7. Sự Nguy Hiểm cuả Kiến Chấp

22/11/20162:40 SA(Xem: 10774)
7. Sự Nguy Hiểm cuả Kiến Chấp

VIỆN  NGHIÊN CỨU PHẬT HỌC VIỆT NAM
HỢP  TUYỂN LỜI   PHẬT   DẠY
TỪ  KINH TẠNG  PALI 

In The Buddha’s Words
An Anthology of Discourses from the Pali Canon

By
BHIKKHU  BODHI
Wisdom Publications – 2005
Việt dịch : Nguyên Nhật Trần Như Mai
NHÀ XUẤT BẢN HỒNG  ĐỨC 2015

 

VI

TẦM NHÌN  THÂM SÂU VỀ THẾ  GIỚI


 

7. SỰ NGUY  HIỂM  CỦA KIẾN  CHẤP

 

(1) Các Loại Tà Kiến

            - Này các Tỷ-kheo, ta không thấy có một pháp nào khác, mà do pháp ấy, các niệm bất thiện trong tâm chưa sanh khởi được sanh khởi và các niệm bất thiện đã sanh khởi sẽ tăng trưởng và phát triển rộng, như trường hợp tà kiến (10). Với người có tà kiến, các niệm bất thiện trong tâm chưa sanh được sanh khởi, và các niệm bất thiện đã sanh sẽ tăng trưởng và phát triển rộng .

            -  Này các Tỷ-kheo, ta không thấy có một pháp nào khác, mà do pháp ấy, những niệm thiện trong tâm chưa sanh không được sanh khởi, và những niệm thiện trong tâm đã sanh sẽ bị tiêu trừ, như trường hợp tà kiến. Với người có tà kiến, các niệm thiện trong tâm chưa sanh không được sanh khởi và các niệm thiện trong tâm đã sanh sẽ bị tiêu trừ.

            -  Này các Tỷ-kheo, ta không thấy có một pháp nào khác, mà do pháp ấy, chúng sanh sau khi thân hoại mạng chung, sau khi chết, sẽ bị tái sinh vào cõi khốn khổ, vào cõi dữ, đọa xứ, địa ngục, như trường hợp người có tà kiến. Những chúng sanhtà kiến, sau khi thân hoại mạng chung, sau khi chết, sẽ bị tái sinh vào cõi khốn khổ, vào cõi dữ, đọa xứ, địa ngục.

            - Này các Tỷ-kheo, đối với người có tà kiến, bất cứ hành động nào về thân, khẩu, ý mà người này thực hành theo tà kiến ấy, và bất cứ ý muốn, nguyện vọng, mong ước và các tâm hành có  ý thức nào ông ta thực hiện theo tà kiến ấy, thì sẽ đưa đến những gì không toại ý, không ưa thích, không dễ chịu, sẽ đưa đến thiệt hạiđau khổ. Vì sao ? Bởi vì tà kiếnác pháp. Cũng giống như hạt giống cây nim, cây dưa đắng, cây mướp đắng được gieo vào đất ướt, chúng sẽ biến đổi bất cứ chất bổ dưỡng nào chúng hút được từ đất và nước và sẽ trổ ra những quả đắng, cay, với mùi vị khó chịu, cũng vậy đối với người có tà kiến. Vì sao ? Bởi vì tà kiếnác pháp.”

 

                                    ( Tăng Chi BK I. Ch. XVII: Phẩm Chủng Tử- tr. 66 – 69 )

 

(2) Những Người Mù và Con Voi

            Một thời Thế Tôn đang cư ngụ tại thành Xá Vệ (Sāvatthi) ở  Rừng Kỳ Đà (Jeta’s Grove) thuộc Vườn Cấp-Cô-Độc ( Anathanpindika’s Park). Lúc bấy giờ, một số các sa môn, Bà-la-môn, và các du sĩ ngoại đạo cũng đang cư ngụ trong thành Xá-Vệ. Họ có những quan điểm, đức tiný kiến khác nhau, và họ  tuyên truyền  những quan điểm khác nhau.  Rồi  họ gây gỗ, tranh cãi, tranh chấp và làm tổn thương nhau bằng những lời nói bén nhọn như mũi tên, họ nói rằng, “Pháp là như thế này, Pháp không phải như thế kia! Pháp không phải như thế này, Pháp là như thế kia !”

            Rồi một số Tỷ-kheo đi vào thành Xá-Vệ để khất thực. Khi trở về, sau khi thọ thực xong, các vị Tỷ-kheo đến bên Thế Tôn, đảnh lễ Ngài, ngồi xuống một bên, và bạch Thế Tôn về những gì họ đã thấy . Thế Tôn dạy rằng:

            - Này các Tỷ-kheo, những du sĩ ngoại đạo là những người mù  không có mắt. Họ không biết những gì lợi ích và  những gì gây tổn hại. Họ không biết Pháp là gì và những gì không phải là Pháp, vì thế họ gây gỗ và tranh cãi nhau.

            Này các Tỷ-kheo, xưa kia, có một vị vua ở thành Xá-Vệ bảo một người dân đi gom tất cả những người mù  bẩm sinh trong thành phố này về một chỗ. Sau khi người ấy làm xong việc này, nhà vua bảo người ấy đem một con voi đến với đám người mù. Với một vài người mù, ông này cho họ sờ cái đầu voi, với một vài người khác, ông ta cho sờ cái tai voi,  với vài người khác nữa , ông ta cho sờ cái ngà voi, vòi voi, thân voi,  chân voi, phần lưng voi, cái đuôi, hay chùm lông cuối đuôi voi.  Và ông ta nói với mỗi nhóm người mù rằng, ‘Đây là con voi ’ mỗi lần ông cho họ sờ một phần thân thể con voi .

             Khi ông ấy trình lại với nhà vua những gì ông đã làm, nhà vua đi đến đám người mù và bảo họ, ‘Này các người mù, hãy nói cho trẫm biết con voi giống cái gì ? ’

            Những người được sờ cái đầu voi tâu rằng, ‘’ Tâu Đại vương, con voi giống như một cái vại nước.’ Những người được sờ cái tai voi thì tâu rằng,’’ Tâu đại vương, con voi giống như cái rá sàng lúa gạo’. Những người được sờ cái ngà voi thì tâu,’’ Tâu đại vương, con voi giống như cái lưỡi cày.’ Những người được sờ vòi voi thì tâu, ‘ Tâu đại vương, con voi giống như  cây cày.’ Những người được sờ lưng voi thì tâu,’’ Tâu đại vương, con voi giống như  một kho chứa đồ.’ Và cứ như thế,  mỗi nhóm mô tả con voi theo phần thân thể voi mà họ đã được sờ.

             Rồi họ nói . ‘ Con voi là như thế này, con voi không phải như thế kia ! Con voi không phải như thế này, con voi như thế kia!’’ Rồi họ dùng nắm tay để đánh nhau. Và nhà vua thấy vui thích.  Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, các du sĩ ngoại đạo là những người mù , không có mắt, vì vậy họ gây gỗ , tranh cãi, tranh chấp và làm tổn thương nhau bằng những lời nói bén nhọn như mũi tên .

                                                ( Kinh Udāna 6:4; tr.67-69 )

 

(3) Chấp Thủ Hai Loại Tà Kiến

            -  Này các Tỷ kheo, một số chư thiênloài người chấp thủ hai loại tà kiến, nên đã có phản ứng kềm hãm tiến bộ hoặc đi  quá trớn; chỉ có những người có mắt mới nhìn thấy.

            Và này các Tỷ kheo, thế nào là kềm hãm tiến bộ ? Một số chư thiênloài người vui thích hiện hữu, thích thú được hiện hữu, hoan hỷ trong hiện hữu. Khi Giáo pháp dạy cho họ để chấm dứt hiện hữu, tâm của họ không tiếp thu được, không có sự tin tưởng, không an trú được hoặc không quyết định dứt khoát được. Này các Tỷ-kheo, như vậy gọi là kềm hãm tiến bộ.

             Và này các Tỷ kheo, thế nào là đi quá trớn ? Ở đây, một số chư thiênloài người bị phiền não, xấu hổ, và ghê sợ chính sự hiện hữu này và họ hoan hỷ muốn không hiện hữu, nói rằng, ‘ Này chư hiền, bao giờ cái ngã này bị đoạn trừ và tiêu diệt sau khi thân hoại mạng chung và không còn hiện hữu sau khi chết, thì đó là an tịnh, là tối thắng, chỉ như vậy thôi!’ Này các Tỷ-kheo, như thế là đi quá trớn.

            Và này các Tỷ kheo, thế nào là chỉ những người có mắt mới nhìn thấy ? Ở đây, này các Tỷ-kheo, một tỷ-kheo thấy các pháp hiện hữu như chúng đang hiện hữu. Sau khi thấy như vậy, vị này tu tập để xả ly, ly tham, tiến đến chấm dứt hiện hữu. Này các Tỷ-kheo, như vậy là chỉ những người có mắt mới nhìn thấy.

                                                            ( Kinh Udana 49; 43-44 )

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
11/11/2010(Xem: 188948)
01/04/2012(Xem: 34454)
08/11/2018(Xem: 13373)
08/02/2015(Xem: 51499)
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.