Hòa thượng Thích Thiện Minh, một biểu tượng của tinh thần uy vũ bất năng khuất

17/10/20191:01 SA(Xem: 8905)
Hòa thượng Thích Thiện Minh, một biểu tượng của tinh thần uy vũ bất năng khuất

HÒA THƯỢNG THÍCH THIỆN MINH,
MỘT BIỂU TƯỢNG CỦA TINH THẦN UY VŨ BẤT NĂNG KHUẤT.
Tâm Lễ-Nguyễn Ngọc Luật

 

thich thien minhNhân dịp dự lễ tưởng niệm húy nhật lần thứ 41 của cố Hòa thượng Thích Thiện Minh, nguyên cố vấn Ban Chỉ Đạo Viện Hóa Đạo, quyền Viện trưởng Viện Hóa Đạo GHPGVNTN, Phó viện trưởng Viện Hóa Đạo, Tổng vụ trưởng Tổng Vụ Thanh Niên GHPGVNTN. Cuộc đờiđạo nghiệp của Hòa thượnghình ảnh một vị cao tăng lỗi lạc xuất chúng,  ngài là một nhà hùng biện, chiến lược gia trong hàng lãnh đạo cao thâm của Phật Giáo Việt Nam trong những năm tháng mà PGVN phải đối diện với muôn vàn ma chướng bủa vây,  luôn bị kỳ thị, luôn bị áp bức trong thời kỳ đất nước ta đang đắm chìm trong chiến tranh tang tóc, cùng những tháng ngày đen tối sau khi chiến tranh chấm dứt vào tháng 5 năm 1975.

Đọc lại tiểu sử chúng ta phải cúi đầu khâm phục tài năngđức độ của ngài, sinh năm 1922 tại một quê nghèo ở Quảng Trị, từ nhỏ đã có túc duyên xuất gia thọ giới với đại lão Hòa thượng  Giác Nhiên, chùa Thuyền Tôn-Huế, Đệ Nhị Tăng Thống GHPGVNTN. Năm 1948 tức là vào lúc 26 tuổi, ngài đã được giáo hội cử làm Hội Trưởng Hội Phật Học tỉnh Lâm Đồng ,  khi GHPGVNTN thành lập ngài được công cử Tổng vụ trưởng Tổng Vụ Thanh Niên GHPGVNTN vào năm ngài 42 tuổi (1964), Quyền Viện trưởng Viện Hóa Đạo GHPGVNTN  khi Hòa thượng Thiện Hoa viên tịch năm 1973, lúc đó ngài mới 51 tuổi, năm 1976 ngài được cung thỉnh cố vấn Ban Chỉ Đạo Viện Hóa Đạo. Ngài là một vị Tăng có công rất lớn trong việc xây dựng các đoàn thể giáo dục phật tử trẻ  hướng về phật pháp qua những năm tháng làm Tổng Vụ Trưởng Tổng Vụ Thanh Niên, ngài  còn trực tiếp đứng ra thành lập Phật Học Viện Nha Trang, thành lập trường Bồ Đề, thành lập những Gia Đình Phật Tử đầu tiên… Kể sơ lược vài nét về thân thế và đạo nghiệp của ngài như thế để thấy rằng ngài quả là một thiên tài trong hàng lãnh đạo Phật giáo VN khi tuổi đời còn rất trẻ.

Cả cuộc đời ngài chỉ biết phụng sự dân tộc, phụng sự đạo pháp, trong vai trò lãnh đạo ngài cương quyết không để một thế lực cường quyền nào chen vào khuynh loát lý tưởng phụng sự nhân sanh một cách cao đẹp của Phật giáo, vì lập trường đó nên ngài nhiều lần đã bị bắt bớ, tù đày.  Năm 1975 vận  nước đổi thay, Phật giáo nước nhà lại lâm vào pháp nạn mới, dù chính quyền đương thời tìm mọi cách để đưa Phật giáo VN vào guồng máy công cụ cho chế độ, với vai trò một lãnh đạo PG đứng trước sứ mệnh lịch sử ngài đã giữ vững lập trường từ trước đến sau PG chỉ phụng sự, giáo hóa chúng sanh theo giáo lý Đức Phật, quyết không đem Phật giáo để phục vụ cho bất kỳ một thế lực nào. Thế là sau nhiều lần thuyết phục, thực hiện nhiều kế sách, làm mọi áp lực vẫn không lay chuyển được chí nguyện của ngài, thế nên  nhà cầm quyến đã bắt ngài  vào ngày 13 tháng 4 năm 1978 với những tội danh mơ hồ không hề có thực. Sau 6 tháng 5 ngày bị nhốt trong xà lim tối tăm, bị tra tấn hành hạ dã man, ngài đã trút hơi thở cuối cùng vào ngày 17 tháng 10 năm 1978. Cái chết của ngài là một nỗi đau thương lớn của Dân tộc và Phật giáo Việt Nam, một cái chết hết sức oan khuất mà sau 40 năm vẫn chưa được khai sáng .

Một cái chết
Sau 40 năm vẫn đen ngòm như bóng tối
Bóng tối của vô minh, sắt máu bạo tàn.
Phật giáo và Dân tộc nên ngài phải chết!
(Thích Nhật Tân-một cái chết sau 40 năm vẫn chưa sáng tỏ)

Lật lại trang sử cũ, những tháng ngày pháp nạn bi thương của Phật giáo VN sau năm 1975, nhà cầm quyền đã đề ra mọi sách lược để biến Phật giáo trở thành công cụ phục vụ cho chế độ,  nhưng với ý chí bất khuất,  lập trường kiên định , trong vai trò lãnh đạo Phật giáo chịu trách nhiệm trước lịch sử ngài đã cương quyết giữ vững lập trường nên bị cho là thành phần chống đối. Mai Chí Thọ Giám đốc công an Thành Phố HCM, trong cuộc họp với Phật Giáo, ông Thọ đã tuyên bố: 

“Có thể quý thầy nói hàng ngàn người nghe, chúng tôi nói không ai nghe, nhưng chúng tôi có súng, có nhà lao, có quân đội. Tất cả chúng tôi có trong tay. Liệu các thầy có chống đối được không và chống đối đến bao giờ?”


Thầy Thích Thiện Minh trả lời

Tôi nghĩ rằng có lẽ ông đã nói sai. Hơn ai hết ông biết rằng trong suốt thời gian đương đầu với Pháp và với Mỹ, kẻ khác chứ không phải là ông đã nói ra những câu tương tự như vậy. Lịch sử đã chứng minh rằng súng đạn và nhà tù không phải là tất cả, lại càng không phải là yếu tố tất thắng. Một Ngô Đình Diệm với 9 năm cai trị bằng mật vụ; một Tần Thủy Hoàng với chính sách bạo ngược đốt sách, chôn học trò. Kết quả như thế nào? Đúng, chúng tôi, một tấc sắt cũng không có trong tay và các ông thì có tất cả. Nhưng chúng tôi biết bài học lịch sử".

Vì sự cương quyết trong quan điểm lập trường đó nên Hòa thượng đã bị bắt giam với những tội danh mơ hồcuối cùng ngài bị bức tử sau 6 tháng giam cầm.

Khi Hòa thượng Thích Trí Thủ nhận được giấy báo tử, ngài cùng chư tăng trong Viện Hóa Đạo đã ra Hàm Tân để nhận diện. Lúc bấy giờ thi thể của Hòa thượng Thiện Minh  bị bọc kín, khuôn mặt tím bầm, mắt sâu hóm, râu và tóc ra dài che phủ cả mặt. Hòa thượng  xin được vuốt mặt người quá cố, công an Hàm Tân không cho, xin mang thi hài người đã mất về mai táng, cũng không cho; xin tham dự buổi lễ mai táng, cũng không cho, xin tụng một thời kinh ngắn cho người mất, cũng không cho. Tất cả, công an đều không cho với lý do: “cho dù đã chết, ông Đỗ Xuân Hàng vẫn là một tội nhân”, tội nhân thì Nội qui trại không cho những yêu cầu như thế. Sau đó, thi thể của Hòa thượng Thiện Minh bị chôn nhanh tại trại tù Hàm Tân, Phan Thiết và mọi dấu vết đã được xóa sạch. 

Hơn 40 năm đã trôi qua, một thời gian khá dài để thời gian  phủ một lớp bụi mờ lên những sự kiện bi thương của Phật giáo Việt Nam trong những tháng ngày pháp nạn đau thương  đó. 40 năm đã qua nhưng cái chết của Hòa thượng Thiện Minh vẫn bị bao trùm một màn đêm tăm tối.

 Ngài như “nhạn quá trường không”, ngài đã giã từ cõi thế tục lụy này để đi về một phương trời khác, như mây trắng thong dong về một phương trời xa xứ, “người trở về kiếp xưa mây trắng, thảnh thơi trên bầu trời mênh mông”(Nhất Hạnh). Thế nhưng cuộc đờiđạo nghiệp của ngài ví như một thiên anh hùng ca, với chí nguyện kiên cường, hùng lực vô song ngài đã vượt lên trên mọi áp bức  cường quyền để hoàn thành sứ mệnh của một nhà lãnh đạo Phật giáo trong cơn pháp nạn. Ngài là hiện thân cho một biểu tượng của tinh thần: UY VŨ BẤT NĂNG KHUẤT của bậc đại hùng./.

Tâm Lễ-Nguyễn Ngọc Luật
______________________________

Bài đọc thêm:
Cuộc Đời Và Sự Nghiệp Của Hòa Thượng Thích Thiện Minh (Thích Nguyên Siêu)

Tiểu sử Hòa Thượng Thích Thiện Minh
(Wikipedia)

Ông quê ở Bích Khê, huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị, xuất gia năm lên 10. Ông được tuyển là một trong số học viên đầu tiên trường An Nam Phật học do hòa thượng Mật Khế thành lập năm 1934. Mười năm sau khi xong bằng đại học Phật giáo thì chính trường biến độngNhật đảo chính Pháp ở Đông Dương. Ông tham gia Ủy ban Phật giáo Cứu quốc tại Quảng Trị nên bị bắt giam. Sau khi được phóng thích ông nhập Hội Tăng già Trung Việt (1951) rồi chủ tọa Hội Tăng già Toàn quốc (1952) tại Hà Nội. Ông có công nhiều trong các hoạt động chấn hưng Phật giáo tại miền nam Trung Phần như trung tâm Phật học Hải Đức tại Nha Trang. Ông là đại diện miền Trung trong Tổng hội Phật giáo Việt Nam.

Dưới thời Đệ Nhất Cộng hòa ông tranh đấu đòi bình đẳng tôn giáo. Với sự thành lập Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất ông được tuyển làm Phó Viện trưởng Viện Hóa Đạo kiêm Tổng vụ trưởng Vụ Thanh niên trông coi các tổ chức như Gia đình Phật tử, Hướng đạo Phật giáo, trung tâm Quảng Đức v.v. Ông cũng là Chủ tịch "Lực lượng Phật giáo" đại diện Giáo hội trong những cuộc xung đột với chính phủ do các tướng Nguyễn Cao Kỳ và Nguyễn Văn Thiệu lãnh đạo. Sau một cuộc đàm phán năm 1966 ông suýt bị ám sát bằng lựu đạn nhưng chỉ bị thương nhẹ.

Năm 1973, khi Hòa thượng Thích Thiện Hoa viên tịch, ông đảm nhiệm chức vụ quyền Viện trưởng Viện Hóa Đạo GHPGVNTN.[1] Năm 1978 ông bị nhà chức trách nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam bắt giam rồi mất trong tù. Theo hòa thượng Thích Đôn Hậu, được tin Thích Thiện Minh chết, Viện Hoá Đạo tới liền, nhưng chỉ thấy được cái mặt trong hòm, và không được phép mang về chôn cất, có lẽ ông bị tra tấn mà chết.[2]

Thiền sư Thích Nhất Hạnh có viết bài "Mây trắng thong dong" để tưởng niệm hòa thượng Thích Thiện Minh.
(Wikipedia)




Mây trắng thong dong

nhớ thuở xưa-khi ngươi còn là đám bạch vân bay thong dong
ta theo nguồn múa ca đi về đại dương mênh mông.
ngươi lưu luyến chốn đỉnh cao, lắng tiếng reo cười ngàn thông
ta nhấp nhô trên sóng bạc, lên xuống vào ra muôn trùng
kịp đến khi thấy trần gian quằn quại lệ chảy thành dòng
thì ngươi biến thành mưa, nhỏ giọt tuôn tràn đêm đông
mây đen mịt mờ một phương chừ, mặt trời hấp hối
ngươi gọi ta về, cùng nhau giăng tay nổi trận cuồng phong.
lòng thảnh thơi đâu, khi hoa ngàn cỏ núi còn rên siết hận bất công,
ngươi đưa hai tay thiên thần, quyết tâm tháo bỏ cùm gông.
trong khi bóng tối phủ đầy, họng súng đen ngòm bạo lực
xương dồn thành gò cao chừ, trong khi máu đã chảy dài thành sông
hai bàn tay ngươi đập nát, thương ôi, xích xiềng vẫn chưa tháo được,
ta gọi sấm sét về bên ngươi, quyết cùng bạo lực mở cuộc thư hùng.
gan dạ hơn người, trong đêm háo thành Sư Vương rống lớn
hàng vạn loài ma quái nghe ngươi, đã cầm cập run trong đêm sương
hiên ngang không lùi bước chừ, dù phía trước dày đặc hầm chông,
ngươi thản nhiên đưa mắt nhìn bạo lực chừ, như nhìn vào khoảng không

Sống Chết là chi chừ, ép uổng nhau sao được?
ngươi gọi tên ta mà cười chừ, không một lời rên siết, dù tra tấn cùm gông
bây giờ thoát đi, xiềng xích chẳng còn buộc nổi chân thân
ngươi trở về kiếp xưa mây trắng, thảnh thơi trên bầu trời mênh mông;
đến, đi tự ngươi-đỉnh cao nào thích thú thì ngươi dừng lại,
cưỡi trên sóng bạc đầu chừ, ta hát ru ngươi khúc hát bi hùng.

Nguyệt San Phật Giáo Việt Nam xuất bản tại Los Angeles Hoa Kỳ do thầy Mãn Giác chủ trương đã in bài này trong số đặc biệt Mây Trắng Thảnh Thơi Bay kỷ niệm Thích Thiện Minh (số 18 và 19 tháng 12 năm 1979). Thầy Thiện Minh là một trong những vị cao tăng Việt Nam hiện đại, đã từng đóng góp lớn lao cho phong trào phục hưng Phật Giáo từ 1949 đến 1974. Là một người túc trí và can trường, thầy đã từng bị ám sát và sau đó bị chính quyền ông Nguyễn Văn Thiệu kết án mười lăm năm khổ sai, sau đó lại bí chính quyền Hà Nội giam giữ trong trại học tập và cuối cùng đã bị chính quyền này bức tử vào ngày 18.10.1978.

Tại Pháp thầy Nhất Hạnh được điện báo về hung tin này ngày 21.10.1978; thầy đã chỉ thị cho chúng tôi trong Phái Đoàn làm ngay một bản tin gửi tới các hãng thông tấn quốc tế tại Paris. Bài thơ được làm ngay tối đó.

Trong tờ Phật Giáo Việt Nam in tại Los Angeles, những chữ ngươi đã được in lầm thành chữ người vì vậy hùng khí của bài thơ bị giảm đi khá nhiều. Nay xin trích lại theo nguyên văn trong Dấu Chân Trên Cát.




 

                                                                               

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.