Thư Viện Hoa Sen

Các hồ sơ (Documents)

21/03/20214:50 SA(Xem: 3635)
Các hồ sơ (Documents)

HOA K GII MT
H SƠ VIT NAM 1963
DỊCH VÀ GHI NHẬN:

TÂM DIỆU, TRÍ TÁNH & NGUYÊN GIÁC
NHÀ XUẤT BẢN ANANDA VIET FOUNDATION


THE DOCUMENTS (Các Hồ Sơ)

.

Document 01

https://nsarchive.gwu.edu/dc.html?doc=7279414-National-Security-Archive-Doc-01-CIA-Information 

CIA, Bản tường trình, “Ngô Đình Nhu nhận định về Việt Cộng trà trộn vào giới Phật tử...” ngày 24/7/1963.

Nguồn: John F. Kennedy Library: JFK Papers: National Security File; Country File, b. 198, f.: “Vietnam, 7/21-7/31/63.”

Trưởng Phòng CIA Sài Gòn John Richardson gặp Ngô Đình Nhu, buổi nói chuyện tập trung chủ yếu về cuộc khủng hoảng Phật Giáo. Nhu nhận định rằng các sĩ quan quân lực VNCH, nhiều người trong đó là Phật tử, có cảm tình với những người Phật tử sau cuộc nổi dậy xảy ra tại Huế vào ngày 8/5/1963. Từ đó, tuy nhiên, một số sĩ quan chống lại phong trào PG một khi mục tiêu chính trị của vài lãnh tụ PG trở nên rõ hơn, quy lỗi cho chính phủ Diệm là kém hiệu quả trong việc đối phó với vấn đề. Trong một buổi họp với Nhu, vài sĩ quan đã đi xa tới mức bày tỏ ý muón tham dự trong một cuộc đảo chánh. Nhu nói rằng Nhu sẵn sàng tham dự [đảo chánh] với họ --- nhằm có thể là một nỗ lực để nhận diện ra những người tổ chức đảo chánh và những nỗi bất mãn của họ chứ không phải là một lời chân thực muốn hỗ trợ.

.

Document 02

https://youtu.be/l_sjJCdLZls 

Băng ghi âm Tổng Thống JF Kennedy họp với Đại sứ Lodge, ngày 15/8/1963.

Nguồn:  JFK Papers: Kennedy Tapes, Tape/Conversation 104/A-40/004

Băng ghi âm cuộc nói chuyện của Tổng Thống John F. Kennedy với Đại sứ Mỹ tại Nam VN là Henry Cabot Lodge, ngày 15/8/1963.

.

Document 03

https://nsarchive.gwu.edu/dc.html?doc=7279599-Doc-03-Transcription-of-Kennedy-Lodge-meeting 

Bản chép lại băng ghi âm buổi họp giữa Kennedy-Lodge, ngày 15/8/1963.

Nguồn: JFK Papers: Kennedy Tapes, Tape/Conversation 104/A-40/004; transcription by Luke Nichter.

Henry Cabot Lodge, Jr., Đại sứ Mỹ vừa mới được bổ nhiệm, đã họp riêng với Tổng Thống John F. Kennedy tại phòng Oval Office để từ biệt trước khi sang Việt Nam. Lodge khởi đầu bằng cách tóm tắt cuộc nói chuyện đêm trước với bà Thân Thị Nam Trân, vợ của Đại sứ VN tại Mỹ là Trần Văn Chương và là mẹ của Bà Nhu. Kennedy và Lodge thảo luận về các hình thức thách thức Lodge nhiều phần sẽ gặp khi tới VN, và cách ông đề nghị đối phó với chính phủ Diệm. Kennedy trở nên cụ thể hơn khi nói, “Dù vậy, thời gian có thể tới, chúng ta sẽ phải tìm cách làm điều gì về Diệm, và tôi nghĩ đó sẽ là một thời điểm rất mực nghiêm trọng.” Trong khi không bao giờ nói trực tiếp về một “cuộc đảo chánh,” Kennedy lộ ý rằng ông sẵn sàng chấp nhận thay đổi chế độ trong tình thế nào đó. Lodge cảnh báo về sự khó khăn có thể có để kiểm soát một sự kiện như thế, ghi nhận rằng mẹ của Bà Nhu tin rằng bà [Nhu], cùng với Diệm và Nhu, là “tất cả rồi sẽ bị ám sát.”

.

Document 04

https://nsarchive.gwu.edu/dc.html?doc=7279417-National-Security-Archive-Doc-04-State 

Bộ Ngoại Giao, Telcon, Harriman-Ball, ngày 20/8/1963.

Nguồn: LBJ Library: Ball Papers, b.7, f.: “Vietnam I (1/15/62-10/4/63.”

