Tưởng Niệm Hòa Thượng Thích Thiện Nguyện (1945-2016)

21/09/20163:52 SA(Xem: 7014)
Tưởng Niệm Hòa Thượng Thích Thiện Nguyện (1945-2016)

TƯỞNG NIỆM HÒA THƯỢNG THÍCH THIỆN NGUYỆN (1945-2016)
Thích Giác Tâm

bà nà hillTiếng chuông đại hồng sớm hôm ngân nga đồng vọng giữa núi rừng trùng điệp Bà Nà kia , thức tỉnh du khách nhoài người thức dậy trong sương sớm trên núi cao, ngồi bên tách trà nhìn về Đà Nẵng, nhìn bằng Tâm để thấy rằng con người bé nhỏ li ti như những con kiến kia đang lăng xăng hoạt động trong cõi đời này, dưới phố thị lao xao,  để làm gì ? Và khi chết rồi sẽ đi về đâu ? Những nghi vấn bức thiết như thế nếu có được, cũng là từ âm thanh đồng vọng xa xăm trong nỗi nhớ của chiếc xe Hon Đa một thời leo núi, một thời dấn thân cho đời cho đạo, để cho thế đạo vững vàng không chênh vênh khúc khuỷu như nếp gấp của con đường leo núi Bà Nà.

Thích Thiện NguyệnHòa Thượng Thích Thiện Nguyện, là bậc Thầy có tâm đạo nhiệt thành, có công lớn với Phật giáo Đà Nẵng vừa viên tịch. Chúng ta thắp nén tâm hương tưởng niệm Ngài qua công đức đóng góp cho đạo pháp và dân tộc.

Ngài đã xây dựng, khai sơn ba chùa Linh Ứng ở thành phố Đà Nẵng: Linh Ứng Ngũ Hành Sơn, Linh Ứng Bà Nà, Linh Ứng Bãi Bụt.

Linh Ứng Ngũ Hành Sơn có trước năm 1975, Linh Ứng Bà Nà, Linh Ứng Bãi Bụt xây dựng sau năm 1975.

Sự có mặt của các biểu tượng Phật giáo ở Bà Nà, ở bán đảo Sơn Trà Bãi Bụt, đã khơi gợi, bức phá, khiến cho ngành du lịch ở thành phố Đà Nẵng đầy tiềm năng, thức dậy cùng chung đóng góp phát triển, để cho mọi người mọi giới trong và ngoài nước luôn hướng về Đà Nẵng, phong tặng cho Đà Nẵng là thành phố đáng sống, đáng mơ ước.

Tôi còn nhớ một câu chuyện, thời Cụ Nguyễn Bá Thanh còn sinh tiền, còn lãnh đạo thành phố Đà Nẵng, với tầm nhìn xa rộng, Cụ đã gặp gỡ trao đổi với Hòa Thượng Thiện Nguyện về Bà Nà, nơi mà người Pháp đã chấm đã chọn làm khu nghỉ dưỡng cuối tuần của họ, khi họ làm chủ ở Việt Nam, ở Đà Nẵng. Sau đó người Pháp ra đi khỏi Việt Nam, Bà Nà bỏ quên hoang phế, một Đà Lạt ở ngay cạnh Đà Nẵng nhưng đã bị chôn vùi lãng quên.

Trong một lần gặp gỡ với Hòa Thượng Thiện Nguyện (lúc bấy giờ là Thượng Tọa) Cụ Nguyễn Bá Thanh hỏi Hòa Thượng Thiện Nguyện:" Tôi giao đất núi Bà Nà cho Thầy xây chùa, xây tượng Phật, vậy chừng nào Thầy xây xong?" Hòa Thượng Thiện Nguyện trả lời:" Thưa, về phía ngành du lịch của chính quyền xây xong các hạng mục, khách sạn, nhà hàng, khu vui chơi.....lúc nào, thì phía Phật giáo chúng tôi xây xong lúc đó".

Cụ Nguyễn Bá Thanh hỏi tiếp:"Tiền ở đâu Thầy có mà làm ?" Hòa Thượng Thiện Nguyện trả lời:" Thưa, tiền ở Phật tử, ở nhân dân, khi họ tin tưởngchúng tôi thì họ sẽ cúng cho chúng tôi xây dựng".

Câu chuyên này chính tôi nghe được từ Hòa Thượng Thiện Nguyện kể lại cho chúng tôi trong một lần đi du lịch Bà Nà, lúc này chưa có cáp treo, còn đi đường vòng lên núi, và may mắn hôm đó chúng tôi gặp Hòa Thượng Thiện Nguyện, và Ngài đã kể câu chuyện trên cho chúng tôi nghe.

Câu chuyện thì chừng đó, ngắn thôi, nhưng chúng ta đã thấy được cái tâm, cái tầm của người lãnh đạo, cụ thể là Cụ Nguyễn Bá Thanh. Ông đã có cái nhìn thật xa, thật rộng để đưa Đà Nẵng phát triển ngoạn mục, Ông đã thấy tiềm năng của Phật giáo là rất lớn, đức tin Phật của người dân Việt, người dân Đà Nẵng là rất lớn, biết khơi gợi, tin tưởng giao phó, thì giới Phật giáo sẽ có đóng góp lớn cho xã hội, bởi Phật giáo luôn đồng hành cùng dân tộc, chưa bao giờ quay lưng, thờ ơ với sự thịnh suy, mất còn của dân tộc.

Chùa Linh Ứng Bà Nà, Kim Thân Phật Tổ xây xong,  cùng thời gian với nhà hàng, khách sạn, khu vui chơi..... của ngành du lịch Đà Nẵng, Bà Nà đã trở thành điểm hẹn, điểm đến cho khách thập phương trong và ngoài nước.

Người lãnh đạo Đà Nẵng và vị Thầy yêu thích kiến trúc Phật giáo đã nở được nụ cười hàm tiếu khi các công trình trên núi Bà Nà hoàn thành viên mãn.

Tiếp theo, Cụ Nguyễn Bá Thanh nhìn về bán đảo Sơn Trà cách trung tâm thành phố Đà Nẵng 10 km, nơi đây núi rừng vẫn còn nguyên sinh, từ núi nhìn ra biển đông, nhìn về thành phố Đà Nẵng trông như một bức tranh sơn thủy hữu tình, không khai thác du lịch thì hoang phí quá. Cụ đã gặp gỡ Hòa Thượng Thiện Nguyện trao đổitin tưởng giao đất núi cho Hòa Thượng tiếp tục xây chùa, xây Phật tạo cảnh quan, để cho ngành du lịch thành phố cùng phối hợp như ở Bà Nà. Sau một thời gian thi công cực kỳ gian khổ, Chùa Linh Ứng Bãi Bụt, cùng pho tượng PhậtQuan Âm cao 65m, đường kính đáy 30m (tương đương chiều cao tòa nhà 30 tầng)  đã hoàn thành.

Theo niềm tin của đông đảo đồng bào Phật tử ở thành phố Đà Nẵng cho rằng kể từ ngày có Phật Bà Quan Âm  ngự ở bán đảo Sơn Trà, Bãi Bụt, thì Đà Nẵng bão dữ đã không hoành hành, gây tổn hại cho con ngườicủa cải nhân dân thành phố Đà Nẵng.

Một công trình lớn ở Chùa Linh Ứng Bãi Bụt nữa, là công trình bảo tháp xá lợi đang xây dựng, chỉ mới nửa phần công việc chưa hoàn thành, thì Hòa Thượng đã viên tịch.

Quy luật vô thường không chừa một ai, dù người đó có đóng góp to lớn thế nào đối với dân tộc và đạo pháp, tới "thời" ra đi thì phải ra đi. Biết vậy nhưng chúng ta vẫn vô cùng kính tiếc, tiếc cho một bậc Thầy có tâm nguyện lớn với đời, với chúng sinh, đã ra đi về với Phật với tuổi đời chưa phải là cao, bảy mươi mốt tuổi. Tuổi xưa nay hiếm đó, đối với tôi, anh, chị, em.....những con người chỉ có dấu ấn mờ nhạt trong cuộc đời thì quá đủ. Nhưng với những bậc Thầy có đóng góp lớn cho đạo pháp, dân tộc chúng ta luôn mong muốn các Ngài sống lâu trăm tuổi như lời chúc tụng của con dân Việt nhân dịp Tết đến Xuân về.

Ba Chùa Linh Ứng nay vắng bóng Thầy, hình ảnh vị Thầy đội nón lá đeo bám công trình bất kể nắng mưa chỉ đạo suốt ngày, suốt năm, suốt tháng, nhiều năm nhiều tháng chỉ còn trong ký ức bốn chúng đệ tử.

Với tôi hình ảnh luôn gợi nhớ, là hình ảnh của một Thầy Thiện Nguyện cỡi xe Hon Đa chạy từ Đà Nằng lên núi Bà Nà chỉ đạo công trình xây dựng tượng Phật, và Chùa Linh Ứng, mỗi ngày 2 vòng, có khi 4 vòng. Âm thanh của chiếc xe Hon Đa  là âm thanh của xã hội, của thời đại. Biết vận dụng  âm thanh của xã hội thì liền trở thành âm thanh của đạo pháp. Tiếng chuông đại hồng sớm hôm ngân nga đồng vọng giữa núi rừng trùng điệp Bà Nà kia , thức tỉnh du khách nhoài người thức dậy trong sương sớm trên núi cao, ngồi bên tách trà nhìn về Đà Nẵng, nhìn bằng Tâm để thấy rằng con người bé nhỏ li ti như những con kiến kia đang lăng xăng hoạt động trong cõi đời này, dưới phố thị lao xao,  để làm gì ? Và khi chết rồi sẽ đi về đâu ? Những nghi vấn bức thiết như thế nếu có được, cũng là từ âm thanh đồng vọng xa xăm trong nỗi nhớ của chiếc xe Hon Đa một thời leo núi, một thời dấn thân cho đời cho đạo, để cho thế đạo vững vàng không chênh vênh khúc khuỷu như nếp gấp của con đường leo núi Bà Nà.

Chút lòng tưởng niệm con cung kính dâng lên giác linh Hòa Thượng Thiện Nguyện, người leo núi Bà Nà giỏi nhất của Phật giáo Việt Nam.

Cung kính dâng tặng  Giác linh Hòa Thượng bài thơ.

Mơ về Bà Nà Bãi Bụt.

Thầy đã về với Phật.
Sông Hàn thoáng trầm tư.
Cả một đời tất bật.
Đưa Thầy về chân như.

Bà Nà mây xuống thấp.
Linh Ứng lệ tuôn trào.
Tháp kia đang xây cất.
Khánh thành biết khi nào ?

Đà Nẵng vươn trời cao.
Thiện Nguyện như vì sao.
Cùng dang tay đóng góp.
Chặn yên sóng ba đào.

Bãi Bụt giờ vắng Bụt.
Nhớ Thầy biệt âm hao.
Tử sinh trong giây phút.
Biển Đông sóng dạt dào.

Gia Lai, đêm 21.09.2016
Thích Giác Tâm.

 









Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
Hiện tượng của thầy Thích Pháp Hòa là hợp với logic của cuộc sống bất cứ thời nào. Bên cạnh ma quỷ luôn có thánh thần, bên cạnh ác tăng luôn có những cao tăng kềm chế. Nếu kẻ lợi dụng mảnh áo cà sa để hướng dẫn Phật tử vào chốn u minh nhằm bóc lột tiền tài, công sức của họ, bằng cúng dường bằng tà thuyết phải cúng Phật mới được siêu sinh thì thầy Pháp Hòa mở ra từng pháp thoại có khả năng giác ngộ người nghe thầy thuyết giảng. Thầy khẳng định những điều đơn giản nhưng hiếm người hiểu rõ, đó là: “Phật Giáo là một triết lý, một lối sống để tìm đến sự an lạc trong tâm hồn, không phải là một tôn giáo vì Phật không phải là đấng toàn năng để có thể ban phước lộc cho người này hay trừng phạt người kia.”
Hãy cẩn trọng với giọng nói, video và hình ảnh làm từ trí tuệ nhân tạo AI: một số người hoặc đùa giỡn, hoặc ác ý đã làm ra một số sản phẩm tạo hình giả mạo liên hệ tới các tu sĩ Phật giáo. Những chuyện này đã được nhiều báo Thái Lan và Cam Bốt loan tin. Trong khi chính phủ Thái Lan xem các hình ảnh giả mạo tu sĩ là bất kính, cần phải ngăn chận ngay từ mạng xã hội, nhiều nước khác, như tại Hoa Kỳ, chuyện này không được chính phủ can thiệp, vì xem như chỉ là chuyện đùa giỡn của một số người ưa giỡn. Bởi vì rất nhiều người trong chúng ta không phải là chuyên gia về trí tuệ nhân tạo để phân biệt hình giả và hình thật, nên thái độ phán đoán cần được giữ cho dè dặt, cẩn trọng.
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.