3. Cuộc Tìm Cầu Giải Thoát

18/08/20162:28 SA(Xem: 10514)
3. Cuộc Tìm Cầu Giải Thoát

VIỆN  NGHIÊN CỨU PHẬT HỌC VIỆT NAM
HỢP  TUYỂN LỜI   PHẬT   DẠY
TỪ  KINH TẠNG  PALI 

In The Buddha’s Words
An Anthology of Discourses from the Pali Canon

By
BHIKKHU  BODHI
Wisdom Publications – 2005
Việt dịch : Nguyên Nhật Trần Như Mai
NHÀ XUẤT BẢN HỒNG  ĐỨC 2015

 

II

 NGƯỜI  MANG LẠI ÁNH SÁNG 
 

3. CUỘC TÌM  CẦU  GIẢI  THOÁT

(1) Tìm cầu an tịnh tối thượng

            5. « Này các Tỷ kheo, có hai loại tìm cầu : thánh cầu và phi thánh cầu. Và thế nào là phi thánh cầu ? Ở đây có người tự mình bị tác động của sanh, lại đi tìm cầu những gì cũng bị tác động của sanh ; tự mình  bị tác động của già, lại đi tìm cầu những gì cũng bị tác động của già; tự mình bị tác động của bệnh, lại đi tìm những gì cũng bị tác động của bệnh ; tự mình bị tác động của chết, lại đi tìm những gì cũng bị tác động của chết ; tự mình bị tác động của sầu bi, lại đi tìm những gì cũng bị tác động của sầu bi ; tự mình là đối tượng của phiền não, lại đi tìm những gì cũng bị tác động của phiền não.

            6 - 11 . « Và những gì có thể nói là phải chịu tác động của sanh, già, bệnh, chết, sầu biphiền não ? Vợ con, nô tỳ nam  nữ, dê cừu, gà  heo, voi, trâu bò, ngựa đực ngựa cái, vàng bạc : những sỡ hữu đó phải chịu tác động của sanh, già, bệnh, chết, sầu biphiền não ; và người nào nắm giữ những thứ ấy, tham đắm chúng, hoàn toàn mê say chúng, là đang tự mình phải chịu tác động của sanh…sầu bi và phiền não, lại đi tìm cầu những gì cũng phải chịu tác động của sanh…. sầu biphiền não. » 

            12. « Và thế nào là thánh cầu ? Ở đây có người tự mình phải chịu tác động của sanh,  hiểu rõ sự nguy hiểm của những gì phải chịu tác động của sanh, nên tìm cầu sự an ổn tối thượng của cái không sanh, thoát khỏi mọi khổ ách, đó là Niết Bàn ; tự mình phải chịu tác động của già, hiểu rõ sự nguy hiểm của những gì phải chịu tác động của già, nên tìm cầu sự an ổn tối thượng của cái không già, thoát khỏi mọi khổ ách, đó là Niết Bàn ; tự mình phải chịu tác động của bệnh,  hiểu rõ sự nguy hiểm của những gì phải chịu tác động của bệnh, nên tìm cầu sự an ổn tối thượng của cái không bệnh, thoát khỏi mọi khổ ách, đó là Niết Bàn ; tự mình phải chịu tác động của chết,  hiểu rõ sự nguy hiểm của những gì phải chịu tác động của chết, nên tìm cầu sự an ổn tối thượng của cái không chết, thoát khỏi mọi khổ ách, đó là Niết Bàn ; tự mình phải chịu tác động của sầu bihiểu rõ sự nguy hiểm của những gì phải chịu tác động của sầu bi, nên tìm cầu sự an ổn tối thượng của cái không sầu bi, thoát khỏi mọi khổ ách, đó là Niết Bàn ; tự mình phải chịu tác động của phiền não, hiểu rõ sự nguy hiểm của những gì phải chịu tác động của phiền não, nên tìm cầu sự an ổn tối thượng của cái không phiền não, thoát khỏi mọi khổ ách, đó là Niết Bàn. Như vậy gọi là thánh cầu.

            13. « Này các Tỷ kheo, ta cũng vậy,  trước khi giác ngộ, khi còn là một Bồ tát chưa chứng Chánh Đẳng Giác, trong lúc chính mình bị tác động của sanh, ta lại tìm cầu những gì cũng chịu tác động của sanh ; trong lúc chính mình bị tác động của già, bệnh, chết, sầu bi, phiền não, ta lại tìm cầu những gì cũng chịu tác động của già, bệnh, chết, sầu bi, và phiền não. Rồi ta suy nghĩ như sau :’ Tại sao, chính mình phải chịu tác động của sanh, ta lại tìm cầu những gì cũng phải chịu tác động của sanh ? Tại sao, chính mình phải chịu tác động của già, bệnh, chết, sầu biphiền não, ta lại tìm cầu những gì cũng phải chịu tác động của già, bệnh, chết, sầu bi và phiền não? Thiết tưởng rằng, chính mình bị tác động của sanh, sau khi hiểu rõ sự nguy hiểm của những gì phải chịu tác động của sanh, ta phải tìm cầu sự an ổn tối thượng của cái không sanh, thoát khỏi mọi khổ ách, đó là Niết Bàn. Thiết tưởng rằng, chính mình bị tác động của già, bệnh, chết, sầu bi, phiền não, sau khi hiểu rõ sự nguy hiểm của những gì phải chịu tác động của  già, bệnh, chết, sầu bi, phiền não, ta phải tìm cầu sự an ổn tối thượng của cái không già, không bệnh, bất tử, không sầu bi, không phiền não, thoát khỏi mọi khổ ách, đó là Niết Bàn. » 

            14. « Rồi sau đó, khi ta còn là một thanh niên tóc đen nhánh, tràn đầy sinh lực của tuổi  xuân, trong giai đoạn vàng son của đời người, dù cha mẹ ta không bằng lòng và khóc lóc với  mặt  đầy lệ, ta đã cạo bỏ râu tóc, đắp áo cà sa, từ bỏ đời sống gia đình, để sống không gia đình.

            15. « «Này các Tỷ kheo, sau khi đã xuất gia như vậy để đi tìm cái tối thiện, tìm cầu an tịnh tối thượng, ta đi đến chỗ Āḷāra Kalāma ở và thưa với Āḷāra Kalāma : ‘’ Hiền giả Kalāma, tôi muốn sống đời phạm hạnh trong Pháp và Luật này’’.Āḷāra Kalāma trả lời :’ Tôn giả có thể ở lại đây. Pháp này là pháp khiến người trí chẳng bao lâu có thể thâm nhậpan trú, tự mình chứng đắc qua thượng trí của vị thầy chỉ dạy. ’ Chẳng bao lâu, ta nhanh chóng thông suốt Pháp ấy. Đối với vấn đề khua môi tụng đọc và tập dượt những lời thầy dạy, ta có thể nói với tri kiến và lòng tự tin, và ta tuyên bố :’ Ta đã biết và thấy’- và những người khác cũng làm như vậy.

            « Rồi ta suy nghĩ :’ Không phải chỉ vì lòng tin mà Āḷāra Kalāma  tuyên bố :’ Sau khi tự mình chứng đạt với thượng trí, ta thâm nhậpan trú trong pháp này.’ Chắc chắn Āḷāra Kalāma  an trú sau khi biết và thấy pháp này’. Rồi ta đi đến Āḷāra Kalāma  và hỏi :’ Hiền giả Kalāma, sau khi tự mình chứng đạt với thượng trí,  ngài đã  thâm nhậpan trú trong Pháp này đến mức độ nào ? ’ Để trả lời,Āḷāra Kalāma  tuyên bố về  Vô sở hữu xứ.’(11)

            « Rồi ta suy nghĩ :’Không phải chỉ có Āḷāra Kalāma có tín, tấn, niệm, định và tuệ. Ta cũng có tín, tấn, niệm, định, và tuệ. Vậy ta thử cố gắng chứng đạt được Pháp mà Āḷāra Kalāma  tuyên bố đã thâm nhậpan trú sau khi đã tự mình chứng đạt với thượng trí.’

            « Chẳng bao lâu ta nhanh chóng thâm nhậpan trú trong Pháp ấy sau khi tự mình chứng đạt với thượng trí. Rồi ta đi đến Āḷāra Kalāma và hỏi :’ Hiền giả Kalāma, có phải ngài tuyên bố rằng ngài đã thâm nhậpan trú trong Pháp này đến mức độ như vậy sau khi đã tự mình chứng đạt với thượng trí ?’

            -  Vâng, hiền giả, đúng là đến mức độ như vậy .

            -  Này hiền giả, cũng ở mức độ như vậy, tôi đã thâm nhậpan trú trong Pháp này sau khi tự mình chứng đạt với thượng trí

            - Này hiền giả, đó là một thắng lợi cho chúng ta, là một đại thắng lợi cho chúng ta khi có một vị đồng phạm hạnh như tôn giả. Pháp mà tôi tuyên bố là đã thâm nhậpan trú sau khi tự mình chứng đạt với thượng trí, cũng chính là Pháp mà hiền giả đã thâm nhậpan trú sau khi tự mình chứng đạt với thượng trí. Và Pháp mà hiền giả tuyên bố là đã thâm nhậpan trú sau khi tự mình chứng đạt với thượng trí, cũng chính là Pháp mà tôi đã thâm nhậpan trú sau khi tự mình chứng đạt với thượng trí. Như vậy hiền giả đã biết Pháp mà tôi biết, và tôi đã biết Pháp mà hiền giả biết. Tôi như thế nào, hiền giả như thế ấy ; hiền giả như thế nào, tôi như thế ấy. Hiền giả, hãy đến đây, chúng ta hãy cùng nhau lãnh đạo hội chúng này. 

             Như vậy, Āḷāra Kalāma, vị đạo sư của ta, lại đặt ta, là đệ tử của vị ấy, ngang hàng với vị đạo sư và ban cho ta vinh dự tối cao. Nhưng rồi ta suy nghĩ :’ Pháp này không đưa đến ly tham, nhàm chán, đoạn diệt, không đưa đến an tịnh, không đưa đến thượng trí, không đưa đến giác ngộ, không đưa đến Niết Bàn, nhưng chỉ đưa đến tái sanhcõi trời Vô Sở Hữu Xứ’(12). Không hài lòng với Pháp này, thất vọng với Pháp này, ta đã bỏ đi.

            16. - Này các Tỷ kheo, ta vẫn đi tìm cái chí thiện, tìm cầu an tịnh tối thượng, ta đi đến chỗ Uddaka Rāmaputta và nói với vị này :’ Hiền già, tôi muốn sống đời phạm hạnh trong Pháp và Luật này’. Uddaka Rāmaputta trả lời :’ Tôn giả có thể ở lại đây. Pháp này là pháp khiến người trí chẳng bao lâu có thể thâm nhậpan trú, tự mình chứng đắc quả thượng trí của vị thầy chỉ dạy. ’ Chẳng bao lâu, ta nhanh chóng thông suốt Pháp ấy. Đối với vấn đề khua môi tụng đọc và tập dượt những lời thầy dạy, ta có thể nói với tri kiến và lòng tự tin, và ta tuyên bố :’ Ta đã biết và thấy’- và những người khác cũng làm như vậy.

            Rồi ta suy nghĩ :’ Không phải chỉ vì lòng tin mà Rāma tuyên bố :’ Sau khi tự mình chứng đạt với thượng trí, ta thâm nhậpan trú trong Pháp này.’ Chắc chắn Rāma an trú sau khi biết và thấy Pháp này’. Rồi ta đi đến Uddaka Rāmaputta và hỏi :’ Thưa Hiền giả, cho đến mức độ nào  Rāma tuyên bố rằng sau khi tự mình chứng đạt với thượng trí,  ngài đã  thâm nhậpan trú trong Pháp này ? ’ Để trả lời, Uddaka Rāmaputtatuyên bố về  Phi-tưởng-phi-phi-tưởng-xứ .(13)

             Rồi ta suy nghĩ :’Không phải chỉ có Rāma có tín, tấn, niệm, định và tuệ, ta cũng có tín, tấn, niệm, định, và tuệ. Vậy ta thử cố gắng chứng đạt được Pháp mà Rāma tuyên bố đã thâm nhậpan trú sau khi đã tự mình chứng đạt với thượng trí .’

             Chẳng bao lâu ta nhanh chóng thâm nhậpan trú trong Pháp ấy sau khi tự mình chứng đạt với thượng trí. Rồi ta đi đến Uddaka Rāmaputta và hỏi :

            - Thưa hiền giả, có phải đến mức độ  này Rāma  tuyên bố  rằng ngài  đã thâm nhậpan trú trong Pháp này sau khi  tự mình chứng đạt với thượng trí ?

            -  Vâng, hiền giả, đúng là đến mức độ như vậy

            -  Này hiền giả, cũng bằng cách này, tôi đã thâm nhậpan trú trong Pháp này sau khi tự mình chứng đạt với thượng trí .

            - Này hiền giả, đó là một thắng lợi cho chúng ta, là một đại thắng lợi cho chúng ta khi có một vị đồng phạm hạnh như tôn giả . Pháp mà tôi tuyên bố là đã thâm nhậpan trú sau khi tự mình chứng đạt với thượng trí, cũng chính là Pháp mà hiền giả đã thâm nhậpan trú sau khi tự mình chứng đạt với thượng trí. Và Pháp mà hiền giả tuyên bố là đã thâm nhậpan trú sau khi tự mình chứng đạt với thượng trí, cũng chính là Pháp mà tôi đã thâm nhậpan trú sau khi tự mình chứng đạt với thượng trí. Như vậy hiền giả đã biết Pháp mà tôi biết, và tôi đã biết Pháp mà hiền giả biết. Tôi như thế nào, hiền giả như thế ấy ; hiền giả như thế nào, tôi như thế ấy. Hiền giả, hãy đến đây, chúng ta hãy cùng nhau lãnh đạo hội chúng này. 

             Như vậy, Uddaka Rāmaputta, vị đồng phạm hạnh của ta, lại đặt ta vào vị trí của vị đạo sư và ban cho ta vinh dự tối cao. Nhưng rồi ta suy nghĩ : ’Pháp này không đưa đến ly tham, nhàm chán, đoạn diệt, không đưa đến an tịnh, không đưa đến thượng trí, không đưa đến giác ngộ, không đưa đến Niết Bàn, nhưng chỉ đưa đến tái sanhcõi trời Phi-tưởng-phi-phi-tưởng-xứ ’. Không hài lòng với Pháp này, thất vọng với Pháp này, ta đã bỏ đi.

            17. - Này các Tỷ kheo, ta vẫn đi tìm cái chí thiện, tìm cầu an tịnh tối thượng, ta lần lượt du hành qua nước Magadhan (Ma-Kiệt-Đà) cuối cùng ta đi đến Uruvela gần  Senanigama. Ở đó ta tìm thấy một địa điểm thích hợp, một khu rừng tươi mát, với dòng sông nước chảy trong vắt, với bờ sông bằng phẳng và thoải mái và một ngôi làng kế cận để khất thực. Ta suy nghĩ :’ Đây là một địa điểm thích hợp, đây là một khu rừng tươi mát, với dòng sông nước chảy trong vắt, với bờ sông bằng phẳng  thoải mái và một ngôi làng kế cận để khất thực.’ Đây là chỗ vừa đủ phục vụ cho một thiện nam tửý định nỗ lực tinh tấn.’ Và ta ngồi xuống chỗ ấy và nghĩ : ‘Chỗ này vừa đủ phục vụ cho nỗ lực tinh tấn của ta’.

            18. -  Rồi, này các Tỷ kheo, ta tự mình phải chịu tác động của sanh,  hiểu rõ sự nguy hiểm của những gì phải chịu tác động của sanh, nên tìm cầu sự an ổn tối thượng của cái không sanh, đó là Niết Bàn, ta đã đạt được sự an ổn tối thượng của cái không sanh, đó là Niết Bàn . Ta tự mình phải chịu tác động của già, hiểu rõ sự nguy hiểm của những gì phải chịu tác động của già, nên tìm cầu sự an ổn tối thượng của cái không già, đó là Niết Bàn ; ta đã đạt được sự an ổn tối thượng của cái không già, đó là Niết Bàn . Ta tự mình phải chịu tác động của bệnh,  hiểu rõ sự nguy hiểm của những gì phải chịu tác động của bệnh, nên tìm cầu sự an ổn tối thượng của cái không bệnh, đó là Niết Bàn, ta đã đạt được sự an ổn tối thượng của cái không bệnh, đó là Niết Bàn. Ta tự mình phải chịu tác động của chết,  hiểu rõ sự nguy hiểm của những gì phải chịu tác động của chết, nên tìm cầu sự an ổn tối thượng của cái không chết, đó là Niết Bàn, ta đã đạt được sự an ổn tối thượng của cái không chết, đó là Niết Bàn. Ta tự mình phải chịu tác động của sầu bihiểu rõ sự nguy hiểm của những gì phải chịu tác động của sầu bi, nên tìm cầu sự an ổn tối thượng của cái không sầu bi, đó là Niết Bàn, ta đã đạt được sự an ổn tối thượng của cái không sầu bi, đó là Niết Bàn. Ta tự mình phải chịu tác động của phiền não, hiểu rõ sự nguy hiểm của những gì phải chịu tác động của phiền não, nên tìm cầu sự an ổn tối thượng của cái không phiền não,  đó là Niết Bàn, ta đã được sự an ổn tối thượng của cái không phiền não, đó là Niết Bàn. Tri kiếnpháp nhãn này đã khởi lên trong ta :’’ Sự giải thoát của ta không thể bị lay chuyển. Đây là đời sống cuối cùng của ta. Nay sẽ không còn sự tái sanh nào nữa.’ »

                                                ( Trung BK I, Kinh 26 : Kinh Thánh Cầu, tr 364 -374 )

 

(2) Chứng Đắc Tam Minh

            11. ( Saccaka hỏi Thế Tôn )(15) “ Phải chăng không  bao giờ Tôn giả Gotama khởi lên một lạc thọ hoan hỷ đến nỗi nó có thể xâm chiếm tâm tôn giảan trú trong đó ? Phải chăng không bao giờ Tôn giả Gotama khởi lên một khổ thọ đau đớn đến nỗi nó xâm chiếm tâm tôn giảan trú trong đó ? ”

            12. - Này Aggivessana, tại sao không có điều đó với ta ? Ở đây, này Aggivessana, trước khi ta giác ngộ, trong lúc ta vẫn còn là một Bồ tát chưa chứng Chánh Đẳng Giác, ta suy nghĩ như sau : ‘ Đời sống gia đình chật chội gò bó và đầy bụi bặm; đời sống xuất gia thật  rộng mở thênh thang. Khi còn sống trong gia đình, thật không dễ gì sống cuộc đời thánh thiện, hoàn toàn thanh tịnh không nhiễm ô, giống như một vỏ sò được đánh bóng. Ta hãy cạo bỏ râu tóc, đắp áo cà sa, từ bỏ gia đình, sống không gia đình.’

            13-16.  Rồi sau đó, trong lúc còn là một thanh niên trẻ tuổi,  tóc đen nhánh, tràn đầy sinh lực của tuổi  xuân, trong giai đoạn vàng son của đời người…{ giống như trong Bài kinh II,3 (1) Cuộc Tìm Cầu Giải Thoát, từ đoạn 14-17 }…Và ngồi xuống đó, suy nghĩ như sau: ‘Chỗ này vừa đủ phục vụ cho nỗ lực tinh tấn của ta’.

            17.  Rồi ba ví dụ khởi lên trong ta thật tự nhiên, từ trước đến nay chưa từng nghe. Giả sử có một khúc cây đầy nhựa ẩm ướt đang nằm trên mặt nước, và một người đi đến với một vật làm mồi lửa, nghĩ rằng : ‘Ta sẽ nhen một ngọn lửa, ta sẽ tạo ra hơi nóng’. Này Aggivessana, ông nghĩ thế nào ? Người ấy có thể nhen một ngọn lửa và tạo ra hơi nóng bằng cách lấy vật mồi lửa  chà xát vào khúc cây đầy nhựa ẩm ướt đang nằm trên mặt nước ?.

            - Thưa không, Tôn giả Gotama. Vì sao vậy ? Bởi vì đó là một khúc cây đầy nhựa ẩm ướt đang nằm trên mặt nước. Cuối cùng người ấy chỉ hứng chịu sự mệt nhọc và thất vọng mà thôi.

            - Cũng vậy, này Aggivessana, đối với những Sa-môn và Bà-la-môn vẫn sống không từ bỏ các dục lạc về thân, và những thèm muốn, tham ái, mê đắm, khao khát và cuồng nhiệt đối với dục lạc giác quan vẫn chưa hoàn toàn bị buông bỏ và đoạn trừ trong nội tâm, thậm chí nếu các Sa-môn và Bà-la-môn đó cảm nhận  những khổ thọ, đau đớn, nhức nhối do nỗ lực, các vị ấy không thế đạt được tri kiến, pháp nhãngiác ngộ tối thượng; và thậm chí nếu các Sa-môn và Bà-la-môn đó không cảm nhận những khổ thọ, đau đớn, nhức nhối do nỗ lực, các vị ấy vẫn không thế đạt được tri kiến, pháp nhãngiác ngộ tối thượng. Đó là ví dụ thứ nhất đã khởi lên trong ta thật tự nhiên, chưa bao giờ nghe thấy trước đây.

            18. Lại nữa, này Aggivessana, một ví dụ thứ hai khởi lên trong ta thật tự nhiên, chưa bao giờ nghe thấy trước đây. Giả sử có một khúc cây đầy nhựa ẩm ướt đang nằm trên đất khô ráo cách xa mặt nước, và một người đi đến với một vật làm mồi lửa, nghĩ rằng;’ Ta sẽ nhen một ngọn lửa, ta sẽ tạo ra hơi nóng’’. Này Aggivessana, ông nghĩ thế nào ? Người ấy có thể nhen một ngọn lửa và tạo ra hơi nóng bằng cách lấy vật làm mồi lửa  chà xát vào khúc cây đầy nhựa ẩm ướt đang nằm trên đất khô ráo cách xa  mặt nước ?.

            - Thưa không, Tôn giả Gotama. Vì sao vậy ? Bởi vì đó là một khúc cây đầy nhựa ẩm ướt , mặc dù nó đang nằm trên đất khô ráo cách xa mặt nước. Cuối cùng người ấy chỉ hứng chịu sự mệt nhọc và thất vọng mà thôi.

            - Cũng vậy, này Aggivessana, đối với những Sa-môn và Bà-la-môn sống với thân đã xa lánh các dục lạc giác quan, nhưng những thèm muốn, tham ái, mê đắm, khao khát và cuồng nhiệt đối với dục lạc giác quan vẫn chưa hoàn toàn bị buông bỏ và đoạn trừ trong nội tâm, thậm chí nếu các Sa-môn và Bà-la-môn đó chỉ cảm nhận những khổ thọ, đau đớn, nhức nhối do nỗ lực, các vị ấy không thế đạt được tri kiến, pháp nhãngiác ngộ tối thượng; và ngay cả nếu các Sa-môn và Bà-la-môn đó không cảm nhận  những khổ thọ, đau đớn, nhức nhối do nỗ lực, các vị ấy vẫn không thế đạt được tri kiến, pháp nhãngiác ngộ tối thượng. Đó là ví dụ thứ hai đã khởi lên trong ta thật tự nhiên, chưa bao giờ nghe thấy trước đây.

            19. Lại nữa, này Aggivessana, một ví dụ thứ ba khởi lên trong ta thật tự nhiên, chưa bao giờ nghe thấy trước đây. Giả sử có một khúc cây khô không nhựa, đang nằm trên đất khô ráo cách xa mặt nước, và một người đi đến với một vật làm mồi lửa, nghĩ rằng;’ Ta sẽ nhen một ngọn lửa, ta sẽ tạo ra hơi nóng’’. Này Aggivessana, ông nghĩ thế nào ? Người ấy có thể nhen một ngọn lửa và tạo ra hơi nóng bằng cách lấy vật làm mồi lửa chà xát vào khúc cây khô không nhựa đang nằm trên đất khô ráo cách xa  mặt nước ?

            - Thưa Tôn giả Gotama, có thể được. Vì sao vậy ? Bởi vì đó là một khúc cây khô không nhựa,  và nó đang nằm trên đất khô ráo cách xa mặt nước.

            - Cũng vậy, này Aggivessana, đối với những Sa-môn và Bà-la-môn  sống với thân đã xa lánh các dục lạc giác quan,, và những thèm muốn, tham ái, mê đắm, khao khát và cuồng nhiệt đối với dục lạc giác quan  đã  hoàn toàn bị buông bỏ và đoạn trừ trong nội  tâm, thậm chí nếu các Sa-môn và Bà-la-môn đó chỉ cảm nhận  những khổ thọ, đau đớn, nhức nhối do nỗ lực, các vị ấy có thể đạt được tri kiến, pháp nhãngiác ngộ tối thượng; và ngay cả nếu các Sa-môn và Bà-la-môn đó không cảm nhận  những khổ thọ, đau đớn, nhức nhối do nỗ lực, các vị ấy vẫn có thế đạt được tri kiến, pháp nhãngiác ngộ tối thượng.(16).  Đó là ví dụ thứ ba đã khởi lên trong ta thật tự nhiên, chưa bao giờ nghe thấy trước đây.

            20.  Rồi ta suy nghĩ : ‘ Ta hãy thử dùng hàm răng nghiến chặt, lưỡi dán lên nóc họng, lấy tâm đánh bại, chế ngự, nhiếp phục tâm ’. Rồi với hàm răng nghiến chặt, lưỡi dán lên nóc họng, ta lấy tâm đánh bại, chế ngự, nhiếp phục tâm. Trong lúc ta làm như vậy, mồ hôi chảy ra từ nách  ta. Giống như một lực sĩ nắm đầu hay vai một kẻ yếu hơn và đánh bại, chế ngự và nhiếp phục người ấy, cũng vậy, với hàm răng nghiến chặt, lưỡi dán lên nóc họng, ta lấy tâm đánh bại, chế ngự, nhiếp phục tâm, và mồ hôi chảy ra từ nách ta. Mặc dù ta khởi lên năng lượng tinh tấn không mệt mỏithiết lập chánh niệm vững chải, thân của ta vẫn bị kích động và căng thẳng bởi vì ta đã kiệt sức do nỗ lực đến mức đau đớn. Nhưng cảm thọ đau đớn ấy dù  khởi lên trong ta đã không xâm chiếm và tồn tại trong tâm ta. (17)

            21. “ Rồi ta suy nghĩ :‘ Ta hãy thử thực hành thiền nín thở ’. Rồi ta nín hơi thở-vô và hơi thở-ra qua đường miệng và mũi. Trong khi ta làm như vậy thì có một tiếng gió động mạnh  thoát ra từ hai lỗ tai của ta. Giống như tiếng động mạnh phát ra từ ống  thổi bệ của người thợ rèn, cũng vậy, trong khi ta nín hơi thở-vô và hơi thở-ra qua đường miệng và mũi thì có một tiếng gió động mạnh  thoát ra từ hai lỗ tai của ta. Mặc dù ta đã khởi lên năng lượng tinh tấn không mệt mỏithiết lập chánh niệm vững chải , thân của ta vẫn bị kích động và căng thẳng bởi vì ta đã kiệt sức do nỗ lực đến mức đau đớn. Nhưng cảm thọ đau đớn ấy dù khởi lên trong ta đã không xâm chiếm và tồn tại trong tâm ta.

            22.  Rồi ta suy nghĩ : ‘ Ta hãy thử thực hành thiền nín thở nhiều hơn nữa ’ Rồi ta nín hơi thở-vô và hơi thở-ra qua đường miệng, mũi và tai. Trong lúc ta làm như vậy, có những cơn gió dữ dội thổi mạnh như cắt xuyên qua đầu ta. Giống như có một người lực sĩ dùng mũi nhọn của lưỡi kiếm dí vào đầu ta, cũng vậy, khi ta nín hơi thở-vô và hơi thở-ra qua đường miệng, mũi và tai, có những cơn gió dữ dội thổi mạnh như cắt xuyên qua đầu ta. Mặc dù ta đã khởi lên năng lượng tinh tấn không mệt mỏithiết lập chánh niệm vững chải, thân của ta vẫn bị kích động và căng thẳng bởi vì ta đã kiệt sức do nỗ lực đến mức đau đớn. Nhưng cảm thọ đau đớn ấy dù khởi lên trong ta đã không xâm chiếm và tồn tại trong tâm ta.

            23.  Rồi ta suy nghĩ : ‘ Ta hãy thử thực hành thiền nín thở nhiều hơn nữa ’ Rồi ta nín hơi thở-vô và hơi thở-ra qua đường miệng, mũi và tai. Trong lúc ta làm như vậy, đầu ta đau nhức dữ dội. Giống như có một người lực sĩ buột chặt một dây nịt bằng da cứng quanh đầu ta như một  băng cột đầu, cũng vậy, khi ta nín hơi thở-vô và hơi thở-ra qua đường miệng, mũi và tai,  đầu ta đau nhức dữ dội. Mặc dù ta khởi lên năng lượng tinh tấn không mệt mỏithiết lập chánh niệm vững chải, thân của ta vẫn bị kích động và căng thẳng bởi vì ta đã kiệt sức do nỗ lực đến mức đau đớn. Nhưng cảm thọ đau đớn ấy dù khởi lên trong ta đã không xâm chiếm và tồn tại trong tâm ta.

            24.  Rồi ta suy nghĩ : ‘ Ta hãy thử thực hành thiền nín thở nhiều hơn nữa ’ Rồi ta nín hơi thở-vô và hơi thở-ra qua đường miệng, mũi và tai. Trong lúc ta làm như vậy, có những cơn gió dữ dội cắt ngang bụng ta. Giống như một người đồ tể thiện nghệ hay thợ của ông ta dùng cây dao mổ sắc bén cắt ngang bụng con bò, cũng vậy, trong lúc ta nín hơi thở-vô và hơi thở-ra qua đường miệng, mũi và tai, có những cơn gió dữ dội cắt ngang bụng ta. Mặc dù ta đã khởi lên năng lượng tinh tấn không mệt mỏithiết lập chánh niệm vững chải, thân của ta vẫn bị kích động và căng thẳng bởi vì ta đã kiệt sức do nỗ lực đến mức đau đớn. Nhưng cảm thọ đau đớn ấy dù khởi lên trong ta đã không xâm chiếm và tồn tại trong tâm ta.

            25.  Rồi ta suy nghĩ : ‘ Ta hãy thử thực hành thiền nín thở nhiều hơn nữa ’ Rồi ta nín hơi thở-vô và hơi thở-ra qua đường miệng, mũi và tai. Trong lúc ta làm như vậy, có một sức nóng dữ dội như thiêu đốt thân ta. Giống như có hai người lực sĩ khóa chặt hai cánh tay của một người yếu hơn và nướng người ấy trên một hố than nóng rực, cũng vậy, trong lúc ta nín hơi thở-vô và hơi thở-ra qua đường miệng, mũi và tai, có một sức nóng dữ dội như thiêu đốt thân ta. Mặc dù ta đã khởi lên năng lượng tinh tấn không mệt mỏithiết lập chánh niệm vững chải , thân của ta vẫn bị kích động và căng thẳng bởi vì ta đã kiệt sức do nỗ lực đến mức đau đớn. Nhưng cảm thọ đau đớn ấy dù khởi lên trong ta đã không xâm chiếm và tồn tại trong tâm ta.

            26. “ Lúc ấy, khi chư thiên thấy ta, một vài vị  nói: ‘ Sa-môn Gotama chết rồi ’. Một vài vị  khác nói: ‘Sa-môn Gotama chưa chết, Sa-môn Gotama đang hấp hối ’. Một số chư thiên khác nói: ‘ Sa-môn Gotama không phải đã chết cũng không phải đang hấp hối; ngài là một bậc A-la-hán, đó là cách sống của một vị A-la-hán.’

            27.  Rồi ta suy nghĩ :’ Ta hãy thử tuyệt thực hoàn toàn’. Rồi chư thiên đến bên ta và nói: ‘Này hiền giả, đừng thực hành tuyệt thực hoàn toàn. Nếu hiền giả làm như vậy, chúng tôi sẽ bơm thức ăn của cõi thiên qua lỗ chân lông trên da của hiền giả và nhờ vậy hiền giả vẫn sống.’ Ta suy nghĩ :’ Nếu ta tuyên bố hoàn toàn tuyệt thực trong lúc các vị thiên ấy bơm thức ăn của cõi thiên vào lỗ chân lông trên da của ta và nhờ vậy ta vẫn sống, như thế là ta sẽ nói dối.’ Vì vậy ta bác bỏ ý định của chư thiên và nói :’ Không cần phải làm như vậy.’

            28.  Rồi ta suy nghĩ : ‘ Ta hãy thử ăn thật ít, mỗi lần chỉ bằng một nắm tay, dù là xúp đậu xanh hay đậu đỏ hay xúp rau hay xúp đậu nhỏ.’ Rồi ta ăn thật ít, mỗi lần chỉ bằng một nắm tay, dù là xúp đậu xanh hay đậu đỏ hay xúp rau hay xúp đậu nhỏ. Khi ta làm như vậy, thân thể ta trở nên hết sức gầy yếu. Vì ta ăn quá ít, tay chân ta trở nên giống như những cọng dây leo hay cọng tre. Vì ta ăn quá ít, bàn tọa của ta giống như móng của con lạc đà. Vì ta ăn quá ít, xương sống của ta nhô ra giống như một xâu chuổi hột. Vì ta ăn quá ít, xương sườn của ta lòi ra giống như bộ sườn èo uột của một căn trại không mái lợp.Vì ta ăn quá ít, ánh sáng trong mắt ta như chìm sâu vào trong hốc mắt, giống như ánh nước chìm lắng dưới đáy giếng sâu. Vì ta ăn quá ít, da đầu ta nhăn nheo khô héo như một một trái mướp đắng héo úa  trong nắng và gió. Vì ta ăn quá ít, da bụng ta dính liền với xương sống, vì thế nếu ta sờ da bụng thì ta chạm phải xương sống, và nếu ta sờ vào xương sống ta chạm phải da bụng. Vì ta ăn quá ít, nếu ta đi đại tiện hay tiểu tiện, ta ngã quỵ úp mặt xuống đất. Vì ta ăn quá ít, nếu ta cố gắng làm dịu thân ta bằng cách  xoa bóp tay chân thì lông tóc mục nát rơi rụng khỏi thân thể ta.

            29.  Lúc bấy giờ khi nhiều người thấy ta, có người nói:’ Sa-môn Gotama da đen’. Người khác nói:’ Sa-môn Gotama không phải da đen, da của Ngài màu nâu.’ Người khác nói: ‘ Sa-môn Gotama không phải da đen hay nâu,da của Ngài màu vàng’. Màu da của ta vốn tươi sáng nay đã bị biến hoại vì ta ăn quá ít.

            30.  Rồi ta suy nghĩ :’ Trong quá khứ, dù các Sa-môn, Bà la môn do nỗ lực quá mức, đã trải qua những cảm thọ đau đớn, nhức nhối khốc liệt như thế nào đi nữa; thì sự đau đớn của ta như thế này là tột đỉnh, không thể nào có gì đau đớn hơn. Trong tương lai, dù các Sa-môn, Bà la môn do nỗ lực quá mức, đã trải qua những cảm thọ đau đớn, nhức nhối khốc liệt như thế nào đi nữa; thì sự đau đớn của ta như thế này là tột đỉnh, không thể nào có gì đau đớn hơn. Và trong hiện tại, dù các Sa-môn, Bà la môn do nỗ lực quá mức, đã trải qua những cảm thọ đau đớn, nhức nhối khốc liệt như thế nào đi nữa; thì sự đau đớn của ta như thế này là tột đỉnh, không thể nào có gì đau đớn hơn. Nhưng với việc thực hành khổ hạnh khốc liệt như thế này, ta vẫn không chứng đạt được tri kiếnpháp nhãn thù thắng xứng đáng bậc thánh. Có thể có một con đường khác đưa đến giác ngộ không ?.’

            31.  Rồi ta suy nghĩ : ‘ Ta nhớ lại khi thân phụ ta thuộc bộ tộc Thích-ca ( Sakya) đang bận việc đồng áng, trong lúc ta ngồi dưới bóng mát của cây hồng đào, ta xả ly  các dục thuộc giác quan, xả ly các pháp bất thiện, chứng và trú Sơ thiền,  một trạng thái hỷ lạc do ly dục sanh, có tầm và tứ.(18). Có thể đây là con đường đưa đến giác ngộ chăng ?’. Rồi tiếp theo hồi ức đó ta khởi lên nhận thức này: ‘ Đây chính là con đường giác ngộ.’

            32.  Rồi ta suy nghĩ : ‘ Tại sao ta lại sợ hãi niềm hỷ lạc này khi nó không liên hệ gì đến các dục thuộc giác quan và các pháp bất thiện ? ’ Rồi ta suy nghĩ : ‘ Ta không sợ niềm hỷ lạc này khi nó không liên hệ gì đến các dục thuộc giác quan hay các pháp bất thiện.’

            33.  Rồi ta suy nghĩ : ‘ Không dễ gì đạt được niềm hỷ lạc ấy với một thân thể cực kỳ kiệt quệ như thế này. Ta hãy ăn vài thức ăn căn bản – một ít cơm hay cháo.’ Và rồi ta ăn vài thức ăn căn bản – một ít cơm và cháo. Lúc ấy năm vị Tỷ kheo đang phục vụ ta nghĩ rằng: ‘ Nếu Sa-môn Gotama chứng đắc pháp cao thượng, ngài sẽ báo cho chúng ta biết.’ Nhưng khi ta ăn cơm và cháo, năm vị Tỷ-kheo chán ghét ta, bỏ đi và nói rằng: ‘ Giờ đây Sa-môn Gotama đã sống đầy đủ vật chất, đã không còn tinh tấn khổ hạnh, đã trở lại lối sống sung túc.’

            34.  Bấy giờ, sau khi ta đã ăn thức ăn căn bảnphục hồi sức khỏe, ta xả ly các dục thuộc giác quan và các bất thiện pháp, chứng và trú Sơ thiền, một trạng thái hỷ lạc do ly dục sanh, có tầm và tứ. Nhưng lạc thọ ấy khởi lên trong ta đã không xâm chiếm và tồn tại trong tâm ta.”(19)

            35.  Rồi ta chấm dứt tầm và tứ, chứng và trú Nhị thiền, một trạng thái hỷ lạc do định sanh, không tầm không tứ, nội tĩnh nhất tâm. Nhưng lạc thọ ấy khởi lên trong ta đã  không xâm chiếm và tồn tại trong tâm ta.

            36.  Rồi ta xả ly hỷ, an trú xả, chánh niệm tỉnh giác, cảm nhận lạc thọ trong thân, ta chứng và trú Tam thiền mà các bậc thánh tuyên bố là ‘ xả niệm lạc trú ’. Nhưng lạc thọ ấy khởi lên trong ta đã không xâm chiếm và tồn tại trong tâm ta.

            37.  Rồi ta xả lạc xả khổ, với hỷ và ưu đã đoạn diệt trước đây, ta chứng và trú Tứ thiền, không khổ không lạc, xả niệm thanh tịnh. Nhưng lạc thọ ấy khởi lên trong ta đã không xâm chiếm và tồn tại trong tâm ta.

            38.  Với tâm định tĩnh, thuần tịnh, trong sáng, không uế nhiễm, toàn hảo, nhu hòa, dễ sử dụng, vững chải, đạt đến mức an nhiên, ta hướng tâm đến Túc mạng minh. Ta nhớ đến vô số đời sống quá khứ của ta, nghĩa là, một đời, hai đời, ba đời, bốn đời, năm đời, mười đời, hai mươi đời, ba mươi đời, bốn mươi đời, năm mươi đời, một trăm đời, một ngàn đời, một trăm ngàn đời, nhiều kiếp thế giới hủy hoại, nhiều kiếp thế giới hình thành, nhiều kiếp thế giới hủy hoại và hình thành . Ta nhớ rằng : « Tại nơi đó, ta có tên như vậy, thuộc bộ tộc như vậy, có hình hài như vậy, được nuôi dưỡng như vậy, có những lạc thọkhổ thọ như vậy, tuổi thọ như vậy ; và sau khi qua đời từ chỗ đó, ta đã tái sinh vào chỗ khác ; và ở đó ta có tên như vậy, thuộc bộ tộc như vậy, có hình hài như vậy, được nuôi dưỡng như vậy, có những lạc thọkhổ thọ như vậy, tuổi thọ như vậy ; và sau khi qua đời từ chỗ đó, ta đã tái sinh vào chỗ khác. » Như vậy ta nhớ lại vô số đời quá khứ của ta cùng với những đặc điểm và các phương diện khác của đời sống.

            39.  Đây là minh thứ nhất ta đã chứng được trong canh một của đêm ấy. Vô minh đã bị diệt trừ và minh sanh khởi, bóng tối đã bị diệt trừ vá ánh sáng sanh khởi, như đã xảy ra đối với người sống tinh tấn, nhiệt tâm, và cương quyết. Nhưng lạc thọ ấy khởi lên trong ta đã  không xâm chiếm và tồn tại trong tâm ta.

            40.  Với tâm định tĩnh, thuần tịnh, trong sáng, không uế nhiễm, toàn hảo, nhu hòa, dễ sử dụng, vững chải, đạt đến mức an nhiên, ta hướng tâm đến Thiên nhãn minh, là tri kiến về sự sanh tử của chúng sanh. Với thiên nhãn thuần tịnh và siêu phàm, ta thấy rõ  chúng sanh chết và tái sinh, người hạ liệt, kẻ cao sang, người xinh đẹp, kẻ xấu xí, người may mắn, kẻ bất hạnh, và ta hiểu tất cả điều ấy là do nghiệp của họ, như thế này : ‘Những chúng sanh đã tạo nhiều hành động ác về thân, khẩu và ý, đã phỉ báng các bậc thánh, nắm giữ tà kiến, và tạo ác nghiệp theo tà kiến, với thân xác tan rã sau khi chết, họ sẽ phải tái sanh vài cõi khốn khổ, xấu ác, đọa xứ, địa ngục. Còn những chúng sanh đã tạo nhiều hành động thiện về thân, khẩu và ý, không phỉ báng các bậc thánh, có chánh kiến và tạo các nghiệp theo chánh kiến, với thân xác tan rã sau khi chết, những người này sẽ tái sanh vào cõi an lành, vào Thiên giới .’ Như vậy, với thiên nhãn thuần tịnh và siêu phàm, ta thấy rõ  chúng sanh chết và tái sinh, người hạ liệt, kẻ cao sang, người xinh đẹp, kẻ xấu xí, người may mắn, kẻ bất hạnh, và ta hiểu tất cả điều ấy là do nghiệp của họ.

            41.  Đây là minh thứ hai ta chứng được vào canh giữa của đêm ấy. Vô minh đã bị diệt trừ và minh sanh khởi, bóng tối đã bị diệt trừ vá ánh sáng sanh khởi, như đã xảy ra đối với người sống tinh tấn, nhiệt tâm, và cương quyết. Nhưng lạc thọ ấy khởi lên trong ta đã  không xâm chiếm và tồn tại trong tâm ta.

            42.  Với tâm định tĩnh, thuần tịnh, trong sáng, không uế nhiễm, toàn hảo, nhu hòa, dễ sử dụng, vững chải, đạt đến mức an nhiên, ta hướng tâm đến Lậu tận minh, đến sự đoạn tận các lậu hoặc. Ta hiểu rõ như thật : ‘Đây là khổ. Đây là nguyên nhân của khổ. Đây là sự diệt khổ. Đây là con đường đưa đến diệt khổ.’. Ta biết rõ như thật : ‘Đây là những lậu hoặc. Đây là nguồn gốc của những lậu hoặc. Đây là sự đoạn trừ các lậu hoặc. Đây là con đường đưa đến đoạn trừ các lậu hoặc ’.

            43.  Khi ta biết và thấy rõ như vậy, tâm ta giải thoát khỏi những lậu hoặc thuộc dục vọng giác quan, thoát khỏi lậu hoặc về  hiện hữu, thoát khỏi những lậu hoặc về vô minh. Khi tâm ta đã được giải thoát, ta khởi lên sự hiểu biết :’Ta đã được giải thoát. ’ Ta biết rõ :’ Sanh đã tận,  phạm hạnh đã  thành, những việc cần làm đã làm xong, sẽ không còn trở lại bất cứ một  đời sống nào khác nữa .’

            44.  Đây là minh thứ ba ta đã chứng được trong canh cuối của đêm ấy.Vô minh đã bị diệt trừ và minh sanh khởi, bóng tối đã bị diệt trừ vá ánh sáng sanh khởi, như đã xảy ra đối với người sống tinh tấn, nhiệt tâm, và cương quyết. Nhưng lạc thọ ấy khởi lên trong ta đã  không xâm chiếm và tồn tại trong tâm ta.  

                                                ( Trung BK I, Kinh 36 : Đại kinh Saccaka, tr 521-543 )

 

(3) Thành Phố Cổ

          - Này các Tỷ kheo, trước khi chưa chứng được  Chánh Đẳng Giác, khi ta đang còn là một  vị Bồ tát chưa hoàn toàn giác ngộ, ta đã khởi lên tư tưởng này : ‘ Thế giới này đang rơi vào vòng khổ não, ở chỗ chúng sanh bị  sinh ra, bị già, bị chết , bị đoạn diệt và rồi lại bị tái sinh. Tuy nhiên từ nỗi khổ đau do già chết, chúng sanh không biết cách vượt thoát khổ đau này. Khi nào họ sẽ  tìm thấy  cách vượt thoát khỏi nỗi khổ đau do  già chết ? ”

            Rồi này các Tỷ Kheo, ta lại khởi lên ý nghĩ :’ Khi  cái gì có mặt thì già chết có mặt ? Do duyên gì khiến già chết sinh khởi ? ’. Rồi, này các Tỷ kheo, qua chú tâm suy nghĩ cẩn trọng, trí tuệ ta đã có một bước đột phá như sau : ‘ Khi nào có sanh thì già chết có mặt, sanh là nhân duyên của già chết.’

             Rồi này các Tỷ kheo, ta lại suy nghĩ :’ Khi cái gì có mặt thì sanh có mặt ?...hữu… ?...thủ…? …ái…?... thọ …?...xúc…? …sáu xứ ( lục nhập)…?...danh sắc…? Do duyên gì danh sắc có mặt ? Rồi, này các Tỷ kheo, qua chú tâm suy nghĩ cẩn trọng, trí tuệ ta đã có một bước đột phá như sau : ‘ Khi thức có mặt thì danh sắc có mặt; thức là nhân duyên của danh sắc.’

             Rồi, này các Tỷ kheo, ta lại khởi lên ý nghĩ này:’ Khi cái gì có mặt thì thức có mặt ?’  Rồi, này các Tỷ kheo, qua chú tâm suy nghĩ cẩn trọng, trí tuệ ta đã có một bước đột phá như sau : ‘ Khi danh sắc có mặt thì thức có mặt, danh sắcnhân duyên của thức.’ (20)

             

 Rồi này các Tỷ kheo, ta lại suy nghĩ như sau: ‘ Thức này quay trở lại, nó không đi vượt quá danh sắc. Chính ở giai đoạn này mà một con người có thể sinh ra, già và chết và rồi lại tái sinh, nghĩa là, khi có thức do danh sắc làm nhân duyên, và danh sắc do thức làm nhân duyên.(21). Do danh sắc làm nhân duyên sinh ra sáu xứ; do sáu xứ làm nhân duyên sinh xúc…Đó là nguồn gốc của toàn bộ khổ uẩn này.”

            “Tập khởi, tập khởi ”, như vậy, này các Tỷ kheo, đối với các pháp chưa từng được nghe trước đây, ta đã khởi lên pháp nhãn, tri kiến, tuệ giác, thấu suốt và quang minh.

             Rồi, này các Tỷ kheo, ta lại khởi lên ý nghĩ này: ‘Khi cái gì không có mặt thì già chết không có mặt ? Cái gì chấm dứt thì già chết chấm dứt ? Rồi, này các Tỷ kheo, qua chú tâm suy nghĩ cẩn trọng, trí tuệ ta đã có một bước đột phá như sau : ‘ Khi sanh không có mặt thì già chết không có mặt;  sanh chấm dứt thì già chết chấm dứt.’

             Rồi ta lại suy nghĩ như sau: ‘ Khi cái gì không có mặt thì sanh không có mặt… ? hữu… ? thủ …?.ái …? thọ …? xúc …? sáu xứ …? danh sắc ? Do cái gì diệt thì danh sắc diệt ? Rồi, này các Tỷ kheo, qua chú tâm suy nghĩ cẩn trọng, trí tuệ ta đã có một bước đột phá như sau : “ Khi thức không có mặt thì danh sắc không có mặt; do thức diệt thì danh sắc diệt.”

             Rồi này các Tỷ kheo, ta lại suy nghĩ như sau: ‘ Ta đã khám phá ra con đường giác ngộ này, nghĩa là, do danh sắc diệt thì thức diệt, do thức diệt thì danh sắc diệt; do danh sắc diệt  thì sáu xứ diệt; do sáu xứ diệt thì xúc diệt…Đó là sự đoạn diệt toàn bộ khổ uẩn này”(22)

            “ Đoạn diệt , đoạn diệt ’’,  như vậy, này các Tỷ kheo, đối với các pháp chưa từng dược nghe trước đây, ta đã khởi lên pháp nhãn, tri kiến, tuệ giác, thấu suốt và quang minh.

             Này các Tỷ kheo, giả sử một người du hành qua một khu rừng, tìm thấy một con đường xưa cổ, một con đường xưa cổ do những người trong thời xa xưa đã đi qua. Người ấy  đi theo con đường đó và thấy một thành phố cổ, một thủ đô xưa cổ do những con người thời xa xưa cư ngụ, với công viên, khu rừng, hồ nước  và thành lũy, một địa điểm thật đẹp . Rồi người ấy thông báo cho nhà vua hay quan đại thần: “ Thưa ngài, xin tâu cho ngài biết rằng trong lúc tôi du hành qua một khu rừng, tôi đã tìm thấy một con đường xưa cổ, một con đường xưa cổ do những người trong thời xa xưa đã đi qua. Tôi đã đi theo con đường ấy và thấy một thành phố cổ, một thủ đô xưa cổ do những con người thời xa xưa cư ngụ, với công viên, khu rừng, hồ nước  và thành lũy, một địa diểm thật đẹp. Xin ngài hãy tân trang cổ thành ấy!’’. Rồi  nhà vua hay quan đại thần  tân trang cổ thành ấy, và sau một thời gian, thành phố này trở nên phồn thịnh, thành công, dân cư đông đúc, tràn ngập người, phát triển và mở mang.

             Cũng vậy, này các Tỷ kheo, ta đã tìm thấy con dường xưa cổ, con đường xưa mà các bậc Giác Ngộ thời quá khứ đã đi qua. Và con đường cổ, con đường xưa ấy là gì ? Đó chính là Bát Thánh Đạo; nghĩa là, chánh tri kiến, chánh tư duy, chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng, chánh tinh tấn, chánh định và chánh huệ. Ta đã theo con đường ấy, và bằng cách đó, ta đã trực tiếp hiểu biết được già chết, nguồn gốc của già chết, sự đoạn diệt già chết, và con đường đưa đến đoạn diệt già chết. Ta đã trực tiếp hiểu biết được sanh, hữu, thủ, ái, thọ, xúc, sáu xứ, danh sắc, thức, hành; nguồn gốc của chúng, sự đoạn diệt , và con đường đưa đến đoạn diệt chúng.(23) Sau khi đã trực tiếp hiểu biết được chúng, ta đã giảng giải con đường này cho các Tỷ kheo, nam cư sĩ, nữ cư sĩ. Này các Tỷ kheo, đời sống thánh thiện này đã thành côngphong phú, thịnh vượng, trở nên phổ biến, lan rộng, đã được khéo tuyên thuyết trong thế giới chư thiênloài người .

 

(Tương Ưng Bộ Kinh II, chương I, Phẩm Phật Đà,  tr 24-26 )







Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
11/11/2010(Xem: 188948)
01/04/2012(Xem: 34454)
08/11/2018(Xem: 13373)
08/02/2015(Xem: 51499)
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.