3. An Lạc trong Hiện Tại, An Lạc trong Tương Lai

19/09/20162:37 SA(Xem: 10626)
3. An Lạc trong Hiện Tại, An Lạc trong Tương Lai

VIỆN  NGHIÊN CỨU PHẬT HỌC VIỆT NAM
HỢP  TUYỂN LỜI   PHẬT   DẠY
TỪ  KINH TẠNG  PALI 

In The Buddha’s Words
An Anthology of Discourses from the Pali Canon

By
BHIKKHU  BODHI
Wisdom Publications – 2005
Việt dịch : Nguyên Nhật Trần Như Mai
NHÀ XUẤT BẢN HỒNG  ĐỨC 2015

 

IV

HẠNH  PHÚC THẤY  RÕ  NGAY TRONG ĐỜI  SỐNG HIỆN TẠI

 

3- AN LẠC  TRONG HIỆN TẠI, AN LẠC  TRONG TƯƠNG LAI

 

  Một thời, Thế Tôn đang cư ngụ trong vùng của người Koliyans nơi có một phố chợ của người  Koliyans tên là Kakkarapatta.  Rồi một một gia chủ Koliyan tên là Dighajānu đi đến Thế Tôn, đảnh lễ Ngài, và ngồi xuống một bên. Sau khi ngồi xuống một bên, ông ta bạch Thế Tôn :

-  Bạch Thế Tôn, chúng con là những người vui thích hưởng thụ  các dục lạc giác quan, ở nhà, chúng con nằm trong giường vui đùa với nhiều trẻ con, thưởng thức mùi trầm hương, đeo vòng hoa, thoa dầu thơm, thích trang sức vàng bạc.                                                                                    cầu xin Thế Tôn dạy cho chúng  con pháp  nào  có thể dẫn dắt chúng con được an vui hạnh phúc ngay trong đời hiện tại cũng như trong đời sống ở tương lai .

  - Này Byagghapajja, có bốn pháp đưa đến an vui hạnh phúc ngay trong đời này. Thế  nào là bốn ?

  Thành tựu nỗ lực bền bỉ,  thành tựu  sự bảo vệ, tình bạn tốt đẹp, và một cuộc sốn     g cân bằng.

  Và thế nào là thành tựu  nỗ lực bền bỉ ? Này Byagghapajja, dù bằng bất cứ phương tiện sinh sống nào -  như làm nghề nông, buôn bán, chăn nuôi gia súc,  săn bắn hay công chức, hay một vài nghề thủ công khác -  người gia chủ luôn khéo léo và cần mẫn; người ấy nghiên cứu phương tiện thích hợp, và có khả năng hành động và sắp xếp mọi việc một cách đúng đắn. Như vậy gọi là thành tựu  nỗ lực bền bỉ .    

  Và thế nào là thành tựu  sự bảo vệ ? Ở đây,  này Byagghapajja ,  người gia chủ thiết lập sự bảo vệcanh giữ tài sản thâu hoạch được bằng nỗ lực tích cực, tích lũy được bằng sức mạnh của đôi bàn tay, kiếm được bằng mồ hôi nước mắt, tài sản chính đáng đạt được bằng các phương tiện chính đáng, người ấy nghĩ rằng: ‘ Làm thế nào để ta ngăn cản nhà vua hay bọn cướp đoạt mất tài sản này, ngăn cản ngọn lửa không thiêu rụi, lụt lội làm trôi mất, và những kẻ thừa kế đáng ghét đoạt mất tài sản này?’ Như vậy gọi là thành tựu  sự bảo vệ.

   Và thế nào là tình bạn tốt đẹp ? Ở đây,  này Byagghapajja, trong bất cứ thôn làng hay thị trấn nào mà gia chủ cư ngụ, ông ấy kết bạn với các gia chủ khác hay con cái của họ, dù trẻ hay già, những người có đạo đức chân chính, có đức tin đúng đắn,  có giới hạnh, biết bố thí, và có trí tuệ ; người gia chủ nói chuyện và tham gia những cuộc thảo luận với họ. Người ấy bắt chước làm theo những gì họ đã thành tựu về đức tin, về giới hạnh, về bố thí, và về trí tuệ. Như vậy gọi là tình bạn tốt đẹp.    

   Và thế nào là một cuộc sống cân bằng ?   Ở đây, này Byagghapajja, người gia chủ biết rõ lợi tức và chi tiêu của mình, và có một cuộc sống cân bằng, không hoang phí cũng không keo kiệt, do đó lợi tức của ông ta vượt quá chi tiêu chứ không phải ngược lại. Cũng giống như một người thợ kim hoàn hay thợ học việc của ông ta, cầm cái cân và biết, ‘ Dĩa cân đã nặng xuống bao nhiêu, dĩa cân đã nhấc lên bao nhiêu ’,  như vậy là người gia chủ đã có một cuộc sống cân bằng. 

   Tài sản được tích lũy như vậy có bốn nguồn để tiêu tan : cung phụng cho phụ nữ, uống rượu, đánh bạc, và kết bạn với kẻ xấu. Cũng giống như trường hợp một cái thùng nước lớn có bốn lỗ chảy ra và bốn lỗ chảy vào, nếu người ta đóng bốn lỗ chảy vào và mở bốn lỗ chảy ra, và không có đủ số  lượng nước mưa đổ vào, thì điều mong đợi sẽ xảy ra là lượng nước mưa trong thùng sẽ giảm chứ không tăng, như vậy là bốn nguồn này làm tiêu tan tài sản.    

   Cũng vậy, có bốn nguổn để gia tăng tài sản đã tích lũy được: không cung phụng cho phụ nữ, không uống rượu, không đánh bạc, và không kết bạn với kẻ xấu.  Cũng giống như trường hợp một cái thùng nước lớn có bốn lỗ chảy ra và bốn lỗ chảy vào, nếu người ta mở bốn lỗ chảy vào và đóng bốn lỗ chảy ra, và có đủ số  lượng nước mưa đổ vào, thì điều mong đợi sẽ xảy ra là lượng nước mưa trong thùng sẽ tăng chứ không giảm, như  vậy là bốn nguồn này  làm gia tăng tài sản.  

  Này Byagghapajja, đó là bốn pháp đưa người gia chủ đến an vui hạnh phúc ngay trong đời sống hiện tại.

   Bốn pháp khác đưa người gia chủ đến an vui hạnh phúc cho đời sống tương lai. Thế nào là bốn ? thành tựu  tín tâm, giới đức, bố thítrí tuệ.

  Và thế nào là người gia chủ thành tựu  tín tâm ? Ở đây, này Byagghapajja, người gia chủtín tâm, người ấy đặt niềm tin vào sự giác ngộ của Như Lai: ‘ Như vậy, Thế Tôn là bậc A-la-hán, Chánh Đẳng Giác, Minh Hạnh Túc, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Sĩ, Điều Ngự Trượng Phu, Thiên Nhơn Sư, Phật, Thế Tôn,’ Bằng cách này, người gia chủ thành tựu  tín tâm.

  Và thế nào là người gia chủ thành tựu  giới đức ? Ở đây, này Byagghapajja, người gia chủ từ bỏ sát sanh, từ bỏ trộm cắp, từ bỏ tà dâm, từ bỏ nói láo, từ bỏ uống rượu men, rượu nấu và chất gây nghiện, đó là nguồn gốc của mọi sự phóng dật . Bằng cách này, người gia chủ thành tựu  giới đức.

   Và thế nào là người gia chủ thành tựu  bố thí ? Ở đây, này Byagghapajja, người gia chủ sống trong  gia đình với tâm không bị cấu uế keo kiệt chi phối, bố thí hào phóng, với bàn tay mở rộng, vui vẻ từ bỏ của cải, là người hết lòng làm việc thiện, vui thích khi ban tặng và chia sẻ. Bằng cách này, người gia chủ thành tựu  bố thí.

  Và thế nào là người gia chủ thành tựu  trí tuệ ? Ở đây, này Byagghapajja, người gia chủ có được trí tuệ để nhìn sâu vào sự sinh diệt của các pháp, trí tuệ cao thượng và thâm sâu dẫn đến sự đoạn trừ khổ đau hoàn toàn. Bằng cách này, người gia chủ thành tựu  trí tuệ.

    Này Byagghapajja, đó là bốn pháp đưa người gia chủ đến an vui hạnh phúc trong đời sống tương lai .

  (Tăng Chi BK I,Ch.VII. Phẩm Nghiệp Công Đức-(I) (61) Bốn Ngiệp Công Đức, tr 676-684)







Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
11/11/2010(Xem: 188948)
01/04/2012(Xem: 34455)
08/11/2018(Xem: 13373)
08/02/2015(Xem: 51500)
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.