3. Nguồn Gốc của Khổ và sự Diệt Khổ

29/08/20163:04 SA(Xem: 12164)
3. Nguồn Gốc của Khổ và sự Diệt Khổ

VIỆN  NGHIÊN CỨU PHẬT HỌC VIỆT NAM
HỢP  TUYỂN LỜI   PHẬT   DẠY
TỪ  KINH TẠNG  PALI 

In The Buddha’s Words
An Anthology of Discourses from the Pali Canon

By
BHIKKHU  BODHI
Wisdom Publications – 2005
Việt dịch : Nguyên Nhật Trần Như Mai
NHÀ XUẤT BẢN HỒNG  ĐỨC 2015

 

III

TIẾP CẬN GIÁO PHÁP



          3.    NGUỒN GỐC RÕ RÀNG CỦA KHỔ VÀ SỰ DIỆT KHỔ

 

            Một thời Thế Tôn đang trú tại một thị trấn  tên là Uruvelakappa của người dân Mallas. Lúc đó viên trưởng thôn (9) là Bhadraka đến tiếp kiến Thế Tôn, đảnh lễ Ngài, ngồi xuống một bên và thưa rằng: “Bạch Thế Tôn, thật lành thay nếu Thế Tôn giảng cho con nghe về nguồn gốc của khổ và sự diệt khổ ”.

            - Này trưởng thôn, nếu ta giảng cho ông về nguồn gốc của khổ và sự diệt khổ dựa vào sự kiện trong quá khứ, nói rằng: ‘trong quá khứ nó như vậy ’, có thể ông sẽ khởi lên  hoang mang và nghi ngờ. Và nếu ta giảng cho ông về nguồn gốc của khổ và sự diệt khổ dựa vào sự kiện trong tương lai, nói rằng, ‘trong tương lai nó sẽ như vậy’, có thể ông sẽ khởi lên  hoang mang và nghi ngờ. Này trưởng thôn, thay vào đó, khi ta đang ngồi đây, và ông đang ngồi ở đó, ta sẽ giảng cho ông nghe về nguồn gốc của khổ và con đường diệt khổ. Hãy lắng nghe và chú tâm thật kỹ, ta sẽ nói.

             - Thưa vâng, bạch Thế Tôn,” Bhadraka đáp lại.

            Thế Tôn nói như sau :

             - Này trưởng thôn, ông nghĩ thế nào? Nếu có người nào ở tại Uruvelakappa này bị hành hình, bị tù tội, bị trừng phạt hay bị chỉ trích, ông có khởi tâm buồn rầu, than tiếc, đau đớn, thất vọng, hay tuyệt vọng không ?

            - Thưa có những người như thế, bạch Thế Tôn

            - Nhưng có người nào trong cùng hoàn cảnh như vây mà ông không khởi tâm buồn rầuthan tiếc, đau đớn, thất vọng, hay tuyệt vọng không ?

            - Thưa có những người như thế, bạch Thế Tôn

.

             - Này trưởng thôn, tại sao đối với một số người ở tại Uruvelakappa ông có khởi tâm buồn rầu, than tiếc, đau đớn, thất vọng hay tuyệt vọng khi họ bị hành hình, bị tù tội, bị trừng phạt hay bị chỉ trích, trong lúc đối với một số người khác ông lại không khởi tâm như thế ?

            - Bạch Thế Tôn, đối với những người ở Uruvelakappa mà con có khởi tâm buồn rầu, than tiếc, đau đớn, thất vọng hay tuyệt vọng khi họ bị hành quyết, bị tù tội, bị trừng phạt hay bị chỉ trích, đó là những người con có lòng ái dục đối với họ. Nhưng đối với những người ở Uruvelakappa mà con không khởi lên những cảm xúc ấy, đó là những người con không có lòng ái dục đối với họ.

