Thư Viện Hoa Sen

Quyển Thứ Mười Tám

29/04/201012:00 SA(Xem: 15682)
Quyển Thứ Mười Tám
KINH MA HA BÁT NHÃ BA LA MẬT
Hán dịch: Pháp Sư Cưu-Ma-La-Thập - Việt dịch: Tỳ Kheo Thích Trí Tịnh
 Viện Phật Học Phổ Hiền Xuất Bản PL. 2530 DL 1986 (Trọn bộ 3 tập)
Thành Hội Phật Giáo TP. Hồ Chí Minh Ấn hành P.L 2539 DL. 1995 (Trọn bộ 3 tập)


 QUYỂN THỨ MƯỜI TÁM

 PHẨM ĐẠI NHƯ
 THỨ NĂM MƯƠI BỐN

 Lúc bấy giờ chư Thiên cõi Dục, cõi Sắc đem hương bột chiên đàn cõi Trời và những hoa sen xanh, đỏ, hồng, trắng cõi Trời vói rải cúng dường đức Phật, rồi đến chỗ đức Phật đảnh lễ chưn Phật đứng qua một phía mà thưa rằng: “Bạch đức Thế Tôn! Vô thượng Bồ đề của chư Phật thật là rất sâu, khó thấy, khó hiểu, chẳng thể suy gẫm mà biết được, là vi diệu tịch diệt, chỉ có bức trí mới biết được, ngoài ra tất cả thế gian chẳng thể tin được. Tại sao vậy? vì trong Bát nhã ba la mật sâu xa nói thế nầy: Săc tức là Bát nhã ba la mật, Bát nhã ba la mật tức là sắc, nhẫn đến nhứt thiết chủng trí tức là Bát nhã ba la mật, Bát nhã ba la mật tức là nhứt thiết chủng trí. sắc tướng như, Bát nhã ba la mật tướng như là một như, không hai, không khác. Nhẫn đến nhứt thiết chủng trí tướng như, Bát nhã ba la mật tướng như là một không hai, không khác”.

 Đức Phật dạy: “Đúng như vậy. Nầy chư Thiên Tử! Sắc tức là Bát nhã ba la mật, Bát nhã ba la mật tức là sắc. Nhẫn đến nhứt thiết chủng tríBát nhã ba la mật, Bát nhã ba la mật là nhứt thiết chủng trí.

 Sắc tướng như, nhẫn đến nhứt thiết chủng trí tướng như là một như, không hai, không khác.

 Thế nên, nầy chư Thiên Tử! Lúc mới thành đạo, lòng đức Phật muốn yên lặng chẳng muốn thuyết pháp. Tại sao vậy? Vì pháp Vô thượng Bồ đề của đức Phật chứng được rất sâu, khó thấy, khó hiểu, chẳng thể suy gẩm được, là vi diệu tịch diệt, chỉ bức trí biết được, còn tất cả thế gian chẳng thể tin được.

 Tại sao vậy? Vì Vô thượng Bồ đề không người được, không chỗ được, không thời gian được, đây là tướng rất sâu của các pháp, chính là không có hai pháp.

 Nầy chư Thiên Tử! Ví nhưhư không rất sâu nên pháp nầy rất sâu, vì như rất sâu nên pháp nầy rất sâu, vì pháp tánh, thiệt tế, bất khả tư nghì, vô biên rất sâu nên pháp nầy rất sâu , vì vô lai, vô khứ rất sâu nên pháp nầy rất sâu, vì bất sanh, bất diệt, vô cấu, vô tịnh, vô trí, vô đắc rất sâu nên pháp nầy rất sâu.

 Nầy chư Thiên Tử! Vì ngã rất sâu nhẫn đến tri giả, kiến giả rất sâu nên pháp nầy rất sâu.

 Nầy chư Thiên Tử! Vì sắc rất sâu, thọ, tưởng, hành, thức rất sâu nên pháp nầy rất sâu. Vì sáu ba la mật nhẫn đến vô pháp hữu pháp không rất sâu nên pháp nầy rất sâu. Vì tứ niệm xứ đến nhứt thiết chủng trí rất sâu nên pháp nầy rất sâu”.

 Chư thiên cõi Dục, cõi Sắc thưa: “Bạch đức Thế Tôn! Pháp vừa đức Phật dạy, tất cả thế gian chẳng thể tin được.

 Bạch đức Thế Tôn! Pháp sâu xa nầy chẳng vì lấy hay bỏ sắc, thọ, tưởng, hành, thức mà nói, nhẫn đến chẳng vì bỏ hay lấy nhứt thiết chủng trí mà nói.

 Các thế gian đều thọ lấy mà thật hành nào sắc là ngã, là ngã sở, nào thọ, tưởng, hành, thức là ngã, là ngã sở, nhẫn đến nhứt thiết chủng trí là ngã, là ngã sở”.

 Đức Phật dạy: “Đúng như vậy. Nầy chư Thiên Tử! Pháp rất sâu xa nầy chẳng phải vì lấy hay bỏ sắc mà nói, nhẫn đến chẳng phải vì lấy hay bỏ nhứt thiết chủng trí mà nói.

 Nầy chư Thiên Tử! Nếu có Bồ Tát vì thọ lấy sắc nhẫn đến vì thọ lấy nhứt thiết chủng trítu hành, Bồ Tát nầy chẳng tu hành được Bát nhã ba la mật, chẳng tu hành được Thiền na ba la mật nhẫn đến chẳng tu hành được nhứt thiết chủng trí”.

 Ngài Tu Bồ Đề thưa: "Bạch đức Thế Tôn! Pháp rất sâu xa nầy tùy thuận tất cả pháp: Tùy thuận Đàn ba la mật nhẫn đến tùy thuận nhứt thiết chủng trí.

 Pháp nầy vô ngại: Chẳng ngại sắc, thọ, tưởng, hành, thức nhẫn đến chẳng ngại nhứt thiết chủng trí.

 Nầy chư Thiên Tử! Pháp nầy tên là vô ngại tướng, vì đồng như hư không, vì đồng như pháp tánh, pháp trụ, thiệt tế, bất khả tư nghì tánh, vì đồng như hư không, vô tướng, vô tác.

 Pháp nầy sanh tướng: Sắc chẳng sanh nhẫn đến nhứt thiết chủng trí chẳng sanh, vì bất khả đắc vậy.

 Pháp nầy không xứ sở, vì xứ sở của sắc nhẫn đến xứ sở của nhứt thiết chủng trí bất khả đắc vậy”.

 Bấy giờ chư Thiên cõi Dục cõi Sắc thưa: “Bạch đức Thế Tôn! Ngài Tu Bồ ĐềPhật tử, tùy Phật sanh. Tại sao vậy? Vì chỗ nói của Ngài Tu Bồ Đề đều hiệp với không”.

 Ngài Tu Bồ Đề nói: “Nầy chư Thiên Tử! Các Ngài bảo Tu Bồ ĐềPhật tử, tùy Phật sanh?

