5. Đời Sống Ngắn Ngủi và Phù Du

22/11/20162:39 SA(Xem: 10585)
5. Đời Sống Ngắn Ngủi và Phù Du

VIỆN  NGHIÊN CỨU PHẬT HỌC VIỆT NAM
HỢP  TUYỂN LỜI   PHẬT   DẠY
TỪ  KINH TẠNG  PALI 

In The Buddha’s Words
An Anthology of Discourses from the Pali Canon

By
BHIKKHU  BODHI
Wisdom Publications – 2005
Việt dịch : Nguyên Nhật Trần Như Mai
NHÀ XUẤT BẢN HỒNG  ĐỨC 2015

 

VI

TẦM NHÌN  THÂM SÂU VỀ THẾ  GIỚI


 

5. ĐỜI  SỐNG LÀ NGẮN  NGỦI  VÀ  PHÙ DU

         

            -  Này các Tỷ-kheo, thuở xưa, có một đạo sư tên là Araka, người đã thoát ly khỏi sự thèm khát dục vọng. Đạo sư này có hằng trăm đệ tử, và sau đây là giáo lý vị này đã dạy cho đệ tử :

            -  Này các Bà-la-môn, đời sống con người thật ngắn ngủi, giới hạn và phù du; đầy cả khổ đau, đầy cả phiền não. Điều này con người phải khéo hiểu . Con người phải làm điều thiện và sống đời thanh tịnh, vì không có ai đã sinh ra mà thoát khỏi cái chết.

             Cũng giống như một giọt sương trên đầu ngọn cỏ, sẽ mau chóng tan biến khi mặt trời mọc và sẽ không kéo dài được lâu; cũng vậy, này các Bà-la-môn, đời sống con người cũng giống như giọt sương. Đời sống ấy ngắn ngủi, giới hạn và phù du; đầy cả khổ đau, đầy cả phiền não. Điều này con người phải khéo hiểu. Con người phải làm điều thiện và sống đời thanh tịnh, vì không có ai đã sinh ra mà thoát khỏi cái chết.

             Cũng như khi trời mưa nặng hạt, bong bóng hiện ra trên mặt nước sẽ nhanh chóng biến mất và sẽ không kéo dài được lâu; cũng vậy, này các Bà-la-môn, đời sống con người cũng giống như bong bóng nước. Đời sống ấy ngắn ngủi…vì không có ai đã sinh ra mà thoát khỏi cái chết.

             Cũng giống như một đường kẻ vạch  trên mặt nước bằng cây gậy sẽ biến mất nhanh chóng và không tồn tại được lâu; cũng vậy, này các Bà-la-môn, đời sống con người cũng giống như một đường kẻ vạch  trên mặt nước. Đời sống ấy ngắn ngủi…vì không có ai đã sinh ra mà thoát khỏi cái chết.

             Cũng giống như một dòng suối trên núi chảy xuống từ xa, dòng nước chảy nhanh, mang theo nhiều rác rến, sẽ không dừng nghỉ  một chốc lát, một giây, một sát-na nhưng sẽ cuồn cuộn chảy tới; cũng vậy, này các Bà-la-môn, đời sống con người cũng giống như dòng suối trên núi chảy xuống. Đời sống ấy ngắn ngủi…vì không có ai đã sinh ra mà thoát khỏi cái chết.

             Cũng giống nhu một người lực sĩ dồn một cục nước miếng vào đầu lưỡi và nhổ ra dễ dàng; cũng vậy, này các Bà-la-môn, đời sống con người cũng giống như một cục nước miếng. Đời sống ấy ngắn ngủi…vì không có ai đã sinh ra mà thoát khỏi cái chết.

             Cũng giống như một miếng thịt được quăng vào chảo sắt đun nóng suốt ngày sẽ nhanh chóng cháy đen và không tồn tại được lâu; cũng vậy, này các Bà-la-môn, đời sống con người cũng giống như miếng thịt này. Đời sống ấy ngắn ngủi…vì không có ai đã sinh ra mà thoát khỏi cái chết.

