9. Hiểm Họa của Cõi Luân Hồi

22/11/20162:41 SA(Xem: 10259)
9. Hiểm Họa của Cõi Luân Hồi

VIỆN  NGHIÊN CỨU PHẬT HỌC VIỆT NAM
HỢP  TUYỂN LỜI   PHẬT   DẠY
TỪ  KINH TẠNG  PALI 

In The Buddha’s Words
An Anthology of Discourses from the Pali Canon

By
BHIKKHU  BODHI
Wisdom Publications – 2005
Việt dịch : Nguyên Nhật Trần Như Mai
NHÀ XUẤT BẢN HỒNG  ĐỨC 2015

 

VI

TẦM NHÌN  THÂM SÂU VỀ THẾ  GIỚI


 

9.   HIỂM  HỌA  CỦA  CÕI  LUÂN HỒI

          (1) Suối Nước Mắt

            - Này các Tỷ-kheo, không thể tìm ra khởi thủy của cõi luân hồi này. Không thể biết được điểm khởi đầu của chúng sinh lang thang trong cõi luân hồi do bị  vô minh che lấptham ái trói buộc. Này các Tỷ-kheo, các ông nghĩ thế nào, suối nước mắt chúng sinh đã nhỏ ra trong lúc lang thang trong cõi luân hồi này, khóc than vì phải gắn bó với những gì họ chán ghétxa cách những gì họ yêu thích –  suối nước mắt hay nước trong bốn đại dương, cái gì nhiều hơn ?

            -  Bạch Thế Tôn, theo như chúng con hiểu Giáo pháp Thế Tôn đã dạy, thì suối nước mắt chúng sinh đã nhỏ ra trong lúc lang thang trong cõi luân hồi này, khóc than vì phải gắn bó với những gì họ chán ghétxa cách những gì họ yêu thích – suối nước mắt này mà thôi cũng nhiều hơn nước trong bốn đại dương.”

            - Lành thay, lành thay, này các Tỷ-kheo ! Các ông đã hiểu Giáo pháp ta giảng dạy như vậy  thật lành thay. Suối nước mắt chúng sinh đã nhỏ ra trong lúc lang thang trong cõi luân hồi này, khóc than vì phải gắn bó những gì họ chán ghétxa cách những gì họ yêu thích – suối nước mắt này mà thôi cũng nhiều hơn nước trong bốn đại dương. Này các Tỷ-kheo, trong một thời gian dài, chúng sinh đã từng trải nghiệm cái chết của người mẹ; khi chúng sinh trải nghiệm việc này, họ đã khóc than vì phải gắn bó với những gì họ chán ghétxa cách những gì họ yêu thích – suối nước mắt mà chúng sinh đã nhỏ xuống còn nhiều hơn nước trong bốn đại dương.”

            Này các Tỷ-kheo, trong một thời gian dài, chúng sinh dã từng trải nghiệm cái chết của người cha…, cái chết của một người anh em…, cái chết của một người chị em…, cái chết của người con trai…, cái chết của người con gái, cái chết của họ hàng thân quyến…, sự mất mát tài sản…, sự mất mát do bệnh tật; khi chúng sinh trải nghiệm việc này, họ đã khóc than vì phải gắn bó với những gì họ chán ghétxa cách những gì họ yêu thích – suối nước mắt mà chúng sinh đã nhỏ xuống còn nhiều hơn nước trong bốn đại dương. Vì sao vậy ? Bởi vì, này các Tỷ-kheo, không thể tìm ra khởi thủy của cõi luân hồi này…Như vậy cũng đủ để cảm nhận được sự ghê sợ đối với tất cả các hành, cũng đủ để nhàm chán chúng, cũng đủ để giải thoát khỏi chúng.”

                                    ( Tương Ưng BK 15:3; II 179-80 )                                        

          (2) Suối Máu

            Một thời Thế Tôn ngụ tại Vương Xá (Rājagaha) trong rừng Trúc Lâm, có ba mươi Tỷ-kheo từ Pāvā đi đến Thế Tôn – tất cả đều cư ngụ trong rừng, tất cả là khất sĩ, mặc y phấn tảo, chỉ có ba y, tuy nhiên tất cả vẫn còn kiết sử.(11) Sau khi đã đến, họ đảnh lễ Thế Tôn và ngồi xuống một bên. Lúc ấy Thế Tôn nghĩ như sau : “ Tất cả 30 tỷ-kheo này đến từ Pāvā đều cư ngụ trong rừng, tất cả là khất sĩ, mặc y phấn tảo, chỉ có ba y, tuy nhiên tất cả vẫn còn kiết sử. Ta nên giảng cho họ Giáo pháp theo một phương cách  giúp tâm của họ được giải thoát mọi lậu hoặc do không còn chấp thủ, ngay trong lúc ngồi đây.” (12)

Rồi Thế Tôn nói với các vị tăng ấy như sau :

            -  Này các Tỷ-kheo

            -  Thưa vâng, bạch Thế Tôn !

             Các vị Tỷ-kheo ấy trả lời . Thế Tôn giảng như sau:

            - Này các Tỷ-kheo, không thể tìm ra khởi thủy của cõi luân hồi này. Không thể biết được điểm khởi đầu của chúng sinh lang thang trong cõi luân hồi do bị  vô minh che lấptham ái trói buộc. Này các Tỷ-kheo, các ông nghĩ thế nào, suối máu mà chúng sinh đã đổ xuống khi  bị chặt đầu trong lúc lang thang trong cõi luân hồi này –  suối máu hay nước trong bốn đại dương, cái gì nhiều hơn ?”

            - Bạch Thế Tôn, theo như chúng con hiểu Giáo pháp Thế Tôn đã dạy, thì suối máu mà chúng sinh đã đổ xuống khi họ bị chặt đầu trong lúc lang thang trong cõi luân hồi – suối máu này mà thôi cũng nhiều hơn nước trong bốn đại dương.”

            - Lành thay, lành thay, này các Tỷ-kheo ! Các ông đã hiểu Giáo pháp ta giảng dạy như vậy thật lành thay. Suối máu mà chúng sinh đã đổ xuống trong lúc lang thang trong cõi luân hồi này – chỉ suối máu này mà thôi cũng nhiều hơn nước trong bốn đại dương. Này các Tỷ-kheo, trong một thời gian dài, chúng sinh đã từng là những con bò; và khi phải mang thân bò chúng sinh đã bị chặt đầu – suối máu mà chúng sinh đã đổ xuống còn nhiều hơn nước trong bốn đại dương. Trong một thời gian dài, chúng sinh đã từng là những con trâu, cừu, dê, nai, gà, heo… Trong một thời gian dài, chúng sinh đã từng là những kẻ trộm, những kẻ cướp đường, những kẻ ngoại tình, và khi chúng sinh bị bắt và bị chặt đầu, suối máu mà chúng sinh đã đổ xuống còn nhiều hơn nước trong bốn đại dương. Vì sao vậy ? Bởi vì, này các Tỷ-kheo, không thể tìm ra khởi thủy của cõi luân hồi này. Không thể biết được điểm khởi đầu của chúng sinh lang thang trong cõi luân hồi do bị vô minh che lấptham ái trói buộc. Trong một thời gian dài như vậy, này các Tỷ-kheo, chúng sinh đã trải nghiệm khổ đau, phiền não và thảm họa, và xác chết đã chồng chất làm cho nghĩa địa phồng lên cao. Như vậy cũng đủ để cảm thấy ghê sợ đối với tất cả các hành, cũng đủ để nhàm chán chúng, cũng đủ để giải thoát khỏi chúng.”

            Đây là những gì Thế Tôn dạy. Các Tỷ-kheo hoan hỷ tín thọ lời dạy của Thế Tôn. Và trong khi Thế Tôn đang thuyết giảng , tâm của ba mươi vị Tỷ-kheo từ Pāvā được giải thoát khỏi các lậu hoặc do không còn chấp thủ.

 

                                     ( Tương Ưng BK – 15:3; II 187-89 )

 

 

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
11/11/2010(Xem: 188948)
01/04/2012(Xem: 34454)
08/11/2018(Xem: 13373)
08/02/2015(Xem: 51499)
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.