Trong khi Lodge còn trên đường tới VN, Diệm tuyên bố thiết quân luật và các đơn vị quân đội tấn công các chùa PG được suy đoánche chở những người đứng sau các cuộc biểu tình chống chính phủ mới nhất. Trong khi Diệm đã hứa với Đại sứ Mỹ Frederick Nolting rằng ông sẽ không tấn công như thế vào các chùa VN, Harriman và Ball không còn biết chắc về ý định của Diệm. Diệm và Nhu như dường muốn đẩy Lodge vào chuyện đã rồi, về việc đối phó với Phật tử ngay khi Lodge tới Sài Gòn.

.

Document 05

https://nsarchive.gwu.edu/dc.html?doc=7279418-National-Security-Archive-Doc-05-CIA-Information 

CIA, Bản phúc trình, “Các tuyên bố của Ngô Đình Nhu về hành động của chính quyền…” ngày 23/8/1963.

Nguồn: JFK Papers: NSF: Country File, b. 198, f.: “Vietnam 8/21-8/30/63.”

Ngô Đình Nhu giải thích với các viên chức Mỹ về một loạt sự kiện dẫn tới các trận bố ráp nhà chùa và tuyên bố thiết quân luật. Nhu nói rằng chính Ngô Đình Diệm chấp thuận cho bố ráp các chùa chống lại người Phật tử để đáp trả các đòi hỏi từ các sĩ quan VNCH đưa ra với Diệm nhằm đối phó với các dao động chính trị gần đây tại Sài Gòn. Nhu ám chỉ rằng Nhu không phải khuôn mặt trung tâm của các hành động chống lại Phật tử, cho dù Nhu hỗ trợ việc đó. Nhu nghĩ rằng như thế sẽ kéo người Mỹ vào để tìm cách kết thúc khủng hoảng hiện nay.

.

Document 06

https://nsarchive.gwu.edu/dc.html?doc=7279419-National-Security-Archive-Doc-06-Thomas-L-Hughes 

Thomas L. Hughes, ghi chép các cuộc nói chuyện giữa Mike Forrestal và Roger Hilsman, nhan đề “Thomas L. Hughes, notes of conversations with Mike Forrestal and Roger Hilsman...,” từ ngày 24 tới ngày 28/8/1963.

Nguồn: Thomas L. Hughes Papers, Courtesy of Thomas Hughes.

Thomas L. Hughes, Giám Đốc Sở Tình Báo và Nghiên Cứu (Bureau of Intelligence and Research), ghi chép lại các cuộc nói chuyện với Michael Forrestal (viên chức Hội Đồng An Ninh Quốc Gia NSC) và Roger Hilsman (Thứ Trưởng Ngoại Giao đặc trách Viễn Đông Sự Vụ) trong các ngày 24 tới 28/8/1963, mà Hughes gọi đó là “tuần lễ lên kế hoạch đảo chánh.” Đề tài Việt Nam chiếm hầu hết cuộc thảo luận, kể cả chỉ trích về lời Nhu giải thích về một loạt sự kiện dẫn tới việc bố ráp nhà chùa --- mà Forrestal nói là “cái mà Nhu muốn chúng ta nghe.” Họ đồng ý rằng chính phủ Diệm không thể tồn tại thêm 12 tháng nữa. Forrestal cũng nhận định, mà không giải thích thêm, rằng những người khác không được cho biết về “những cuộc nói chuyện riêng giữa Lodge và JFK. Ám chỉ là Mike [Forrestal] được cho biết.”

.

Document 07

https://nsarchive.gwu.edu/dc.html?doc=7279420-National-Security-Archive-Doc-07-CIA-The 

CIA, The President’s Intelligence Checklist, ngày 24/8/1963.

Nguồn: Phòng đọc điện tử của CIA; giải mật ngày 24/7/2015.

Bản văn về danh sách tin tình báo cho Tổng Thống ngày 24/8/1963 kết luận rằng người ta tin rằng Nhu đứng sau lưng các hành vi đánh phá người Phật tử và việc áp đặt thiết quân luật ở Sài Gòn. Cùng thời gian đó, có xung khắc nhau trong hàng ngũ các sĩ quan Nam VN, và hỗn loạn mới nhất thì có vẻ chỉ là đợt đầu trong một làn sóng mới của bất ổn. Hãy so sánh chỗ bôi đen này với chỗ bôi đen trên trang 626 của sách về quan hệt ngoại giao Hoa Kỳ “Foreign Relations of the United States, 1961-1963, v. III, Vietnam, January-August 1963.” Do chính phủ Mỹ ấn hành 1991.

.

Document 08

https://nsarchive.gwu.edu/dc.html?doc=7279421-National-Security-Archive-Doc-08-State 

Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ, Điện văn, Saigon 340, [buổi họp đầu tiên của Lodge với Diệm], ngày 26/8/1963.

Nguồn: JFK Library: John Newman Papers: “Notebook, August 24-31, 1963.”