             – Này trưởng thôn, bằng nguyên tắc này đã được trông thấy, hiểu biết, đo lường và thấu đạt, hãy áp dụng phương pháp này đối với quá khứ và tương lai, như sau : “Bất cứ khổ đau nào  đã khởi lên trong quá khứ, tất cả những gì đã sinh khởi đều bắt nguồn từ ái dục, với ái dục là cội nguồn; vì ái dục là gốc rễ của khổ đau. Bất cứ khổ đau nào sinh khởi trong tương lai, tất cả những gì sẽ sinh khởi đều bắt nguồn từ ái dục, với ái dục là cội nguồn; vì ái dục là gốc rễ của khổ đau ”.

            - Thật vi diệu thay, bạch Thế Tôn! Thật tuyệt vời thay, bạch Thế Tôn ! Thật khéo nói thay lời dạy này của Thế Tôn: ‘Bất cứ khổ đau nào đã khởi lên trong quá khứ, tất cả những gì đã sinh khởi đều bắt nguồn từ ái dục, vì ái dục là gốc rễ của khổ đau’(10). Bạch Thế Tôn, con có người con trai tên là Ciravāsi sống ớ căn nhà ngoài xa. Con thường dậy sớm và gởi một người đi đến đó, nói với anh ta,’Anh hãy đi đến đó và thăm hỏi xem nó như thế nào.’ Bạch Thế Tôn, cho đến khi anh ấy trở về, con cảm thấy lo âu bồn chồn, nghĩ rằng, ‘Hy vọng cậu bé không bị ốm đau gì !’

            -  Này trưởng thôn, ông nghĩ thế nào ? Nếu Ciravāsi bị hành quyết, bị tù tội, bị trừng phạt hay bị chỉ trích, ông có khởi tâm buồn rầu, than tiếc, đau đớn, thất vọng hay tuyệt vọng không ?

            -   Bạch Thế Tôn, nếu Ciravāsi bị hành quyết, bị tù tội, bị trừng phạt hay bị chỉ trích, thậm chí đời con sẽ trở hành vô nghĩa, làm sao con không khởi tâm buồn rầu, than tiếc, đau đớn, thất vọng hay tuyệt vọng ?

            -  Này trưởng thôn, cũng vậy bằng phương cách này, có thể hiểu như sau: ‘Bất cứ khổ đau nào  khởi lên, tất cả những gì sinh khởi đều bắt nguồn từ ái dục, với ái dục là cội nguồn, vì ái dục là gốc rễ của khổ đau .’

            -  Này trưởng thôn, ông nghĩ thế nào ? Trước đây khi ông chưa trông thấy hay nghe nói về vợ ông, ông có khởi sinh lòng ham muốn, luyến ái đối với bà ấy không ?

            -  Thưa không, bạch Thế Tôn.

            -  Này trưởng thôn, vậy thì có phải chỉ sau khi ông trông thấy hay nghe nói về vợ ông, ông mới khởi sinh lòng ham muốn, luyến ái đối với bà ấy?

            - Thưa vâng, bạch Thế Tôn.

            -  Này trưởng thôn, ông nghĩ thế nào ? Nếu vợ ông bị hành quyết, bị tù tội, bị trừng phạt hay bị chỉ trích, ông có khởi tâm buồn rầu, than tiếc, đau đớn, thất vọng hay tuyệt vọng không ?

            -  Bạch Thế Tôn, nếu vợ con bị hành quyết, bị tù tội, bị trừng phạt hay bị chỉ trích, thậm chí đời con sẽ trở hành vô nghĩa, làm sao con không khởi tâm buồn rầu, than tiếc, đau đớn, thất vọng hay tuyệt vọng ?

            -  Này trưởng thôn, cũng vậy bằng phương cách này, có thể hiểu như sau: ‘ Bất cứ khổ đau nào khởi lên, tất cả những gì sinh khởi đều bắt nguồn từ ái dục, với ái dục là cội nguồn, vì ái dục là gốc rễ của khổ đau .’

                                    ( Tương Ưng BK IV, phần số XI: Bhagandha-Hatthaha, tr 512-517 )







Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
11/11/2010(Xem: 188948)
01/04/2012(Xem: 34454)
08/11/2018(Xem: 13373)
08/02/2015(Xem: 51499)
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.