             Cũng giống như một con bò sắp bị giết đang được dắt đến lò mổ thịt, mỗi bước chân con bò cất lên là mỗi bước nó tiến gần đến lò mổ thịt; cũng vậy, này các Bà-la-môn, đời sống con người giống như con bò sắp bị giết; đời sống ấy thật ngắn ngủi, giới hạn và phù du,  đầy cả khổ đau, đầy cả phiền não. Điều này con người phải khéo hiểu. Con người phải làm điều thiện và sống đời thanh tịnh, vì không có ai đã sinh ra mà thoát khỏi cái chết.

             Nhưng vào thời đó, này các Tỷ-kheo, tuổi thọ con người là 60,000 năm, và vào tuổi 500, các cô gái đã chuẩn bị kết hôn. Lúc bấy giờ, con người chỉ có sáu loại khổ não là : lạnh, nóng, đói, khát, đại tiện và tiểu tiện. Mặc dù con người sống lâu như vậy và ít khổ não như vậy, đạo sư Araka vẫn dạy đệ tử của ông rằng: “ Đời sống con người thật ngắn ngủi…”

             Nhưng ngày nay, này các Tỷ-kheo, người chơn chánh sẽ nói như sau,” Đời sống con người thật ngắn ngủi…; vì ngày nay ai sống thọ sẽ sống được trăm tuổi hoặc hơn một chút. Và khi sống được trăm tuổi, đó chỉ là ba trăm mùa: một trăm mùa đông, một trăm mùa hè, và một trăm mùa mưa. Khi sống ba trăm mùa, đó chỉ là một ngàn hai trăm tháng: bốn trăm tháng mùa đông, bốn trăm tháng mùa hè, và bốn trăm tháng mùa mưa. Khi sống được một ngàn hai trăm tháng, đó chỉ là hai ngàn bốn trăm nửa tháng: tám trăm nửa tháng mùa đông, tám trăm nửa tháng mùa hè, và tám trăm nửa tháng mùa mưa.

             Và khi sống được hai ngàn bốn trăm nửa tháng, đó chỉ là 36,000 ngày: 12,000 ngày mùa đông, 12,000 ngày mùa hè, 12,000 ngày mùa mưa. Và khi sống 36,000 ngày, người ấy chỉ ăn 72,000 bữa ăn: 24,000 bữa ăn vào mùa đông, 24,000 bữa ăn vào mùa hè, và 24,000 bữa ăn vào mùa mưa. Đây bao gồm thời gian bú sữa mẹ và thời gian không ăn bữa nào. Đây là thời gian không ăn bữa nào: khi người ấy bị kích động giận dữ, bị đau khổ hay bệnh tật, vào ngày trai giới, hay lúc không có thực phẩm để ăn.

             Như vậy, này các Tỷ-kheo, ta đã tính tuổi thọ của một người sống lâu đến trăm tuổi : giới hạn của tuổi thọ ông ta, số mùa, năm, tháng và nửa tháng, đêm và ngày, các bữa ăn và những lúc không ăn gì cả.

             Bất cứ những gì bậc đạo sưlòng từ bi, xuất phát từ lòng từ bi, nên làm vì lợi lạc của đệ tử, thì ta đã làm cho các thầy. Này các Tỷ-kheo, đây là những gốc cây, đây là các cốc trống trải. Này các Tỷ-kheo,  hãy hành thiền, đừng xao lãng, nếu không các thầy sẽ hối tiếc sau này. Đây là lời giáo huán của ta cho các thầy.

                   ( Tăng Chi BK III, Ch. VII. Đại Phẩm, (X) (70) ARAKA, tr. 471-475.)

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
11/11/2010(Xem: 188948)
01/04/2012(Xem: 34454)
08/11/2018(Xem: 13373)
08/02/2015(Xem: 51500)
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.