1. Một Người

18/08/20162:20 SA(Xem: 9898)
1. Một Người

VIỆN  NGHIÊN CỨU PHẬT HỌC VIỆT NAM
HỢP  TUYỂN LỜI   PHẬT   DẠY
TỪ  KINH TẠNG  PALI 

In The Buddha’s Words
An Anthology of Discourses from the Pali Canon

By
BHIKKHU  BODHI
Wisdom Publications – 2005
Việt dịch : Nguyên Nhật Trần Như Mai
NHÀ XUẤT BẢN HỒNG  ĐỨC 2015

 

II

 NGƯỜI  MANG LẠI ÁNH SÁNG 

1. MỘT  NGƯỜI

            “ - Này các Tỷ kheo, có một người xuất hiện trong cõi đời vì lợi lạc của đa số chúng sinh, vì hạnh phúc của đa số chúng sinh, vì lòng bi mẫn đối với thế gian, vì những điều tốt đẹp, lợi lạc, hạnh phúc của chư thiênloài người. Người đó là ai ? Người đó là Như Lai, bậc  A-la-hán, Chánh đẳng Giác. Đây chính là người ấy.

            Này các Tỷ kheo, có một người xuất hiện trong cõi đời, là người độc nhất, không có người đi trước, không có người đồng hành, không thể so sánh với bất cứ ai, không ngang hàng với bất cứ ai, không có người tương xứng, không có người đối thủ, là bậc tối thượng trong tất cả nhân loại. Người đó là ai ? Người đó chính là Như Lai, bậc A-la-hán, Chánh Đẳng Giác. Đây chính là người ấy.

            Này các Tỷ kheo, sự biểu hiện của người này là sự biểu hiện của pháp nhãn vi diệu, của ánh sáng vi diệu, của đại quang minh; đó là sự biểu hiện của sáu pháp vô thượng, sự chứng đắc bốn vô ngại giải, sự thông đạt nhiều giới khác nhau, nhiều giới sai biệt ; đó là sự chứng ngộ nhờ kết quả của minh và giải thoát ; sự chứng đắc các quả Dự lưu, Nhất lai, Bất lai và A-la-hán.(3) Người ấy là ai ? Người ấy chính là Như Lai, bậc A-la-hán. Chánh Đẳng Giác. Đây chính là người ấy. » 

                        (Tăng Chi BK 1 , Ch XIII : Phẩm Một Người, 1-7 : Như Lai; I tr 46-49 )







Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
11/11/2010(Xem: 188948)
01/04/2012(Xem: 34453)
08/11/2018(Xem: 13373)
08/02/2015(Xem: 51499)
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.