 Thế nào là tùy Phật sanh?

 Vì tướng như nên Tu Bồ Đề tùy Phật sanh. Tại sao vậy? Vì đức Như Lai tướng như chẳng lai, chẳng khứ, Tu Bồ Đề tướng như cũng chẳng lai, chẳng khứ, thế nên Tu Bồ Đề là tùy Phật sanh.

 Lại Tu Bồ Đề từ nào đến giờ vẫn tùy Phật sanh. Tại sao vậy? Vì đức Như Lai tướng như tức là tất cả pháp tướng như, tất cả pháp tướng như tức là đức Như Lai tướng như. Trong tướng như nầy cũng không có tướng như. Thế nên Tu Bồ Đề là tùy Phật sanh.

 Lại đức Như Lai nhưlà tướng thường trụ, Tu Bồ Đề như cũng là tướng thường trụ. Đức Như Lai như tướng cũng không dị biệt. Thế nản Tu Bồ Đềtùy thuận Phật sanh.

 Đức Như Lai tướng không có chỗ ngại, tất cả pháp như tướng cũng không có chỗ ngại, đây là Như Lai như tướng cùng nhứt thiết pháp như tướng là một như, không hai, không khác. Như tướng nầy vô tác trọn không chẳng như, nên như tướng nầy là như duy nhứt, không hai, không khác. Thế nên Tu Bồ Đề là tùy Phật sanh.

 Đức Như Lai như tướng tất cả chỗ vô niệm, vô biệt, Tu Bồ Đề như tướng cũng tất cả chỗ vô niệm, vô biệt. Đức Như Lai như tướng chẳng dị biệt, chẳng thể được, Tu Bồ Đề cũng vậy. Thế nên Tu Bồ Đề là tùy Phật sanh.

 Đức Như Lai như tướng chẳng xa rời các pháp như tướng, như: nầy trọn không chẳng như, vì như chẳng khác nên Tu Bồ Đề là tùy Phật sanh, mà cũng không chỗ tùy.

 Lại đức Như Lai như tướng chẳng quá khứ, chẳng vị lai, chẳng hiện tại, các pháp như tướng cũng chẳng quá khứ, chẳng vị lai, chẳng hiện tại, thế nên Tu Bồ Đề là tùy Phật sanh.

 Lại đức Như Lai như chẳng ở trong như quá khứ, chẳng ở trong như vị lai, chẳng ở trong như hiện tại. Quá khứ như, vị lai như, hiện tại như cũng chẳng ở trong Như Lai như, là một như, không hai, không khác.

 Sắc như, Như Lai như, thọ, tưởng, hành, thức như, Như Lai như, là một như, không hai, không khác.

 Ngã như nhẫn đến tri giả như, Như Lai như, là một như, không hai, không khác.

 Đàn ba la mật như nhẫn đến nhứt thiết chủng trí như, Như Lai như, là một như, không hai, không khác.

 Đại Bồ Tát do được như vậy nên gọi là Như Lai”.

 Lúc Ngài Tu Bồ Đề nói phẩm Như tướng trên đây, cõi Đại thiên thế giới nầy chấn động sáu cách. Chư Thiên cõi Dục, cõi Sắc đem bột chiên đàn hương Trời rải trên đức Phật, cũng rải trên Ngài Tu Bồ Đề mà thưa rằng: “Bạch đức Thế Tôn! Phật là chưa từng có. Ngài Tu Bồ Đề do đức Như Lai như mà tùy Phật sanh”.

 Ngài Tu Bồ Đề lại nói với chư thiên: “Nầy các Ngài! Tu Bồ Đề chẳng từ trong sắc mà Phật sanh, cũng chẳng từ trong sắc như mà tùy Phật sanh. Tu Bồ Đề chẳng rời sắc mà tùy Phật sanh, cũng chẳng rời sắc như mà tùy Phật sanh. Nhẫn đến Tu Bồ Đề chẳng từ trong nhứt thiết chủng trí mà tùy Phật sanh, cũng chẳng trong nhứt thiết chủng trí mà tùy Phật sanh, chẳng rời nhứt thiết chủng trí như mà tùy Phật sanh.

 Tu Bồ Đề chẳng từ trong vô vi mà tùy Phật sanh, chẳng từ vô vi như mà tùy Phật sanh, chẳng rời vô vi mà tùy Phật sanh, cũng chẳng rời vô vi như mà tùy Phật sanh.

 Tại sao vậy? Vì tất cả pháp ấy đều là vô sở hữu, đều là bất khả đắc, không người tùy sanh, cũng không pháp tùy sanh”.

 Lúc bấy giờ Ngài Xá Lợi Phất bạch Phật: “Bạch đức Thế Tôn! Như ấy chơn thiệt chẳng hư. Pháp tướng, pháp trụ, pháp vị rất sâu. Trong đây, sắc không thể được, sắc như không thể được. Tại sao vậy? Vì sắc còn không thể được, huống gì sắc như mà lại có thể được.

 Nhẫn đến nhứt thiết chủng trí chẳng thể được, nhứt thiết chủng trí như chẳng thể được. Tại sao vậy? Vì nhứt thiết chủng trí còn chẳng thể được, huống gì nhứt thiết chủng trí như mà lại có thể được”.

 Đức Phật dạy: “Đúng như vậy. Nầy Xá Lợi Phất! Như ấy chơn thiệt chẳng như. Pháp tướng, pháp trụ, pháp vị rất sâu. Trong đây, sắc nhẫn đến nhứt thiết chủng trí đều chẳng thể được, sắc như nhẫn đến nhứt thiết chủng trí như đều chẳng thể được. Tại sao vậy? Vì sắc nhẫn đến nhứt thiết chủng trí còn chẳng thể được, huống gì sắc như nhẫn đến nhứt thiết chủng trí như mà lại có thể được”.

 Lúc Ngài Xá Lợi Phất nói như tướng trên đây, trong pháp hội có hai trăm vị Tỳ Kheo vì chẳng thọ tất cả pháp nên được hết phiền não, thành A La Hán, năm trăm Tỳ Kheo Ni xa trần lìa cấu, được pháp nhãn thanh tịnh. Năm ngàn đại Bồ Tát được vô sanh pháp nhẫn. Sáu ngàn Bồ Tát vì chẳng thọ tất cả pháp nên hết phiền não, tâm được giải thoát, thành A La Hán.

 Đức Phật phán dạy: “Nầy Xá Lợi Phất! Sáu ngàn Bồ Tát thành A La Hán trên đây, đời trước họ gặp năm trăm đức Phật, cúng dường, gần gũi. Họ thật hành bố thí, trì giới, nhẫn nhục, tinh tấn, thiền định. Vì không có sức phương tiện của Bát nhã ba la mật nên họ thật hành biệt dị. Họ nghĩ rằng đây là bố thí, đây là trì giới, đây là nhẫn nhục, đây là tinh tấn, đây là thiền định. Vì không có Bát nhã ba la mật nên không có sức phương tiện. Vì không có sức phương tiện nên thật hành biệt dị. Vì biệt dị nên không được tướng không biệt dị. Vì không được tướng không biệt dị nên chẳng được vào bực Bồ Tát. Vì chẳng được vào bực Bồ Tát nên được quả Tu Đà Hoàn nhẫn đến quả A La Hán.

 Nầy Xá Lợi Phất! Đại Bồ Tát dẫu thật hành Bồ Tát đạo mà xa rời Bát nhã ba la mật thì không có sức phương tiện, nên ở nơi thiệt tế chứng lấy mà thành quả vi Thanh văn thừa”.

 Ngài Xá Lợi Phất thưa: “Bạch đức Thế Tôn! do nhơn duyên gì cũng đồng tu hành pháp không, vô tướng, vô tác, mà người không sức phương tiện thì chứng lấy thiệt tế, thành Thanh văn thừa, người có sức phương tiện lại được Vô thượng Bồ đề?”

 Đừc Phật phán dạy: “Nầy Xá Lợi Phất! Có Bồ Tát vì rời tâm Bát nhã ba la mậttu pháp không, vô tướng, vô tác nên không có sức phương tiện, do đây mà thành Thanh văn thừa.

 Nầy Xá Lợi Phất! Lại có Bồ Tát chẳng rời tâm Bát nhã ba la mậttu pháp không, vô tướng, vô tác nên có sức phương tiện, do đây mà vào bực Bồ Tát, được Vô thượng Bồ đề.

 Nầy Xá Lợi Phất! Như thân chim dài lớn đến trăm do tuần hoặc hai trăm, ba trăm do tuần mà không có cánh, từ Trời Đao Lợi rơi xuống Diêm Phù Đề. Ý ngươi nghĩ sao, nấy Xá Lợi Phất! Giữa đường đang rơi, chim không cánh ấy muốn trở về cung Trời có được chăng?”

 - Bạch đức Thế Tôn! Không thể được.

 - Nầy Xá Lợi Phất! Chim ấy mong rằng sau khi rơi xuống Diêm Phù Đề, thân chim sẽ nguyên vẹn không đau đớn có được chăng?

 - Bạch đức Thế Tôn! Không thể được. Lúc đã rơi xuống đất, chim ấy tất phải đau đớn hoặc chết. Vì chi ấy thân thể đã lớn lại không cánh.

 - Cũng vậy, nầy Xá Lợi Phất! Bồ Tát dầu có thời gian kiếp số bằng cát sông Hằng, tu hạnh bố thí, trì giới, nhẫn nhục, tinh tấn, thiền định, sanh đại tâm, làm đại sự vì được Vô thượng Bồ đề mà thọ vô lượng nguyện, nếu xa rời sức phương tiện của Bát nhã ba la mật tất phải sa vào Thanh Văn thừa hoặc Bích Chi Phật.

 Nầy Xá Lợi Phất! Nếu Bồ Tát dầu tưởng niệm trì giới, thiền định, trí huệ, giải thoát, giải thoát tri kiến của chư Phật quá khứ,vị lai, hiện tại nhưng lại tướng thọ trì, Bồ Tát nầy chẳng biết, chẳng hiểu chư Phật, giới, định, huệ, giải thióat, giải thoát tri kiến, chỉ nghe tiếng nói về danh tự, không, vô tướng, vô tác, rồi nắm lấy tiếng danh tự ấy để hồi hướng Vô thượng Bồ đề, Bồ Tát nầy trụ trong bực Thanh Văn, Bích Chi Phật, không thể qua khỏi được. Tại sao vậy? Vì Bồ Tát nầy xa rời sức phương tiện của Bát nhã ba la mậtthọ trì các thiện căn để hồi hướng Vô thượng Bồ đề.

 Nầy Xá Lợi Phất! Có Bồ Tát từ khi mới phát tâm đến nay không xa rời tâm Bát nhã ba la mật, tu hạnh bố thí, trì giới, nhẫn nhục, tinh tấn, thiền định, ví có sức phương tiện của Bát nhã ba la mật nên không nắm lấy tướng, ở nơi giới, định, huệ, giải thoát, giải thoát tri kiến của chư Phật quá khứ, vị lai, hiện tại, chẳng nắm lấy tướng không, vô tướng, vô tác, giải thoát môn. Phải biết Bồ Tát nầy chẳng sa vào Thanh Văn, Duyên Giác mà thẳng đến Vô thượng Bồ đề. Tại sao vậy? Vì Bồ Tát nầy từ nào vẫn không nắm lấy tướng trong khi tu các thiện căn: không nắm lấy tướng bố thí, trì giới, nhẫn nhục, tinh tấn, thiền định, không nắm lấy tướng giới, định, huệ, giải thoát, giải thoát tri kiến chư Phật quá khứ, vị lai, hiện tại.

 Nầy Xá Lợi Phất! đây gọi là Bồ Tát có sức phương tiện dùng tâm ly tướngtu hành bố thí, trì giới, nhẫn nhục, tinh tấn, thiền định, nhẫn đến dùng tâm ly tướng tu hành nhứt thiết chủng tr”.

 Ngài Xá Lợi Phất thưa: “Bạch đức Thế Tôn! Như tôi nhận hiểu nghĩa của đức Phật nói, nếu đại Bồ Tát chẳng rời lìa sức phương tiện của Bát nhã ba la mật, phải biết Bồ Tát nầy gần Vô thượng Bồ đề. Tại sao vậy? Vì từ khi mới pháp tâm đến nay, Bồ Tát nầy không pháp biết được: hoặc là sắc hoặc là thọ, tưởng, hành, thức nhẫn đến nhứt thiết chủng trí.

 Bạch đức Thế Tôn! có thiện nam, thiện nữ cầu Bồ Tát đạo mà xa rời Bát nhã ba la mật và sức phương tiện, phải biết người ấy nơi Vô thượng Bồ đề hoặc được hoặc chẳng được. Tại sao vậy? Vì thiện nam, thiện nữ cầu Bồ Tát đạo ấy có bố thí đều nắm lấy tướng, có trì giới, nhẫn nhục, tinh tấn, thiền định đều nắm lấy tướng, thế nên chẳng nhứt định được Vô thượng Bồ đề.

 Bạch đức Thế Tôn! Vì cớ trên đây nên đại Bồ Tát muốn được Vô thượng Bồ đề chẳng nên xa rời sức phương tiện của Bát nhã ba la mật. đại Bồ Tát nầy trụ trong sức phương tiện của Bát nhã ba la mật, dùng tâm vô tướng, vô đắc xứng đáng tu hạnh bố thí, trì giới, nhẫn nhục, tinh tấn, thiền định. Nhẫn đến dùng tâm vô tướng, vô đắc cứng đáng tu nhứt thiết chủng trí”.