Henry Cabot Lodge Jr., Đại sứ Mỹ mới tới, đã có buổi họp đầu tiên với Tổng Thống Nam VN Ngô Đình Diệm vào ngày 26/8/1963. Theo bản báo cáo của Lodge về buổi nói chuyện dài 2 giờ, nhiều điểm ông nêu ra gần như chính xác lặp lại với những gì ông đã thảo luận với Kennedy ngày 15/8/1963 --- kể cả tầm quan trọng của dư luận công chúng Hoa Kỳ, vai trò của Bà Nhu, và bất ổn mới đây ở Sài Gòn. Lodge nói với Diệm rằng ông biết ít về VN nhưng hy vọng cố vấn cho Diệm về các vấn đề Hoa Kỳ.

.

Document 09

https://nsarchive.gwu.edu/dc.html?doc=7279422-National-Security-Archive-Doc-09-Joint-Chiefs-of 

Tham mưu Liên quân, Phụ tá Đặc biệt về Chống Nổi Loạn và Các Hoạt Động Đặc Biệt (Special Assistant for Counterinsurgency and Special Activities), Bản ghi nhớ để làm hồ sơ, “Buổi họp tại Bạch Ốc, 1600, ngày 27/8/1963; Đề tài: Việt Nam,” ngày 27/8/1963.

Nguồn: National Defense University: Maxwell D. Taylor Papers, Vietnam, Chapter XXIII, T-172-68.

Được đối chiếu với các phiên bản khác của các Bản Ghi Nhớ về Cuộc Thảo Luận về buổi họp ngày 27/8/1963, giữa Kennedy và các phụ tá sau khi nghe bản báo cáo của William Colby, bản ghi chép này thực hiện bởi Tướng TQLC Victor Krulak thay mặt Tổng Tham Mưu Liên Quân cho thấy thêm một số chi tiết mới. Ngoại Trưởng Dean Rusk đề nghị rằng các buổi họp thường kỳ của nhóm nên thực hiện tương tự với các buổi họp của Ex Comm (Ủy ban Điều hành Hội Đồng An Ninh Quốc Gia) về Khủng Hoảng Phi Đạn Cuba. Trong khi Colby nhấn mạnh rằng Sài Gòn trước đó đã ôn định, Kennedy hỏi nhiều câu hỏi về khả năng thành công có hay không nếu các tướng lãnh bất mãn xúc tiến một nỗ lực đảo chánh. Hãy đối chiếu văn bản này với  Items 6 (băng ghi âm), 7 và 8 của sách E-book 302, ngày 11 tháng 12/2009.

.

Document 10

https://nsarchive.gwu.edu/dc.html?doc=7279423-National-Security-Archive-Doc-10-NSC-Notes 

Các bản ghi chép NSC, các bản ghi chép bằng tay của Bromley Smith về buổi họp Bạch Ốc, ngày 28/8/1963, giữa trưa.

Nguồn: LBJ Library: Bromley K. Smith Papers, b. 24, f.: Meetings on Vietnam, August-November 1963.”

Trong buổi họp bổ túc hôm sau, một bản báo cáo khác của William Colby nói sơ lược về tình hình Sài Gòn. Cuộc thảo luận tiếp theo sau đáng chú ý vì sự đồng thuận có được trong gần như tất cả các cố vấn của Kennedy về chống ông Diệm. Trong khi lực lượng những người âm mưu đảo chánh vẫn thua kém so với lực lượng những người trung thành với ông Diệm và Nhu, nếu Hoa Kỳ lộ ý hỗ trợ đảo chánh sẽ là điều quan trọng để giúp thành công. Vào cuối buổi họp, Kennedy hỏi về một bức điện văn sẽ được gửi tới Lodge và Harkins để yêu cầu lượng định xem cuộc đảo chánh có thể thành công hay không. Hãy so sánh điều này với Item 9 (băng ghi âm), 10 và 11 của sách E-book 302, ngày 11 tháng 12/2009.

.

Document 11

https://nsarchive.gwu.edu/dc.html?doc=7279424-National-Security-Archive-Doc-11-Joint-Chiefs-of 

Tham Mưu Trưởng Liên Quân, Phụ Tá Đặc Biệt về Chống Nổi Dậy và Các Hoạt Động Đặc Biệt, Bản ghi nhớ để lưu hồ sơ, “Buổi hop ở Bạch Ốc, 1200, ngày 28/8/1963; Đề tài: Việt Nam,” ngày 28/8/1963.

Nguồn: National Defense University: Maxwell D. Taylor Papers, Vietnam series, Chapter XXIII, T-172-69.

Trong bản ghi chép của Krulak về cùng buổi họp (Document10), các nhân vật như Robert McNamara, George Ball, Averell Harriman là những người thúc giục mạnh hơn --- với riêng Harriman đi xa hơn khi nói rằng Mỹ sẽ mất Nam VN nếu không có một cuộc đảo chánh thành công để lật đổ chính phủ ông Diệm. McNamara và Ball cũng đồng ý rằng còn quá nhiều điều phải sửa soạn cho một cuộc đảo chánh; một khi người Mỹ đồng ý hỗ trợ, thách thức lớn sẽ là sao cho đảo chánh thành công. Cựu Đại sứ Frederick Nolting như dường là tiếng nói bất đồng, lý luận rằng Diệm là khuôn mặt duy nhất có thể giữ Nam VN chung lại. Hãy so sánh điều này với Document 10 nơi đây, và Items 9 (băng ghi âm), 10 và 11 của sách E-book 302.

.

Document 12

https://nsarchive.gwu.edu/dc.html?doc=7279425-National-Security-Archive-Doc-12-NSC-Notes 

NSC, Notes, các bản chép tay của Bromley Smith về buổi họp Bạch Ốc, ngày 28/8/1963, lúc 4 giờ chiều.

Nguồn: LBJ Library: Bromley K. Smith Papers, b. 24, f.: “Meetings on Vietnam, August-November 1963.”

Bromley Smith một lần nữa chép tay về buổi họp khác tổ chức buổi chiều hôm đó. Kennedy kể rằng Lodge và Harkins cho biết rằng các tướng lãnh ở Sài Gòn không có vẻ nhiệt tâm cho một cuộc đảo chánh. Trong khi tự củng cố lý luận, cả Lodge và Harkins không cảm thấy như là sự hỗ trợ của Mỹ đã đi xa tới mức thấy rằng giải pháp duy nhất là có một cuộc đảo chánh. Vẫn còn thời gian để lùi lại. Kennedy nói 2 viên chức cao cấp của ông ở Sài Gòn nên xây dựng lực lượng đảo chánh, bởi vì tình hình lúc đó không có vẻ gì họ có thể thành công trong việc lật đổ ông Diệm. Harriman một lần nữa nói rằng Mỹ sẽ mất Nam VN nếu cuộc đảo chánh thất bại, trong khi cần có đảo chánh vì tình hình chính trị sẽ tan rã nhiều hơn dưới chế độ Diệm. Hãy so sánh bản văn này với  Document 11 nơi đây, và với Items 9 (băng ghi âm), 10 và 11 trong sách E-book 302.

.

Document 13

https://nsarchive.gwu.edu/dc.html?doc=7279426-National-Security-Archive-Doc-13-CIA-Memo 

CIA, Bản ghi nhớ, “Thứ tự các liên lạc của CIA với các tướng VN, từ ngày 23/8 tới hết 23/10/1963” – ngày 23/10/1963.

Nguồn: Assassination Records Review Board release, document 177-10001-10466.

Nằm trong các văn bản của Roger Hilsman, một phần trong đó về sau được đưa vào Thư Viện Tổng Thống Lyndon Johnson (Lyndon Johnson Presidential Library), là một bản ghi thứ tự thời gian do CIA ghi lại các liên lạc của viên chức cơ quan này với các tướng VN từ ngày 23/8 tới hết ngày 23/10/1963. Người đọc có thể thấy một loạt các hoạt động trong tháng 8, trong cuộc thảo luận nghiêm túc đầu tiên về cuộc đảo chánh một thời gian ngắn sau khi Lodge tới Sài Gòn. Theo sau đó có môt khoảng thời gian tương đối lặng lẽ, rồi liên lạc trở lại trong đầu tháng 10/1963 khi lực lượng đảo chánh mạnh hơn và sửa soạn thúc đẩy dứt điểm.

.

Document 14

https://nsarchive.gwu.edu/dc.html?doc=7279427-National-Security-Archive-Doc-14-State 

Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ, Điện văn, Saigon 371, [Kattenburg họp với Diệm], ngày 29/8/1963.

Nguồn: JFK Library: John Newman Papers, “Notebook, August 24-31, 1963.”

Phó Giám Đốc của Sở Đông Nam Á Sự Vụ, Phòng Viễn Đông Sự Vụ, Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ, Paul Kattenburg họp với Tổng Thống Diệm trong 3 giờ đồng hồ ngày 28/8/1963. Ông Diệm nói rằng cuộc nổi dậy của Phật tử đã được giải quyết xong. Kattenburg báo cáo rằng ông khó khăn để có được một lần hay hai lần mở miệng trong khoảng thời gian đó chủ yếu là ông Diệm độc thoại --- và ông Diệm nói rằng ông “sẵn sàng để chết” ngay cả trong khi bảo vệ mạnh mẽ các chính sách của chính phủ của ông trong các tháng trước đó.

.

Document 15

https://nsarchive.gwu.edu/dc.html?doc=7279428-National-Security-Archive-Doc-15-CIA-Information 

CIA, Bản báo cáo, “Quan điểm của Ngô Đình Nhu về việc có thể giảm Ngoại Viện và về ‘Các hành vi khiêu khích’ của ngoại kiều,” – ngày 12/9/1963.

Nguồn: (JFK Papers: NSF: Country File, b. 199, f.: “Vietnam 9/11-9/17/63, CIA Reports.”

Vào đêm 7 tháng 9/1963, Ngô Đình Nhu mở buổi họp với tất cả các sĩ quan cao cấp Nam VN phụ trách chỉ huy khu vực Sài Gòn. Nhu nói ra để trả lời các dấu hiệu rằng Mỹ dự định cắt giảm ngoại viện, bác bỏ dư luận bằng cách nói rằng Nam VN có đủ tài nguyên dự trữ để điều hành trong 20 năm. Cùng lúc, Nhu ra lệnh cho các binh sĩ phải bắn vào người Mỹ và các ngoại kiều khác liên hệ trong các hoạt động bị xem là gây hấn với chính phủ Nam VN.

.

Document 16

https://nsarchive.gwu.edu/dc.html?doc=7279429-National-Security-Archive-Doc-16-State 

Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ, Phòng Tình Báo và Nghiên Cứu, Bản ghi nhớ, Thomas L. Hughes gửi tới Roger Hilsman, “Quan điểm của chúng ta về Hình thành một Chính phủ mới ạti VN,” ngày 14/9/1963.

Nguồn: JFK Library: Roger Hilsman Papers: Country File, b. 4, f.: “Vietnam 9/11—9/20/63 [II]

Trong mùa thu tại Hoa Thịnh Đốn, nhiều danh sách được soạn ra về các lãnh tụ Nam VN, những người xem là có thể thay thế chính phủ Diệm. Các danh sách này thường xuyên bỏ qua Phó Tổng Thống Nguyễn Ngọc Thơ, người theo Hiến pháp sẽ là kế nhiệm ông Diệm. Một điểm khác trong những người Mỹ lập các danh sách này là không thấy có ai đứng hàng đầu, và cũng kh6ng rõ là chính phủ kế tiếp sẽ là dân sự hay có thể là nói phải chia sẻ quyền lực với quân đội trong một thời gian.

.

Document 17

https://nsarchive.gwu.edu/dc.html?doc=7279430-National-Security-Archive-Doc-17-State 

Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ, Phòng Tình Báo và Nghiên Cứu, Bản ghi nhớ, Thomas L. Hughes gửi tới Dean Rusk, “Nan đề của Nhu,” ngày 15/9/1963.

Nguồn: National Security Archive: George McT. Kahin donation

Ngày kế tiếp, Hughes viết cho Ngoại Trưởng Dean Rusk về đề tài ông Nhu. Trong khi một giải pháp ưa chuộng tại Hoa Thịnh Đốn trước đó là tìm cách tách rời Diệm ra khỏi Nhu, Hughes giải thích vì sao sẽ khó khăn để làm như thế: Diệm và Nhu gần như không thể tách rời hơn bao giờ hết. Cùng lúc, có một quan điểm thường thấy trong chính phủ Nam VN là Nhu bị “bất mãn, căm ghét, sợ hãi, hay không tin cậy ở mọi tầng bậc trong hệ thống chính phủ, trong các giới quân sự và trong giới ưu tú thành thị.”

.

Document 18

https://nsarchive.gwu.edu/dc.html?doc=7279431-National-Security-Archive-Doc-18-CIA-Cable 

CIA, Điện văn, Saigon 1445, [Conein gặp Trần Văn Đôn], ngày 5 tháng 10/1963.

Nguồn: JFK Papers: NSF: Country File, b.200, f.: Vietnam 10/6—10/14/63, CIA Reports.”

Sau một tháng 9 lặng lẽ, những người tổ chức đảo chánh tại Sài Gòn bắt đầu mạnh hơn vào đầu tháng 10. Vào buổi sáng ngày 5 tháng 10/1963, Lucien Conein, trong vai trò trung gian, gặp Tướng Dương Văn Minh. Trong khi Minh nói Minh không mong đợi Mỹ hỗ trợ cuộc đảo chánh, Minh muốn bảo đảm rằng không có nỗ lực nào [từ phía Mỹ] đưa ra ngăn cản việc thay đổi chính phủ VN. Thêm nữa, Minh nói rằng điều chủ yếu là ngoại viện của Mỹ sẽ tiếp tục giúp VN sau cuộc đảo chánh. Khi duyệt lại những cách khác nhau đê thay đổi chính phủ Nam VN, Minh nói, “Ám sát là kế hoạch dễ nhất để hoàn thành” --- mặc dù Minh nói rằng tự bản thân Minh khôngtham vọng chính trị nào.

.

Document 19

https://nsarchive.gwu.edu/dc.html?doc=7279432-National-Security-Archive-Doc-19-CIA-Cable-DIR  

CIA, Điện văn, DIR 73661, [DCI ra lệnh không khuyến khích việc ám sát], ngày 6 tháng 10/1963.

Nguồn: Center for National Security Studies FOIA request.

Những người làm chính sách Hoa Kỳ trở nên rất dè dặt sau khi biết rằng những người đảo chánh cứu xét việc ám sát là một phần chính yếu trong kế hoạch của họ. Các viên chức Mỹ tại Sài Gòn, đặc biệt là Conein, người giữ vị trí trung gian với những người đảo chánh, được chỉ thị là hãy lắng nghe kế hoạch của họ nhưng phải tránh né đưa ra bất kỳ ý kiến nào hay bất kỳ khuyến cáo cụ thể nào --- đặc biệt là về chuyện ám sát.

.

Document 20

https://nsarchive.gwu.edu/dc.html?doc=7279433-National-Security-Archive-Doc-20-U-S-Senate 

Thượng Viện Hoa Kỳ, Ủy Ban Church Committee, Các bản ghi chép hồ sơ, [Về nhận định của McCone về việc ám sát và về buổi họp của Conein với Dương văn Minh], ngày 29/6/1975.

Nguồn: Assassination Records Review Board release, document 157-10014-10227.

Theo sự nhớ lại của DCI John McCone (Lời người dịch: DCI = Director of Central Intelligence = Giám Đốc Trung Ương Tình Báo), đưa ra trong các buổi phỏng vấn thực hiện bởi ủy ban Church Committee vào năm 1975, ông đã họp với Tổng Thống John F. Kennedy và Bộ Trưởng Tư Pháp Robert Kennedy vào ngày, hay khoảng ngày 5 tháng 10/1963, sau khi Conein báo cáo rằng Tướng Minh nói về kế hoạch có thể sẽ phải ám sát. McCone nói ông khuyên can Kennedy đừng hỗ trợ cuộc đảo chánh trừ phi có sự thay thế thích nghi cho Diệm được nhận ra. McCone nói ông cảm thấy Kennedy đồng ý.

.

Document 21

https://nsarchive.gwu.edu/dc.html?doc=7279434-National-Security-Archive-Doc-21-CIA-Cable 

CIA, Điện văn, Saigon 1896, [Conein gặp Trần Văn Đôn, nổi giận với Tướng Harkins], ngày 23/10/1963.

Nguồn: JFK Papers: NSF: Country File: b. 204, f.: “Vietnam Subjects: Top Secret Cables (Tab C) 10/3-10/27/63.”

Sau khi Conein đưa ra bảo đảm với Tướng Minh rằng Hoa Kỳ sẽ không ngăn cản một cuộc đảo chánh, Tướng Trần Văn Đôn hỏi Conein vì sao Tướng Paul Harkins, Tư Lệnh Trung Tâm Quân Việt Hoa Kỳ tại VN (U.S. Military Assistance Command, Vietnam - MACV), nói một ngày trước đó rằng thời điểm lúc này không thích hợp cho một cuộc đảo chánh và rằng những người lập kế hoạch nên ngừng các nỗ lực. Theo bản báo cáo của Conein về bản doanh CIA, Conein không nói gì về nhận định của Harkins nhưng bảo đảm với Đôn rằng Lodge sẽ nói chuyện với Harkins.

.

Document 22

https://nsarchive.gwu.edu/dc.html?doc=7279435-National-Security-Archive-Doc-22-State 

Bộ Ngoại Giao, Điện văn, qua kênh CIA, Saigon 1906, Henry Cabot Lodge gửi tới Dean Rusk, [Đại sứ Lodge chất vấn Tướng Harkins], ngày 23/10/1963.

Nguồn: JFKPapers: NSF: Country File: b. 204, f.: “Vietnam: Subjects: Top Secret Cables (Tab C) 10/3-10/27/63.”

Lodge nói với Harkins vào buổi chiều ngày 23/10/1963. Harkins, bạn lâu năm của Lodge từ thời hai người trưởng thành ở Massachusetts và cùng có thời gian trong quân đội Mỹ, bày tỏ ân hận về bình luận của ông và nói rằng ông [Harkins] sẽ thông báo cho Đôn rằng nhận định của ông không phản ánh chính sách chính thức của chính phủ Mỹ.

.

Document 23

https://nsarchive.gwu.edu/dc.html?doc=7279437-National-Security-Archive-Doc-23-CIA-Cable 

CIA, Điện văn, Saigon 1925, [Conein gặp Trần Văn Đôn], ngày 24/10/1963.

Nguồn: JFK Papers: NSF: Country File, b. 204, f.: “Vietnam: Subjects: Top Secret Cables (Tab C) 10/3-10/27/63.”

Vào sáng ngày 24/10/1963, Đôn thấy Conein ở phi trường Tân Sơn Nhứt. Đôn nói rằng Harkins đã làm sáng tỏ rằng nhận định của Harkins về chuyện đảo chánh chưa thích nghi chỉ là vô ý tứ. Họ đồng ý rằng những người tổ chức đảo chánh sẽ chỉ tiếp xúc với Conein trong tương lai.

.

Document 24

https://nsarchive.gwu.edu/dc.html?doc=7279438-National-Security-Archive-Doc-24-State 

Bộ Ngoại Giao, Bản ghi nhớ về cuộc nói chuyện về “Viet-Nam,” [Họp ở Bạch Ốc] ngày 29/10/1963, lúc 4 giờ chiều.

Nguồn: JFKL: Roger Hilsman Papers, b. 4, “White House Meetings 8/26/63-10/29/63, State Memoranda.”

Trong một buổi họp giữa Tổng Thống Kennedy và các cố vấn cao cấp, ngay cả vào thời điểm trễ như thế, họ như dường vẫn chia rẽ về khả năng thành công của cuộc đảo chánh. Colby nói rằng lực lượng đảo chánh tương đối tương đương về sức mạnh với lực lượng trung thành với ông Diệm. Bộ Trưởng Tư Pháp Kennedy nói rằng ông không nghĩ rằng một cuộc đảo chánh sẽ có ý nghĩa đối với các mục tiêu của Mỹ, trong khi Bộ Trưởng Quốc Phòng Robert McNamara nêu quan ngại về ảnh hưởng đảo chánh có thể bất lợi với tiến độ chiến tranh. Rusk nói rằng một điện văn nên gửi cho Lodge để lượng định về cuộc đảo chánh dự kiến và xem chính phủ Mỹ có nên hay không thử tăng áp lực. Hãy so sánh với các Documents 18 và 19, và băng ghi âm trong sách E-book ngày 5/11/2003.

 

.

Document 25

https://nsarchive.gwu.edu/dc.html?doc=7279439-National-Security-Archive-Doc-25-CIA-The 

CIA, Bản tin tình báo đệ trình Tổng Thống (The President’s Intelligence Checklist), ngày 1/11/1963.

Nguồn: Phòng đọc sách điện tử của CIA.

Bản tin tình báo đệ trình Tổng Thống vào sáng ngày 1/11/1863 khởi đầu với tin cập nhật rằng một cuộc đảo chánh đã khởi sự tại Sài Gòn. Trong khi còn sớm để biết kết quả, có vẻ như Tướng Minh đã thu hút sự hỗ trợ của tất cả các đơn vị tác chiến chính yếu. Trong khi ông Diệm chưa đầu hàng, những người đảo chánh dự định thiết lập một chính phủ dân sự ngay khi nào đảo chánh hoàn tất.

.

Document 26

https://nsarchive.gwu.edu/briefing-book/vietnam/2020-11-01/new-light-dark-corner-evidence-diem-coup-november-1963 

Các thư viết tay của Tổng Thống Ngô Đình Diệm [với bản dịch Anh ngữ], ngày 1/11/1963.

Nguồn: Courtesy Luke A. Nichter.

Trong một loạt các thư viết tay do chính ông Diệm viết từ dưới hầm trú dưới Dinh Gia Long trong khi đảo chánh diễn ra, được khám phá bởi Luke Nichter vào tháng 11/2016 tại Văn Khố Quốc Gia II tại Thành phố Hồ Chí Minh, ông Diệm lúc đó tìm cách để kiểm soát tình hình. Hy vọng rằng các lực lượng quân sự từ phía Nam sẽ kéo về giải phóng Sài Gòn, như trước đó đã xảy ra trong một cuộc đảo chánh thất bại năm 1960, ông Diệm ra lệnh cho tất cả các đơn vị quân đội và dân quân hãy “nổi dậy để cùng với tôi chống lại quân phản bội.” Chỉ vài giờ đồng hồ sau, ông Diệm bị giết.

.

Document 27

https://nsarchive.gwu.edu/dc.html?doc=7279450-National-Security-Archive-Doc-27-CIA-The 

CIA, Bản tin tình báo đệ trình Tổng Thống, ngày 2/11/1963.

Nguồn: Phòng đọc sách điện tử của CIA.

Bản tin tình báo đệ trình Tổng Thống vào sáng ngày 2/11/1963 mở đầu về cái chết của hai anh em ông Diệm và Nhu sau những diễn biến có vẻ như đảo chánh thành công. Trong khi chi tiết về cái chết của họ chưa rõ ràng, không khí tại Sài Gòn là tưng bừng vui mừng.

.

Văn Khố biết ơn sự giúp đỡ của Tiến sĩ Roland Popp, nhà nghiên cứu tại học viện quân sự Swiss Military Academy ETH Zurich, cho các hồ sơ Documents 9 và 11.

.

GHI CHÚ:

[1] Thomas L. Hughes, phỏng vấn qua điện thoại, ngày 12/9/2020.

[2] Rufus Phillips, Why Vietnam Still Matters: An Eyewitness Account of Lessons Not Learned. Annapolis: Naval Institute Press, 2008, pp. 183-186.

[3] Điện văn Bộ Ngoại Giao, DepTel 412, EYES ONLY, September 15, 1963. Foreign Relations of the United States, 1961-1963, v. IV: Vietnam, August-December 1963. Ed. Edward C. Keefer. Washington: Government Printing Office, 1991, p. 212 (sau dây sẽ trích dẫn là “FRUS” với số trang).

[4] Về gặp gỡ của CIA với Tướng Khiêm ngày 16/9 (CIA Saigon điện văn 0940) và ngày 26 (Saigon điện văn 1222) ghi trong FRUS, IV, pp. 239-240 và 291-292.

[5] Bản ghi nhớ Tham Mưu Trưởng Liên Quân, Tướng Maxwell D. Taylor và Bộ Trưởng Quốc Phòng Robert C. McNamara-Tổng Thống John F. Kennedy, ngày 2/10/1963. FRUS, IV, pp. 336-346.

[6] CIA Saigon điện văn 1385, ngày 3/10/1963, ibid., p. 354.

[7] CIA, Saigon điện văn 1447, ngày 5/10/1963, trích dẫn trong sách của Thomas L. Ahern, CIA and the House of Ngo: Covert Action in South Vietnam, 1954-1963. Central Intelligence Agency: Center for the Study of Intelligence, 2000 (giải mật ngày 19/2/2009), p. 195.

[8] Trích dẫn này xuất hiện trong bản báo cáo tạm của ủy ban Church Committee về Những Âm Mưu Ám Sát Liên Hệ Các Lãnh Đạo Ngoại Quốc (Alleged Assassination Plots Involving Foreign Leaders, p. 221), cũng như thư ngắn chúng ta đưa ra nơi đây, tài liệu thu thâp do nhân viên trong ủy ban Rhett Dawson vào ngày 29/6/1975. Trích dẫn này đã được dùng gần như tất cả các chuyện về vụ đảo chánh lật ông Diệm được viết ra từ thời điểm đó. Tôi đã không có thể tìm ra được câu nói được cho là của McCone trong bất kỳ hồ sơ đương đại nào. Tương tự, hồ sơ Alleged Assassination Plots trích dẫn 2 bức điện văn CIA gửi tới Sài Gòn, theo thứ tự, ngày 5 và ngày 6 tháng 10/1963, trong đó chỉ có điện văn sau là có vẻ xuất hiện trong phổ biến công chúng (bản điện văn ký số DIR 73661, nơi đây ghi là Document 19). Không có điện văn nào, cũng không có lời trích dẫn từ McCone, xuất hiện trong hồ sơ Bộ Ngoại Giao (Foreign Relations of the United States), và chỉ có bức điện văn ngày 6/10/29163 là nằm trong một cuộc nghiên cứu sau đó do cơ quan Inspector General nghiên cứu lại về cuộc đảo chánh chống ông Diệm.

[9] Số hồ sơ đã xóa bỏ, ngày 28/10/1963. FRUS, v. IV, p. 449.

Tạo bài viết
Vào năm 2015 ngôi chùa Linh Thứu tại thủ đô Berlin của xứ Đức, đã đảm nhận trọng trách tổ chức một khóa An Cư Kiết Đông cho hơn 100 vị Chư Tăng Ni đến từ các nơi, chủ yếu là Âu Châu. Gần mười năm sau, Chùa lại được hân hạnh đón tiếp lần thứ hai gần 100 Vị đến tu tập những 10 ngày từ mùng 9 đến 18 tháng 12 năm 2024, đó là khóa An Cư Kiết Đông kỳ thứ 12, nếu không trừ ra vài khóa vắng bóng thời Cô-Vít ngày nào!
Ngày 3/1, ngày thứ tư kể từ khi đặt chân tới đất Thái Lan, đoàn của sư Minh Tuệ đang đi bộ dọc đường 217 trên khu vực thuộc huyện Phibun Mangsahan, tỉnh Ubon Ratchathani ở miền đông bắc Thái Lan.
Thay mặt Ủy ban Quốc gia Đại lễ Vesak LHQ 2025, xin trân trọng kính mời quý cư sĩ học giả tham gia viết bài và trình bày tại Hội thảo Vesak Liên Hiệp Quốc 2025, diễn ra từ ngày 6 đến 8 tháng 5 năm 2025 tại Thành phố Hồ Chí Minh. Hội thảo năm nay với chủ đề chính: “Hợp nhất và Bao dung vì Nhân phẩm Con người: Tuệ giác Phật giáo cho Hòa bình Thế giới và Phát triển Bền vững” cùng các tiểu chủ đề mang tính thời sự như: