Khởi Nguồn Dòng Thiền Trúc Lâm Yên Tử

09/12/201012:00 SA(Xem: 58502)
Khởi Nguồn Dòng Thiền Trúc Lâm Yên Tử

Khởi nguồn dòng thiền Trúc Lâm Yên Tử
Thích Thiện Hạnh

truc_lam_yen_tu_1Trước khi xét đến nguyên lai phát xuất thiền Trúc Lâm Yên Tử, chúng ta ngược dòng Thiền Tông để tìm điểm khởi nguồn trực tiếp của dòng Thiền Trúc Lâm Yên Tử, như là một trong những nét đặc thù xuất phát của Thiền học Việt Nam. Khi có Thiền phái Trúc lâm Yên Tử, ở nước ta từng có 3 dòng Thiền lớn: Dòng Tì Ni Đa Lưu Chi, Dòng Vô Ngôn Thông và Dòng Thảo Đường.

Dòng Tì Ni Đa Lưu Chi là do Tì Ni Đa Lưu Chi, người Nam Thiên Trúc qua Trung Hoa, rồi tháng 3 năm 580 sang Việt Nam, ở chùa Pháp Vân mở đầu một dòng Thiền và đã truyền pháp cho Thiền sư Pháp Hiền, người Việt. Dòng Thiền này truyền thừa qua 19 thế hệ với những đại sư nổi tiếng như Pháp Hiền ở thế hệ 2, Thông Biệnthế hệ 9, Đạo Hạnhthế hệ 12, Minh Khôngthế hệ 13… Còn dòng Vô Ngôn Thông (còn gọi là Thiền phái Quan Bích) do Thiền sư Vô Ngôn Thông họ Trịnh, người Trung Hoa, sang Việt Nam vào 820, ở chùa Kiến Sơ. Dòng này truyền thừa qua 17 thế hệ với những vị đại sư tiêu biểu như Ngô Chân Lưu ở thế hệ 5, Mãn Giácthế hệ 9, Thường Chiếuthế hệ 13, Hiện Quangthế hệ 15, Tiêu Diêu ở thế hệ 17… Trong hai dòng đó, có những gương mặt văn hóa lơn của nước Việt ta thời Lý – Trần như Mãn Giác Thiền sư(1), Khuông Việt Đại sư Ngô Chân Lưu… Thảo Đường là dòng Thiền lớn bắt đầu truyền pháp ở nước ta thế kỷ XI. Vào năm 1069, vua Lý Thánh Tông đưa quân đi Bình Chiêm, đem về một số tù binh, trong đó có Thiền sư Thảo Đường. Thiền sư vốn người Trung Hoa, thuộc tông truyền thừa qua 6 thế hệ với những tên tuổi lớn trong lịch sử dân tộc, như Lý Thánh Tông ở thế hệ 2, Không Lộthế hệ 3, Lý Anh Tông ở thế hệ 4, Lý Cao Tông ở thế hệ 6…

Thiền sư Hiện Quang chính là người khai sơn chùa Vân Yên, sau đổi là Hoa Yên, trên núi Yên Tử. và Trần Thái Tông, ông vua đầu tiên của nhà Trần, một vị vua anh hùng, có cuộc đời riêng đầy đau khổ, từng bỏ ngai vàng lên chùa này. Sau đó vì việc nước phải về triều “Tự thân làm tướng, đốc chiến đi trước xông pha giữa tên đạn”, đánh tan quân xâm lược Nguyên Mông lần thứ nhất. Thắng giặc xong, Ngài nhường ngôi cho con, lui về chuyên chú việc nghiên cứu Phật học. Những trình bày trên chỉ là sơ lược sự truyền thừa Thiền tông.

Ở đây chúng ta sẽ đặc biệt tìm điểm khởi nguồn trực tiếp của dòng Thiền Trúc Lâm Yên Tử, như là một trong những nét đặc thù xuất phát của Thiền học Việt Nam. Đề cập đến Thiền học Việt Nam, thì phải nói đến đời nhà Trần vì triều đại nhà Trần là một triều đại mà suốt cả các vị vua điều được un đúc bởi tư tưởng Thiền học, trong đó Trần Thái Tông là người tiêu biểu nhất, và có thể coi là quan trọng nhất trong chứng cứ phát khởi Thiền Trúc Lâm Yên Tử đó là núi Yên Tử. Núi Yên Tử đã được gắn liền với Thiền Trúc Lâm, và chính nơi đây Trần Thái Tông đã khai mở con đường mới về Thiền học(2). Địa vị của Trần Thái Tông Thiền sư trong Thiền tông thực không phải nhỏ. Con người Trần Thái Tông luôn luôn chủ trương áp dụng cái học thực tiễn, đó là tu, tề, trị, bình trong lĩnh vực quốc giaxã hội để phát triển trong tinh thần tự chủ tự cường của dân tộc. Nhưng song song với chủ trương đó, Trần Thái Tông không bao giờ quên lãng việc học nội điển, đặc biệttu học yếu chỉ Thiền tông. Lê Tắc cũng phải viết về Trần Thái Tông: “Khoan, nhân, thông tuệ, văn võ kiêm bị”. Trong lúc đó Ngô Sĩ Liên cũng viết: “Có lượng đế vương, khoan, nhân đại độ hữu đế vương chi lượng”. Và Ngô Thơi Sĩ một sử gia đứng về quan điểm Nho học chính thống cũng xác nhận: “Vua là người khoan, nhân, có độ lượng đế vương; lập ra chế độ điển chương văn minh đáng khen”.

Trên phương diện lịch sử, Trúc lâm Yên Tử là một phái Thiền mà người mở đường chínhTrần Thái Tông. Một người vừa là Thiền sư, vừa là một bật đế vương, nắm giữ vận mệnh của đất nước, thực là một sự kiện hy hữu trong lịch sử Thiền học mà ta phải thấy bằng tất cả sự nghiêm cẩn. Trong lịch sử Phật giáo Việt Nam, người đời xem Trần Thái Tông như một ngọn đuốc Thiền học, với tác phẩm Khóa hư lục, viết khi lui về làm Thái thượng hoàng. Trong phả hệ của Thiền Trúc Lâm, không ghi vua Trần Thái Tông. Nhưng không phải vì vậyđịa vị của vua kém quan trọng. Chính vua là người đã chuyển hướng Phật giáo Thiền tông sang một con đường mới, với đường lối hành trì mới mẻ. Quả nhiên, Thiền tông Bản hạnh (TTBH) đã đặt vua vào vị trí xứng đáng:

Chư tổ truyền đến nước ta
Thiền tông Nam chỉ chép ra lời này
Trước kể Trần triều cho hay
Đế vương học đạoTrần Thái Tông.

(TTBH, câu 107-110)

Kế tiếp Thiền sư Hiện QuangThiền sư Đạo Viên, người được vua Trần Thái Tông gọi là Quốc sư Trúc Lâm. Tiếp nữa là Thiền sư Tiêu Diêu, tức Quốc sư Đại Đăng. Quốc sư Đại Đăng có hai học trò xuất sắc, một là Thiền sư Huệ Tuệ, một là Thượng Sĩ Tuệ Trung. Tuệ Trung là một người có phẩm chất Thiền học, có phẩm chất Thiền sư, nhưng cũng là một cư sĩ sống đời tại gia. Tuệ Trung chính là người ấn chứng cho Trần Nhân Tông.

Trên dòng chảy lịch sử Phật giáo Việt Nam có cả sự ảnh hưởng, tiếp nhận từ phương nam và phương bắc, có cả các bật sư tổ người nước ngoài và người Việt, có cả sự trầm tích, cộng

Đặt trong tương quan giữa Phật giáovăn hóa dân tộc, dòng Thiền Trúc Lâm Yên Tử có một vị trí đặc biệt. Trước hết cần đánh giá cao vai trò Hoàng đế - Thiền sư – thi sĩ Trần Nhân Tông (1258 – 1308) trên tư cách bật Sư Tổ với đạo hiệu Trúc Lâm Đại Đà, người đặt nền móng cho Thiền phái Trúc Lâm.

Trần Nhân Tông (Thái tử Khâm) là ông vua anh hùng, một triết gia lớn, một thi cĩ sâu sắc của nước Việt ta thế kỷ XIII. Thuở thiếu thời, khi theo học Thượng sĩ Tuệ Trung, đã hỏi Thượng sĩ về bổn phận tông chỉ Thiền, Thượng sĩ đáp rằng: “Gốc của bổn phận Thiền là soi sáng lại chính mình, không từ bên ngoài mà được…”. Nghe qua, Ngài đã thông suốt. Năm Ngài 21 tuổi thì lên ngôi Hoàng Đế (1279) lấy hiệu là Nhân Tông. Ngài phải cầm quân đánh đuổi quân xâm lược Nguyên Mông hai lượt, 1285 và 1288. Năm 35 tuổi, Ngài nhường ngôi cho con là Trần Anh Tông, rồi năm 41 tuổi Ngài vào núi Yên Tử xuất gia tu hành, lấy hiệu là Trúc Lâm Đại Đầu Đà, và trở thành Tổ đầu tiên của Thiền phái Trúc LâmYên Tử. Như vậy, xét theo dòng truyền Yên Tử thì Đại Đầu Đà thuộc thế hệ 6. Nhưng vì Ngài có một trí tuệ đặc biệt ôm trùm đất nước và tri thức Phật học sâu xa, Ngài đã thống nhất các Thiền phái đã có thành một Thiền phái Trúc Lâm. Từ đây dân tộc Việt có một Thiền phái mang tên Việt với vị Tổ sư là người Việt Nam. Có thể nói, đây là một chấm son trên lịch sử dân tộc nói chung và lịch sử Phật giáo Việt Nam nói riêng. Sau khi vua Trần Nhân Tông(3) trao ngôi lại cho con để đi tu, Ngài tu mười năm ở núi Yên Tử. Năm năm đầu, Ngài chuyên hạ thủ công phu tu hành, không dám lơi lỏng và không hề rời núi. Sau đó Ngài ngộ đạo, truyền đạo Phật giảng kinh sách cho đệ tử, qua những lời thơ ý văn thâm sâu diễn giải mối quan hệ giữa “hữu” và “vô”. “thân” và “tâm”, đề cao bản ngã chủ thể “nghiệp lặng”, “an nhàn thể tính”, “tự tại thân tâm”, “ sống giữa cõi trần, hãy tùy duyên mà vui với đạo”, đồng thời coi trọng cuộc sống thực tại, cảnh tỉnh lối tu hành cực đoan, cố chấp. Cho nên Ngài mới làm bài Đắc Thú Lâm Tuyền Thành Đạo Ca như sau:

Kệ rằng:

“Cảnh tịch an cư tự tại tâm;
Lương phong xuy đệ nhập tùng âm.
Thiền sàng thụ hạ nhất kinh quyển,
Lưỡng tự thanh nhàn thắng vạn câm (kim)”.

Dịch:

“Cảnh lặng, sống yên, lòng tự tại,
Gió mát thổi đến dưới bóng cây thông.
Giường thiền ở dưới góc cây,
Hai chữ thanh nhàn quý hơn vạn nén vàng”.

Bài kệ này nói lên chỗ sở đắc sở chứng của Ngài nhờ năm năm trường ở núi. Sau đó, Ngài mới đi mở mang truyền bálập thành một hệ phái Thiền tông Việt Nam tức là phái Trúc Lâm Yên Tử. Từ đó ở Việt Nam mới có một vị Tổ. Tổ ban đầuSơ tổ Trúc Lâm tức là vua Trần Nhân Tông, là một vị vua Việt Nam đi tu đắc đạo thành Tổ. Như vậy nếu lấy đây làm nền tảng, chúng ta thấy có căng cứ(4). Cuối đời Lý đầu đời Trần có thiền sư Hiện Quang tu đắc đạo trên núi Yên Tử, dưới Ngài có thiền sư Đạo Viên hay là Viên Chứng đắc đạo; dưới đó nữa có thiền sư Đại Đăng. Những vị đó đều là quốc sư hai triều, triều vua Trần Thái Tông triều vua Trần Thánh Tông. Sau đó có những vị tiếp nối nhưng không được rõ ràng. Hơn nữa, khi vua Trần Nhân Tông đi tu đắc đạo ở đó rồi mới lập ra phái Trúc Lâm Yên Tử, tiếp ngài Pháp Loa ngài Huyền Quang cũng đều đắc đạo trên núi Yên Tử. Như vậy thì cái quý báu, cái linh thiêng của Yên Tử là nhờ người tu đắc đạo trên đó, cho nên có câu ca dao:

“Dù ai quyết chí tu hành
Có lên Yên Tử mới đành lòng tu”.

Như thế, núi Yên Tử vốn là một danh sơn đáng kể. Các vua đời Trần đã lấy núi nầy để lập am tu hành, tham cứu Phật pháp và chính ở đây các Thiền sư đời Trần như Pháp Loa. Huyền Quang vv… đã đắc pháp, truyền y bát.

Núi Yên Tử còn được gọi là Tượng sơn. Như ở trong thanh nhất thống chí có chép: “An Kỳ Sinh thời Hán bên Tàu đã chứng đạo tại đây” Chính vì An Kỳ Sinh chứng đạo ở trên núi này nên đời sau người ta gọi là An hay Yên Tử. Trong sách theo đó, cũng viết như vậy. Đại Nam nhất thống chí chép: “Đời Đường, Tôn Quang Định có bài ký ‘ Động thiên phước địa’ nói: Núi An Tử ở nước ta là một phước địa (kiểu đất tốt) trong 72 phước địa. “và Hải nhạc thanh sơn đời Tống lấy núi này làm phước địa thứ tư. Sách Sử Lễ chí đời Minh nói: “Nước An Nam có 21 danh sơn liệt kê vào tự điển, mà núi An Tử và núi Kiệt Đặc là hai núi trong số ấy”(5). Trong lịch sử Việt Nam, đời Trần là một triều đại nổi bật về nhiều lĩnh vực, nhất là trào lưu Thiền học, mang nhiều sắc thái độc đáo nhất của Phật giáo Việt Nam. Sắc thái độc đáo đó được gói trọn trong Trúc Lâm Yên Tử.

truc_lam_yen_tu_2-content

Du khách tham quan Trúc Lâm Yên Tử - Ảnh: Internet

Trúc Lâm yên Tử mang tính chất độc đáo và quan trọng như thế, cho nên chúng ta cần đề cập đến Thiền học Việt Nam,, tức phải nói đến đời nhà Trần vì triều đại nhà Trần là một triều đại mà suốt cả các vị vua điều được un đúc bởi tư tưởng Thiền học, trong đó có ba vị vua xuất chúng của nhà Trần; Trần Thái Tông, Trần Thánh Tông và Trần Nhân Tông là người tiêu biểu nhất. Một gốc tích đáng kể nhất, và có thể được coi là quan trọng nhất trong chứng cứ khởi phát Thiền Trúc Lâm yên Tử đó là núi Yên Tử. Núi Yên Tử đã được gắn liền với Thiền Trúc Lâm, và chính nơi đây Trần Thái Tông đã khai mở con đường mới về Thiền học. Trần Thánh Tông và Trần Nhân Tông, những nhân vật đã sáng tạo nên “tinh thần Thiền Việt Nam”… vừa là “Chiến sĩ, Nghệ sĩ, Đạo sĩ, ba con người làm một đã kết tinh một cách hiển nhiên rõ rệt vào ba đời vua nhà Trần một cách miên tục nhất quán, đời ông, đời cha, đời con: Thái Tông, Thánh Tông, Nhân Tông” như Nguyễn Đăng Thục nhận xét(6), Trần Thái Tông đã là nhân vật lịch sử kỳ lạ có sứ thu hút làm cho người đi sau trăn trở chính do những dữ kiện bi tráng trong cuộc đờisự nghiệp của ông: cùng với sự nghiệp đất nước ông đã xây dựng một nền đạo đức học Phật giáo cho thế hệ đi sau, không phải với tư cách một nhà độc tài quân phiệt phong kiến mà với tư cách của một người “cùng đinh” trong nghĩa vô ngã của đạo Phật, để người kế thừa ông có thể khẳng định đất nước Đại Việt “muôn nghiệp an nhàn thể tính” và “tự tại thân tâm”, như Trần Nhân Tông trong Cư trần lạc đạo đã nói rõ tương quan giữa đạo và đời, giữa Thăng Long lầu vàng điện ngọc và Yên Tử yến thốt oanh ngâm:

Mình ngồi thành thị
Nết dụng sơn lâm
Muôn nghiệp lặng an nhàn thể tính
Nửa ngày rồi tự tại thân tâm
Tham ái nguồn dừng
Chẳng còn nhớ châu yêu quý ngọc
Thị phi tiếng lặng
Được đầu nghe yến thốt oanh ngâm.

(Trần Nhân Tông, Cư trần lạc đạo(7)) 

Trong lịch sử tư tưởng Việt Nam, Trần Nhân Tông có một vị trí quan trọng. Ngài là một triết gia lớn, đứng đầu một triết phái, thể hiện được đầy đủ bản lĩnh trí tuệ Việt Nam, để lại một dấu ấn đặc sắc trong lịch sử tư tưởng nước nhà đó là phái Thiền Trúc Lâm Yên Tử. Trong cuộc đời Trần Nhân Tông sau 14 năm làm vua, theo truyền thống của nhà Trần, Trần Nhân Tông nhường ngôi cho con là Trần Anh Tông, rồi làm Thái thượng hoàng và đi tu, trở thành Tổ thứ nhất phái Thiền Trúc Lâm Yên Tử, một phái Thiền để lại dấu ấn đặc sắc trong lịch sử tư tưởng Việt Nam. Theo Thiền Sử, Trần Nhân Tông sớm tâm đắc với đạo Thiền, ngay thời gian làm vua, ông đã chú ý nghiên cứu triết học Thiền Tông, nắm được chỗ tinh yếu nhất của đạo Thiền.

 Xét trên bình diện triết học, Trần Nhân Tông có một vị trí quan trọng, Ngài là một triết gia lớn của Phật học Việt Nam. Với Thiền phái Trúc LâmTrần Nhân Tông là người đứng đầu, triết học Phật giáo Việt Nam thời Trần đã phát triển rực rỡthể hiện được đầy đủ trí tuệ và bản lĩnh Việt Nam.

Nhân dân Việt Nam đều biết vua Trần Nhân Tông là một vị Minh Vương, một vị Thánh Vương và là người ứng dụng lời Phật dạy trong mọi hoàn cảnh. Trong thời kỳ làm Thái Thượng Hoàng, trong tâm Ngài luôn sống bằng hạnh của một vị xuất gia, được 6 năm và sau cùng Ngài sống cuộc đời xuất gia hoàn toàn từ trong tâm đến ngoài tướng.

Để minh chứng Ngài đã sống phù hợp với chánh pháp của Phật từ lúc là Thái Tử cho đến khi tịch diệt. Nhân đây chúng tôi xin trích các kính Phật từ Kinh A Hàm đến kinh Đại Thừa; đồng thời chúng tôi cũng trích một số nội dung trong Đại Việt sử ký toàn thư (ĐVSKTT), Thánh Đăng Lục và những hành trạng của Ngài. Và cũng cho thấy rằng Phật pháp bất ly thế gian pháp góp phần xây dựng và phát triển, một quốc gia hòa bình, an ninh, thịnh vượng, đoàn kết trong nhân dân, trong triều đình và giữa triều đình với nhân dân. Cũng qua các trích dẫn ấy cho chúng ta thấy Ngài Trần Nhân Tông đã dùng bản lĩnh Việt Nam để ứng dụng, hoàn chỉnh giáo lý đức Phật, hoàn thành sử mệnh của mình đối với nhân dân, với tổ tiên, với triều đình, với đất nước và các nước lân bang còn có giá trị đến ngày nay và mai sau. Vì vậyTrần Nhân Tông đã thực hiện theo lời Phật dạy; trong (Kinh Tăng Chi Bộ) có bảy điều làm cho một xã hội cường thịnh là: “Một là hòa hợp trong dân chúng; Hai là dân chúng đoàn kết; Ba là luật pháp nghiêm minh và có truyền thống dân tộc; Bốn là dân chúng biết kính trọng đạo đức, biết kính trọng người lớn tuổi; Năm là xã hội an ninh, không có các hiện tượng hà hiếp, bắt cóc, cưỡng ép các thiếu nữ, phụ nữ; Sáu là có uy tíntôn trọng truyền thống tín ngưỡng; Bảy là kính trọngủng hộ chư tăng.

Trong (kinh Bổn Sanh). Phật cũng dạy mười nhiệm vụ của nhà vua là: “ Thứ nhất, là sự rộng rãi bố thí, bác ái. Người cai trị không được có một thèm khátbám víu nào đối với tài sản, tiền của mà phải bố thí cho dân được no ấm; Thứ hai, một đạo đức tốt đẹp, không sát hại, lừa bịp, và bóc lột kẻ khác, ta dâm, nói lời sai quấy và rượu chè. Tóm lại phải giữ gìn tối thiểu năm giới luật phổ biến; Thứ ba, hy sinh tất cả vì hạnh phúc của dân, vua phải sẵn sàn từ bỏ tiện nghi cá nhân, tên tuổi danh vọng và ngay cả sự sống của mình vì lợi ích của dân; Thứ tư là trực hạnh. Phải xa lìa sợ hãithiên vị khi thi hành nhiệm vụ, phải thành thật trong ý định và không được lừa bịp quần chúng; Thứ năm, là khổ hạnh. Vua phải sống một đời sống giải dị, không xa hoa, phải biết tự chế bản thân mình; Thứ sáu là nhu hòa. Vua phải có tính tình hòa nhã; Thứ bảy là không thù hận, ác độc. Vua không có tư thù với bất cứ ai; Thứ tám là bất hại, không hãm hại ai, đề cao hòa bình, ngăn chặn chiến tranh, tránh dính dáng đế bạo độngsát hại sinh mạng; Thứ chín là nhẫn nhục. Vua có thể chịu đựng những khó khăn, khổ nhọc và những sự nhục mạ mà không bất bình tĩnh; Thứ mười là không đối lập, không ngăn cản, nghĩa là không được đi ngược lại với ý chí của toàn dân, không được cản bất cứ biện pháp nào đưa đến sự lợi lộc cho toàn dân. Vua phải cai trị thuận với ý chí của dân”.

Trong kinh Chuyển Luân Thánh Vương Phật cũng dạy: “Một vị Chuyển Luân Thánh Vương hãy nương trên pháp, an lập trên pháp, thành tựu nơi pháp, cung kính tôn trọng quán sát pháp, lấy pháp làm đầu, thủ hộ chánh pháp, răn dạy các thể nữ bằng pháp; chăm sóc, dạy dỗ các vương tử, đại thần, các quan lại, trăm quan và thứ dân bằng pháp hộ trì, chăm sóc các Sa – Môn, cho đến các cầm thú; tin người chân tu, ngộ đạo, mà hỏi những việc thiện ác, những việc nên làm, những việc không nên làm, giúp đỡ người nghèo khó, cẩn thận trong việc sửa đổi luật cũ. Chánh pháp ở đây là sống trên tinh thần vô ngã, có chánh kiến, sống thiện, từ bỏ tham ái ở đời, hết lòng phục vụ nhân sinh”.

Chúng ta thấy những điều Phật dạy chỉ ra ở trên thật là lý tưởng, nhưng có thể nói, trên thế gian này có hai bật Đại Bồ Tát đã thực hiện gần như trọn vẹn lời dạy của Đức Phật. Đó là vua A – Dục ở Ấn Độ, một vị vua đã ủng hộ Đạo Phật rất mạnh mẽ. Ngài trì vì nước Ấn Độ trước Công Nguyên khoảng 300 năm. Đặc biệt Ngài khuyên mọi người nên tu tại nhà hơn là xuất gia và Ngài cũng rất quý trọng các tu sĩ xuất gia. Ngài đã dự đoán được chiến tranh sẽ tàn phá đất nước, kinh sách Phật sẽ bị đốt, nên Ngài đã cử người đi truyền đạo Phật ra các quốc gia khác và đã gỏi kinh sách ở Srilanka, hiện vẫn còn tại viện bảo tàng Srilanka.

Người thứ hai là vua Trần Nhân Tông của nước Đại Việt cách đây hơn 700 năm. Nước Đại Việt thời bấy giờ là Quốc độ Phật. Từ Vương tôn Công tử đến thứ dân hầu hết là Phật tử, nơi nào có dân là nơi ấy có chùa. Đi chùa học kinh là một trong những tư cách đạo đức của người Việt thời bấy giờ. Chúng ta thấy được điều đó qua sách sử và di sản văn hóa lưu truyền đến ngày nay.

Qua các nội dung trên, chúng ta thấy Ngài là một vị Minh Vương khi làm vua, là Thánh Vương khi làm Thái thượng hoàng và là một vị Phật khi lên núi Yên Tử thực hành 12 hạnh đầu đà. Khi ấy đất nước, nhân dâncá nhân Ngài là một. Đây là điểm hết sức đặc biệt của Ngài. Chúng ta đã thấy rõ Ngài đã thể hiện ý thức, tư tưởng, ý chí và hành động trong việc tinh cần học tập và ly dụccon đường đưa đến hạnh phúc cho chính Ngài và ảnh hưởng tốt đẹp trực tiếp cho đất nước và nhân dân. Ông Nội và Cha của Ngài đều là những người chứng đạt được tâm vô lậu, chứng đạt được thánh trítuệ giải thoát mà đức Thích Ca Mâu Ni Phật đã chứng đạt. Thánh trí đó là gì? Đó là bốn chân lý Khổ, tập, Diệt, Đạo. Trong đó, Ngài cũng chứng thực rằng nguồn gốc của mọi khổ đau là lòng tham ái, sự sân hậnngu si. Những con đường để giải quyết tận gốc nguyên nhân gây ra khổ đau là thực hành Bát Thánh Đạo: “chánh kiến, chánh tư duy, chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh tin tấn, chánh mạng, chánh niệm và chánh định”. Muốn thực hiện được những vấn đề trên thì phải nổ lực học tập và ứng dụng nội điển, quay cái nhìn vào thế giới nội tâm của mình, như Ngài đã tự thuật trong bài “hành trạng của Thượng Sỹ Tuệ Trung” rằng: “Một ngày kia, ta hỏi Người về cái gốc của tôn chỉ Thiền, Thượng Sỹ ứng khẩu đáp: “hãy quay nhìn lại cái gốc của mình chứ không tìm đâu khác được”. “Ta bổng bừng tỉnh con đường phải đi, bèn xốc áo thờ người làm thầy”. Như vậy, Ngài quyết tâm học tập nội điển, khám phá những điều đức Phật đã khám phá, để tự mình chứng đạt và ứng dụng, đạt đến thánh trí, quyết tâm ly dục, đạt cứu cánh hạnh phúc tại cuộc đời này. Đạt thánh trí để làm gì? Với cương vị là vua, Ngài phải ra sức hoàn thành bổn phận của mình đối với Tổ Tông, đối với dân, với nước, nên Ngài ra sức học tập nội điểnngoại điển để đem thánh trí, trí tuệ thiện xảolòng từ bi cũng như sự dũng cảm mà lo cho dân, cho nước.

Vào thời kỳ xuất gia tu hành, Ngài đã dùng chánh pháp để an định tâm của Vua và dân Chiêm Thành. Đây là việc làm của bật Chuyển Luân Thánh Vương như trong kinh Phật thuyết. Vị Chuyển Luân Thánh Vương biết dùng chánh pháp để trị hóa, nên các lân bang cũng dễ thuận theo và thậm chí còn phát tâm dâng cúng những thứ quý báu, kể cả đất đai. Dưới triều Trần Nhân Tông, khi xuất gia, thực hiện hạnh Đầu Đà, Ngài đã mang y bát khất thực và thăm Chiêm Thành gần một năm. Vua Chiêm rất kính trọngcảm động. Sau chuyến đi đó là việc gả công chúa Huyền Chân cho vua Chiêm là Chế Mân. Vì cảm đức của Ngài, Vua Chiêm đã dâng Châu Ô và Châu Lý. Nhưng đối với Ai Lao, Ngài chinh phạt nghiêm khắc khi Ai Lao quấy biên giới Đại Việt.

Đối với Phật pháp: Ngài rất tôn thờ, kính trọngứng dụng chánh pháp để trị nước, dạy cho triều đình và nhân dân về giới luật, đạo đức vì những điều Phật dạy thực sự sẽ giúp cho họ thành người có đạo đứctrí tuệ. Ngài là một hình ảnh ứng dụng trọn vẹn. Thời điểm tỏ ngộ được nguồn tâm vô nhiễm, vô lậu hay nguồn tâm bất sinh bất diệt, ngài đã đi vào cửa Thiền. Sự tỏ ngộ ấy đã soi sáng, hướng dẫn trong mọi hành vi, tư uto7ng3, trong sinh hoạt hằng ngày và đã đưa Ngài vào đời sống thiền trong mọi lúc, mọi nơi, mọi hoàn cảnh. Ngài đã thực sự tử bỏ tham ái, sống đời đạo đức, học hành kinh điển Phật Tổ. Ngài có những hiểu biết và ứng xử phù hợp với chánh pháp đối với việc dựng nước, giữ nước, đối với tổ tông, gia đình, dòng họ, đối với sự vô thường của mạng sống con người, đối với nền hòa bình lâu dài của đất nước Đại Việt và khu vực.

Đối với hệ phái thiền phái Trúc Lâm Yên Tử: Ở đây, chúng ta xin lưu ý rằng: Trong giáo lý Phật, Thiền bị hiểu lầm rât nhiều. Ngày nay người ta thường chú ý đến hình thức, kỹ thuật tọa Thiền và có khi còn cho rằng đó là cốt lõi Thiền của Phật giáo. Kỹ thuật đó được diễn ra ở tu viện, trong núi rừng. Người ta cho đó là Thiền chân chính. Nếu hiểu như thế sẽ không đúng với thiền của đạo Phật. Không nên hiểu là những người theo Thiền phái này đều xa đời để vào chùa, núi ngồi Thiền suốt ngày để đạt được một năng lực siêu hình nào đó. Nếu có thứ Thiền đó thì đó là Thiền của dục vọng nhằm thỏa mãn tâm lý hão huyền của người đời. Chúng ta phải hiểu mục đích của Thiền trong Phật giáo là tẩy sạch những tâm ô nhiễm, tẩy sạch những thứ làm cho tâm dao động như ý tưởng về tham ái, dâm dục, sân hận, biếng nhác,ác độc, phiền não, bất an, hoài nghi V.V…Đồng thời, Thiền sẽ giúp huân tập những đức tính tốt đẹp như tập trung chú ý, thông minh, ý chí nghị lực, an tịnh để cuối cùng giúp hành giảtrí tuệ nhìn thấu suốt bản chất của mọi sự vật. Lúc này gọi là thực chứng chân lý. Tức là thực chúng vô ngã. Pháp luyện tâm hay tu Thiền này gọi là quán Tứ Niệm Xứ đã được đức Phật khẳng định là con đường duy nhất khiến chúng sanh được thanh tịnh vượt qua sầu não, hủy diệt các khổ của thân tâm, đưa đến hành xử chân chính, thực chứng Niết Bàn như trong kinh Trung Bộ thuộc hệ Nam Tông và kinh Đại Bát Niết Bàn thuộc hệ Bắc Tông Phật đã thuyết. trước nhất là thực chứng chân tâm hay tâm vô lậu nơi mình. Một trạng thái tâm ổn định vững bền. tâm này là tâm mẹ, tâm gốc của các tâm sinh diệt. Từ sự thực chứng này khởi tu, phát triển và hoàn thiện Phật tính. Đường lối này dùng quán tứ niệm xứ làm nhân để chứng ngộ vô ngã. Hiểu được như vậy thì trong cuộc sống hằng ngày của mình, tất cả mọi hành vi nhằm đạt được mục đích đó đều được gọi là Thiền. Dĩ nhiên Thiền tọa rất cần thiết nhưng tránh bệnh nghề nghiệp và lợi dụng.

Riêng Thiền phái Trúc Lâm nay đã mượn pháp luyện tâm bắt nguồn từ Bồ Đề Đạt Ma Tổ sư là: “ Trực chỉ nhân tâm, kiến tánh thành Phật” để tổ tâm mình, để hiểu kinh Phật và tu theo kinh Phật đạt đến chỗ đại giác. Từ chỗ kiến tính mà khởi tu phát triển, hoàn thiện Phật tính. Đường lối này dùng kiến tính làm nhân để chứng ngộ vô ngã. Phương pháp này được áp dụng cho tất cả mọi ngườinhân duyên, không phân biệt tại gia hay xuất gia. Và khuyến khích các Thiền giả phải học rộng kiến thức kinh điển cũng như kiến thức ở đời để phát huy đạo Phật phục vụ cho đời. Đây là điểm nổi bật của Thiền phái này. Đường lối Thiền này ngoài việc giúp cho Thiền giả được giải thoát nó còn thúc đẩy khuyến khích hành giả ứng dụng trí tuệ giải thoát giúp hoàn thành nhiệm vu mà cộng đồng dang đòi hỏi, nâng cao đời sống đạo đứctâm linh cho nhân dân. Đã được hình thành và phát triển từ một vị vua minh quân, một vị Thánh Vương Trần Nhân Tông của Việt Nam cách đây hơn 700 năm. Ngài đã chọn núi Yên Tử để khai sinh Thiền phái Trúc Lâm và cũng là trung tâm đầu não lãnh đạo Phật giáo thời bấy giờ.

Phật giáo thời kỳ này lại do một vị Minh Vương, vị Thánh Vương chánh pháp chứng đạo lãnh đạo tinh thần, tư tưởng tu hành thời ấy hướng theo tư tưởng và hạnh sống của Trần Nhân Tông là lẽ đương nhiêu. Trần Nhân Tông là người rất sáng suốt trong việc dùng giáo lý nhà Phật để đem lại sự bình an cho cộng đồng. Sự bình an đó trước nhất đến từ sự no cơm ấm áo và đất nước hòa bình, trật tự, an ninh và đàon kết dân tộc. Ngài đã dùng giáo lý nâng đỡ trí tuệ, đạo đức của triều đình và nhân dân lên một mức cao hơn. Mà ở mức cao nhất Ngài thuyết pháp nâng đõ cho họ thăng hoa trong cuộc sống, tức cuộc sống giải thoát. (Giải thoát tương đốigiải thoát tuyệt đối như kinh Kim Cang, kinh Bát Nhãkinh Đại Bát Niết Bàn Phật thuyết).

Do chứng được tâm vô lậutuệ giải thoát nên Ngài đã lấy giáo lý của Phật làm giáo lý của Ngài. Ngài đã chủ động, tự tại chế pháp dạy dân, dạy các vị Bồ tát là vua, quan, tướng lĩnh, cung nữ học và hành theo con đường Bồ tát đạo. Tức là nương vào chánh pháp, dùng chánh pháp để sống và cống hiến trọn vẹn đời mình cho lợi ích của nhân dân. Ngài thúc đẩy các vị xuất gia ra sức học tập kinh điển, học tập các kiến thức thế gian để hòa nhịp vào công cuộc lo cho dân giàu, nước mạnh và xã hội đạo đức. Cho nên trong buổi lễ truyền trao y bát tại chùa Báo Ân, huyện Siêu Loại (nay thuộc Gia Lâm, Hà Nội) Ngài đã trao cho nhị tổ Pháp Loa 20 cuốn kinh nội điển được viết bằng máu và 100 cuốn kinh sách ngoại điển. Như vậy hai mươi cuốn kinh đại tạng viết bằng máu nghĩa là con người phải lấy Giới, Định, Tuệ làm gốc, làm mạng mạch cuộc sống của chính mình. Giới đây là Giới lòng là tư cách tác phong, tư cách làm người khác hẳn với bản năng sinh tồn do lòng tham muốn được thỏa mãn với những ham muốn trần tục, tuệ đây là tuệ giác hay tinh thần vô ngã, là tinh thần mình vì mọi người. Nắm lấy và phát huy Giới, Định, Tuệ một cách chánh pháp. Tức con đường đưa đến Ngũ Minh (Thanh Minh, Công Xảo Minh, Y Phương Minh, Nhân Minh, Nội Minh) và đây là căn bản tối quan trọng để xây dựng một mẫu người lý tưởng cho hạnh phúc của cuộc đời. Một khi mỗi một con người thực hành đúng nghĩa con đường này càng thấy vai trò của tư tưởng “Cư Trần Lạc Đạo” của Ngài Trần Nhân Tông là một sợi chỉ vòng xuyên suốt một cách sáng tạo, mới lạ con đường thực dụng hấp dẫn đối với con người học đạolãnh đạo. Con người ấy cần biết rằng “Tâm ý làm đầy các pháp” và thực hành sự biết đó là căn bản nhất trong các pháp. Tâm ý như thế nào thì các pháp sẽ như thế ấy(8). Chánh pháp áp dụng để nâng cao đời sống con người, như vậy mới hữu dụng, có giá trị thực tiễn xứng đáng để mọi người học tập và ứng dụng. Dĩ nhiên nó sẽ mở rộng khắp hoàn cầu và tồn tại lâu dài theo sự sống của hành tinh này và có thể xa hơn nữa.

Tu học với tinh thần nói trên mới đpa1 ứng được nhu cầu của nước Đại Việt lúc bấy giờ. Do nhiệm vụ của đất nước thời bấy giờ Ngài đã sử dụng tinh thần Phật giáo Đại Thừa theo đường lối Tổ Sư Thiền làm phương tiện để khai thác trí tuệ Phật nơi mình và khơi dậy trí tuệ, đạo đức tâm linh toàn dân cùng nhau xây dựng đất nước, xây dựng cuộc sống cộng đồng ngày một tiến bộ.

Tất cả các phái thiền như Thảo Đường, Tỳ Ni Đa Lưu Chi, Vô Ngôn ThôngMật Tông(không nhiều) đều hướng theo tinh thần, tư tưởng người lãnh đạo tối cao Trần Nhân Tông vói triết lý: Cư Trần Lạc Đạo.

“Ở đời vui đạo hãy tùy duyên
Đói cứ ăn đi mệt ngủ liền
Trong nhà có báu thôi tìm kiếm,
Đối cảnh vô tâm chớ hỏi thiền”.

Ngài đã xây dựng cốt cách của người sống theo tinh thần Cư Trần Lạc đạo. Tựu trung lại Ngài dạy là phải kính trọng Phật pháp, nương nới Phật pháp ứng dụng trí Phật mà hoàn thành nghĩa vụ làm người đối với đời, đối với tổ quốc và sống giải thoát. Nương tựa vào chánh pháp là nương tựa tinh thần vô ngã, không tham ái ở đời, không sân hận, sống đời đạo đức, biết lo cho hạnh phúc của bá tánh biết tránh tốn kém cho nhân dân. Trên cơ sở ấy, cộng với các kiến thức chuyên môn, xã hộihoàn thành nghĩa vụ một thành viên trong gia đình, trong cộng đồng(9).

Đối với đệ tử, Ngài rất mực chăm lo cho sự tiến bộ của họ trên con đường tu học, đặc biệt là động cơ tu học phải vì nhiệm vụ đồi hỏi của cộng đồngmục tiêu giải thoát của chính mình. Ngài quan tâm giảng dạy cho họ Kinh Đại ThừaNgữ Lục. Ngài cho các thế hệ sau là:

* Người Phật tử nói riêng và con người nói chung phải biết kết hợp hài hòa giữa đạo và đời để nâng cao đời sống vật chất, tinh thần, đạo đứctâm linh.

* Con người muốn hoàn thành bổ phận làm người một cách vinh quang và sống đời giả thoát là phải tầm đạo, ngộ đạo, phát triển và hoàn thiện sự ngộ đạo qua thực tiễn gắn liền với nhiệm vụ con người trong một khung cảnh xã hội đương thời đòi hỏi.

Con người biết tôn trọng, cung kính chánh pháp, nương vào chánh pháp coi mình là chánh pháp để sống và cống hiến cho lợi ích cộng đồng thì sẽ đạt và sử dụng những kiến thức xã hộikiến thức nghề nghiệp một cách tốt đẹp nhất đem lại sự an vui cho mọi người, đem lại lợi lạc cho quốc gia, cho chính mình và an nhiên tự tại trước mọi hoàn cảnh.

* Con người sống đúng như trí tuệ đức Phật: Phải phấn đấu để đủ bốn đức hạnh gồm:

a. Đức tin: Tin tưởng vào giá trị đạo đứctâm linh. Đặc biệt Ngài đặt hết niềm tin vào trí huệ Phậtđức Phật là một bật giác ngộ, một bật toàn giácchúng sanh cần phải nương vào trí tuệ Phật để hoàn thành thân phận của mình trong cộng đồng, vượt qua mọi khổ đau đem lại hạnh phúc cho tha nhân và chính mình.

b. Giữ gìnthực hành mọi điều thiện:

 * Thân thì từ bỏ vĩnh viễn sự sát sinh, trộm cướp, tà hạnh.

 * Miệng thìu từ bỏ vĩnh viễn sự nối dối, sự nói ly gian, nói thô ác và nói thêu dệt.

 * Ý thì bỏ vĩnh viễn sự tham lam, sân hậnsi mê.

c. Con người phải sống cuộc đời đạo đức, với tấm lòng trong sáng từ bi, hỉ xả, không tội lỗi, có lòng trắc ẩn với nỗi khổ đau của cộng đồng, của cá nhân để chia sẻ.

d. Con người phải thực chứng tâm vô lậu để mở mang trí tuệ, phát triển lòng từ bi hỉ xả.

 * Phật Hoàng Trần Nhân Tông đã đưa tâm thức về an trú nới tâm đạotùy duyên đưa ra những tình cảm, những tri thức và lòng dũng cảmhoàn thành bổn phận làm người của mình một cách an nhiên, tự tại. Ngài luôn ý thứcgiữ gìn nguồn tâm trong sáng hơn xa vàng ngọc, châu báu, xa hơn quyền uy tối thượng, khia thác nguồn tâm trong sáng của chính mình có lợi nhất cho mình và tha nhân.

truc_lam_yen_tu_3Phật hoàng Trần Nhân Tông - Ảnh tư liệu

Ngài còn đi xa hơn nữa như trong kinh Phật dạy: “Ta đã tỏ cho đệ tử ta các phương tiện để họ dùng có thể tạo nên từ thân thể “Tứ đại giả hợp” này mọi thần thức khác đủ cả tứ chi và có khả năng thần thông. Đúng như một người rút chiếc trong cây sậy hay lưỡi kiếm khỏi vỏ. Như con rắn lột xác. Nó ý thức chiếc tên với cây sậy là hai vật khác nhau, ý thức lưỡi kiếm với vỏ kiếm khác nhau, con rắn với xác rắn là hai vật khác nhau” Trần Nhân Tông đã làm được điều ấy.

Đối với cái chết và hậu thế: Ngài đã giúp vua cha trong lúc trút hơi thở cuối cùng. Còn đối với người chị ruột là công chúa Thiên Thụy khi đau nặng muốn gặp Ngài trước lúc chết. Trong Tam Tổ Thực Lục ghi: “Nếu thời tiếc đến, chị cứ đi, lúc âm phủ có hỏi thì chị hãy bảo: “Xin đợi một lát, em tôi là Trúc Lâm Đại Sỹ sẽ đến”. Đây là một kỹ thuật tâm linh đặc biệt giúp cho thần thức người sắp chết an tĩnh hoàn toàn để hòa vào vô lượng quang của chư Phật hay ít nhất cũng không hoảng sợ, sợ hãi để tránh việc đầu thai vào những nơi kém cỏi. Còn đối với cái chết của Ngài. Ngài đã an nhiên nắm nghiêng bên phải theo thế sư tử, đưa tâm thức vào vô lượng quang chư Phật, tức trở về tính sáng tự nhiên của bản tâman nhiên thị tịch. Thật tuyệt vời! Qua các công đức nêu trên, chúng ta không thể phủ nhận Trần Nhân Tông là bật trí tuệ Siêu Việt mà cả nước Đại Việt thời ấy nương tựa. Trí tuệ ấy biết dùng tâm Bồ đề làm nhân, lòng từ bi làm gốc phương tiện làm cứu cánh như trong kinh Đại Nhật bộ kinh chánh của Mật Tông Đức Phật Tỳ Lô Giá Na đã thuyết. Con đường hoàn thiện về trí tuệđạo đức của Ngài cũng đi qua các giai đoạn căn bản như các bật đại giác ngộ khác, tạm chia làm bốn giai đoạn.

- Giai đoạn 1: Nhân duyên tầm đạo: 16 tuổi Ngài đã lén lên núi Yên Tử để tìm đường đi tu; nằm mộng thấy hoa sen nở trên rốn. Từ đó Ngài tìm hiểu các kinh Phật, ăn chay, trao đổi Phật học với các Thiền Sư để xác định đường lối tu học chứng đạo.

- Giai đoạn 2: Nhân duyên ngộ đạo: Đến khi được Tuệ Trung thượng Sỹ ấn tâm và Ngài ngộ đạo từ đó.

- Giai đoạn 3: Phát triển sự ngộ đạo qua đời sống thực tiễn: Trong thời kỳ làm vua, Ngài đã ứng dụng tinh thần đạo đức của Phật đà.

- Giai đoạn 4: Hoàn thiện sự ngộ đạo qua đời sống thực tiễn: từ khi làm Thái Thượng Hoàng đến khi xuất gia hoàn toàn.

Phật Hoàng Trần Nhân Tông, là một vị vua Việt Nam đã có khả năng ứng dụng trí tuệ của Đức Phật để hoàn thành sứ mệnh của một vị Thánh Vương trong lúc làm vua, hoàn thành sứ mệnh của bật chuyển pháp luân trong thời kỳ xuất gia và đã biết tận dụng cái gọi là chết để trở thành vô lượng quang vô lượng thọ mãi mãi xuất hiện mọi nơi để hộ trì cho thế giới cần đến ánh sáng của chư Phật, ánh sáng đạo đứctrí tuệ. Ngài là tấm gương sáng ứng dụng trí tuệ Phật mà tất cả những người có động cơ làm người đúng đắn đều phải suy ngẫm và noi theo.

Trên phương diện tư tưởnghành trì; Trúc Lâm Yên Tử đã là phái Thiền qui kết, thống hợp được mọi trào lưu tưởng lưu lộ từ trước và đương thời, làm nổi bật được cái tính chất toàn thể và Nhất quan trong truyền thống tư tưởng Việt Nam; dung hòa một cách vô cùng tốt đẹp giữa lý tưởng quốc gialý tưởng tôn giáo, giữa đời và đạo, giữa cá nhân và tập thể, hay nói cách khác, giữa khát vọng của tâm linh mình với cái khát vọng chung của tập thể mà đời sống của Trần Thái Tông, người mở đường cũng như Tam Tổ đã là những thể hiện viên mãn. Từ đó, Thiền Trúc Lâm thực đã mở ra một con đường thích hợp cho hậu thế thấy đâu là cái ý nghĩa sống còn của cá nhân trong sự sống còn của tập thể. Đồng thời, Thiền Trúc Lâm với phương pháp Thiền Bái sám trong khi vẫn không chối bỏ Thiền Công án là một sắc thái đặc biệt khác, không phải là không đáng nói đến. Thêm vào đó, trên phương diện tín ngưỡng dân gian và trong lĩnh vực văn học, Thiền trúc Lâm đã có những đóng góp khá lớn lao để xây dựng một nếp tín ngưỡng dân tộc, một phong thái bút pháp văn học đặc biệt, thích hợp với cái cảm quan đa điện và nếp sống của con người Việt Nam(10). Đứng trên lập trường lý luận, dưới cái nhìn của con mắt thịt, những hình ảnh như thế có thể là vô nghĩavô lý. Nhưng đứng trên lập trường “Kiến tính” của Thiền học, ở vào cái thế mặt đối mặt, tâm đối tâm, những hình ảnh đó phải được nhìn trong sự tác động của nó đối với tâm trí mê ngủ. Ở đây, chúng trở thành những đầu đề khá quyến rũ cho nỗ lực tư duy. Chính cái hập lực khá quyến rủ này đã là động cơ thúc đẩy chúng tôi tìm hiểu nguồn suối Thiền.

Thiền học dù không hẳn là một trào lưu tư tưởng thuần túy cũng không có ngoại lệ. Nhưng một trào lưu tư tưởng không thể thành hình bên ngoài những điều kiện bức bách của đời sống. Hay nói khác hơn, chính những điều kiện bức bách của đời sống đã là cái yêu cầu chân chính cho một trào lưu tư tưởng xuất hiện kể từ đó, mở ra những chân trời mới cho khát vọng của con người. Vì vậy chủ yếu của Thiền là đánh thức dậy, dựng đứng dậy cái con người mê ngủ từ bấy lâu nay bằng tất cả mọi phương tiện có thể được, miển sao thích hợp với cơ cấu tâm lývật lý đối tượng. Như thế, theo những điều kiện của đời sống, của cơ cấu tâm lývật lý của con người Việt Nam và với khác vọng của nó, Thiền học Việt Nam phải thích hợp với con người ở đây, phải có riêng cho nó những nét độc đáo để giải quyết thỏa đáng những mâu thuẩn nội tại của con ngườicộng đồng dân tộc Việt Nam, để thỏa mãn những yêu cầu, khát vọng. Đây là cái ý thức dẫn đạo cho chúng ta, trong khi tìm hiểu Thiền, đã chú tâm học hỏitìm hiểu Thiền học Việt Nam.

Phật Hoàng Trần Nhân Tông đã đi vào đời sống tâm thức người Việt, đã đáp ứng được nhu cầu tính ngưỡng tâm linh của người Việt trong bối cảnh lịch sử cả dân tộc độc lập tự chủ trên mọi lĩnh vực từ kinh tế, chính trị, văn hóa, giáo dục, kể cả tôn giáo, nhất là cả dân tộc ra sức chân hưng xây dựng và phát triển mọi giá trị văn hóa truyền thống. Một Phật Đại Việt đã thị hiện ở thời Trần, từng sống và hoắng hóa độ sinh ở Đại Việt, ắt hẳn sẽ làm sống dậy tinh thần dân tộc khi mà Trần Nhân Tông chủ trương “Bụt ở trong nhà, chẳng phải tìm xa” với quan điểm Phật tại tâm thì ai cũng có thể thành Phật ngay ở cõi đời này. Từ đó, Phật tính trong mỗi người theo đó mà hiển lộ. Có thể nói tượng Phật Hoàng Trần Nhân Tông đã khái quát hóa bản thân một con người mang tính lịch sử, tính hiện thực Phật hóa ở đời thật toàn bích. Hay nói cách khác, Phật Hoàng Trần Nhân Tônghiện thân của Phật Đại Việt với nhiều đường nét riêng biệt, phong cách riêng biệt được bắc nguồn từ cội rễ văn hóa người của Đại Việt và được thực thi trong quá trình tiếp biến đạo Phật.

Có thể nói sự ra đời của Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử đã tạo nên trường lực hấp dẫn mạnh mẽ, tạo đà thức đẩy sự ra đời hàng trăm ngôi chùa lớn, nhiều tầng lớp tăng chúng cùng quy hướng theo một dòng tu hành in đậm sắc thái Phật giáo dân tộc. Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử ra đời đã góp phần cổ vũ tinh thần người dân Việt về khả năng phát triển những giá trị văn hóa bản địa, nội sinh trong lòng dân tộc. Đây cũng chính là sự đáp ứng nhu cầu đời sống tâm linh, tin ngưỡng của mỗi cộng đồng người ở từng thời đại, giai đoạn lịch sử cụ thể, đã kịp chuyển hóa, thấm sâu trong đời sống tinh thần dân chúng và trở thành những giá trị văn hóa bền vững trước thời gian. Đây là một minh chứng sâu sắc cho khả năng tồn tại và phát triển của một di sản văn hóa, bất chấp năm tháng vả mọi thăng trầm thế sự. Theo một nghĩa rộng, di sản này đã tỏa sáng thành “tâm thức Trúc Lâm” trong long mỗi con người thuộc mọi thế hệ, ở khắp mọi vùng đất nước, và cho đế ngày nay, danh pháo Trúc Lâm đã được đặt thành tên cho nhiều ngôi chùa, thiền viện khắp trong nam ngoài bắc và mở rộng sang cả các nước Pháp, Mỹ, Canada, Mỹ, Uastralia, Ý… Tất cả những điều đó cho thấy sức sống mãnh liệt của Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử khi đã đạt tới giá trị văn hóa, khi đã hòa nhập được vào đời sống tinh thần dân tộc và đến với muôn vạn tấm lòng. Người bốn phương lại hành hương về với non thiêng Yên Tử. Đó cũng là những đặt trưng của Đạo Phậttinh thần dân tộc Việt Nam trong chính cao điểm thành tựu của phái Thiền Trúc Lâm Yên Tử.

Miền đất thiêng dã hóa thân trong hồn sông núi và nền văn hóa dân tộc. Bước sang thế kỷ 21, Thiền phái Trúc Lâm thêm một lần phục hưng, nguồn sáng văn hóa Trúc Lâm Yên Tử càng thêm tỏa rạng trên bản đồ Việt Namthế giới./.

ThS. Thích Thiện Hạnh - Trưởng ban Hướng dẫn Phật tử tỉnh Bắc Ninh

Chú Thích: (1) Đời thứ 17, Mãn Giác (1090), tư tưởng văn học lãng mạn được bộc lộ khá rõ qua bài kệ thị tịch: “Xuân khứ bách hoa lạc, Xuân đáo bách hoa khai. Sự trục nhãn tiền quá, Lão tùng đầu thượng lai. Mạc vị xuân tàn hoa lạc tận. Đình tiền tạc dạ nhất chi mai”. Ngô Tất Tố dịch: Xuân qua, trăm hoa rụng, Xuân tới, trăm hoa cười. Trước mắt, việc đi mãi, Trên đầu, già đến rồi. Đừng tưởng xuân tàn hoa rụng hết, Đêm qua sân trước một cành mai”. (2) Đinh Quang Mỹ; Thiền Trúc lâm Yên Tử Tổ Khai Sáng. Tham khảo tại Tập San Nghiên Cứu Phật Học, Phật giáo Thừa Thiên Huế (Phật lịch 2545, số Xuân Nhâm Ngọ - 2002, phổ biến nội bộ). http://www.thuvienhoasen.org/tsncph2-05-thientruclam.htm. (3) Sách Tam Tổ Thực Lục ghi Kim Phật. (4) Hòa Thượng Thích Thanh Từ, (Lời nguyền xây dựng Trúc Lâm Yên Tử). Ngày 20 tháng Chạp năm tân Tị (1-2-2002), http://wwwbuddhismtoday.com/thongbao/xayTrucLamYenTu.htm. (5) Đại Nam nhất thống chí, quyển số 33, bản dịch của Đông Minh Đặng Chu Kình. Viết về “Núi An Tử”, Bộ Văn hóa và Thanh niên, Saigon 1968, tr 39-40. (6) Nguyễn Đăng Thục, Phật giáo Việt Nam, Nhà xuất bản Saigon 1974, trang 126. (7) Công án Trần Nhân TôngI, Thái Kim Lan website Khuông Việt( không còn) . (8) Đạo Sư Duy Tuệ; “Cần chú ý đến các vấn đề cốt lỗi tư tưởng của Ngài Trần Nhân Tông”, ứng dụng tại trang: http://daosuduytue.com/buddhism-book/tnt-vuaphat2.htm. (9) Đạo Sư Duy Tuệ; “Vua Trần Nhân Tông nhà văn hóa lớn – vị Vua Phật”, ứng dụng tại trang: http://daosuduytue.com/buddhism-book/tnt-vuaphat2.htm. (10) http://www.phatviet.com/thienhoc/thientruclam_DQM/dankhoi.htm.

 

 

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.