 Lúc bấy giờ chư Thiên cõi Sắc, cõi Dục bạch Phật: “Bạch đức Thế Tôn! Vô thượng Bồ đề thiệt là khó được. Tại sao vậy? Vì đại Bồ Tát phải biết tất cả các pháp rồi mới được Vô thượng Bồ đề, pháp ấy cũng chẳng thể được”.

 Đức Phật phán dạy: “Đúng như vậy. Nầy chư Thiên Tử! Vô thượng Bồ đề rất khó được. Đức Phật cũng đã được tất cả pháp nhứt thiết chủng trí rồi được Vô thượng Bồ đề, cũng không chỗ được, không hay biết, không bị biết, không người biết. Tại sao vậy? Vì các pháp rốt ráo thanh tịnh vậy”.

 Ngài Tu Bồ Đề thưa: "Bạch đức Thế Tôn! Như lời dạy của Phật, Vô thượng Bồ đề rất khó được. Theo tôi hiểu nghĩa của Phật dạy thì Vô thượng Bồ đề nầy rất dễ được. Tại sao vậy? Vì không có người được Vô thượng Bồ đề, cũng không có pháp bị được, tất cả pháp, tất cả pháp tướng không: không pháp bị được, không người hay được, vì tất cả pháp không vậy. Cũng không pháp tăng được, không pháp giảm được. Từ bố thí nhẫn đến nhứt thiết chủng trí, các pháp nầy đều không có cái bị được, không có ai hay được. Do đây nên theo ý tôi thì Vô thượng Bồ đề dễ được. Tại sao vậy? Vì sắc sắc tướng không nhẫn đến nhứt thiết chủng trí nhứt thiết chủng trí tướng không”.

 Ngài Xá Lợi Phất nói với Nầy Tu Bồ Đề: “Thưa Ngài! Nếu tất cả pháp không như hư không, hư không kia chẳng nghĩ rằng tôi sẽ được Vô thượng Bồ đề.

 Nếu đại Bồ Tát tin hiểu tất cả pháp không như hư khôngVô thượng Bồ đề nầy dễ được, tại sao hiện nay có hằng hà sa Bồ Tát cầu Vô thượng Bồ đề lại thối chuyển? Thế nên biết rằng Vô thượng Bồ đề chẳng phải dễ được”.

 Ngài Tu Bồ Đề thưa: "Thưa Ngài Xá Lợi Phất! Nơi Vô thượng Bồ đề, sắc, thọ, tưởng, hành, thức có thối chuyển chăng? Nhẫn đến nhứt thiết chủng tríthối chuyển chăng?”

 - Không có thối chuyển.

 - Thưa Ngài Xá Lợi Phất! Nơi Vô thượng Bồ đề, rời sắc, thọ, tưởng, hành, thức có pháp gì thối chuyển chăng? Nhẫn đến rời nhứt thiết chủng trí có pháp thối chuyển già chăng?

 - Không có thối chuyển!

 - Thưa Ngài Xá Lợi Phất! Ý Ngài nghĩ thế nào? Sắc như tướng, thọ như tướng nhẫn đến rời nhứt thiết chủng trí như tướng, nơi Vô thượng Bồ đềthối chuyển chăng?

 - Không có gì thối chuyển!

 - Thưa ngài Xá Lợi Phất! Rời sắc như tướng nhẫn đến rời nhứt thiết chủng trí như tướng, có pháp gì thối chuyển nơi Vô thượng Bồ đề chăng?

 - Không có pháp thối chuyển.

 - Thưa ngài Xá Lợi Phất! Nơi Vô thượng Bồ đề như có thối chuyển chăng? Nhẫn đến pháp tánh, pháp trụ, pháp vị, thiệt tế, bất tư nghì tánh, nơi Vô thượng Bồ đềthối chuyển chăng?

 - Không có thối chuyển.

 - Thưa ngài Xá Lợi Phất! Rời như, rời pháp tánh, pháp trụ, pháp vị, thiệt tế, bất tư nghì tánh, nơi Vô thượng Bồ đề có pháp gì thối chuyển chăng?

 - Không có pháp gì thối chuyển.

 - Thưa ngài Xá Lợi Phất! Nếu các pháp rốt ráo chẳng thể được thì pháp gì thối chuyển nơi Vô thượng Bồ đề?

 - Như lời Ngài Tu Bồ Đề nói, trong pháp nhẫn ấy không có Bồ Tát thối chuyển nơi Vô thượng Bồ đề.

 Nếu không thối chuyển, cứ theo đức Phật dạy, người cầu đạo có ba hạng: A La Hán đạo, Bích Chi Phật đạo và Phật đạo, ba hạng nầy là không sai khác. Như lời Tu Bồ Đề nói thời chỉ có một hạng đại Bồ Tát cầu Phật đạo thôi”.

 Bây giờ Ngài Mãn Từ Tử bảo Ngài Xá Lợi Phất: “Ngài nên hỏi Tu Bồ Đề là có một Bồ Tát thừa chăng?”

 Ngài Xá Lợi Phất hỏi Ngài Tu Bồ Đề: “Phải chăng Ngài muốn nói có một Bồ Tát thừa?”

 Ngài Tu Bồ Đề nói: “Thưa Ngài Xá Lợi Phất! Ở trong chư pháp như, Ngài muốn có ba thừa: Thanh Văn, Bích Chi PhậtPhật thừa chăng?”

 - Thưa Ngài Tu Bồ Đề! Không.

 - Thưa ngài Xá Lợi Phất! Trong ba thừa sai biệt ấy có như để được chăng?

 - Thưa Ngài Tu Bồ Đề! Không.

 - Thưa ngài Xá Lợi Phất! Như ấy có một tướng, hai tướng, ba tướng chăng?

 - Thưa Ngài Tu Bồ Đề! Không.

 - Thưa ngài Xá Lợi Phất! Trong như ấy, Ngài muốn có nhiều Bồ Tát nhẫn đến có một Bồ Tát được chăng?

 - Thưa Ngài Tu Bồ Đề! Không.

 - Thưa ngài Xá Lợi Phất! Trong bốn thứ ấy đều không thể có được người ba thừa, sao Xá Lợi Phất lại nghĩ rằng người cầu Thanh Văn thừa, người cầu Bích Chi Phật thừa, người cầu Phật thừa?

 Thưa ngài Xá Lợi Phất! đại Bồ Tát nghe chư pháp như tướng nầy mà lòng chẳng kinh, chẳng sợ, chẳng ăn năn, chẳng nghi thì gọi là đại Bồ Tát hay thành tựu Vô thượng Bồ đề”.

 Đức Phật khen Ngài Tu Bồ Đề: “Lành thay! Lành thay! Nầy Tu Bồ Đề! Lời của ngươi nói đó đều là Phật lực.

 Nếu đại Bồ Tát nghe nói như ấy không có các pháp biệt dị mà chẳng kinh sợ, nghi ngờ, phải biết Bồ Tát nầy hay thành tựu Vô thượng Bồ đề”.

 Ngài Xá Lợi Phất thưa: “Bạch đức Thế Tôn! Thành tựu Bồ Đề nào?”

 Đức Phật dạy: “Thành tựu Phật Vô thượng Bồ đề”.

 Ngài Tu Bồ Đề thưa: "Bạch đức Thế Tôn! Nếu muốn thành tựu Vô thượng Bồ đề, đại Bồ Tát phải tu hành thế nào?”

 Đức Phật dạy: “Phải sanh khởi tâm bình đẳng với tất cả chúng sanh, cũng dùng tâm bình đẳng khi nói với họ, không có thiên lệnh.

 Với tất cả chúng sanh phát khởi tâm đại từ, cũng dùng tâm đại từ khi nói với họ.

 Với tất cả chúng sanh phải có tâm khiêm hạ, cũng dùng tâm khiêm hạ khi nói với họ.

 Với tất cả chúng sanh phải có tâm làm an ổn, cũng dùng tâm làm an ổn khi nói với họ.

 Với tất cả chúng sanh phải có tâm vô ngại, cũng dùng tâm vô ngại khi nói với họ.

 Với tất cả chúng sanh phải có tâm không não hại, cũng dùng tâm không não hại nói với họ.

 Với tất cả chúng sanh phải có tâm ái kính, cũng dùng tâm ái kính khi nói với họ. Ái kính họ như cha mẹ, như anh chị em, như con cháu, như bà con, như bạn bè.

 đại Bồ Tát nầy phải tự mình chẳng sát sanh,cũng chẳng dạy người khác chẳng sát sanh, khen ngợi pháp chẳng sát sanh, vui mừng khen ngợi các người chẳng sát sanh. Nhẫn đến tự mình phải không tà kiến, cũng dạy người khác không tà kiến, khen ngợi pháp không tà kiến, vui mừng khen ngợi những người không tà kiến.

 Muốn thành tựu Vô thượng Bồ đề, đại Bồ Tát phải tu hành như vậy.

 Lại nầy Tu Bồ Đề! Muốn thành tựu Vô thượng Bồ đề, đại Bồ Tát phải tu hành sơ thiền, nhị thiền, tam thiền, tứ thiền, phải tự tu hành từ tâm, bi tâm, hỉ tâm, xả tâm, phải tự tu hành không xứ định, thức xức định, vô sở hữu xứ định, phi phi tưởng xứ định, khen ngợi pháp sơ thiền đến pháp phi phi tưởng xứ định, vui mừng khen ngợi những người tu hành sơ thiền đến tu hành phi phi tưởng xứ định.

 Phải tự mình đầy đủ Đàn ba la mật, Thi ba la mật, Nhẫn ba la mật, Tấn ba la mật, Thiền ba la mật, Bát nhã ba la mật, cũng dạy người khác đầy đủ sáu ba la mật, khen ngợi sáu pháp ba la mật, vui mừng khen ngợi những người đầy đủ sáu ba la mật.

 Nầy Tu Bồ Đề! Muốn thành tựu Vô thượng Bồ đề, đại Bồ Tát phải tự mình tu nội không nhẫn đến bát thánh đạo, tự tu không, vô tướng, vô tác, tam muội, tự tu bát bội xả, tự tu cửu thứ đệ định, cũng dạy người khác tu nội không nhẫn đến cửu thứ đệ định, khen ngợi các pháp nội không nhẫn đến cửu thứ đệ định, vui mừng ngợi khen những gnười tu nội không nhẫn đến cửu thứ đệ định.

 Đại Bồ Tát phải tự đầy đủ mười trí lực, bốn vô úy, bốn trí vô ngại, mười tám pháp bất cộng, đại từ đại bi, cũng dạy người khác đầy đủ mười trí lực nhẫn đến đại từ đại bi, khen ngợi các pháp ấy, vui mừng khen ngợi những người đấy đủ mười trí lực nhẫn đến đại từ đại bi.

 Đại Bồ Tát phải tự mình thuận quán, nghịch quán mười hai nhơn duyên, cũng dạy người khác thuận quán, nghịch quán mười hai nhơn duyên, khen ngợi pháp quán ấy và vui mừng khen ngợi người thật hành.

 Muốn thành tựu Vô thượng Bồ đề, đại Bồ Tát phải tu hành như vậy.

 Đại Bồ Tát lại phải tự mình biết khổ dứt tập chứng diệt tu đạo, cũng dạy người biết khổ dứt chứng diệt tu đạo, khen ngợi pháp biết dứt chứng tu ấy và vui mừng khen ngợi người biết khổ dứt tập chứng diệt tu đạo.

 Đại Bồ Tát tự mình phát sanh chứng trí quả Tu Đà Hoàn nhẫn đến tự phát sanh chứng trí quả Bích Chi Phật mà chẳng tự chứng lấy quả Tu Đà Hoàn nhẫn đến chẳng tự chứng lấy quả Bích Chi Phật, cũng dạy người khác chứng quả Tu Đà Hoàn nhẫn đến dạy người khác chứng quả Bích Chi Phật, khen ngợi pháp Tu Đà Hoàn quả nhẫn đến khen ngợi pháp Bích Chi Phật đạo, vui mừng khen ngợi người chứng nhập qủ Tu Đà Hoàn nhẫn đến người chứng nhập Bích Chi Phật đạo.

 Đại Bồ Tát tự mình nhập Bồ Tát vị, tịnh Phật quốc độ, thành tựu chúng sanh, cũng dạy người khác nhập Bồ Tát vị, tịnh Phật quốc độ, thành tựu chúng sanh, khen ngợi pháp nhập Bồ Tát vị, tịnh Phật quốc độ, thành tựu chúng sanh, vui mừng khen ngợi người nhập Bồ Tát vị, tịnh Phật quốc độ, thành tựu chúng sanh.

 Đại Bồ Tát tự ình phát khởi Bồ Tát thần thông, tự sanh nhứt thiết chủng trí, cũng dạy người khác phát khởi Bồ Tát thần thông, sanh nhứt thiết chủng trí, khen ngợi pháp phát khởi Bồ Tát thần thông, pháp sanh nhứt thiết chủng trí, vui mừng khen ngợi người phát khởi Bồ Tát thần thông, sanh nhứt thiết chủng trí.

 Đại Bồ Tát phải tự dứt tập khí tất cả kiết sử, cũng dạy người dứt tập khí tất cả kiết sử, khen ngợi pháp dứt tập khí, vui mừng khen ngợi người dứt tập khí tất cả kiết sử.

 Lại nầy Tu Bồ Đề! Muốn thành tựu Vô thượng Bồ đề, đại Bồ Tát phải tự nắm lấy thọ mạng thành tựu, cũng dạy người nắm lấy thọ mạng thành tựu, khen ngợi pháp nắm lấy thọ mạng thành tựu, vui mừng khen ngợi người nắm lấy thọ mạng thành tựu.

 Đại Bồ Tát thành tựu pháp trụ, cũng dạy người thành tựu pháp trụ, khen ngợi pháp thành tựu pháp trụ, vui mừng khen ngợi người thành tựu pháp trụ.

 Nầy Tu Bồ Đề! Muốn thành tựu Vô thượng Bồ đề, đại Bồ Tát phải tu hành như vậy. Cũng phải học sức phương tiện của Bát nhã ba la mật như vậy.

 Lúc học như vậy, Bồ Tát nầy sẽ được sắc vô ngại, sẽ được thọ, tưởng, hành, thức vô ngại, nhẫn đến sẽ được pháp trụ vô ngại.

 Tại sao vậy?

 Vì đại Bồ Tát nầy từ trước nhẫn lại chẳng thọ lấy sắc, chẳng thọ lấy thọ, tưởng, hành, thức, nhẫn đến chẳng thọ lấy nhứt thiết chủng trí.

 Tại sao vậy?

 Vì sắc mà chẳng người thọ là chẳng phải sắc. Nhẫn đến nhứt thiết chủng trí mà chẳng người thọ là chẳng phải nhứt thiết chủng trí”.

 Lúc nói Bồ Tát hạnh nầy, có hai ngàn Bồ Tát được vô sanh pháp nhẫn.

 

 PHẨM BẤT THỐI CHUYỂN
 THỨ NĂM MƯƠI LĂM

 Lúc bấy giờ Ngài Tu Bồ Đề thưa: "Bạch đức Thế Tôn! Do hạnh gì, loại gì, tướng mạo gì mà biết là bậc đại Bồ Tát bất thối chuyển?”

 Đức Phật dạy: “Nầy Tu Bồ Đề! Nếu đại Bồ Tát biết được bậc phàm phu, bậc Thanh Văn, bậc Bích Chi Phật và bậc Phật. Trong tướng như của các bậc ấy không hai, không khác, cũng chẳng nghĩ, chẳng phân biệt. Vào trong như ấy, nghe sự ấy suốt thẳng qua không nghi. Tại sao vậy? Vì trong như ấy không một tướng, không hai tướng.

 Đại Bồ Tát nầy cũng chẳng nói lời vô ích, chỉ nói toàn lời lợi ích, chẳng nhìn đến chỗ hay dỡ của người khác.

 Nầy Tu Bồ Đề! Do những hạnh, loại, tướng mạo như vậy mà biết được bậc đại Bồ Tát bất thối chuyển”.

 - Bạch đức Thế Tôn! Lại còn do hạnh, loại, tướng mạo nào mà biết là bậc đại Bồ Tát bất thối chuyển?

 - Nầy Tu Bồ Đề! Đại Bồ Tát có thể xem thấy được tất cả pháp không hạnh, không loại, không tướng mạo, phải biết đây là bậc bất thối chuyển.

 - Bạch đức Thế Tôn! Nếu tất cả pháp không hạnh, không hoại, không tướng mạo, đại Bồ Tát chuyển những pháp gì mà gọi là bậc bất thối chuyển?

 - Nầy Tu Bồ Đề! Nếu đại Bồ Tát ở trong sắc mà chuyển nhẫn đến ở trong Vô thượng Bồ đề mà chuyển thì gọi là đại Bồ Tát bất thối chuyển.

 Tại sao vậy? Vì sắc tánh không nhẫn đến Vô thượng Bồ đề tánh không thì Bồ Tát nầy sẽ trụ chỗ nào.

 Lại nầy Tu Bồ Đề! Đại Bồ Tát chẳng nhìn xem diện mạo, ngôn ngữ của ngoại đạo, của Sa Môn, của Bà La Môn. Bồ Tát chẳng bao giờ có sự nghĩ rằng các nhà ngoại đạo, Sa Môn, Bà La Môn nầy thiệt biết, thiệt thấy hoặc nói chánh kiến.

 Bồ Tát chẳng có tâm nghi ngờ, chẳng mắc giới thủ, chẳng sa tà kiến, cũng chẳng cầu việc tốt thế tục để làm thanh tịnh, chẳng lễ lạy cúng dường, chư Thiên.

 Do những hạnh, loại, tướng mạo nầy mà biết là bậc đại Bồ Tát bất thối chuyển.

 Lại nữa, nầy Tu Bồ Đề! đại Bồ Tát chẳng sanh nơi nhà hạ tiện, nhẫn đến chẳng sanh chỗ bát nạn, thường chẳng thọ thân người nữ. Do những hạnh, loại, tướng mạo nầy mà biết là bực bất thối chuyển đại Bồ Tát.

 Lại nầy Tu Bồ Đề! Đại Bồ Tát thường thật hành mười nghiệp đạo lành: tự mình chẳng sát sanh nhẫn đến chẳng tà kiến, cũng dạy người chẳng sát sanh nhẫn đến chẳng tà kiến, vui mừng khen ngợi người chẳng sát sanh nhẫn đến chẳng tà kiến. Bồ Tát nầy dầu trong giấc chiêm bao cũng chẳng phạm mười nghiệp đạo ác. Do những hạnh, loại, tướng mạo trên đây mà biết là bực đại Bồ Tát bất thối chuyển.

 Lại nầy Tu Bồ Đề! Vì lợi ích cho chúng sanhđại Bồ Tát thật hành Đàn ba la mật nhẫn đến Bát nhã ba la mật. Đây gọi là bực bất thối chuyển.

 Lại nầy Tu Bồ Đề! Tất cả mười hai bộ kinh, từ khế kinh đến luận nghị, đại Bồ Tát thọ trì, đọc tụng, giảng thuyết, chánh ức niệm. Lúc ban pháp thí, đại Bồ Tát nghĩ rằng do pháp thí nầy mà tâm nguyện của tất cả chúng sanh hoàn mãn, đem công đức pháp thí nầy cho tất cả chúng sanh cùng hồi hướng Vô thượng Bồ đề. Đây gọi là bực đại Bồ Tát bất thối chuyển.

 Lại nầy Tu Bồ Đề! Trong pháp rất sâu, đại Bồ Tát chẳng nghi ngờ.

 Tại sao vậy? Vì bực đại Bồ Tát bất thối chuyển nầy đều chẳng thấy có pháp nào sanh được chỗ nghi ngờ. Từ sắc đến nhứt thiết chủng trí, chẳng thấy pháp nào sanh được chỗ nghi ngờ. Do những hạnh, loại, tướng mạo đây mà biết là bực bất thối chuyển.

 Lại nầy Tu Bồ Đề! Thân, khẩu, ý, ba nghiệp của đại Bồ Tát đều dịu dàng. Do đức từ mà thân, khẩu, ý thành tựu. Do đây mà biết là bực bất thối chuyển.

 Lại nầy Tu Bồ Đề! Đại Bồ Tát chẳng chung cùng với ngũ cái: dâm dục, sân khuể, thùy miên, điệu hối và nghi. Do hạnh, loại, tướng mạo nầy mà biết là bực bất thối chuyển.

 Lại nầy Tu Bồ Đề! Với tất cả chỗ, đại Bồ Tát đều không ái trước. Do đây mà biết là bực bất thối chuyển.

 Lại nầy Tu Bồ Đề! Lúc ra vào đi lại ngồi, nằm, đi, đứng, cất chưn, hạ chưn, đại Bồ Tát luôn an ổn, thường tự chánh niệm, nhứt tâm nhìn đất mà bước. Do những hạnh, loại, tướng mạo nầy mà biết là bực bất thối chuyển.

 Lại nầy Tu Bồ Đề! Y phục, mền nệm của đại Bồ Tát mặc dùng không ai gớm nhơ, Bồ Tát nầy ưa thích sạch sẽ, ít mang bịnh tật. Do đây mà biết là bực bất thối chuyển.

 Lại nầy Tu Bồ Đề! Thân thể người thường có tám vạn hộ trùng xâm phạm cắn ăn. Thân thể của bực đại Bồ Tát bất thối chuyển không có hộ trùng ấy. Vì công đức của Bồ Tát nầy vượt ngoài thế gian. Tùy theo công đức xuất thế nầy tăng íchBồ Tát được thân thanh tịnh, được tâm thanh tịnh. Do những hạnh, loại, tướng mạo đây mà biết là bực bất thối chuyển đại Bồ Tát”.

 Ngài Tu Bồ Đề thưa: "Bạch đức Thế Tôn! Đại Bồ Tát được thân thanh tịnh, được tâm thanh tịnh thế nào?”

 Đức Phật phán dạy: “Nầy Tu Bồ Đề! Tùy thiện căn tăng ích đã được mà diệt trừ tâm vạy vò, tâm tà vọng, đây gọi là thân thanh tịnhtâm thanh tịnh. Do thân thanh tịnhtâm thanh tịnh nầy mà đại Bồ Tát vượt hơn bưc Thanh Văn, bực Bích Chi Phật để vào trong Bồ Tát vị. Đây gọi là bực bất thối chuyển.

 Lại nầy Tu Bồ Đề! Đại Bồ Tát chẳng quý lợi dưỡng. Dầu thật hành mười hai Hạnh Đầu đà mà chẳng quý pháp Đầu Đà. Do đây mà gọi là bậc bất thối chuyển.

 Lại nầy Tu Bồ Đề! Đại Bồ Tát thường chẳng phát sanh tâm xan tham, tâm tật đố, tâm ngu si, thường chẳng phát sanh tâm phá giới, tâm sân động, tâm giải đãi, tâm tán loạn. Do những hạnh, loại, tướng mạo đây mà biết là bậc bất thối chuyển.

 Lại nầy Tu Bồ Đề! Đại Bồ Tát tâm an trụ chẳng lay động, thâm nhập trí huệ, nhứt tâm nghe nhận những pháp theo nghe và sự việc thế gian đều hiệp với Bát nhã ba la mật. Đây là tướng mạo bất thối chuyển của bực đại Bồ Tát bất thối chuyển.

 Lại nầy Tu Bồ Đề! Ở trước đại Bồ Tát, nếu ác ma hóa làm tám đại Địa ngục, trong đó có ngàng ức vạn Bồ Tát đang bị đốt nấu thống khổ. Ác ma bảo đại Bồ Tát nầy rằng: Những người trong Địa ngục đây toàn là bực bất thối chuyển đại Bồ Tát được đức Phật thọ ký mà đọa vào đây, nếu Ngài được đức Phật thọ ký bực bất thối chuyển cũng sẽ đọa vào đại Địa ngục nầy. Chi bằng Ngài xả bỏ tâm Bồ Tát thì chẳng bị đọa Địa ngục mà sẽ được sanh lên cõi Trời.

 Dầu thấy sự trên, dầu nghe lời nói trên, Bồ Tát nầy vẫn chẳng động tâm, chẳng nghi, chẳng sợ mà tự nghĩ rằng không bao giờ có sự ấy.

 Do hạnh, loại, tướng mạo trên đây mà biết là bực bất thối chuyển đại Bồ Tát.

 Nầy Tu Bồ Đề! Ác ma lại hóa làm Tỳ Kheo đắp y đến bảo Bồ Tát rằng: Trước kia Ngài nghe bảo phải tu sáu ba la mật nhẫn đến bảo phải tịnh tu được Vô thượng Bồ đề đó, Ngài nên mau bỏ đi, từ lúc mới phát tâm đến nay có bao nhiêu thiện căn hồi hướng Vô thượng Bồ đề, Ngài cũng nên mau bỏ đi. Nếu Ngài bằng lòng bỏ, tôi sẽ dạy Ngài Phật pháp chơn thiệt. Chỗ nghe học trước kia của Ngài đều chẳng phải Phật pháp, chẳng phải của Phật dạy, đó là đều văn sức nhóm hiệp làm ra thôi. Chỗ nói của tôi mới thiệt là Phật pháp.

 Nếu Bồ Tát nghe nói như vậy rồi sanh tâm kinh sợ, nghi ngờ, phải biết đây là chưa được đức Phật thọ ký, chưa vào trong tánh bất thối. Nếu là bực bất thối dầu nghe nói như vậy mà tâm chẳng lay động, chẳng sợ, chẳng nghi, luôn tùy thuận y chỉ nơi pháp vô tác, vô sanh, chẳng tin làm theo lời người khác. Lúc thật hành sáu ba la mật chẳng theo lời người khác, nhẫn đến lúc thật hành Vô thượng Bồ đề cũng chẳng theo lờingười khác, hiện thấy thiệt tướng của các pháp, chẳng tin làm theo lời người khác, ví như bực lậu tận A La Hán, ác ma chẳng lay chuyển được.

 Nầy Tu Bồ Đề! Với đại Bồ Tát bất thối chuyển, những hàng cầu Thanh Văn, Bích Chi Phật chẳng thể phá hoại được, chẳng thể chiết phục được tâm của Bồ Tát nầy.

 Nầy Tu Bồ Đề! Đại Bồ Tát nầy quyết định an trụ trong bực bất thối chuyển chẳng theo lời người khác, dầu là lời của Phật dạy cũng chẳng liền tin lấy ngay, huống là lời nói của những người cầu Thanh Văn, cầu Bích Chi Phật và của ác ma, ngoại đạo, phạm chí mà lại tin theo, không bao giờ có việc ấy.

 Tại sao vậy?

 Đại Bồ Tát nầy chẳng thấy có pháp gì có thể tin theo: chẳng thấy có sắc hoặc thọ, tưởng, hành, thức, hoặc sắc như nhẫn đến thức như, nhẫn đến chẳng thấy Vô thượng Bồ đề, hoặc Vô thượng Bồ đề như.

 Do hạnh, loại, tướng mạo nầy mà biết là bực bất thối chuyển.

 Lại nầy Tu Bồ Đề! Ác ma hóa thân Tỳ Kheo đến bảo Bồ Tát rằng: Chỗ tu hành của Ngài là pháp sanh tử, chẳng phải đạo nhứt thiết trí, Ngài nên tại thân đời nay chứng quả khổ tận. Khi đó ác ma dùng hạnh thế gian nói pháp tợ đạo, pháp tợ đạo nầy là sự hệ phược tam giới, như là tướng xương trắng, hoặc nói về sơ thiền nhẫn đến nói về phi phi tưởng xứ. Ngài dùng đạo nầy, hạnh nầy sẽ được quả Tu Đà Hoàn nhẫn đến sẽ được quả A La Hán. Ngài dùng đạo nầy, đời nay sẽ dứt hết khổ sanh, sao Ngài lại mãi chịu lấy những khổ não trong sanh tử làm gì. Còn chẳng cần thọ lấy thân tứ đại đời nay huống là sẽ lại thọ lấy thân đời sau.

 Nầy Tu Bồ Đề! Nếu đại Bồ Tát nầy khi nghe lời nói ấy lòng chẳng kinh sợ, nghi ngờ, tự nghĩ rằng vị Tỳ Kheo nầy làm lợi ích cho tôi chẳng ít, vì tôi mà nói pháp tợ đạo, thật hành pháp tợ đạo nầy còn chẳng chứng được quả Tu Đà Hoàn, huống là chứng được quả Vô thượng Bồ đề. Đại Bồ Tát nầy càng thêm vui mừng mà nghĩ rằng: Vị Tỳ Kheo nầy làm lợi ích cho tôi không ít, vì tôi mà nói pháp chướng đạo, chướng học đạo Tam thừa.

 Khi đó ác ma biết Bồ Tát vui mừng nên bảo rằng: Ngài muốn thầy hàng đại Bồ Tát cúng dường hằng sa chư Phật, cùng ở chỗ hằng sa chư Phật tu hành sáu ba la mật, cũng hầu cận hằng sa chư Phật thưa hỏi Bồ Tát đạo: thế nào an trụ Bồ Tát thừa? Thế nào thật hành sáu ba la mật, tứ niệm xứ nhẫn đến đại từ đại bi? Hàng đại Bồ Tát ấy theo đúng như lời chư Phật dạy mà an trụ, mà thật hành, mà tu tập. Hàng đại Bồ Tát tu học như vậy mà còn chẳng được Vô thượng Bồ đề, chẳng được nhứt thiết chủng trí huống là Ngài mà lại sẽ được Vô thượng Bồ đề!

 Nầy Tu Bồ Đề! Nếu đại Bồ Tát nầy khi nghe nói như vậy mà lòng chẳng kinh lạ, càng thêm vui mừng mà tự nghĩ rằng: Tỳ Kheo nầy làm lợi cho tôi chẳng ít, vì tôi mà nói pháp chướng đạo.

 Bấy giờ ác ma biết tâm Bồ Tát nầy chẳng kinh nghi nên liền hóa làm đông nhiều Tỳ Kheo mà bảo Bồ Tát nầy rằng: Những vị nầy đều là Bồ Tát phát tâm cầu Phật đạo, hiện nay đều an trụ bực bất thối chuyển cả. Những vị nầy còn chẳng thể được Vô thượng Bồ đề, huống là Ngài có thể được!

 Nghe và thấy sự việc trên đây, đại Bồ Tát nầy liền nghĩ rằng đây là ác ma nói pháp tương tợ đạo, đại Bồ Tát thật hành Bát nhã ba la mật chẳng nên thối chuyển tâm Vô thượng Bồ đề, cũng chẳng được sa vào đạo Thanh Văn, đạo Bích Chi Phật. lại nghĩ rằng: Thật hành Đàn ba la mật nhẫn đến nhứt thiết chủng trí mà chẳng được Vô thượng Bồ đề, không bao giờ có sự ấy.

 Nầy Tu Bồ Đề! Do những hạnh, loại, tướng mạo trên đây mà biết là bực bất thối chuyển đại Bồ Tát.

 Lại nầy Tu Bồ Đề! Đại Bồ Tát tự nghĩ rằng: Nếu Bồ Tát có thể theo đúng lời Phật dạy, chẳng xa rời Bát nhã ba la mật nhẫn đến nhứt thiết chủng trí, Bồ Tát nầy trọn chẳng thối chuyển Vô thượng Bồ đề, nếu Bồ Tát hay biết ma sự cũng chẳng mất Vô thượng Bồ đề.

 Do hạnh, loại, tướng mạo nầy mà biết là tướng đại Bồ Tát bất thối chuyển“.

 Ngài Tu Bồ Đề thưa: "Bạch đức Thế Tôn! Chuyển nơi pháp gì gọi là bất thối chuyển?”

 Đức Phật dạy: “Chuyển nơi sắc tướng, chuyển nơi thọ, tưởng, hành, thức tướng, nhẫn đến chuyển nơi Phật tướng, do đây mà gọi là tướng đại Bồ Tát bất thối chuyển.

 Tại sao vậy? Vì đại Bồ Tát nầy dùng pháp tự tướng không để nhập Bồ Tát vị, được vô sanh pháp nhẫn.

 Cớ sao gọi là vô sanh pháp nhẫn? Vì trong đây không có chút pháp nào có thể được, vì chẳng thể được nên chẳng làm, vì chẳng làm nên chẳng sanh, đây gọi là vô sanh pháp nhẫn.

 Do hạnh, loại, tướng mạo nầy nên gọi là bực đại Bồ Tát bất thối chuyển”.
Tạo bài viết
Vào năm 2015 ngôi chùa Linh Thứu tại thủ đô Berlin của xứ Đức, đã đảm nhận trọng trách tổ chức một khóa An Cư Kiết Đông cho hơn 100 vị Chư Tăng Ni đến từ các nơi, chủ yếu là Âu Châu. Gần mười năm sau, Chùa lại được hân hạnh đón tiếp lần thứ hai gần 100 Vị đến tu tập những 10 ngày từ mùng 9 đến 18 tháng 12 năm 2024, đó là khóa An Cư Kiết Đông kỳ thứ 12, nếu không trừ ra vài khóa vắng bóng thời Cô-Vít ngày nào!
Ngày 3/1, ngày thứ tư kể từ khi đặt chân tới đất Thái Lan, đoàn của sư Minh Tuệ đang đi bộ dọc đường 217 trên khu vực thuộc huyện Phibun Mangsahan, tỉnh Ubon Ratchathani ở miền đông bắc Thái Lan.
Thay mặt Ủy ban Quốc gia Đại lễ Vesak LHQ 2025, xin trân trọng kính mời quý cư sĩ học giả tham gia viết bài và trình bày tại Hội thảo Vesak Liên Hiệp Quốc 2025, diễn ra từ ngày 6 đến 8 tháng 5 năm 2025 tại Thành phố Hồ Chí Minh. Hội thảo năm nay với chủ đề chính: “Hợp nhất và Bao dung vì Nhân phẩm Con người: Tuệ giác Phật giáo cho Hòa bình Thế giới và Phát triển Bền vững” cùng các tiểu chủ đề mang tính thời sự như: