Hòa Thượng Thích Trí Quang Viên Tịch

08/11/20191:00 CH(Xem: 16980)
Hòa Thượng Thích Trí Quang Viên Tịch
HÒA THƯỢNG THÍCH TRÍ QUANG VIÊN TỊCH
Đỗ Dũng | Nhật báo Người Việt

Hòa thượng Thích Trí Quang

THỪA THIÊN-HUẾ, Việt Nam (NV) – Hòa Thượng Thích Trí Quang đã viên tịch tại chùa Từ Đàm, Huế, hôm Thứ Sáu, 8 Tháng Mười Một, 97 tuổi và trong 81 năm làm tăng sĩ đã dự 72 kỳ kiết hạ.

Tin này do Hòa Thượng Thích Hải Ấn, trụ trì chùa Từ Đàm, thông báo và được báo Giác Ngộ loan tin sớm nhất.

Hòa Thượng Thích Trí Quang tên khai sinh Phạm Quang, tên tục là Do, tổ tiên người gốc Hải Dương, sinh quán làng Diêm Điền, tổng Long Đại, phủ Quảng Ninh (nay là phường Đức Ninh Đông, thành phố Đồng Hới), tỉnh Quảng Bình.

Ông sinh năm Quý Hợi (1923), xuất gia năm 1938 với Đại Sư Hồng Tuyên ở chùa Phổ Minh, Quảng Bình; sau đó vào Huế tu học rồi làm giảng sư Phật Học Viện Báo Quốc. Ông góp công thành lập Tổng Hội Phật Giáo Việt Nam năm 1951, kết hợp các hội Phật Giáo ba miền Bắc Nam Trung.

Ông được chú ý đặc biệt vào năm 1963 khi các Phật tử biểu tình phản đối vì chính phủ cấm treo cờ Phật Giáo trong tuần lễ Phật Đản Phật Lịch 2507. Có người chết trong cuộc biểu tình tại đài phát thanh Huế.

Năm 1963, các hòa thượng Thích Tâm Châu, Thích Trí Quang, và Thích Thiện Minh đóng một vai trò quan trọng trong các cuộc phản kháng chính quyền Tổng Thống Ngô Đình Diệm, cho đến khi Tổng Thống Ngô Đình Diệm bị đảo chính và sát hại. Hòa Thượng Thích Thiện Minh đã qua đời sau khi bị Cộng Sản bắt giam và quản thúc. Hòa Thượng Thích Tâm Châu viên tịch ở Montréal, Canada, nơi ông tị nạn từ năm 1975.

Khi chùa Xá Lợi bị tấn công, tăng ni bị bắt, Hòa Thượng Thích Trí Quang vượt qua bức tường chùa Xá Lợi, qua lánh nạn trong một cơ sở thuộc tòa đại sứ Mỹ ở Sài Gòn ngay bên cạnh chùa.

Sau khi chế độ Ngô Đình Diệm sụp đổ, chế độ quân nhân nắm quyền từ 1964 đến năm 1966, Hòa Thượng Thích Trí Quang vẫn ảnh hưởng tới chính trị miền Nam Việt Nam.

Tuần báo Time từng đăng hình hòa thượng với lời ghi chú “Nhà sư muốn nắm quyền lực” (The Buddhist Bid for Power).

Trong Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất được thành lập năm 1964, ông là chánh thư ký Viện Tăng Thống, trong khi Hòa Thượng Thích Tâm Châu làm viện trưởng Viện Hóa Đạo.

Hòa thượngtác giả của nhiều công trình giảng luận Phật pháp, luật học của người xuất gia, là nhà phiên dịch, chú giải nhiều kinh Phật. Ông đã dịch 18 bản kinh Đại Thừa, năm bản trong Luật tạng và năm bản Luận tạng, cùng nhiều sáng tác. Ông có lối văn gọn gàng, sáng sủa và mạnh mẽ khi viết về các vị đại sư, như tiểu truyện các ngài Huyền Trang, La Thập.

Nhiều người Việt ở nước ngoài cho rằng Hòa Thượng Thích Trí Quang là một cán bộ Cộng Sản, nhưng không nêu bằng chứng nào cụ thể. Ông cũng bị một số người coi là chịu trách nhiệm gây rối loạn đưa đến cảnh miền Nam sụp đổ.

Sau ngày 30 Tháng Tư, 1975, ông từ chùa Ấn Quang rời đến tu viện Quảng Hương Già Lam (Sài Gòn), viết sách, dịch và chú giải kinh, luật, luận, và không bày tỏ một thái độ chính trị nào kể cả khi Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống nhất bị Cộng Sản xóa bỏđàn áp.

Năm 2013, 91 tuổi, ông trở về chùa Từ Đàm. Ông tiếp tục dịch thuật kinh điển cho tới ngày viên tịch. Trong thời gian gần đây ông khi gặp các Phật tử thân cận ông đã tỏ ý lo ngại về ảnh hưởng của Trung Cộng trên nước Việt Nam, kể cả trên các chùa chiền Phật Giáo. (Đ.D.)


HT Thich Tri Quang vien tich


Bản tin gốc: https://www.nguoi-viet.com/little-saigon/hoa-thuong-thich-tri-quang-vien-tich/



Tin từ báo Giác Ngộ:

ĐẠI LÃO HÒA THƯỢNG THÍCH TRÍ QUANG VIÊN TỊCH TẠI HUẾ
Quảng Điền | Giác Ngộ Online

Theo nguồn tin của Báo Giác Ngộ, Đại lão Hòa thượng Thích Trí Quang vừa viên tịch vào lúc 21 giờ 45 phút hôm nay, 8-11-2019 (nhằm ngày 12-10-Kỷ Hợi)

HT.Thích Hải Ấn, trụ trì chùa Từ Đàm cho Báo Giác Ngộ biết, sau vài ngày khiếm an về thân thể, Đại lão Hòa thượng đã thuận thế vô thường an nhiên viên tịch tại phương trượng chùa Từ Đàm, số 01 đường Sư Liễu Quán, phường Trường An, thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế, trụ thế 97 năm, 72 hạ lạp.

Đại lão Hoà thượng tổ tiên người gốc Hải Dương, sinh quán làng Diêm Điền, tổng Long Đại, phủ Quảng Ninh (nay là phường Đức Ninh Đông, thành phố Đồng Hới), tỉnh Quảng Bình.

Ngài sinh năm Quý Hợi (1923), xuất gia năm 1936 với Đại sư Hồng Tuyên ở chùa Phổ Minh, sau đó vào kinh đô Phú Xuân tu họcgắn bó với Phật giáo cố đô, đặc biệt Pháp nạn năm 1963 xuất phát từ Huế trong Tuần lễ Phật đản Phật lịch 2507.

Đại lão Hoà thượngtác giả của nhiều công trình giảng luận Phật pháp, Luật học của người xuất gia, là nhà phiên dịch, chú giải nhiều kinh điển Đại thừa, sám pháp, luận sớ của chư vị Bồ-tát, chư Tổ sư và hàng trăm bài khảo luận dựng lại tinh thần Phật giáo trong thời kỳ chấn hưng Phật giáo, làm nền tảng cho Phật họcthái độ ứng xử theo Chánh pháp.

Kể từ lúc gắn bó các hoạt động Phật giáo ở Sài Gòn, sau ngày thống nhất đất nước, Đại lão Hoà thượng ở tại chùa Ấn Quang, rồi tu viện Quảng Hương Già Lam (TP.HCM) độc cư, chuyên tâm hành trì, viết sách, dịch và chú giải kinh, luật, luận…

Năm 2013, ở tuổi 91, Đại lão Hòa thượng đã trở về thăm quê nhà sau hơn 60 năm xa cách và lưu lại chốn cũ là chùa Từ Đàm, tiếp tục việc dịch thuật kinh điểnchuyên tâm hành trì cho tới ngày viên tịch.

Ngài cũng đã về thăm lại nơi chôn nhau cắt rốn, nơi được Bổn sư thế độ xuất gia, thăm lại mộ phần của song thân ở Quảng Bình.

Được biết, Đại lão Hòa thượng được Bổn sư phú pháp, Thiền tông Lâm Tế, Thiền hệ Đạo Mân Quốc sư, lưu xuất từ Tổ sư Nguyên Thiều, với pháp danh Nhật Quang, pháp tự Trí Hải, pháp húy Thiền Minh. Đạo hiệu Trí Quang là do Giáo thọ sư của ngài là Đại sư Trí Độ ban.

Quảng Điền



Bản tin gốc: https://giacngo.vn/thoisu/tintuc/2019/11/08/1346D9/





Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.