cây, nơi góc nghĩa trang

hay trong các hang núi.

 

959

Cư ngụ ở những nơi cao hay thấp

Những nơi hoang vắng, lặng lẽ

có bao nhiêu kinh hoàng nơi đó

mà một vị sư không nên run sợ?

 

960

Có bao nhiêu là trở ngại nơi đó

để một vị sư vượt thắng

trong khi cư ngụ ở những nơi vắng

cả những nơi chưa từng bước tới.

 

961

Với các vị sư cô tịch đó,

cách nói chuyện nên thế nào

sinh hoạt nên thế nào

giới luậtnghi lễ tôn giáo nên thế nào?

 

962

Các tu sĩ nên hành trì như thế nào

khi sống cô tịch, trí tuệ, tỉnh thức

để xóa sạch tất cả những bất tịnh

như thợ bạc xóa sạch bụi ở trang sức bạc.

 

963

Đức Phật:

Ta sẽ nói cho ngươi, Xá Lợi Phất, ngươi đã biết [Pháp]

về những gì thoải mái với người đã ly dục

người thường tới nơi cô tịch

người ước muốn Giác Ngộ theo Chánh Pháp.

 

964

Vị sư tỉnh thức, trí tuệ, sống cô tịch

không nên có năm nỗi sợ:

ruồi nhặng, muỗi mòng, rắn

gặp gỡ người khác, loài thú 4 chân.

 

965

Cũng chớ nên sợ tín đồ giáo pháp khác

kể cả khi người dị giáo kia làm điều kinh sợ

Thêm nữa, người đi tìm thiện lành

Nên vượt qua tất cả các hiểm nguy khác.

 

966

Kham nhẫn cả khi bệnh, đói và khát

chịu đựng cả khi trời trở lạnh, cực nóng

người tu sĩ không nhà chớ dao động

hãy tinh tấn, ra sức tu học

 

967

Chớ nên trộm cắp, chớ nên nói dối

Rải tâm từ tới cả người yếu và người mạnh

Khi nào thấy chợt khởi niệm dao động

hãy tự rầy, thôi đi, vì [niệm] đó là từ phía Bóng Tối.

 

968

Chớ có bao giờ giận dữ và kiêu hãnh

hãy nghiêm ngặt nhổ bật gốc rễ chúng

Hoàn toàn xa lìa, không dính mắc

dù là những gì khả ái hay không khả ái.

 

969

Nêu cao trí tuệ, vui trong thanh tịnh

gỡ bỏ các trở ngại,

sống biết đủ tại nơi hoang vắng

vượt thắng bốn lý cớ than thở:

 

970

Tôi sẽ ăn những gì? Tôi sẽ ăn nơi nào?

Tôi ngủ đêm qua nhọc nhằn quá! Tôi ngủ đêm nay nơi nào?

Một du tăng không nhà

hãy gỡ bỏ các niệm than thở đó.

 

971

Khi nhận thức ăn và y phục đúng thời

hãy biết thế nào là vừa đủ

hãy canh giữ như thế, hãy tự chế khi vào làng

cho dù khi bị kích bác, cũng không mở lời nặng nề.

 

972

Với mắt nhìn xuống, chân đi cần trọng

giữ tâm trong định, luôn luôn tỉnh thức

hướng nội chú tâm, tịch lặng an bình

xa lìa nuối tiếc, cắt đứt ngờ vực.

 

973

Tỉnh thức, vui vẻ khi bị lời khiển trách

chớ bực dọc đối với người đồng tu

hãy nói lời an hòa đúng thời, nhưng kiệm lời

chớ bận tâm chuyện người thế gian bàn tới.

 

974

Thêm nữa, hãy tu với tâm tỉnh thức

để gỡ bỏ 5 thứ bụi trần gian:

hàng phục tâm say đắm đối với những gì

được thấy, nghe, ngửi, nếm, chạm xúc.

 

975

Vị tu sĩ, tỉnh thức với tâm giải thoát

sẽ gỡ bỏ những tham đắm các thứ bụi đó

Trong khi khảo sát Pháp, rồi sẽ tới lúc

với tâm chuyên nhất, vị này sẽ phá hủy Bóng Tối.

 

Đức Phật dạy như trên.

 

Hết Kinh Sn 4.16

 

HẾT PHẨM TÁM

 





Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
10/08/2011(Xem: 45434)
18/04/2016(Xem: 27157)
02/04/2016(Xem: 10204)
Nam Mô Đại Từ Đại Bi Cứu Khổ Cứu Nạn Quán Thế Âm Bồ Tát Tâm thư KHẨN THIẾT KÊU GỌI cứu trợ đồng bào nạn nhân bão lụt Miền Bắc VN Một đồng.. giữa lúc nguy nan Hơn giúp bạc triệu lúc đang yên bình.. Bão giông tan tác quê mình.. Ơi người con Việt đoái nhìn, sẻ chia.... Như Nhiên- Thích Tánh Tuệ
Trước hết là giải thích lý do vì sao đi so sánh giữa hai người này. Câu trả lời là vì họ có lập trường đối lập với nhau và đều rất nổi tiếng. Một người là nhà khoa học nổi tiếng nhất của nhân loại có quan điểm duy thực (tin thế giới vật chất là có thật khách quan nằm ngoài ý thức). Một người là đại biểu có sức ảnh hưởng của Phật giáo tu theo hạnh đầu đà (khổ hạnh) không tin vật chất kể cả thân xác là tuyệt đối có thật (bản chất là tánh không) và thực hành tánh không bằng cách tu tập khổ hạnh, đối diện với khổ nhưng không cảm thấy khổ, chứng tỏ khổ cũng không có thật. Người giải ngộ phải hiểu rằng Tứ Diệu Đế (Khổ, Tập, Diệt, Đạo) chỉ là giáo lý bất liễu nghĩa. Bát Nhã Tâm Kinh đã nêu rõ :
Một hình chụp văn bản lan truyền qua mạng xã hội hôm 12 Tháng Tám được cho là thư thông báo rời bỏ Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam (giáo hội quốc doanh) của Thượng Tọa Thích Minh Đạo, trụ trì tu viện Minh Đạo ở thị xã Phú Mỹ, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu.