Sn 4.8 – Pasura Sutta Kinh Pasura -- Chớ Tranh Cãi

28/10/201810:01 SA(Xem: 2965)
Sn 4.8 – Pasura Sutta Kinh Pasura -- Chớ Tranh Cãi
NGUYÊN GIÁC
Dịch Việt & Chú Giải
KINH NHẬT TỤNG SƠ THỜI
Nhà xuất bản Ananda Viet Foundation

 

Sn 4.8 – PASURA SUTTA

KINH PASURA -- CHỚ TRANH CÃI

 

 

Kinh này là lời Đức Phật nói với Pasura, một du sĩ nổi tiếng về biện luận đã tới tìm gặp Đức Phật để tranh luận về giáo thuyết. Đức Phật chỉ trích thói quen tranh cãi, biện luận, kiểu tự cho giáo thuyết mình là tối thắngxem thường pháp của người khác. Thêm nữa, Đức Phật nói rằng Ngài là bậc Thuần Tịnh, không nắm giữ một quan điểm (quan kiến, lập trường, giáo thuyết) nào như là tối thượng, và do vậy không thấy có gì để tranh cãi.

Về mặt đời, có khi tranh cãi là hoàn cảnh cần thiết. Nhưng về mặt đạo, tranh cãi là còn vướng vào dục, còn kẹt vào nhân/ngã. Lời Đức Phật trong Kinh MN 18, bản dịch của HT Thích Minh Châu, trích:

“Có vị Gậy cầm tay (Dandapani) Sakka (Thích-ca), kéo bộ khắp nơi, ngao du thiên hạ, đến tại rừng Đại Lâm, đi sâu vào ngôi rừng, đến tại Beluvalatthika chỗ Thế Tôn ở, khi đến xong nói lên những lời hỏi thăm xã giao thân hữu, rồi đứng một bên, dựa trên cây gậy, đứng một bên. Gậy cầm tay Sakka nói với Thế Tôn: “Sa-môn có quan điểm thế nào, giảng thuyết những gì?”

“Này Hiền giả, theo lời dạy của Ta, trong thế giới với chư Thiên, Māra và Phạm thiên, với các chúng Sa-môn, Bà-la-môn, chư Thiênloài Người, không có tranh luận một ai ở đời; các tưởng sẽ không ám ảnh vị Bà-la-môn sống không bị dục triền phược, không có nghi ngờ do dự, với mọi hối quá đoạn diệt, không có tham ái đối với hữu và phi hữu. Này Hiền giả, như vậy là quan điểm của Ta, như vậy là lời Ta giảng dạy.”...”

Tóm lược ý kinh: Chớ tranh cãi. Hãy sống không đối thủ. Chớ nắm giữ quan điểm nào như là tối thượng.

Kinh này gồm các bài kệ từ 824 tới 834.

 

824

Họ nói: “Chỉ có thanh tịnh trong pháp của chúng tôi”

và nói rằng pháp của người khác không thanh tịnh.

Họ nói những gì họ nương tựa là tốt nhất

và bám vào các sự thật riêng của họ.

 

825

Họ ưa tranh cãi, lao người vào các hội chúng

từng cặp tranh cãi, gọi người khác là kẻ khờ

Họ khẳng định lý luận dựa vào niềm tin khác nhau

muốn được ca ngợi, họ tự cho là thiện nghệ.

 

826

Tranh cãi giữa hội chúng

lo sợ thua, họ chỉ muốn lời khen

Khi bị chất vấn, họ cảm thấy mất mặt

bực dọc, họ soi mói lỗi của đối thủ.

 

827

Khi lý luận của người này bị cho là kém

và khi các trọng tài bác bỏ lý luận đó

họ sẽ sầu khổ, than thở

tự rên rỉ: “Đối thủ hơn mình rồi.”

 

828

Khởi lên tranh cãi giữa các du sĩ

sẽ gây ra cả vui thắng, buồn thua

Do vậy, chớ nên tham dự tranh cãi

không lợi ích gì trong các lời khen.

 

829

Khi được khen giữa hội chúng

vì đưa ra lý thuyết lôi cuốn

họ vui cười, tăng thêm kiêu mạn

đạt được như ước vọng.

 

830

Trong khi kiêu căng làm nền cho sầu khổ

họ vẫn nói với tự hào, kiêu mạn

Thấy như thế, chớ nên tranh cãi

Người trí nói, thanh tịnh không tới vì tranh cãi.

 

 

831

Như một võ sĩ được hoàng gia nuôi ăn

phóng tìm đối thủ, gầm rống lên

chạy tới, tìm nơi tác chiến

Nhưng nơi đây, trước giờ, không kình đấu gì đâu.

 

832

Khi nắm một quan điểm và tranh cãi,

họ tuyên bố, “Riêng thuyết này là đúng.”

Hãy trả lời họ rằng, “Sẽ không có ai nơi đây

bước ra tranh cãi với ngươi đâu.”

 

833

Này Pasura, đối thủ nào ngươi sẽ có từ

những người sống không đối thủ

những người không lấy quan điểm này chống quan điểm khác

những người không nắm giữ gì gọi là tối thượng?

 

834

Bây giờ ngươi đã tới đây, trong tâm ngươi

suy nghĩbiện giải nhiều quan điểm

Ngươi đang trực diện với một bậc Thuần Tịnh

do vậy, ngươi không thể thành  công.

 

Hết Kinh Sn 4.8

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
10/08/2011(Xem: 44913)
18/04/2016(Xem: 25499)
02/04/2016(Xem: 9771)
Hiện tượng của thầy Thích Pháp Hòa là hợp với logic của cuộc sống bất cứ thời nào. Bên cạnh ma quỷ luôn có thánh thần, bên cạnh ác tăng luôn có những cao tăng kềm chế. Nếu kẻ lợi dụng mảnh áo cà sa để hướng dẫn Phật tử vào chốn u minh nhằm bóc lột tiền tài, công sức của họ, bằng cúng dường bằng tà thuyết phải cúng Phật mới được siêu sinh thì thầy Pháp Hòa mở ra từng pháp thoại có khả năng giác ngộ người nghe thầy thuyết giảng. Thầy khẳng định những điều đơn giản nhưng hiếm người hiểu rõ, đó là: “Phật Giáo là một triết lý, một lối sống để tìm đến sự an lạc trong tâm hồn, không phải là một tôn giáo vì Phật không phải là đấng toàn năng để có thể ban phước lộc cho người này hay trừng phạt người kia.”
Hãy cẩn trọng với giọng nói, video và hình ảnh làm từ trí tuệ nhân tạo AI: một số người hoặc đùa giỡn, hoặc ác ý đã làm ra một số sản phẩm tạo hình giả mạo liên hệ tới các tu sĩ Phật giáo. Những chuyện này đã được nhiều báo Thái Lan và Cam Bốt loan tin. Trong khi chính phủ Thái Lan xem các hình ảnh giả mạo tu sĩ là bất kính, cần phải ngăn chận ngay từ mạng xã hội, nhiều nước khác, như tại Hoa Kỳ, chuyện này không được chính phủ can thiệp, vì xem như chỉ là chuyện đùa giỡn của một số người ưa giỡn. Bởi vì rất nhiều người trong chúng ta không phải là chuyên gia về trí tuệ nhân tạo để phân biệt hình giả và hình thật, nên thái độ phán đoán cần được giữ cho dè dặt, cẩn trọng.
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.