KINH MA HA BÁT NHÃ BA LA MẬT
Hán dịch: Pháp Sư Cưu-Ma-La-Thập - Việt dịch: Tỳ Kheo Thích Trí Tịnh
Viện Phật Học Phổ Hiền Xuất Bản PL. 2530 DL 1986 (Trọn bộ 3 tập)
Thành Hội Phật Giáo TP. Hồ Chí Minh Ấn hành P.L 2539 DL. 1995 (Trọn bộ 3 tập)
QUYỂN THỨ MƯỜI BẢY
PHẨM THÀNH BIỆN
THỨ NĂM MƯƠI
Lúc bấy giờ Ngài
Tu Bồ Đề thưa: "Bạch đức Thế Tôn!
Bát nhã ba la mật rất sâu nầy vì
đại sự mà
phát khởi, vì
bất khả tư nghì sự, vì
bất khả xưng sự, vì bất khả lượng sự,
vô đẳng đẳng sự mà phát khởi”.
Đức Phật bảo Ngài
Tu Bồ Đề: “Đúng như vậy.
Bát nhã ba la mật rất sâu nầy vì
bất khả tư nghì sự đến vì
vô đẳng đẳng sự mà
phát khởi,
Tại sao vậy? Vì trong
Bát nhã ba la mật chứa đựng năm
ba la mật, chứa đựng mười tám không, chứa đựng
tứ niệm xứ đến
bát thánh đạo, chứa đựng
mười trí lực đến nhứt thiết
chủng trí.
Ví như nhà vua là bực tôn quý trong nước, bao nhiêu việc nước đều
ủy nhiệm cho đại thần, nhà vua vô sự an vui nhàn nhã.
Cũng vậy, nầy Tu Bồ Đề! Bao nhiêu pháp
Thanh văn,
pháp Bích Chi Phật, pháp
Bồ Tát, pháp Phật, tất cả đều ở trong
Bát nhã ba la mật,
Bát nhã ba la mật hay
hoàn thành những sự việc đó.
Thế nên, nầy Tu Bồ Đề!
Bát nhã ba la mật vì
đại sự mà
phát khởi nhẫn đến vì
vô đẳng đẳng sự mà
phát khởi.
Lại nầy Tu Bồ Đề!
Bát nhã ba la mật chẳng lấy sắc, chẳng dính sắc nên có thể
hoàn thành được, chẳng lấy, chẳng dính thọ, tưởng, hành, thức nhẫn đến chẳng lấy, chẳng dính nhứt thiết
chủng trí nên có thể
hoàn thành được, chẳng lấy, chẳng dính quả
Tu Đà Hoàn nhẫn đến chẳng lấy, chẳng dính
Vô thượng Bồ đề nên
Bát nhã ba la mật nầy có thể
hoàn thành tất cả pháp”.
Ngài
Tu Bồ Đề thưa: "Bạch đức Thế Tôn! thế nào vì chẳng lấy, chẳng dính, sắc, thọ, tưởng, hành, thức nhẫn đến vì chẳng lấy, chẳng dính nhứt thiết
chủng trí mà
Bát nhã ba la mật hay
hoàn thành tất cả pháp?”
Đức Phật bảo Ngài
Tu Bồ Đề: “Ý ông nghĩ thế nào? Vả thấy sắc, thấy thọ, tưởng, hành, thức có thể lấy, có thể dính được chăng? Nhẫn đến thấy nhứt thiết
chủng trí có thể lấy, có thể dính được chăng?”
Bạch đức Thế Tôn! Không thể được.
Lành thay! Nầy Tu Bồ Đề! Đức cũng chẳng thấy sắc có thể lấy, có thể dính được nhẫn đến chẳng thấy nhứt thiết
chủng trí có thể lấy, có thể dính được. Vì chẳng thấy nên chẳng lấy, vì chẳng lấy nên chẳng dính.
Nầy Tu Bồ Đề!
Đức Phật cũng chẳng thấy pháp của Phật, pháp của
Như Lai, pháp của đấng
tự nhiên, pháp của bực
nhứt thiết trí có thể lấy, có thể dính được. Vì chẳng thấy nên chẳng lấy, vì chẳng lấy nên chẳng dính.
Thế nên, nầy Tu Bồ Đề!
Chư đại Bồ Tát chẳng nên lấy, chẳng nên dính nơi sắc, nhẫn đến chẳng nên lấy, chẳng nên dính nơi pháp của bực nhứt thiết trí”.
Bấy giờ
chư Thiên cõi Dục, cõi Sắc thưa: “Bạch đức Thế Tôn!
Bát nhã ba la mật rất sâu nầy khó thấy, khó hiểu chẳng thể
suy nghĩ so sánh để biết được. Bực
thiện xảo vi diệu trí huệ tịch diệt mới biết được.
Người tin được
Bát nhã ba la mật nầy, phải biết là
đại Bồ Tát cúng dường nhiều
đức Phật, gieo căn lành nhiều, gần gũi
thiện tri thức, nên tin hiểu được
Bát nhã ba la mật rất sâu nầy.
Bạch đức Thế Tôn! Nếu trong cõi
Đại Thiên có bao nhiêu
chúng sanh, tất cả đều làm người
tín hành, người
pháp hành, làm Bát Nhơn, làm
Tu Đà Hoàn,
Tư Đà Hàm,
A Na Hàm,
A La Hán, làm
Bích Chi Phật hoặc
trí hoặc đoạn, đều chẳng bằng được
Bồ Tát nầy thật
hành Bát nhã
ba la mật trong một ngày. Tại sao vậy? Vì người
tín hành,
pháp hành nhẫn đến
Bích Chi Phật hoặc
trí hoặc đoạn chính là
vô sanh pháp nhẫn của Bồ Tát”.
Đức Phật bảo
chư Thiên cõi Dục, cõi Sắc: “Đúng như vậy. Nầy
chư Thiên Tử! Người
tín hành, người
pháp hành nhẫn đến
Bích Chi Phật chính là
vô sanh pháp nhẫn đến
Bích Chi Phật chính là
vô sanh pháp nhẫn của
đại Bồ Tát.
Nầy
chư Thiên Tử! Nếu
thiện nam,
thiện nữ nghe
Bát nhã ba la mật sâu xa nầy rồi biên chép,
thọ trì,
đọc tụng nhẫn đến chánh
ức niệm thì sẽ mau được
Niết Bàn hơn
thiện nam,
thiện nữ vì cầu
Thanh văn hay
Bích Chi Phật mà
lìa bỏ Bát nhã ba la mật, đi thật hành theo kinh khác hoặc một kiếp hoặc dưới một kiếp.
Tại sao vậy? Vì trong
Bát nhã ba la mật sâu xa nầy nói rộng về
pháp thượng diệu mà người
tín hành, người
pháp hành nhẫn đến
đại Bồ Tát đều phải nên học. Học xong chứng được
Vô thượng Bồ đề”.
Lúc bấy giờ
chư Thiên cõi Dục, cõi Sắc đồng phát thanh rằng: “Bạch đức Thế Tôn!
Bát nhã ba la mật nầy gọi là
Ma ha ba la mật, gọi là
bất khả tư nghì,
bất khả xưng, bất khả lượng,
vô đẳng đẳng ba la mật. Người
tín hành,
pháp hành nhẫn đến
Bích Chi Phật học
Bát nhã ba la mật được thành
đại Bồ Tát, được thành
Vô thượng Bồ đề,
Bát nhã ba la mật nầy cũng chẳng tăng, chẳng giảm”.
Bạch xong,
chư Thiên cõi Dục, cõi Sắc
đảnh lễ chưn Phật, nhiều Phật rồi
trở về Thiên cung.
Ngài
Tu Bồ Đề thưa: "Bạch đức Thế Tôn! Nếu
đại Bồ Tát nghe
Bát nhã ba la mật sâu xa nầy mà liền tin, liền hiểu. Người nầy từ nơi nào chết rồi sanh nhơn gian đây?”
Đức Phật bảo Ngài
Tu Bồ Đề: “Nếu
đại Bồ Tát nghe
Bát nhã ba la mật sâu xa nầy liền tin, liền hiểu, chẳng quên, chẳng bỏ, chẳng thắc mắc, chẳng nghi, chẳng
ăn năn mà
vui mừng ưa nghe, nghe xong ghi nhớ chẳng rời lìa, hoặc lúc đi đứng hoặc lúc nằm ngồi chẳng hề quên sót, thường theo sát
Pháp sư.
Như trâu nghé theo sát trâu mẹ,
Bồ Tát vì nghe
Bát nhã ba la mật mà thường theo sát
Pháp sư, khi được
Bát nhã ba la mật miệng tụng, tâm hiểu,
chánh kiến thông suốt.
Nầy Tu Bồ Đề! Phải biết
đại Bồ Tát nầy từ
loài người chết mà sanh
trở lại trong nhơn gian nầy.
Tại sao vậy? người cầu
Phật đạo, đời trước nghe
Bát nhã ba la mật rồi biên chép,
cung kính,
cúng dường, nên
sau khi chết sanh
trở lại nhơn gian được nghe
Bát nhã ba la mật liền tin, liền hiểu”.
Ngài
Tu Bồ Đề thưa: "Bạch đức Thế Tôn! Có vị
Bồ Tát nào ở phương khác
thành tựu công đức trên đây,
cúng dường chư Phật rồi bỏ thân mà đến sanh tại nhơn gian nầy, được nghe
Bát nhã ba la mật liền tin, liền hiểu, biên chép,
đọc tụng, chánh
ức niệm chăng?”
Đức Phật phán: “Có. Ở phương khác,
Bồ Tát thành tựu công đức trên đây,
cúng dường chư Phật, bỏ thân đến sanh tại nhơn gian nầy được nghe
Bát nhã ba la mật sâu xa liền tin, liền hiểu, biên chép,
thọ trì, đọc tung, chánh
ức niệm. Phải biết đó là do công
công đức thành tựu ở đời trước nên được như vậy.
Lại nầy Tu Bồ Đề! Có
Bồ Tát ở nơi
Di Lặc Bồ Tát được nghe
Bát nhã ba la mật sâu xa, do căn lành ấy mà đến tại nhơn gian nầy.
Nầy Tu Bồ Đề! Lại có
Bồ Tát đời trước nghe
Bát nhã ba la mật mà chẳng thưa hỏi những
cớ sự trong đó. Vì không thưa hỏi nên đến sanh tại nhơn gian nghe
Bát nhã ba la mật, nghe
Bát nhã ba la mật sâu xa nầy lòng họ
tiếp tục nghi ngờ, khó tỏ ngộ.
Nầy Tu Bồ Đề! Nếu
Bồ Tát đời trước hoặc nghe
Thiền ba la mật, hoặc nghe
Tinh tấn ba la mật, hoặc nghe
Nhẫn nhục ba la mật, hoặc nghe
Trì giới ba la mật, hoặc nghe
Bố thí ba la mật mà không thưa hỏi
cớ sự trong đó. Vì đời trước không thưa hỏi nên đến sanh tại nhơn gian nầy, nghe
Bát nhã ba la mật sâu xa lòng họ
tiếp tục nghi ngờ, khó tỏ ngộ.
Nầy Tu Bồ Đề! Nếu đời trước
Bồ Tát hoặc nghe
nội không,
ngoại không nhẫn đến nghe nhứt thiết
chủng trí mà không thưa hỏi
cớ sự trong ấy, vì đời trước không thưa hỏi để được hiểu
quyết định nên đến sanh tại nhơn nầy, nghe
Bát nhã ba la mật sâu xa lòng họ
nghi ngờ, khó tỏ ngộ.
Lại nầy Tu Bồ Đề! Nếu đời trước
Bồ Tát nghe
Bát nhã ba la mật sâu xa rồi thưa hỏi sự việc trong ấy mà
không thật hành, khi bỏ thân sanh
đời sau nghe
Bát nhã ba la mật sâu xa nầy
trong khoảng một ngày hoặc hai, ba, bốn, năm ngày, lòng họ
vững chắc không ai
phá hoại được. Nếu họ xa rời chỗ nghe thì sẽ thối thất. Tại sao vậy? Vì ở đời trước, lúc nghe
Bát nhã ba la mật dầu họ có thưa hỏi sự việc trong ấy nhưng họ chẳng thật hành đúng như lời. Người nầy có lúc muốn nghe, tâm chẳng
vững chắc, chí chẳng
quyết định, như cái lông nhẹ, theo gió mà bay mà bay qua Đông hoặc qua Tây.
Nầy Tu Bồ Đề! Phải biết
Bồ Tát nầy
phát tâm chẳng được lâu, chẳng thường gần gũi
thiện tri thức, chẳng
cúng dường nhiều Phật, đời trước dầu được nghe mà chẳng biên chép, chẳng
đọc tụng, chẳng chánh
ức niệm Bát nhã ba la mật, chẳng học
sáu ba la mật, chẳng học
nội không,
ngoại không nhẫn đến chẳng học nhứt thiết
chủng trí.
Bồ Tát mới
phát tâm Đại thừa, vì ít tin ít thích nên chẳng
đọc tụng, chẳng chánh
ức niệm Bát nhã ba la mật, chẳng thể biên chép được nhẫn đến chánh
ức niệm được
Bát nhã ba la mật sâu xa nầy.
Nầy Tu Bồ Đề! Nếu
thiện nam,
thiện nữ cầu
Phật đạo mà chẳng biên chép, chẳng
thọ trì nhẫn đến chẳng chánh
ức niệm Bát nhã ba la mật sâu xa nầy, cũng chẳng được sự
gia hộ của
Bát nhã ba la mật sâu xa nầy, nhẫn đến cũng chẳng được sự
gia hộ của nhứt thiết
chủng trí. Người nầy cũng chẳng thật
hành Bát nhã
ba la mật đúng như lời. Người nầy hoặc sa vào bực
Thanh văn hoặc
Bích Chi Phật.
Tại sao vậy? Người nầy chẳng biên chép nhẫn đến thật
hành Bát nhã
ba la mật được sự
gia hộ của
Bát nhã ba la mật sâu xa, thế nên họ sẽ sa vào trong
hai thừa ấy”.
PHẨM THÍ DỤ
THỨ NĂM MƯƠI MỐT
Đức Phật bảo Ngài
Tu Bồ Đề: “Ví như thuyền hư chìm giữa biển lớn, nếu người nào trong thuyền chẳng nắm phao, chẳng ôm cây ván hoặc
tử thi, phải biết những người ấy không thể vào bờ và sẽ chìm chết. Người nào nắm phao hoặc ôm cây ván,
tử thi, phải biết người nầy chẳng bị chìm chết, sẽ được vào đến bờ
an ổn tự tại.
Cũng vậy, nầy Tu Bồ Đề!
Thiện nam,
thiện nữ cầu
Phật đạo, nếu chỉ có
lòng tin ưa mà chẳng
y Bát nhã
ba la mật, chẳng biên chép, chẳng
thọ trì, chẳng đọc, chẳng tụng, chẳng
giảng thuyết, chẳng chánh
ức niệm, với năm
ba la mật kia nhẫn đến nhứt thiết
chủng trí cũng đều chẳng y, chẳng biên chép,
đọc tụng, chánh
ức niệm, phải biết
thiện nam,
thiện nữ nầy giữa đường suy hao, chẳng đến được nhứt thiết
chủng trí, sẽ chứng lấy bực
Thanh văn hoặc
Bích Chi Phật.
Nầy Tu Bồ Đề! Nếu
thiện nam,
thiện nữ cầu
Phật đạo, có
đức tin, đức nhẫn, có
tịnh tâm,
thâm tâm, có nguyện, có giải, có xả, có
tinh tấn,
y Bát nhã
ba la mật, biên chép,
thọ trì,
đọc tụng,
giảng thuyết, chánh
ức niệm, người nầy được sự
gia hộ của
Bát nhã ba la mật sâu xa, nhẫn đến được sự
gia hộ của nhứt thiết
chủng trí. Vì được
gia hộ nên người nầy chẳng giữa đường suy hao, vượt khỏi bực
Thanh văn,
Bích Chi Phật, hay
tịnh Phật độ,
thành tựu chúng sanh, sẽ chứng
Vô thượng Bồ đề.
Nầy Tu Bồ Đề!
Ví như có người dùng cáo bình đất chưa nung chín để múc nước, phải biết không bao lâu cái bình ấy sẽ bể rã,
trở về nơi đất.
Cũng vậy,
thiện nam,
thiện nữ dầu có tâm
Vô thượng Bồ đề, có
đức tin, đức nhẫn, có
tịnh tâm,
thâm tâm, có nguyện, có giải, có xả, có
tinh tấn, mà chẳng được sự
gia hộ của
Bát nhã ba la mật sâu xa nhẫn đến của nhứt thiết
chủng trí, người nầy giữa đường suy hao, sẽ sa vào bực
Thanh văn,
Bích Chi Phật.
Nầy Tu Bồ Đề!
Ví như có người dùng bình đất đã nung chín để múc nước, phải biết cái bình nầy sẽ chứa được mà không rã.
Cũng vậy,
thiện nam,
thiện nữ cầu
Vô thượng Bồ đề, có
đức tin, đức nhẫn, có
tịnh tâm,
thâm tâm, có nguyện, giải, xả,
tinh tấn, lại được sự
gia hộ của
Bát nhã ba la mật sâu xa nhẫn đến của nhứt thiết
chủng trí, phải biết người nầy chẳng suy hao giữa đường mà vượt khỏi bực
Thanh văn,
Bích Chi Phật, hay
tịnh Phật độ,
thành tựu chúng sanh, chứng được
Vô thượng Bồ đề.
Lại nầy Tu Bồ Đề!
Ví như thuyền trang bị chưa
hoàn thành mà chở tài vật vượt biển khơi, sẽ biết thuyền nầy sẽ hư chìm giữa đường, người một nơi, thuyền và tài vật chìm trôi một ngả. Vì
phương tiện không đầy đủ nên lái buôn phải mất tài vật.
Cũng vậy,
thiện nam,
thiện nữ dầu có tâm
Bồ đề, có
đức tin, có nhẫn, nguyện,
tịnh tâm,
thâm tâm đến
tinh tấn mà không được
phương tiện lực của
Bát nhã ba la mật nhẫn đến của nhứt thiết
chủng trí gia hộ, phải biết người nầy giữa đường suy hao, mất đại
trân bảo nhứt thiết
chủng trí, sa vào bực
Thanh văn,
Bích Chi Phật.
Nầy Tu Bồ Đề!
Ví như người có trí, trang bị thuyền lớn
hoàn hảo, sau đó mới hạ thuyền xuống biển chuyên chở tài vật, phải biết thuyền nầy tất không hư giữa đường, sẽ đến được chỗ muốn đến.
Cũng vậy,
thiện nam,
thiện nữ cầu
Phật đạo, có
đức tin, có nhẫn, có
tịnh tâm,
thâm tâm, có nguyện, giải, xả,
tinh tấn, lại được
phương tiện lực của
Bát nhã ba la mật đến nhứt thiết
chủng trí gia hộ, phải biết người nầy sẽ được
Vô thượng Bồ đề, không bị suy hao giữa đường, sa vào
Thanh văn,
Bích Chi Phật.
Nầy Tu Bồ Đề!
Ví như có người
tuổi già hơn trăm,
suy yếu nhiều bịnh. Người già bịnh nầy nằm liệt trên giường không thể dậy đi được, hoặc có dậy đi được cũng không thể bước đi xa một, hai mươi dặm được.
Cũng vậy,
thiện nam,
thiện nữ dầu có tâm
Bồ đề có
đức tin, nhẫn có
tịnh tâm,
thâm tâm, có nguyện, giải, xả,
tinh tấn nhưng chẳng được
phương tiện lực của
Bát nhã ba la mật gia hộ, nhẫn đến chẳng được
phương tiện lực của nhứt thiết
chủng trí gia hộ, phải biết người nầy giữa đường sa vào bực
Thanh văn,
Bích Chi Phật.
Như người già hơn trăm tuổi,
suy yếu nhiều bịnh muốn
đứng dậy bước đi, có hai người khỏe mạnh tận lực kèm dìu hai bên, nhờ đó người già bịnh đi đến được chỗ muốn.
Cũng vậy,
thiện nam,
thiện nữ cầu
Phật đạo, có
đức tin, có nhẫn, có
tịnh tâm,
thâm tâm, có dục, giải, xả,
tinh tấn, lại được
phương tiện lực của
Bát nhã ba la mật nhẫn đến của nhứt thiết
chủng trí gai hộ, phải biết người nầy giữa không sa vào bực
Thanh văn,
Bích Chi Phật mà đến được chỗ muốn đến, đó là
Vô thượng Bồ đề”.
Đến đây
đức Phật lại khen Ngài
Tu Bồ Đề: “Lành thay,
lành thay! Tu Bồ Đề vì chư
Bồ Tát mà thưa hỏi nơi
Như Lai sự việc như vậy.
Nầy Tu Bồ Đề! nếu có
thiện nam,
thiện nữ từ lúc mới
phát tâm đến nay dùng tâm
ngã ngã sở mà
bố thí,
trì giới,
nhẫn nhục,
tinh tấn,
thiền định,
trí huệ. Lúc
bố thí nhẫn đến
trí huệ, người nầy có
quan niệm: Tôi là
thí chủ, tôi
bố thí cho người ấy, tôi
bố thí vật ấy, nhẫn đến có
quan niệm tôi là người tu
trí huệ, tôi tu
trí huệ ấy, tôi có
trí huệ. Người nầy chẳng biết,
thử ngạn, chẳng được sự
gia hộ của
Bát nhã ba la mật nhẫn đến chẳng được sự
gia hộ của nhứt thiết
chủng trí. Vì trong
Bát nhã ba la mật nhẫn đến trong
Đàn na ba la mật không có sự
phân biệt như vậy.
Xa lìa thử ngạn,
bỉ ngạn, đó là tướng của
sáu ba la mật. Vì không được
gia hộ nên người nầy chẳng đến nhứt thiết
chủng trí mà sa vào bực
Thanh văn,
Bích Chi Phật.
Nầy Tu Bồ Đề! Thế nào là người cầu
Phật đạo mà không có phương tiện?
Người cầu
Phật đạo từ lúc
sơ phát tâm đến nay không có sức
phương tiện trong khi thật hành sáu độ, người nầy
quan niệm rằng tôi là
thí chủ bố thí cho người và dùng tài vật ấy để
bố thí, nhẫn đến
quan niệm rằng tôi
tu huệ ấy, có huệ ấy, do đó mà có
quan niệm tự cao: Nơi
bố thí tự cao,
trì giới tự cao,
nhẫn nhục tự cao,
tinh tấn tự cao,
thiền định tự cao,
trí huệ tự cao. người nầy không biết rằng không
phân biệt nhớ tưởng,
xa lìa thử ngạn,
bỉ ngạn là tướng của
sáu ba la mật. Vì không biết
thử ngạn, không biết
bỉ ngạn nên người nầy không được
thủ hộ của
Đàn na ba la mật nhẫn đến không được
thủ hộ của nhứt thiết
chủng trí, do đó không thể đến được nhứt thiết
chủng trí mà phải sa vào bực
Thanh văn hay
Bích Chi Phật.
Thế nên, nầy Tu Bồ Đề!
đại Bồ Tát nếu chẳng được sức
phương tiện của
Bát nhã ba la mật thủ hộ, tất phải sa vào bực
Thanh văn hay
Bích Chi Phật.
Nếu được sự
gia hộ của
phương tiện lực
Bát nhã ba la mật,
đại Bồ Tát tất mau được
Vô thượng Bồ đề, không bị sa vào bực
Thanh văn hay
Bích Chi Phật.
Thế nào là được sự gia hộ?
Nầy Tu Bồ Đề! Từ
ban sơ đến nay,
Bồ Tát dùng sức phương tiện mà
bố thí,
không tâm nghĩ có
ngã ngã sở nhẫn đến
không tâm ngã ngã sở mà tu
trí huệ.
Bồ Tát nầy chẳng nghĩ rằng tôi có
bố thí, đó là của tôi
bố thí, chẳng vì
bố thí mà tự cao, nhẫn đến chẳng vì
trí huệ mà tự cao.
Bồ Tát nầy chẳng nghĩ rằng tôi là
thí chủ, tôi
bố thí cho người ấy, tôi đem vật ấy để
bố thí, nhẫn đến chẳng nghĩ rằng tôi tu
trí huệ, tôi có
trí huệ ấy. Tại sao vậy? Vì trong
Đàn na ba la mật không có sự
phân biệt như vậy,
xa lìa thử ngạn,
bỉ ngạn là tướng của
Đàn na ba la mật, nhẫn đến
xa lìa thử ngạn,
bỉ ngạn là tướng
Bát nhã ba la mật. Tại sao vậy? Vì trong
Bát nhã ba la mật không sự nhớ nghĩ,
phân biệt như vậy.
Bồ Tát nầy biết
thử ngạn, biết
bỉ ngạn.
Bồ Tát nầy được
Đàn na ba la mật hộ niệm nhẫn đến được
Bát nhã ba la mật hộ niệm, được
nội không,
ngoại không nhẫn đến được nhứt thiết
chủng trí họ niệm. Vì được sự
hộ niệm đó nên
Bồ Tát nầy chẳng sa vào bực
Thanh văn,
Bích Chi Phật mà được đến bực nhứt thiết
chủng trí.
Thế nên, nầy Tu Bồ Đề!
đại Bồ Tát vì được
phương tiện lực của
Bát nhã ba la mật gia hộ nên chẳng sa vào bực
Thanh văn,
Bích Chi Phật mà mau được
Vô thượng Bồ đề”.
PHẨM THIỆN TRI THỨC
THỨ NĂM MƯƠI HAI
Ngài
Tu Bồ Đề bạch Phật: "Bạch đức Thế Tôn! Hàng
tân học Bồ Tát phải học
sáu ba la mật như thế nào?”
Đức Phật bảo Ngài
Tu Bồ Đề: “Nếu muốn học
sáu ba la mật, hàng
tân học Bồ Tát phải trước
cúng dường gần gũi bực
thiện tri thức hay giảng nói
Bát nhã ba la mật sâu xa nầy.
Thiện tri thức ấy giảng dạy rằng: Nầy
thiện nam tử! Có bao nhiêu
bố thí đều
hồi hướng Bồ đề tất cả, có bao nhiêu
trì giới,
nhẫn nhục,
tinh tấn,
thiền định,
trí huệ đều
hồi hướng Vô thượng Bồ đề tất cả. Ngươi chớ cho sắc, thọ, tưởng, hành, thức là
Vô thượng Bồ đề, chớ cho
sáu ba la mật là
Vô thượng Bồ đề, chớ cho
nội không nhẫn đến
vô pháp hữu pháp không là
Vô thượng Bồ đề, chớ cho
tứ niệm xứ đến
bát thánh đạo là
Vô thượng Bồ đề, chớ cho
mười trí lực đến mười
tám pháp bất cộng là
Vô thượng Bồ đề. Tại sao vậy? Vì chẳng nắm lấy sắc, thọ, tưởng, hành, thức thì được
Vô thượng Bồ đề, chẳng nắm lấy
sáu ba la mật nhẫn đến chẳng nắm lấy mười
tám pháp bất cộng thì được
Vô thượng Bồ đề.
Nầy
thiện nam tử! Lúc thật
hành Bát nhã
ba la mật sâu xa nầy chớ tham sắc, chớ tham thọ, tưởng, hành, thức, chớ tham
sáu ba la mật nhẫn đến chớ tham nhứt thiết
chủng trí. Vì sắc chẳng phải cái có
thể tham được, nhẫn đến vì nhứt thiết
chủng trí chẳng phải có cái để tham được.
Nầy
thiện nam tử! Chớ tham quả
Tu Đà Hoàn nhẫn đến chớ tham bực
Bồ Tát, chớ tham
Vô thượng Bồ đề. Tại sao vậy? Vì
Vô thượng Bồ đề chẳng phải cái có thể được. Tại sao vậy? Vì
pháp tánh không vậy”.
Ngài
Tu Bồ Đề thưa: "Bạch đức Thế Tôn! Chư
Bồ Tát hay làm việc khó: ở trong
pháp tánh không mà cầu
Vô thượng Bồ đề, mà muốn được
Vô thượng Bồ đề.
Đức Phật dạy: “Đúng như vậy. Nầy Tu Bồ Đề!
đại Bồ Tát hay làm được việc khó: Ở trong
pháp tánh không mà cầu
Vô thượng Bồ đề, mà muốn được
Vô thượng Bồ đề.
Nầy Tu Bồ Đề! Vì muốn
an ổn thế gian nên
chư đại Bồ Tát phát tâm Vô thượng Bồ đề, vì muốn
an lạc thế gian,
cứu thế gian, làm chỗ về cho
thế gian, làm chỗ ý cứ cho
thế gian, làm cồn đảo cho
thế gian, làm nhà
dìu dắt thế gian, làm
con đường rốt ráo cho
thế gian, làm chỗ đến cho
thế gian mà
chư đại Bồ Tát phát tâm Vô thượng Bồ đề.
Nầy Tu Bồ Đề! Thế nào vì
an ổn thế gian, vì
an lạc thế gian mà
chư đại Bồ Tát phát tâm Vô thượng Bồ đề?
Đại Bồ Tát lúc được
Vô thượng Bồ đề để cứu với
lục đạo chúng sanh ra khỏi lo khổ sấu não, đặt lên bờ
Niết Bàn vô úy.
Nầy Tu Bồ Đề! Thế nào vì
cứu thế gian mà
chư đại Bồ Tát phát tâm Vô thượng Bồ đề?
Đại Bồ Tát lúc được
Vô thượng Bồ đề cứu khổ sanh tử cho
chúng sanh,
thuyết pháp cho
chúng sanh,
chúng sanh được
nghe pháp lần lần do
ba thừa mà được
độ thoát.
Nầy Tu Bồ Đề! thế nào là vì làm chỗ về cho
thế gian mà
chư đại Bồ Tát phát tâm Vô thượng Bồ đề?
Đại Bồ Tát lúc được
Vô thượng Bồ đề cứu
chúng sanh ra khỏi tướng sanh, già, bịnh, chết, lo buồn
sầu não, đặt chúng nơi bờ
Niết Bàn vô úy.
Nầy Tu Bồ Đề! Thế nào vì làm chỗ
y cứ cho
thế gian mà
chư đại Bồ Tát phát tâm Vô thượng Bồ đề?
Đại Bồ Tát lúc được
Vô thượng Bồ đề vì
chúng sanh mà nói tất cả
pháp không chỗ y cứ”.
Ngài
Tu Bồ Đề thưa: "Bạch đức Thế Tôn! Thế nào là tất cả
pháp không chỗ y cứ?”
Đức Phật dạy: “Nầy Tu Bồ Đề! Sắc chẳng
tương tục đó là
sắc không sanh,
sắc không sanh đó là
sắc không diệt,
sắc không diệt đó là
sắc không chỗ
y cứ. Như sắc, thọ, tưởng, hành, thức đến nhứt thiết
chủng trí cũng vậy.
Nầy Tu Bồ Đề! thế nào vì làm
con đường rốt ráo cho
thế gian mà
chư đại Bồ Tát phát tâm Vô thượng Bồ đề? Lúc được
Vô thượng Bồ đề,
đại Bồ Tát vì
chúng sanh mà nói
pháp như vầy: Tướng
rốt ráo của sắc, thọ, tưởng, hành, thức nhẫn đến của nhứt thiết
chủng trí chẳng phải sắc, chẳng phải thọ, tưởng, hành, thức nhẫn đến chẳng phải nhứt thiết
chủng trí.
Như tướng
rốt ráo, tất cả
pháp tướng đều như vậy”.
Bạch đức Thế Tôn! Nếu tất cả pháp đều như tướng
rốt ráo, tại sao
chư đại Bồ Tát đều phải được
Vô thượng Bồ đề. Vì trong tướng
rốt ráo của sắc, thọ, tưởng, hành, thức nhẫn đến trong tướng
rốt ráo của nhứt thiết
chủng trí đều không có
phân biệt là sắc, là thọ, tưởng, hành, thức nhẫn đến không có
phân biệt là nhứt thiết chủng trí“.
Đức Phật dạy: “Đúng như vậy. Nầy Tu Bồ Đề! Trong tướng
rốt ráo của sắc, của thọ, tưởng, hành, thức nhẫn đến không có
phân biệt là sắc, là thọ, tưởng, hành, thức nhẫn đến không có
phân biệt là nhứt thiết
chủng trí.
Tu Bồ Đề! Đây là việc khó của
đại Bồ Tát:
quán sát tướng
tịch diệt của các pháp mà tâm
Bồ Tát chẳng mất, chẳng bỏ. Vì
đại Bồ Tát nghĩ rằng pháp
sâu xa như vậy tôi phải biết như vậy, lúc được
Vô thượng Bồ đề sẽ vì
chúng sanh mà nói
pháp tịch diệt
vi diệu như vậy.
Nầy Tu Bồ Đề! Thế nào vì làm cồn đảo cho
thế gian mà
đại Bồ Tát phát tâm Vô thượng Bồ đề? Trong sông trong biển, chỗ đất mà bốn phía đều bị nước cắt đứt thì gọi là cồn đảo. Cũng vậy, sắc trước sau đứt đoạn, thọ, tưởng, hành, thức trước sau đứt đoạn, nhẫn đến nhứt thiết
chủng trí trước sau đứt đoạn. Vì trước sau đứt đoạn nên tất cả pháp đều đứt đoạn.
Tu Bồ Đề! Tất cả pháp trước sau đứt đoạn đó là
tịch diệt, đó là diệu bảo, tức là không, là
vô sở đắc, nhiễn ái dứt sạch, là
ly dục Niết Bàn.
Lúc được
Vô thượng Bồ đề,
đại Bồ Tát vì
chúng sanh mà nói
pháp tịch diệt
vi diệu.
Nầy Tu Bồ Đề! Thế nào vì làm nhà
dìu dắt thế gian mà
chư đại Bồ Tát phát tâm Vô thượng Bồ đề?
Đại Bồ Tát lúc được
Vô thượng Bồ đề vì
chúng sanh mà giảng nói sắc, thọ, tưởng, hành, thức chẳng sanh, chẳng diệt, chẳng cấu, chẳng tịnh, vì
chúng sanh mà giảng nói
thập nhị nhập,
thập bát giới,
tứ thiền,
tứ vô lượng tâm,
tứ không định,
tứ niệm xứ đến
bát thánh đạo,
ngũ thần thông là chẳng sanh, diệt, chẳng cấu, tịnh, giảng nói
Tu Đà Hoàn quả nhẫn đến nhứt thiết
chủng trí là chẳng sanh, diệt, cấu, tịnh.
Nầy Tu Bồ Đề! Thế nào vì làm chỗ đến cho
chúng sanh mà
chư đại Bồ Tát phát tâm Vô thượng Bồ đề!
Đại Bồ Tát lúc được
Vô thượng Bồ đề vì
chúng sanh mà giảng nói sắc đến không, thọ, tưởng, hành, thức đến
không nhẫn đến nhứt thiết
chủng trí đến không. Vì
chúng sanh mà giảng nói sắc chẳng phải đến chẳng phải chẳng đến, nhẫn đến giảng nói nhứt thiết
chủng trí chẳng phải đến chẳng phải chẳng đến. Tại sao vậy? Vì
tướng không của sắc chẳng phải đến chẳng phải chẳng đến, vì
tướng không của thọ, tưởng, hành, thức nhẫn đến
tướng không của nhứt thiết
chủng trí chẳng phải đến chẳng phải chẳng đến. Vì tất cả pháp đến không tức là đến mà chẳng có qua đến đâu. Tại sao vậy? Vì trong không đều không có đến hay chẳng phải đến.
Tu Bồ Đề! Tất cả pháp đến
vô tướng. Sự đến nầy là chẳng qua đến đâu. Tại sao vậy? Vì trong
vô tướng, đến và chẳng đến đều không có được.
Tu Bồ Đề! Tất cả pháp đến
vô tác. Sự đến nầy là chẳng qua đến đâu. Tại sao vậy? Vì trong
vô tác, đến và chẳng đến đều không có được.
Tu Bồ Đề! Tất cả pháp đến vô khởi, đến
bất sanh diệt, đến bất cấu tịnh, đến
vô sở hữu. Sự đến nầy là chẳng qua đến đâu. Tại sao vậy? Vì trong vô khởi, trong
vô sở hữu, trong
bất sanh diệt, bất cấu tịnh, đến và chẳng đến đều không có được.
Tu Bồ Đề! Tất cả pháp đến mộng, ảo, hưởng, ảnh, hóa. Sự đến nầy là chẳng qua đến đâu. Tại sao vậy? Vì trong mộng, ảo, hưởng, ảnh, hóa, đến và chẳng đến đều không có được.
Tu Bồ Đề! Tất cả pháp đến
vô lượng vô biên. Sự đến nầy là chẳng qua đến đâu. Tại sao vậy? Vì trong
vô lượng vô biên, đến và chẳng đến đều không có được.
Tu Bồ Đề! Tất cả pháp đến chẳng cho, chẳng lấy. Sự đến nầy là chẳng qua đến đâu. Tại sao vậy? Vì trong chẳng cho, chẳng lấy nầy, đến và chẳng đến đều không có được.
Tu Bồ Đề! Tất cả pháp đến chẳng cao, chẳng hạ. Sự đến nầy là chẳng qua đến đâu. Tại sao vậy? Vì trong chẳng cao, chẳng hạ nầy, đến và chẳng đến đều không có được.
Tu Bồ Đề! Tất cả pháp đến bất tăng, bất giảm. Sự đến nầy là chẳng qua đến đâu. Tại sao vậy? Vì trong bất tăng, bất giảm nầy, đến và chẳng đến đều không thể được.
Tu Bồ Đề! Tất cả pháp đến
bất lai, bất khứ, bất nhập xuất, bất hiệp tán, bất trước đoạn. Sự đến nầy là chẳng qua đến đâu. Tại sao vậy? Vì trong
bất lai khứ, nhập xuất, hiệp tán, trước đoạn, đến và chẳng đến đều không có được.
Tu Bồ Đề! Tất cả pháp đến ngã, đến nhơn, đến
chúng sanh, đến
thọ giả, đến khởi, đến sử khởi, đến tác, đến sử tác, đến
tri giả, đến
kiến giả. Sự đến nầy là chẳng qua đến đâu. Tại sao vậy? Vì ngã nhẫn đến
tri giả,
kiến giả đều
rốt ráo không có được thì làm sao có đến, chẳng phải đến.
Tu Bồ Đề! Tất cả pháp đến thường, đến lạc, đến ngã, đến tịnh. Sự đến nầy là chẳng qua đến đâu. Tại sao vậy? Vì thường, lạc, ngã, tịnh
rốt ráo không có được thì làm sao có đến, chẳng đến.
Tu Bồ Đề! Tất cả pháp đến tham, sân, si, mạn, nghi, kiến. Sự đến nầy là chẳng qua đến đâu. Tại sao vậy? Vì tham, sân, si, mạn, nghi, kiến
rốt ráo không có được thì làm sao có đến, chẳng đến.
Tu Bồ Đề! Tất cả pháp đến như, đến
pháp tánh, đến thiệt tế, đến bất tư nghì tánh. Sự đến nầy là chẳng qua đến đâu. Tại sao vậy? Vì trong như, trong
pháp tánh, thiệt tế, bất tư nghì
tánh không có lai, không có khứ.
Tu Bồ Đề! Tất cả pháp đến
bình đẳng, đến
bất động tướng. Sự đến nầy là chẳng qua đến đâu. Tại sao vậy? Vì trong
bình đẳng, trong tướng
bất động không có đến và chẳng đến.
Tu Bồ Đề! Tất cả pháp đến sắc, đến thọ, tưởng, hành, thức, đến
thập nhị nhập,
thập bát giới. Sự đến nầy là chẳng qua đến đâu. Tại sao vậy? Vì sắc, thọ, tưởng, hành, thức, nhập, giới đều chẳng có được thì làm sao có đến, chẳng đến.
Tu Bồ Đề! Tất cả pháp đến
lục ba la mật nhẫn đến
thập bát không, đến
ba mươi bảy phẩm trợ đạo. Sự đến nầy là chẳng qua đến đâu. Tại sao vậy? Vì
sáu ba la mật nhẫn đến
bát thánh đạo đều không có được thì làm sao có đến, chẳng đến.
Tu Bồ Đề! Tất cả pháp đến
mười trí lực nhẫn đến nhứt thiết
chủng trí. Sự đến nầy là chẳng qua đến đâu. Tại sao vậy? Vì trong nhứt thiết
chủng trí không có đến và chẳng đến.
Tu Bồ Đề! Tất cả pháp đến quả
Tu Đà Hoàn nhẫn đến
Vô thượng Bồ đề. Sự đến nầy là chẳng qua đến đâu. Tại sao vậy? Vì trong quả
Tu Đà Hoàn nhẫn đến trong
Vô thượng Bồ đề không có đến và chẳng đến”.
Ngài
Tu Bồ Đề thưa: "Bạch đức Thế Tôn! ai là người tin hiểu
Bát nhã ba la mật sâu xa nầy?”
Đức Phật dạy: “Nầy Tu Bồ Đề! Có
đại Bồ Tát từ trước ở chỗ chư Phật đã tu
sáu ba la mật,
thiện căn thuần thục,
cúng dường vô số trăm ngàn muôn ức chư Phật, thường gần gũi
thiện tri thức. Những người nầy
hay tin hiểu
Bát nhã ba la mật sâu xa”.
Bạch đức Thế Tôn! Người
hay tin hiểu
Bát nhã ba la mật sâu xa nầy có tánh gì, tướng gì, mạo gì?
Tánh, tướng, mạo rời lìa tham, sân, si,
đại Bồ Tát nầy tin hiểu
Bát nhã ba la mật sâu xa”.
PHẨM XU HƯỚNG NHỨT THIẾT TRÍ
THỨ NĂM MƯƠI BA
Ngài
Tu Bồ Đề thưa: "Bạch đức Thế Tôn!
Đại Bồ Tát hiểu
Bát nhã ba la mật sâu xa nầy sẽ đến chỗ nào?”
Đức Phật dạy: “Nầy Tu Bồ Đề!
Đại Bồ Tát hiểu
Bát nhã ba la mật sâu xa nầy sẽ đến nhứt thiết chủng trí”.
Ngài
Tu Bồ Đề thưa: "Bạch đức Thế Tôn!
Đại Bồ Tát hay đến nhứt thiết
chủng trí nầy làm chỗ về đến cho tất cả
chúng sanh, vì tu
Bát nhã ba la mật vậy.
Bạch đức Thế Tôn! Tu
Bát nhã ba la mật là tu tất cả pháp.
Bạch đức Thế Tôn! Không chỗ tu là tu
Bát nhã ba la mật. Chẳng thọ tu, hư hoại tu là tu
Bát nhã ba la mật”.
- Do pháp gì hư hoại mà
Bát nhã ba la mật là hư hoại tu?
- Bạch đức Thế Tôn! Vì sắc hư hoại nên
Bát nhã ba la mật là hư hoại tu.
Vì thọ, tưởng, hành, thức hư hoại, vì
thập nhị nhập,
thập bát giới hoại nên
Bát nhã ba la mật là hoại tu.
Vì ngã nhẫn đến
tri giả, kến giả hoại nên
Bát nhã ba la mật là hoại tu.
Vì
Đàn na ba la mật hoại nhẫn đến
Bát nhã ba la mật hoại nên
Bát nhã ba la mật là hoại tu.
Vì
nội không hoại nhẫn đến mười
tám pháp bất cộng hoại nên
Bát nhã ba la mật là hoại tu.
Vì
tứ niệm xứ hoại nhẫn đến nhứt thiết
chủng trí hoại nên
Bát nhã ba la mật là hoại tu”.
Đức Phật dạy: “Đúng như vậy. Nầy Tu Bồ Đề! Vì sắc hoại nhẫn đến nhứt thiết
chủng trí hoại nên
Bát nhã ba la mật là hoại tu.
Lại nầy Tu Bồ Đề! Trong
Bát nhã ba la mật sâu xa nầy, bực
bất thối địa Bồ Tát phải nghiệm biết.
Nếu ở trong
Bát nhã ba la mật sâu xa nầy mà chẳng trước chấp, phải biết đó là bực
bất thối địa Bồ Tát.
Nếu trong
Thiền na ba la mật nhẫn đến trong nhứt thiết
chủng trí mà chẳng trước chấp, phải biết đó là bực
bất thối địa Bồ Tát.
Lúc hành
thâm Bát nhã ba la mật, bực
bất thối địa Bồ Tát chẳng lấy lời người khác làm khẩn yếu, cũng chẳng làm theo lời
chỉ bảo của người khác.
Bực
bất thối địa Bồ Tát chẳng bị
tâm dục, tâm sân, tâm si kéo dắt, chẳng bao giờ rời lìa
sáu ba la mật.
Lúc nghe nói
Bát nhã ba la mật sâu xa, bực
bất thối địa Bồ Tát chẳng kinh sợ, chẳng
ăn năn,
nghi ngờ mà
hoan hỉ ưa nghe,
thọ trì,
đọc tụng, chánh
ức niệm và thật hành đúng như lời.
Nầy Tu Bồ Đề! Phải biết
Bồ Tát nầy đời trước đã từng nghe sự việc trong
Bát nhã ba la mật sâu xa nầy và đã
thọ trì,
đọc tụng, chánh
ức niệm. Tại sao vậy? Vì
đại Bồ Tát nầy
hiện tại có
oai đức lớn, nghe
Bát nhã ba la mật sâu xa mà lòng
không kinh sợ,
ăn năn,
nghi ngờ, lại
hoan hỉ ưa nghe,
thọ trì,
đọc tụng, chánh ức niệm”.
Ngài
Tu Bồ Đề thưa: "Bạch đức Thế Tôn! Nếu
đại Bồ Tát nghe
Bát nhã ba la mật sâu xa nầy mà
không kinh sợ, lại ưa nghe nhẫn đến chánh
ức niệm thì thật
hành Bát nhã
ba la mật nầy thế nào?”
Đức Phật dạy: “Tùy
thuận tâm nhứt thiết
chủng trí, đây là chỗ phải thật
hành Bát nhã
ba la mật của đại Bồ Tát”.
- Bạch đức Thế Tôn! Thế nào gọi là
tùy thuận tâm nhứt thiết
chủng trí mà
đại Bồ Tát thật
hành Bát nhã
ba la mật phải như vậy?
- Nầy Tu Bồ Đề! Lấy không để
tùy thuận, lấy
vô tướng,
vô tác để
tùy thuận, lấy
vô sở hữu,
bất sanh,
bất diệt, bất cấu,
bất tịnh để
tùy thuận, đó là
đại Bồ Tát thật
hành Bát nhã
ba la mật sâu xa.
Lấy như mộng,
như ảo, diệm. hưởng, hóa để
tùy thuận, đó là thật
hành Bát nhã
ba la mật.
- Bạch đức Thế Tôn! Như
đức Phật tuyên dạy lấy
không nhẫn đến lấy như mộng, ảo để
tùy thuận, người thật
hành Bát nhã
ba la mật phải như vậy.
Đại Bồ Tát nầy
hành pháp gì?
- Nầy Tu Bồ Đề!
đại Bồ Tát chẳng hành nơi sắc, thọ, tưởng, hành, thức nhẫn đến chẳng hành nơi nhứt thiết
chủng trí. Tại sao vậy? Vì chỗ hành của
Bồ Tát nầy
không pháp làm,
không pháp hoại, không từ đâu đến cũng chẳng đến đâu, không chỗ trụ,
không tính được, không lường được. Nếu là
không tính được, không lường được thì pháp ấy là chẳng thể được, chẳng thể dùng sắc để được nhẫn đến chẳng thể dùng nhứt thiết
chủng trí để được. Tại sao vậy? Vì sắc tức là
Bát nhã ba la mật,
Bát nhã ba la mật tức là sắc, nhẫn đến nhứt thiết
chủng trí tức là
Bát nhã ba la mật,
Bát nhã ba la mật tức là nhứt thiết
chủng trí.
Nếu
sắc tướng như nhẫn đến nhứt thiết
chủng trí tướng như thì đều là như
duy nhứt, không hai, không khác.
Sắc tướng như,
Bát nhã ba la mật tướng như: như
duy nhứt, không hai, không khác.
Nhẫn đến nhứt thiết
chủng trí tướng như,
Bát nhã ba la mật tướng như: như duy nhdất, không hai, không khác”.