9. Pháp Quán Niệm Hơi Thở

06/06/20173:00 SA(Xem: 9973)
9. Pháp Quán Niệm Hơi Thở

VIỆN  NGHIÊN CỨU PHẬT HỌC VIỆT NAM
HỢP  TUYỂN LỜI   PHẬT   DẠY
TỪ  KINH TẠNG  PALI 

In The Buddha’s Words
An Anthology of Discourses from the Pali Canon

By
BHIKKHU  BODHI
Wisdom Publications – 2005
Việt dịch : Nguyên Nhật Trần Như Mai
NHÀ XUẤT BẢN HỒNG  ĐỨC 2015

 

VIII

TU TẬP TÂM
 

9. PHÁP  QUÁN  NIỆM  HƠI  THỞ

          

          Tại Sāvatthi, Tôn giả Ānanda đi đến Thế Tôn, đảnh lễ Ngài, ngồi xuống một bên và bạch rằng : “Bạch Thế Tôn, có một pháp nào mà khi được phát triển và tu tập, sẽ thành tựu bốn pháp ? Và bốn pháp ấy khi được phát triển và tu tập, sẽ thành tựu được bảy pháp ? Và bảy pháp ấy, khi được phát triển tu tập sẽ thành tựu hai pháp ?”

          - Này Ānanda, có một pháp mà khi được phát triển và tu tập, sẽ thành tựu bốn pháp; và bốn pháp ấy khi được phát triển và tu tập, sẽ thành tựu được bảy pháp; và bảy pháp ấy, khi được phát triển tu tập sẽ thành tựu hai pháp.

          -  Nhưng,  bạch Thế Tôn, thế nào là một pháp mà khi được phát triển và tu tập, sẽ thành tựu bốn pháp; và bốn pháp ấy khi được phát triển và tu tập, sẽ thành tựu được bảy pháp; và bảy pháp ấy, khi được phát triển tu tập sẽ thảnh tựu hai pháp ?

          - Này Ānanda, quán niệm tập trung vào hơi thở, là một pháp mà khi được phát triển và tu tập, sẽ thành tựu bốn nền tảng của chánh niệm. Bốn nền tảng của chánh niệm, khi được phát triển và tu tập, sẽ thành tựu được bảy giác chi. Bảy giác chi khi được phát triển và tu tập, sẽ thành tựu được chánh trí  và chánh giải thoát.

 

          [ i. Thành tựu bốn nền tảng của chánh niệm ]

          -  Này Ānanda, thế nào là pháp quán niệm hơi thở được phát triển và tu tập để thành tựu bốn nền tảng của chánh niệm ? Ở đây, này Ānanda, vị Tỷ-kheo đi đến một khu rừng, tìm một gốc cây, hay một cái ‘cốc ’ trống, và ngồi xuống.(54) Sau khi xếp chéo chân ngồi kiểu kiết già, lưng thẳng, thiết lập chánh niệm ngay trước mặt, với chánh niệm vị ấy thở vô, với chánh niệm vị ấy thở ra. “ Thở vô dài, vị ấy biết : ‘ Tôi thở vô dài ’; hay thở ra dài, vị ấy biết : ‘ Tôi thở ra dài.’  Thở vô ngắn, vị ấy biết : ‘ Tôi thở vô ngắn ’; hay thở ra ngắn, vị ấy biết : ‘ Tôi thở ra ngắn. ’ Vị ấy tập như thế này : ‘ Cảm giác toàn thân, tôi sẽ thở vô ’; vị ấy tập : ‘ Cảm giác toàn thân, tôi sẽ thở ra. ’ Vị ấy tập : ‘An tịnh thân hành, tôi sẽ thở vô,’ vị ấy tập : ‘An tịnh thân hành, tôi sẽ thở ra. ’

           Vị ấy tập như thế này : ‘ Cảm giác hỷ thọ, tôi sẽ thở vô ’; vị ấy tập: ‘ Cảm giác hỷ thọ, tôi sẽ thở ra. ’ Vị ấy tập như thế này : ‘ Cảm giác lạc thọ, tôi sẽ thở vô ’; vị ấy tập: ‘ Cảm giác lạc thọ, tôi sẽ thở ra .’ Vị ấy tập như thế này : ‘ Cảm giác tâm hành, tôi sẽ thở vô ’; vị ấy tập: ‘ Cảm giác tâm hành, tôi sẽ thở ra .’ Vị ấy tập như thế này : ‘ An tịnh tâm hành, tôi sẽ thở vô;’ vị ấy tập: ‘ An tịnh tâm hành, tôi sẽ thở ra.’ (55)

           Vị ấy tập như thế này : ‘ Cảm giác về tâm , tôi sẽ thở vô;’ vị ấy tập: ‘Cảm giác về tâm, tôi sẽ thở ra.’ Vị ấy tập như thế này : ‘ Với tâm hân hoan , tôi sẽ thở vô;’ vị ấy tập: ‘Với tâm hân hoan , tôi sẽ thở ra.’ Vị ấy tập như thế này : ‘ Với tâm định tĩnh , tôi sẽ thở vô;’ vị ấy tập: ‘Với tâm định tĩnh , tôi sẽ thở ra.’ Vị ấy tập như thế này : ‘ Với tâm giải thoát , tôi sẽ thở vô;’ vị ấy tập: ‘Với tâm giải thoát , tôi sẽ thở ra.’(56)

          Vị ấy tập như thế này : ‘ Quán vô thường , tôi sẽ thở vô;’ vị ấy tập: ‘‘ Quán vô thường tôi sẽ thở ra.’ Vị ấy tập  : ‘ Quán ly tham , tôi sẽ thở vô;’ vị ấy tập: ‘‘ Quán ly tham, tôi sẽ thở ra.’ Vị ấy tập  : ‘ Quán đoạn diệt , tôi sẽ thở vô;’ vị ấy tập: ‘ Quán đoạn diệt, tôi sẽ thở ra.’ Vị ấy tập  : ‘ Quán từ bỏ , tôi sẽ thở vô;’ vị ấy tập: ‘‘ Quán từ bỏ, tôi sẽ thở ra.’(57)

          -  Này Ānanda, bất cứ khi nào, một vị Tỷ-kheo, khi thở vô dài, vị ấy biết: ‘ Tôi thở vô dài ’… ( như trên) …khi vị ấy tập như thế này : ‘An tịnh thân hành, tôi sẽ thở vô;  an tịnh thân hành, tôi sẽ thở ra. ’ – trong lúc ấy vị Tỷ-kheo sống quán thân trong thân, nhiệt tâm, tỉnh giác, chánh niệm, đã chế ngự được những tham đắm và ưu phiền đối với cuộc đời.  Vì sao vậy? Ta gọi đây là một loại thân, này Ānanda, nghĩa  là,  thở vô và  thở ra. Vì thế, này Ānanda, trong lúc ấy vị Tỷ-kheo sống quán thân trong thân, nhiệt tâm, tỉnh giác, chánh niệm, đã chế ngự được những tham đắm và ưu phiền đối với cuộc đời

           Này Ānanda, bất cứ khi nào vị Tỷ-kheo tập như thế này : ‘ Cảm giác hỷ thọ, tôi sẽ thở vô ’… khi vị ấy tập: ‘An tịnh tâm hành, tôi sẽ thở  ra. ’ – trong lúc ấy vị Tỷ-kheo sống quán thọ trong thọ, nhiệt tâm, tỉnh giác, chánh niệm, đã chế ngự được những tham đắm và ưu phiền đối với cuộc đời.  Vì sao vậy? Ta gọi đây là một loại cảm thọ, này Ānanda, nghĩa  là, chú tâm theo dõi  thở vô và  thở ra. (58) Vì thế, này Ānanda, trong lúc ấy vị Tỷ-kheo sống quán thọ trong thọ, nhiệt tâm, tỉnh giác, chánh niệm, đã chế ngự được những tham đắm và chán ghét đối với cuộc đời

           Này Ānanda, bất cứ khi nào vị Tỷ-kheo tập như thế này : ‘ Cảm giác về tâm, tôi sẽ thở vô’ … khi ấy tập : ‘ Với tâm giải thoát , tôi sẽ thở ra ’ - trong lúc ấy vị Tỷ-kheo sống quán tâm trong tâm, nhiệt tâm, tỉnh giác, chánh niệm, đã chế ngự được những tham đắm và ưu phiền đối với cuộc đời.  Vì sao vậy? Này Ānanda, ta nói rằng tu tập pháp quán niệm hơi thở sẽ không có sự phát triển thiền định đối với người tâm bị thất niệm, thiếu tỉnh giác . Vì thế, này Ānanda, trong lúc ấy vị Tỷ-kheo sống quán tâm trong tâm, nhiệt tâm, tỉnh giác, chánh niệm, đã chế ngự được những tham đắm và ưu phiền đối với cuộc đời

           Này Ānanda, bất cứ khi nào vị Tỷ-kheo tập như thế này : ‘ Quán vô thường , tôi sẽ thở vô’… khi vị ấy tập: ‘‘ Quán từ bỏ, tôi sẽ thở ra.’ - trong lúc ấy vị Tỷ-kheo sống quán pháp trong pháp, nhiệt tâm, tỉnh giác, chánh niệm, đã chế ngự được những tham đắm và ưu phiền đối với cuộc đời. Sau khi thấy với trí tuệ thế nào là sự đoạn trừ tham ưu , vị ấy là người nhìn sự vật với tâm xả. (59) Vì thế, này Ānanda, trong lúc ấy vị Tỷ-kheo sống quán pháp trong pháp, nhiệt tâm, tỉnh giác, chánh niệm, đã chế ngự được những tham đắm và ưu phiền đối với cuộc đời

           Này Ānanda, chính khi  nào pháp quán niệm hơi thở được phát triển và tu tập theo cách này thì sẽ thành tựu bốn nền tảng của chánh niệm.

          [ii.  Thành tựu bảy giác chi ]

           Này Ānanda, thế nào là bốn nền tảng của chánh niệm, khi được phát triển và tu tập, sẽ thành tựu được bảy giác chi ?

          Bất cứ khi nào, một vị Tỷ-kheo sống quán thân trong thân, vào lúc đó chánh niệm không bị tán loạn đã được an trú trong vị ấy. Này Ānanda, bất cứ khi nào chánh niệm không bị tán loạn đã được an trú trong vị Tỷ-kheo, vào lúc đó niệm giác chi được sinh khởi trong vị ấy;  vào lúc đó vị ấy tu tập niệm giác chi; vào lúc ấy niệm giác chi do vị ấy tu tập  được thành tựu viên mãn trong vị ấy. (60)

           Trong khi an trú với chánh niệm như vậy, với trí tuệ vị Tỷ-kheo phân tích, quan sátnghiên cứu pháp ấy. Này Ānanda, bất cứ khi nào, vị Tỷ-kheo an trú với chánh niệm như vậy, với trí tuệ vị Tỷ-kheo phân tích, quan sátnghiên cứu pháp ấy, vào lúc đó trạch pháp giác chi (61) được sinh khởi trong vị ấy;  vào lúc đó vị ấy tu tập trạch pháp giác chi; vào lúc ấy trạch pháp  giác chi được thành tựu viên mãn trong vị ấy.

           Trong khi vị Tỷ-kheo với trí tuệ , phân tích, quan sátnghiên cứu pháp ấy, năng lực tinh tấn khởi lên mà không bị sút giảm. Này Ānanda, bất cứ khi nào năng lực tinh tấn của vị Tỷ-kheo khởi lên mà không bị sút giảm khi  phân tích, quan sátnghiên cứu pháp ấy với trí tuệ ,  vào lúc đó tinh tấn giác chi được sinh khởi trong vị ấy;  vào lúc đó vị ấy tu tập tinh tấn giác chi; vào lúc ấy tinh tấn  giác chi  được thành tựu viên mãn trong vị ấy.

           Khi tinh tấn đã được khởi sinh, trong vị ấy khởi lên tinh thần hoan hỷ . Này Ānanda, bất cứ khi nào tinh thần hoan hỷ khởi lên trong vị Tỷ-kheo đã tu tập tinh tấn viên mãn, vào lúc đó hỷ giác chi được sinh khởi trong vị ấy;  vào lúc đó vị ấy tu tập hỷ giác chi; vào lúc ấy hỷ  giác chi  được thành tựu viên mãn trong vị ấy.

           Đối với vị Tỷ-kheo tâm đã khởi sinh hoan hỷ , thân của vị ấy được  khinh an và tâm cũng được khinh an. Này Ānanda, bất cứ khi nào, vị Tỷ-kheo đã thành tựu viên mãn hỷ , thân vị ấy được  khinh an và tâm cũng được khinh an, vào lúc đó khinh an giác chi được sinh khởi trong vị ấy ;  vào lúc đó vị ấy tu tập khinh an giác chi ; vào lúc ấy khinh an  giác chi  được thành tựu viên mãn trong vị ấy.

           Đối với vị Tỷ-kheo thân đã được  khinh anhoan hỷ, tâm của vị ấy được định tĩnh. Này Ānanda, bất cứ khi nào tâm của vị Tỷ-kheo được định tĩnh, thân được khinh anhoan hỷ, vào lúc đó định giác chi được sinh khởi trong vị ấy;  vào lúc đó vị ấy tu tập định giác chi ; vào lúc ấy định  giác chi  được thành tựu viên mãn trong vị ấy.

           Khi tâm của vị Tỷ-kheo được định tĩnh như vậy, vị ấy nhìn sự vật với tâm xả. Này Ānanda, bất cứ khi nào tâm vị Tỷ-kheo được định tĩnh như vậy, vị ấy nhìn sự vật với tâm xả, vào lúc đó xả giác chi được sinh khởi trong vị ấy;  vào lúc đó vị ấy tu tập xả giác chi ; vào lúc ấy xả  giác chi  được thành tựu viên mãn trong vị ấy.

           Này Ānanda, bất cứ khi nào, vị Tỷ-kheo sống quán thọ trong thọ… quán tâm trong tâm… sống quán pháp trong pháp, vào lúc đó chánh niệm không bị tán loạn đã được an trú trong vị ấy. Này Ānanda, bất cứ khi nào chánh niệm không bị tán loạn đã được an trú trong vị Tỷ-kheo, vào lúc đó niệm giác chi được sinh khởi trong vị ấy;  vào lúc đó vị ấy tu tập niệm giác chi; vào lúc ấy niệm giác chi do vị ấy tu tập  được thành tựu viên mãn trong vị ấy.

          [ Tất cả giác chi phải được phối hợp như trong trường hợp nền tảng thứ nhất của chánh niệm]

           Khi tâm của vị Tỷ-kheo được định tĩnh như vậy, vị ấy nhìn sự vật với tâm xả. Này Ānanda, bất cứ khi nào tâm  vị Tỷ-kheo được định tĩnh như vậy, vị ấy nhìn sự vật với tâm xả, vào lúc đó xả giác chi được sinh khởi trong vị ấy;  vào lúc đó vị ấy tu tập xả giác chi ; vào lúc ấy xả  giác chi  được thành tựu viên mãn trong vị ấy.

           Này Ānanda, khi bốn nền tảng của chánh niệm được phát triển và tu tập như vậy, sẽ thành tựu được bảy giác chi .

          [ iii. Thành tựu chánh trí và chánh giải thoát ]

          Này Ānanda, thế nào là bảy giác chi được phát triển và tu tập, sẽ thành tựu tựu chánh trí và chánh giải thoát ?

           Này Ānanda , ở đây, vị Tỷ-kheo tu tập niệm giác chi, đặt trên nền tảng viễn ly, ly tham, và đoạn diệt đưa đến giải thoát. Vị ấy tu tập trạch pháp giác chi…tinh tấn giác chi…hỷ giác chi… khinh an giác chi…định giác chi… xả giác chi, đặt trên nền tảng viễn ly, ly tham, và đoạn diệt, đưa đến giải thoát.

           Này Ānanda, khi bảy giác chi được phát triển và tu tập như vậy, sẽ thành tựu tựu chánh trí và chánh giải thoát .

 

( Tương Ưng BK 54:13; V 328-33 ; & Trung BK III, Kinh 118: Kinh Nhập Tức Xuất Tức Niệm, tr 255-264)

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
11/11/2010(Xem: 188948)
01/04/2012(Xem: 34454)
08/11/2018(Xem: 13373)
08/02/2015(Xem: 51499)
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.